Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.17 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ
công đoàn điện lực Việt Nam................................................1
Tên giao dịch: EVN TOUR CO., LTD........................................1

i


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo xu hướng hội nhập với nền
kinh tế thế giới, ngoài những cơ hội mà các doanh nghiệp có được thì đồng thời cũng phải
đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh
nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý kinh tế để thu lại lợi nhuận
lớn nhất cho công ty. Vì vậy muốn nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường không chỉ trong nước mà còn cả thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần có các chiến
lược và các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Tổ chức công tác kế toán và tổ chức phân tích kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của
tất cả các doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường. Chính vì vậy, để cho công
tác kế toán được thực hiện đầy đủ chức năng của nó thì doanh nghiệp cần phải quản lý
và tạo điều kiện cho công tác kế toán hoạt động có hiệu quả và phát triển phù hợp với
đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Qua việc được thực tập trực tiếp tại Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn
điện lực Việt Nam em thấy được ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc tổ chức công tác
kế toán và phân tích kinh tế đối với một doanh nghiệp và cũng nhờ sợ giúp đỡ tận tình
của các thầy cô hướng dẫn, cùng các anh chị trong quý công ty đã giúp em hoàn thành
bài báo cáo này.
Bài báo cáo gồm 4 phần chính:
I. Tổng quan về Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn
điện lực Việt Nam.
II. Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty TNHH du lịch và


dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
III. Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC của Công ty
TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
IV. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên bài viết có thể có
những sai sót, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17


Từ viết tắt
TNHH
DT
BH và CCDV
CP
LN
QLDN
TNDN
HĐKD
TSCĐ
GTGT
BHXH
HĐXSKD
BCTC
VKD
VCĐ
VLĐ
VCSH

Nội dung
Trách nhiệm hữu hạn
Doanh thu
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chi phí
Lợi nhuận
Quản lý doanh nghiệp
Thu nhập doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh
Tài sản cố định

Giá trị gia tăng
Bảo hiểm xã hội
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo tài chính
Vốn kinh doanh
Vốn cố định
Vốn lưu động
Vốn chủ sở hữu

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ
công đoàn điện lực Việt Nam.

iii


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công
đoàn điện lực Việt Nam.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung công ty TNHH du lịch
và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
Danh mục bảng biểu:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2015 và 2016.
Bảng 2.1. Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD năm 2015
và năm 2016.

iv


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DU LỊCH VÀ

DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn du
lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
1.1.2. Giới thiệu chung về công ty.
 Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ công đoàn điện
lực Việt Nam.
 Tên giao dịch: EVN TOUR CO., LTD
 Thời gian thành lập: 26/03/2004
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
 Giấy phép kinh doanh: 0101478106 – ngày cấp: 04/05/2004
 Trụ sở chính: 30 Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Mã số thuế: 0101478106
 Fax: 9343714
 Điện thoại: 0422126179
 Số tài khoản: 102010000040857 + 0011003681699 + 15110000252704
Ngân hàng: Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam + Vietcombank –
chi nhánh Hà Nội + BIDV – chi nhánh Hà Nội.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Ngày nay, khi du lịch trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi gia
đình, cá nhân, tổ chức, .... Du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
hiện đại của mỗi con người.
EVN Tour là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Việt
Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, EVN Tour đã tạo được cho mình những bước tiến
vượt bậc. Là một trong những đơn vị tổ chức tour uy tín không thể thiếu trong cẩm
nang du lịch bỏ túi của mỗi khách hàng.
Với mục tiêu phát triển bền vững trên nền tảng tri thức cộng với sự năng động,
sáng tạo và trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty chúng tôi. EVN Tour cam kết
đem lại cho quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hoàn hảo nhất trong
lĩnh vực du lịch.
“Chuyên nghiệp tạo nên thành công” là chiến lược phát triển của công ty. Là

cam kết cho những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hoàn hảo nhất mà công ty muốn gửi
đến quý khách hàng.
1


Lựa chọn EVN Tour đồng hành cùng các bạn trên những nẻo đường du lịch, mong
muốn tạo cho cuộc sống của các bạn thêm những thành công, thêm niềm hạnh phúc.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Dịch vụ du lịch lữ hành;
- Dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Đại lý cung cấp các dịch vụ vé máy bay;
- Sản phẩm phần mềm;
- Sản xuất mực in, mực phun;
- Đào tạo tin học (chỉ hoạt động khi sau được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép);
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát
karaoke, vũ trường);
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống bình dân (không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc sản (không bao gồm kinh doanh quán bar);
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng ô tô, xe máy.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là Đại lý du lịch.
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam, chuyển đổi từ
Công ty TNHH Một thành viên du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam
được thành lập bởi Công đoàn điện lực Việt Nam, theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0101478106 ngày 26 tháng 03 năm 2004, thay đổi Giấy phép đăng
ký kinh doanh lần thứ 4 ngày 10 tháng 12 năm 2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Công ty theo Giấy phép kinh doanh là 6.000.000.000 đ (Sáu

tỷ đồng).

2


1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và dịch vụ
công đoàn điện lực Việt Nam.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm chính sau:
- Là một công ty kinh doanh tổng hợp gồm nhiều ngành nghề khác nhau, đa dạng
từ dịch vụ du lịch, vận tải; đại lý kinh doanh các dịch vụ vé máy bay, vận chuyển, ăn
uống đến sản xuất phần mềm, máy in; ….
- Phạm vi hoạt động tương đối rộng bao gồm cả trong nước và ngoài nước, do
ngành nghề kinh doanh và dịch vụ rất đa dạng.
- Phương thức hoạt động của công ty là kết hợp linh hoạt giữa sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị.
* Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh:
- Tổng giám đốc: là người đại diện trước pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm
quản lý, giám sát, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Giám đốc và phó giám đốc: là những người trực tiếp điều hành, quản lý toàn bộ
hoạt động của công ty, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện ở các phòng ban và là những
người chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp
luật với những công việc được giao.
- Phòng kế hoạch, kỹ thuật: là phòng lên kế hoạch, ý tưởng, phương hướng, xây
dựng triển khai; chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch vật tư, thiết bị kỹ thuật.
- Phòng kinh doanh: là phòng điều khiển hoạt động kinh doanh trong nước, nước
ngoài, kinh doanh vé máy bay, cung cấp các dịch vụ khách sạn, visa-passport, …
- Phòng marketing: là phòng có chức năng, nhiệm vụ giới thiệu, quảng cáo công
ty đến với mọi khách hàng để mọi người biết đến và sử dụng dịch vụ của công ty.
- Phòng điều hành: là phòng có nhiệm vụ điều hành các tour du lịch trong nước

và ngoài nước, điều hành cả toàn bộ hệ thống xe.
- Phòng kế toán: là phòng tiếp nhận và xử lý các khoản tài chính của công ty; có
chức năng tổng hợp, thống kê mọi doanh thu, chi phí, thanh toán các khoản lương,
công nợ, thuế, …của công ty.

3


- Phòng sản xuất: là phòng chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm theo
đúng mẫu mã, kích thước mà phòng kế hoạch đã lập ra sau khi thống nhất với khách
hàng.
- Phòng giám sát: là phòng giám sát hệ thống camera của toàn công ty, điều
khiển mọi hoạt động ra, vào trong công ty và giám sát hoạt động làm việc của nhân
viên trong công ty.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch và dịch vụ
công đoàn điện lực Việt Nam.

Tổng Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Giám Đốc

Phòng
kế
hoạch,
kỹ thuật

Phòng

kinh
doanh

Phòng
marke
ting

Phòng
điều
hành

Phòng
kế
toán

Phòng
sản
xuất

Phòng
giám
sát

Nguồn: Phòng điều hành

4


1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH du lịch và
dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam qua 2 năm 2015, 2016 (theo các chỉ tiêu:

doanh thu, chi phí, lợi nhuận).
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2015 và 2016
Đơn vị tính: VNĐ
Stt

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(1)

(2)

(3)

(4)

So sánh
Số tiền
(5)=(4)-(3)

Tỷ lệ
(6)=(5)/
(3)*100%

1 DTBH và CCDV

28,815,004,71 51,483,002,16 22,667,997,45


2 Các khoản giảm trừ
3 DT thuần về BH và CCDV

3
8
5
0
0
0
28,815,004,71 51,483,002,16 22,667,997,45

4 Giá vốn hàng bán

3
8
5
23,426,598,83 41,021,059,63 17,594,460,80
2

5 LN gộp về BH và CCDV
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16

5,388,405,881

6
10,461,942,53

78.67
0
78.67

4

75.1

5,073,536,651
94.15
2
DT hoạt động tài chính
37,043,355
26,671,216
-10,372,139
-28
CP tài chính
198,827,611 401,061,845 202,234,234
101.71
CP lãi vay
198,827,611 401,061,845 202,234,234
101.71

CP QLKD
1,480,561,046 2,971,407,194 1,490,846,148
100.69
LN thuẩn từ HĐKD
3,746,060,579 7,116,144,709 3,370,084,130
89.96
Thu nhập khác
0
0
0
0
CP khác
0
0
0
0
LN khác
0
0
0
Tổng LN kế toán trước thuế 3,746,060,579 7,116,144,709 3,370,084,130
89.96
CP thuế TNDN
749,212,116 1,423,228,942 674,016,826
89.96
LN sau thuế TNDN
2,996,848,463 5,692,915,767 2,696,067,304
89.96
Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm 2015 và 2016 phòng kế toán.
Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 so với năm 2015 tăng

22,667,997,455 vnđ, tương đương với tỷ lệ tăng 78.67%; do không có các khoản giảm
trừ phát sinh nên chênh lệch về doanh thu BH và CCDV cũng là chênh lệch về doanh
thu thuần về BH và CCDV.
- Lợi nhuận gộp về BH và CCDV năm 2016 so với năm 2015 tăng 5,073,536,651
5


vnđ, tương đương với tỷ lệ tăng 94.15%; trong đó, giá vốn hàng bán năm 2016 so với
năm 2015 tăng 17,594,460,804 vnđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 75.1%;
- Các khoản chi phí bao gồm:
+ Chi phí tài chính năm 2016 so với năm 2015 tăng 202,234,234 vnđ, tương ứng
tỷ lệ tăng 101.71%. Chi phí tài chính năm 2016 tăng là do trong năm công ty thanh
toán tiền lãi khoản vay dài hạn;
+ Vì vây, DT hoạt động tài chính năm 2016 so với năm 2015 giảm đi 10,372,139
vnđ, tương đương với tỷ lệ giảm 28%; doanh thu giảm đi là do công ty tập trung vào
hoạt động kinh doanh và không phát triển hoạt động tài chính;
+ Chi phí quản lý kinh doanh năm 2016 so với năm 2015 tăng 1,490,846,148
vnđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 100.69%;
=> LN thuần từ HĐKD năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,370,084,130 vnđ,
tương đương tỷ lệ tăng 89.96%.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 tăng 3,370,084,130 vnđ, tương
đương tỷ lệ tăng 89.96% so với năm 2015. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng chủ yếu
là do doanh thu BH và CCDV tăng mặc dù các chi phí năm 2016 cũng tăng so với năm
2015 nhưng tăng không đáng kể.
- Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2016 tăng 2,696,067,304 vnđ, tương ứng với tỷ
lệ tăng 89.96% so với năm 2015. Trong đó, chi phí thuế TNDN năm 2016 so với năm
2015 tăng 674,016,826 vnđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 89.96%.

Nhìn chung, tình hình Doanh thu, Lợi nhuận của công ty năm 2016 so với năm
2015 là khá tốt, công ty đã đề ra được những chính sách, kế hoạch phát triển mới hiệu
quả; thị trường được mở rộng đã giúp cho hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến
tích cực.

6


II. TỐ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY
TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
* Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho
việc tổ chức công tác quản lý kế toán ở doanh nghiệp, có nhiệm vụ cung cấp thông tin
và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng của công tác quản lý, ra quyết định của nhà quản lý.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại văn phòng
nhằm thích ứng với hoạt động kinh doanh của công ty, và đảm bảo thông tin nhanh
gọn, chính xác, kịp thời đến với nhà quản trị. Bộ máy kế toán hạch toán độc lập, thực
hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, cuối năm kế
toán tổng hợp số liệu chung cho toàn công ty và lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công
đoàn điện lực Việt Nam.

Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp


Kế toán công
nợ

Kế toán thuế

Thủ quỹ

Nguồn: Phòng kế toán
Đặc điểm, chức năng của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán của công ty, có sự liên kết trực tiếp
với các bộ phận kế toán thành phần, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc tài chính,
những người phụ trách và điều hành tài chính của công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm
chung, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác của nhân viên kế toán, trực tiếp
cung cấp thông tin cho cấp trên. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người đầu tiên nắm bắt

7


các chế độ, thông tư về chế độ kế toán của Bộ tài chính, phổ biến, thảo luận và chỉ đạo cho
nhân viên trong phòng nắm bắt và thực hiện.
- Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp quyết toán, tổng hợp nhật ký chung, sổ cái,
bảng tổng kết tài sản của công ty, theo dõi việc thanh toán các khoản tiền lương cho
nhân viên, đồng thời kiểm tra, xử lý chứng từ, lập hệ thống báo cáo tài chính, ...
- Kế toán thuế: là người đóng vai trò quan trọng trong việc tính, theo dõi tình hình
thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khác thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị,
chịu trách nhiệm về công ty trước cơ quan thuế.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng và nhà
cung cấp, lên kế hoạch thu hồi nợ đối với các khách hàng nợ quá hạn và thanh toán các
khoản nợ đến hạn thanh toán.
- Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu

chi, giấy báo nợ, giấy báo có để ghi sổ và theo dõi dòng tiền ra, vào công ty; có trách
nhiệm mở sổ chi tiết cho từng loại tiền, đồng thời ghi chép chi tiết từng khoản thu chi
phát sinh trong ngày, lập báo cáo tình hình luồng tiền biến động, lưu trữ, bảo quản số
sách tài liệu có liên quan, ....
* Chính sách kế toán.
- Báo cáo tài chính được trình bày và áp dụng theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp
với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định
hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.
- Kỳ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
(thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC), Thông tư 138/2011/TT- BTC ngày 04/10/2011
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp đường
thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ.

8


2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán.
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu:
* Tổ chức hệ thống chứng từ:
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh mà công ty lựa chọn chứng từ sử
dụng trong kế toán. Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành
kèm Thông tư số 200/2014/TT-BTC (thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC). Ngoài ra, tùy
theo nội dung từng phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng cho phù hợp bao

gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
Các loại chứng từ mà Công ty đang sử dụng:
- Chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề
nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bản kiểm kê quỹ, ủy
nhiệm chi, séc, ...
- Chứng từ tiền lương: bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và BHXH,
bảng thanh toán lương và BHXH, chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động,
bảng làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,...
- Chứng từ TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản
đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, thẻ TSCĐ.
- Chứng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: hợp đồng mua bán, hợp đồng cung cấp
dịch vụ, hóa đơn GTGT, …
* Luân chuyển chứng từ:
Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty do kế toán trưởng tại đơn vị quy định.
Các chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc từ bên ngoài đưa vào đều được tập trung tại
bộ phận kế toán. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các phòng
ban chức năng trong công ty đến phòng kế toán, bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ các
chứng từ sau đó xác minh là hợp lý, hợp pháp, hợp lệ mới được dùng chứng từ đó để
ghi sổ. Cuối cùng là tiến hành hoàn thiện và ghi sổ kế toán, quá trình này được tính từ
việc lập chứng từ (hay tiếp nhận chứng từ) cho đến việc chuyển chứng từ vào lưu trữ.
Gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
- Kiểm tra chứng từ kế toán.
- Ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Ví dụ về trình tự luân chuyển phiếu thu tại công ty:
Bước 1: Sau khi hoàn thành quá trình cung cấp dịch vụ kế toán thanh toán viết

9



phiếu thu (3 liên)
Bước 2: Kế toán thanh toán trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên)
Bước 3: Kế toán trưởng ký duyệt xong chuyển trả lại cho kế toán thanh toán (3
liên, lưu liên 1)
Bước 4: Chuyển lại liên 2, 3 cho thủ quỹ, thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu
thu (2 liên)
Bước 5: Kế toán chuyển lại phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) –
người nộp tiền giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ ghi sổ quỹ
Bước 6: Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán thanh toán
Bước 7: Kế toán thanh toán chuyển phiếu thu cho bộ phận có liên quan ghi sổ,
sau đó thu về lưu trữ.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản kế toán: Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp
dụng cho các doanh nghiệp theo chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
(thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC), Thông tư 138/2011/TT- BTC ngày 04/10/2011
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là đại lý du lịch vì vậy quá trình cung cấp
dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu thụ.
Hệ thống tài khoản liên quan:
+ Tài khoản loại 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 138, TK 141, TK 142,
TK 154
+ Tài khoản loại 2: TK 211, TK 214, TK 242
+ Tài khoản loại 3: TK 331, TK 333, TK 341
+ Tài khoản loại 4: TK 411, TK 421
+ Tài khoản loại 5: TK 511
+ Tài khoản loại 6: TK 632, TK 635, TK 642
+ Tài khoản loại 8: TK 821
+ Tài khoản loại 9: TK 911
- Chi tiết TK 112

112VCB: Ngân hàng Vietcombank
112BIDV: Ngân hàng BIDV

10


112VTB: Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank)
+ Tài khoản 331: Phải trả người bán
331PC: Công ty cổ phần PICO
331TL: Công ty Toyota Thăng Long
331MA: Công ty TNHH đồ gỗ nội thất Mỹ Á
1. Ngày 12/03/2016, mua một chiếc điều hòa Panasonic Inverter 1HP của công ty
cổ phần PICO, giá mua chưa thuế 11,590,000 VNĐ, thuế VAT: 1,159,000 VNĐ, chưa
thanh toán tiền cho người bán.
Nợ TK 211: 11,590,000
Nợ TK 1331: 1,159,000
Có TK 331PC: 12,749,000
2. Kết thúc năm tài chính 2016, kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp trong năm 2016 là 1,423,228,942 vnđ
Nợ TK 8211: 1,423,228,942
Có TK 3334: 1,423,228,942
3. Kết quả HĐSXKD năm 2016 của công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn
điện lực Việt Nam (dựa vào bảng BCTC năm 2016).
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt
động tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911, ghi:
Nợ TK 511: 51,483,002,168
Có TK 911: 51,483,002,168
- Kết chuyển giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kì và các khoản
chi phí khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 911: 41,021,059,636

Có TK 632: 41,021,059,636
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính và các khoản chi phí
khác phát sinh trong kỳ, ghi:

11


Nợ TK 911: 3,372,469,039
Có TK 642: 2,971,407,194
Có TK 635: 401,061,845
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để
xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài
chính và báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời những
nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ, thẻ kế toán chi
tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu
bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối tài khoản. Sau khi khớp số liệu giữa 2 bảng
tiến hành lập báo cáo tài chính.

12


Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung công ty TNHH du lịch
và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.

Chứng từ kế toán


Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán đặc
biệt

SỔ CÁI

Sổ kế toán chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nguồn: phòng kế toán
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
-Hệ thống sổ sử dụng ở công ty bao gồm:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng.
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ cái các Tài khoản sử dụng:156, 131, 331, 911…
+ Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ kho…
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC (thay thế QĐ số 15/2006/QĐ-BTC). Kỳ lập

13


báo cáo tài chính là báo cáo tài chính năm, ngày kết thúc niên độ là này 31/12 hằng
năm. Thời hạn nộp BCTC của Công ty chậm nhất là ngày 31/03 hàng năm. Nơi gửi
BCTC của công ty là Chi cục Thuế Quận Hoàn Kiếm, Chi cục Thống kê Quận Hoàn
Kiếm, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
Về hệ thống báo cáo tài chính, công ty lập đủ 4 báo cáo tài chính theo quy định,
bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN): Lập định kỳ năm.
+Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN): Lập định kỳ năm
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) : Lập định kỳ năm.
+Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN): Lập định kỳ năm.
Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước, sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 để lập báo cáo
kết quả kinh doanh của năm.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế.
2.2.1 Bộ phân thực hiện, thời điểm tiến hành và nguồn dữ
liệu phân tích kinh tế.
Bộ phận thực hiện: Định kỳ hàng quý và hàng năm, kế toán trưởng cùng với ban
quản lý của công ty tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế của DN để đánh giá được
khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của công ty nhằm đưa ra những
quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất.
Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: Công ty áp dụng phân tích kinh tế định kỳ
vào cuối mỗi quý và năm, hoặc phân tích tổng hợp năm khi tình hình kinh doanh có
thay đổi theo chiều hướng không tốt
Nguồn dữ liệu phân tích: dựa trên những báo cáo tài chính của phòng kế toán để
phân tích, đưa ra hướng phát triển mới cho công ty.
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích.
* Nội dung:

Để nhà quản trị của công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác,
nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường thì công việc phân tích
kinh tế là không thể thiếu.
Từ các phân tích, công ty có thể làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, nguyên
nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận. Đồng
14


thời, có những biện pháp, phương hướng chiến lược trong kinh doanh, chọn ra những
phương án tối ưu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
* Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích:
- Phân tích chỉ tiêu về khả năng thanh tóan:
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
+ Khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng chi trả của công ty đảm bảo
thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng chuyển đổi tài
sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty.
- Phân tích chỉ tiêu về cơ cấu vốn – tài sản:
Hệ số nợ trên tài sản =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.
- Phân tích chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu =
Vòng quay hàng tồn kho =
- Phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần =
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu

thuần. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là
lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Khi đánh giá
còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành, khi theo dõi tình hình sinh lợi

15


của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành
mà công ty đó tham gia.

16


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) =
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE)

100%
100%

Chỉ tiêu ROA cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh
doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, trị số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng
lớn. Chỉ tiêu ROE cho biết một đơn vị vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận, trị số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
2.2.3 Tổ chức công bố báo cáo phân tích.
Bảng 2.1. Biểu phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của năm
2015 và năm 2016.
Đơn vị tính: VNĐ
Stt

Chỉ tiêu


Năm 2015

Năm 2016

(1)
(2)
1 Tổng vốn kinh doanh (VKD)
Vốn lưu động (VLĐ)
Vốn cố định (VCĐ)
2 Tổng doanh thu

(3)
(4)
11,581,596,628 18,833,758,103
6,491,329,204 10,220,958,289
5,090,267,424 8,612,799,814
28,815,004,713 51,483,002,168

3
4
5

3,746,060,579 7,116,144,709
9,466,750,466 13,369,666,233
2.488
2.733
4.439
5.037
5.661

5.977
3.044
3.851
0.323
0.378
0.577
0.696
0.736
0.826
11,581,596,628 18,833,758,103
2,996,848,463 5,692,915,767
0.259
0.302
0.316
0.426

Lợi nhuận thuần từ KD
Vốn chủ sở hữu (VCSH)
Hệ số doanh thu trên VKD
Hệ số doanh thu trên VLĐ
Hệ số doanh thu trên VCĐ
Hệ số doanh thu trên VCSH
6 Hệ số lợi nhuận trên VKD
Hệ số lợi nhuận trên VLĐ
Hệ số lợi nhuận trên VCĐ
7 Tổng tài sản bình quân
8 Lợi nhuận sau thuế
9 Khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
10 Khả năng sinh lời của VCSH (ROE)


So sánh
Số tiền
(5)
7,252,161,475
3,729,629,085
3,522,532,390
22,667,997,45
5
3,370,084,130
3,902,915,767
0.245
0.598
0.316
0.807
0.055
0.119
0.09
7,252,161,475
2,696,067,304
0.043
0.11

Tỷ lệ
(6)
62.62
57.45
69.2
78.67
89.96
41.23

9.85
13.47
5.58
26.51
17.03
20.62
12.23
62.62
89.96

Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm 2015 và 2016.
Nhận xét: Qua số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty năm 2016 so với năm 2015 đã tốt hơn. Cụ thể:
* Tổng vốn kinh doanh trong năm 2016 so với năm 2015 tăng 7,252,161,475 vnđ,
tương ứng tỷ lệ tăng 62.62%, vì vậy:
17


- Hệ số doanh thu trên VKD năm 2015 là 2.488 lần, tức là cứ 1 đồng VKD bỏ ra tạo ra
2.488 đồng doanh thu. Đến năm 2016, hệ số doanh thu trên VKD là 2.733 lần; tức 1 đồng
VKD bỏ ra thu được 2.733 đồng doanh thu, tăng 0.245 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 9.85%.
Từ đó có thể thấy tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2016 so với năm 2015 lớn hơn tỷ lệ tăng của
vốn kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động tốt.
- Hệ số lợi nhuận trên VKD năm 2015 là 0.323 lần, tức là 1 đồng VKD bỏ ra thu
được 0.323 đồng; sang năm 2016, hệ số lợi nhuận trên VKD là 0.378 lần tức là 1 đồng
VKD bỏ ra đã thu được 0.378 đồng lợi nhuận; tăng 0.055 lần, tương đương tỷ lệ tăng
17.03% so với năm 2016. Tuy tỷ lệ tăng lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015 không
đáng kể nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến
theo chiều hướng tốt lên.
* Vốn chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,902,915,767 vnđ, tương ứng

tỷ lệ tăng 41.23%, dẫn đễn :
- Hệ số doanh thu trên VCSH năm 2015 là 3.044 lần, tức là cứ 1 đồng VCSH bỏ ra tạo
ra 3.044 đồng doanh thu. Sang năm 2016, hệ số này là 3.851 lần tức 1 đồng VCSH bỏ ra thu
được 3.851 đồng doanh thu, tăng 0.807 lần tương ứng với tỷ lệ 26.51%. Nguyên nhân là do
tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2016 so với năm 2015 (78.67%) lớn hơn tỷ lệ tăng của vốn chủ
sở hữu năm 2016 so với năm 2015 (41.23%).
- Khả năng sinh lời của VCSH năm 2015 là 0.316 lần, tức là 1 đồng VCSH bỏ ra
thu được 0.316 đồng lợi nhuận; sang năm 2016, khả năng sinh lời của VCSH là 0.426
lần tức là 1 đồng VCSH bỏ ra đã thu được 0.426 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm
2015 thì năm 2016 khả năng sinh lời của VCSH tăng 0.11 lần.
* Khả năng sinh lời của TS năm 2015 là 0.259 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản thu được
0.259 đồng lợi nhuận. Đến năm 2016, chỉ tiêu này là 0.302 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản, thu
được 0.302 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2015, năm 2016 tăng 0.043 lần. Nguyên
nhân là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 (89.96%) lớn hơn tỷ
lệ tăng của tổng tài sản bình quân ( 62.62%).
Kết luận: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2016 tốt hơn so với
năm 2015, trong đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN tốt hơn vốn cố định. Do
đó, công ty cần có kế hoạch để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa
trong giai đoạn tới đặc biệt là sử dụng nguồn vốn cố định một cách hiệu quả hơn.

18


III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH BCTC
CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC
VIỆT NAM.
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của Công ty TNHH du lịch và
dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
3.1.1. Ưu điểm
* Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, dễ vận hành; đảm bảo
vận hành thống nhất giữa các bộ phận kế toán, cung cấp kịp thời thông tin cho nhà
quản trị và đảm bảo tuân theo các chế độ kế toán hiện hành.
* Về hệ thống chứng từ sổ sách:
Chứng từ hạch toán trong công ty được ghi chép, lưu trữ lại một cách đầy đủ,
khoa học phù hợp với tình hình thực tế tại công ty và đúng với chế độ kế toán hiện
hành. Việc quản lý và tổ chức luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách khoa học,
chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của các bộ phận, giúp cho quá trình lập các
sổ báo cáo được đúng thời hạn, đúng quy định. Các chứng từ được bảo quản và lưu trữ
một cách an toàn, thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
* Về hệ thống tài khoản:
- Hệ thống tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng, thuận tiện cho việc
theo dõi đối với từng đối tượng cụ thể, từng khách hàng, nhà cung cấp.
- Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm của công ty tạo điều kiện
thuận lợi cho kế toán thực hiện công tác ghi chép, kiểm tra, theo dõi và báo cáo với
nhà quản trị.
* Về chính sách kế toán:
Công ty đã có những chính sách kế toán rõ ràng nhất quán, phù hợp với luật kế
toán và chế độ kế toán giúp cho công tác kế toán trong công ty trở nên thuận lợi hơn.
Trong nền kinh tế đang trên đà phát triển, mặc dù đã gặp không ít những khó
khăn thách thức trước sự biến đổi của kinh tế thị trường, nhưng công ty đã hoạt động
có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, người lao động
ngày càng có được thu nhập ổn định. Phần lớn là nhờ vào sự quản lý chặt chẽ của kế

19


toán thanh toán về các khoản công nợ, đảm bảo thu hồi nợ, giúp công ty thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước và thanh toán cho người lao động kịp thời.
3.1.2. Hạn chế.

Ngoài những ưu điểm trên, do đặc thù ngành nghề kinh doanh, do các nghiệp vụ
kinh tế trên thực tế diễn ra rất đa dạng và phức tạp do vậy mà công việc kế toán cũng
ngày càng đòi hỏi nhiều kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Một bộ máy kế toán có tổ
chức tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi thiếu sót như:
- Ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ nên việc theo
dõi các khoản phải thu khách hàng trên Sổ chi tiết tài khoản 131 theo từng đối tượng
khách hàng là rất khó khăn, chưa phản ánh được thời hạn nợ cũng như thời gian thu
hồi các khoản nợ này.
- Một nhân viên kế toán vẫn còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên áp lực công
việc, tính chuyên môn hóa chưa cao. Các chứng từ phát sinh nhiều thì dễ bỏ sót các
nghiệp vụ.
- Hệ thống chứng từ, hóa đơn cũng như số liệu kế toán của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh chưa được đồng bộ, một số chứng từ chưa có đầy đủ yêu cầu về nội dung
trong chế độ, quyết định mà công ty áp dụng.
Qua đó, công tác kế toán của công ty cần được sắp xếp một cách khoa học, hợp
lý hơn nữa để công ty có thể phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của Công ty TNHH du
lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam.
3.3.1. Ưu điểm
Công ty đã có những nhận định đúng đắn về công tác phân tích kinh tế phục vụ
cho nhà quản trị. Từ số liệu của phòng kế toán, các nhà quản trị đã phân tích để đưa ra
chiến lược phát triển cho công ty. Cũng từ nguồn thông tin của BCTC, các chính sách
kế toán, các số liệu thống kê kết hợp với các thông tin về nền kinh tế, về sự phát triển
của thị trường và đối thủ cạnh tranh để các nhà quản trị định ra hướng đi đúng đắn
công ty.
Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ giúp cho người sử
dụng có cái nhìn tổng quan dễ dàng về các con số và tình hình hoạt động của công ty.
Công tác phân tích được bộ phận kế toán chủ động lên kế hoạch thực hiện
theo định kỳ đã cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời cho các nhà quản trị, giúp các
20



nhà quản trị có đủ thông tin để đưa ra các quyết định, phương hướng kinh doanh
hợp lý cho công ty.
3.3.2. Hạn chế.
Mặc dù công ty đã có công tác tổ chức quản lý nhưng chưa có bộ phận phân tích
kinh tế riêng nên thông tin phân tích chưa thực sự đáp ứng kịp thời và chưa thực sự
được chú trọng.
Công tác phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích từng quý hoặc kết thúc năm mà
thị trường thì đang biến động từng ngày vì vậy mà việc bắt kịp xu hướng của thị
trường còn bị hạn chế.
Việc phân tích còn sơ sài chưa đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể như chỉ tiêu về hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính sinh lời của
hoạt động kinh doanh, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đi sâu phân tích cụ thể hiệu quả
sử dụng của từng loại vốn kinh doanh; chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh cũng
chưa đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố mà mới chỉ đánh giá dựa trên doanh
thu và lợi nhuận.
Nhìn chung, công tác phân tích của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty.
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Qua thời gian thực tập tổng hợp, em đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát các vấn đề
về công tác kế toán, phân tích kế toán tại Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn
điện lực Việt Nam. Xuất phát từ những hạn chế tại DN, em xin đề xuất đề tài khóa
luận như sau:
- Hướng đề tài thứ nhất: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn điện lực Việt Nam” (thuộc học phần Kế toán).
Lí do chọn đề tài: Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới,
mọi doanh nghiệp đều phải tìm hướng đi đúng đắn, mở rộng thị phần của mình với
mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Để đánh giá được đúng hệ số sinh lời, lợi nhuận thu được thì đòi hỏi việc xác

định kết quả kinh doanh phải thật chính xác, nhưng những thời điểm ghi nhận doanh
thu một số nghiệp vụ còn chưa chính xác, doanh thu chưa được ghi nhận đã ghi nhận
hoặc ghi nhận sai thời điểm, phần hạch toán chi phí chưa chi tiết và rõ ràng giữa chi
phí quản lý và chi phí cung cấp dịch vụ. Để giúp bộ phận kế toán hoàn thiện và tránh
21


×