Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập Kế toán tại Tổng quan về công ty TNHH alim Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.5 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, cạnh tranh đang diễn ra ngày càng
quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực nên các doanh nghiệp muốn tồn
tại và đứng vững thì luôn luôn phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình từ khâu tìm nguồn vốn, triển khai đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu
thụ sản phẩm. Để làm được những điều đó nhất định phải có một đội ngũ nhân viên có
năng lực, nhất là có một kế toán giỏi. Tuy nhiên, vai trò của kế toán chỉ được phát huy
khi đơn vị kế toán có tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế khoa học và hiệu quả. Ở
những nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của người kế toán lại càng được đánh giá cao
hơn vì họ chính là những người góp phần xây dựng một nền kinh tế bền vững. Chính vì
vậy, kế toán không những là người có trình độ chuyên môn cao mà cần có sự hiểu biết sâu
rộng, nhạy bén để có thể ứng phó với mọi điều có gặp phải trong công việc.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và các anh chị phòng kế
toán của Công ty TNHH Alim Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em có cơ hội thực
tập tại công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Alim Hà Nội
Chương II: Tổ chức công tác kế toán, phân tích BCTC tại Công ty TNHH Alim
Hà Nội
Chương III: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích BCTC của Công ty
TNHH Alim Hà Nội
Chương IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nên
bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự thông cảm của các thầy cô giáo để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Hồng Anh


i

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

ii

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2


VCĐ

Vốn cố định

3

VCSH

Vốn chủ sở hữu

4

TK

Tài khoản

5

BTC

Bộ Tài Chính

6



Quyết định

7


TSCĐ

Tài sản cố định

8

BHXH

Bảo hiểm xã hội

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

10

NSNN

Ngân sách nhà nước

11

GTGT

Giá trị gia tăng

12


VLĐ

Vốn lưu động

13

NVL

Nguyên vật liệu

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

iii

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Alim Hà Nội.............................4
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty...........................................................................6
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Alim Hà Nội......................6
qua 2 năm 2015 – 2016...............................................................................................................6
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Alim Hà Nội...........................................10
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty:........................................................................17
Bảng 2.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Alim Hà Nội.................21

SVTH: Nguyễn Hồng Anh


iv

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ALIM HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Alim Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Alim Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc được
thành lập theo giấy phép kinh doanh số 011043000459 ngày 26/09/2008 do Sở kế
hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép và chính thức đi vào hoạt động ngày
01/10/2008.
Tên chính thức: Công ty TNHH Alim Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: ALIM HANOI CO.,LTD
Mã số thuế: 0102955383
Địa chỉ: Số 162TT3, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì - Phường Mỹ Đình 1 Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Địa chỉ nhà máy sản xuất: Châu Can – Phú Xuyên – Hà Nội
Điện thoại: 024.37856400 – Fax: 024.37856397
Đại diện pháp luật: Kang Sang Yong
Tổng số lao động: 180 cán bộ công nhân viên
Vốn điều lệ: 14,100,000,000 VNĐ ( Mười bốn tỷ một trăm triệu đồng)
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Với nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Công ty TNHH Alim Hà Nội đã gặt hái
được thành đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời góp phần nâng
cao uy tín trên thị trường may mặc.
- Là cầu nối mang đến những sản phẩm uy tín chất lượng với thiết kế đa dạng,
nhiều chủng loại đến với tất cả các khách hàng có nhu cầu quan tâm trên lãnh thổ Việt
Nam và nước ngoài.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề và đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
- Phương châm kinh doanh của công ty là chinh phục trái tim đối tác khách hàng,
trở thành người cộng sự tin cậy để cùng nhau phát triển.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

1

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Công ty có nhiệm vụ xây dựng và phát triển để trở thành một công ty lớn mạnh,
sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm thu
được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Thực hiện đúng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về
việc kí hợp đồng lao động.
- Thực hiện theo các quy định và chế độ báo cáo định kì của nhà nước, làm tròn
các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các
khoản thuế cho Nhà nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện chế độ thanh toán tiền
lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương, thực hiện khen thưởng cho các nhân viên
có thành tích xuất sắc, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Kết hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người lao động và tài sản của công ty, làm tròn nghĩa
vụ an ninh quốc phòng toàn dân.
- Tuân thủ các chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc sản xuất kinh doanh
quản lý tài chính. Việc quản lý dụng vốn và sử dụng phải đúng mục đích trên nguyên

tắc tự chủ về mặt tài chính.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH Alim Hà Nội chuyên sản xuất gia công hàng dệt may chất lượng
cao cho các thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế, ngành nghề kinh doanh đã
đăng ký của công ty là:
• Sản xuất và gia công các loại quần áo ( ngành chính)
• Thiết kế, sản xuất các chi tiết thủ công trên quần, áo (thêu, ren, đính cườm..)
• Buôn bán hàng dệt may, nguyên phụ liệu ngành dệt may
• Thực hiện quyền nhập khẩu các loại vải phục vụ may mặc.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty mua các nguyên vật liệu ngành dệt may như các loại vải sang sơn, phe
khapa, mien/maly made, shihongsol, dopo, tansol, trolsol….
Đặc biệt công ty chuyên kinh doanh sản xuất và gia công các loại quần áo đây là
ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty .
Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng của công ty được phân công trên
phạm vi toàn quốc và hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời sau nhiều năm hoạt
động trong cơ chế thị trường công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý và
chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tích tụ thêm vốn và năng lực sản xuất, quan hệ với các

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

2

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
công ty, các doanh nghiệp khác được mở rộng, nhờ vậy mà doanh thu hàng năm không
ngừng tăng trưởng và ổn định .
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty

1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý và sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trải qua hơn 10 năm hoạt động và phát triển cùng với cơ chế thị trường, cơ cấu
tổ chức quản lý của công ty đã có nhiều cải tiến. Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công
nhân viên có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt nhân viên có trình độ
chuyên môn cao được đào tạo và trau dồi kinh nghiệm khá vững chắc đã nâng cao hiệu
quả kinh doanh cho toàn công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, các nhiệm vụ quản lý được
phân chia cho các bộ phận theo mô hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh,
chức năng, nhiệm vụ của công ty, giúp quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cán
bộ nhân viên, công tác quản lý cũng như công tác báo cáo kết quả kinh doanh.
Mô hình tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm:
• Ban giám đốc gồm giám đốc và 2 phó giám đốc
• 4 phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: Phòng tài chính – kế toán, Phòng kinh
doanh, Phòng hành chính – nhân sự, Phòng kỹ thuật.
• Xí nghiệp sản xuất
• Bộ phận vật tư

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

3

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Alim Hà Nội

Giám đốc

Phó Giám đốc


P.PP. Kinh

doanh

PP. Tài chính –
Kế toán

P.Kỹ thuật

Xí nghiệp
sản xuất

P. Hành chính –
nhân sự

Bộ phận vật tư

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc: Quản lý chung và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty,
đồng thời chịu trách nhiệm trước các thành viên sáng lập về thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn được giao. Giám đốc là chủ tài sản của công ty là người chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc chấp hành quy định của luật doanh nghiệp. Ký kết các hợp
đồng kinh tế, văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của công ty đồng thời
chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện văn bản đó.
Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc, được giám đốc phân công công
tác các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Khi vắng mặt giám đốc ủy quyền cho phó giám
đốc điều hành công việc trực tiếp ký kết các hóa đơn chứng từ liên quan đến lĩnh vực
phân công. Phó giám đốc có trách nhiệm báo lại cho giám đốc những công việc khi mà

giám đốc vắng mặt.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

4

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc, lập các kế hoạch tiêu thụ hàng hóa
từng tháng, quý, năm, tổng hợp các báo cáo lên phiếu giá để thanh toán với khách
hàng và triển khai thực hiện, thiết lập và giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng,
hệ thống nhà phân phối, thực hiện hoạt động bán hàng nhằm mang lại doanh thu cho
doanh nghiệp bên cạnh đó phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ phối hợp với các bộ
phận liên quan như kế toán, sản xuất… nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho
khách hàng.
Phòng tài chính - kế toán:
- Lập kế hoạch tài chính giúp ban lãnh đạo công ty thực hiện điều hành các hoạt
động thu chi tài chính, các khoản thu nhập, chi phí trong toàn công ty.
- Thực hiện công tác kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kế toán lương, chi phí,
kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính…
- Lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo quyết toán tài chính năm,
phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, đề xuất kịp thời các phương án giải pháp tích
cực phục vụ công tác kinh doanh và công tác quản trị kinh doanh.
Phòng hành chính - nhân sự:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức,
cán bộ chế độ chính sách với người lao động, đào tạo, thi đua khen thưởng kỷ luật, xây
dựng đơn giá tiền lương.
- Thực hiện các công việc thuộc nghiệp vụ tổ chức, cán bộ đào tạo, chế độ chính

sách người lao động, thi đua khen thưởng kỷ luật giải quyết đơn khiếu nại …
Phòng kỹ thuật: Quản lý về các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm như mẫu mã, chất
lượng sản phẩm. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra các mẫu sản phẩm, bảo đảm
chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu giữ, vận chuyển, bảo trì và bảo hành sản
phẩm cho khách, quản lý hàng hoá dự trữ trong kho.
Xí nghiệp sản xuất: Trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm về việc
sản xuất các sản phẩm theo mẫu, quản lý xưởng sản xuất thực hiện theo đúng kiểu dáng,
mẫu mã, chất lượng theo những gì mà bên thiết kế đã lập kế hoạch và thống nhất.
Bộ phận vật tư: Cung cấp vật tư kịp thời đúng số lượng, chủng loại và đảm bảo
chất lượng. Kiểm tra vật tư, hàng hóa trước khi nhập kho đồng thời kiểm tra tính hợp
lệ của chứng từ khi giao nhận hàng và trước khi thanh toán.
1.3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

5

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty
(Đơn vị: người)
Giới tính

Tuổi lao động

Nam

48


26,67%

Nữ

132

73,33%

<30

100

55,56%

30 - 50

75

41,67%

>50

5

2,77%

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Nhận xét:
• Tổng số cán bộ, nhân viên của công ty là 180 nhân viên, trong đó nhân viên

nam là 48 người chiếm 26,67%, nhân viên nữ là 132 người chiếm 73,33%. Cơ cấu
nam nữ của công ty tương đối hợp lý đối với loại hình kinh doanh là chuyên về may
mặc, gia công các loại quần áo.
• Về tuổi lao động, số lượng nhân viên trẻ <30 tuổi là 100 nhân viên chiếm tỷ
trọng cao nhất (55,56%), số lượng nhân viên từ 30 – 50 tuổi là 75 nhân viên chiếm
41,67%, số lượng nhân viên >50 tuổi là 5 nhân viên tương đương với 2,77%. Có thể
thấy đa số nhân viên trong công ty đều là những người trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết
và điều đó rất cần thiết trong một môi trường nhiều áp lực như ở trong công ty.
• Đội ngũ cán bộ luôn được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng thế
mạnh của từng người và luôn được khuyến khích nâng cao trình độ nhằm không
ngừng nâng cao hiệu quả công việc.
1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Alim Hà
Nội qua 2 năm 2015, 2016
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế, công ty
cũng gặp sự cạnh tranh rất mạnh mẽ trên thị trường, việc tồn tại và đứng vững trong cơ
chế thị trường hiện nay là những thách thức vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ
nét thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1.2: Bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Alim Hà Nội
qua 2 năm 2015 – 2016
Đơn vị: Đồng Việt Nam

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

6

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm


CHỈ TIÊU
1. Doanh thu thuần về bán
hàng cung cấp dịch vụ
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp về bán
hàng cung cấp dịch vụ
4. Doanh thu hoạt động tài
chính
5. Chi phí tài chính
6. Chi phí quản lý kinh
doanh
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt

So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)

2015

2016

82.945.450.338

88.952.870.585

6.007.420.247

7,24


64.184.142.622

69.079.464.172

4.895.321.550

7,63

18.761.307.716

19.873.406.413

1.112.098.697

5,93

250.256.750

257.539.382

7.282.632

2,91

620.760.355

801.431.474

180.671.119


29,10

16.896.693.347

17.598.547.504

701.854.157

4,15

1.494.110.764

1.730.966.817

236.856.053

15,85

5.536.847.627
729.222.286
4.807.625.341
6.301.736.105

6.058.122.096
708.731.978
5.349.390.118
7.080.356.935

521.274.469
(20.490.308)

541.764.777
778.620.830

9,41
(2,81)
11,27
12,36

1.260.347.221

1.416.071.387

155.724.166

12,36

5.041.388.884

5.664.285.548

622.896.664

12,36

động kinh doanh
8. Thu nhập khác
9. Chi phí khác
10. Lợi nhuận khác
11. Tổng LNKT trước thuế
12. Thuế và các khoản phải

nộp ngân sách
13. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty
năm 2016 so với năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, do công ty đã có những
chính sách, kế hoạch quản lý kinh doanh chính xác và quản ký chặt chẽ hơn, cụ thể
đó là:
• Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6.007.420.247 đồng, tương
ứng tỷ lệ tăng 7,24%, trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
6.007.420.247 đồng, tương ứng tăng 7,24%, đây là một tín hiệu tốt cho thấy năm 2016
công ty đã mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm, liên kết thêm nhiều khách hàng mới.
• Doanh thu hoạt động tài chính tăng 7.282.632 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
2,91%. Năm 2016 có sự tăng lên tương đối của doanh thu hoạt động tài chính bắt
nguồn từ các khoản lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái khi khách hàng thanh toán. Đây là
những đối tượng khách hàng ở nước ngoài mà công ty đã cung cấp sản phẩm.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

7

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
• Giá vốn năm 2016 so với năm 2015 tăng 4.895.321.550 đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 7,63%.
• Chi phí kinh doanh năm 2016 tăng 882.525.276 đồng, tương ứng tăng 0,05%
so với năm 2015,cụ thể.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 701.854.157 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng
4,15%. Chi phí hoạt động tài chính tăng 180.671.119 đồng tương ứng tỷ lệ tăng
29,1% so với năm 2015. Cùng với đó doanh thu hoạt động tài chính tăng 7.282.632
đồng, tương ứng tăng 2,91%. Kết quả ta có thể thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu
thuần (7,24%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (0,05%), đánh giá doanh nghiệp quản lý
và sử dụng tốt chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vào những chính
sách kinh doanh, bán hàng hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khoản thu nhập khác của năm 2016 tăng 521.274.469 đồng, tương ứng tăng
9,41% so với năm 2015. Cùng với đó là khoản chi phí từ các hoạt động khác phát sinh
giảm 2,81%, khiến cho lợi nhuận khác tăng 11,27%.
• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 236.856.053 đồng, tương ứng

với tỷ lệ tăng 15,85%. Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 tăng 778.620.830 đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 12,36% so với năm 2015. Lợi nhuận tăng do tốc độ tăng của
doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí mà chủ yếu là doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động tài chính của công ty vẫn còn tương đối cao, cao hơn khá
nhiều so với doanh thu hoạt động tài chính đặt ra cho Công ty một vấn đề cực kỳ quan
trọng cần được giải quyết đó là việc bù lỗ cho hoạt động tài chính và sử dụng làm sao
cho hiệu quả, hợp lý các nguồn tài trợ vốn bằng cách đi vay tài chính, thuê tài chính,…
Như vậy, lợi nhuận của Công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016 tăng chủ yếu là
do doanh nghiệp đã thực hiện tốt trong quá trình bán hàng, Công ty đã có những chính
sách kinh doanh hợp lý và hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp vừa
tăng được doanh thu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có thể mở rộng hoạt động
kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

8

Lớp K50D1



Báo cáo thực tập tổng hợp

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

9

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. PHÂN TÍCH BCTC TẠI
CÔNG TY TNHH ALIM HÀ NỘI
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Alim Hà Nội
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
2.1.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Alim Hà Nội
Kế toán trưởng

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
ngân
hàng


Kế
toán
tổng
hợp

Kế
toán
thuế

Thủ
quỹ

Kế
toán
vật tư

TSCĐ

Kế
toán
vốn
bằng
tiền và
tập
hợp
chi phí

(Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán)
Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ công việc, phân công chỉ đạo trực tiếp
tất cả các nhân viên kế toán tại công ty, giúp Ban Giám Đốc tập hợp lại các số liệu về

kế toán, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tìm ra những biện pháp quản lý nhằm
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại kết quả cao.
Kế toán tổng hợp: chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng, có nhiệm vụ căn cứ vào
các chứng từ mà kế toán viên ban đội gửi lên để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng
từ và tập hợp ghi sổ kế toán tổng hợp, là người tiến hành theo dõi kết chuyển chi phí,
tính giá thành, xác định lỗ lãi, giúp kế toán trưởng lên báo cáo sổ sách, tổng hợp, lập
báo cáo kế toán năm.
Kế toán thanh toán: chịu sự giám sát, điều hành của kế toán trưởng thực hiện
theo dõi trên một số tài khoản phản ánh tình hình thanh toán của công ty là người chịu
trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ
thu và chi tiền mặt.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

10

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán vật tư và TSCĐ: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc nhập xuất vật tư
và theo dõi TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ và các nghiệp vụ liên quan.
Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí sản xuất: Theo dõi các nguồn vốn
bằng tiền của công ty đối với ngân hàng cũng như đối với các đối tác quan hệ, tiến
hành tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng loại mặt hàng .
Kế toán thuế: chịu trách nhiệm tính thuế và các khoản nộp với NSNN, lập báo
cáo theo qui định của cơ quan thuế.
Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, lãi vay
tại ngân hàng và huy động vốn cho đơn vị.
Thủ quỹ: có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ thu - chi tiền mặt và quản lý

lượng tiền còn trong quỹ dựa trên phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ hợp lệ.
Nhận xét:
Các nhân viên trong bộ máy kế toán có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau.
Các vị trí mắt xích với nhau tạo thành một bộ máy kế toán vững chắc và linh hoạt
2.1.1.2. Chích sách kế toán áp dụng tại Công ty
Kì kế toán năm (Bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N).
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Nhật ký chung.
Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền tương đương tiền: Trong các năm nghiệp vụ
phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát sinh thao tỷ giá
thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá
gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo
giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí mua và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

11

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
• Phương pháp tính giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính thep phương

pháp tính giá bình quân gia quyền tháng, hàng tồn kho được hạch toán theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỉ giá hối đoái: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được
quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công
bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được chuyển vào doanh thu hoặc
chi phí tài chính trong năm tài chính.
(Nguồn: Thuyết minh BCTC – Phụ Lục1)
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
Công ty căn cứ vào đặc điểm hoạt động mà lựa chọn loại chứng từ sử dụng trong kế
toán. Ngoài ra, tùy theo nội dung từng phần hành kế toán các chứng từ công ty sử dụng
cho phù hợp bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
- Hệ thống chứng từ kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền hàng như:
Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn GTGT, Phiếu mua hàng, Bảng kê mua hàng, Phiếu chi,
Giấy báo ngân hàng, Biên bản kiểm nhận hàng …
- Hệ thống chứng từ tiền lương: Bảng chấm công, Bảng phân bổ tiền lương và
BHXH, Bảng thanh toán lương và BHXH, Phiếu chi tiền, Bảng làm thêm giờ ..
- Hệ thống chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý
TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản
kiểm kê TSCĐ.
- Hệ thống chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo có; Giấy đề nghị
tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bản kiểm kê quỹ, Ủy nhiệm
chi, Séc ...
- Hệ thống chứng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ như: hóa đơn mua bán hàng
thông thường, hóa đơn GTGT…


SVTH: Nguyễn Hồng Anh

12

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ là chuyển chứng từ từ các phòng ban chức
năng trong công ty đến phòng kế toán tài chính, phòng kế toán tiến hành hoàn thiện và
ghi sổ kế toán. Quá trình này được tính từ khâu đầu tiên là lập chứng từ (hay tiếp nhận
chứng từ) cho đến khâu cuối cùng là chuyển chứng từ vào lưu trữ.
* Trình tự xử lý luân chuyển chứng từ chung của toàn công ty:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của chứng
từ và ký chứng từ hoặc trình Giám đốc ký duyệt
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Ví dụ: Trình tự luân chuyển phiếu chi số 30 (Phụ lục 01)
• Bộ phận kế toán Công ty TNHH Alim Hà Nội tiếp nhận đề nghị chi tiền thanh
toán tiền dịch vụ ăn uống cho HĐGTGT số 0000254 ngày 25/12/2017.
• Kế toán thanh toán so sánh, đối chiếu HĐGTGT số 0000254 với giấy đề nghị chi
tiền rồi lập phiếu chi số 30 về việc trả tiền. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xét duyệt.
• Kế toán trưởng xem xét và ký duyệt phiếu chi.
• Phiếu chi số 30 cùng với HĐGTGT số 0000254 được chuyển cho thủ quỹ để
tiến hành chi tiền và ghi sổ quỹ. Kế toán thanh toán nhận lại phiếu chi rồi tiến hành
ghi sổ kế toán và bảo quản, lưu trữ.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống TK kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống TK hiện hành theo quyết

định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC.
Dựa vào yêu cầu quản lý, công ty còn thiết kế chi tiết một số tài khoản, chi tiết được
thể hiện trong (Phụ lục 02: Hệ thống tài khoản kế toán công ty TNHH Alim Hà Nội)
Khái quát một số nghiệp vụ chủ yếu của công ty:
Ví dụ 1: Ngày 14/07/2016, xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng (Công ty
TNHH Seshin Việt Nam) theo HĐ số 0000140 theo HĐ số 02/2016/55VN. Giá xuất
kho: 235.317.840 VNĐ. Giá bán chưa thuế: 274.851.235 VNĐ. Thuế GTGT 10%.
Khách hàng chưa thanh toán. (Phụ lục 03)

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

13

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Phản ánh giá vốn hàng bán:

Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 632: 235.317.840

Nợ TK 131: 302.336.359

Có TK 155: 235.317.840

Có TK 511: 274.851.235
Có TK 33311: 27.485.124


Ví dụ 2: Ngày 08/12/2017, nhận mua hàng theo HĐ số 0000093, trị giá
60.140.903 VNĐ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán (Phụ lục 04)
Phản ánh nghiệp vụ mua hàng:
Nợ TK 152 : 60.140.903
Nợ TK 133: 6.014.090
Có TK 331: 66.154.993
Ví dụ 3: Ngày 13/6/2017, Công ty TNHH Alim Hà Nội thanh toán tiền bảo hiểm


xã hội.( Phụ lục 05)
Nợ TK 642: 380.815.908
Có TK 112: 380.815.908
Ví dụ 4: Cuối năm 2016, Công ty xác định kết quả kinh doanh
• Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính phát sinh

trong năm vào TK 911, ghi:
Nợ TK 511: 88.952.870.585
Nợ TK 515: 257.539.382
Có TK 911: 89.210.409.967
• Kết chuyển thu nhập khác, ghi;
Nợ TK 711: 6.058.122.096
Có TK 911: 6.058.122.096

• Kết chuyển giá vốn sản phẩm, hàng hóa đã bán trong năm và các khoản chi phí
khác được ghi trực tiếp vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 911: 69.079.464.172
Có TK 632: 69.079.464.172
• Kết chuyển chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911: 708.731.978
Có TK 811: 708.731.978

• Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí

thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm, ghi:
Nợ TK 911: 19.816.050.365

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

14

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Có TK 642: 17.598.547.504
Có TK 635: 801.431.474
Có TK 821: 1.416.071.387
• Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN, ghi:
Nợ TK 911: 5.664.285.548
Có TK 421: 5.664.285.548
2.1.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để xử lý
thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính và
báo cáo quản trị cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung. Hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời những
nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì ghi vào sổ thẻ kế toán chi
tiết có liên quan. Định kỳ từ sổ nhật ký chung ghi các nghiệp vụ kinh tế vào Sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiểu
bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối TK. Sau khi khớp số liệu giữa 2 bảng tiến hành
lập báo cáo tài chính.

• Công ty mở một số sổ kế toán chi tiết để tiến hành theo dõi chi tiết các khoản
mục như:
+Sổ chi tiết tiền mặt. tiền gửi ngân hàng
+Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra. thuế GTGT đầu vào
+Sổ chi tiết phải thu khách hàng
+Sổ chi tiết phải trả người bán.
+Sổ tổng hợp công nợ phải thu theo đối tượng.
+Sổ tổng hợp doanh thu theo đối tượng.
• Dựa vào nguyên tắc ghi sổ: Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có
Để đảm bảo tính chính xác trước khi lập BCTC năm cần tiến hành kiểm tra sổ
sách, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm:
+Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
+Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa
đơn đầu ra - vào và sổ kế toán.
+Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng.
+Kiểm tra các khoản phải trả.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

15

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
+Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê
khai thuế.
+Đầu vào và đầu ra có cân đối.
+Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
+Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ. số liệu trên sổ cái 334 và bảng

lương có khớp: Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ.
Nhật ký chung : Rà soát lại các định khoản kế toán đã định khoản đối ứng Nợ Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng
phát sinh ở Nhật ký chung = Tổng phát sinh ở Bảng Cân đối tài khoản.
Còn đối với Bảng cân đối tài khoản: Tổng số dư Nợ đầu kỳ = Tổng số dư Có đầu
kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang; Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng số
phát sinh Có trong kỳ = Tổng số phát sinh ở Nhật ký chung trong kỳ; Tổng số dư Nợ
cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

16

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Sau đây là trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chung;
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty:
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết


Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hằng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu. kiểm tra
2.1.2.4. Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính được lập tuân thủ theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC
ngày 14/09/2006. Kỳ lập báo cáo tài chính là theo năm. Người chịu trách nhiệm lập
báo cáo là Kế toán trưởng.
Hệ thống BCTC của công ty bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán:
Mẫu số B01 – DNN
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Mẫu số B03 – DNN
 Thuyết minh báo cáo tài chính:
Mẫu số B09 – DNN
Thời hạn công ty lập BCTC là thời điểm vào ngày 30/03/N
Thời hạn gửi BCTC: kết thúc vào 31/03/N
Cơ sở lập Báo cáo tài chính:

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

17


Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng cân đối kế toán: Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp, các sổ, thẻ kế toán chi
tiết như sổ TK 111, 112, 152, 153, 155, 131… đồng thời căn cứ vào bảng cân đối kế
toán kỳ trước.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của năm trước đồng thời căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán
chi tiết dùng cho các TK như 511, 515, 632, 635...
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
kỳ trước. Đồng thời căn cứ vào các sổ kể toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các TK 111,
112, 131, 331,... bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán liên quan
khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo, bản thuyết minh báo
cáo tài chính năm trước. Đồng thời căn cứ thêm vào các sổ sách kế toán tổng hợp, các
sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan như TK 111, 112, 152,
153, 155, 632, 635... Có thể căn cứ thêm vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các
tài liệu liên quan khác
Các báo cáo trên được lập, kiểm tra, xem xét được trình lên giám đốc duyệt, sau
đó sẽ được gửi đến các cơ quan: Chi cục Thuế thành phố Hà Nội, Sở kế hoạch đầu tư
Hà Nội, Phòng giao dịch Mỹ Đình – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) nơi công ty mở tài khoản giao dịch.
Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay của Công ty được lập phù hợp với biểu mẫu
Nhà nước quy định.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực thiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả, việc
tiến hành phân tích kinh tế là hết sức quan trọng, giúp các nhà quản trị đánh giá được
tình hình sản xuất, khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của công ty giúp
ban giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn về kế hoạch sản xuất và đầu tư hiệu quả.
Mặc dù công ty đã chủ động trong việc phân tích kinh tế nhưng do công ty có
quy mô nhỏ nên công ty chưa có riêng bộ phận phân tích kinh tế. Bộ phận đảm nhiệm

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

18

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
vai trò phân tích kinh kế của công ty là phòng kế toán. Người tiến hành phân tích là kế
toán trưởng người có đủ năng lực để phân tích một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Nguồn tài liệu phân tích được cung cấp từ phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự
và phòng kinh doanh.
Thời điểm tiến hành phân tích là cuối niên độ kế toán.
2.2.2. Nội dung, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích kinh tế tại đơn vị.
2.2.2.1. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu như phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,
phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận để thấy được tỷ suất sinh lời của một
đồng vốn, một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu
đồng doanh thu, lợi nhuận,.. để từ đó đề xuất ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Để phân tích kinh tế, Công ty sử dụng chủ yếu nguồn thông tin bên trong nội bộ
doanh nghiệp.
Nguồn thông tin bên trong có thể có từ việc: Sử dụng nguồn thông tin về kinh tế

tài chính, kế toán tài chính phản ánh quá trình mua bán hàng hóa và kết quả của hoạt
động đó như thế nào. Cùng với đó là việc sử dụng thông tin từ nguồn tài liệu hạch toán
(bao gồm hạch toán kế toán, hạch toán thời kỳ, hạch toán nghiệp vụ). Việc phân tích
kinh tế được Công ty tiến hành thường xuyên hàng tháng. Lấy từ tài liệu hạch toán
của phòng kế toán về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tổng hợp tình hình công
nợ với khách hàng
Các chỉ tiêu phân tích mà Công ty TNHH Alim Hà Nội sử dụng đó là:
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
• Vốn kinh doanh bình quân: VKD bình quân =
• Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh: Phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời của một đồng vốn =
- Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
• Vốn chủ sở hữu bình quân: VCSH bình quân =

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

19

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
• Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình
quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động =

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
• Vốn cố định bình quân: Vốn cố định bình quân =
• Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả
như thế nào. Cụ thể là một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần trong kỳ.
Hệ số doanh thu trên vốn cố định =
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định phản ánh
một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định =
Trong đó: +Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
+Vốn cố định = Vốn kinh doanh – Vốn lưu động
2.2.2.2. Phương pháp phân tích kinh tế tại đơn vị
Vào cuối niên độ kế toán, kế toán trưởng công ty sẽ phân tích mối quan hệ giữa
lợi nhuận, doanh thu, chi phí năm phân tích với năm trước bằng phương pháp phân
tích và so sánh nhằm giúp ban quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình biến đổi của
lợi nhuận trong năm đó để từ đó có những biện pháp tối ưu.

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

20

Lớp K50D1


Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua
một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liệu của các
báo cáo kế toán của Công ty TNHH Alim Hà Nội.
Bảng 2.1. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Alim Hà Nội
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

ĐVT

1. Doanh thu thuần
VNĐ
2. Lợi nhuận trước thuế
VNĐ
A. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3. Vốn kinh doanh bình quân VNĐ
4. Hệ số doanh thu trên vốn
Lần
kinh doanh(1)/(3)
5. Hệ số lợi nhuận trên vốn
Lần
kinh doanh (2)/(3)
B. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
6. Vốn CĐ bình quân
VNĐ
7. Hệ số doanh thu trên vốn
Lần
cố định (1)/(6)
8. Hệ số lợi nhuận trên vốn cố
Lần
định (2)/(6)
C. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
9. VLĐ bình quân
VNĐ
10. Hệ số lợi nhuận trên vốn
Lần

lưu động(2)/(9)
D. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
11. Vốn CSH bình quân
VNĐ
12. Hệ số lợi nhuận trên vốn
Lần
chủ sở hữu(2)/(11)

Năm 2015

Năm 2016

So sánh
Chênh lệch
Tỉ lệ %
6.007.420.247
7,24
778.620.830
12,36

82.945.450.338
6.301.736.105

88.952.870.585
7.080.356.935

19.802.431.006

21.598.747.626


1.796.316.620

9,07

4,19

4,12

(0,07)

(1,67)

0,32

0,33

0,01

3,125

14.745.693.985

14.502.375.292

(243.318.693)

(1,65)

5,63


6,13

0,5

8,88

0,43

0,49

0,06

13,95

5.056.737.021

7.096.372.334

2.039.635.313

40,33

1,246

0,997

(0,249)

(19,98)


14.632.197.812,5

15.355.065.106

722.867.293,5

4,94

0,431

0,461

0,03

6,96

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2015 – 2016)

SVTH: Nguyễn Hồng Anh

21

Lớp K50D1


×