Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo thực tập Kinh doanh thương mại tại Tổng công ty bia – rượu – nước giải khát Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.28 KB, 13 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian học tập và nghiên cứu môn chuyên ngành tại trường Đại Học
Thương Mại, để mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu, học tập cách làm việc và
bước đầu tiếp cận, làm quen với các vấn đề thực tế ở các doanh nghiệp trên cơ sở những
kiến thức đã được nhà trường trang bị để nắm vững hơn những kiến thức mà mình đã có,
cũng như giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế để sau này có
thể dễ dàng thích nghi hơn và áp dụng những kiến thức được học trong trường vào môi
trường thực tế, trường Đại học Thương Mại đã thực hiện kế hoạch thực tập tổng hợp cho
sinh viên chuyên ngành Marketing.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thương Mại-Khoa Marketing và Ban lãnh
đạo của Tổng công Cổ phần Bia- Rượu-Nước giải khát Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có
khoảng thời gian thực tập bổ ích trước khi ra trường, đối mặt với công việc thực tế. Trong
quá trình thực tập tại Tổng công ty, với kiến thức em đã được học trên ghế nhà trường cùng
với sự học hỏi thực tế, bài báo cáo thực tập tổng hợp còn nhiều thiếu xót, em kính mong
được sự góp ý của thầy cô để bản báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i
2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.....5
2.1.1. Ảnh hưởng của các môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty......................5
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của Tổng công ty............................................6
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing của HABECO......................7
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của Tổng công ty.....................................................................................9
2.5. Thực trạng quản trị logistics của Tổng công ty.........................................................................................9
3.1. Đánh giá về hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh của công ty...........................................10
3.1.1. Thành công.......................................................................................................................................10
3.1.2. Hạn chế.............................................................................................................................................11


3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp................................................................................................11

ii


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty, chức năng nhiệm vụ của công ty,
loại hình tổ chức kinh doanh của Tổng công ty
1.1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
Tên Tiếng Việt :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
HÀ NỘI
Tên tiếng Anh
: HANOI BEER ALCOHOL AND BEVERAGE JOINT
STOCK CORPORATION
Tên viết tắt
: HABECO, BIA HÀ NỘI
Địa chỉ
: Số 183 - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội
ĐT
: 04.38453843
Fax
: 04.37223784
Website
: www.habeco.com.vn
Vốn điều lệ
: 2.318.000.000.000 đồng
Giấy ĐKKD số
: 0101376672 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
lần đầu ngày 16/6/2008. Đăng ký thay đổi lần 4 ngày 26/05/2016
Tổng số cổ phần

:
231.800.000 đồng

Logo của HABECO
1.1.2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển

Năm 1890
: Nhà máy bia Hommel được xây dựng

Năm 1957
: Nhà máy bia Hommel được khôi phục, đổi tên thành
Nhà máy Bia Hà Nội

Ngày 01/05/1958

: Thực hiện thành công mẻ bia đầu tiên

1


Bạch



Ngày 15/8/1958 : Sản xuất chai bia đầu tiên tại thi trường mang nhãn hiệu Trúc



Năm 1993


: Nhà máy Bia Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty

Bia Hà Nội. Đây là bước chuyển quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Năm 2003
: Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được
thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Hà Nội.

Năm 2007
: Ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn bia Carlsberg

Ngày 28/12/2007
: thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án và chuyển
Tổng công ty Bia- Rượu-Nước giải khát Hà Nội thành Tồng công ty Cổ phần Bia-RượuNước giải khát Hà Nội

Năm 2008
: Tổng công ty được cổ phần hóa và hoạt động dưới hình
thức này bắt đầu từ ngày 16/06/2008 với tổng số vốn điều lệ của tổng công ty là 2.318 tỷ
đồng.

Năm 2010
: Trở thành một trong hai doanh nghiệp sản xuất và phân
phối bia lớn nhất Việt Nam. Hiện nay tổng công suất đạt trên 850 triệu lít bia/năm và Tổng
công ty luôn nằm trong top 3 doanh nghiệp sản xuất và phân phối bia có thị phần lớn nhất
cả nước.
Hiện nay, Tổng công ty đóng vai trò công ty mẹ bao gồm 17 công ty con và 9 công ty
liên kết và đầu tư khác.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

2



SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY MẸ - HABECO

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị
Ban Kiểm soát
Ban Tổng Giám đốc

Văn
phòng
HĐQT

Văn
phòng

Phòng
tổ
chức
Lao
động

Phòng
Kế
hoạch

Phòng
Thị
trường


Phòng
Tài
chính
kế toán

Phòng
Vật tư
nguyên
liệu

Phòng
Đầu tư

Phòng
Kỹ thuật

Phòng
Quản lý
chất
lượng

Viện
Kỹ
thuật

Ban
ISO

`


Ban Giám đốc

NM Bia HN-ML

Phòng
hành
chính

Phòng
Điều
độ

Phòng
Kế
toán
TK

Phòng
Kỹ
thuật KCS

Xưởng
chế
biến

Ban Giám đốc

NM Bia HN-HHT


Xưởng
thành
phẩm

Xưởng
Phụ trợ

3

Xưởng
Phụ trợ

Xưởng
Phụ trợ

Xưởng
Phụ trợ

Xưởng
Phụ
trợ


1.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của HABECO
HABECO chủ yếu hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực như:
Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty là sản xuất và kinh doanh các loại bia,
rượu, nước giải khát, các loại cồn, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến
ngành sản xuất bia ( bia lon,bia hơi, bia chai), rượu, nước giải khát; các loại bao bì, nhãn
hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát.
Bên cạnh đó, Tổng công ty còn có Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao

công nghệ, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xây dựng các công trình chuyên ngành bia, rượu, nước
giải khát.
Ngoài ra HABECO còn kinh doanh bất đổng sản, bao gồm khách sạn, trung tâm
thương mại, Nhà ở cho thuê, văn phòng, dịch vụ du lịch, nhà hàng, ăn uống..
Và các ngành nghề khác.
1.4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty
(Đơn vị: đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng tài sản
9.332.655.650.258
9.936.239.964.943
9.780.721.590.800
Doanh thu thuần
7.101.601.562.038
9.638.445.669.524
9.995.967.159.836
Lợi nhuận trước
1.442.951.234.073
1.206.973.682.019
1.049.806.738.972
thuế
Lợi nhuận sau
1.100.521.821.091
951.545.989.963
796.697.208.603
thuế
Bảng 1: Một số kết quả kinh doanh của Tổng công ty HABECO

Qua tìm hiểu và đi sâu phân tích các chỉ tiêu cũng như các kết quả kinh doanh của
Tổng công ty có thể thấy trong 3 năm qua tình hình kinh doanh của Tổng công ty vẫn có
hiệu quả, ổn định, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra. Cụ thể:
Doanh thu qua các năm tăng lên nhưng không đáng kể. Cụ thể là, năm 2015 doanh thu
tăng lên 2,5 nghìn tỷ đồng ( tương đương tăng 35,2% so với năm 2014). Đến năm 2016 thì
doanh thu có chút tăng nhẹ 0,4 nghìn tỷ đồng( tương đương tăng 4,2% so với năm 2015).
Lợi nhuận sau thuế của các năm cũng giảm dần từ năm 2014 đến năm 2016. Cụ thể,
năm 2015 lợi nhuận sau thuế giảm 148 tỷ đồng ( giảm 13,5% so với năm 2014). Đến năm
2016 lợi nhuận sau thuế của HABECO giảm 154,8 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy trong 3 năm vừa qua doanh thu của HABECO tăng qua các năm
tuy nhiên vẫn còn tăng chậm so với các năm trước. Lợi nhuận sau thuế cũng có sự giảm sút
đi qua các năm. Từ kết quả này, HABECO đã không ngừng khắc phục những hạn chế, cần
phải có chính sách thay đổi để thúc đẩy kinh doanh, xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu
Việt Nam về lĩnh vực bia, rượu, nước giải khát.

4


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA- RƯỢU –NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
2.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô, ngành tới hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty
2.1.1. Ảnh hưởng của các môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty
- Môi trường kinh tế
Trong 3 năm qua, nhờ những chính sách, giải pháp mạnh mẽ của Chính phủ với nền
kinh tế hội nhập, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, lãi suất
ngân hàng ít biến động… tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi cho HABECO.
Về quy mô tổng thể nền kinh tế năm 2016, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
đưa ra GDP bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 USD,

tăng 106 USD so với năm 2015. Về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng
tăng 7,32% so với năm 2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi chung, các doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp sản xuất đồ uống gặp những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Môi trường chính trị-pháp luật
Với những chính sách đúng đắn của Chính phủ, tình hình an ninh chính trị ổn định với
hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện này. Sau khi Việt
Nam gia nhập nền kinh tế mở, hội nhập WTO, các chính sách pháp luật sửa đổi phù hợp
hơn giúp cho các doanh nghiệp nói chung, cho HABECO nói riêng hoạt động kinh doanh
phát triển.
Đối với ngành bia hiện nay đã được quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Bia là mặt hàng
đặc thù, chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt, cao hơn hẳn đối với các sản phẩm đối với tiêu dùng
thông thường khác. Để ngành bia phát triển theo đúng quy hoạch, các cơ quan quản lý nhà
nước cần có những chính sách quản lý hợp lý, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới ngân sách,
người tiêu dùng và ngành bia. HABECO mong chờ nhà nước sẽ có chính sách hợp lí đối
với ngành hàng này.
- Môi trường công nghệ
Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ chung của cả thế giới, công nghệ là một
yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong

5


lĩnh vực sản xuất bia cũng không thể thiếu những dây chuyền công nghệ hiện đại từ sản
xuất đến các hoạt động đóng gói, vận chuyển. Bên cạnh dây chuyền sản xuất thì các dây
chuyền xử lý nước thải cũng cần được đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn
quốc tế như ISO, HACCP.. không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm Việt ngang
tầm với thương hiệu quốc tế.
- Môi trường văn hóa xã hội

Trong các bữa tiệc của Việt Nam, những ngày hè nóng, bia là thức uống không thể
thiếu đối với người Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bia còn là những món quà tết vô
cùng ý nghĩa. Chính vì nhu cầu tiêu thụ bia tăng lên thúc đẩy cho các nhà máy bia sản xuất
nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của người dân đặc biệt vào trong những dịp tết Nguyên Đán
này.
2.1.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành đến hoạt động kinh
doanh của Tổng công ty
- Đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực sản xuất bia, đối thủ cạnh tranh của HABECO bao gồm:
Tổng công ty Cổ phần Bia- Rượu – Nước giải khát Sài Gòn –SABECO- là đối thủ
cạnh tranh trực tiếp của HABECO là đơn vị đứng đầu chiếm lĩnh thị trường, chiếm khoảng
51,4% thị phần sản lượng các nhà sản xuất bia tại Việt Nam. Các sản phẩm bia của
SABECO gồm có bia Sài Gòn, bia 333, bia Sài Gòn đỏ, Bia Sài Gòn xanh…
Đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng không kém từ các sản phẩm bia nhập khẩu từ
nước ngoài như: Tiger, Heineken, Carlsberg…
- Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho HABECO là những doanh nghiệp đã hợp tác lâu
năm, có quan hệ truyền thống, có uy tín để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu chất lượng. Đa
số các nguyên liệu sản xuất chính được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra các nguyên lệu
khác như gạo, đường thì đều có sẵn trong nước.
2.2. Thực trạng hoạt động marketing của Tổng công ty
2.2.1. Đặc điểm thị trường, khách hàng và các yếu tố nội bộ của Tổng công ty
- Khách hàng mục tiêu của Tổng công ty
Nhóm khách hàng là tổ chức bao gồm các nhà phân phối, nhà hàng, khách sạn, quán
karaoke, các điểm bán lẻ lớn..

6


Nhóm khách hàng là cá nhân- những người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm của

HABECO. Nhóm khách hàng này cũng được chia ra thành nhiều phân khúc khác nhau,
tương ứng với từng loại sản phẩm của công ty:

Khách hàng ở phân khúc bình dân: những khách hàng này thường ưa chuộng sản
phẩm bia hơi với mức giá phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân

Khách hàng ở phân khúc trung cấp:những khách hàng ở phân khúc trung cấp là
những khách hàng thường ưa chuộng sản phẩm bia lon 330ml,bia chai 330ml, 450ml.

Khách hàng ở phân khúc cao cấp: những khách hàng ở phân khúc cao cấp
thường sử dụng những sản phẩm bia cao cấp như Trúc Bạch, Hanoi Premium
-Thị trường
HABECO có hơn 500 đại lý phân phối trên cả nước, tuy nhiên miền Bắc vẫn là thị
trường mục tiêu chính của Tổng công ty trong nhiều năm vừa qua. Trên thị trường miền
Bắc, hệ thống phân phối của HABECO tập trung nhiều nhất tại khu vực đồng bằng Sông
Hồng.
HABECO cũng có các đại lý phân phối lớn nhỏ ở khu vực miền Trung và rải rác một
số khu vực miền Nam với số lượng không lớn.
Bên cạnh thị trường trong nước, trong những năm gần đây HABECO đã không ngừng
đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với
nền kinh tế mở hiện nay thì HABECO cũng không bỏ qua cơ hội này.
2.2.2. Thực trạng nghiên cứu và phân tích marketing, chiến lược marketing của
HABECO
HABECO đã chi cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ trong 6 tháng đầu năm tăng
hơn gấp đôi cùng kỳ, đạt khoảng 223 tỷ đồng, tương đương với số tiền chi ra cho cả năm
2015 và bằng 75% chi phí quảng cáo, khuyến mại cho cả năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm
2016, dù HABECO đã chi gấp đôi cho quảng cáo, khuyến mại nhưng doanh thu Habeco
cũng chỉ đạt gần 4.226 tỷ đồng, tăng chưa tới 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm
nhẹ còn 313 tỷ đồng. HABECO ước tính, từ năm 2010 đến nay, thị phần của Habeco đã
giảm từ mức 20% toàn thị trường còn hơn 18%. Riêng thị trường tại miền Bắc đã giảm từ

mức 55% xuống còn 50% chỉ trong 2 năm gần đây. Như vậy cho thấy việc đầu tư cho hoạt
động quảng cáo chưa thực sự hiệu quả.
Trong quý đầu tiên của năm 2017, khoản chi phí cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ
của HABECO cũng đứng đầu khoản mục chi phí phát sinh, và đạt gần 82 tỷ đồng. Trước đó
năm 2016, khoản chi này của HABECO cũng tăng mạnh lên gần 500 tỷ đồng. Có thể nói,

7


đây được coi là nỗ lực để vực dậy thương hiệu trên thị trường không chỉ với những đối thủ
trong nước mà còn cả các thương hiệu lớn nước ngoài.
Về công tác thị trường, HABECO luôn đầu tư nâng cao hình ảnh, nâng cao chất lượng
các sản phẩm như cải tiến nhãn bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ, bia chai 330ml, bia Trúc
Bạch. Song song việc HABECO cũng cải tiến phương thức bán hàng, quản lý bán hàng tại
các điểm bán, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho các nhà phân phối, cho các đại lý, tài
trợ các nhà hàng, mở rộng phát triển thị trường của mình.
Ngoài ra về hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, HABECO cũng luôn tập trung
triển khai các chương trình khuyến mại, hỗ trợ bán hàng cho các đại lý, các nhà phân phối
của HABECO, các nhà hàng, điểm bán trọng điểm và các chương trình khuyến mại trực
tiếp cho người tiêu dùng, tổ chức các sự kiện để quảng cáo thương hiệu của Tổng công ty
và các sản phẩm, tham gia các chương trình bình chọn thương hiệu. Bên cạnh đó,
HABECO còn tiếp tục triển khai, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, lấy ý kiến phản hồi
từ các nhà phân phối phối hợp với các đơn vị thành viên trong việc củng cố và phát triển
thương hiệu của các công ty thành viên, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm cơ hội xuất
khẩu sang thị trường quốc tế.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị thương hiệu của Tổng công ty
Với phương châm sản xuất- chất lượng là số 1, để bảo hộ thương hiệu cho mình, Tổng
công ty đã đăng kí tên thương hiệu, tuy nhiên tên địa danh chưa được đăng kí bảo hộ, nên
có rất nhiều hộ dân sản xuất bia hơi trên địa bàn Hà Nội đã mượn thương hiệu để bán sản
phẩm kém chất lượng.

Trước những khó khăn này, HABECO đã có những hoạt động nhằm cam kết với
khách hàng về chất lượng bia không pha trộn. Đây là một biện pháp tích cực nhất để lấy lại
lòng tin với người tiêu dùng, không làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu HABECO.
Về hệ thống nhận diện thương hiệu, cho đến thời điểm 2006, Bia hơi Hà Nội chưa có
hình thức nhận dạng thương hiệu cụ thể nào. Để định vị nhận dạng thương hiệu Bia hơi Hà
Nội, HABECO đã xây dựng sổ tay Thương hiệu Bia hơi Hà Nội của mình, trong đó có quy
định về mẫu mã, kiểu dáng, hình thức biển bảng giới thiệu sản phẩm bia hơi Hà Nội ở các
nhà bán lẻ. Không chỉ biển bảng nhận diện thương hiệu tại các điểm bán, mà ngay cả bản
thân các vỏ chai bao bì sản phẩm cũng vậy cũng được đồng nhất với logo hình thức giống
biển bảng.

8


2.4. Thực trạng quản trị chất lượng của Tổng công ty
Với quan điểm sản xuấy nhưng mẻ bia ngon và an toàn là tiêu chí số 1 của HABECO.
Tổng công ty đã thu hút được khách hàng bởi phương pháp nấu bia truyền thống và ủ men
tuyệt đối nghiêm ngặt. Và Tổng công ty đã được tổ chức quốc tế kiểm tra và cấp giấy
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO 9001:2000.
Về nguyên liệu đầu vào, HABECO đã không ngừng nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ,
đổi mới sản phẩm, tìm ra những nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, an toàn để tung ra thị
trường những sản phẩm có chất lượng tốt, loại bỏ những chất độc hại trong các khâu chế
biến, sản xuất. HABECO đã thực hiện tích hợp cả 3 hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000:2004 và hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm ISO 22000:2005. Phòng ISO của Tổng công ty đã phân tích, thực hiện các yêu cầu
của việc “phân tích, ngăn ngừa và kiểm soát các điểm nguuy hại trọng yếu” theo phương
pháp HACCP và chứng chỉ HACCP-ISO 22000.
2.5. Thực trạng quản trị logistics của Tổng công ty
Các hoạt động về logistics của HABECO chủ yếu là hoạt động thuê ngoài để
HABECO tập trung vào hoạt động phát triển thị trường, chất lượng sản phẩm của Tổng

công ty. HABECO khá hài lòng về dịch vụ logistics của Việt Nam từ việc thuê kho bãi,
phương tiện vận chuyển.

9


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA TỔNG CÔNG TY VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
3.1. Đánh giá về hoạt động marketing/ thương hiệu/ kinh doanh của công ty
3.1.1. Thành công
Theo báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy: năm 2017sản lượng của HABECO đạt
675,7 triệu lít, với lợi nhuận trước thuế 952 tỷ đồng. Trước đó, năm 2016, HABECO đã đạt
sản lượng 724 triệu lít, tăng 7% so với năm 2015, lợi nhuận sau thuế đạt 796 tỷ đồng. Năm
2015 lợi nhuận sau thuế là 938 tỷ đồng.
Uy tín thương hiệu Bia Hà Nội không những thể hiện ở chữ tín với khách hàng về
chất lượng, giá cả và dịch vụ mà còn chính là ở sự quan tâm đến ý kiến của các nhà phân
phối và các phản hồi của khách hàng. Trong 3 năm qua, HABECO đã liên tục quản lý sản
xuất được đầu tư nâng cấp lên, cải tiến tổ chức những chương trình tri ân khách hàng, mở
rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và cung cố công tác marketing.
Nhằm nắm giữ được thị phần, duy trì và phát triển thương hiệu chỉ thành công với
những doanh nghiệp đó đem lại cho khách hàng những sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, có dịch vu
sau bán hợp lý. Nắm bắt rõ điều này, HABECO đã và đang không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao phát triển hoạt động marketing, phát triển thương hiệu.
Trong những năm trở lại đây, HABECO đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm,
đa dạng hóa mẫu mã như Bia Hà Nội nhãn xanh, Bia Trúc Bạch, Bia lon Hà Nội, Bia chai
Hà Nội… Đồng thời HABECO tăng cường các hoạt động sau bán hàng như khuyến mãi và
dịch vụ chăm sóc khách hàng, có những hoạt động đến thăm tình hình của các nhà phân
phối về việc hướng dẫn họ cách bảo quản bia cho phù hợp, hoạt động hỗ trợ đổi trả những
sản phẩm lỗi. Ngoài ra HABECO còn chú trọng các khâu quản lý chất lượng, hoàn thiện hệ
thống các kênh phân phối. Từ tất cả các hoạt động này đều nhằm phát triển xây dựng hình

ảnh thương hiệu Bia Hà Nội trong lòng khách hàng.
Để định vị thương hiệu Bia Trúc Bạch, HABECO đã gắn sản phẩm vào một chương
trình âm nhạc đẳng cấp cao nhất Việt Nam là Trúc Bạch Beer Private Concert gần đây.
HABECO đã nhận thức được rằng, để lôi cuốn, hấp dẫn người tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu
thụ, bên cạnh yếu tố chất lượng, HABECO cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng các hoạt
động quản trị marketing, quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu của mình, nâng cao chất
lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn ISO, quản lý chất lượng.

10


Trong thời gian sắp tới sẽ còn nhiều cơ hội và thách thức, HABECO cũng cần tập
trung hơn trong mọi hoạt động để giữ vững và đẩy mạnh phát triển thương hiệu với các sản
phẩm có “Bí quyết duy nhất, truyền thống trăm năm”.
3.1.2. Hạn chế
Mặc dù HABECO là một thương hiệu lớn đã có uy tín trên thị trường, được nhiều
người tiêu dùng biết đến và hâm mộ tuy nhiên HABECO chưa đầu tư cho việc quảng cáo,
hoạt động marketing, truyền thông, PR của mình. Ngược lại các công ty trong ngành khác
lại rất chú trọng trong lĩnh vực này, dẫn chứng là SABECO chi đậm cho hoạt động
marketing trong năm 2017 là 790 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi
HABECOchi cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ tăng hơn gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 223
tỷ đồng. Con số này gần tương đương với số tiền chi ra cho cả năm 2016 và bằng 75% chi
phí quảng cáo, khuyến mại của cả năm 2017.
Trong báo cáo phân tích của Tổng Công ty nghiên cứu cho rằng mặc dù HABECO là
thương hiệu biểu tượng ở miền Bắc, nhưng đây chỉ là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, vừa
túi tiền. Việc đánh mất thị phần tại phân khúc tầm trung và cao cấp vào tay Sabeco và
những đối thủ ngoại khiến Habeco "thất thủ" tại ngay thị trường chính.
Một số vấn đề HABECO còn gặp phải và chưa thực hiện tốt như:
- Để thương hiệu HABECO ngày càng phát triển, xứng đáng là một trong những
thương hiệu Quốc gia Việt Nam, HABECO cần phải làm tốt công tác thị trường, quảng bá

thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và quốc tế.
-Ngoải ra, một trong những điểm yếu của hãng bia này còn nằm ở hoạt động
marketing và xây dựng thương hiệu.
3.2. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
- Định hướng 1: Giải pháp quản lý ngân sách cho hoạt động marketing, xây dựng
thương hiệu HABECO thành một thương hiệu mạnh trong nước và ngoài nước.
- Định hướng 2: Kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất của HABECO
- Định hướng 3: Giải pháp hoạt động logisitics cho các nhà phân phối của HABECO

11



×