Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG bảo TÀNG hồ CHÍ MINH – xí NGHIỆP xây DỰNG số 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.11 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..........................................................................iii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 8..............................1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Xí nghiệp xây dựng số 8....................................................1
1.1.1 Tên, địa chỉ của Xí nghiệp xây dựng số 8.........................................................1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty và Xí nghiệp......................1
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp xây dựng số 8.........................................1
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp xây dựng số 8..........................................2
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Xí nghiệp........................2
1.4.1 Cơ sở vật chất.......................................................................................................2
1.4.2 Mạng lưới hoạt động..........................................................................................3
PHẦN 2 : CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG SỐ 8..................................................................................................................4
2.1 Chính sách quản lý các nguồn lực........................................................................4
2.1.1 Nguồn vốn và chính sách sử dụng nguồn vốn....................................................4
2.1.2 Chính sách quản lí nguồn nhân lực....................................................................4
2.2 Chiến lược và chính sách kinh doanh...................................................................5
2.2.1 Chiến lược kinh doanh........................................................................................5
2.2.2 Chính sách kinh doanh........................................................................................6
PHẦN 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 8 GIAI ĐOẠN 2015-2017...........................8
3.1 Thực trạng hoạt động thương mại của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn
2015-2017...................................................................................................................... 8
3.1.1 Hoạt động mua hàng của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn 2015-2017..........8
3.1.2 Hoạt động bán hàng của Xí nghệp xây dựng số 8..............................................8
3.1.3 Kết quả hoạt động thương mại............................................................................9



3.2 Thực trạng hoạt động trên thị trường trong giai đoạn 2015 -2017..................11
PHẦN 4 : TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KINH
TẾ, THƯƠNG MẠI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP......12
4.1.Tác động của chính sách vĩ mô đến công ty.......................................................12
4.1.1 Công cụ lãi suất, tín dụng.................................................................................12
4.1.2 Công cụ thuế quan.............................................................................................12
4.2. Chính sách quản lý và phát triển của xí nghiệp...............................................13
4.2.1 Chính sách quản lý chất lượng.........................................................................13
4.2.2 Chính sách phát triển thị trường.......................................................................13
4.2.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực.............................................................14
PHẦN 5 : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG SỐ 8......................................................................................................15
5.1 Năng lực cạnh tranh............................................................................................15
5.2 Giá cả chi phí đầu vào.........................................................................................15
5.3 Hiệu quả, an toàn lao động của công nhân viên................................................15
5.4 Giải ngân vốn chậm và ảnh hưởng của lạm phát..............................................16
5.5 Chất lượng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị.............................................16
PHẦN 6 : ĐỀ XUẤT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN..................................................17


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp.....................................................2
Bảng 1. Tình hình nguồn vốn của Xí nghiệp giai đoạn 2015-2017................................4
Bảng 2. Sản lượng nhập nguyên vật liệu phân phối cho các dự án công trình giai đoạn
2015-2017...................................................................................................................... 8
Bảng 3. Doanh thu phân phối nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án công trình giai
đoạn 2015-2017.............................................................................................................9
Bảng 4: Kết quả hoạt động thương mại của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn 20152017............................................................................................................................. 10



PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 8
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh công ty cổ phần xây
dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh – Xí nghiệp xây dựng số 8.
1.1.1 Tên, địa chỉ của Xí nghiệp xây dựng số 8
- Tên công ty: Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh – Xí
nghiệp xây dựng Số 8.
- Loại hình hoạt động: Xây dựng, thương mại, đầu tư.
- Mã số thuế: 0100105077-005 (17/04/2007)
- Trụ sở: Số 381 Đội Cấn – P.Cống Vị - Q.Ba Đình – TP.Hà Nội.
- Tel:(+84.24)38327414
- Email:
- Fax: (+84.24)38329026
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty và Xí nghiệp
Công ty CPXD Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập năm 1975 sau khi khánh
thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiền thân của Công ty CPXD Bảo tàng Hồ Chí
Minh chính là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; với tên gọi ban đầu
là Công trường xây dựng 75808. Qua nhiều quá trình hoạt động phát triển, năm 2005,
theo Quyết định của Bộ xây dựng, Công ty thực hiện cổ phần hóa doanh nghiêp và đổi
tên thành Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (cho đến nay).
Xí nghiệp xây dựng số 8 được thành lập vào ngày 08/03/2007 và từ đó đến nay,
xí nghiệp đã tích cực hoạt động, đạt được những thành quả tích cực, góp phần lớn cho
sự phát triển của tổng công ty cũng như bộ mặt cơ sở hạ tầng, chất lượng kinh tế của
đất nước.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp xây dựng số 8
- Xí nghiệp có chức năng thực hiện:
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao dịch vận tải, thủy lợi, bưu
điện, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đường dây, trạm biến

áp.
+ Kinh doanh, phân phối vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện
kim loại cho xây dựng.
+ Lắp đặt thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất.
+ Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng.
+ Đầu tư kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái, khách sạn và lữu hành.
- Nhiệm vụ cụ thể của Xí nghiệp:
1


+ Hoàn thành các hợp đồng, công trình trọng điểm của công ty.
+ Nâng cao dịch vụ tại các khu nhà do công ty làm chủ và cho thuê.
+ Khai thác hết diện tích cho thuê của công ty.
+ Đẩy mạnh các hoạt động như đầu tư tài chính, bất động sản.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp xây dựng số 8
Bộ máy của xí nghiệp được tổ chức một cách gọn nhẹ đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh trong thời kỳ mới với bộ máy tổ chức bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc
và các phòng ban chức năng là phòng nhân sự, phòng kế toán tài chính, phòng kinh
doanh, phòng kỹ thuật và an toàn chất lượng.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Kế toán tàiPhòng
chính
Kinh doanh
Nhân sự

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động của Xí nghiệp

1.4.1 Cơ sở vật chất
Xí nghiệp luôn chú trọng đến việc cải thiện chất lượng cơ sở vật chất nhằm nâng
cao khả năng làm việc của đội ngũ công nhân viên và chất lượng hiệu quả làm việc
cũng như kết quả hoạt động. Xí nghiệp có trụ sở làm việc chính với các phòng ban
được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cùng hệ thống kho bãi chuyên trách rộng đầy đủ
thiết bị chuyên dụng nhằm phục vụ hoạt động của Xí nghiệp. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, với đặc điểm hoạt động xây dựng, kinh doanh của mình, Xí
nghiệp đã trang bị nhiều trang thiết bị kỹ thuật khác nhau. Đại đa số các thiết bị thuộc
thế hệ tương đối mới được nghiên cứu và nhập từ nhiều nước công nghiệp như: đầm bàn,
2


máy cắt, máy khoan của Nhật Bản; máy trộn bê tông, máy vận một trục của Trung Quốc;
máy phun sơn của Hàn Quốc; máy kinh vĩ, máy uốn sắt của Đức; máy hàn của Nga.
1.4.2 Mạng lưới hoạt động
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển với sự nỗ lực phấn đấu của ban giám
đốc và toàn thể công nhân viên, đến nay, Xí nghiệp đã trải rộng hoạt động xây dựng
khắp các miền trên đất nước,đặc biệt là các trung tâm, thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đã nẵng, Huế,… Các công trình, dự án từ quy mô nhỏ, trung
bình và lớn đều được thực hiện với sự lỗ lực hoàn thành tốt nhất, đáp ứng đúng và đầy
đủ ngày càng cao các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư.

3


PHẦN 2 : CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG SỐ 8
2.1 Chính sách quản lý các nguồn lực
2.1.1 Nguồn vốn và chính sách sử dụng nguồn vốn.

Công ty có một số hình thức huy động vốn chủ yếu như vay vốn từ các ngân
hàng thương mại phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án dầu tư mở
rộng kinh doanh; tín dụng thuê mua ký kết các hợp đồng về thuê tài sản để sử dụng và
có thể mua từng phần tài sản đó với những điều kiện thích hợp và có lợi cho tài chính
công ty; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bảng 1. Tình hình nguồn vốn của Xí nghiệp giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2015
54.836.374
27.275.987
27.560.387

Năm 2016
Năm 2017
Tổng tài sản
69.748.944
87.933.394
Tổng nợ phải trả
35.572.928
55.893.095
Nguồn vốn CSH
34.176.016
36.040.299
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015-2017)
Sử dụng vốn kinh doanh là một khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh, khi đầu tư trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải phải xem
xét kỹ lưỡng công dụng của tài sản đó có thực sự phù hợp với nhu cầu kinh doanh của
công ty, tránh đầu tư lãng phí, góp phần định hướng đầu tư đúng. Với nguồn vốn lưu
động, tùy theo tình hình kinh doanh cụ thể, chiến lược kinh doanh trong từng thời
điểm mà công ty có chính sách dữ trự và lưu hành vốn hợp lý. Với tài sản cố định,

trình độ và ý thức sử dụng, bảo quản tài sản của cán bộ công nhân viên được nâng cao.
Đồng thời thường xuyên bảo dưỡng tài sản cố định để duy trì công suất làm việc của
nó. Có biện pháp thu hồi đối với những tài sản dài hạn không đem lại giá trị kinh tế
sao nhằm đưa vốn vào lưu thông và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao. Khai thác
triệt để tối đa giá trị sử dụng của tài sản, tăng cường công tác kiểm tra các phương tiện
vận tải hay máy móc, tránh hư hỏng nặng.
2.1.2 Chính sách quản lí nguồn nhân lực.
Chính sách lương, đãi ngộ
- Xí nghiệp tổ chức làm việc 8h/ngày từ thứ 2 đến thứ 7, thời gian làm việc
sáng từ 8h00-12h00 chiều từ 13h30-17h30. Thứ 7 làm việc từ 8h00-12h00.
- Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ chủ nhật và được nghỉ phép hằng năm, nghỉ lễ tết
theo điều 73, điều 74, điểu 75, điều 76, điều 77, điều 78, điều 79 Bộ luật lao động.

4


- Có mức lương cơ bản của mỗi nhân viên được xác định dựa vào mức lương
tối thiểu theo quy định của Xí nghiệp và theo bậc công việc.
- Lương năng suất tính theo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và lĩnh
vực đảm nhiệm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng.
- Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu thì Ban Giám đốc và Công đoàn tính toán,
điều chỉnh tương ứng với mức tăng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Phụ cấp gồm: phụ cấp khu vực (theo quy định của Công ty), phụ cấp khác
(theo quy định của Công ty).
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- Công ty lập BHXH căn cứ vào thời gian tham gia vào Công ty, Công ty đóng
17%, cá nhân đóng 7% tiền lương cấp bậc chức vụ.
- Bảo hiểm y tế Công ty đóng 3%, cá nhân đóng 1,5% mức lương cấp bậc,
chức vụ.
- Bảo hiểm thất nghiệp Công ty đóng 1%, cá nhân đóng 1% mức tiền lương

cấp bậc, chức vụ.
- Người lao động đóng 1% kinh phí công đoàn trên tổng tiền lương thực nhận.
- Được xét nâng lương theo bậc lương quy định của Công ty theo Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Chính sách đào tạo
- Được cử đi học nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ,... theo
quy định của Công ty.
- Được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc, bồi thường thôi việc,
bồi thường theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Công ty.
- Công ty có chế độ lương, thưởng rõ ràng cho lao động, đầu tư cho nhân viên
đi tập huấn, học tập các khóa nghiệp vụ kinh doanh.
2.2 Chiến lược và chính sách kinh doanh
2.2.1 Chiến lược kinh doanh
Với mục đích xác định giới hạn, phạm vi và cơ chế hoạt động, đồng thời hướng
dẫn phân công trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện
chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược theo cá mục
tiêu chiến lược và chiến thuật nhất định.
Chiến lược thị trường: Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh cùng những mục
tiêu xác định, phân tích môi trường kinh doanh cho thấy Xí nghiệp đã có những
phương hướng xâm nhập thị trường, đồng thời có nhiệm vụ xác định và cụ thể hóa
từng bước hoàn thành mục tiêu. Chiến lược thị trường của Xí nghiệp được đề ra với
5


chiến lược thị trường mở rộng lựa chọn kinh doanh theo nhiều thị trường với những tỷ
lệ khác nhau trong đó có các thị trường chính và thị trường hỗ trợ chiến lược thị
trường tổng hợp không chỉ hoạt động trong phạm vi thị trường xây dựng, mua bán và
cho thuê bất động sản mà còn vươn ra chiếm lĩnh các thị trường khác như: vận tải, sản
xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu...

Chiến lược đấu thầu
Do đặc điểm kinh doanh trong ngành xây dựng và đây là những chính sách hết
sức đặc thù của Xí nghiệp bao gồm như sau:
 Chiến lược đấu thầu dựa chủ yếu vào ưu thế về giá khi xét thấy Xí nghiệp
không có ưu thế về mặt kỹ thuật, công nghệ so với các nhà thầu khác nưng lại có ưu
thế tiềm tàng nào đó để giảm chi phí xây dựng như khai thác được nguồn vật liệu với
giá thấp; liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng phương án
tổ chức thi công tối ưu...
 Chiến lược đấu thầu dựa chủ yếu vào ưu thế kỹ thuật công nghệ áp dụng khi
Xí nghiệp có ưu thế về công nghệ, trình độ đội ngũ lao động hoặc các máy móc thiết bị
chuyên dụng mà đối thủ cạnh tranh còn thua kém.
 Chiến lược đấu thầu dựa vào các ưu thế ngoài kinh tế như ưu thế về đặc
quyền của Xí nghiệp, sự tín nhiệm và chất lượng công trình đã tạo trước đó, những
mối quan hệ đã có với chủ công trình trong quá trình hợp tác lâu dài.
Chiến lược phát triển con người
 Tổ chức sử dụng nguồn nhân lực theo các phương án chiến lược đã xác định
nhằm khai thác tốt năng lực trí tuệ và sức lao động của đội ngũ công nhân viên, bố trí,
sắp xếp phân công lao động hợp lí nhằm sử dụng có hiệu quả yếu tố lao động.
 Nâng cao, mở lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ thuật cho công nhân
viên


Tạo các động lưc kinh tế như chính sách thù lao hợp lí, chế độ lương thưởng

rõ ràng.
 Tạo các động lực tinh thần như đề cao lòng tự trọng, lương tâm, đạo đức
nghề nghiệp, tăng cường hoạt động thi đua sản xuất.
2.2.2 Chính sách kinh doanh
Chính sách cạnh tranh
Trong năm vừa qua, thị trường bất động sản và thị trường mua bán nguyên vật

liệu xây dựng Việt Nam đã có những biến chuyển mạnh mẽ, từ chỗ tập trung vào các
bất động sản có giá trị cao thì xu hướng hiện nay đang nghiêng về phân khúc căn hộ có
giá trị trung bình và thấp vì phân khúc này phù hợp với khả năng tài chính của đa số

6


người mua. Tuy nhiên, trước việc các chủ đầu tư dự án dịch chuyển về phân khúc này
ngày càng nhiều, nguồn cung tăng thêm, tạo áp lực cạnh tranh trong phân khúc này. Đã
qua thời kì người mua nhà đổ xô đến các dự án để tranh nhau mua căn hộ, thị trường
đã thay đổi và công ty đầu tư phải điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của
thị trường.
Tại thị trường Hà Nội đang xuất hiện cuộc cạnh tranh giữa nhà ở thương mại và
nhà ở xã hội. Chính sách cạnh tranh trên thị trường của công ty đặt ra phải xác định rõ
tại cùng một vị trí, với mức giá bán ngang nhau, nhà ở xã hội vốn nhiều rào cản có thể
cạnh tranh dễ dàng với nhà ở thương mại hay không? Từ việc nắm bắt được những hạn
chế của nhà ở xã hội, công ty tổ chức đầu tư dự án nhà ở thương mại và nâng cao cạnh
tranh theo cách điều chỉnh diện tích căn hộ, hạ giá thành hợp lí đồng thời hỗ trợ lãi
vay, kèm theo đó là rất nhiều các cam kết nhằm thu hút được dòng vốn.

7


PHẦN 3 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH – XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 8 GIAI ĐOẠN 2015-2017
3.1 Thực trạng hoạt động thương mại của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn
2015-2017
Xí nghiệp hoạt động thương mại trên vai trò nhà phân phối của nhà máy sản xuất
vật tư trong nước. Ngoài ra còn cung cấp vật tư nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn yêu

cầu của các dự án thuộc trong và ngoài Xí nghiệp.
3.1.1 Hoạt động mua hàng của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn 2015-2017
Bảng 2. Sản lượng nhập nguyên vật liệu phân phối cho các dự án công trình
giai đoạn 2015-2017
Loại NVL

Đơn
vị
tính

Nguồn mua

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Dầu Diezel

Lít

Kho xăng dầu Quy Nhơn

63.381

92.193

95.019


Gạch

Viên

567.920

893.029

1.148.393

Xi măng

Kg

338.392

383.202

320.292

Đá

Kg

529.292

639.335

693.392


Thép

Kg

240.394

283.292

229.933

Công ty gạch
Mỹ Quang
Công ty TNHH
Tân Hiệp Lợi
Công ty TNHH Thuận
Đức
Công ty cổ phần tập đoàn
Hòa Phát

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng nhập mua gạch tăng mạnh nhất đến 102,2%
năm 2017 so với năm 2015, sản lượng dầu Diezel tăng 49,9%, đá tăng 31% trong giai
đoạn này, song sản lượng nhập mua xi măng giảm 5,3%, thép giảm 4,35%. Nhìn
chung Xí nghiệp có sự tăng lên đáng kể của việc nhập mua các nguyên liệu đầu vào,
mở rộng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015-2017 song tốc độ tăng chưa đồng
đều và có sự chững lại ở sản lượng nhập mua xi măng và thép.
3.1.2 Hoạt động bán hàng của Xí nghệp xây dựng số 8
Xí nghiệp thực hiện phân phối nguyên vật liệu từ các nhà máy như dầu Diezel,
gạch, đá, sắt thép xây dựng, xi măng,… cho các công trình trên nhiều thị trường. Các
dự án đã tham gia cung cấp nổi bật như công trình đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng;


8


khu đô thị Tây Hồ Tây, khu chung cư Sầm Sơn-Thanh Hóa; nhà máy SXULI(VN); nhà
máy dệt nhuộm Nam Định; Đại học Thủy Lợi Hưng Yên; khu HH1-Mễ Trì…
Bảng 3. Doanh thu phân phối nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án công trình
giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Nghìn đồng
Loại NVL

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Dầu Diezel

7.829.939

8.493.392

9.463.322

Gạch

2.920.029

3.202.22


4.022.204

Xi măng

2.291.302

2.639.292

2.579.202

Đá

848.593

909.930

1.000.938

Thép

947.954

1.066.963

959.933

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Ngoài các loại nguyên vật liệu chủ yếu trên, Xí nghiệp còn thực hiện phân phối
một số loại nguyên vật liệu khác như ống các loại, lưới địa kỹ thuật,… cho các công

trình dự án.
3.1.3 Kết quả hoạt động thương mại
Phân tích tình hình phân phối mua bán nguyên vật liệu xây dựng của Xí nghiệp
ta có bảng số liệu hoạt kết quả hoạt động thương mại của Xí nghiệp như sau:

9


Bảng 4: Kết quả hoạt động thương mại của Xí nghiệp xây dựng số 8 giai đoạn
2015-2017
Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
sau thuế

14.939.230
14.294.955

17.016.928
16.389.930


19.683.922
19.001.029

So sánh
năm
2016/2015
(%)
113,90
114,66

515.420

501.598

545.514

97,31

So sánh
năm
2017/2016
(%)
115,67
115,93
108,76

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Qua bảng số liệu vè kết quả hoạt động thương mại của Xí nghiệp trong giai đoạn
2015-2017, có thể nhận thấy:

Doanh thu hoạt động thương mại của Xí nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm
2015 tổng doanh thu đạt 14.939.230 (nghìn đồng). Bước sang năm 2016-2017, doanh
thu Xí nghiệp có sự tăng lên đạt mức 17.016.928 (nghìn đồng) năm 2016, tăng 13,90%
so với năm 2016 và 19.683.922 (nghìn đồng) năm 2017, tăng 15,67% so với năm
2016.
Về phần chi phí của Xí nghiệp trong giai đoạn này, có thể thấy chi phí mà Xí
nghiêp bỏ ra có xu hướng tăng giống như doanh thu. Nguyên nhân cơ bản do chi phí
nhập mua nguyên vật liệu tăng khi Xí nghiệp mở rộng hoạt động và gia tăng các hợp
đồng phân phối cho các dự án công trình. Tốc độ tăng năm 2016/2015 là 14,66%, năm
2017/2016 là 15,93%. Tốc độ tăng chi phí năm 2016 cao hơn so với tốc độ tăng doanh
thu năm 2015 nên lợi nhuận sụt giảm. Do vậy Xí nghiệp cần chú trọng đến việc tiết
giảm chi phí tốt nhất để có thể mang lại lợi nhuận sao hơn trong những năm tiếp theo.
Lợi nhuận sau thuế xí nghiệp thu được trong giai đoạn này đã có sự động không
nhỏ. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế giảm dù doanh thu doanh nghiệp vẫn tăng và chỉ
đạt 501.598 (ngìn đồng), giảm 2,69% so với năm 2015. Nguyên nhân là do tốc độ tăng
chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Tuy nhiên bước sang năm 2017, lợi nhuận sau
thuế đạt 545.514 (nghìn đồng), tăng 8,76% so với năm 2016. Nguyên nhân trước hết
do các điều kiện khách quan của nền kinh tế vĩ mô đang có tăng trưởng trở lại. Cùng
với đó là việc Xí nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng phân phối cung cấp hơn, cải
thiện hệ thống máy móc, kỹ thuật trong quá trình hoạt động.
Có thể thấy rằng các chỉ tiêu về kết quả hoạt động thương mại của Xí nghiệp đã
có sự tiến bộ đáng kể, tuy nhiên Xí nghiệp vẫn cần cố gắng lỗ lực hơn nữa để phát
triển ổn định, bền vững trên thị trường.
10


3.2 Thực trạng hoạt động trên thị trường trong giai đoạn 2015 -2017
Thị trường hoạt động của Xí nghiệp thay đổi theo các năm nhưng chủ yếu ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Xí nghiệp có vị thế tốt
đó là nằm ở vùng trung tâm thành phố Hà Nội, đây là cơ hội tốt để công ty phát triển

hoạt động của mình. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh
tế, văn hóa chính trị vì vậy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực sự là thị trường
tiềm năng rất lớn cho xí nghiệp tổ chức hoạt động và phát triển hoạt động của mình.
Bảng Cơ cấu thị trường của Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: %
Thị trường
Miền Bắc
Miền Nam
Miền Trung

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
57,80
52,25
37,77
23,21
30.77
31,46
18,99
21,48
30,77
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Ta thấy thị trường của công ty tập trung ban đầu vào thị trường miền Bắc và ngày
càng mở rộng ra thị trường miền Nam và miền Trung nhằm tạo được sự tăng trưởng từ
việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Năm 2015 thị trường miền Bắc chiếm 57,80% tổng cơ cấu thị trường trong khi
đó miền Nam là 23,21% và miền Trung là 18,99%. Năm 2015, miền Nam và miền
Trung có cơ cấu thị trường tương đối đồng đều. Đến năm 2016 thị trường miền Bắc đã

giảm xuống còn 52,25% thay vào đó thị trường miền Nam và thị trường miền Trung
tăng lên cụ thể thị trường miền Nam tăng 7,56%, thị trường miền Trung tăng 2,49%
tổng thị trường cung cấp của Xí nghiệp so với năm 2015. Thị trường Miền Trung tăng
đột biến năm 2016 chiếm thị phần là 21,48% thì năm 2017 chiếm thị phần 30,77%, thị
trường miền Bắc đã giảm mạnh năm 2016 thị phần là 52,25% thì năm 2017 chỉ còn
37,77% tổng thị phần. Thị trường miền Trung tăng nhanh lí do là vì trong những năm
gần đây, sự phát triển của các dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch được triển khai mạnh mẽ
tại khu vực này, đặc biệt là ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.

11


PHẦN 4 : TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ KINH
TẾ, THƯƠNG MẠI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
4.1.Tác động của chính sách vĩ mô đến công ty
Các chính sách quản lí kinh tế thương mại của Nhà nước là các nhân tố tác động
liên tục đến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa
tạo ra cơ hội, vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của Xí nghiệp. Hoạt động kinh
doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tô này, xu hướng hoạt động
và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
4.1.1 Công cụ lãi suất, tín dụng
Công cụ lãi suất
Lãi suất huy động bằng VND tương đối ổn định. Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy
động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ
hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6
tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn
trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Lãi suất huy động bằng USD tương đối ổn định: Hiện nay lãi suất huy động USD
của TCTD phổ biến ở mức 0 %/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Với mức lãi suất cho vay cao của NHTM, Xí nghiệp phải đạt mức lãi cao hơn

nữa trong bối cảnh thị trường khó khăn thì mới có thể đáp ứng điều kiện. Khi lãi suất
cho vay của NHTM tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm
suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp, gây ra tình trạng
thua lỗ, phá sản trong hoạt động kinh doanh.
Công cụ tín dụng hỗ trợ các công ty
Theo Nghị quyết số 35/NQ - CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển công ty
đến năm 2020, ban hành ngày 16/5/2016, Chính phủ yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì,
phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh
hoạt, chặt chẽ, duy trì mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý, đồng thời bảo đảm
mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các công ty.Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số
giải pháp nhằm hỗ trợ công ty, nhất là công ty nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng... Điều
này giúp Xí nghiệp dễ dàng trong việc vay vốn, hưởng trợ cấp từ nhà nước, cố gắng vì
mục tiêu phát triển đất nước.
4.1.2 Công cụ thuế quan
Đã có điều chỉnh chính sách thuế để hỗ trợ công ty chủ động trong đầu tư phát
triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh khi thời điểm thực hiện các cam kết giảm
12


dần tiến tới bỏ hàng rào thuế quan theo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đang tới
gần (2 - 3 năm). Hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ ngành về “Cơ chế hỗ
trợ thuế nhập khẩu cho các linh kiện để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế trong
nước”, trong đó đưa ra 15 loại trang thiết bị y tế nhập khẩu dự kiến được áp dụng mức
thuế suất 0% hoặc mức thuế thấp nhất trong khung quy định.
Theo đó, đối tượng áp dụng là linh kiện nhập khẩu cho các dự án sản xuất, lắp
ráp trang thiết bị y tế thuộc danh mục trang thiết bị y tế cần ưu tiên nghiên cứu chế tạo
và sản xuất được áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% hoặc bằng mức sàn của khung thuế
suất. Điều kiện được hưởng ưu đãi thuế là, linh kiện do các công ty đáp ứng đủ tiêu
chuẩn sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế trực tiếp hoặc uỷ

thác nhập khẩu. Điều này tạo điều kiện cho Xí nghiệp được hưởng thuế suất 0% trong
việc nhập khẩu các loại trang thiết bị y tế bảo hiểm để đảm bảo an toàn kỹ thuật và sức
khỏe cho nguời lao động. Công ty đang gấp rút hoàn thiện tiêu chuẩn để Bộ Y Tế công
nhận.
4.2. Chính sách quản lý và phát triển của xí nghiệp
4.2.1 Chính sách quản lý chất lượng
Chính sách quản lí chất lượng dựa trên yếu tố cơ bản và có giá trị phục vụ cho
nhiệm vụ, chiến lược và mục tiêu phát triển của Xí nghiệp. Hệ thống quản lí chất
lượng là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh, là công cụ hữu hiệu để sáng tạo và
quản lí hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Tập trung vào quá trình quản lí và liên tục cải tiến dịch vụ của Xí nghiệp.
- Áp dụng và duy trì Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, các yêu cầu cụ thể hiện tại và tương lai.
- Tiếp tục hợp tác với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ.
- Chính sách ưu tiên quản lí chất lượng là “Nhân sự - Công nghệ - Tổ chức”.
- Tuyệt đối đảm bảo chất lượng trong tất cả các giai đoạn cung cấp dịch vụ, trách
nhiệm rõ ràng của nhân sự đối với việc đảm bảo chất lượng.
- Duy trì huấn luyện nhân sự trong lĩnh vực chất lượng, mỗi nhân sự tham gia cải
tiến chất lượng sẽ được khen thưởng.
4.2.2 Chính sách phát triển thị trường.
Xí nghiệp đã đề ra các chính sách nhằm cải thiện công tác nghiên cứu và dự báo
thị trường. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường là một trong những công việc
quan trọng nhất trong quá trình quyết định lượng hàng hóa, nguyên vật liệu nhập về.
Loại sản phẩm cung cấp nào đang được thị trường ưa chuộng và xu hướng phát triển
của nó. Nghiên cứu và dự báo thị trường giúp Xí nghiệp nắm bắt được cơ hội phát
triển, mở rộng thị trường.
13


4.2.3 Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn của từng bộ phận để
có hướng đào tạo hiệu quả đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- Khảo sát và kiểm tra thường xuyên trình độ tay nghề cũng như năng lực chuyên
môn đội ngũ cán bộ công nhân viên từ đó loại bỏ những thành phần thiếu tích cực và
không đáp ứng được điều kiện, đòi hỏi của công việc và đào tạo, bồi dưỡng.
- Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng với đội ngũ nhân lực.
Khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho bản
thân mình để đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.

14


PHẦN 5 : NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TẠI CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH – XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG SỐ 8
5.1 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay cùng với xu thế hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sản xuất
tăng trưởng ngày càng tăng cao, song cùng với những cơ hội cũng là sự ra tăng của các
thách thức mới, của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu cấp thiết trong quá trình hoạt động và phát triển của công ty là
nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh. Trong thời buổi hiện nay ngày càng có nhiều
các doanh nghiệp cùng ngành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng xuất hiện và ngày
càng chuyên nghiệp hơn. Do đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là vô
cùng khốc liệt. Để có thể tận dụng nhiều cơ hội kinh doanh, công ty cần phải có những
giải pháp nâng cao hơn nữa uy tín của mình trên thị trường vì ngoài việc hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng là cốt lõi thì công ty mở rộng hoạt động tham gia đầu tư bất
động sản nhà đất. Vì vậy khi đã có uy tín và tạo dựng được hình ảnh tốt thì việc mở
rộng thị trường của công ty và nâng cao sức cạnh tranh sẽ không còn là việc quá khó
khăn.
5.2 Giá cả chi phí đầu vào

Giá của một số loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xăng dầu,… đếu tăng, gây
ảnh hưởng đến giá thành của công trình, giá thành sản phẩm. Nhất là đối với các công
trình xây dựng mà công ty đã nhận thầu theo hình thức đấu thầu trọn gói thì lại càng
khó khăn hơn. Bởi với đấu thầu trọn gói, công ty khó có thể thương lượng lại với nhà
cung cấp hay chủ đầu tư (bên A) về giá cả trong khi thị trường đang thay đổi hàng
ngày như thế này. Và nếu để ý trên thị trường hiện nay, chúng ta sẽ thấy trong thời
gian qua đã có không ít các công trình đang thi công buộc phải hoãn lại, nhiều người
bỏ thầu,… tất cả do sự biến động không lường trước được của giá cả chi phí đầu vào
hiện nay.
5.3 Hiệu quả, an toàn lao động của công nhân viên.
Vì là công ty làm việc trong ngành xây dựng nên đặc thù lao động của công ty
chủ yếu là làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng
đến sức khỏe, những nguy hiểm do tai nạn nghề nghiệp cho người lao động vì có
những công việc buộc người thợ phải treo mình lơ lửng trên tòa nhà cao tầng giữa điều
kiện nắng nóng. Nếu điều kiện về tình trạng bảo hộ lao động không được chú trọng,
không chấp hành những quy định của pháp luật về an toàn lao động, người lao động

15


chủ quan trong an toàn công việc thì có thể xảy ra nhiều vụ việc tai nạn nghiêm trọng
ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của công nhân.
5.4 Giải ngân vốn chậm và ảnh hưởng của lạm phát.
Hiện nay việc giải ngân vốn cho đầu tư xây dựng thường chậm, quá trình hoàn
tất hồ sơ cũng như thống nhất, phê duyệt, quyết toán giữ chủ đầu tư và nhà thầu
thường mất rất nhiều thời gian. Tình trạng chủ đầu tư đang xu hướng nợ dây dưa,
chậm thanh toán cho các công ty xây dựng xảy ra rất nhiều. Và có trường hợp công ty
không thu hồi được hết vốn. Hiện tượng nợ thanh toán công trình có thể xảy ra. Do
vậy công ty cần đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tránh gặp phải những tình huống
như thế này.

Hơn nữa công ty đang phải chứng kiến và gánh chịu hậu quả của mức lạm phát
quá cao như hiện nay, mặc dù bộ phận chính trị đã có những chính sách để phòng ngừa
song hiệu quả của những giải pháp đó chưa thể có tác dụng trong ngày một ngày hai.
Vậy nên hầu hết giá cả cá nguyên vật liệu, gas, xăng,… đều tăng cao làm tăng giá
thành công trình, giá thành sản phẩm của công ty.
5.5 Chất lượng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị
Với việc khoa học công nghệ hiện nay đang thay đổi với tốc độ chóng mặt qua
từng ngày cho nên nhiệm vụ của công ty phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ nhằm
nhanh chóng nắm bắt được xu thế của thị trường, góp phần nâng cao kết quả và hiệu
quả kinh doanh.
Hiện tại, một số điểm còn yếu trong công nghệ kĩ thuật máy móc của doanh
nghiệp. Việc tính toán đầu tư các bộ phận thiết yếu chưa cân đối, nhiều trang thiết bị
lỗi thời, chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Chưa tận dụng triệt để trang thiết bị máy
móc hiện có trong công ty, quá trình bảo dưỡng máy móc theo định kì còn gián đoạn,
cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty mới cử cán bộ đến sửa chữa đảm bảo các trục
trặc được sửa chữa.
Quá trình tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, năng
lực công nghệ của công ty để lực chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp còn chưa
được thật sự chú trọng, đẩy mạnh tiến trình nâng cao hiệu quả cho công ty.

16


PHẦN 6 : ĐỀ XUẤT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công
ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh-Xí nghiệp xây dựng số 8.
Đề tài 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh-Xí nghiệp xây dựng số 8.

17




×