Tải bản đầy đủ (.pdf) (368 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của hai loài Giảo cổ lam Gynostemma sp. tại Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.26 MB, 368 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

THÂN THỊ KIỀU MY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA HAI LOÀI GIẢO CỔ LAM
GYNOSTEMMA SP. TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

THÂN THỊ KIỀU MY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG
SINH HỌC CỦA HAI LOÀI GIẢO CỔ LAM
GYNOSTEMMA SP. TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN


MÃ SỐ: 62.72.04.06

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Thanh Kỳ

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Phạm Thanh Kỳ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả

Thân Thị Kiều My


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được
nhiều hỗ trợ từ trường Đại học Dược Hà Nội, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, được sự ủng hộ của bạn bè và gia đình.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Phạm
Thanh Kỳ - người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và khích
lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy cô giáo, nhóm nghiên cứu và các cán bộ đồng nghiệp tại bộ môn
Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội ;
Các thầy cô giáo, các cán bộ tại bộ môn Thực vật, bộ môn Dược học cổ
truyền, bộ môn Công nghiệp dược, bộ môn Dược lý – trường Đại học Dược Hà
Nội ;

Các cán bộ Phòng Đào tạo sau đại học, trường Đại học Dược Hà Nội ;
Các cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ;
Các cán bộ tại Bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội ;
đã giúp đỡ về chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận
án này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các
cán bộ phòng ban, các bộ môn chuyên ngành trong trường Đại học Dược Hà
Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng vô cùng cảm kích với sự ủng hộ của bạn bè và động viên của
gia đình tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thân Thị Kiều My


MỤC LỤC
 
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 
TỔNG QUAN ................................................................................ 3 

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Gynostemma Blume .................................... 3 
1.1.2. Phân bố các loài của chi Gynostemma Blume .................................. 4 
1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma Blume............................... 5 
1.1.4. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Gynostemma Blume .. 6 
1.1.5. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử định danh các loài thuộc chi
Gynostemma Blume .......................................................................................... 7 

1.2.1. Thành phần hóa học loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino ... 10 
1.2.2. Thành phần hóa học hai loài là đối tượng nghiên cứu .................... 27 

1.3.1. Tác dụng sinh học ........................................................................... 28 

1.3.2. Độc tính ........................................................................................... 39 

NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 42 

2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu .................................................................. 42 
2.1.2. Hóa chất, dung môi ......................................................................... 43 
2.1.3. Trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ............................................. 44 

2.2.1. Nghiên cứu về thực vật ................................................................... 45 


2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học...................................................... 47 
2.2.3. Đánh giá độc tính cấp và các tác dụng sinh học ............................. 49 
2.2.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 55 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 56 

3.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật ............................................................ 56 
3.1.2. Kết quả nghiên cứu sinh học phân tử.............................................. 58 
3.1.3. Kết quả giám định tên khoa học hai mẫu nghiên cứu ..................... 61 
3.1.4. Kết quả nghiên cứu đặc điểm vi học ............................................... 61 

3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ của hai loài nghiên cứu ............... 66 
3.2.2. Phân lập các hợp chất từ hai loài nghiên cứu ................................. 68 
3.2.3. Xác định cấu trúc hóa học các chất phân lập .................................. 71 

3.3.1. Đánh giá độc tính cấp.................................................................... 114 
3.3.2. Đánh giá tác dụng hạ glucose máu ............................................... 117 
3.3.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa ............................. 118 
3.3.4. Đánh giá tác dụng gây độc với một số dòng tế bào ung thư......... 122 

BÀN LUẬN ................................................................................ 124 

4.4.1. Về tác dụng hạ glucose máu ......................................................... 133 
4.4.2. Về tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa ....................................... 135 
4.4.3. Về tác dụng gây độc tế bào của các saponin phân lập được ......... 137 


KẾT LUẬN ....................................................................................................... 140 

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

Ara

α-L-arabinopyranosyl

ALT

Enzym Alanine Aminotransferase

AST

Enzym Aspartate Aminotransferase


CC

Column Chromatography- Sắc ký cột

COSY

Correclation spectrometry- Phổ COSY

CS%
DEPT
Dl

Cell survival %- % tế bào sống sót
Distorionless

Enhancement

Dược liệu
Dimethyl sulfoxid

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
Electrospray ionization mass spectroscopy -Khối
phổ ion hóa điện tử

EtOH

Ethanol


EtOAc

Ethylacetat

G.

Gynostemma

GCL

Giảo cổ lam

GC-MS
Glc
HL-60
HMBC

Polarisation

Transfer- Phổ DEPT

DMSO

ESI- MS

by

Gas Chromatoghraphy Mass Spectroscopy- Sắc kí
khí kết hợp khối phổ

β-D-glucopyranosyl
Human hepatocellular carcinoma- Tế bào ung thư
bạch cầu người
Heteronuclear multiple bond correlation- Phổ
tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết


Proton
1

H-NMR

Nuclear

Magnetic

Resonance

Spectrography- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
proton

HPLC
HR- ESI- MS
HSCs
HSQC
IC50

High performance liquid chromatography – Sắc
ký lỏng hiệu năng cao
High resolution Electrospray ionization mass

spectrometry- Phổ khối phân giải cao
Hepatic Stellate Cells
Heteronuclear Single Quantum Correlation- Phổ
tương tác dị hạt nhân 1 liên kết
Inhibitory concentration 50%- Nồng độ ức chế
50%

IFN

Interferon

IgG

Immunoglobulin G

IgM

Immunoglobulin M

IR

Infra red – phổ hồng ngoại

ITS

Internal transcribed spacer- nhóm gen nhân

LD50

Lethal dose 50%- Liều gây chết 50%


LDL

Low density lipoprotein- Lipoprotein tỷ trọng
thấp

MDA

Malonyl dialdehyd

MeOH

Methanol

MS
MTT
NMR

Mass spectrometry – Phổ khối
3- (4,5- dimethylthiazol-2-yl)-2,5- diphenyl
tetrazolium bromid
Nulear magnetic resonance – Phổ cộng hưởng từ
hạt nhân


NOESY
OD
OVCAR-8

Nuclear Overhauser Effect Spectrometry -Phổ

hiệu ứng hạt nhân Overhauser
Optical density- Mật độ quang học
Human ovarian cancer cell line- Dòng tế bào ung
thư buồng trứng

PAR

Paracetamol

Rha

L-Rhamnopyranosyl

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

TOF- MS

Time of flight mass spectrometry- Phổ khối đầu
dò thời gian bay

tt

Thể trọng


ttc

Thể trọng chuột

WHO
Xyl

World Health Organization – Tổ chức y tế thế
giới
D- Xylopyranosyl


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 2. Saponin cấu trúc 2α,3β,20β-trihydroxydammar-24-en ................. 11 
Bảng 1. 3. Saponin cấu trúc 3β,12β,20β trihydroxydammar-24en ................. 11 
Bảng 1. 4. Saponin cấu trúc 3β,12β,20R trihydroxydammar-24en ................ 13 
Bảng 1. 5. Saponin cấu trúc 2α,3β,12β,20β-tetrahydroxydammar-24-en....... 13 
Bảng 1. 6. Saponin cấu trúc 3β,19,20β-trihydroxydammar-24-en ................. 14 
Bảng 1. 7. Saponin cấu trúc 3β,12β,19,20β-tetrahydroxydammar-24-en....... 14 
Bảng 1. 8. Saponin cấu trúc 2α,3β,20β-trihydroxydammar-24-en-12-on ...... 15 
Bảng 1. 9. Saponin cấu trúc 3β,20β-dihydroxydammar-24-en-19-al ............. 15 
Bảng 1. 10. Các hợp chất Damulin ................................................................. 16 
Bảng 1. 11. Saponin cấu trúc có nhóm hydroxyl C21 .................................... 17 
Bảng 1. 12. Saponin cấu trúc có nhóm carboxyl C21 ..................................... 18 
Bảng 1. 13. Saponin cấu trúc dammar-25-en .................................................. 19 
Bảng 1. 14. Saponin cấu trúc có hydroperoxyl tại vị trí C25 ......................... 20 
Bảng 1. 15. Saponin cấu trúc 3β,12β,20β,26-tetrahydroxydammar-24-en..... 20 
Bảng 1. 16. Saponin có nhóm hydroperoxyl ở C25 và hydroxyl ở C21......... 21 
Bảng 1. 17. Saponin cấu trúc có mạch thẳng tại C17 biến đổi ....................... 21 
Bảng 1. 18. Saponin cấu trúc 21-23 epoxydammaran .................................... 23 

Bảng 1. 19. Saponin cấu trúc 21-23 lacto-dammaran ..................................... 24 
Bảng 1. 20. Saponin cấu trúc 20-25 epoxydammaran .................................... 24 
Bảng 1. 21. Saponin cấu trúc 20-24 epoxydammaran .................................... 25 
Bảng 1. 22. Các saponin cấu trúc có vòng pentacyclic ................................... 25 
Bảng 1. 23. Tác dụng chống ung thư in vitro của G. pentaphyllum ............... 33 
Bảng 1. 24. Tác dụng chống ung thư thực nghiệm của G. pentaphyllum....... 35 
Bảng 3.1. Trình tự vùng gen ITS-rDNA của các loài/thứ trong chi Gynostemma
thu thập từ Genbank dùng trong nghiên cứu.................................................. 58
Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất trong hai loài .............................. 66


Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của GPWB 4.6………………………….…….77
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của GPWB 3.………………………………….79
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của GPWB 5.15 ................................................. 77 
Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của GPWB5.16 .................................................. 80 
Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của GPWB 6.5. .................................................. 82 
Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của GPWB 6.6 ................................................... 85 
Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của GPWB 8.5 ................................................... 87 
Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của GPWB 8.9 ................................................. 90 
Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của GPWB 8.10 ............................................... 93 
Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của GPWB 11.3 ............................................... 96 
Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của GPWB 11.5 ............................................... 98 
Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của KMV1 ..................................................... 101 
Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của KMV2 ..................................................... 102 
Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của GPL4.10 .................................................. 105 
Bảng 3.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất GPL7.5............................................... 109 
Bảng 3.18. Số liệu phổ của hợp chất GPL12.1 ............................................. 111 
Bảng 3.19. Mối tương quan liều lượng và tỷ lệ % chuột chết ...................... 115 
Bảng 3.20. Mối tương quan liều lượng và tỷ lệ % chuột chết ...................... 116 
Bảng 3.21. Tác dụng hạ glucose máu của Gg, Gb ........................................ 118 

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thuốc thử lên trọng lượng gan chuột ................. 119 
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thuốc thử lên hoạt độ AST huyết thanh chuột .. 120 
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của thuốc thử lên hoạt độ ALT huyết thanh chuột .. 120 
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của thuốc thử lên nồng độ MDA ............................. 121 
Bảng 3.26. Hình ảnh vi thể gan chuột sau 10 ngày uống thuốc.................... 121 
Bảng 3.27. Khả năng gây độc của các mẫu trên 4 dòng tế bào .................... 122 
Bảng 4.1. Các chất phân lập được từ G.burmanicum ................................... 127 
Bảng 4.2. Các saponin phân lập được từ G.guangxiense ............................. 131 


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Sơ đồ mô hình đánh giá tác dụng bảo vệ gan ................................ 52
Hình 3. 1. Ảnh chụp đặc điểm hình thái Giảo cổ lam G1 ............................... 57 
Hình 3. 2.Ảnh chụp đặc điểm hình thái Giảo cổ lam G3 ................................ 58 
Hình 3. 3.Mối quan hệ họ hàng của các mẫu Gynostemma spp. .................... 60 
Hình 3. 4. Nucleotid sai khác trên vùng gen ITS-rDNA giữa thứ G. burmanicum
var. molle (molle) và thứ G. burmanicum var. burmanicum (burmanicum) .. 61 
Hình 3. 5. Nucleotid sai khác (chữ đậm) trên vùng gen ITS-rDNA giữa loài G.
guangxiense (guangxiense) và loài G. compressum (compressum) ............... 61 
Hình 3. 6.Đặc điểm vi phẫu thân G. guangxiense X.X.Chen & D.H.Qin. .... 62 
Hình 3. 7.Đặc điểm vi phẫu lá Gynostemma guangxiense X.X.Chen & D.H.Qin.
......................................................................................................................... 62 
Hình 3. 8. Một số đặc điểm bột Gynostemma guangxiense X.X.Chen &
D.H.Qin. .......................................................................................................... 63 
Hình 3. 9.Đặc điểm vi phẫu lá G.burmanicum King ex Chakrav. var. molle
C.Y.Wu............................................................................................................ 64 
Hình 3. 10. Đặc điểm vi phẫu thân G. burmanicum King ex Chakrav. var. molle
C.Y.Wu............................................................................................................ 64 
Hình 3. 11. Một số đặc điểm bột lá và thân Gynostemma burmanicum King ex
Chakrav. var molle C.Y.Wu. ........................................................................... 66 

Hình 3. 12. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ G. burmanicum King ex Chakrav.
var. molle C.Y. Wu ......................................................................................... 69 
Hình 3. 13. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài G. guangxiense X.X.Chen &
D.H.Qin. .......................................................................................................... 71 
Hình 3. 14.Cấu trúc hợp chất GPWB3.8 ......................................................... 72 
Hình 3. 15. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC chính của GPWB 4.6 ..... 74 
Hình 3. 16. Cấu trúc hợp chất GPWB 3.9....................................................... 75 
Hình 3. 17.Cấu trúc hợp chất GPWB5.14....................................................... 76 


Hình 3. 18. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB
5.15 .................................................................................................................. 79 
Hình 3. 19.Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB 5.16
......................................................................................................................... 81 
Hình 3. 20. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB6.5
......................................................................................................................... 84 
Hình 3. 21. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB 6.6
......................................................................................................................... 86 
Hình 3. 22. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB 8.5
......................................................................................................................... 89 
Hình 3. 23. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB 8.9
......................................................................................................................... 92 
Hình 3. 24. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB
8.10 .................................................................................................................. 95 
Hình 3. 25.Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB 11.3
......................................................................................................................... 98 
Hình 3. 26. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC(H→C) chính của GPWB
11.5 ................................................................................................................ 100 
Hình 3. 27.Cấu trúc hóa học của KMV1....................................................... 102 
Hình 3. 28.Cấu trúc hợp chất KMV2 ............................................................ 104 

Hình 3. 29. Phổ khối phân giải cao của hợp chất GPL 4.10 ......................... 104 
Hình 3. 30. cấu trúc hóa học của hợp chất GPL4.10 .................................... 104 
Hình 3. 31. Một số tương tác HMBC(H→C) chính của GPL4.10 ............... 107 
Hình 3. 32. Cấu trúc hóa học của hợp chất GPL 7.5 .................................... 108 
Hình 3. 33. Phổ khối phân giải cao của hợp chất GPL7.5 ............................ 108 
Hình 3. 34. Cấu trúc hóa học của hợp chất GPL 12.1 .................................. 111 
Hình 4. 1. So sánh đặc điểm hình thái G.guangxiense với bản mô tả ......... 124 


ĐẶT VẤN ĐỀ
 
Giảo cổ lam (Jiaogulan) được biết đến như một loại thực phẩm từ đầu thế kỷ
XV ở Trung Quốc, nhưng phải đến năm 1976, khi nghiên cứu về các chất thay thế
đường cho bệnh nhân tiểu đường, các nhà khoa học Nhật Bản mới phát hiện ra
các saponin trong Giảo cổ lam giống với các saponin trong Nhân sâm [1]. Từ đó
tới nay, những nghiên cứu về Giảo cổ lam đã có rất nhiều kết quả khẳng định giá
trị của loài cây này.
Xuất hiện ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Việt Nam, Giảo cổ lam hiện nay thực tế được khai thác từ một số loài thuộc chi
Gynostemma Blume, với các tên gọi khác nhau: Cổ yếm, ngũ diệp sâm, thất diệp
đởm, cây trường sinh …[2]. Những saponin có cấu trúc dammaran phát hiện trong
cây Giảo cổ lam (Gypenosid) là các hoạt chất được quan tâm nghiên cứu có các
tác dụng nổi bật như hạ lipid, hạ đường huyết, điều tiết khả năng miễn dịch, chống
ung thư, chống độc, chống oxy hóa...
Hiện nay chi Gynostemma Blume có khoảng 19 loài trên thế giới, phân bố
từ vùng nhiệt đới châu Á tới Đông Á. Nơi đa dạng Gynostemma nhất là ở Trung
Quốc, hiện nay đã công bố 14 loài. Khảo sát tại Việt Nam đã phát hiện có một số
loài mọc hoang ở Bắc Kạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình và Yên Bái. Nhóm
nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đã chính thức công bố 5 loài là Gynostemma
pentaphyllum (Thunb.) Markino, Gynostemma longipes C. Y. Wu., Gynostemma

burmanicum King ex Chakrav., Gynostemma compresum X. X. Chen & D. R.
Liang và Gynostemma laxum (Wall.) Cogn [3]. Luận án tiến sĩ của Phạm Tuấn
Anh đã nghiên cứu 3 loài là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Markino,
Gynostemma longipes C. Y. Wu. và Gynostemma laxum (Wall.) Cogn. Còn một
số loài chưa được nghiên cứu.
Vì các lý do trên, để tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả
và khẳng định giá trị của các loài Giảo cổ lam, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của hai loài Giảo
cổ lam Gynostemma sp. tại Việt Nam” được thực hiện với 3 mục tiêu sau:
1


- Mô tả đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học và xác định đặc điểm vi
học hai loài Giảo cổ lam nghiên cứu.
- Nghiên cứu thành phần hóa học của hai loài Giảo cổ lam đã xác định tên
khoa học.
- Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng sinh học (tác dụng hạ glucose
máu, bảo vệ gan, chống oxy hóa của dịch chiết dược liệu và tác dụng trên một số
dòng tế bào ung thư của các chất phân lập được).
 

2


TỔNG QUAN
Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm thực vật của chi Gynostemma Blume
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Gynostemma Blume
Gynostemma Blume có dạng dây leo, sống nhiều năm, thuộc họ Bí
Cucurbitaceae, phân bố rải rác từ dải nhiệt đới châu Á đến đông Á, từ dải địa lý
Himalaya đến Nhật Bản, Malaysia và New Guinea. Chi Gynostemma Blume được

đặt tên bởi Carl Ludwig Blume (1796-1862) vào năm 1825, khi nhà thực vật này
công bố hai loài Gynostemma pedata (sau đổi tên thành G. pedatum) và
Gynostemma simplicifolia (sau này đổi tên thành G. simplicifolium). Từ đó tới
nay các nhà phân loại thực vật học tiếp tục phát hiện và bổ sung nâng tổng số lên
đến 19 loài [4], [5].
Theo hệ thống phân loại thực vật của A. Takhtajan 2009 [6], có thể phân
loại chi Gynostemma Blume. như sau:
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsidachi)
Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
Liên bộ Hoa tím (Violanae)
Bộ Bí (Cucurbitales)
Họ Bí (Cucurbitaceae)
Phân họ Nhandiroboideae
Tông Zanonieae
Chi Gynostemma Blume.
Dựa vào đặc điểm của quả, chi Gynostemma Blume được chia thành hai
phân chi (Subgenus), bao gồm: (i) Subgenus Trirostellum, có dạng quả nang, tự
mở bằng 3 van, và (ii) Subgenus Gynostemma, có dạng quả mọng, không tự mở.
Trirostellum lại được chia thành 2 loạt (Section) là (i) Section Pentagyne và
Section Trirostellae. Các nhà thực vật Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn
Chi cùng quan điểm với hệ thống phân loại này [7], [8].

3


1.1.2. Phân bố các loài của chi Gynostemma Blume
Theo các công bố mới nhất tham khảo trên trang web www.theplanist.org,
chi Gynostemma Blume hiện có 19 loài chính thức. Các loài Gynostemma phân
bố chủ yếu ở từ dải nhiệt đới châu Á đến Đông Á, từ dải Hymalaya (kéo dài từ

Pakistan qua bắc Ấn độ, Butan, Nepal và nam Trung Quốc) tới Nhật Bản,
Malaysia và New Guinea. Trung Quốc là quốc gia có các loài thuộc chi
Gynostemma nhiều nhất, gồm 14/19 loài (trong đó có 9 loài đặc hữu), phân bố
chủ yếu ở phía tây nam Trung Quốc (phía nam tỉnh Thiểm Tây và phía nam lưu
vực sông Trường Giang). Loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino phổ
biến nhất và xuất hiện cả ở Trung Quốc, Băng La Đét, Bu Tan, Ấn Độ, Indonesia,
phía nam Nhật Bản, phía nam Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, New
Guinea, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Một số loài khác như Gynostemma
pentagynum tìm thấy ở Hồ Nam, Gynostemma yixingense có ở Trường Giang, An
Huy, Giang Tô (Trung Quốc), Gynostemma cardiospecmum gặp ở Hồ Bắc, Thiểm
Tây, Tứ Xuyên (Trung Quốc), Gynostemma microspecmum và Gynostemma
aggregatum có ở Vân Nam (Trung Quốc), Gynostemma laxum có ở Quảng Tây,
Hải Nam, Vân Nam (Trung Quốc) và một số nước Đông Nam Á như Indonesia,
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Miến Điện. Loài Gynostemma longipes xuất hiện
ở Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam (Trung Quốc) [9].
Loài Gynostemma burmanicum gọi là Giảo cổ lam Miến Điện được chia thành
2 thứ theo kích thước quả là thứ Gynostemma burmanicum var. burmanicum (biến
thể gốc) phân bố ở Miến Điện, Thái Lan. Thứ Gynostemma burmanicum var.
molle (thứ quả to) có ở phía Bắc và Tây Bắc, Vân Nam. Loài Gynostemma
guangxiense gọi là Giảo cổ lam Quảng Tây là loài đặc hữu phân bố ở Đại Tân,
Long Châu, Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc [9].
Tại Việt Nam, theo các tác giả Võ Văn Chi và Phạm Hoàng Hộ, chi
Gynostemma Blume. có 3 loài là:
- Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino (cổ yếm, thư tràng 5 lá) phân
bố nhiều ở các vùng rừng núi, lùm bụi có độ cao 1-2000m tại nhiều tỉnh Bắc,
Trung, Nam [7], [10].
4


- Gynostemma laxum (Wall.) Cogn. (thư tràng thưa, Cổ yếm lá bóng) thường

xuất hiện ở các rừng thưa tại Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Trị [8], [7].
- Gynostemma pedatum Blume (phân bố ở Ba Vì, Lạng Sơn, Sapa, Ninh
Bình, Hòa Bình [8]. (Loài này theo phân loại www.theplantlist.org là đồng nghĩa
với loài G. pentaphyllum).
Nhóm nghiên cứu Đại học Dược Hà Nội đã bổ sung thêm 3 loài là
Gynostemma longipes C. Y. Wu, Gynostemma burmanicum King ex Chakrav. và
Gynostemma compresum X. X. Chen & D. R. Liang [3].
1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma Blume
Theo một số tài liệu về phân loại thực vật, đặc điểm chung của các loài
trong chi Gynostemma Blume. là cây thảo nhiều năm, có dạng dây leo nhẵn hoặc
có lông [9]. Các loài thường mọc lan ở dưới tán; rễ có củ hoặc không; cành mảnh,
có lông thưa hoặc lông mịn [11].
Lá mọc so le, kép hình chân vịt, 3-9 lá chét, hiếm khi đơn; phiến lá chét
hình trứng – mác, khi khô thường màu xanh. Tua cuốn thường chẻ đôi, ít khi đơn.
Cây đơn tính khác gốc, hiếm khi đơn tính cùng gốc [9], [11].
Hoa đơn tính, cụm hoa chùm hoặc chùy, nách lá hoặc đầu cành; cuống của
hoa có khớp; lá bắc con ở gốc. Hoa đực: ống đài ngắn, 5 thùy; các mảnh hình mác
hẹp; tràng màu xanh hoặc trắng, hình bánh xe (rotate), 5 thùy xẻ sâu; các thùy
hình mác hoặc trứng – mác, mép cuộn vào trong khi là nụ; nhị 5, đính vào gốc
của ống bao hoa; chỉ nhị ngắn, hàn liền; bao phấn đứng, hình trứng, 2 ô, nứt dọc,
trung đới hẹp, nhưng không kéo dài; hạt phấn hình cầu hoặc elip, có sọc/vạch theo
chiều dọc hoặc nhẵn/trơn, tự mở bằng lỗ; nhụy hoa tiêu giảm không có (tiêu giảm
hoàn toàn). Hoa cái có đài và tràng giống hoa đực; có dấu vết nhị lép; bầu hình
cầu, 2 – 5 ô; vòi nhụy 3, hiếm khi 2, 4 hoặc 5, rời nhau; núm nhụy 2 hoặc 1, hình
lưỡi liềm hoặc xẻ răng cưa không đều; noãn 2, treo/rủ trong mỗi ô. Quả mọng
hình cầu, hoặc hình dáng và kích thước giống hạt đậu hoặc quả nang, có 3 thùy từ
đỉnh, đỉnh có u hoặc vết tích của 3 vòi nhụy dài. Có 2 đến 3 hạt hình trứng rộng,
dẹp, có nhú hoặc gai nhú [9], [11].

5



Các nghiên cứu về nhiễm sắc thể cho thấy số nhiễm sắc cơ bản của các loài
trong chi Gynostemma Blume là 2n = 22; có thể xuất hiện dạng đa bội, thường là
2n = 22, 44, 66 hoặc 88. Hiện tượng đa bội nhiễm sắc thể xuất hiện thường xuyên
ở một số loài như G. cardiospermum (2n = 22, 66), G. longipes (2n = 22, 44), G.
yixingerse (2n = 22, 88) và G. pentaphyllum (2n = 22, 44, 66, 88) [12].
1.1.4. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Gynostemma Blume
1.1.4.1. Loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Cây thảo, mọc leo; gốc và cành mảnh, có rãnh góc, nhẵn hoặc lông thưa
thớt. Lá kép hình chân vịt có từ 3-9 lá chét (thường từ 5-7 lá chét), mỏng mảnh,
có lông hoặc nhẵn; lá chét lá chét giữa hình trứng thuôn dài hoặc hình mũi mác,
lá chét thường có kích thước 3-12 × 1,5-4 cm, lá bên nhỏ hơn, cả hai mặt đôi khi
có lông nhọn, có từ 6-8 cặp gân lá, hẹp dần, mép răng cưa tròn, đỉnh sắc hoặc
nhọn; cuống lá dài 1-5 mm. Tua cuốn dài mảnh, đầu chẻ đôi. Hoa đực mọc thành
cụm; cuống dài hẹp, 10-15 (-30) cm, nhiều nhánh; cuống lá dài hẹp, 1-4 mm; lá
bắc con dạng lá lúa; ống đài rất ngắn; đốt hình tam giác, ca. 0,7 mm, đỉnh nhọn;
tràng hoa màu xanh lá cây hoặc màu trắng; đốt hình trứng- mác, 2,5-3 × 1 cm, 1gân, đỉnh nhọn dài. Hoa cái: cụm ngắn hơn so với hoa đực; đài và tràng hoa như
hoa đực; noãn hình cầu, 2 - hoặc 3 ô; mẫu 3; núm nhụy 2 thùy; 5 nhị lép, ngắn.
Quả không mở, màu đen khi trưởng thành, hình cầu, đường kính 5-6 mm., chứa 2
hạt, nhẵn hoặc nhiều lông cứng và mịn. Hạt màu nâu, hình trứng- giống hình trái
tim, đường kính khoảng 4 mm, phẳng, hai mặt có núm, giống hình tim, đỉnh tù.
Ra hoa tháng 3 đến 11, ra quả tháng 4 đến 12 [9], [7], [8].
1.1.4.2. Loài Gynostemma burmanicum King ex Chakrav.
Thân có góc – rãnh, có lông tơ dày đặc ở các nốt. Lá kép, 3 lá chét, cả hai
mặt có lông; cuống lá kép 3 – 6,5 cm, có lông tơ dày đặc; lá chét giữa hình thoi,
(6-) 8 – 12 x 3 – 3,5 cm, gốc hình nêm rộng, mép khía tai bèo, đỉnh có mũi nhọn
ngắn; lá chét bên 4 – 9 x ca. 4 cm, phía ngoài gần hình trứng, gốc tròn, phía trong
gần hình mác hoặc mác ngược, gốc dần hẹp vào cuống, gân bên 8 hoặc 9; cuống
lá chét giữa 5 – 6 mm; lá chét bên gần như không cuống. Tua cuốn 2 nhánh. Hoa

đực mọc trong cụm hoa chùy; thùy đài hình thuôn, ca. 0,75 x 0,3 mm, đỉnh tù;
6


tràng màu xanh lá cây; thùy ± hình elip, đỉnh nhọn hoặc có mũi nhọn; nhị ca. 1
mm, nhẵn. Hoa cái chưa rõ. Quả xanh hình cầu, đường kính 5-10 mm, có lông
thưa. Hạt thường 3, màu nâu đen, hình tim, dày khoảng 3 mm. [9]
Có hai thứ:
Đường kính quả 5-6 mm, hạt 3 (3,5 mm) …...…….…………. var. burmanicum
Đường kính quả 8-10 mm, hạt 5 mm ..……………….…………..……var. molle
1.1.4.3. Loài Gynostemma guangxiense X.X. Chen & D.H. Qin
Thân mảnh, nhẵn, có sọc nổi và rãnh nông. Lá mọc cách, có (3)-5 - 5 lá
chét; cuống lá dài 4- 8 cm, nhẵn, có rãnh; phiến lá chét hình elip - trứng ngược
hoặc trứng ngược, lá chét giữa có kích thước 3-4,5 × 1,5-2,5 cm, các lá chét bên
nhỏ hơn, gốc hơi lệch, nhẵn hoặc có lông thưa thớt dọc theo gân chính; cuống lá
chét 3- 5 mm. Hoa đơn tính. Hoa đực màu xanh lục, trong nách lá 3-5 cm, lá bắc
hình dải, khoảng 1,5 mm; hoa có đường kính khoảng 2 mm; cuống hoa dạng sợi,
khoảng 1 mm; đài 5, thuôn, đỉnh nhọn, khoảng 0.5 x 0.4 mm; tràng 5, hình tam
giác - giáo, khoảng 1-1,5 x 0.5 mm, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình trứng. Hoa
cái ít ở nách lá, cuống mảnh, 6-14 mm, nhẵn, đài 5, hình tam giác, khoảng 0.5
mm; tràng hình giáo, 2,5 x 0,5 cm, đỉnh nhọn; bầu dưới, 2 hoặc 3 ô, đường kính
khoảng 1.7 mm, mỗi ô chứa một noãn; vòi nhụy 2 hoặc 3, hơi dính nhau ở gốc.
Quả mọng màu xanh, khoảng 4-5 x 5-6 mm, có 2 hoặc 3 thùy, có bao hoa tồn tại,
nhẵn; cuống quả dạng sợi, dài 7-18 mm. Hạt 2 hoặc 3, màu kem, gần hình cầu,
đường kính khoảng 2,5 x 2,2 mm. Ra hoa tháng 10, ra quả tháng 11-12 [9].
1.1.5. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử định danh các loài thuộc chi
Gynostemma Blume
Phân loại học phân tử dựa trên nguyên lý mỗi sinh vật sống đều mang các
phân tử DNA, ARN và protein, các sinh vật có họ hàng gần gũi sẽ có mức độ
tương đồng cao trong cấu trúc phân tử những chất này, ngược lại những sinh vật

có họ hàng xa nhau sẽ cho thấy những đặc điểm cấu trúc khác nhau. Hiện nay,
các phân tử có tính bảo thủ như DNA ty thể, DNA lục lạp đang được sử dụng
nhiều nhất cho phân loại và được coi là tích luỹ các đột biến theo thời gian. Thêm
nữa nếu coi tốc độ đột biến không đổi, thì sẽ được một đồng hồ phân tử cho biết
7


thời gian diễn ra các đột biến, một cách khác chúng ta có thể ước lượng được thời
gian hình thành loài. Mặc dù phân loại học phân tử là phương pháp phân loại sử
dụng đặc điểm cấu trúc của các phân tử để xây dựng hệ thống phát sinh chủng
loại, tuy nhiên mãi cho đến những thập kỷ gần đây, con người mới có khả năng
tách chiết và xác định được cấu trúc phân tử của những chất này [13].
Sự ra đời của kỹ thuật giải trình tự DNA của Maxam – Gilbert (1977, 1980)
và Singer (1977) đã mở ra một ứng dụng to lớn cho phân loại học phân tử. Hiện
nay phân tích hay được sử dụng trong phân loại học phân tử là so sánh trình tự
DNA, sử dụng kỹ thuật sắp xếp phân tử (alignment) để xác định mức độ giống
nhau. Các biến đổi phân tử đơn giản hơn nhiều so với các biến đổi hình thái, vì
vật chất di truyền DNA chỉ cấu thành từ 4 loại nucleotide (adenine, guanine,
thymine và cytosine). Mặc khác, các biến đổi phân tử ít bị ảnh hưởng bởi các điều
kiện môi trường. Ưu thế lớn nhất của hệ thống học phân tử là có thể phân biệt rõ
ràng các đặc điểm tương đồng với đặc điểm tương tự. Ngoài ra, nhiều phần của
vật chất di truyền có nguồn gốc và kiểu biến đổi chung cho mọi sinh vật, nên có
thể so sánh trực tiếp bất kể nhóm sinh vật nào với nhau. Các biến đổi tiến hoá nhỏ
(microevolution), hay đa dạng di truyền giữa các quần thể sinh vật cũng thể hiện
qua các biến đổi phân tử rõ hơn so với các biến đổi hình thái [14].
Tính thống nhất cao là một trong những ưu điểm của hệ thống học phân tử,
sử dụng tiêu chuẩn phân tử chung cho cả sinh giới, có lợi thế trong nghiên cứu
biến đổi tiến hoá nhỏ, nên số liệu phân tử có giá trị cao trong phân tích quan hệ
phát sinh chủng loại giữa các taxon ở bậc phân loại thấp, cũng như đa dạng di
truyền quân thể. Nhược điểm chính của hệ thống học phân tử là không tiện dụng

khi nghiên cứu và ứng dụng trong tự nhiên và hiện chưa hình thành một hệ thống
phân loại riêng.
Sự kết hợp giữa hai hệ thống phân loại phân tử và phân loại truyền thống
sẽ đem lại kết quả tốt nhất. Thực tế cũng chứng minh rằng hầu hết những gì hệ
thống học truyền thống đã giải quyết tốt, đều không mâu thuẫn với các kết quả
nghiên cứu của hệ thống học phân tử. Phân tích phân tử thường được sử dụng để
8


giải quyết một số vấn đề mà hệ thống học truyền thống còn gặp khó khăn, trong
khi chỉ thị phân tử có lợi thế hơn. Hiện tại, hệ thống học phân tử là phương pháp
hữu hiệu hỗ trợ cho phương pháp phân loại truyền thống và cho kết quả khá tin
cậy.
Do tính đa dạng về hình thái các loài thuộc chi Gynostemma Blume., một
số tác giả đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để hỗ trợ cho việc định tên các
loài thuộc chi này. Mặc dù mới ra đời nhưng phương pháp phân loại học phân tử
đã nhanh chóng trở thành một phương pháp nghiên cứu có hiệu quả trong việc
nhận dạng taxon ở mức độ loài. Phân loại học phân tử đang là công cụ đắc lực hỗ
trợ cho nghiên cứu phân loại hình thái và là phương pháp phù hợp cho nghiên cứu
phân loại học hiện nay. Đối với thực vật, hai nhóm gen chính thường được sử
dụng là gen nhân (ITS) và hệ gen lục lạp (cpDNA). So với kết quả nghiên cứu
hình thái thì chỉ thị DNA cho độ chính xác cao mà không lệ thuộc vào các yếu tố
môi trường [15]. Vì tính ưu việt này, đến nay trong ngân hàng Genbank đã lưu trữ
hành trăm trình tự DNA khác nhau cho chi Gynostemma, đây là nguồn dữ liệu có
giá trị để chúng ta có thể khai thác ứng dụng nghiên cứu phân loại các loài/thứ
thuộc chi này. Năm 2017, Xiao Zhang và công sự đã công bố trình tự của tám bộ
gen lục lạp của chi Gynostemma. Độ dài của tám bộ gen lục lạp hoàn chỉnh dao
động từ 157,576 bp (G. pentaphyllum) đến 158,273 (G. laxiflorum). Mỗi bộ gen
được mã hóa 133 gen, gồm 87 gen mã hóa protein, 37 gen tRNA, 8 gen rRNA và
1 pseudogen. Bốn loại trình tự lặp lại đã được phát hiện và cho thấy cấu trúc lặp

lại giữa các loài trong chi. Mối quan hệ giữa tám loài được chỉ rõ khi giải trình tự
bộ gen cp hoàn chỉnh. Điều này cung cấp các tín hiệu phân tử và mã DNA tương
ứng cho các nghiên cứu sau này, làm phong phú bộ gen lục lạp cho họ
Cucurbitaceae [16].
Nhóm gen nhân (Internal transcribed spacer- ITS) là một trình tự phổ biến
trong các nghiên cứu định danh thực vật, trong vòng 5 năm gần đây với 244 bài
báo công bố về đặc điểm sinh học phân tử thì có 66% công bố trình tự ITS [17].
Trong các nghiên cứu phân loại thực vật ở mức độ loài, vùng ITS là locus được
giải mã phổ biến nhất [18]. Vùng ITS cho thấy có sự hiệu quả cao trong nghiên
9


cứu phân loại nhiều đối tượng thực vật và nấm (ngoại trừ dương xỉ), và đây là một
locus được kiến nghị sử dụng làm vùng DNA barcode cho thực vật. Ở mức độ
loài, vùng ITS có mức độ đa dạng cao (khoảng 13,6% giữa các loài gần gũi) và
đã được chứng minh trong hầu hết các nghiên cứu. Thuận lợi của vùng ITS là có
thể nhân bản theo hai đoạn nhỏ hơn (ITS1 và ITS2) nằm hai bên với locus 5,8S,
điều này rất có ý nghĩa khi nhân bản các mẫu bị hư hại. Vùng ITS cũng đã được
chứng minh có mức độ biến đổi thấp bên trong loài [19].
Ngày nay với sự hiện diện của trên 100.000 trình tự ITS (tính đến 8/2015)
được công bố trên ngân hàng Genbank, đây là nguồn tư liệu có giá trị, mở ra
những triển vọng lớn cho nghiên cứu phân loại và giám định, số lượng các trình
tự vẫn tiếp tục được bổ sung hàng ngày.
Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Gynostemma Blume
1.2.1. Thành phần hóa học loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
Các công bố đầu tiên về loài Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino đã
phát hiện saponin là thành phần hóa học chính, trong đó chủ yếu là saponin có
khung cấu trúc dammaran [1]. Dammaran là nhóm saponin triterpenic có cấu trúc
4 vòng - triterpenoid tetracyclic. Các saponin thuộc nhóm này đã được tìm thấy ở
các loài thuộc chi Panax L., họ Araliaceae. Từ các công bố đầu tiên, đến nay có

gần 200 saponin phân lập từ loài Gynostemma pentaphyllum (sau đây gọi là các
gypenosid) đã được phát hiện; tất cả đều thuộc nhóm cấu trúc dammaran (Hình
1.1- PL1).
Từ khung cấu trúc này, các hợp chất được tìm thấy từ loài G. pentaphyllum
có thể chia thành các nhóm nhỏ, dựa vào những khác biệt của phần genin:
- Các saponin có mạch thẳng tại C17.
- Các saponin, có mạch thẳng biến đổi tại C17 và saponin có mạch vòng tại
C17.
1.2.1.1. Các saponin có cấu trúc drammar-24-en mạch thẳng tại C17
Gồm những gypenosid có cấu trúc tại C17 mạch thẳng, có liên kết đôi ở vị
trí C24, phần genin có hai nhóm hydroxyl ở vị trí beta tại C3 và C20, đây cũng là
10


hai vị trí thường gắn các mạch đường. Các vị trí C1, C12, C19 có thể xuất hiện
các nhóm thế như hydroxy, ceto, carbonyl. Đa số các gypenosid được tìm thấy từ
loài Gynostemma pentaphyllum có cấu trúc này.
a. Cấu trúc 2α,3β,20β-trihydroxydammar-24-en
Ba saponin được phân lập từ loài Gynostemma pentaphyllum (Hình 1.2PL1; bảng 1.1) với việc xuất hiện thêm 1 nhóm hydroxyl ở vị trí C2 của khung
dammaran.
Bảng 1. 1. Saponin cấu trúc 2α,3β,20β-trihydroxydammar-24-en
STT Hợp chất

CTPT

R1

R2

TLTK


1

LXXVIII

C41H70O12

H

glc(6-1)xyl

[20]

2

1

C47H80O17

glc

glc(6-1)xyl

[21]

3

LXXIII

C48H82O17


glc

glc(6-1)rha

[22]

1: 3-O-β-D- glucopyranosyl -2α- hydoxy- 24-en-dammaran-20(S)-yl O-β-D-xylospyranosyl(1→6)- β- D-glucopyranosid [21].

b. Cấu trúc 3β,12β,20β trihydroxydammar-24en (Hình 1.3- PL1)
Từ loài Gynostemma pentaphyllum đã phát hiện một số saponin cấu trúc
3β,12β,20β trihydroxydammar-24en (Bảng 1.2); trong đó có 6 saponin cũng có
mặt trong thành phần hóa học của Nhân sâm Triều Tiên là Rb1, Rb1-6″-malonyl,
Rb3, Rd, Rd-6″-malonyl, F2.
Bảng 1. 2. Saponin cấu trúc 3β,12β,20β trihydroxydammar-24en
STT

Hợp chất

CTPT

R1

R2

TLTK

4

XIII (Gynos M)


C41H70O12

H

glc(6→1)xyl

[23]

5

XIV (Gynos N)

C42H72O12

H

glc(6→1)rha

[23]

6

LXXV

C42H72O13

H

glc(6→1)glc


[20]

7

Ginsenosid F2

C42H72O13

glc

glc

[23]

8

IX

I; C47H80O17

glc

glc(6→1)xyl

[23]

(Gynos

Notog Fd)

9

X (Gynos J)

C48H82O17

glc

glc(6→1)rha

[23]

10

XVII (Gynos S)

C48H82O18

glc

glc(6→1)glc

[24]

11

LVIII

C52H88O21


ara(2-1)glc

glc(6→1)xyl

[25]

12

XV

C52H88O21

xyl(2-1)glc

glc(6→1)xyl

[24]

11


×