Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

giao an su 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.45 KB, 118 trang )

Ngày giảng :………………………………………………………………………………
Tại lớp:……………………………………………………………………………………

Phần hai:
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương I:
VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
Tiết 19:
Bài 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
1.Mục tiêu bài học:
a.Kiến thức:
-Cách ngày nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sống (người tối cổ).
Trải qua hàng chục vạn năm, Người Tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người
hiện đại).
-Nắm bắt được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ về: công cụ lao động, hoạt động
kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.
b.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về
kinh tế, xã hội…Biết quan sát hình ảnh để rút ra nhận xét.
c.Thái độ:
-Qua bài học giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức được vị trí
và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước.
2.Chuẩn bị của GV-HS:
a.Giáo viên:
-Bài soạn , SGK, tài liệu tham khảo , bảng phụ chuẩn bị sẵn.
-Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thuỷ hay những hình ảnh về công cụ của người núi
Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình…
b.Học sinh:
Kiến thức ,SGK, tài liệu tham khảo ,sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ:


Không kiểm tra đầu giờ ,có thể đan xen trong quá trình học
*Giới thiệu bài mới:
Thời kỳ nguyên thuỷ là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng
phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ
nguyên thuỷ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về thời kỳ nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp,cá nhân
GV dẫn dắt: Người Trung Quốc, người
Inđônêxia... thường tự hào vì đất nước họ là
nơi phát tích của loài người, là cái nôi sinh ra
con người. Còn Việt Nam của chúng ta cũng
hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt Nam
1.Những dấu tích người tối cổ ở Việt
Nam:

1
cũng tìm thấy dấu tích của đầu tiên của loài
người, từng trải qua thời kỳ nguyên thuỷ.
GV: Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh Việt
Nam đã từng trải qua thời kỳ nguyên thuỷ?
HS:theo dõi SGK , trả lời câu hỏi.
GV :Bổ sung và kết luận:

Hoạt động 2: Cả lớp,cá nhân
GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam có thể hiện địa
bàn cư trú của Người tối cổ ở Thanh Hoá, Đồng
Nai, Hoà Bình chỉ cho HS theo dõi hoặc gọi
một học sinh lên chỉ bản đồ địa danh có Người
tối cổ sinh sống.

GV: Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của
Người tối cổ Việt Nam?
HS:suy nghĩ quan sát bản đồ trả lời.
GV: Bổ sung,kết luận
GV:Vậy người tối cổ ở Việt Nam sinh sống như
thế nào?
HS :theo dõi SGK, nhớ lại kiến thức đã học ở
phần lịch sử thế giới, trả lời.
GV: Bổ sung,kết luận:
Cũng giống Người tối cổ ở các nơi khác trên
thế giới, Người tối cổ ở Việt Nam cũng sống
thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Theo em công xã thị tộc là gì?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế
giới để trả lời .
GV: Bổ sung,kết luận:
Công xã thị tộc là giai đoạn kế tiếp giai đoạn
bầy người nguyên thuỷ. Ở đó con người sống
thành thị tộc, bộ lạc không còn sống thành từng
bầy như trước đây.
-cũng như nhiều nơi khác trên thế giới trải qua
quá trình lao động lâu dài, những dấu vết của
động vật mất dần. Người tối cổ Việt Nam đã
tiến hoá dần thành Người Tinh khôn (Người
Hiện đại).
-Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở nhiều địa
phương của nước ta những hoá thạch răng và
nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người hiện đại ở
các di tích thuộc văn hoá Ngườm, Sơn Vi.

GV: giải thích khái niệm văn hoá Ngườm, Sơn
Vi – Gọi theo di chỉ khảo cổ chính, tiêu biểu mà
các nhà khảo cổ đã khai quật.
GV: yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi:
Chủ nhận văn hoá Ngườm, Sơn Vi cư trú ở
- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu
tích Người tối cổ có niên đại cách đây 30-
40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẻo
thô sơ ở Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình
Phước…
- Người tối cồ sống thành bầy săn bắt thú
rừng và hái lượm hoa quả.
2. Sự hình thành và phát triển của
công xã thị tộc:

- Ở nhiều địa phương của nước ta tìm

2
những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao? (Sống
thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa
quả).
HS:theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
GV:bổ sung kết luận:
GV: dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS theo dõi
địa bàn cư trú của Người Sơn Vi hoặc gọi một
HS lên chỉ bản đồ và nhận xét về địa bàn cư trú
của người Sơn Vi.
GV:Những tiến bộ trong cuộc sống của Người
Sơn Vi so với Người tối cổ?
HS: so sánh để trả lời cầu hỏi.

GV tiểu kết: Ở giai đoạn văn hoá Sơn Vi cách
đây hai vạn năm công xã thị tộc nguyên thuỷ đã
hình thành, chúng ta cùng tìm hiểu phần 3 để
lấy sự phát triển của công xã thị tộc nguyên
thuỷ ở Việt Nam.
Hoạt động 2: Nhóm.
- GV sử dụng lược đồ và cung cấp kiến thức
cho HS.
Cách đây khoảng 6000 năm đến 12000 năm ở
Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi
khác như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá,
Nghệ An, Quảng Bình đã tìm thấy dấu tích của
văn hoá Sơ Kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoá
Hoà Bình Bắc Sơn (gọi theo tên di chỉ khảo cổ
tiêu biểu).
GV:chia HS làm 3 nhóm theo dõi SGK, so
sánh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của
từng nhóm .
+ Nhóm 1: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội của
cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn.
+ Nhóm 2: Tiến bộ trong cách chế tạo công
cụ?
+ Nhóm 3: Tiến bộ trong phương thức kiếm
sống?
HS:Các nhóm hoạt động, cử đại diện trả lời.
GV: bổ sung, kết luận:
GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn được nâng
cao.
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân

GV thông báo: Cách ngày nay 5000 – 6000
năm ;kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát
triển mang tính đột phá, lịch sử thường gọi là
cuộc “cách mạng đá mới”.
GV yêu cầu cả lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi:
Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và
thấy những hoá thạch răng và nhiều công
cụ đá của Người hiện đại của các di tích
văn hoá Ngườm, Sơn Vi…(cách đây 2
vạn năm).
+ Chủ nhân văn hoá Sơn Vi sống trong
mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên
địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.
+ Sống thành thị tộc,bộ lạc.
+ Sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt,
hái lượm làm nguồn sống chính.
- Cách đây khoảng 6000 năm đến 12000
năm ở Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và
một số nơi khác đã tìm thấy dấu tích của
văn hoá “Sơ Kỳ đá mới”. Gọi chung là
văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn.
+ Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc,
bộ lạc.
+ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng
trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số
công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu
biết nặng đồ gốm.
 Đời sống vật chất, tinh thần được nâng
cao.

- Cách ngày nay 5000 – 6000 năm , kỹ
thuật chế tạo công cụ có bước phát triển
mới gọi là “cách mạng đá mới”

3
trong đời sống của cư dân?
HS: Theo dõi SGk trả lời câu hỏi.
GV: bổ sung, kết luận :
Hoạt động 1: Nhóm
GV:Thông báo : Cách đây khoảng 3000 – 4000
năm các bộ lạc sống rải rác trên khắp đất nước
ta đã đạt đến trình độ phát triển cao của kỹ
thuật chế tác đá, làm gốm đặc biệt biết sử dụng
nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim.
Nghề trồng lúa nước trở thành phổ biến. Tiêu
biểu có các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh.
Đồng Nai.( sử dụng bản đồ xác định các địa bàn
trên)
GV: chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao
động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng
Nguyên?
+ Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động,
hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh?
+ Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động,
hoạt động kinh tế của cư dân Đồng Nai?
HS:thảo luận, cử một đại diện viết ra giấy nháp
ý kiến trả lời của cả nhóm, sau đó trình bày
trước lớp.
GV:sau khi các nhóm trình bày xong GV treo

lên bảng một tấm bảng thống kê kiến thức đã
chuẩn bị sẵn theo mẫu:
HS: Theo dõi bảng thống kê kiến thức của GV
so sánh với phần tự tìm hiểu và những phần các
nhóm khác trình bày để bổ sung, điều chỉnh kiến
thức cho chuẩn xác.
GV: phát vấn: có thể đặt một câu hỏi:
+ Cư dân Phùng Nguyên có điểm gì mới so với
cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn?
+ Cư dân văn hoá Sa Huỳnh, Đồng Nai có
những điểm gì giống cư dân Phùng Nguyên?
+ Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật
luyện kim ở các bộ lạc?
+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì
với các bộ lạc trên đất nước ta?
HS:theo dõi bảng thống kê kiến thức trên bảng
- Biểu hiện tiến bộ, phát triển:
+ Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm
gốm bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi
sản phẩm của các thị tộc, bộ lạc.
 Đời sống cư dân ổn định và được cải
thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.
3. Sự ra đời của thuật luyện kim và
nghề nông trồng lúa nước:
- Cách ngày nay khoảng 3000-4000 năm
các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến
đồng và thuật luyện kim; nghề trồng lúa
nước phổ biến.Tiêu biểu có các bộ lạc
Phùng Nguyên, Sa Huỳnh. Đồng Nai:

* Văn hóa Phùng Nguyên:
-Mở đầu thời đại Đồng thau ở VN ,sống
định cư lâu dài trong công xã thị tộc mẫu hễ.
+Họ biết làm Gốm bằng bàn xoay,sử dụng
các nguyên liệu tre ,gỗ, xương để làm đồ
dùng ;biết đan lát,dệt vải,luyện đồng,chăn
nuôi gia súc gia cầm ...Trong nông nghiệp
biết dùng quốc.
+ Các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều cục
đồng ,xỉ đồng ,dây đồng ,dùi đồng.
-Cùng với văn hóa P Nguyên ở,các bộ tộc ở
sông Mã (Thanh Hóa),sông Cả (Nghệ an)
cũng phát triển ở sơ kì đồng thau.
* Văn hóa Sa Huỳnh(Nam trung Bộ) mở
đầu thời đại kim khí :
+ Biết luyện kim,bắt đầu chế tác công cụ
đầu sắt, biết làm gốm,dệt vải ,làm đồ trang
sức :mã não,vỏ ốc,thủy tinh.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa
nước và các loại cây trồng khác.
* Văn hóa Đồng Nai: Cũng ở thời đại đồ
đồng

4
so sánh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV: nhận xét, bổ sung, kết luận về sự ra đời
của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước.
cư dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa
nước,cây lương thực và khai thác sản vật
rừng Làm nghề thủ công,công cụ đồng

,vàng ,thủy tinh.
*Tóm lại:Sự ra đời của thuật luyện kim
cách đây 3000 - 4000 năm đã đưa các bộ
lạc trên các vùng miền của nước ta bước
vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành
nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho
sự chuyển biến xã hội sau này.
c.Củng cố,luyện tập:
- Củng cố: Khái quát lại toàn bài và nhấn mạnh phần trọng tâm kiến thức.
- Luyện tập:
+ Các giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam
+ Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất
nước ta ?
+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
-Dặn dò:
Học sinh học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.
-Ra bài tập :Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng
Nguyên ,Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung, địa bàn cư trú , công cụ lao động,hoạt động
kinh tế.

Ngày giảng:…………………………………………………………………………………
Tạilớp:………………………………………………………………………………………

5

Tiết 20:
Bài 14 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
1. Mục tiêu bài học:
a.Kiến thức:

Những nét đại cương về ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam Văn Lang –Âu lạc, Cham
Pa, Phù Nam.
Ba nhà nước này có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau (Sự hình thành, cơ cấu tổ
chức Nhà nước, đời sống văn hoá, xã hội).
b.Kỹ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét.
Xem xét các sự kiện Lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.
c.Thái độ:
Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương
đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
2.Chuẩn bị của GV-HS:
a.Giáo viên:
+Lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế kỷ XI – XV.
+Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hoá Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ.
+Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp …
b.Học sinh:
Kiến thức ,SGK, tài liệu tham khảo, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ:
+Câu hỏi :
Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước
ta?
Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
+Dẫn dắt bài mới: Vào cuối thời nguyên thuỷ các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước
vào thời kỳ đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Sự ra đời
của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội
nguyên thuỷ sang thời đại mới- thời đại có giai cấp Nhà nước hình thành các quốc gia Cổ đại
trên đất nước Việt Nam. Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn
hoá, xã hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b.Dạy nội dung bài mới:

Hoạt động của GV-HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp , cá nhân
GV dẫn dắt: Văn Lang là quốc gia cổ nhất trên
đất nước Việt Nam. Các em đã được biết đến
nhiều truyền thuyết về Nhà nước Văn Lang
như: Truyền thuyết trăm trứng, Bánh chưng,
bánh dầy… còn về mặt Khoa học, Nhà nước
Văn Lang được hình thành trên cơ sở và điều
kiện nào?
- Cũng như các nơi khác nhau trên thế giới các
quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam được hình
thành trên cơ sở nền kinh tế, xã hội.
1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc:

a.Cơ sở hình thành Nhà nước:
* Kinh tế: Đầu thiên niên kỉ I TCN (thời

6
GV: Theo em nền kinh tế ở thời kỳ văn hoá
Đông Sơn thiên niên kỷ I TCN có sự chuyển
biến gì?
HS: Theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận:
Giải thích khái niệm văn hoá Đông Sơn là
gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu của Đông Sơn
(Thanh Hoá).
GV: sử dụng một số tranh ảnh trong SGK và
những tranh ảnh sưu tầm được để chứng minh
cho HS thấy nền nông nghiệp trồng lúa nước
khá phát triển. Có ý nghĩa quan trọng

GV: Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có
gì khác với cư dân Phùng Nguyên?
HS: So sánh trả lời:
+ Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết đến
công cụ sắt.
+ Dùng cày khá phổ biến.
+ Có sự phân công lao động.
→ Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn, phát
triển ở trình độ cao hơn hẳn.

* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Vậy theo em về xã hội Đông sơn có
chuyển biến gì?
HS: Theo dõi SGK trả lời
GV: có thể minh hoạ cho HS thấy sự phân hoá
giàu nghèo qua kết quả khai quật một tàng của
các nhà khảo cổ.
GV: giải thích về tổ chức làng, xóm để thấy
được sự biến đổi về xã hội: Đa dạng, phức tạp
hơn, liên hệ với thực tế hiện nay.
GV đặt vấn đề: Sự biến đổi, phát triển kinh tế,
xã hội đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi gì?
+ Yêu cầu trị thuỷ để đảm bảo nền nông
nghiệp ven sông.
+ Quản lý xã hội.
+ Chống các thế lực ngoại xâm để đáp ứng
những yêu cầu này Nhà nước ra đời.
GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được điều kiện
hình thành Nhà nước Cổ đại ở Việt Nam, tiếp
theo ta sẽ tìm hiểu về từng quốc gia cụ thể.

Hoạt động 3: Cả lớp ,Cá nhân
GV: Giảng giải về thời gian hình thành địa bàn,
kinh đô nước Văn Lang.
Đông Sơn cư dân Đông sơn đã biết sử
dụng công cụ phổ biến và bắt đầu công cụ
sắt.
-> Nông nghiệp dùng cày bằng sức kéo
của Trâu, bò khá phát triển, kết hợp với
săn bắn, chăn nuôi và đánh cá .Nghề thủ
công đúc đồng ,làm gốm.
-> Có sự phân chia lao động giữa nông
nghiệp và thủ công nghiệp.
→ Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn,
phát triển ở trình độ cao hơn hẳn so với
thời kỳ PHùng Nguyên
* Xã hội:
- Do sản xuất phát triển,có của cải dư thừa,
xuất hiện giàu nghèo.
- Các công xã thị tộc giải thể, nhường chỗ
cho công xã nông thôn (xóm, làng)
- Gia đình phụ hệ ra đời
=>tấ cả những điều đó dẫn tới sự ra đời
của nhà nước Văn Lang – Nhà nước đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam.
* Bộ máy nhà nước và đơn vị hành
chính:

7
GV: Giảng giải về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà
nước Văn Lang – Âu Lạc. Minh hoạ bằng sơ

đồ: Bộ máy Nhà nước.
Vua
Lạc hầu
(quan văn)
giúp vua cai
trị nước.
Lạc tướng
(quan võ)cả
nước có 15
bộ (đứng đầu
các bộ là lạc
tướng)

Bồ chính đứng
đầu các xóm,
làng
GV phát vấn : Em có nhận xét gì về tổ chức bộ
máy Nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn
Lang –Âu lạc?
HS:quan sát sơ đồ suy nghĩ trả lời.
GV: nhận xét, bổ sung kết luận.
GV: yêu cầu HS đọc SGK để thấy được bước
phát triển cao hơn của Nhà nước Âu Lạc.
HS: Theo dõi SGK, so sánh, trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận: Nhà nước tuy cùng một
thời kỳ Lịch sử với Nhà nước Văn Lang (thời
kỳ cổ đại) nhưng có bước phát triển cao hơn
GV: sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về
thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh hoạ cho
bước phát triển cao hơn của nước Âu Lạc.

* Hoạt đông 4 : Cá nhân:
GV: Đời sống vật chất của cư dân người Việt
cổ được thể hiện ntn?
HS: theo dõi SGK trả lời.
GV: Vậy đời sống tinh thần, tâm linh của người
Việt Cổ ntn?
HS: Theo dõi SGK tự ghi nhớ.
GV: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất tinh
thần của người Việt cổ.
HS: Suy nghĩ trả lời nhận xét của mình.
- Quốc gia Văn lang (VII – III TCN):

+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì – Phú
Thọ).
+ Tổ chức Nhà nước:
-> Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua
Thục.
-> Giúp việc có các Lạc Hầu, Lạc tướng.
Cả nước chia làm 15 bộ do lạc tướng đứng
đầu.
-> Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
+ Trong xã hội có các tầng lớp:Vua,quý
tộc, dân tự do, nô tì.
→ Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn
giản, sơ khai.
- Quốc gia Âu Lạc (III – II TCN):
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
+ Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy
Nhà nước chặt chẽ hơn.
+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành cổ

Loa kiên cố, vững chắc.
+ Trong xã hội có các tầng lớp:Vua,quý
tộc, dân tự do, nô tì.
→ Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển
cao hơn Nhà nước Văn Lang.
b. Đời sống vật chất – tinh thần của
người Việt cổ(Văn lang-Âu lạc):
- Đời sống vật chất:
+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau,
khoai,sắn...
Thịt ,cá, rau, củ.
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố
,cởi trần.
+ Ở: Nhà sàn.
- Đời sống tinh thần:
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên, các
anh hùng dân tộc.Ngoài ra còn thờ các loại
thần: Mặt trời, Núi, Sông...
+ Truyền thống lễ hội.
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu,
xăm mình, dùng đồ trang sức.

8
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống
của người Việt cổ khá phong phú, đa dạng, giản
dị, chất phát, nguyên sơ, hoà nhập với thiên
nhiên.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Dùng lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế

kỷ VI đến X để xác định địa bàn Chămpa:
Được hình thành trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi) gồm khu vực đồng bằng ven biển
miền Trung bộ và Nam Trung Bộ.
HS: Theo dõi lược đồ ghi nhớ.
GV: Tiếp tục thuyết minh kết hợp chỉ lược đồ
vùng đất này thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm
lược và cai trị. Vào cuối thế kỷ II nhân lúc tình
hình Trung Quốc rối loạn Khu Liên đã hô hào
nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính
quyền tự chủ sau đó Khu Liên tự lập làm vua,
đặt tên là nước Lâm Ấp, lãnh thổ ngày càng mở
rộng phía Bắc đến Hoành Sơn – Quảng Bình,
phía Nam Bình Thuận – Phan Rang. Thế kỷ VI
đổi tên thành Chămpa.
HS: Theo dõi và ghi chép địa bàn và sự hình
thành Nhà nước Chămpa.
GV: xác định trên lược đồ vị trí Kinh đô
Chămpa.
Hoạt động 2: Nhóm - cá nhân
GV: chia lớp 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tình hình kinh tế của Chămpa từ
thế kỷ II – X?
+ Nhóm 2: Tình hình chính trị – xã hội?
+ Nhóm 3: Tình hình văn hoá?
HS: Theo dõi SGK, thảo luận theo nhóm, cử
đại diện trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung câu trả lời của từng
nhóm, cuối cùng kết luận.
HS: Theo dõi, ghi nhớ.

GV: minh hoạ kỹ thuật xây tháp của người
Chămpa bằng một số tranh ảnh sưu tầm được
như khu di tích Mỹ Sơn, tháp Chàm, tượng
Chăm…
GV: nhấn mạnh văn hoá Chămpa chịu ảnh
hưởng sâu sắc văn hoá Ấn Độ.
Hoạt động 1: Cả lớp,cá nhân
→ Đời sống vật chất tinh thần của Người
Việt cổ khá phong phú, hoà nhập với tự
nhiên.
2. Quốc gia cổ Chămpa :
- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh
gồm khu vực miền Trung và Nam Trung
Bộ cuối thế kỷ II, Khu Liên thành lập
quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thể kỷ VI đổi
thành ChămPa phát triển từ X – XV sau
đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.
- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu – Quảng Nam
sau đó rời đến Đồng dương – Quảng Nam,
cuối cùng chuyển đến Trà Bàn – Bình
Định
-Tình hình Chămpa từ thế kỷ ,II đến X.
+ Kinh tế:
-> Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước
-> Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu
bò.
-> Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ
khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây
tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị:

-> Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
-> Chia nước làm 4 châu, dưới châu có
huyện, làng.
+ Xã hội: Gồm các tầng lớp: Quý tộc, dân
tự do,nông dân lệ thuộc , nô lệ.
+ Văn hoá:
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn
Độ).
- Theo Balamôn giáo và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết.
3. Quốc gia cổ Phù Nam:
- Địa bàn: Quá trình thành lập:
+ Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An Giang)

9
GV: Thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp
HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời
gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư
Phù Nam.
GV: Em hãy nêu quá trình thành lập của quốc
gia cổ Phù Nam?
HS: Theo dõi SGK trả lời
GV: Bổ sung, Kết luận
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Vậy tình hình kinh tế, xã hội ra sao?
HS: Theo dõi SGK trả lời
GV: Bổ sung, kết luận
thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long
hình thành quốc gia cổ phù Nam (Thế kỷ
I), phát triển thịnh vượng (III – V) đến

cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn
tính.
- Tình hình Phù Nam:
+ Kinh tế: sản xuất nông nghiệp kết hợp
với thủ công, đánh cá, buôn bán.
+ Văn hoá : Ở nhà sàn, theo Phật giáo và
Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc
phát triển.
+ Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
c. Củng cố, luyện tập:
-Củng cố:
+ Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt
Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân?
-Luyện tập:
+ Những điểm giống và khác nhau trong đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Lâm
Ấp – Chăm Pa, Phù Nam.
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
-Dặn dò:Học thuộc bài, và đọc trước bài 15 SGK.
-Ra bài tập: Trả lời câu hỏi :1,2,3,4 trong SGK trang 79

10
Ngày giảng :…………………………………………………………………………………..
Tại lớp:………………………………………………………………………………………..

Tiết 21:
Bài 15: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH
ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)
1. Mục têu bài học:
a.Kiến thức:
Giúp HS nắm được nội dung cơ bản chính sách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc ở

nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.
b.Kĩ năng:
Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện logic: giữa nguyên nhân và kết quả, chính
trị với kinh tế, văn hoá, xã hội.
c.Thái độ:
Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống lại sự đồng hoá của phong kiến phương Bắc của
nhân dân ta.
2. Chuẩn bị của GV-HS:
a.Giáo viên:
-Bài soạn ,SGK, tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh ảnh có liên quan.
-Một số tư liệu về tình hình nước ta thời Bắc thuộc.
b.Học sinh:
Kiến thức, SGK, tài liệu tham khảo , sưu tầm trnh ảnh có liên quan.
3. Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi:
+Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
+Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc.
-Giới thiệu bài mới:
Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến thế kỷ X nước ta bị các
Triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy
được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc với dân tộc ta và
những chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta tìm hiểu bài
15.
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV-HS Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Cả lớp , cá nhân
GV thuyết trình: 179 TCN Triệu Đà xâm
lược Âu Lạc, từ đó nước ta lần lượt bị các
triều đại phong kiến Trung quốc: nhà Triệu,

Hán, Tuỳ, Đường đô hộ. Đất Âu Lạc cũ bị
chia thành các quận huyện.
- Nhà Triệu chia thành 2 Quận, sáp nhập vào
quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia làm 3 Quận sáp nhập vào Giao
Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.
- Nhà Tuỳ, Đường chia làm nhiều châu.
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40,
chính quyền đô hộ cử quan lại cai trị đến cấp
I. Chế độ cai trị của các triều đại phong
kiến phương Bắc và những
năm chuyển biến trongkinh tế,
văn hóa, xã hội Việt Nam:
1. Chế độ cai trị:
a.Tổ chức bộ máy cai trị:
- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ

11
huyện (Trực trị).
GV: Các triều đại phong kiến phương Bắc
chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục
đích gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận về âm mưu thâm độc
của chính quyền phương Bắc.
* Hoạt động 2: Cả lớp ,Cá nhân
GV: Chính quyền đô hộ có chính sách bóc lột
kinh tế ntn?
HS: Theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.

GV: Có thể minh hoạ bằng tư liệu tham khảo
về chính sách bóc lột tàn bạo, triệt để của
chính quyền đô hộ.
GV: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột
của chính quyền đô hộ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Trong văn hoá chính quyền đô hộ đã
thực hiện ntn? (Chính quyền đô hộ truyền bá
nho giáo vào đất Âu lạc cũ, bắt nhân dân ta
thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục
đích gì?)
HS: Theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Bổ sung, kết luận:
- Gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học
về Nho giáo. Giáo lý của Nho Giáo quy định
tôn ti, trật tự xã hội rất khắt khe ngặt nghèo vì
vậy chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá
Nho giáo vào nước ta cũng không nằm ngoài
mục đích.biến nho giáo thành công cụ để
thống trị nhân dân.
GV tiểu kết: Chính sách bóc lột vô cùng tàn
bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo
dài hàng nghìn năm trong thời Bắc thuộc quả
là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với
dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc. Những chính sách đó đưa
đến sự chuyển biến xã hội như thế nào?
Chúng ta vào mục 2.

* Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Em hãy cho biết tình hình KT nước ta
trong thời kì Bắc thuộc được diễn ra ntn?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Nhận xét ,KL
GV: Vậy qua tình hình kinh tế trên em hãy
nhà Triệu, Hán, tuỳ, đường đều chia nước ta
thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến
cấp huyện.
- Mục đích của phong kiến phương Bắc là
sáp nhập đất Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung
Quốc.
b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng
hoá về văn hoá:
- Chính sách bóc lột về kinh tế:
+ Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách
bóc lột, cống nạp nặng nề.
+ Chúng cướp ruộng đất, thực hiện chính
sách đồn điền.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
+ Quan lại đô hộ bạo ngược tham lam ra sức
bóc lột dân chúng để làm giàu.
=>Nhân dân ta vô cùng đói khổ.
- Chính sách đồng hoá về văn hoá:
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp chữ Nho.
+ Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, tập
quán người Hoa.
+ Đưa người Hán vào sống chung với người
Việt.
→ Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng

hoá dân tộc Việt Nam.
- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp
hà khắc thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh
của nhân dân ta.
2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa
và xã hội:
a. Về kinh tế:

12
rút ra nhận xét gì?
GV có thể gợi ý: So với thời kỳ Văn Lang –
Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh
hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi?
HS: Suy nghĩ, so sánh trả lời.
GV: Bổ sung kết luận: Mặc dù chịu sự kìm
hãm và bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ
nhưng nền kinh tế Âu Lạc cũ vẫn phát triển
tuy chậm chạp và không toàn diện. Do sự giao
lưu kinh tế một số thành tựu kỹ thuật của
Trung Quốc đã theo bước chân những kẽ đô
hộ vào nước ta như sử dụng phân bón trong
nông nghiệp, dùng kiến diệt sâu bọ, rèn sắt,
làm giấy, làm thuỷ tinh … góp phần làm biến
đổi nền kinh tế của Âu Lạc cũ.
* Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân
GV: Theo em về văn hóa có sự chuyên biến
gì?
HS: Theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Vậy nhân dân ta có bị đồng hóa về văn

hóa không? Tại sao?
HS: Theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Bổ sung và kết luận
GV: có thể minh hoạ thêm tiếp thu có chọn
lọc các yếu tố bên ngoài đó là kết quả tất yếu
của sự giao lưu văn hoá.
GV phân tích: mặc dù chính quyền đô hộ thi
hành những chính sách đồng hoá bắt nhân dân
ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.
Nhưng do tổ tiên đã kiên trì đấu tranh qua
hàng nghìn năm nên đã bảo vệ được bản sắc
văn hoá dân tộc. Dưới bầu trời của các làng,
xã Việt Nam phong tục, tập quán của dân tộc
vẫn được giữ và phát huy.
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Em hãy so sánh thời kì Bắc thuộc với
thời kì Văn Lang để thấy được xã hội co
chuyển biến gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học và SGK để trả
lời.
GV: Nhận xét ,bổ sung, KL
GV phân tích:Quan hệ bóc lột địa tô phong
kiến xâm nhập vào đất Âu Lạc cũ và sẽ dẫn
đến sự biến đổi sâu sắc hơn về mặt xã hội.
- Trong nông nghiệp:
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.
+ Thuỷ lợi mở mang.
⇒ Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển

biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác
vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy,
làm thuỷ tinh.
+ Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng
quận hình thành
b. Về văn hoá – xã hội:
- Về văn hoá
+ Một mặt ta tiếp thu những tích cực của
văn hoá Trung Hoa thời Hán – Đường như:
ngôn ngữ, văn tự.
+ Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được
phong tục tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu,
làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.
→ Nhân dân ta không bị đồng hoá.

-Về xã hội : có chuyển biến
+ Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân
với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng
thẳng).
+ Chính quyền đô hộ chỉ khống chế được
đến cấp huyện ,xã, hương. còn các làng xóm
không khống chế nổi và nơi đây trở thành
nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh chống đô
hộ và giành độc lập.
+ Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô
hoá, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

13

Các tầng lớp xã hội có chuyển biến thành các
tầng lớp mới. Một số nông dân công xã tự do
biến thành nông nô. Một số người nghèo khổ
biến thành nô tì.
c. Củng cố, luyên tập:
- Củng cố: Khái quát lại nội dung toàn bài và nhấn mạnh phần nội dung kiến thức .
- Luyện tập:
+Em hãy trình bày những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến P Bắc đối với
nhân dân ta?
+Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được không? Tại sao?
+Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt KT, văn hóa, xã hội nước ta thời kì bắc
thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó?
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Dăn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK cuối bài và đọc trước bài 16.
- Ra bài tập:Lập bảng thống kê những chuyển biến về các mặt ở nước ta thời Bắc thuộc
Ngày giảng :………………………………………………………………………
Tại lớp:……………………………………………………………………………

14

Tiết 22:
BÀi 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC
LẬP DÂN TỘC (Tiếp theo)
1. Mục tiêu bài học:
a.Kiến thức:
+Giúp HS thấy được tính liên tục, rộng khắp, quyết liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập của
nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
+Nắm được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa của Hai ba trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ
và Ngô Quyền.
b.Kĩ năng:

+Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá hệ thống, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử.
+Kĩ năng sử dụng bản đồ và trình bày những cuộc khởi nghĩa bằng bản đồ.
c.Thái độ:
Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và lòng biết ơn tổ tiên, truyền thống đánh giặc ngoại
xâm của dân tộc ta.
2. Chuẩn bị của GV-HS:
a.Giáo viên:
+Bài soạn ,SGK, tài liệu tham khảo.
+Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 phóng to và bảng phụ chuẩn bị sẵn thống kê các
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
b.Học sinh:
Kiến thức,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×