Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ đối với lòng tự trọng, niềm tin vào năng lực của bản thân, và cảm xúc ở học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.3 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2018 - 2019

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ ỦNG HỘ TÍNH TỰ CHỦ CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI LÒNG TỰ TRỌNG, NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN
VÀ CẢM XÚC Ở HỌC SINH THPT

Thuộc lĩnh vực tâm lý học


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái ................ 6
1.1.1. Khái niệm ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý ......................................... 6
1.1.2. Cấu trúc sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý ....................................... 6
1.1.3. Đo lường ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý .......................................... 7
1.1.4. Tổng quan nghiên cứu về sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha
mẹ đối với con cái. .................................................................................................... 9
1.1.5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý ...................................................................................................... 12
1.2. Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng... 13
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ, kiểm soát tâm
lý và lòng tự trọng ................................................................................................... 13
1.2.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng .......................................................................... 15


1.3. Mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với niềm tin vào năng
lực của bản thân. ........................................................................................................ 15
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát
tâm lý với niềm tin năng lực của bản thân .............................................................. 15
1.3.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ
và kiểm soát tâm lý với niềm tin vào năng lực của bản thân .................................. 18
1.4. Mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ kiểm soát tâm lý với cảm xúc tích cực, tiêu
cực .............................................................................................................................. 18
1.4.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát
tâm lý với cảm xúc tích cực, tiêu cực ..................................................................... 19
1.4.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý với cảm xúc tích cực, tiêu cực..................................................... 20
1.5. Ảnh hưởng của ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý đến cảm xúc tích cực và
tiêu cực thông qua lòng tự trọng và niềm tin năng lực của bản thân ......................... 20
1.5.1. Lý thuyết Tự quyết về sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý ............... 21


ii

1.5.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý đến cảm xúc tích cực và tiêu cực thông qua lòng tự trọng và niềm
tin năng lực của bản thân. ....................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ..................................................................................... 26
2.1. Khách thể nghiên cứu.......................................................................................... 26
2.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................................... 27
2.3. Cách tiến hành ..................................................................................................... 27
2.4. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................ 28
2.5. Phân tích số liệu .................................................................................................. 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31
3.1. Thống kê mô tả mức độ ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái, lòng

tự trọng, niềm tin vào năng lực của bản thân, cảm xúc tích cực và tiêu cực ............. 31
3.2. Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý ............................... 32
3.3. Mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng, niềm
tin vào năng lực của bản thân, và cảm xúc tích cực, tiêu cực. ................................... 34
3.4. Ảnh hưởng gián tiếp của ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý đến cảm xúc
tích cực và tiêu cực thông qua lòng tự trọng và niềm tin năng lực của bản thân ...... 37
THẢO LUẬN ................................................................................................................ 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 57
1. Bảng Kê khai Cảm xúc Tích cực và Tiêu cực ..................................................... 57
2. Thang đo Niềm tin vào Năng lực của bản thân Chung ....................................... 58
3. Thang đo Lòng Tự trọng Rosenberg ................................................................... 59
4. Thang đo Nhận thức về Sự Ủng hộ của Cha mẹ đối với Tính tự chủ ................. 60


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Tính tự chủ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và

ảnh hưởng đến các khía cạnh tâm lý và xã hội (Ryan, Deci, Grolnick, & La Guardia,
2015). Tự chủ được hiểu là việc cá nhân chủ động điều chỉnh hành vi và làm chủ hành
động của bản thân. Theo Rogers (1951), tự chủ là một trong những cách để cá nhân
phát triển những khả năng tiềm ẩn. Bên cạnh nhu cầu năng lực và nhu cầu gắn kết, tự
chủ cũng được coi là một trong ba nhu cầu tâm lý cơ bản của mỗi con người (Ryan &
Deci, 2006), và chúng đều liên quan đến cảm xúc tâm lý lành mạnh ở tất cả các nền

văn hóa (Black & Deci, 2000).
Tự chủ có liên quan đến mục tiêu đạt thành tựu, tính kiên trì, chất lượng mối
quan hệ (Ryan & Deci, 2006), khả năng sáng tạo (Baum & Baumann, 2019), sự hài
lòng trong công việc (Legault & Inzlicht, 2013; Skaalvik & Skaalvik, 2014), thành tích
học tập, tiêu điểm kiểm soát bên trong (Fazey & Fazey, 2001), cảm xúc tâm lý lành
mạnh (Van Ryzin, Gravely, & Roseth, 2009), hành vi sức khỏe (Spear & Kulbok,
2004), hoạt động chức năng đầy đủ, sức khỏe tinh thần và chức năng tối ưu (Black &
Deci, 2000), hiệu quả trong tham vấn, trị liệu tâm lý và thay đổi hành vi (Ryan, Lynch,
Vansteenkiste, & Deci, 2011, tr 20). Như vậy, có thể thấy rằng, tự chủ đóng vai trò
quan trọng trong phát triển tâm lý người.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tự chủ, Deci và Ryan (2008a) đã cho rằng
con người có tính tự chủ khi được thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản là năng lực, tự chủ và
gắn kết. Một vài nghiên cứu đã tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến tính tự chủ bao
gồm phần thưởng, sự đe dọa, sự đánh giá, phản hồi tích cực từ người khác và sự lựa
chọn (Deci & Ryan, 1987; Ryan và c.s., 2015). Ngoài những yếu tố được đề cập bên
trên, nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng sự ủng hộ và kiểm soát của cha mẹ
có ảnh hưởng đến tính tự chủ.
Ủng hộ tính tự chủ có liên quan đến cảm xúc tâm lý lành mạnh (Lekes, Gingras,
Philippe, Koestner, & Fang, 2010; Lynch, La Guardia, & Ryan, 2009), thành tích học
tập cao (Oriol-Granado, Mendoza-Lira, Covarrubias-Apablaza, & Molina-López,
2017; Soenens & Vansteenkiste, 2005), niềm tin vào năng lực của bản thân cao (Oriol-


2

Granado và c.s., 2017), sự hài lòng trong cuộc sống, hiện thực hóa bản thân, động lực
đồng nhất và động lực nội sinh (Chirkov & Ryan, 2001), lòng tự trọng cao (Bean &
Northrup, 2009; Deci và c.s., 2001, tr 20), điều chỉnh xã hội và học tập của học sinh ở
trường (Joussemet, Landry, & Koestner, 2008), mức độ lo âu thấp, khả năng nhận thức
cao, điều chỉnh tự chủ (Black & Deci, 2000), trầm cảm thấp (Duineveld, 2018), cảm

xúc tích cực cao và cảm xúc tiêu cực thấp (Niemiec và c.s., 2006).
Trong khi đó, sự kiểm soát của cha mẹ liên quan đến các kết quả tiêu cực: triệu
chứng trầm cảm (Costa, Cuzzocrea, Gugliandolo, & Larcan, 2016; Soenens &
Vansteenkiste, 2005), niềm tin vào năng lực của bản thân thấp (Washington, 2018),
lòng tự trọng thấp (Bean & Northrup, 2009), thành tích học tập kém (Soenens &
Vansteenkiste, 2005), sự trì hoãn đối với các nhiệm vụ học tập (Won & Yu, 2018),
mức độ điều chỉnh học tập, điều chỉnh xã hội thấp (Soenens, Vansteenkiste, & Sierens,
2009), mức độ tham gia học tập thấp (Marbell & Grolnick, 2013) và nhiều cảm xúc
tiêu cực (Roth, Assor, Niemiec, Ryan, & Deci, 2009).
Các nghiên cứu về sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái phần
lớn được thực hiện với khách thể ở phương Tây, nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề
cao. Trong khi tại các nước có nền văn hóa đề cao tính cộng đồng như phương Đông
thì chủ đề này ít được nghiên cứu và tìm hiểu. Xét ở góc độ văn hóa, có nhiều quan
điểm khác nhau được đưa ra khi đề cập đến tính tự chủ. Điều này dẫn đến những mâu
thuẫn về kết quả khi nghiên cứu chủ đề này.
Việt Nam cũng là một quốc gia đề cao tính cộng đồng. Tuy nhiên ở Việt Nam,
các nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn,
nghiên cứu của Hoàng (2015) mới chỉ dừng lại ở việc mô tả khái niệm tự chủ và ủng
hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ mà chưa tìm hiểu mối liên hệ giữa ủng hộ của cha
mẹ đối với tính tự chủ và các các khía cạnh tâm lý, sinh lý hay xã hội. Bên cạnh đó,
nghiên cứu này cũng gặp một số hạn chế về nền tảng lý thuyết và công cụ đo lường.
2.

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu về sự ủng hộ và kiểm soát của cha mẹ đối với

tính tự chủ của con cái, qua đây cũng bước đầu áp dụng Lý thuyết Tự quyết trong việc
nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cung cấp thông tin
ban đầu về ảnh hưởng có thể có của sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha



3

mẹ đối với đời sống tâm lý của con cái, từ đó làm cơ sở kiến nghị về việc nuôi dạy con
của cha mẹ.
Nghiên cứu hiện tại được tiến hành dựa trên mô hình Lý thuyết Tự quyết của
Deci và Ryan (1987) nhằm tìm hiểu về sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của
cha mẹ đối với con cái thông qua việc trả lời câu hỏi sau đây: (1) Sự ủng hộ tính tự chủ
và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái có mối liên hệ với nhau như thế nào?
(2) Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái có mối liên
hệ như thế nào với lòng tự trọng của con cái? (3) Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát
tâm lý của cha mẹ đối với con cái có mối liên hệ như thế nào với niềm tin vào năng lực
của bản thân của con cái? (4) Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ
đối với con cái có mối liên hệ như thế nào với cảm xúc tích cực và tiêu cực của con
cái? (5) Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái có ảnh
hưởng gián tiếp như thế nào đối với cảm xúc tích cực và tiêu cực của con thông qua
lòng tự trọng và niềm tin vào năng lực của bản thân?
3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu bao gồm: (1) Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ

và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái; (2) Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự
chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái và lòng tự trọng của con cái; (3)
Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái
và niềm tin vào năng lực của bản thân của con cái; (4) Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính
tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái và cảm xúc tích cực, và tiêu cực
của con cái; (5) Ảnh hưởng gián tiếp của sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của
cha mẹ đối cảm xúc tích cực và tiêu cực của con cái thông qua lòng tự trọng và niềm
tin vào năng lực của bản thân của con cái.

4.

Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là học sinh của một trường trung học phổ thông trên địa

bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm
262 học sinh. Độ tuổi trung bình của các khách thể là 16.76 với độ lệch chuẩn là .84.
Trong đó, nam chiếm 40.10%, nữ chiếm 58.40%, và 1.50% là giới tính khác.
5.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu có các nhiệm vụ cụ thể đó là: (1) Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

(bao gồm trình bày mô hình lý thuyết nền tảng, giới thiệu các khái niệm ủng hộ, kiểm


4

soát tính tự chủ, lòng tự trọng, niềm tin vào năng lực của bản thân, cảm xúc; và tổng
quan nghiên cứu); (2) Khảo sát và đo lường mức độ ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự
chủ của con cái; mức độ kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái, lòng tự trọng,
niềm tin vào năng lực của bản thân, cảm xúc tích cực và tiêu cực của con cái; (3) Phân
tích mối quan hệ giữa sự ủng hộ, kiểm soát của cha mẹ đối với tính tự chủ và niềm tin
vào năng lực của bản thân, lòng tự trọng và cảm xúc tích cực, tiêu cực của con cái
nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
6.

Giả thuyết nghiên cứu
Đối với câu hỏi thứ nhất về mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát


tâm lý của cha mẹ đối với con cái, giả thuyết mà chúng tôi đặt ra đó là: Các cách ủng
hộ tính tự chủ có tương quan nghịch chiều đối với các cách kiểm soát tâm lý. Hay nói
cách khác, những cha mẹ có xu hướng sử dụng thường xuyên các cách ủng hộ tính tự
chủ thì cũng có xu hướng ít sử dụng các cách kiểm soát tâm lý và ngược lại.
Đối với các câu hỏi thứ hai, thứ ba và thứ tư, về mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính
tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái với lòng tự trọng, niềm tin vào
năng lực của bản thân, và cảm xúc tích cực và tiêu cực của con cái, giả thuyết mà
chúng tôi đặt ra đó là: Ủng hộ tính tự chủ có tương quan thuận chiều với lòng tự trọng,
niềm tin vào năng lực của bản thân, cảm xúc tích cực và có tương quan nghịch chiều
với cảm xúc tiêu cực. Trong khi đó, kiểm soát tâm lý có tương quan nghịch chiều với
lòng tự trọng, niềm tin vào năng lực của bản thân, cảm xúc tích cực, và tương quan
thuận chiều với cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, những học sinh có cha mẹ ủng hộ
tính tự chủ thì có lòng tự trọng cao hơn, niềm tin vào năng lực của bản thân cao hơn,
nhiều cảm xúc tích cực hơn, và ít cảm xúc tiêu cực hơn. Ngược lại, những học sinh có
cha mẹ kiểm soát tâm lý thì có lòng tự trọng thấp hơn, niềm tin vào năng lực thấp hơn,
nhiều cảm xúc tiêu cực hơn, và ít cảm xúc tích cực hơn.
Đối với câu hỏi thứ năm, về ảnh hưởng gián tiếp của ủng hộ tính tự chủ và kiểm
soát tâm lý đối với cảm xúc tích cực và tiêu cực của con cái thông qua lòng tự trọng và
niềm tin vào năng lực của bản thân của con cái, giả thuyết mà chúng tôi đặt ra đó là:
(1) Ủng hộ tính tự chủ có ảnh hưởng trực tiếp làm tăng cảm xúc tích cực và làm giảm
cảm xúc tiêu cực; (2) Ủng hộ tính tự chủ có ảnh hưởng gián tiếp làm tăng cảm xúc tích
cực và làm giảm cảm xúc tiêu cực thông qua làm tăng lòng tự trọng và niềm tin vào
năng lực của bản thân; (3) Kiểm soát tâm lý có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm cảm xúc


5

tích cực và làm tăng cảm xúc tiêu cực; (4) Kiểm soát tâm lý có ảnh hưởng gián tiếp
làm giảm cảm xúc tích cực và làm tăng cảm xúc tiêu cực thông qua làm giảm lòng tự
trọng và niềm tin vào năng lực của bản thân.



6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái
1.1.1. Khái niệm ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý
Trong các nghiên cứu trước đây, sự ủng hộ tính tự chủ thường được tìm hiểu
cùng với cấu trúc kiểm soát tâm lý. Schaefer (1965) là người đầu tiên mô tả khái niệm
kiểm soát tâm lý và ông đã định nghĩa rằng kiểm soát tâm lý trong đó đề cập đến việc
cha mẹ cố gắng kiểm soát thế giới tâm lý của con (ví dụ: cảm xúc, suy nghĩ, sở thích,
v.v.). Cụ thể, kiểm soát tâm lý gồm các khía cạnh: (1) xâm phạm đời tư của con cái,
(2) dồn nén sự tức giận, (3) tạo cảm giác tội lỗi, (4) ép buộc con cái thực hiện mong
muốn của cha mẹ. Dựa trên cơ sở này, Barber (1996) đã định nghĩa kiểm soát tâm lý là
những nỗ lực xâm phạm vào sự phát triển cảm xúc, tâm lý bên trong của con cái
(chẳng hạn như quá trình suy nghĩ, tự bộc lộ cảm xúc và gắn kết với cha mẹ). Chính vì
vậy, sự ủng hộ tính tự chủ được thể hiện thông qua việc không kiểm soát tâm lý. Tuy
nhiên, việc ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý có thể xảy ra đồng thời.
Đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra bởi những nhà nghiên cứu về sự ủng hộ
và kiểm soát tính tự chủ của cha mẹ đối với con cái. Soenens và c.s. (2007) đã xem xét
sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ như là sự thúc đẩy chức năng ý chí. Điều này được
thể hiện thông qua việc cha mẹ thấu cảm với quan điểm của con cái, sẵn sàng cung cấp
những lựa chọn bất cứ khi nào có thể, giúp con cái khám phá và theo đuổi đam mê
thực sự của bản thân và hạn chế việc sử dụng kiểm soát cũng như thể hiện quyền uy.
1.1.2. Cấu trúc sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý
Dựa trên nền tảng của Lý thuyết Tự quyết, Deci và Ryan (2008b) cho rằng sự
ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ được khái niệm hóa ở các khía cạnh: (1) chấp nhận cảm
xúc của con cái (Bureau & Mageau, 2014; Joussemet và c.s., 2008; Mageau và c.s.,
2015), (2) cung cấp cơ hội lựa chọn có ý nghĩa (Joussemet và c.s., 2008; Mageau và
c.s., 2015), (3) khuyến khích con cái bắt đầu hành động (Lekes và c.s., 2010; Vasquez,

Patall, Fong, Corrigan, & Pine, 2016), (4) hạn chế sử dụng các kỹ thuật kiểm soát
(Joussemet và c.s., 2008; Vasquez và c.s., 2016) và (5) đưa ra lý do hợp lý cho những
quy định hoặc yêu cầu (Lekes và c.s., 2010; Mageau và c.s., 2015). Thêm vào đó, sự
ủng hộ tính tự chủ được mở rộng với yếu tố: phản hồi với các nhu cầu của con cái
(Lekes và c.s., 2010).


7

Phần lớn các khái niệm và quan điểm của những nhà nghiên cứu được đưa ra dựa
trên quan điểm Lý thuyết Tự quyết và có sự mở rộng trong những khái niệm được đưa
ra trong nghiên cứu của mình. Mageau và c.s. (2015) đã đưa ra khái niệm ủng hộ tự
chủ gồm ba khía cạnh: (1) công nhận các cảm nhận của con cái, (2) đưa ra những lý
giải hợp lý về yêu cầu và giới hạn, (3) cung cấp lựa chọn có giới hạn. Khía cạnh công
nhận những cảm nhận của con cái nghĩa là bố mẹ nhận ra và chấp nhận cảm xúc của
con, đặt mình vào vị trí của con để hiểu cảm nhận của chúng. Đối với khía cạnh đưa ra
những lý giải hợp lý về yêu cầu và giới hạn, bố mẹ luôn muốn con cái hiểu lý do thực
sự của những yêu cầu, quy định hay cấm đoán. Khía cạnh cung cấp lựa chọn có giới
hạn, bất cứ khi nào có thể, bố mẹ đều tạo cơ hội cho con cái được lựa chọn, quyết định
những việc liên quan đến bản thân chúng trong giới hạn nhất định.
Ngược lại về sự kiểm soát tính tự chủ, ông đã đưa ra khái niệm gồm ba khía
cạnh: (1) đe dọa trừng phạt, (2) chỉ trích gây cảm giác có lỗi, (3) gây áp lực về thành
tích. Khía cạnh đe dọa trừng phạt được hiểu là cha mẹ tạo bầu không khí sợ hãi, lo
lắng nhằm ép buộc con cái tuân theo ý muốn của mình. Chỉ trích tạo cảm giác tội lỗi
được hiểu là một trong những cách mà cha mẹ rút lại tình yêu sau những hành vi của
con cái mà cha mẹ cho là không đúng mực. Cuối cùng, gây áp lực thành tích là một
trong những cách cha mẹ thể hiện tình yêu có điều kiện đối với con cái bằng cách yêu
cầu con cái phải đạt được thành công nhất định.
1.1.3. Đo lường ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý
Phương pháp được sử dụng để đo lường sử ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ bao

gồm: phỏng vấn, quan sát, bảng hỏi tiêu chuẩn hoặc thang đo đánh giá. Tùy vào mục
đích nghiên cứu, các tác giả lựa chọn phương pháp phù hợp: quan sát tự nhiên được
thực hiện trong nhà hoặc quan sát bán cấu trúc về tương tác giữa cha mẹ - con cái khi
thực hiện nhiệm vụ cụ thể, phỏng vấn cấu trúc hoặc bán cấu trúc, sử dụng bảng hỏi
tiêu chuẩn tự báo cáo hoặc đánh giá người khác hoặc thang đo đánh giá; hoặc kết hợp
các phương pháp.
Về đo lường sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ, có hai cách tiếp cận chính, đó là
loại báo cáo và mục tiêu báo cáo. Mỗi cách tiếp cận đều có ưu điểm và hạn chế trong
việc thể hiện cách tiếp cận nuôi dạy con cái (Duineveld, 2018). Đối với loại báo cáo,
đánh giá nhận thức hành vi của cha mẹ được đo lường với 3 loại: (1) nhận thức của
con cái, (2) nhận thức của cha mẹ và (3) đánh giá của người quan sát. Phần lớn các


8

nghiên cứu sử dụng loại báo cáo nhận thức của con cái về cách tiếp cận nuôi dạy của
cha mẹ. Bởi vì nhận thức của con cái về hành vi của cha mẹ có liên quan đến hành vi
điều chỉnh của con hơn là hành vi thực sự của cha mẹ (Schaefer, 1965). Về mục tiêu
báo cáo được chia thành 3 loại: (1) cách nuôi dạy của mẹ, (2) cách nuôi dạy của bố, (3)
cách nuôi dạy của cả bố lẫn mẹ. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng thang đo báo cáo
cách nuôi dạy con cái của cả bố lẫn mẹ (Bureau & Mageau, 2014; Costa và c.s., 2016;
Roth và c.s., 2009). Một số nghiên cứu cũng tìm hiểu về sự ủng hộ tính tự chủ của mẹ
đối với con cái (Grolnick, Gurland, DeCourcey, & Jacob, 2002; Wuyts, Soenens,
Vansteenkiste, Van Petegem, & Brenning, 2017). Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tìm
hiểu về cách nuôi dạy của bố (Chua & Philippe, 2015), điều này là một hạn chế trong
việc hiểu hành vi nuôi dạy con cái và kết quả liên quan đến con cái. Các loại báo cáo
và các mục tiêu báo cáo khác nhau có thể ảnh hưởng đến mức độ ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý được báo cáo, cũng như các cách nuôi dạy con cái có liên quan với
nhau như thế nào (Duineveld, 2018).
Để đo lường sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý trong việc nuôi dạy con

cái của cha mẹ, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một loạt các thang đo. Tiểu thang Tự
chủ Tâm lý và Kiểm soát Tâm lý (Psychological Autonomy versus Psychological
Control) trong Bảng Kiểm kê Báo cáo của Con cái về Hành vi của Cha mẹ (Children’s
Report of Parenting Behaviour Inventory) được đề xuất năm 1965 bởi Schaefer. Tuy
nhiên 10 item trong tiểu thang này chỉ đề cập đến khía cạnh kiểm soát tâm lý mà
không đề cập đến tự chủ tâm lý. Điều này dẫn đến một số nhà nghiên cứu nhìn nhận
rằng ủng hộ tính tự chủ thực ra chính là việc không có sự kiểm soát tâm lý. Nói cách
khác, ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý cùng nằm trên một phổ.
Dựa trên công trình nghiên cứu của Schaefer (1965), Barber (1996) đã xây
dựng Thang đo Kiểm soát Tâm lý - Tự báo cáo của Con cái (Psychological Control
Scale - Youth Self-Report). Thang đo 16 item với 6 tiểu thang bao gồm: biểu hiện ép
buộc bằng lời, cảm xúc không có hiệu lực, công kích cá nhân, tạo cảm giác tội lỗi, rút
lại tình yêu thương và hành vi cảm xúc mơ hồ. Thông qua thang đo này, con cái đánh
giá kiểm soát tâm lý của cha mẹ ở ba khía cạnh: nhận thức, hành vi, cảm xúc. Tuy
nhiên, thang đo này vẫn chưa khắc phục được hạn chế từ công trình của Schaefer
(1965).


9

Thang đo đa Khía cạnh Nhận thức của Con cái về Kiểm soát (Multidimensional
Measure of Children’s Perception of Control) của Connell (1985) đo nhận thức về
kiểm soát của cha mẹ được đánh giá ở 3 khía cạnh: nhận thức, xã hội và thể chất. Mỗi
khía cạnh lại có 3 nguồn kiểm soát bao gồm nguồn kiểm soát bên trong, nguồn kiểm
soát từ những người có uy quyền và nguồn kiểm soát khác. Các item được thiết kế với
hai yếu tố đối lập là thành công và thất bại.
Thang đo Nhận thức của Cha mẹ - dành cho Con cái (Perception of Parents
Scale - Children Scale) của Grolnick, Weiss, McKenzie, và Wrightman (1996) gồm 22
item trong đó có 11 item đo nhận thức của con cái về mẹ và 11 item đo nhận thức của
con cái về bố. Ở mỗi item, học sinh lựa chọn 1 trong 4 mệnh đề để mô tả sự ủng hộ

tính tự chủ và sự tham gia của cha mẹ. Thang đo này cung cấp sự phân biệt rõ ràng
giữa bố và mẹ trong các câu hỏi ở hai tiểu thang ủng hộ tính tự chủ và sự tham gia.
Mageau và c.s. (2015) đã xây dựng Thang đo Nhận thức Sự ủng hộ của Cha mẹ
đối với Tính tự chủ (Perceived Parental Autonomy Support Scale, P-PASS) nhằm đo
lường nhận thức của con cái về sự ủng hộ tính tự chủ với hai khía cạnh: ủng hộ tính tự
chủ và kiểm soát tâm lý. Các item trong thang đo đánh giá về sự ủng hộ tính tự chủ
giữa bố và mẹ một cách riêng biệt. Các item được thiết kế dựa trên khái niệm ủng hộ
và kiểm soát của cha mẹ đối với tính tự chủ theo Lý thuyết Tự quyết. Nghiên cứu hiện
tại sử dụng Thang đo Nhận thức Ủng hộ tính Tự chủ của Cha mẹ (P-PASS) nhằm đo
lường sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái.
1.1.4. Tổng quan nghiên cứu về sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha
mẹ đối với con cái.
Trong các nghiên cứu trước, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa
sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ với những biến số về mặt tâm lý. Costa,
Gugliandolo, Barberis, Cuzzocrea, và Liga (2019) chỉ ra sự thất vọng hoặc hài lòng về
nhu cầu của cha mẹ có liên hệ với sự ủng hộ và kiểm soát tính tự chủ đối với tính tự
chủ của con cái. Cụ thể, các bậc cha mẹ thất vọng về nhu cầu của bản thân sẽ có xu
hướng kiểm soát tâm lý của con, ngược lại những cha mẹ hài lòng về nhu cầu bản thân
có xu hướng ủng hộ tính tự chủ của con.
Nghiên cứu của Grolnick và c.s. (2002) đã cho thấy áp lực cũng là một yếu tố
khiến người mẹ sử dụng kiểm soát tâm lý. Cụ thể, những bà mẹ trong điều kiện chịu
áp lực cao thì sử dụng hình thức kiểm soát con cái bằng lời nhiều hơn là những bà mẹ


10

trong điều kiện áp lực thấp. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả kết luận rằng hành vi
của con cũng ảnh hưởng đến sự ủng hộ hay kiểm soát của cha mẹ. Cụ thể, những bà
mẹ mà thành tích học tập của con kém có xu hướng kiểm soát nhiều hơn bởi họ cho
rằng việc kiểm soát sẽ giúp con cái đạt được thành tích học tập tốt hơn. Không chỉ vậy

Divia và Swaminathan (2014) cũng chỉ ra hứng thú học tập và hứng thú với các hoạt
động ngoại khóa là chỉ báo quan trọng với sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ đối với
con cái. Cụ thể, những sinh viên thể hiện mức độ hứng thú học tập cao thì có sự ủng
hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ cao. Trong khi đó, những sinh viên có mức độ hứng
thú với các hoạt động ngoại khóa cao thì có sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ
của con cái thấp.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa sự ủng hộ
của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái và các biến số khác. Kết quả của các nghiên
cứu trước đây cho thấy sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái có liên
quan đến những hệ quả tích cực trong khi kiểm soát của cha mẹ thường liên hệ với
những hệ quả tiêu cực.
Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra mối tương quan thuận giữa sự ủng hộ tính tự
chủ của cha mẹ với các biến số liên quan đến nhận thức, động lực và thành tích học tập
của con cái. Cụ thể, trong nghiên cứu của Soenens và Vansteenkiste (2005) những học
sinh có sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ thì có thành tích học tập cao. Nghiên cứu của
Oriol-Granado và c.s. (2017) cũng đưa ra kết quả tương tự. Black và Deci (2000) cho
thấy mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê của sự ủng hộ của cha mẹ với năng lực
nhận thức, tự điều chỉnh tự chủ, động lực và mức độ hiện thực hóa bản thân, khả năng
điều chỉnh xã hội cao (Joussemet và c.s., 2008).
Các nghiên cứu trước cũng đi tìm hiểu mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ
của cha mẹ với biến số sức khỏe tinh thần của con cái. Chẳng hạn, nghiên cứu của
Lekes và c.s. (2010), Lynch và c.s. (2009) cho thấy ảnh hưởng tích cực giữa sự ủng hộ
tính tự chủ của cha mẹ với trạng thái lành mạnh về cảm xúc. Niemiec và c.s. (2006)
cho rằng sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái càng cao thì con cái
càng có cảm xúc tích cực cao và cảm xúc tiêu cực thấp. Ngoài ra, sự ủng hộ của cha
mẹ cũng có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với niềm tin vào năng lực của
bản thân của con cái (Oriol-Granado và c.s., 2017). Nói cách khác, những học sinh
nhận được sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ thì có niềm tin vào năng lực của



11

bản thân cao. Kết quả nghiên cứu của Bean & Northrup (2009) cho thấy sự ủng hộ của
cha mẹ càng cao thì học sinh có lòng tự trọng càng cao. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của
cha mẹ có tương quan nghịch với mức độ trầm cảm và lo âu (Black & Deci, 2000;
Duineveld, 2018). Nghiên cứu của Chirkov và Ryan (2001) cho thấy mối tương quan
thuận chiều giữa sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ với mức độ hài lòng cuộc sống.
Trong một nghiên cứu khác, sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ có mối liên hệ tích cực
với cảm giác thỏa mãn nhu cầu (Deci và c.s., 2001).
Trái ngược với kết quả tích cực mà sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ
của con cái mang lại, kiểm soát của cha mẹ thường gắn với hệ quả tiêu cực. Cụ thể,
khi xem xét các biến số liên quan đến học tập, các nhà nghiên cứu chỉ ra mối tương
quan nghịch giữa kiểm soát tâm lý của cha mẹ với thành tích học tập (Soenens &
Vansteenkiste, 2005), điều chỉnh học tập, điều chỉnh xã hội (Soenens và c.s., 2009),
mức độ tham gia học tập (Marbell & Grolnick, 2013; Roth và c.s., 2009) và sự trì hoãn
với các nhiệm vụ học tập (Won & Yu, 2018). Kết quả nghiên cứu của Bean và
Northrup (2009) cho thấy sự kiểm soát của cha mẹ có tương quan nghịch có ý nghĩa
thống kê với lòng tự trọng. Nói cách khác, học sinh trải nghiệm kiểm soát tâm lý của
cha mẹ có lòng tự trọng thấp. Roth và c.s. (2009) kết luận rằng sự kiểm soát của cha
mẹ có tương quan thuận với cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu của Washington (2018) chỉ
ra rằng kiểm soát của cha mẹ có tương quan nghịch với niềm tin vào năng lực của bản
thân. Ngoài ra, Soenens và c.s. (2009) và Bean và Northrup (2009) kết luận rằng sự
kiểm soát của cha mẹ có ảnh hưởng tiêu cực đến triệu chứng trầm cảm. Thêm vào đó,
cảm giác thất vọng nhu cầu cũng là hệ quả tiêu cực từ sự kiểm soát tâm lý của cha mẹ,
cảm xúc tiêu cực (Roth và c.s., 2009).
Trái ngược với các nghiên cứu trên, kết quả từ một số nghiên cứu khác cho thấy
cha mẹ kiểm soát hay giới hạn tính tự chủ của con cái không có mối liên hệ hoặc có
mối liên hệ tích cực đến sự điều chỉnh tâm lý của con cái. Cụ thể, nghiên cứu của
McWayne, Owsianik, Green, & Fantuzzo (2008) cho thấy hành vi nuôi dạy con cái
của cha mẹ không có mối liên hệ với năng lực xã hội, cảm xúc, hành vi của con cái

đến từ các gia đình người Mỹ gốc Phi có thu nhập thấp. Kết quả nghiên cứu của Chao
(2001) cho thấy tương quan thuận giữa phong cách giáo dục của cha mẹ độc đoán với
thành tích học tập của học sinh Trung Quốc. Nghiên cứu xuyên văn hóa của Dwairy,
Achoui, Abouserie và Farah (2006) được thực hiện với nhóm khách thể thanh thiếu


12

niên của một số quốc gia của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa kiểm soát tâm lý của cha mẹ và các
rối nhiễu tâm lý ở nhóm thanh thiếu niên thuộc nền văn hóa phương Đông. Bên cạnh
đó, tác giả cũng chỉ ra rằng sự kiểm soát của cha mẹ tương quan thuận với mức độ gắn
kết trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái. Sự thiếu nhất quán giữa các kết quả
nghiên cứu trên đây đòi hỏi cần thêm các nghiên cứu để khẳng định mối quan hệ giữa
sự ủng hộ và kiểm soát tính tự chủ của cha mẹ với các biến số được xem là hệ quả của
nó.
Đáng chú ý hơn là công cụ đo lường được sử dụng với các nghiên cứu với
nhóm khách thể thuộc nền văn hóa chủ nghĩa tập thể còn nhiều hạn chế. Chưa có thang
đo sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ dành cho mẫu khách thể phương Đông. Nghiên
cứu của Marbell và Grolnick (2013) được thực hiện với mẫu khách thể nền văn hóa đề
cao tính cộng đồng và thứ bậc ở Ghana, sử dụng thang đo được thiết kế dành cho
khách thể phương Tây. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thang đo được sử dụng trong
nghiên cứu có độ hiệu lực thấp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của
việc xây dựng thang đo đề phù hợp với khía cạnh văn hóa của phương Đông. Bởi vì,
nếu hành vi ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ có sự khác nhau giữa các nền văn hóa thì
công cụ đo lường cũng phải nhạy cảm với từng nền văn hóa (Manzi, Regalia, Pelucchi,
& Fincham, 2012).
Trong khi trên thế giới có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa sự ủng hộ
của cha mẹ đối với tính tự chủ của con cái và các biến số khác thì ở Việt Nam, các
nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong một

nghiên cứu định tính, sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc bố mẹ và con cái, Hoàng (2015)
đã đưa ra quan điểm của người Việt về tính tự chủ bao gồm 3 khía cạnh: trách nhiệm,
tự bộc lộ, tự đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con
cái cảm nhận cha mẹ ấm áp, dân chủ và ủng hộ tính tự chủ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ
dừng lại ở việc mô tả khái niệm tự chủ và ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ mà chưa tìm
hiểu mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ với các biến số khác. Thêm vào
đó, nghiên cứu cũng gặp phải hạn chế về nền tảng lý thuyết và công cụ đo lường.
1.1.5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý


13

Một phần của nghiên cứu này được thiết kế theo kiểu tương quan nhằm tìm
hiểu mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con
cái. Giả thuyết được đặt ra đó là sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ đối với con cái có
tương quan nghịch với kiểm soát tâm lý.
1.2. Mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ, kiểm soát
tâm lý và lòng tự trọng
Đề cập đến lòng tự trọng đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra. Trong đó
Rogers (1951) cho rằng lòng tự trọng là mức độ mà một người thích, coi trọng và chấp
nhận bản thân mình. Maslow (1968) đã định nghĩa lòng tự trọng là khát khao về sức
mạnh, thành tích, sự tương xứng cũng như quyền làm chủ và năng lực của bản thân vì
sự độc lập và tự do trong cuộc sống. Fitts (1972) lại có quan điểm khác khi cho rằng
lòng tự trọng chủ yếu là những kết quả, đánh giá của những người quan trọng. Trong
khi đó, Guindon (2002) cho rằng lòng tự trọng bao gồm: ý thức về năng lực (năng lực,
sức mạnh, hiệu quả) đề cập đến mức độ mà mọi người thấy mình có khả năng và làm
hiệu quả và ý thức về giá trị (phẩm chất, đức hạnh, giá trị đạo đức) dựa trên ý thức về
giá trị bản thân, chuẩn mực về hành vi của cá nhân hoặc giữa cá nhân với cá nhân.

Rosenberg, Schooler, Schoenbach, và Rosenberg (1995) đã đưa ra quan điểm là
lòng tự trọng liên quan đến những yếu tố của bản thân tự đánh giá hoặc những đánh
giá từ người khác dựa trên giá trị bản thân; phát triển xuyên suốt thời thơ ấu đến thanh
thiếu niên. Ông cũng lý giải cho điều này rằng cá nhân đánh giá về lòng tự trong thông
qua hai quá trình liên quan đến nhau. Thứ nhất, việc cá nhân so sánh bản sắc cũng như
khả năng của mình với những người khác, trong phạm vi họ cảm thấy bản thân thấp
kém hơn những người mà họ tương tác, đồng nghĩa với việc lòng tự trọng của họ bị
ảnh hưởng tiêu cực. Thứ hai, lòng tự trọng của cá nhân bị ảnh hưởng khi cá nhân nhận
được những nhận xét phản hồi tiêu cực từ những người có vai trò quan trọng đối với
họ. Ông cũng đã định nghĩa lòng tự trọng là nhìn nhận bản thân một cách tích cực, vô
điều kiện mà bản thân độc lập, không phụ thuộc vào thành tích hay phẩm chất.
Với những nghiên cứu trước đây, Rosenberg và c.s. (1995) đã chỉ ra những
nhận xét, phản hồi từ những người có vai trò quan trọng đối với cá nhân có ảnh hưởng
đến lòng tự trọng của họ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Guindon (2002) kết luận
những biến đổi môi trường trong đó có yếu tố gia đình cũng có ảnh hưởng đến lòng tự


14

trọng. Bednar và Peterson (1995) cho rằng những gì cá nhân chọn hành động và những
cách họ hành động phụ thuộc vào lòng tự trọng và điều này có sự tương quan với chức
năng hành vi cũng như sự hài lòng cuộc sống, sức khỏe tâm thần và lòng tự trọng.
Witmer và Sweeney (1992) chỉ ra rằng chất lượng của mối quan hệ cha mẹ và con cái
có tương quan với lòng tự trọng của thanh thiếu niên. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra
màu da có ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng và niềm tin vào năng lực của bản thân
cũng như những khía cạnh khác của con người (Thompson & Keith, 2001).
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê về các Rối loạn Tinh thần, Phiên bản 4
(DSM – IV), lòng tự trọng cũng nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn tâm
thần trong đó có liên quan đến trầm cảm và trương lực cơ (Guindon, 2002). Rosenberg
và c.s. (1995) khi đề cập đến đến khía cạnh năng lực của lòng tự trọng đã chỉ ra rằng

lòng tự trọng có nhiều điểm chung với khái niệm niềm tin vào năng lực của bản thân.
Trong khi đó, khi bàn về niềm tin vào năng lực của bản thân, Bandura (1983) đã chỉ
ra: Những cá nhân tự đánh giá bản thân không hiệu quả trong việc ứng phó với những
kích thích từ môi trường thì bận tâm nhiều đến thiếu sót của bản thân và tự cảm thấy
khó khăn hơn. Và những lo ngại này làm giảm sự tin tưởng của cá nhân vào khả năng
của mình. Điều này gợi ý rằng lòng tự trọng và niềm tin vào năng lực của bản thân có
mối liên hệ với nhau.
Liên quan đến yếu tố giới, Josephs (1992) đã chỉ ra rằng lòng tự trọng và giới
tính có mối liên hệ với nhau, trong đó ông giải thích phụ nữ có mức độ tự tin thấp hơn
nam giới ở tuổi trưởng thành. Nhất quán với nghiên cứu trước, McMullin và Cairney
(2004) đã báo cáo nữ giới có lòng tự trọng thấp hơn nam giới. Và các nhà nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng mức độ tự trọng thấp giải thích một thực tế tại sao nữ giới lại có khả
năng gặp phải trầm cảm cao hơn nam giới (Avison & McAlpine, 1992).
Gecas (1971) đã nghiên cứu 620 thanh thiếu niên, chủ yếu là 16 đến 17 tuổi,
được chọn từ năm trường trung học ngoại thành xung quanh khu vực đô thị của Thành
phố New York đã tìm thấy sự ủng hộ của cha mẹ liên quan mật thiết đến lòng tự trọng
của trẻ trong mẫu học sinh trung học. Cùng với đó, Josephs (1992) nghiên cứu trong
một mẫu nam sinh trung học quốc gia, nhận thấy lòng tự trọng cao có liên quan đến
mối quan hệ gia đình "tốt", được đặc trưng bởi tình cảm giữa các thành viên trong gia
đình, các hoạt động chung và đưa trẻ em vào việc ra quyết định gia đình. Coopersmith
(1967) lại chỉ ra ba điều kiện chung có liên quan đến lòng tự trọng cao ở trẻ: (a) sự


15

chấp nhận của cha mẹ đối với đứa trẻ; (b) được xác định rõ ràng và thực hiện các giới
hạn đối với hành vi của trẻ em; và (c) tôn trọng hành động cá nhân trong giới hạn xác
định. Những phát hiện của Coopersmith có liên quan đặc biệt đến sự kiểm soát của cha
mẹ, cũng như sự chấp nhận và tình cảm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.
1.2.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và

kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng
Một phần của nghiên cứu này được thiết kế theo kiểu tương quan nhằm tìm
hiểu mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ, kiểm soát tâm lý với lòng tự trọng. Dựa trên
các nghiên cứu trước đây, giả thuyết được đặt ra đó là ủng hộ tính tự chủ có tương
quan thuận với lòng tự trọng của con cái trong khi kiểm soát tâm lý của cha mẹ có
tương quan nghịch với lòng tự trọng của con cái. Nói cách khác, những học sinh nhận
được sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ thì có lòng tự trọng cao hơn. Trong khi đó,
những học sinh bị kiểm soát tâm lý bởi cha mẹ thì có lòng tự trọng thấp hơn.
1.3. Mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với niềm tin vào năng
lực của bản thân.
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát
tâm lý với niềm tin năng lực của bản thân
Bandura (1983) định nghĩa niềm tin vào năng lực của bản thân là niềm tin vào
khả năng của bản thân có thể đạt được thành tích nhất định. Niềm tin về năng lực của
bản thân quyết định cách mọi người cảm nhận, suy nghĩ, cư xử và thúc đẩy bản thân.
Và Bandura (1983) cũng chỉ ra bốn yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào năng lực của
bản thân đó là: thành tích của bản thân, các trải nghiệm gián tiếp, thuyết phục xã hội
và kích thích cảm xúc. Dựa trên quan điểm của Lý thuyết Tự quyết, niềm tin vào năng
lực của bản thân (được gọi là khả năng nhận thức) là một điều kiện cần thiết cho động
lực; là việc tin rằng một người có thể thực hiện hành động một cách thành công hoặc
kiểm soát kết quả (Ryan & Deci, 2006).
Các nghiên cứu về trước cũng được thực hiện với mục đích tìm hiểu về tiền đề của
niềm tin vào năng lực của bản thân. Về mặt lý thuyết, Bandura (1994) cho rằng thành
tích của bản thân là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến niềm tin vào năng lực của bản thân.
Nghĩa là nếu cá nhân trải nghiệm thành công thì người đó sẽ hình thành niềm tin vào
năng bản thân. Ngược lại, trải nghiệm thất bại làm suy giảm niềm tin vào năng lực của
bản thân. Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến niềm tin vào năng lực của bản thân là các


16


trải nghiệm gián tiếp. Nói cách khác, theo lý thuyết học tập xã hội của Bandura, nếu cá
nhân quan sát một người tương tự như mình thành công trong việc hoàn thành một
nhiệm vụ nào đó thì cá nhân sẽ nghĩ rằng mình cũng có khả năng làm được như vậy.
Cách thứ ba để củng cố niềm tin vào năng lực của bản thân đó là thuyết phục xã hội.
Điều này có thể giải thích như sau, người mà được khuyến khích, động viên rằng họ có
khả năng thực hiện các hoạt động được giao phó thì sẽ ý thức về niềm tin vào năng lực
của bản thân. Tiền đề về tâm lý và sinh lý là yếu tố cuối cùng có liên quan đến niềm
tin vào năng lực của bản thân. Cá nhân dựa vào trạng thái sinh lý và cảm xúc của mình
trong việc đánh giá khả năng của bản thân. Sự mệt mỏi, đau nhức, suy nhược cơ thể
khiến họ đánh giá thấp niềm tin vào năng lực của bản thân. Tâm trạng cũng ảnh hưởng
đến niềm tin vào năng lực của bản thân. Chẳng hạn, tâm trạng tích cực sẽ thúc đẩy
niềm tin vào năng lực của bản thân và tương tự, tâm trạng tuyệt vọng sẽ dẫn đến suy
giảm niềm tin vào năng lực của bản thân.
Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu về vấn đề này, Oriol-Granado và c.s. (2017)
đã chỉ ra rằng niềm tin vào năng lực của bản thân có tương quan thuận với cảm xúc
tích cực. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về mặt lý thuyết của Bandura (1994) khi
cho rằng tâm trạng có ảnh hưởng đến nhận thức của cá nhân về niềm tin vào năng lực
của bản thân. Cùng trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng sự ủng hộ tính tự chủ của
cha mẹ có tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với niềm tin vào năng lực của bản
thân. Nghiên cứu của Guay, Ratelle, Senécal, Larose, và Deschênes (2006) cũng đưa
ra kết quả tương tự, những người trải nghiệm sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ ở mức
độ thấp thì có niềm tin vào năng lực của bản thân thấp. Divia và Swaminathan (2014)
đã đưa ra kết luận về nghiên cứu của mình: mức độ hứng thú với hoạt động ngoại khóa
là chỉ báo quan trọng với niềm tin vào năng lực của bản thân của sinh viên đại học.
Nói cách khác, sự tham gia các hoạt động ngoại khóa thúc đẩy niềm tin vào năng lực
của bản thân của sinh viên đại học.
Nhiều nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa sự ủng hộ của cha mẹ đối với
tính tự chủ và niềm tin vào năng lực của bản thân của con cái được tiến hành. Kết quả
cho thấy, sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ có tương quan thuận với niềm tin vào năng

lực của bản thân của con cái. Và ngược lại, sự kiểm soát của cha mẹ đối với tính tự
chủ có tương quan nghịch với niềm tin vào năng lực của bản thân của con cái. Chẳng
hạn, nghiên cứu của Yomtov, Plunkett, Sands, và Reid (2015) được thực hiện với


17

khách thể người nhập cư Latino cho thấy sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ có tương
quan thuận và có ý nghĩa thống kê với niềm tin vào năng lực của bản thân. Trong khi
đó, sự kiểm soát của cha mẹ có tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với niềm tin
vào năng lực của bản thân. Nghiên cứu của Oriol-Granado và c.s., (2017) và
Washington (2018) cũng cho thấy kết quả tương tự. Cụ thể, thanh thiếu niên báo cáo
sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ ở mức độ cao cũng báo cáo niềm tin vào năng lực
của bản thân cao và dẫn đến các hệ quả tích cực như thành tích học tập, lòng tự trọng.
Ngược lại, thanh thiếu niên báo cáo sự tuân thủ ở mức độ cao thì có niềm tin vào năng
lực của bản thân giảm và điều này có liên quan đến các hệ quả tiêu cực, chẳng hạn
thành tích học tập, niềm tin vào năng lực của bản thân.
Các nghiên cứu về hệ quả được tiến hành nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa niềm
tin vào năng lực của bản thân với các biến số về tâm lý, sinh lý, xã hội. Nghiên cứu về
mặt lý luận của Bandura (1994) cho thấy niềm tin vào năng lực của bản thân có ảnh
hưởng đến chức năng của con người thông qua 4 quá trình tâm lý chính: quá trình
nhận thức, quá trình động lực, quá trình cảm xúc và quá trình lựa chọn. Ở quá trình
nhận thức, niềm tin vào năng lực của bản thân càng cao thì mục tiêu và cam kết thực
hiện của cá nhân càng cao. Một trong những chức năng chính của quá trình nhận thức
đó là cho phép cá nhân dự đoán kết quả có liên quan đến sự kiện. Cụ thể, những người
có niềm tin vào năng lực của bản thân cao thì hình dung kết quả của sự kiện thành
công, điều này cung cấp những hướng đi tích cực và ủng hộ phần thể hiện và ngược
lại. Đối với quá trình động lực, niềm tin vào năng lực của bản thân thúc đẩy động lực
theo một vài cách: niềm tin vào năng lực của bản thân xác định mục tiêu mà cá nhân
đề ra, cá nhân nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu, kiên trì trong bao lâu khi đối

mặt với khó khăn và mất bao nhiêu thời gian để hồi phục sau thất bại. Cụ thể, khi đối
mặt với khó khăn, cá nhân mà nghi ngờ vào năng lực của bản thân thì sẽ cảm thấy nhụt
chí và dễ dàng từ bỏ. Trong khi đó, những cá nhân có niềm tin vào năng lực của bản
thân cao thể hiện sự nỗ lực, cố gắng để vượt qua thách thức. Đối với quá trình cảm xúc,
niềm tin vào năng lực của bản thân có thể ảnh hưởng đến mức độ stress hay trầm cảm khi
mọi người trải nghiệm tình huống khó khăn hay bị đe dọa. Bên cạnh đó, niềm tin vào
năng lực của bản thân có tương quan thuận với các hành vi sức khỏe. Cuối cùng niềm tin
vào năng lực của bản thân có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn. Niềm tin vào năng lực
của bản thân có thể định hình cuộc sống thông qua các loại hoạt động và môi trường con


18

người lựa chọn. Nghĩa là người ta tránh các hoạt động, tình huống mà họ tin rằng vượt
qua khả năng ứng phó của mình và sẵn sàng thực hiện những tình huống đầy thách thức
nếu họ tin rằng chúng ở trong khả năng của họ. Hơn nữa, việc lựa chọn và phát triển nghề
nghiệp cũng có liên quan đến niềm tin vào năng lực của bản thân ở quá trình lựa chọn.
Với các nghiên cứu về mặt thực tiễn, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra niềm tin
vào năng lực của bản thân có tương quan thuận với các biến số liên quan đến vấn đề
học tập và sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu của Oriol-Granado và c.s. (2017) được thực
hiện với khách thể là 428 sinh viên đại học ở Chi-lê cho thấy mối tương quan thuận và
có ý nghĩa thống kê với sự tham gia và thành tích học tập. Cụ thể sinh viên có niềm tin
vào năng lực của bản thân cao thể hiện thái độ lạc quan, hy vọng với mức độ tham gia
học tập. Kết quả nghiên cứu của Divia và Swaminathan (2014) chỉ ra rằng niềm tin
vào năng lực của bản thân có ảnh hưởng tích cực đến trạng thái lành mạnh về tâm lý.
Kết quả nghiên cứu của Endler, Speer, Johnson, và Flett (2001); Soysa và Wilcomb
(2015) chỉ ra rằng niềm tin vào năng lực của bản thân có tương quan thuận với tinh
thần lạc quan, tự điều chỉnh, lòng tự trọng, định hướng tương lai. Các nghiên cứu khác
cũng chỉ ra mối tương quan nghịch giữa niềm tin vào năng lực của bản thân với mức
độ trầm cảm và lo âu (Endler và c.s., 2001), giận dữ và cảm xúc tiêu cực và stress

(Soysa & Wilcomb, 2015).
1.3.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự ủng hộ tính tự chủ
và kiểm soát tâm lý với niềm tin vào năng lực của bản thân
Một phần của nghiên cứu được thiết kế theo kiểu tương quan nhằm tìm hiểu
mối liên hệ giữa sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ và niềm tin vào năng lực của
bản thân. Dựa trên tổng quan tài liệu, nghiên cứu đặt ra giả thuyết sau: Ủng hộ của cha
mẹ đối với tính tự chủ của con cái có tương quan thuận với niềm tin vào năng lực của
bản thân trong khi đó kiểm soát tâm lý có tương quan nghịch với niềm tin vào năng
lực của bản thân. Nói cách khác, những học sinh nhận được sự ủng hộ tính tự chủ của
cha mẹ thì có niềm tin vào năng lực của bản thân cao hơn. Trong khi đó, những học
sinh bị kiểm soát tâm lý bởi cha mẹ thì có niềm tin vào năng lực của bản thân thấp
hơn.
1.4. Mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ kiểm soát tâm lý với cảm xúc tích cực,
tiêu cực


19

1.4.1. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát
tâm lý với cảm xúc tích cực, tiêu cực
Cảm xúc tích cực được hiểu là trạng thái mà cá nhân cảm thấy nhiệt tình, chủ
động và hoạt bát đồng thời có một nguồn năng lượng dồi dào, tham gia vào các hoạt
động với niềm yêu thích cùng sự tập trung cao độ. Ngược lại, cảm xúc tích cực thấp
được mô tả là các trạng thái cảm xúc buồn bã, thờ ơ với những biểu hiện của sự đau
buồn và tham gia hoạt động mà không có hứng thú, cùng với đó là sự xuất hiện hàng
loạt các trạng thái cảm xúc bao gồm giận dữ, coi thường, phẫn nộ, cảm giác tội lỗi, sợ
hãi và lo lắng (Watson, 1988).
Các nghiên cứu trước đây được tiến hành nhằm tìm hiểu quan hệ giữa sự ủng
hộ tính tự chủ của cha mẹ đối với con cái và cảm xúc. Với mẫu thuận tiện là 210 người
nói tiếng Pháp, nghiên cứu của Mageau và c.s. (2015) chỉ ra rằng sự ủng hộ của cha

mẹ với tính tự chủ của con cái có tương quan thuận với với cảm xúc tích cực và tương
quan nghịch với cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu của Niemiec và c.s. (2006) cũng có kết
quả tương tự, sự ủng hộ của cha mẹ có tương quan thuận cảm xúc tích cực. Và sự kiểm
soát của cha mẹ có tương quan thuận với cảm xúc tiêu cực. Cụ thể, học sinh có sự ủng
hộ tính tự chủ của cha mẹ có cảm xúc tích cực, ngược lại học sinh chịu sự kiểm soát
của cha mẹ trải nghiệm cảm xúc tiêu cực. Oriol-Granado và c.s. (2017) khi nghiên cứu
với nhóm khách thể là sinh viên 3 trường đại học tại Chi-lê cũng cho kết quả tương tự.
Các nghiên cứu về hệ quả của cảm xúc cũng được tiến hành nhằm tìm hiểu mối
liên hệ giữa cảm xúc và các biến số khác. Trong đó, Oriol-Granado và c.s. (2017) đã
chỉ ra cảm xúc dự đoán thành tích học tập, niềm tin vào năng lực của bản thân và sự
tham gia học tập. Cụ thể, cảm xúc tích cực có tương quan thuận với thành tích học tập,
niềm tin vào năng lực của bản thân và mức độ tham gia học tập. Trong khi đó, cảm
xúc tiêu cực có tương quan nghịch với thành tích học tập, niềm tin vào năng lực của
bản thân và mức độ tham gia học tập. Bên cạnh đó, cảm xúc có mối liên hệ với sự hài
lòng cuộc sống (Extremera & Rey, 2016). Những cá nhân có cảm xúc tích cực cao thì
có mức độ hài lòng cuộc sống cao, ngược lại những cá nhân có cảm xúc tiêu cực cao
thì có mức độ hài lòng cuộc sống thấp. Kết quả nghiên cứu của King, Hicks, Krull và
Del Gaiso (2006) cho thấy cảm xúc tích cực có tương quan thuận với ý nghĩa cuộc
sống và cảm xúc tiêu cực có tương quan nghịch với ý nghĩa cuộc sống.


20

Khi nghiên cứu về vấn đề này, đã có nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối tương
quan giữa các biến số về tâm lý, sinh lý, xã hội với cảm xúc tích cực, tiêu cực. Các
nghiên cứu này cho thấy cảm xúc tích cực, tiêu cực có liên quan đến niềm tin vào năng
lực của bản thân, trí tuệ cảm xúc (Extremera & Rey, 2016), tương tác với môi trường
tự nhiên (McMahan & Estes, 2015), sự ủng hộ của cha mẹ đối với tính tự chủ của con
cái, nhân cách (Leger, Charles, Turiano, & Almeida, 2016), tầng lớp xã hội và thu
nhập (Piff & Moskowitz, 2018), khó khăn về kinh tế (Rusu, Hilpert, Falconier, &

Bodenmann, 2018), độ tuổi (Charles, Reynolds, & Gatz, 2001), mức độ tham gia các
hoạt động xã hội, tập thể dục, tình trạng sức khỏe, stress (Watson, 1988). Bên cạnh đó,
yếu tố về sự khác biệt giới tính và văn hóa cũng có liên quan cảm xúc tích cực, tiêu
cực (Bagozzi, Wong, & Yi, 1999; Scollon, Diener, Oishi, & Biswas-Diener, 2004)).
Sau khi tổng quan tài liệu chúng tôi nhận thấy phần lớn các nghiên cứu dựa trên
nền tảng Lý thuyết Tự quyết. Nghiên cứu hiện tại được tiến hành dựa trên mô hình Lý
thuyết Tự quyết của Deci và Ryan (1987) nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự ủng hộ
tự chủ của cha mẹ đối với con cái và niềm tin vào năng lực của bản thân, lòng tự trọng
và cảm xúc. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng khái niệm ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý của Mageau và c.s. (2015), khái niệm lòng tự trọng của Rosenberg,
Schooler và Schoenbach (1995), khái niệm niềm tin vào năng lực của bản thân của
Bandura (1983), khái niệm cảm xúc tích cực và tiêu cực của Watson (1988).
1.4.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về mối liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và
kiểm soát tâm lý với cảm xúc tích cực, tiêu cực
Một phần nghiên cứu được thiết kế theo kiểu tương quan nhằm tìm hiểu mối
liên hệ giữa ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý với cảm xúc tích cực và tiêu cực.
Dựa trên tổng quan tài liệu, nghiên cứu đặt ra giả thuyết sự ủng hộ của cha mẹ đối với
tính tự chủ của con cái có tương quan thuận chiều với cảm xúc tích cực và tương quan
nghịch chiều với cảm xúc tiêu cực. Trong khi đó, kiểm soát tâm lý có tương quan
nghịch với cảm xúc tích cực và tương quan thuận chiều với cảm xúc tiêu cực. Nói cách
khác, những học sinh nhận được sự ủng hộ tính tự chủ từ cha mẹ thì có nhiều cảm xúc
tích cực hơn và ít cảm xúc tiêu cực hơn. Ngược lại, những học sinh bị kiểm soát tâm lý
có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn và ít cảm xúc tích cực hơn.
1.5. Ảnh hưởng của ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý đến cảm xúc tích cực
và tiêu cực thông qua lòng tự trọng và niềm tin năng lực của bản thân


21

1.5.1. Lý thuyết Tự quyết về sự ủng hộ tính tự chủ và kiểm soát tâm lý

Lý thuyết Tự quyết của Deci và Ryan (1987) là một trong những lý thuyết được
sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về tính tự chủ. Lý thuyết Tự quyết là lý
thuyết về động lực và nhân cách con người; nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực
phát triển bên trong đối với sự phát triển nhân cách và khả năng tự điều chỉnh hành vi
của mỗi người. Những năm 1970 đã xuất hiện các công trình nghiên cứu theo hướng
tiếp cận của Lý thuyết Tự quyết, nhưng đến những năm 80 của thế kỷ 20, Lý thuyết Tự
quyết mới được công bố chính thức bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ E. Deci và Ryan
(2008a).
Deci và Ryan (1987) cho rằng tự quyết đề cập đến nhu cầu bên trong của mỗi
người góp phần vào việc thực hiện các hành vi thúc đẩy động lực nội tại của cá nhân.
Theo các nhà nghiên cứu này, bản chất của con người là hoạt động tích cực và có động
lực nội sinh để tham gia vào các hoạt động mà không chịu sự chi phối của phần
thưởng.
Lý thuyết Tự quyết chia động lực thành 6 loại bao gồm: thiếu động lực, động
lực điều chỉnh bên ngoài, động lực điều chỉnh nội nhập, động lực điều chỉnh đồng
nhất, động lực điều chỉnh hợp nhất và động lực nội sinh. Các loại động lực này được
sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ tự chủ. Trong đó, thiếu động lực là trạng thái
không có ý định thực hiện hành động. Những người thiếu động lực, hành động của họ
không bắt nguồn từ chính ý muốn chủ quan nên họ không cảm thấy mình có năng lực
và vì thế không đạt được kết quả như mong đợi. Ví dụ, tôi không hiểu tại sao mình
phải đi học. Với động lực điều chỉnh bên ngoài, cá nhân thực hiện hành vi để đạt được
phần thưởng hay tránh hình phạt. Ví dụ, học giỏi để nhận được phần thưởng của bố
mẹ. Đối với những người có động lực điều chỉnh nội nhập, hành vi của họ được thực
hiện bởi các sức ép từ bên trong hoặc những ảnh hưởng từ bên ngoài để đạt được sự
khen ngợi hoặc tránh cảm giác tội lỗi. Ví dụ, làm bài tập về nhà để tránh cảm thấy có
lỗi với giáo viên. Deci và Ryan (2000) xếp hai loại động lực này vào nhóm động lực bị
kiểm soát. Với hai loại động lực này, cá nhân có mức độ tự chủ thấp.
Tiếp theo là động lực điều chỉnh đồng nhất đề cập đến hành vi của cá nhân
được thực hiện vì nhận thấy tầm quan trọng của hành động và lựa chọn thực hiện một
cách tự nguyện. Ví dụ, học sinh làm bài tập về nhà vì ý thức được rằng bài tập về nhà

sẽ giúp củng cố kiến thức trên lớp. Kế đến, khi cá nhân có động lực điều chỉnh hợp


22

nhất thì hành vi của người đó được thực hiện hoàn toàn phù hợp với cá nhân. Ví dụ,
học sinh lựa chọn trường thi đại học dựa trên sở thích, năng lực của bản thân. Hai loại
động lực này được ghép vào nhóm động lực tự chủ. Nói cách khác, với hai loại động
lực này, cá nhân có mức độ tự chủ cao. Cuối cùng, mức độ tự chủ cao nhất là động lực
nội sinh. Động lực nội sinh gắn với việc thực hiện hành vi bởi cảm giác hứng thú, hài
lòng liên quan trực tiếp đến hành động chứ không phải một kết quả không liên quan, ví
dụ học sinh đam mê thực hành các thí nghiệm vì họ cảm thấy vui sướng, hài lòng khi
thực hiện hoạt động mà bản thân quan tâm. Theo lý thuyết này, động lực tự chủ và
động lực nội sinh có ảnh hưởng tích cực đến thành tích và sức khỏe tinh thần của cá
nhân. Ngược lại, thiếu động lực và động lực bị kiểm soát thường gắn với những hệ quả
tiêu cực liên quan đến thành tích học tập và sức khỏe thể chất và tinh thần. Nghiên cứu
của Chirkov và Ryan (2001) chỉ ra rằng, sự ủng hộ tính tự chủ của cha mẹ có liên quan
đến động lực đồng nhất và động lực nội sinh.
Bên cạnh đó, Lý thuyết Tự quyết tiếp cận động lực của con người bằng cách
nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu tâm lý cơ bản: năng lực, gắn kết và tự chủ
(Deci & Ryan, 2000). Nhu cầu năng lực được đáp ứng khi cá nhân cảm thấy các nhiệm
vụ nằm trong khả năng của họ và họ nhận thấy bản thân có thể làm chủ môi trường.
Nghĩa là, cá nhân biết mình phải làm gì, làm như thế nào và tự tin để thực hiện nhiệm
vụ đó. Nhu cầu năng lực có thể được thúc đẩy bằng cách cung cấp phương tiện, thông
tin rõ ràng để hoàn thành nhiệm vụ, phản hồi. Nhu cầu gắn kết được đáp ứng khi cá
nhân cảm thấy được chấp nhận, được yêu thích bởi nhóm, cộng đồng hoặc gia đình.
Những người thỏa mãn nhu cầu gắn kết không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cách ly khỏi xã
hội. Sự quan tâm, ấm áp, xây dựng mối quan hệ cá nhân, và dành thời gian cho người
khác là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu được gắn kết. Nhu cầu tự chủ được đáp ứng khi
cá nhân cảm thấy hành động của nó bắt nguồn từ chính bản thân. Cá nhân tự do lựa

chọn, cảm thấy sự lựa chọn có ý nghĩa, không bị ép buộc hoặc kiểm soát. Có thể thúc
đẩy nhu cầu tự chủ bằng cách cung cấp sự lựa chọn, chấp nhận cảm xúc của người
khác, và cung cấp lý do hợp lý cho những giới hạn. Và các yếu tố thúc đẩy nhu cầu tự
chủ bắt nguồn từ khái niệm sự ủng hộ tính tự chủ.
Ba nhu cầu tâm lý cơ bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý và
điều chỉnh của cá nhân ở tất cả các nền văn hóa. Sự thỏa mãn ba nhu cầu này có tương
quan thuận với trạng thái tâm lý lành mạnh, cảm xúc tích cực (Wei, Shaffer, Young, &


×