Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại CÔNG TY xây DỰNG KIẾN TRÚC SOFIA VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.09 KB, 23 trang )

i

MỤC LỤC


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ1.1:Mô tả tổ chức của Công ty SOFIA Việt...................................................................................4
Bảng 2.1: kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SOFIA Việt giai đoạn năm 2014-2016....................8
Bảng 2.2: : Báo cáo tài chính công ty SOFIA Việt trong giai đoạn 2014-2016....................................11


iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt
DN
TS
NV
TC
KT
CTCP

VNĐ
VCSH

Nghĩa của từ
Doanh nghiệp
Tài sản
Nguồn vốn


Tài chính
Kế toán
Công ty Cổ phần
Giam đốc
Việt Nam đồng
Vốn chủ sở hữu


1

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KIẾN
TRÚC SOFIA VIỆT
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty


Tên tiếng anh: VIET SOFIA ARCHITECTURE., JSC



MST: 0105900495



Ngành nghề chính: Xây dựng nhà các loại



Ngày cấp: 27/05/2012




Đại diện pháp luật: Phạm Minh Phong



Địa chỉ: Số 967 Đê La Thành - Phường Ngọc Khánh - Quận Ba Đình - Hà Nội



Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Quận Ba Đình



Tên giám đốc: Phạm Minh Phong



Điện thoại: 0422647777

- Công ty Cổ phần xây dựng và kiến trúc SOFIA Việt được thành lập ngày 27
tháng 05 năm 2012 dưới sự lãnh đạo của giám đốc ông Phạm Minh Phong. Ngay từ
những ngày đầu hoạt động công y chỉ với 50 lao động. Đến năm 2016 số lao động
đã tăng lên 100 người và còn phát triển mạnh hơn trong năm 2017.
- Công ty cổ phần xây dựng và kiến trúc SOFIA Việt – tiền thân hoạt động
bởi một số kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng làm việc nhiều năm tại các công ty, tổng
công ty nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phù hợp với xu thế phát triển,
năm 2012 công ty chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
-

SOFIA Việt


hoạt động theo Giấy phép Đăng ký kinh doanh

số 0105900495 với chức năng chính là tư vấn thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng,
sản xuất nội thất và cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình.
- SOFIA Việt luôn hoạt động với sứ mệnh:


SOFIA mong muốn trở thành một trong những công ty tư vấn kiến trúc, thi

công xây dựng và sản xuất nội thất hàng đầu. Chia sẻ cùng khách hàng, chủ đầu tư
kiến thức chuyên môn sâu nhằm tạo ra những công trình thẩm mỹ, hiệu quả góp
phần vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và của Ngành xây dựng nói riêng


2



SOFIA luôn đặt chỉ tiêu chất lượng công trình lên hàng đầu, sản phẩm của

công ty luôn đạt được tiêu chuẩn chất lượng, thẩm mỹ cao bởi sự kết hợp hài hòa
giữa các chuyên gia với tinh thần trách nhiệm cao và chuyên viên trẻ đầy năng động
sáng tạo.


SOFIA áp dụng Kinh tế học sáng tạo và linh hoạt trong quản lý hoạt động

doanh nghiệp, tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp để tạo ra những lợi thế cạnh
tranh và thúc đẩy sự phát triển bằng việc áp dụng thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn

ISO 9001. Bên cạnh đó, công ty chúng tôi mong muốn trở thành cầu nối giữa các
nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để khai thác những tiềm năng &
cơ hội trong ngành xây dựng và thị trường bất động sản tại Việt Nam.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
-Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Đo đạc, khảo sát, giám sát kỹ thuật công trình xây dựng
- Thí nghiệm thẩm định, thẩm tra công trình xây dựng
- Trang trí nội, ngoại thất, cây cảnh, tranh tượng mỹ thuật
- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Xử lý nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi bê tông cốt thép
- Dịch vụ quảng cáo, in trên mọi chất liệu
- Kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng; máy xây dựng
- Lập các dự án đầu tư xây dựng
- Đào tạo, dạy nghề xây dựng, tư vấn việc làm.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến
trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định

về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ

án quy hoạch xây dựng;
- Tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt các hồ sơ quy hoạch xây dựng (trừ quy
hoạch chuyên ngành các công trình hạ tầng kỹ thuật) thuộc thẩm quyền UBND tỉnh
phê duyệt hoặc tổ chức lập để UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của phát luật;


3


-Hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây
dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cho ý kiến về phương án kiến trúc, thiết kế các công trình kể cả mẫu nhà khu đô
thị mới, các công trình nhà ở riêng lẻ cần có ý kiến của Sở Xây dựng theo quy định;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa
bàn tỉnh.
- Thẩmđịnh đánh giá tác động môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch
xây dựng;
-Hướng dẫn Chủ đầu tư tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế đô thị trong đồ
án thiết kế đô thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
- Tổ chức lập, thẩm định nhiệm vụ và đồ án thiết kế đô thị trong đồ án thiết kế
đô thị riêng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các quy định theo thiết kế đô thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, ban hành;
- Tổ chức thẩm định chi phí lập quy hoạch xây dựng;
-Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản pháp luật
liên quan đến kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về
kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định của tỉnh về lập, thẩm định, phê duyệt
các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn thuộc phạm vi
chức năng của phòng;
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty gọn nhẹ, đơn giản và hợp lý;
đảm bảo sự thuận tiện cho việc điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh của ban
giám đốc; đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình của Công ty trong giai đoạn
phát triển cụ thể, là cơ sở để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
cao nhất. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định rõ ràng; quan hệ
phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Hệ thống quản lý , điều hành của Công ty được hể hiện qua sơ đồ sau:



4

Sơ đồ1.1:Mô tả tổ chức của Công ty SOFIA Việt

( Nguồn: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động SOFIA Việt )
1.3.2. Chức năng của từng bộ phận công ty
- Giám đốc: Là người đứng đầu dại diện theo pháp luật của công ty, có chức
năng quản lý công ty thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác của Công ty, điều hành trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty.
Là người đại diện Công ty ký kết các văn bản, hợp đồng đồng thời đưa ra những đối
sách, phương hướng, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm pháp lý trong toàn
bộ các hoạt động sản xuất kinh đoanh của Công ty. Tổng Giám đốc công ty SOFIA
là ông Phạm Minh Phong.
- Phòng Nhân sự: Thực hiện tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo
yêu cầu, chiến lược của công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện
quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện
pháp khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao
động. Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Ban Giám đốc.
Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong công ty, xây dựng
cơ cấu tổ chức của công ty. Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám đốc
thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành mọi hoạt động trong công ty. Hỗ trợ các bộ


5

phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám đốc và người lao
động trong công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc công ty về công tác đảm bảo vốn

cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Đôn đốc việc thanh toán để thu hồi
vốn, hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo dõi lập đầy đủ các sổ sách, chứng từ cần thiết cho mọi hoạt động tài chính của
công ty. Phản ánh kiểm tra vận động của các loại tài sản , quá trình và kết quả kinh
doanh hoạt động vốn của Công ty. Hàng năm, có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính cho
các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chịu trách nhiệm về các con số tài chính đã
cung cấp.
- Phòng Kinh tế thị trường: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc
để triển khai chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện về lĩnh vực tiếp thị, kinh tế,
các hợp đồng kinh tế. Thường xuyên quan hệ với các cơ quan hữu quan, các đối tác
trong và ngoài nước để nắm băt kịp thời các thông tin kinh tế , các thông tin có liên
quan đến các dự án đầu tư rồi tham mưu cho giám đốc để giám đốc tiếp xúc và dự
hầu công trình.Ngoài ra phòn kinh tế thị trường còn là người trực tiếp quan hệ với
chủ đầu tư , các khách hang đẻ làm hồ sơ dự thầu.
- Phòng chăm sóc khách hàng: Có chức năng quản lý tất cả thông tin đầu ra
và đầu vào về khách hàng, nắm rõ về tiến độ sản xuất của từng công trình, thu nhận
thông tin bảo hành của khách hàng, thực hiện bảo hành, kiểm soát các vấn đề bảo
hành phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm, và các dự án do công y trực tiếp
đảm nhận.
Với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, thống
nhất theo đúng quy định hiện hành, Công ty SOFIA đã tạo dựng cho mình mô hình
quản lý hiệu quả phù hợp với mô hình và điều kiện thực tế của công ty.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng thẩm định dự án đầu tư, lập
duwjtoans công trình chuẩn bị tham gia đấu thầu. Lập kế hoạch để tiến hành xây
dựng các công trình cho kịp tiến độ, trong đó bao gồm quá trình tu mua nguyên vật
kiệu, kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về nhân lực. Làm công tác thị trường để lựa
chọn các hình thức kinh doanh phù hợp từ đó iến hành đầu tư đảm bảo đạt hiệu quả.


6


- Phòng kĩ thuật: Kiểm tra giá sát chất lượng công trình trong từng giai đoạn
hoàn thành và toàn bộ công trình hoàn thành, đảm bảo công trình được xây lắp theo
đúng tiêu chuẩn kĩ thuật và đúng tiến độ. Tiếp nhận tài liệu kĩ thuật mẫu gốc, viết
quy trình sản xuất chung, chịu trách nhiệm triển khai kĩ thuật sản xuất tới các đội
xây dựng. Phòng kĩ thuật còn chịu trách nhiệm về định mức vật tư, làm việc với
khách hang và chịu trách nhiệm về mẫu mã chất lượng cồn trình. Kiểm tra nguyên
vật liệu được đưa vào sản xuất cho đến khi công rình được hoàn thành.


7

PHẦN II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG KIẾN TRÚC SOFIA VIỆT GIAI
ĐOẠN 2014-2016
2.1.Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2014-2016
Năm 2014-2016 là những năm đầy biến động của nền kinh tế, năm 2015 là
năm khởi sắc của nền kinh tế , đa số các ngành đều có tỷ lệ tăng trưởng cao, bên
cạnh đó ngành vật liệu xây dựng cũng có tăng trưởng nhưng còn thấp và cũng đã
ảnh hưởng không ít đến những công ty kinh doanh về lĩnh vực này. Năm 2015, tỷ lệ
các công trình nhà ở dân dụng giảm 5,2% trong tổng giá trị sản xuất xây dựng, mà
Công ty cổ phần SOFIA Việt chủ yếu hoạt động với lĩnh vực kinh doanh là xây
dựng nhà các loại, vì vậy trước những khó khăn đó đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng
đến lợi nhuận của công ty năm 2015 so với 2014. Thay vào đó năm 2016 mặt bằng
lãi suất thấp, thị trường bất động sản tăng mạnh nhu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật
lớn là nền tảng để Công ty cổ phần SOFIA Việt có thể đẩy mạnh mức tăng trưởng
nhằm bù đắp những thua lỗ năm 2015.


8

Bảng 2.1: kết quả hoạt động kinh doanh Công ty SOFIA Việt giai đoạn năm 2014-2016
Đơn vị: triệu đồng
STT

CHỈ TIÊU

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Gía vốn bán hàng
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận huần từ họa động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

NĂM
2014
1.131
0
1.131
633
498
0.064
0
0
412
86
0
0
0
86
0
86

NĂM

2015
1.132
0
1.132
936
196
0
0
0
708
(512)
0
0
0
(512)
0
(512)

NĂM
2016
4.969
0
4.969
4.517
452
0
40
40
364
48

0
0
0
48
10
38

So sánh 2015/2014
Tỷ lệ tăng
Số tiền
giảm(%)
1
0,088
0
0
1
0,088
303
47,9
(302)
(60,6)
(0)
(15,6)
0
0
0
0
296
71,8
(598)

(695)
0
0
0
0
0
0
(598)
(695)
0
0
(598)
(695)

So sánh 2016/2015
Tỷ lệ tăng
Số tiền
giảm(%)
3.837
338,95
0
0
3.837
338,95
3.581
382,58
256
130,61
(0.029)
(53,7)

40
0
40
0
(344)
(48,58)
560
(109,38)
0
0
0
0
0
0
560
(109,38)
10
0
550
(107,43)

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch kết quả kinh doanh các năm 2014-2016 SOFIA Việt)


9

Nhận xét:
- Doanh thu:
Nguồn thu nhập của công ty chủ yếu đến từ các hoạt động bán hàng và cung
cấp dich vụ . Năm 2015 tăng 1 triệu đồng( tương ứng tăng 0.088%) tăng không

đáng kể so với năm 2014. Năm 2016 doanh thu từ hạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng 3.837 triệu đồng( tương ứng với 338,95%) so với năm 2015. Doanh
thu từ hoạt động tài chính thì lại giảm dần qua các năm nhưng vì giá trị không đáng
kể nên không làm ảnh hưởng gì nhiều đến doanh thu của công ty.
- Chi phí
Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm có những biến động
khá rõ rệt, chủ yếu chi cho hoạt động quản lý kinh doanh , năm 2015 tăng hơn 296
triệu đồng( tương ứng với 71.8%) so với năm 2014 nhưng sang đến năm 2016 lại
giảm đáng kể 344 triệu đồng( tương ứng với giảm 48.6%) so với năm 2015, thay
vào đó thì năm 2016 lại phải trả 40 triệu đồng cho hoạt động trả lãi vay.
- Lợi nhuận
Từ báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy kết quả hoạt động của công ty SOFIA
Việt không ổn định và có tỷ lệ làm ăn thua lỗ khá cao. Năm 2015 là 1 năm công ty
SOFIA Việt có khoản lỗ khá lớn là âm 598 triệu đồng ( tương ứng với 696%) so
với năm 2014, có thể nói năm 2015 là 1 năm đầy khó khăn và biến động đói với
công ty,tỷ lệ âm quá cao là một điều đáng lo lắng cho sự phát triển của công ty,
nhưng đến năm 2016 tình trạng đã được cải thiện và có khả quan hơn nhiều so với
năm 2015 . So với năm 2015 thì lợi nhuận năm 2016 đã là 1 con số dương tăng 550
triệu đồng ,tuy xét về tỷ lệ thì vẫn âm 107,43% nhưng đó cũng là 1 sự vươn lên khá
nhanh chóng của công ty.Tuy vậy SOFIA Việt Nam nên có những chiến lược cũng
như việc làm cụ thể để nâng cao lợi nhuận và có những bước chuyển trong hoạt
động kinh doanh theo những chính sách khả quan và có sự tính toán chính xác,
tránh tình trạng hoạt động như năm 2015 là rất đáng lo ngại.
Tóm lại qua 3 năm, công y SOFIA Việt đã trải qua nhiều thăng trầm lúc lên
lúc xuống một sự biến động đáng lo lắng và cần lưu tâm trong việc sử dụng vốn vào
các hoạt động kinh doanh của ban lãnh đạo giám đốc công ty.
2.2. Tình hình tài chính công ty SOFIA Việt trong giai đoạn 2014-2016


10


Từ bảng kết quả họa động kinh doanh các năm 2014-2016, đã nêu khá rõ
những hoạt động kinh doanh của Công ty SOFIA Việt. Báo cáo tài chính trong 3
năm 2014-2016 dưới đây sẽ làm rõ hơn nguyên nhân tại sao tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty lại không ổn định và đầy biến động như vậy . Khả năng sử
dụng tài sản, các nguồn vốn sẵn có của công ty ra sao và những thay đổi trong cơ
cấu tài sản , nguồn vốn ảnh hưởng thế nào đến tình hình phát triển cũng như chi
phí , lợi nhuận thu được của công ty.


11
Bảng 2.2: : Báo cáo tài chính công ty SOFIA Việt trong giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu
A.Tài sản ngắn hạn
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn
3.Các khoản phải thu ngắn hạn
4.Hàng tồn kho
5.Tài sản ngắn hạn khác
B.Tài sản dài hạn
1.Tài sản cố định
2.Bất động sản đầu tư
3.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
4.Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
A. Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
B.Nguồn vốn chủ sở hữu

1.Vốn đầu tư chủ sở hữu
2.Thặng dư vốn cổ phần
3.Lợi nhuận sau thuế chưa phân bổ
Tổng nguồn vốn

Năm 2014
Năm 2015
Tỉ trọng
Tỉ trọng
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
8.199
98,34
8.168
91,06
7.376
88,47
7.071
78,84
0
0
0
0
51
0,61
20
0,22
733

8,79
952
10,61
40
0,48
125
1,39
138
1,65
801
8,93
0
0
730
8,13
0
0
0
0
0
0
0
0
138
1,65
71
0,79
8.337
100
8.969

100
502
6,01
1.673
18,65
502
6,01
1.173
13,07
0
0
500
5,57
7.835
93,98
7.296
81,34
8.000
95,95
8.000
89,19
0
0
0
0
(165)
-1,97
(704)
(7,84)
8.337

100
8.969
100

Năm 2016
Tỉ trọng
Số tiền
(%)
9.343
93,58
5.898
59,07
0
0
2.550
25,54
824
71
0,71
641
6,41
613
6,14
0
0
0
0
28
0,27
9.984

100
2.649
26,5
2.299
23,02
350
3,51
7.335
73,46
8.000
80,12
0
0
(665)
(6,67)
9.984
100

Đơn vị: triệu đồng
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
số tiền
(%)
(%)
(31)
(0,38)
1.175

14,38
(305)
(4,1)
(1.173) (16,58)
0
0
0
0
(31)
(60,78)
2,530
12650
219
29,87
(128) (13,44)
85
212,5
(54)
(43,2)
663
480,43
(160) (19,97)
730
0
(117) (16,02)
0
0
0
0
0

0
0
0
(67)
(48,55)
(43) (60,56)
632
(7,58)
1.015
11,31
1,171
233,26
976
58,33
671
133,66
1.056
90,02
500
0
(150)
(30)
(539)
(6,87)
39
0,53
0
0
0
0

0
0
0
0
(539)
326,67
39
(5,53)
632
7,58
1.015
11,32

(Nguồn: Báo cáo tài chính thực hiện kế hoạch các năm 2014-2016 SOFIA Việt)


12

Nhận xét
Như vậy trong 3 năm gần đây cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty có sự
thay đổi. Về tài sản , tổng mức tài sản qua các năm biến động, thay đổi nhưng
không đáng kể, trong đó tài sản ngắn hạn các khoản tiền và tương đương tiền lại
giảm dần qua các năm, năm 2014 là 98%, năm 2015 là 79% cho đến năm gần đây
nhất 2016 chỉ còn 59%, hàng tồn kho cũng có chu kỳ thay đổi lên xuống không đều.
Về tài sản dài hạn có sự tăng đáng kể từ năm 2014 có 138 triệu đồng cho đến năm
tăng 801 triệu đồng đến năm 2016 thì giảm nhẹ còn 641 triệu đồng.Từ đó có thể
thấy tài sản của công ty chủ yếu là các khoản tiền mặt, ngoại tệ hoặc tương đương
tiền khác vì tỷ trọng tiền mục này chiểm tỷ trọng khá lớn. Các nguồn thu nhập
chính của công ty chủ yếu thu được từ các dự án lớn và đơn đặt hàng của các doanh
nghiệp. Những khoản thu này được sử dụng để chi trả các khoản chi phí cho cơ sở

vật chất, hoạt động sản xuất cũng như tiền lương cho nhân viên, đảm bảo duy trì bộ
máy vận hành trơn tru. Bên cạnh đó từ năm 2015 công ty đã có thêm TS cố định
năm 2015 là 730 triệu VNĐ( tương đương với 8,13%) và năm 2016 là 613 triệu
VNĐ ( tương đương 6.14%) , tuy tỉ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần đáng kể vào
hoạt động vận hành của công ty. Thay đổi lớn nhất là khoản phải thu ngắn hạn năm
2014 là 51 triệu đồng, năm 2014 giảm còn 20 triệu đồng ( tương đương âm 60,78%)
nhưng sang năm 2016 thì tăng nhanh chóng lên đến 2.550 triệu đồng dẫn đến chênh
lệch 2.530 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng quá cao, điều đó ảnh hưởng khá
nghiêm trong đến sự biến đổi trong cơ cấu tài sản của Công ty. Như vậy nếu công ty
không sử dụng tài sản một cách hiệu quả sẽ dẫn đến những tình trạng xấu trong kết
quả kinh doanh.
Về nguồn vốn của công ty, tổng nguồn vốn của công ty tăng nhưng không rõ
ràng, đặc biệt năm 2016 có sự tăng hơn so với năm 2014 và năm 2015, nguồn vốn
chủ sở hữu có một sự bình ổn cho thấy công ty có sự điều hòa vốn ,sử dụng nguồn
vốn đều đều qua các năm. Tỷ trọng các khoản nợ phải trả chiếm tỷ lệ khá thấp trong
tổng nguồn vốn nhưng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 chỉ có tỷ
trọng là 6% đến năm 2015 là 18,65% nhưng đến năm 2016 tăng lên 26.5%. Sự gia


13

tăng của nợ phải trả chủ yếu là do tăng cường vay nợ ngắn hạn và dài hạn , nguồn
nợ phải trả ngắn hạn qua các năm đều tăng năm 2014 là 502 triệu đồng, năm 2015
là 1.173 triệu đồng và năm 2016 là 2.299 triệu đồng (tương đương 133,66% năm
2015/2014 và 90,02% năm 2016/2015). Nợ phải trả ngắn hạn là những nguồn nợ là
các khoản nợ chưa đến kỳ thanh toán và doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn
này vào hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn này
sẽ giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận vì đây là nguồn vốn phát sinh và không
phải trả lãi như các khoản nợ vay.Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn chiểm tỷ trọng cao
trong cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2014 là 94%, năm 2015 là 81% và năm 2016 tăng

trở lại 94% , sự tăng vốn chủ hữu của năm 2016 chủ yếu là do sự tăng lên của lợi
nhuận để lại và các quỹ doanh nghiệp.
Qua đó ta thấy tuy năm 2014 sang 2015 lợi nhuận giảm khá mạnh do nhiều
yếu tố kinh tế ảnh hưởng và phần lớn do hoạt động kinh doanh của công ty chưa
hiệu quả và có nhiều thua lỗ, nhưng sang năm 2016 tình trạng đã được cải thiện hơn
, tuy không được cao nhưng cũng có bước khởi sắc.


14

PHẦN III. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Công ty Cổ phần xây dựng kiến trúc SOFIA Việt đã thành lập khá lâu, trải qua
nhiều năm tháng với những kinh nghiệm và những thành quả đạt được đã có những
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế. Được thực tập tại Công ty và cụ thể hơn là làm
việc tại bộ phận Tài chính - Kế toán do chị Vũ Thị Quyên trưởng phòng Tài chínhKế Toán giúp đỡ suốt quá trình thực tập. Đối với một sinh viên học chuyên ngành
Tài chính ngân hàng với đầy nhiệt huyết tìm tòi học hỏi luôn mong muốn cải thiện
bản thân, để có thể áp dụng những kiến thức TCDN đã học trại Trường Đại học
Thương mại vào môi trương trường thực tập tại Công ty. Ngay từ những ngày đầu
bỡ ngỡ với sự chỉ dạy nhiệt tình cùng việc niềm đam mê học hỏi về công việc của
một nhân viên Tài chính cần làm gì, cần những yếu tố kĩ năng ra sao để có thể hoàn
hành kỳ thực tập thật tốt và cũng như có những kiến thức phục vụ cho tương lại sau
này. Dưới đây là một vài những tìm hiểu về công việc của một thực tập phòng Tài
chính doanh nghiệp:
3.1. Mô tả công việc của phòng Tài chinh – Kế toán
3.1.1. Chức năng của phòng tài chính – Kế toán công ty SOFIA Việt
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống kê; Quản lý
tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của
Công ty;
- Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty theo kế hoạch;

- Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và các cổ đông.
3.1.2. Nhiệm vụ của phòng tài chính – Kế toán công ty SOFIA Việt
- Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động
liên quan đến quản lý tài chính.
- Xây dựng trình Giám đốc quy chế quản lý quản lý tài chính của Công ty, đôn
đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính hàng
tháng, quý, năm của Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty.


15

- Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu,
tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận kế toán tại các đơn vị trực
thuộc, kiểm tra việc thanh quyết toán các công trình, các sản phẩm, hợp đồng kinh
tế, thanh toán thu hồi công nợ của Công ty.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án, công trình và sản phẩm của Công ty.
- Cân đối kế hoạch tài chính của Công ty, điều hoà các loại vốn trong Công ty,
ngân hàng và tài chính, cũng như các cổ đông là pháp nhân để tạo nguồn vốn phục
vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh khi có nhu cầu.
- Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo kế toán thống kê của các
đơn vị trực thuộc, thực hiện báo cáo các cơ quan hữu quan khi có yêu cầu.
- Thiết lập và kiện toàn bộ máy kế toán từ Công ty đến cơ sở tinh thông, gọn
nhẹ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Nghiên cứu và phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để tập hợp, xây dựng
các đơn giá nội bộ về xây lắp, các loại hình sản xuất kinh doanh khác của Công ty;
Xác lập các phương án giá cả, dự thảo các quyết định về giá cả, phương án khoán
cho các đơn vị trực thuộc và người lao động trình Giám đốc Công ty quyết định.

- Chủ trì trong việc thực hiện định kỳ công tác báo cáo tài chính, kiểm kê,
đánh giá tài sản trong Công ty, kiến nghị thanh lý tài sản vật tư tồn đọng, kém chất
lượng, không có nhu cầu sử dụng.
- Đề xuất kiến nghị với Giám đốc về việc thực hiện các quy chế quản lý tài
chính, kế hoạch tài chính, sử dụng các loại vốn vào sản xuất kinh doanh đảm bảo
nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, dự
thảo đệ trình phương án phân phối lợi nhuận hàng năm theo Điều lệ của Công ty
trình Giám đốc phê duyệt.
- Phối hợp với các phòng chức năng khác về việc khai thác, sử dụng các tài
sản, máy móc, vật kiến trúc của Công ty một cách có hiệu quả nhất.
- Phối hợp với các phòng ban trong Công ty để cùng hoàn thành công việc
được giao.


16

- Đề nghị lãnh đạo Công ty: khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc và các
quyền lợi khác đối với tập thể và các cá nhân thuộc phòng quản lý.
3.2. Mô tả công việc của vị trí thực tập
3.2.1. Nhiệm vụ nhân viên tài chính
- Thực hiện các công việc liên quan đến quản lý vốn, kinh doanh trên đồng
tiền vốn của công ty nhằm mục đích sinh lời . Thực hiện mua bán, chuyển đổi tiền
tệ, các sản phẩm tài chính.
- Thực hiện việc đầu tư vốn cho các dự án sau khi đã được thẩm định và phê
duyệt , thực hiện trực tiếp việc mua bán liên quan đến các hoạt động kinh doanh
vốn của công ty.
- Kiểm tra phân tích tín dụng, phân loại nợ, phân tích các khoản nợ ,tìm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Thực hiện việc huy động nguồn vốn, vay tín dụng, vay ngân hàng...luôn phải
chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư khi công ty cần dung cho các dự án

- Lập báo cáo quyết toán tài chính theo qúy, năm theo chỉ thị của giám đốc.
3.2.2. Các tiêu chuẩn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Nhân viên tài chính mới cần tự trau rồi kiến thức, kỹ năng về nghiệp, cần phải
có sự đam mê và nỗ lực yêu thích ngành nghề tài chính. Để làm được những công
việc của nhân viên tài chính là một sinh viên thực tập cần phải có những kiến thức
kĩ năng về tài chính, cần yêu và đam mê công việc của mình.Tìm tòi học hỏi nghiên
cứu về những kĩ năng chuyên môn về tài chính: sử dụng vốn sao cho hiệu quả, làm
sao để thu hồi các khoản nợ khó đòi…Bên cạnh những kĩ năng chuyên ngành cần
có thêm những kĩ năng giao tiến, ứng xử, thành thạo tin học.Thực tập là việc làm vô
cùng ý nghĩa và có ích cho công việc sau này , vì vậy cần làm việc với hái độ
nghiêm túc, nhiệt tình và ham học hỏi .
3.2.3. Qúa trình thực tập tại công ty
* Tuần thứ nhất:
- Làm quen với các anh chị trong công, tìm hiểu các quy định về quy luật lao
động, tìm hiêu về văn hóa ứng xử, đọc và tìm hiểu về bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp.
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
-Thực hành một số công việc văn phòng như: in, scan, phô to tài liệu
* Tuần thứ hai
- Đọc và tìm hiểu các lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Được giao nhiệm vụ tính các khoản thu chi về vốn của công ty


17

- Được anh chị phòng Tài chính – Kế toán dạy các kĩ năng tính các khoản thu
hồi nợ, cách xử lý tình huống với các khoản nợ khó đòi
* Tuần thứ 3, thứ 4
- Quan sát các anh chị là việc học hỏi và rút kinh nghiệm
- Được các anh chị dạy cách giao dịch với các khoản tín dụng ngân hàng, xử

lý các tài khoản chuyển tiền, các khoản nợ tại ngân hàng
- Học hỏi các nghiệp vụ của phòng ban và làm việc của nhân viên tài chính xử
lý các nghiệp vụ và công việc được giao.
* Kết quả sau 4 tuần
- Đã hiểu cụ thể công việc của phòng tài chính
- Thành thạo các kĩ năng chuyên môn, tự tin ứng xử giao tiếp
- Học được cách sử dụng nguồn vốn công ty sao cho hiệu quả và hu lợi nhuận cao
- Học cách đàm phán giá trị các dự án với đối tác làm sao thu hút được đối tác
chọn dự án công ty mà vẫn có khả năng lợi nhuận lớn
- Cách làm bảng báo cáo tài chính
- Xử lý các khoản thuế phải nộp cho nhà nước.


18

PHẦN IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG
ĐỀTÀI KHÓA LUẬN
Trong quá trình thực tập đã tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty, từ
những gì được biết em xin nêu một số vấn đề gặp phải trong hoạt động kinh doanh
tại Công ty SOFIA Việt.
4.1. Những vấn đề đặt ra
Vấn đề 1: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa cao
- Theo như kết quả có được từ bảng kết quả kinh doanh và bảng báo cáo tài
chính các năm 2014-2016 của công ty SOFIA Việt ta thấy tình trạng hoạt động của
công ty không ổn định, điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân
chủ yếu do cách sử dụng tài sản chưa được hợp lý. Trên phương diện tài sản ngắn
hạn bao gồm chủ yếu là các khoản tiền và tương đương tiền năm 2014 tổng số tiền
là 8.199 triệu đồng chiểm tỷ trọng 98% trong tổng số tài sản, năm 2015 là 8.168
triệu đồng chiếm 91% trong tổng số tài sản và giảm 31 triệu đồng sao với năm
2014( tương đương giảm 0,385) , năm 2016 số tiền tăng lên 9.343 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 93,58% và tăng 1.175 triệu đồng sao với năm 2015 ( tương đương với
14,38%). Nhìn chung các khoản tiền này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng
tài sản . Nếu Công ty có những biện pháp sử lý tối ưu lượng tiền này sẽ giúp cho
Công ty giải quyết các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng tận dụng được các cơ hội
thuận lợi trong kinh doanh do chủ động được trong hoạt động thanh toán chi trả,
đồng thời có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu ư những khoản tiền nhàn rỗi
nhằm tăng lợi nhuận.
- Về hàng tồn kho cũng chiếm ỷ trọng khá cao trong tổng tài sản nhưng lại
tăng giảm không đều qua các năm , năm 2015 so với năm 2014 tăng 219 triệu( ương
đương với 28,97%) nhưng sang năm 2016 lại giảm 128 triệu đồng so với năm
2015(tương ứng với âm 13,44%). Hàng tồn kho có ý nghĩa lớn trong hoạt động của
doanh nghiệp, do quá trình sản xuất kinh doanh không đồng bộ cho nên hàng ồn
kho có thể giúp doanh nghiệp giảm hiệt hại trước những biến động của thị trường .
Tuy nhiên nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho , chi phí bảo quản và


19

gây ứ động vốn như năm 2015 tỷ lệ hàng tồn kho tăng nhiều làm ảnh hưởng xấu
đến kết quả kinh doanh của Công ty.
- Các tài sản dài hạn cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty, tài
sản cố định tuy không lớn vào năm 2014 là con số 0 nhưng sang đến năm 2015 đã là
730 triệu đồng và sang năm 2016 giảm nhẹ còn 613 triệu đồng. Công ty cần xác định
được quy mô chủng loại cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề đầu
tư xây dựng đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kĩ vấn đề đầu tư để làm sao có thể sử
dụng tài sản mộ cách tối ưu mà mang lại hiệu quả cao tốn ít chi phí bỏ ra.
Nhìn chung, các tài sản ngắn hay dài hạn hì đều là yếu tố lớn quyết định đến
hoạt động sản xuấ kinh doanh của công ty và quyết định lớn đến lợi nhuận nếu công
y họa động hiệu quả.
Vấn đề 2: Kết quả hoạt động kinh doanh còn chưa cao

Bảng kết quả kinh doanh tăng giảm với tỷ lệ cách nhau rõ rệt, năm 2014 tổng
lợi nhuận sau thuế là 86 triệu đồng, năm 2015 giảm mạnh âm 512 triệu đồng, bước
sang năm 2016 tình hình có chút cải thiện số tiền là 48 triệu đồng. Như vậy năm
2015 giảm 598 triệu đồng sao với năm 2014( tương ứng với 695%) lợi nhuận gải
quá lớn cho thấy một điều năm 2015 là một năm vô cùng khủng khoảng của công
ty SOFIA Việt luận nhuận giảm không chỉ là vài phần trăm mà là mà con số quá
khủng kiếp, nhưng đến 2016 với sự cố gắng vực dậy và có những chính sách chiến
lược kinh doanh cụ thể rõ rang cùng với những bài học rút ra từ khủng hoảng 2015
thì lợi nhuận tăng lên 550 triệu đồng so với năm 2015 tuy nhiên xét về tỷ lệ vẫn là
âm 107% những cũng là giảm rất nhiều sao sới tỷ lệ 2015/2014.Tuy nhiên doanh
thu chủ yếu từ hoạt động bán hàng vẫn tăng đều đặn qua các năm, năm 2016 tăng
3.838 triệu đồng ( tương đương với 339%). Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm
dần đều từ 2014-21016. Nguyên nhân ảnh hưởng làm cho lợi nhuận giảm là do chi
phí tăng cao ăm 2015 chi phí cho hoạt động quản lý kinh doanh tăng 296 triệu so
với năm 2014( tương ứng với 71,80%) chiphis tăng quá nhiều là nguyên nhân năm
2015 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại luôn là con số âm. Về phần chi
phí lãi vay thì năm 2014 và năm 2015 dường như công ty không phải chi trả cho
hoạt động này , nhưng bước sang đến năm 2016 trả cho hoạt động chi phí lãi vay là
40 triệu đồng, do năm 2015 thua lỗ khá lớn nên năm 2016 công ty đã cần có những


20

nguồn vay để cải thiện lại cơ cấu sản xuất kinh doanh . Tuy chi phí lãi vay không
cao nưng lại mang một hiệu quả lớn trong năm 2016 .
Như vậy , Công ty hoạt động đều vì mục tiêu lợi nhuận , yếu tố cót lõi hàng
đầu là làm sau đẩy mạnh được các hoạt động mang lại doanh thu tối đa mà chi phí
là tối thiểu, có như vậy công ty mới có nền móng phát triển vững mạnh.
4.2. Hướng đề tài khóa luận
- Hướng 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công y cổ phần xây dựng

kiến trúc SOFIA Việt
- Hướng 2: Nâng cao lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng kiến trúc
SOFIA Việt



×