Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáco thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN TIÊN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.91 KB, 22 trang )

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. i
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT...............................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG..........................................................................................................1
I. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TBBank).........................................1
II. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chi nhánh Hà Nội.........................2
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chi
nhánh Hà Nội...........................................................................................................2
2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TPBank chi nhánh Hà Nội........................2
2.2.1 Chức năng........................................................................................................2
2.2.2 Nhiệm vụ..........................................................................................................2
2.3.1 Sơ đồ bộ máy của TPBank Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội................................3
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban........................................................3
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI
NHÁNH HÀ NỘI.....................................................................................................6
I. Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị......................................................6
1.1 Các lĩnh vực kinh doanh chính........................................................................6
1.1.1 Huy động vốn...................................................................................................6
1.1.2 Hoạt động tín dụng..........................................................................................6
1.1.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.....................................................................6
1.1.4 Các hoạt động khác.........................................................................................6
II. Tình hình tài chính của TPBank - Chi nhánh Hà Nội.....................................7
2.1 Tình hình tài chính............................................................................................7
CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC............................13
3.1 Hoạt động của phòng Khách hàng cá nhân...................................................13



ii

3.1.1 Mô hình tổ chức của phòng khách hàng cá nhân........................................13
3.1.2 Nhiệm vụ của từng vị trí................................................................................13
3.2 Vị trí thực tập Khách hàng cá nhân...............................................................14
3.2.1 Mô tả công việc..............................................................................................14
3.2.2 Các tiêu chuẩn về chuyên môn và kỹ năng...................................................15
CHƯƠNG 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN.........................................................................................................16
4.1 Những vấn đề cần giải quyết...........................................................................16
4.2 Đề xuất hướng đề tài khóa luận.....................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18


iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
TMCP
CNTT
NHNN
CN
KHCN
GĐCN

Thương mại cổ phần
Công nghệ thông tin
Ngân hàng nhà nước
Chi nhánh
Khách hàng cá nhân

Giám đốc chi nhánh


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn giai đoạn 2014-2016....................................8
Bảng 2.2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016........11
Bảng 2.2.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank - Chi nhánh Hà
Nội trong giai đoạn 2014 - 2015..............................................................................12
Sơ đồ 1: Sơ đồ Sơ đồ bộ máy của TPBank Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội...................3
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của phòng khách hàng cá nhân.......................................13


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TIÊN PHONG
I. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TBBank)
- Tên doanh nghiệp: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong. Tên
giao dịch quốc tế: Tien Phong Commercical Joint Stock Bank. Tên viết tắt:
TPBank.
- Trụ sở: 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Ngân hàng TMCP
Tiên Phong (TPBank).
- Loại hình: Ngân hàng Thương mại cổ phần
- Vốn điều lệ: 5.842.105.000.000 VNĐ
- Tổng tài sản: Tháng 7/2016 là 83.200 tỷ đồng.
- Được thành lập ngày: 05/05/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ
đồng

Là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh về
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ
đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, công ty Cổ phần
FPT, công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty tái bảo hiểm
Việt Nam Vinare và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân
hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa
trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là
ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại,
hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập, TPBank đã được Bureau Veritas cấp chứng chỉ
ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình. Với số
lượng người sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, sự bùng
nổ về việc ứng dụng CNTT trong đời sống mọi mặt của người Việt Nam, chiến
lược của TPBank là khai thác các ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ thống
tích hợp nhằm mang tới những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú và tiện


2

lợi tới đông đảo người dân Việt Nam. Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng
tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách
hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu.
II. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Tiên Phong Chi nhánh Hà Nội
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên
Phong Chi nhánh Hà Nội
- Ngày thành lập: Tháng 8 năm 2008
- Địa chỉ: 22 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại cũng như khu dân cư đông
đúc, cũng như được khai trương từ những ngày đầu thành lập Ngân hàng tiên

Phong, TPBank Hà Nội đã tạo, giữ vững được niềm tin khách hàng trong hơn
9 năm qua. Cùng với các phòng giao dịch Hà Thành, Đống Đa, Đông Các đã
cùng nhau nỗ lực góp phần đưa TPBank Chi nhánh Hà Nội trở thành một
trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất không chỉ trong Hà Nội mà
còn trên phạm vi cả nước.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TPBank chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Chức năng
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo Quyết định của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động tại
địa bàn hoạt động của phòng giao dịch.
2.2.2 Nhiệm vụ
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức cá nhân.
- Vay vốn của NHNN và các TCTD khác.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện nhiệm vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyển tiền trong, ngoài nước dưới nhiều hình
thức.


3

2.3 Mô hình tổ chức của TPBank - Chi nhánh Hà Nội
2.3.1 Sơ đồ bộ máy của TPBank Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội

Chi Nhánh Hà Nội
Ban giám đốc

Các phòng kinh

doanh

Phòng dịch vụ
khách hàng

Phòng vận hành

Sơ đồ 1: Sơ đồ Sơ đồ bộ máy của TPBank Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.3.2.1 Các phòng/ Bộ phận kinh doanh ( Bao gồm nhưng không giới
hạn Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng
Khách hàng Cao cấp, Trung tâm kinh doanh,…)
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh doanh của Phòng, đảm bảo
chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh;
- Phát triển cơ sở khách hàng, phát triển thị phần hoạt động ngân hàng
trên địa bàn, thực hiện marketing sản phẩm
- Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng; Tư vấn, góp ý về đề xuất sản phẩm dịch vụ yêu cầu của khách hàng;
Kiến nghị, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu khách hàng;
- Thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng để thực hiện cho vay theo
quy định của pháp luật và quy định nội bộ TBBank
- Tiếp nhận, kiểm tra và lý hồ sơ xuất, nhập khẩu và thanh toán quốc tế
trước khi chuyển cho đơn vị chức năng xử lý;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất, kinh
doanh của khách hàng sau khi cấp tín dụng;


4

- Đôn đốc thu hồi nợ; Thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món

vay, bảo lãnh; Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh gia hạn nợ, điều chỉnh lãi, miễn
giảm lãi phí…;
- Phân tích, tổng hợp, báo cáo tình hình cho vay, bảo lãnh tại đơn vị;
- Quản lý tài sản đảm bảo trong các hợp đồng tín dụng phát sinh tại Chi
nhánh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm
quyền.
2.3.2.2 Phòng/ Bộ phận Dịch vụ khách hàng
- Hoạt động dịch vụ khách hàng: Cung ứng tới khách hàng với chất
lượng tốt nhất và thời gian nhanh nhất các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng sau
đây:
a) Nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và
doanh nghiệp;
b) Mua bán ngoại tệ vãng lai theo quy định; chi trả kiều hối; phát hành
thẻ; tiếp nhận và xử lý yêu cầu cung cấp dịch vụ internet banking, mobile
banking…;
c) Tiếp nhận và tư vấn thông tin về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng
cho khách hàng; tiếp nhận các yêu cầu, các phàn nàn khiếu nại của khách
hàng, trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết;
d) Thực hiện bán chéo sản phẩm theo quy định của TPBank trong từng
thời kỳ;
e) Quản lý hoạt động dịch vụ khách hàng và kiểm soát chất lượng dịch
vụ khách hàng tại các Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
- Hoạt động ngân quỹ:
a) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và giao dịch kho quỹ tại Chi
nhánh và các Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm do Chi nhánh phụ trách.
b) Tổ chức các hoạt động kiểm đếm đóng bó tiền mặt, các hoạt động nộp
rút tiền mặt với các Ngân hàng khác và NHNN, các hoạt động thu chi kiểm
đếm hộ khách hàng, các hoạt động nhặn giữ tài sản nhờ gửi và các hoạt động
ngân quỹ khác do Giám đốc Chi nhánh giao nhánh theo từng thời kỳ.



5

- Hoạt động thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Thực hiện các nhiệm khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
2.3.2.3 Phòng/Bộ phận Vận hành
- Hoạt động hỗ trợ tín dụng:
a) Tiếp nhận, xử lý yêu cầu giải ngân và chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ
sơ giải ngân tín dụng để đệ trình tới Hỗ trợ tín dụng tại Hội sở chính
b) Chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định Tài sản bảo đảm theo các quy
định, hướng dẫn về nhận, thẩm định và quản lý Tài sản bảo đảm của TPBank
trong từng thời kỳ
c) Thực hiện nhắc nợ, thu nợ gốc, nợ lãi định kỳ hàng tháng theo quy
định; Kiểm tra, đôn đốc việc thu hồi nợ quá hạn, phối hợp với các bộ phận liên
quan tham gia giải quyết các khoản nợ xấu;
d) Soạn thảo, xây dựng các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản
và tiến trình các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và các thủ tục
khác theo quy định của TBBank và quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận và thực hiện tại Đơn vị đối với các giao dịch thanh toán
quốc tế, bao gồm chuyển tiền quốc tế và tài trợ thương mại theo phân cấp của
TPBank;
f) Thực hiện quản lý và kiểm soát hồ sơ tín dụng, tài sản bảo đảm, hồ sơ
giao dịch thanh toán quốc tế.
- Hoạt động Hành chính Quản trị:
a) Công tác văn thư, hành chính, lễ tân;
b) Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc
của Chi nhánh;
c) Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy,
phối hợp Bộ phận Kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ;

d) Đảm bảo phương tiện vận chuyển, di chuyển an toàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp có thẩm
quyền.


6

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị
1.1 Các lĩnh vực kinh doanh chính
1.1.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác
dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của
các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN Việt
Nam.
1.1.2 Hoạt động tín dụng
TPBank cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, bảo
lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của
ngân hàng Việt Nam.
1.1.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
TPBank cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh
toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ, chi hộ,và các dịch vụ
thanh toán khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Đồng thời TPBank còn thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế theo
quy định của pháp luật, dịch vụ thu chi tiền mặt cho khách hàng và tổ chức hệ
thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong

nước. việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được NHNN chấp
thuận.
1.1.4 Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động chính trên, TPBank còn thực hiện một số hoạt
động sau: góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp theo quy định của pháp


7

luật, tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN Việt Nam, trực tiếp
kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế khi được NHNN chấp thuận; uỷ thác, nhận uỷ thác,
làm đại lí trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả quản lý
tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ
thác, đại lý.
Ngoài ra, TPBank còn cung ứng dịch vụ bảo hiểm, thành lập công ty
trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có hoặc liên
doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật; tư vấn tài chính,
tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng hoặc
thành lập công ty trực thuộc theo quy định của pháp luật. TPBank bảo quản
hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác .
II. Tình hình tài chính của TPBank - Chi nhánh Hà Nội
2.1 Tình hình tài chính


8
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn giai đoạn 2014-2016
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu

Tiền và kim
loại quý
Tiền gửi tại
các tổ chức tín
dụng khác và
cho vay các tổ
chức tín dụng
khác
Hoạt động mua
nợ
Các công cụ
tài chính phái
sinh và các tài
sản khác
Cho vay khách
hàng
Góp vốn, đầu
tư dài hạn
Tài sản cố định
Tài sản khác
TỔNG TÀI
SẢN

Năm 2014
Giá trị Tỷ trọng

Năm 2015
Giá trị Tỷ trọng

15.468


1,20%

435.557

33,72%

811.605

37,99%

951.386

31,91%

--

--

--

27.101

--

446

0,02%

785.593


60,81%

1.119.107

52,38%

377

0,03%

--

3.161
51.664
1.291.82
0

0,24%
4%

5.361
175.200
2.136.57
9

---

24.860


1,16%

Năm 2016
Chênh lệch giữa 2014 và 2015 Chênh lệch giữa 2015 và 2016
Giá trị Tỷ trọng Giá trị
Tỷ lệ
Tỷ trọng Giá trị
Tỷ lệ
Tỷ trọng
32.606

60,72%

- 0,04%

376.048

86,34%

4,27%

139.781

17,22%

- 6,08%

0,91%

--


--

--

27.101

--

0,91%

0,04%

446

--

0,02%

720

161,43%

0,02%

1.849.345

62,03%

333.514


42,45%

- 8,43%

730.238

65,25%

9,65%

--

---

--

(377)

- 100%

- 0,03%

--

--

--

0,25%

8,2%

5.775
114.107
2.981.48
6

0,19%
3,83%

2.200
123.536

69,60%
239,11%

0,01%
4,2%

1.166

1,09%

9.392

844.759

65,39%

7.746


31,16%

414
7,72%
(61.093) - 34,87%
844.907

39,54%

- 0,07%

- 0,06%
- 4,37%


9

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Chỉ tiêu
NỢ PHẢI TRẢ
Tiền gửi và vay
các tổ chức tín
dụng khác
Tiền gửi của

khách hàng
Công cụ tài
chính phái sinh
và các khoản nợ
tài chính khác
Các khoản nợ
khác
VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Vốn và các quỹ

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

1.129.358

87,42%

1.944.632

91,02%

2.754.227


684.065

52,95%

46,84%

1.489.810

430.937

33,36%

924.217

43,27%

1.718

0,13%

--

11.920

0,92%

162.462
176.088


Lợi nhuận chưa
phân phối

(13.626)

TỔNG NỢ
PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CHỦ SỞ
HỮU

1.291.820

Tỷ
trọng
92,38
%

Chênh lệch giữa 2014 và
2015
Tỷ
Giá trị
Tỷ lệ
trọng

Chênh lệch giữa 2015 và 2016
Giá trị

Tỷ lệ

Tỷ trọng


815.274

72,19%

3,6%

809.595

41,62%

1,36%

49,97%

316.759

46,31%

- 6,11%

488.986

48,86%

3,13%

1.243.281

41,7%


493.280

114,47%

9,91%

319.064

34,52%

- 1,57%

_

--

_

(1.718)

- 100%

- 0,13%

_

_

_


19.591

0,92%

21.136

0,71%

7.671

64,35%

0%

1.545

7,89%

- 0,21%

12,58%

191.947

8,98%

7,62%

29.485


18,15%

- 3,6%

35.312

18,40%

- 1,36%

13,63%

182.773

8,55%

227.259
204.651

6,86%

9.685

5,5%

- 5,08%

21.878


11,97%

- 1,69%

-1,05%

9.174

0,43%

22.608

0,76%

22.800

167,33%

1,48%

13.434

146,44%

0,33%

844.759

65,39%


844.907

39,54%

1.000.824

2.136.579

2.981.486

(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2014 đến năm 2016)


10

Tài sản
Tài sản tăng trong vòng 3 năm qua . Trong năm 2015, tài sản tăng trưởng
65,39% so với năm 2014 đạt mức 2.136.579 triệu đồng. Năm 2016, tài sản
tăng trưởng 39,54% so với năm 2015 đạt mức 2.981.486 triệu đồng. Mặc dù
tổng tài sản tăng qua 3 năm nhưng tỷ lệ tăng trong năm 2016 giảm so với năm
2015. Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm từ
785.593 triệu đồng vào năm 2014 lên đến 1.849.345 triệu đồng vào năm 2016.
Chỉ tiêu tiền và kim loại quý, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay
các tổ chức tín dụng khác và tài sản cố định cũng tăng qua từng năm.
Nguồn vốn
Nguồn vốn có sự biến đổi tương tự. Năm 2015, tổng nguồn vốn tăng
844.759 triệu đồng, tương đương với 65,39% so với năm 2014. Vốn chủ sở
hữu có sự tăng trưởng trong 3 năm qua. Nợ phải trả tăng qua các năm, cụ thể
năm 2015 nợ phải trả tăng 815.274 triệu đồng tương đương 72,19% so với
năm 2014; năm 2016 tăng 809.595 triệu đồng so với năm 2015.

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác có giá trị tăng qua các năm và
tỷ trọng trên tổng nguồn vốn đều chiếm cao nhất. Cụ thể, năm 2014 chiếm
52,95% tương đương với 684.065 triệu đồng , năm 2015 chiếm 46,84% tương
đương với 1.000.824 triệu đồng, năm 2016 chiếm 49,97% tương đương với
1.489.810 triệu đồng.
Nguồn vốn lớn thứ 2 tại ngân hàng là tiền gửi của khách hàng đang có xu
hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 430.937 triệu đồng, năm 2015
là 924.217 triệu đồng, và năm 2016 là 1.243.281 triệu đồng.
Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác đã không còn
là nguồn vốn trong năm 2015, 2016 năm 2014 là 1.718 triệu đồng đến năm
2015 và 2016 là 0 triệu đồng.


11

2.2 Tình hình kết quả kinh doanh
Bảng 2.2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Năm
Chỉ tiêu
1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự
I. Thu nhập lãi thuần
3. Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
4. Chi phí cho hoạt động dịch vụ
II. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
5. Thu nhập từ các hoạt động khác
6. Chi phí hoạt động khác
III. Lãi/(lỗ) thuần từ các hoạt động khác
IV. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

2014
93.262
(54.095)
39.167
2.652
(826)
1.826
5.346
(1.149)
4.197
166
45.356
(26.608)

Năm 2015
132.855
(76.738)
56.117
4.211
(1.386)
2.825
1.513
(714)
799
114
59.855
(31.792)


Năm 2016
206.947
(122.114)
84.833
5.853
(2.408)
3.445
220
(312)
(92)
88.186
(51.223)

18.748
(221)
18.527

28.063
(5.186)
22.877

36.963
(11.106)
25.857

V. (Lỗ)/Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
VI. Chi phí/Hoàn dự phòng rủi ro tín dụng
VII. Tổng (lỗ)/lợi nhuận trước thuế
7. Chi phí/ Hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp


hiện hành
(4.076)
VIII. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(4.076)
IX. (Lỗ)/Lợi nhuận sau thuế
14.451
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank - Chi

(5.032)
(5.171)
(5.032)
(5.171)
17.845
20.686
nhánh Hà Nội từ năm

2014 đến năm 2016)

Bảng 2.2.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank - Chi
nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2014 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Biến động


12

Doanh thu

Chi phí hoạt động
Lợi nhuận sau thuế

Năm

Năm

Năm

Năm

2014
45.356
26.608
14.451

2015
2016
Năm 2015 2016
59.855 88.186
14.499
28.331
31.792 51.223
5.184
19.431
17.845 20.686
3.394
2.841

Trong giai đoạn 2014-2016, hoạt động kinh doanh của TPBank chủ yếu

ở hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ mang lại nhiều doanh thu nhất cho
Ngân hàng. Hiện tại, TPBank đang phát triển đồng đều về cho vay cá nhân và
cho vay doanh nghiệp, đồng thời tăng cường phát triển cho vay trên nhiều
ngành nghề để giảm thiếu rủi ro. Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta
thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng. Cụ thể, tăng từ 14.451 triệu đồng
năm 2014 lên đến 17.845 triệu đồng năm 2015 và đến năm 2016 lên đến
20.686 triệu đồng. Nhưng chênh lệch lợi nhuận sau thuế năm 2016 với 2015
thấp hơn năm 2015 với 2014. Từ đấy cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn
vị tuy đã có nhiều phát triển nhưng cần có những giải pháp lâu dài hơn để tiếp
tục phát triển hơn nữa.
Đối với khách hàng cá nhân, thời gian qua TPBank đã đưa ra nhiều sản
phẩm cho vay cá nhân chuyên biệt, thích hợp với từng nhu cầu của khách
hàng. Trong đó, hình thức vay tín chấp tiêu dùng với thủ tục đơn giản đang
ngày một phát huy hiệu quả và mang lại hiệu quả.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, TPBank cũng đang cố gắng triển khai
tất cả các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp tạo điều kiện thu hút
khách hàng.


13

CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC
3.1 Hoạt động của phòng Khách hàng cá nhân
3.1.1 Mô hình tổ chức của phòng khách hàng cá nhân

Giám đốc
KHCN

Trưởng nhóm
KHCN


Chuyên viên/ Nhân
viên quan hệ KHCN

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của phòng khách hàng cá nhân
3.1.2 Nhiệm vụ của từng vị trí
Công việc của Giám đốc KHCN:
- Đóng góp cho Giám đốc chi nhánh (CN) về tiềm năng bán lẻ tại CN;
- Giám sát kế hoạch bán lẻ và ngân sách tại CN;
- Phân bổ chỉ tiên bán lẻ, hiệu quả công việc theo từng cá nhân trong
nhóm khách hàng cá nhân;
- Đóng góp ý kiến trong việc quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nhân
viên theo yêu cầu về chỉ tiêu bán lẻ và hiệu quả công việc (KPIs).
- Thực hiện các công việc khác liên quan, báo cáo cho GĐCN.
Công việc của Trưởng nhóm KHCN:
- Chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý hoạt động, đào tạo, điều phối
nhân sự trong nhóm.


14

- Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm theo định hướng hoạt
động của Phòng.
- Phối hợp với Giám Đốc KHCN giải quyết những vướng mắc phát sinh
trong phòng.
- Tham gia xây dựng các quy trình, hướng dẫn về nghiệp vụ của Phòng.
- Đảm bảo các hoạt động của tổ tuân thủ các chính sách, quy định, quy
trình, hướng dẫn nội bộ và cam kết chất lượng dịch vụ.
Công việc của Chuyên viên/ Nhân viên quan hệ Khách hàng cá nhân:
- Thực hiện giới thiệu, bán chéo các loại sản phẩm, dịch vụ đối với

khách hàng cá nhân như huy động, cho vay, thanh toán, thẻ,….
- Tìm kiếm, giới thiệu các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp
trả lương qua tài khoản tiềm năng, giới thiệu và bán các sản phẩm và dịch vụ
của ngân hàng dành cho Khách hàng cá nhân theo danh mục sản phẩm.
- Tiếp nhân hồ sơ, phối hợp với các Tổ, bộ phận nghiệp vụ khác để hoàn
thiện Hồ sơ, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần.
- Thực hiện các công việc khác do Trưởng nhóm kinh doanh giao.
3.2 Vị trí thực tập Khách hàng cá nhân
3.2.1 Mô tả công việc
- Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu.
- Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng
cung ứng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng
hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng
- Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh
doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương
án (kế hoạch) kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay,….
- Lập tờ trình thẩm định hoặc báo cáo thẩm định theo quy trình của ngân
hàng và trình các cấp xét duyệt cho vay hoặc từ chối vay.


15

- Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và các hồ sơ văn bản có liên
quan.
- Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân theo yêu cầu của khách hàng và các
quy định về giải ngân của ngân hàng.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định của ngân hàng và theo dõi việc
trả nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng.
- Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, khởi kiện

để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ trong trường hợp khoản vay phát
sinh nợ xấu, nợ khó đòi…
- Thực hiện tất toán hợp đồng và giải chấp tài sản thế chấp, xóa đăng ký
giao dịch đảm bảo khi khách hàng tất toán hợp đồng.
3.2.2 Các tiêu chuẩn về chuyên môn và kỹ năng
- Cần có kiến thức chuyên môn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng
hợp, có khả năng phân tích nhanh, tốt, đồng thời cần quyết đoán trong công
việc.
- Nhanh nhẹn, trung thực, chủ động , giao tiếp tốt, phối hợp làm việc
theo nhóm tốt.
- Có kỹ năng chăm sóc khách hàng.


16

CHƯƠNG 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
4.1 Những vấn đề cần giải quyết
Mặc dù đã đạt được những thành công rất đáng khích lệ và tự hào
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh
Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế cần được giải quyết, cụ thể:
Vấn đề 1: Tình hình huy động vốn tiền gửi của khách hàng
TPBank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân
cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ, tập trung vào 2 khu vực thị
trường là tổ chức kinh tế và dân cư, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.
Trong đó huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền
kinh tế luôn được TPBank coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh
doanh của mình. Bên cạnh đó, TPBank luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm
huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức,
bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và

chia sẻ lợi nhuận với công chúng. Tiền gửi của khách hàng ngày càng đóng vai
trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn tiền gửi của
khách hàng hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho việc
quản lý nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình
quân ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro về kỳ
hạn và lãi suất. Vì vậy TPBank cần có chính sách hợp lý về hoạt động tăng
cường huy động tiền gửi cá nhân để bảo đảm sự tăng trưởng cho ngân hàng
trong thời gian tới.
Vấn đề 2: Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của ngân hàng có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng
là chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chi phí hoạt động của
ngân hàng khá lớn. Cụ thể, năm 2014 là 26.608 triệu đồng, năm 2015 tăng


17

thêm 5.184 triệu đồng tương đương 31.792 triệu đồng, năm 2016 tăng thêm
đến 19.431 triệu đồng so với năm 2015 tương đương 51.223 triệu đồng.
Để nâng cao lợi nhuận thì ngân hàng cần giảm bớt các chi phí hoạt
động đảm bảo cho sự phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
4.2 Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Qua các vấn đề ngiên cứu ở trên, em xin đề xuất các hướng đề tài khóa
luận như sau:
Hướng 1: Tăng cường hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Hướng 2 :Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web: />
/>



×