Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ SẢN PHẨM : BAO BÌ SINH HỌC TỰ HỦY TỪ RƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.89 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

NHÓM 1
MÔN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
SẢN PHẨM : BAO BÌ SINH HỌC TỰ HỦY TỪ RƠM

Họ tên sinh viên

:

Lớp chuyên ngành

:

Lớp

: Chiến lược kinh doanh toàn cầu (119)_1

Giảng viên

:

Hà Nội- Tháng 10/2019

1


MỤC LỤC
PHẦN 1: DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP...................................................1
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.........................................................................1


1.1. Khái quát về công ty.....................................................................................1
1.2. Giới thiệu về sản phẩm................................................................................2
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG........................................................................6
2.1. Môi trường quốc gia.....................................................................................6
2.1.1. Kinh tế........................................................................................................6
2.1.2. Chính trị- luật pháp..................................................................................7
2.1.3. Văn hóa- Xã hội.........................................................................................7
2.1.4. Công nghệ..................................................................................................8
2.1.5. Tự nhiên.....................................................................................................9
2.1.6. Nhân khẩu học...........................................................................................9
2.2. Môi trường ngành........................................................................................9
2.2.1. Khách hàng................................................................................................9
2.2.2. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................10
2.2.3. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn...............................................................11
2.2.4. Nguy cơ từ nhà cung cấp.........................................................................12
2.2.5. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế................................................................12
2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp.........................................................13
2.3.1. Nguồn lực của Eco Earth........................................................................13
2.3.2. Kỹ năng và kỹ năng cốt lõi của Eco Earth............................................13
2.3.3. Lợi thế cạnh tranh...................................................................................14
3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH................................................14
3.1. Mục tiêu của doanh nghiệp........................................................................14
3.2. Đề xuất chiến lược cạnh tranh..................................................................14
3.2.1. Giai đoạn 2019-2025................................................................................15
3.2.2. Giai đoạn sau 2025..................................................................................16
PHẦN 2: DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN.................................................................................................................... 17
1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ GIẢI THÍCH LÍ DO LỰA
CHỌN THỊ TRƯỜNG......................................................................................17
1.1. Phân tích cầu thị trường............................................................................17


2


1.1.1. Môi trường kinh tế..................................................................................17
1.1.2. Môi trường văn hóa - xã hội...................................................................19
1.1.3. Môi trường luật pháp..............................................................................20
1.2. Phân tích cung thị trường: Đối thủ cạnh tranh.......................................20
2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN...........21
2.1. Cách tiếp cận chiến lược............................................................................21
2.1.1 Về phía thị trường Nhật Bản...................................................................21
2.1.2 Về phía công ty EcoEarth........................................................................22
2.2. Chiến lược cạnh tranh quốc tế..................................................................22
3. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG......................................23
3.1. Ưu điểm của phương thức xuất khẩu trực tiếp........................................24
3.2. Các nhân tố khách quan từ thị trường Nhật Bản....................................24
3.3. Các nhân tố chủ quan từ doanh nghiệp Công ty TNHH EcoEarth........24
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................26
ĐÁNH GIÁ........................................................................................................27

3


PHẦN 1: DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Khái quát về công ty


Tên công ty: Công ty TNHH EcoEarth




Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: Số 812 Đường Võ Văn Ngân, thị trấn Đức Hòa, huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Nhà máy sơ chế và kho: Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.
+ Nhà máy sản xuất thành phẩm: Số 32 đường 24A, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An.



Tầm nhìn chiến lược: “ From Eat to Earth”

Tầm nhìn của Ban lãnh đạo và Công ty luôn hướng đến bảo vệ giá trị và lợi
ích con người, thiên nhiên và môi trường. Với phương châm “ Sức khỏe xanh –
Môi trường xanh” , công ty không chỉ tạo ra các sản phẩm thân thiện, tốt cho sức
khỏe người tiêu dùng mà còn thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, chúng tôi
quyết tâm xây dựng giá trị cốt lõi vượt trội để phát huy lợi thế sẵn có, hướng đến
mục tiêu dẫn đầu thị trường khu vực và thế giới.


Sứ mệnh kinh doanh

+ Nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
+ Mở rộng kênh phân phối, tìm kiếm các đối tác tiềm năng nhằm tăng lợi
nhuận cho công ty.
+ Tăng cường nhận diện sản phẩm của khách hàng, nỗ lực xây dựng và
củng cố thương hiệu trong thị trường nội địa và thế giới.



1.2. Giới thiệu về sản phẩm


Tên

sản

phẩm:



Thành phần: Sợi rơm



Quy trình sản xuất:

Bao



sinh

Các giai đoạn sản xuất chính
+ Bước 1: Thu gom rơm sau mỗi mùa vụ

học


tự

phân

hủy

từ

rơm


 Công ty thu gom rơm của các xã thuộc tỉnh An Giang cũng như các
thành lân cận nhà máy sơ chế đặt tại KCN Bình Hòa, huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang bao gồm các tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên
Giang.
 Nhân viên thu gom rơm sử dụng máy cuốn rơm để thu gom rơm sau khi
gặt trên cánh đồng.
+ Bước 2: Làm sạch rơm
Rơm sau khi mang về nhà máy sẽ được làm sạch bằng nước.
+ Bước 3: Nghiền rơm thành bột
Rơm được trộn với nước cho đến khi các hợp chất phát triển thành bột
giấy.
+ Bước 4: Xử lý bột giấy
Bột giấy được đưa vào máy nghiền bột thủy lực. Sau khi nghiền, bột giấy
sẽ đi vào bể hỗn hợp và thêm phụ gia nước và dầu, sau đó đi đến bồn cung
cấp bột giấy cho máy tạo hình, khử nước chân không và tạo hình.
+ Bước 5: Hình thành
Cung cấp bột giấy định lượng, cung cấp năng lượng xả ngược, khử nước
chân không và hình thành. Với công nghệ tiên tiến để khai thác lỗ hổng,
độ dày không đồng đều trong quá trình sản xuất, để giảm hàng hóa bị lỗi.

Các sản phẩm bán thành phẩm sẽ được chuyển vào khuôn sấy cho rắn
chắc và được cắt thành các tấm giấy ép.
+ Các tấm giấy ép được lưu trữ tại kho ở Khu công nghiệp Bình Hòa,
huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và vận chuyển đến nhà máy sản xuất
thành phẩm ở số 32 đường 24A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An để sản
xuất các khâu hoàn thiện sản phẩm.
+ Bước 6: Định hình và sấy khô
Ở quy trình này, hơi nước được sử dụng để sấy nhiệt. So với sưởi ấm bằng
điện, 70% năng lượng sẽ được tiết kiệm, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh của
bao bì thực phẩm, tăng cường sử dụng tài nguyên. Tỷ lệ sản xuất đủ tiêu
chuẩn lên tới 99%.
+ Bước 7: Cắt cạnh và khử trùng


Sản phẩm lấy ra từ máy ép sẽ được chuyển vào máy cắt cạnh, trong đó
cạnh phụ sẽ được cắt. Khử trùng bằng tia cực tím được áp dụng để đảm
bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+ Bước 8: Đóng gói
Sản phẩm cuối cùng được đóng gói và lưu trữ
Công ty chọn KCN Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đặt nhà máy sơ
chế rơm vì sản lượng lúa của An Giang những năm gần đây luôn đứng đầu cả
nước. An Giang được coi là vựa lúa lớn nhất Việt Nam với sản lượng năm 2018
đặt 3.92 triệu tấn. Bên cạnh đó, các tỉnh lân cận gồm Đồng Tháp, Cần Thơ và
Kiên Giang cũng cho sản lượng lúa cao so với các vùng trên cả nước. Đặt nhà
máy ở đây vừa giúp công ty có thể tiếp cận với nguồn cung đầu vào lớn vừa giảm
chi phí vận chuyển do sản phẩm rơm mang tính rất đặc thù là nhẹ, cồng kềnh rất
tốn diện tích.
Việc xây dựng kho chứa các tấm bột giấy giúp đảm bảo nguồn nguyên vật liệu
được đều đặn cả năm và giảm phụ thuộc vào năng suất của các mùa vụ.
Sau khi rơm được sơ chết và ép thành các tấm bột giấy sẽ được vận chuyển tớ

nhà máy sản xuất thành phẩm: Số 32 đường 24A, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Công ty chọn Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đặt
nhà máy hoàn thiện sản phẩm do Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, giao thông thuận tiện, có thể nhanh chóng vận chuyển hàng hóa tới
Thành phố HCM. Đồng thời tại Long An có cảng hàng không quốc tế Long An,
là một trong những cảng lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ sẽ tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho công ty khi thực hiện kế hoạch xuất khẩu sản phẩm sang các
nước trong khu vực và quốc tế.




Đặc điểm nổi bật của sản phẩm:

+ 100% nguyên liệu tự nhiên nên hoàn toàn thân thiện với người tiêu dùng
và bảo về môi trường
+ Dễ phân hủy: Tự phân hủy trong vòng 180 ngày
+ Chống nước và chống dầu: không bị rò rỉ ở nhiệt độ nước 100˚C và dầu
120˚C nên có thể dùng trong lò vi sóng.
+ Hình dáng sản phẩm được giữ nguyên dù ở nhiệt độ cực thấp nên có thể
dùng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
+ Vững chắc và cứng: được làm từ sợi có chức năng kết dính mạnh nên có
thể đựng được đồ ăn nặng.
+ Là sản phẩm lý tưởng để đóng gói rau củ quả, thực phẩm sống; đóng gói
thực phẩm, đồ uống mang đi; dành cho các buổi tiệc ngoài trời,...
+ Tiêu thụ ít điện năng, nước và năng lượng: sợi rơm có thể tái chế và các
quy trình sản xuất dựa trên các nguyên liệu tự nhiên, đơn giản nên tránh được
tiêu thụ năng lượng và thải chât độc hại ra môi trường.



Vòng đời sản phẩm




Các sản phẩm của công ty bao gồm:
+ Sản phẩm dùng một lần như bát, đĩa, cốc,hộp,…
+ Bao bì đóng gói thực phẩm dùng trong siêu thị,cửa hàng tiện lợi,…



Mức giá: từ 100 đồng đến 200 đồng cho 1 sản phẩm



Khách hàng mục tiêu:

+ Các cửa hàng bán thức ăn nhanh, chuỗi cà phê,… cần sử dụng hộp, cốc
đóng gói mang đi
+ Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như BigC,Vinmart, Coopmart,…
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.1. Môi trường quốc gia
2.1.1. Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện nền tảng tích cực, với sự hỗ trợ của sức
cầu mạnh trong nước và ngành sản xuất chế tạo, chế biến theo định hướng xuất
khẩu. GDP 6 tháng đầu năm 2019 tăng 6, 76%, tuy thấp hơn mức tăng của 6
tháng đầu năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017,
khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được
Chính phủ ban hành để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019;
sự nỗ lực của các ngành, các địa phương trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Điều này đã giúp hàng loạt các ngành kinh tế có dấu hiệu khởi sắc. Hoạt động
kinh tế sôi động đã tạo thêm việc làm và hỗ trợ tiếp tục giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo
theo chuẩn nghèo quốc tế áp dụng cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,2
USD, ngang giá sức mua năm 2011) giảm từ 8,4% năm 2016 xuống còn 5,9%
năm 2018. Từ sự thay đổi rõ rệt này, mức thu nhập của người dân hiện nay và
trong tương lai hoàn toàn phù hợp với mức giá sản phẩm đưa thị trường. Cùng
với đó, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu của họ
không chỉ là đáp ứng đủ mà còn phải có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe,
thân thiện với môi trường.
Ngành nông nghiệp trồng lúa nước ta vẫn đang phát triển ổn định với diện tich
gieo trồng đạt 3123.9 nghìn ha tương đương 100.7% so với cùng kì năm 2018,
đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
=> Môi trường kinh tế năng động với các yếu tố về sự phát triển như
tăng mức thu nhập bình quân đầu người sẽ khiến mức chi của người tiêu
dùng cho sản phẩm cao hơn trước; diện tích trồng lúa ổn định sẽ duy trì


nguồn nguyên liệu đầu vào hay các khoản vay vốn dài hạn cho doanh nghiệp
đã giúp cho doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật
chất, dây chuyền kĩ thuật. Tất cả các yếu tố này đều tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
2.1.2. Chính trị- luật pháp
Đối với doanh nghiệp: Có nhiều ưu đãi về chính sách cho các doanh nghiệp
kinh doanh mặt hàng này như giảm thuế TNDN dưới 10%, miễn thuế bảo vệ môi
trường,…
Đối với sản phẩm túi nilon: Chính phủ khuyến khích người dân giảm sử dụng
vật liệu bằng nhựa. Trong thời gian gần đây, các ban ngành đang đưa ra những dự
thảo, tăng thuế bảo vệ môi trường để thay đổi thói quen sử dụng túi nilon. Thủ
tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi
trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo

đó, đến 2020, giảm 65% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu
thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi nilon khó
phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái sử dụng
50% tổng số lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2019 mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi nilon sẽ
tăng lên 50.000 đồng/kg.
=> Các chính sách từ phía chính phủ góp phần vừa giảm chi phí cho
doanh nghiệp, vừa khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm
“xanh” và trong tương lai nó có tác dụng kích cầu trong thị trường.
2.1.3. Văn hóa- Xã hội
Người tiêu dùng đang dần thay đổi sang lối sống xanh, thân thiện với môi
trường. Tiêu dùng xanh đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ 21 khi
môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tiêu dùng xanh của các hộ gia đình ngày
càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến
môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường. Số
lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện
gần đây cho thấy, thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở
rộng.


2.1.4. Công nghệ
Nước ta đã có phát minh về việc sản xuất bột giất từ rơm đã được cấp Bằng
độc quyền “ Giải pháp hữu ích” bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Điều này đã
nâng cao uy tín của nguồn nguyên liệu.


2.1.5. Tự nhiên
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước xếp hạng cao trong những

quốc gia bị ô nhiễm môi trường nặng, đặc biệt là vấn đề rác thải nhựa như bao bì,
túi nilon,… Ở Việt Nam mỗi năm sử dụng khoảng nửa triệu tấn chất dẻo để làm
bao bì nhựa và con số này ngày một tăng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, trung bình mỗi ngày, một người tiêu dùng sử dụng ít nhất một túi ni
lông. Như vậy, với dân số hơn 90 triệu người, mỗi ngày nước ta phải tiêu thụ hơn
90 triệu túi ni lông và con số này ngày càng tăng theo đà tăng dân số. Song song
với đó, số lượng rác thải cũng tăng lên không ngừng. Đây là một thách thức lớn
cho môi trường. Bởi vì phải mất một thời gian rất lâu, có thể 500 năm, thậm chí 1
triệu năm, những túi ni lông này mới có thể phân hủy được. Nếu không kịp thời
xử lý, chôn lấp hoặc tái chế thì túi nilon sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sức khỏe của con người.
=> Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa hiện nay đang là vấn
đề vô cùng cấp thiết của quốc gia. Sự xuất hiện sản phẩm EcoEarth sẽ giúp
người dân giảm lượng tiêu thụ túi nilon và các bao bì nhựa từ đó làm giảm
lượng chất thải ra môi trường.
2.1.6. Nhân khẩu học
Người tiêu dùng Việt Nam thuộc thế hệ Millennials - là thế hệ những người
trong độ tuổi từ 22 đến 35, chiếm 35% dân số Việt Nam - tương đương 33 triệu
người, theo thống kê của Nielsen năm 2017. Thế hệ này đã và đang có một tác
động đáng kể đến cảnh quan người tiêu dùng. Khi được hỏi về mức độ trung
thành với thương hiệu, không ít người cho câu trả lời: “Tôi khá cởi mở với việc
chuyển đổi thương hiệu, miễn là nó có sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Tôi có các
thương hiệu tin dùng thường xuyên nhưng luôn xem xét hoặc dùng thử các
thương hiệu mới nếu thấy nó thú vị”. Và 87% trong số họ thường chọn sản phẩm
đáng tin cậy, chất lượng tốt. Xét về thương hiệu xứng tầm, có tới 71% ưu tiên
điều này.
=> Với những giá trị vượt trội cả sản phẩm chắc chắn phù hợp với tiêu
chí tiêu dùng của khách hàng.
2.2. Môi trường ngành
2.2.1. Khách hàng
Hiện nay người dân Việt Nam đang bắt đầu chuyển dần sang lối tiêu dùng

xanh như giảm sử dụng túi nilon, ống hút nhựa,…


2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Các công ty sản xuất các sản phẩm bao bì tự hủy trên thị trường bao bì Việt
Nam hiện có rất ít và giá thành sản phẩm thường khá cao, chênh lệch giá giữa
bao bì tự hủy với túi ni lông thông thường ở mức 10 ~20%, chủ yếu xuất ra thị
trường nước ngoài
a, Bao bì tự hủy sinh học:
Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh - An Phát Bioplastics (thuộc Tập đoàn
An Phát): An Phát Bioplastics là đơn vị sản xuất tại Việt Nam đầu tiên được cấp
chứng chỉ quốc tế TUV Vincotte OK HOME COMPOST cho các sản phẩm
AnEco vi sinh phân hủy hoàn toàn (túi, găng tay dùng một lần…). Dòng sản
phẩm AnEco của An Phát Bioplastics hiện đang có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị
lớn như Vinmart, Big C, Lotte, Aeon… và được khách hàng Việt Nam đánh giá
rất cao. sản phẩm vi sinh phân hủy hoàn toàn, thành phần bao gồm tinh bột ngô
và đang được khách hàng châu Âu đánh giá cao. AnEco khi được chôn xuống
đất, trong vòng 6 tháng sẽ phân hủy thành CO2, nước và phân mùn nuôi cây
trồng, hoàn toàn không để lại chất hóa học gây hại môi trường
b, Bao bì tự hủy bằng vật liệu Cellulose


Công ty Bao bì Vafaco: Là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước được cấp

giấy chứng nhận “Túi ni lông thân thiện môi trường”. Vafaco nhiều năm liền
danh hiệu “Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh Tiêu Biểu”. Túi nhựa tự phân hủy
sinh học Vafaco được công nhận là “Sản phẩm tiêu biểu thân thiện môi trường


Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Tổng Hợp II: Với mục tiêu bảo vệ


môi trường, công ty TNHH TM-SX Tổng Hợp II phát triển rất mạnh về mảng sản
xuất bao bì tự hủy, túi nhựa thân thiên với môi trường dùng trong nông nghiệp,..
Đặc biệt với quy mô rộng lớn, công suất hàng tháng của công ty lên tới gần 150
tấn bao bì cung cấp bao bì tự hủy cho các chuỗi siêu thị hàng đầu tại Việt Nam
như BigC, Vinmart, Lotte, Aeon, Seven Elevent, BMart. Sản phẩm bên bao bì tự
hủy công ty Tổng Hợp II gồm có:





Bao bì nilon tự hủy.



Bao bì nilon PE, PP, HDPE.



Túi đựng rác (y tế, công nghiệp , …)

Công ty TNHH Sản Xuất In Bao Bì GREENSUN: là một trong những đơn

vị cung cấp nguyên liệu và sản xuất bao bì tự hủy sinh học tại khu vực Miền


Nam. Với tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi
trường, nên được nhiều ngành như nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, thủy
hải sản,…áp dụng rộng rãi. Sản phẩm bao bì sinh học công ty GREENSUN gồm

có :


Túi vải không dệt, túi đựng ly, túi quai xách tự hủy, túi hột xoài

trơn không in, túi Zipper,…tự hủy


Túi đựng nước đá – bao bì đựng nước đá, bao bì tự phân hủy sinh

học, túi rác tự hủy.


Công Ty TNHH MV Bao Bì Nhựa Giấy Nhật Việt: Bao bì Nhật Việt cũng

là một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất bao bì tự hủy tại
Việt Nam hiện nay. Với các sản phẩm chủ yếu của bao bì giấy Nhật Việt là PE,
PP và bao bì ni lông tự hủy,…Sản phẩm bên công ty bao bì Nhật Việt gồm có :


Bao bì nilon OPP, OPP màng ngọc, bao bì PE, HDPE,…



Cuộn nilon, màng PE nhiều kích cỡ, màng quấn pallet,…

=> Nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành là không lớn


Sơ đồ nhóm chiến lược cạnh ngành sản xuất bao bì tự hủy





Công ty EcoEarth hiện tại đang đứng ở vị trí giá thấp và mẫu mã tương

đối. Với các đặc điểm nổi trội của sản phẩm và dây chuyền công nghệ sản xuất
đạt chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực cạnh
tranh của sản phẩm EcoEarth chắc chắn sẽ cao hơn so với một số công ty trong
nước
2.2.3. Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn
Ngành công nghiệp sản xuất bao bì thân thiện với môi trường đi theo đúng xu
hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và có thể đạt lợi nhuận cao trong tương lai.
Do vậy khả năng các công ty mới gia nhập ngành là rất lớn. Các tập đoàn lớn như
Vingroup có thể sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang ngành này để tự
phục vụ trong chuỗi khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi
của chính họ. Với ưu thế về vốn cùng mạng lưới phân phối lớn, Vingroup sẽ trở
thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng đáng gờm nếu họ quyết định gia nhập thị
trường.
2.2.4. Nguy cơ từ nhà cung cấp
Ở Việt Nam có hai khu vực trồng lúa lớn đó là đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long. Hai khu vực này có khả năng cung cấp nguồn rơm với số
lượng lớn. Tuy nhiên, người dân thường đốt bỏ rơm thay vì sử dụng cho mục
đích khác và việc thu gom rơm cũng rất khó khi không có máy móc để cuộn rơm
lại. Do vậy, Eco Earth sẽ đầu tư máy móc để thu gom rơm và tiến hàng thu gom
tại ruộng.
Mặc dù nguồn rơm là khá lớn, song cũng có thể không đáp ứng được nhu cầu
cho nhà máy vận hành do các ngành kinh doanh khác cũng mua rơm để sử dụng.
Chẳng hạn như ngành chăn nuôi bò, trồng nấm, thanh long,… cũng cần rơm làm
thức ăn, nguyên vật liệu đầu vào. Do vậy giá rơm sẽ có khả năng tăng cao, quyền

thương lượng, mặc cả của người bán, ở đây là các hộ nông dân sẽ tăng lên, ảnh
hưởng đến tổng chi phí của doanh nghiệp. Theo khảo sát, giá rơm trong hai năm
gần đây đang “sốt”. Những gia đình sử dụng máy cắt, máy gặt thì rơm nát hơn,
giá chỉ khoảng 200.000 đồng/sào, còn loại được cắt tay thì rơm nguyên cọng,
nhìn đẹp hơn và giá lên đến 450.000 – 500.000 đồng/sào.Để giải quyết vấn đề
này, Eco Earth sẽ đưa ra các điều kiện mua bán tốt cho cả hai bên: mua với số
lượng lớn và đều đặn theo mùa vụ. Nhờ vậy mà các hộ nông dân có nguồn thu
mua rơm cố định, thường xuyên và công ty sẽ mua được với giá hợp lý.
=> Nói tóm lại, quyền lực mặc cả của nhà cung cấp là không lớn.


2.2.5. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế
Có 2 nguồn sản phẩm thay thế chính, đó là:
Sản phẩm an toàn cho môi trường: bao bì sinh học tự hủy làm từ bột ngô,



bã mía, giấy, thủy tinh, vải,…Những sản phẩm này cùng hướng đến tiêu dùng
xanh, bảo vệ môi trường nên sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của Eco Earth.
Sản phẩm đồ nhựa dùng một lần: vẫn được sử dụng nhiều do



+ Có tỷ lệ không nhỏ người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường cao hoặc
đã hình thành ý thức song vẫn tiêu dùng vì lý do tiện lợi
+ Buôn bán ở các chợ truyền thống vẫn phổ biến ở nước ta, mà ở chợ
truyền thống thì người bán chủ yếu sử dụng túi nilon vì giá rẻ.
=> Môi trường thích hợp cho sản phẩm
2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp
2.3.1. Nguồn lực của Eco Earth

Nguồn lực hữu hình:



+ Công nghệ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế


ISO22000: Tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận hệ thống quản lí Vệ

sinh an toàn thực phẩm


ISO9001: Tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận hệ thống quản lý chất



BRC/IOP: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng Hiệp hội Bán

lượng
lẻ Anh quốc dành cho bao bì thực phẩm


Vincotte: Chứng chỉ quốc tế vầ vật liệu tự phân hủy



Dincert-co: Chứng nhận quốc tế về quy trình sản xuất vật liệu sinh

học
+ Nguồn vốn linh động do chính phủ thúc đẩy hoạt động xanh hóa ngân

hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường,
thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng
lượng tái tạo, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền
vững.


Nguồn lực vô hình:

+ Đội ngũ nhân viên trẻ, có khả năng sáng tạo cao, yêu môi trường, nhiệt
huyết với công việc.


+ Mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp
2.3.2. Kỹ năng và kỹ năng cốt lõi của Eco Earth
Trên thị trường sản xuất bao bì tự hủy sinh học, có thể nói Eco Earth là thế hệ
sinh sau đẻ muộn. Eco Earth không phải là tiên phong trong ngành, cũng không
hề dẫn đầu về vốn và công nghệ, nhưng điều làm chúng tôi khác biệt là ngoài
cung cấp sản phẩm, chúng tôi còn tiến hành thu gom sản phẩm đã qua sử dụng và
đưa chúng về lại nhà máy. Nghĩa là, từ khi sản phẩm ra đời đến sau khi được sử
dụng sẽ nằm tại nhà máy của Eco Earth hay sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ
theo một vòng khép kín. Tại đây, sản phẩm đã qua sử dụng sẽ được ủ thành phân
bón cho cây trồng và được cung cấp bà con nông dân đã bán rơm cho doanh
nghiệp.
Nhờ có quy trình thu hồi sản phẩm và tận dụng hết giá trị của sản phẩm mà
Eco Earth đã giảm thiểu được chi phí đáng kể. Khi sản phẩm của công ty cuối
cùng lại được bán cho nhà cung cấp thì quyền thương lượng với nhà cung cấp sẽ
lớn hơn, thỏa thuận được giá tốt nhất, làm cho chi phí đầu vào rất nhỏ hoặc bằng
không.
2.3.3. Lợi thế cạnh tranh
Có thể nhận thấy lý do khiến người tiêu dùng hay các doanh nghiệp thương

mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị chưa sử dụng phổ biến bao bì phân hủy sinh học
là do giá thành của các sản phẩm này cao hơn nhiều so với bao bì nilon thông
thường. Người tiêu dùng có thể sẵn sàng chi thêm cho bao bì sản phẩm vì bảo vệ
môi trường nhưng hiển nhiên họ không muốn chi quá nhiều cho thứ chỉ dùng để
đựng sản phẩm chính. Hiểu được vấn đề này, Eco Earth cung cấp các lựa chọn
với giá cả chênh lệch không quá cao với sản phẩm thông thường. Nhờ vậy, khách
hàng vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa có thể bảo vệ môi trường.
3. ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
3.1. Mục tiêu của doanh nghiệp
Với sứ mệnh cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mới, ưu việt, thân
thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe EcoEarth đã đạt ra cho mình những
mục tiêu.
-

Mục tiêu từ 2019- 2025:

+ Xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty ở thị trường trong nước, sản
phẩm tiếp cận tới quy mô khách hàng lớn.


+ Đạt thị phần khoảng 20% thị phần của ngành sản xuất và cung ứng sản
phẩm bao bì thực phẩm.
-

Mục tiêu dài hạn:

+ Mở rộng kinh doanh trên thị trường thế giới, trở thành công ty cung cấp
sản phẩm bao bì đóng gói thực phẩm uy tín.
3.2. Đề xuất chiến lược cạnh tranh
Dựa theo mục tiêu công ty đề ra ở trên, doanh nghiệp thực hiện chiến lược

cạnh tranh theo hai giai đoạn:
thấp
-

Giai đoạn 2019-2025: thực hiện chiến lược dị biệt hóa kết hợp với chi phí
Giai đoạn sau 2025: thực hiện chiến lược chi phí thấp

3.2.1. Giai đoạn 2019-2025
Để đưa ra chiến lược dị biệt hóa kết hợp với chi phí thấp doanh nghiệp dựa
trên cơ sở phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp
và mục tiêu doanh nghiệp
a, Tính dị biệt hóa của sản phẩm
Sản phẩm bao bì đóng gói thực phẩm của công ty có ưu điểm vượt trội, khác
biệt so với các sản phẩm thông thường như thân thiện với môi trường ( phân hủy
trong 180 ngày); 100% nguyên liệu tự nhiên không gây hại cho sức khỏe; chống
nước, dầu; giữ được hình dáng ở nhiệt độ lạnh.
Sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được tính năng cơ bản là đóng gói, đựng và bảo
quản thực phẩm. Bên cạnh đó còn có các tính năng ưu việt hơn các sản phẩm
giấy báo và túi ni lông hay hộp đựng mà khách hàng đang tìm kiếm trên thị
trường hiện nay.
 Sản phẩm có tính dị biệt và đáp ứng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm
b, Giá thành sản phẩm thấp
Công ty hướng đến việc thực hiện các hoạt động tạo giá trị tốt hơn, có hiệu
quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp tận dụng từ nguồn cung của
nguyên vật liệu là rơm, sản phẩm thừa sau quá trình thu hoạch vụ mùa của bà con
nông dân để làm nguyên liệu chính cho sản phẩm.
Quy trình sản xuất tối giản để giảm thiểu chi phí sản xuất và chi phí máy móc
sản xuất, bên cạnh đó cũng giảm chi phí xử lí chất thải do không có chất độc hại
cho môi trường.



Do đặc tính của rơm có thể chống nước và để được lâu trong điều kiện thoáng
mát nên công ty có thể tận dụng để sản xuất các tấm bột giấy để dự trữ trong kho.
Từ đó giúp giảm chi phí sản xuất sản phẩm trong giao đoạn không phải mùa thu
hoạch lúa.
 Dựa vào các yếu tố đã phân tích ở trên cho thấy sản phẩm có lợi thế về giá
thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại.
c, Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có đặc tính tương tự về chức
năng bảo đựng thực phẩm và thân thiện với môi trường như sản phẩm vi sinh hủy
hoàn toàn của An Phát, bao bì tự hủy bằng Cellulose của công ty GREEN SUN,
công tyTMTH, sản phẩm bao bì nhựa giấy của Nhật Việt.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chủ yếu các sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh có nguồn
gốc từ các vật liệu sinh học tự hủy, nhựa giấy, do đó giá thành của sản phẩm
thường rất cao chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó ngành sản xuất sản phẩm bao bì đựng thực phẩm khá tiềm
năng và sẽ sớm thu hút các doanh nghiệp gia nhập, do đó doanh nghiệp cần đưa
ra chiến lược cạnh tranh về giá trước để chiếm được thị phần của người đi trước.
 Chiến lược cạnh tranh về giá là tối ưu.
Qua các khía cạnh đã phân tích ở trên doanh nghiệp đề xuất lựa chọn chiến
lược kết hợp giữa chi phí và dị biệt hóa. Chiến lược này vừa đảm bảo được yếu
tố cạnh tranh về giá và cạnh tranh về tính dị biệt. Tuy nhiên giá sản phẩm cũng sẽ
không quá thấp như chiến lược chi phí thấp do vẫn phải đảm bảo tính dị biệt của
sản phẩm và sản phẩm cũng không đạt được tính dị biệt hóa quá cao như chiến
lược dị biệt hóa, phù hợp với tiềm lực của công ty- là doanh nghiệp mới ra mắt
thị.
3.2.2. Giai đoạn sau 2025
Doanh nghiệp tự nhận thấy sản phẩm bao bì tự phân hủy từ rơm sẽ không thể
tạo ra sự dị biệt sau một thời gian cạnh tranh trên thị trường vì các đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn như Vin group hay đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại. Do đó

doanh nghiệp hướng đến chiến lược lâu dài là chiến lược chi phí thấp bởi các lí
do sau:
Thứ nhất công ty hướng đến mục tiêu tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng ở
từng khu vực địa phương ở mọi mức thu nhập. Vì thế bài toán chi phí là cần thiết


cho doanh nghiệp để mở rộng thị phần cạnh tranh với các đối thủ trong nước và
quốc tế.
Thứ hai các đối thủ cạnh tranh trong ngành có xu hướng thiết kế các sản phẩm
bao bì với tính năng tuy nhiên giá thành lại cao tuy nhiên tiềm lực của các công
ty lại đủ lớn để thu hút khách hàng tiềm năng. Do đó công ty cần tối ưu các khâu
sản xuất để đạt lợi thế hơn về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Thứ ba các đặc tính của sản phẩm cạnh tranh là tương tự do đó khách hàng sẽ
rất nhạy cảm về giá. Chính vì thế đây là cơ hội để thu hút lượng khách hàng sử
dụng sản phẩm bao bì sinh học của công ty.
Tuy nhiên để theo đuổi chiến lược chi phí thấp doanh nghiệp cũng đã dự tính
các biện pháp cải thiện sản phẩm và chuỗi giá trị. Về sản phẩm doanh nghiệp sẽ
đầu tư và nghiên cứu sản phẩm để giảm áp lực chi phí nguyên vật liệu chính là
rơm sẽ tăng trong tương lai. Ngoài nguyên vật liệu là rơm doanh nghiệp mong
muốn tìm ra các nguồn hữu cơ có thể thay thế rơm nhưng có tác dụng tương tư.
Thêm vào đó là thiết kế lại chuỗi giá trị trong các khâu sản xuất từ việc thu gom
rơm, sơ chế và đưa vào tạo thành tấm bột giấy. Doanh nghiệp đang phát triển
công nghệ nghiền rơm thành bột và nghiên cứu thêm nguyên vật liệu hữu cơ có
thể trộn cùng bột để ép thành tấm bột giấy sẽ giảm lựng rơm trong một sản phẩm.
Đây có thể là cách thức để giảm chi phí sản phẩm.
PHẦN 2: DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN
1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ GIẢI THÍCH LÍ DO LỰA
CHỌN THỊ TRƯỜNG
1.1. Phân tích cầu thị trường

1.1.1. Môi trường kinh tế


Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung

Quốc.


Theo thống kê của IMF, trong số các cường quốc thuộc nhóm G7, Tính

trong khoảng 1988-2018, GDP bình quân đầu người của Nhật đứng thứ 5, tăng
tương đương với những cường quốc như Pháp hay Canada.




Thậm chí nếu tính GDP bình quân đầu người trong độ tuổi lao động
cùng kỳ, Nhật Bản đứng thứ 2 trong nhóm G7 và chỉ thua Đức.


=> Người dân có đủ khả năng và sẵn sàng chi trả để sử dụng những sản
phẩm có chất lượng tốt. Đây là cơ hội để đưa sản phẩm của công ty vào thị
trường khó tính như Nhật Bản.
1.1.2. Môi trường văn hóa - xã hội


Người dân Nhật Bản nói chung có một nỗi “ám ảnh” về sự sạch sẽ, cùng

với niềm tự hào về nghệ thuật hiếu khách truyền thống (gọi là Omenenashi) đã
khiến họ tin rằng, bọc, quấn, đóng gói mọi thứ một cách tỉ mỉ với nhiều lớp túi là

cách phục vụ tốt nhất. Không khó để bắt gặp hình ảnh một củ khoai lang, một trái
chuối, hay thậm chí là một trái dâu tây cũng được bọc một cách riêng lẻ, trong
mỗi bao bì nhựa.


Thống kê cho thấy, mỗi người Nhật trung bình sử dụng khoảng 300-400

túi nhựa mỗi năm, tương đương khoảng 40 tỷ túi nhựa trên toàn thế giới.


Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) về lượng

rác thải nhựa bình quân đầu người.


Theo trang Statista, trung bình Nhật bản sản xuất tới 106kg nhựa cho mỗi

người mỗi năm, trong khi Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác cộng lại mới
đạt 94kg.


Theo chương trình môi trường LHQ: Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu

người ở Nhật cũng nhiều hơn ở EU.


Theo một nghiên cứu gần đây, 80% cá cơm sống ở vịnh Tokyo có chứa

nhựa trong cơ thể, và có đến 3 triệu túi nhựa đang “phiêu du” ở vịnh Osaka.



Tháng 6/2019, Nhật Bản đã công bố kế hoạch giảm rác thải nhựa, trong đó

có hoạt động đẩy mạnh phát triển và khuyến khích tiêu dùng bao bì đóng gói
phân hủy sinh học.


Các chuỗi siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi như AEON Co., 7-Eleven cũng đã

thay thế 100% các túi đựng hàng nhựa trước đây thành túi phân hủy sinh học,
đồng thời có tính phí khi khách hàng muốn sử dụng,...


Sau 3 tháng triển khai, hiện nay, thống kê ở các siêu thị lớn cho thấy, 80%

người dân đều đem theo túi cá nhân khi mua đồ.
=> Cơ hội lớn cho các nhà sản xuất sản phẩm này khi đi vào thị trường
Nhật Bản


1.1.3. Môi trường luật pháp


Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi

xã hội Nhật Bản ban hành các tiêu chuẩn về bao bì sản phẩm, trong đó, gỗ, giấy
không có Quy định về các tiêu chuẩn.


Từ tháng 5/2019, Chính phủ Nhật Bản thông qua những kế hoạch hành


động nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, trong đó, quyết định nâng
mức thuế với các sản phẩm túi nilon. Và ưu đãi thuế cho các sản phẩm bao bì
sinh học có khả năng tự phân hủy.


Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ chuyển sang sử dụng bao bì thân

thiện với môi trường và cho phép doanh nghiệp tự quyết định mức thu với khách
hàng yêu cầu dùng túi nilon.
1.2. Phân tích cung thị trường: Đối thủ cạnh tranh


Trong nước Nhật:

+ Có thể nói, hiện nay, phần lớn các công ty ở Nhật hoạt động trong lĩnh
vực môi trường nói chung mới chỉ tập trung vào việc tái chế và tiêu hủy rác thải.
Ngoài ra, gần ⅓ số rác của Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu sang các nước khác, như
Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên, hiện nay các nước này cũng đã có những biện
pháp mạnh tay, thậm chí là cấm nhập khẩu rác thải của Nhật, chính vì thế, sức ép
lên các công ty trong nước là rất lớn so với quy mô của họ hiện tại.
=> Người dân cần phải thay đổi thói quen tiêu dùng, chuyển sang các
sản phẩm có khả năng phân hủy hoàn toàn.
+ Do việc thiếu nhu cầu trong những thập kỷ qua đã khiến nhiều công ty
hóa chất và vật liệu của Nhật Bản phải tạm dừng - hoặc thậm chí rút tiền khỏi
việc phát triển nhựa phân hủy sinh học.
+ Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2019, Nhật Bản tuyên bố “Vật liệu phân hủy
sinh học sẽ là chủ đề chính cho các công ty vật liệu và hóa chất lớn kể từ bây
giờ” và thúc đẩy một loạt các công ty trong việc đầu tư vào sản xuất, trong đó
phải kể đến nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản Kaneka đã công bố kế hoạch đầu tư

10 tỷ yên (91 triệu đô la) để phát triển và gia tăng năng lực sản xuất sản phẩm
phân hủy sinh học.
+ Hiện tại, chưa có nhiều công ty nước ngoài có thể nhập khẩu sản phẩm
này vào Nhật, do thói quen tiêu dùng túi nhựa trong suốt nhiều thập kỷ qua đã ăn


sâu vào lối sống của người dân Nhật Bản. Tuy nhiên, với những chính sách về
môi trường hiện nay của chính phủ trong việc giảm rác thải nhựa, đây sẽ là thị
trường tiềm năng trong thời gian tới.
=> Sức ép từ đối thủ cạnh tranh trong nước là có, tuy nhiên vẫn chỉ
mới là khởi đầu, không khó để công ty chiếm lĩnh thị trường ngành này.
+ Tại Việt Nam: Hiện nay, Việt Nam hiện tại chỉ duy nhất có Sản phẩm
AnEco của An Phát đều đạt tiêu chuẩn Compostable - tiêu chuẩn cao nhất & đích
thực của dòng sản phẩm thân thiện môi trường và An Phát Bioplastics là đơn vị
sản xuất tại Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ quốc tế TUV Vincotte OK
HOME COMPOST cho các sản phẩm AnEco vi sinh phân hủy hoàn toàn (túi,
găng tay dùng một lần…). Trong năm 2018, thị trường Nhật Bản chiếm đến 30%
tổng doanh thu của công ty. Đến năm 2019, công ty quyết định tấn công mạnh
mẽ hơn vào thị trường này.
=> Nguy cơ cạnh tranh cao đến từ đối thủ ngay tại Việt Nam.
2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Cách tiếp cận chiến lược
Sau 2 năm hoạt động , Công ty TNHH EcoEarth đã khẳng định được vị thế
của mình tại thị trường trong nước. Đặt trong tương quan so sánh với các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm bao bì nói chung và sản phẩm bao bì tự phân hủythân thiện với môi trường nói riêng, EcoEarth đã chứng minh được sản phẩm của
mình mang nhiều lợi thế cạnh tranh và đang có xu hướng vươn lên dẫn đầu thị
trường. Cụ thể, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty đang hướng tới là một
quy trình khép kín, vừa hoàn toàn thân thiện với môi trường vừa giúp giảm thiểu
chi phí sản xuất do liên kết xuôi chặt chẽ với nhà cung cấp.
Dựa trên những phân tích cung và cầu đối với sản phẩm bao bì sinh học tự

phân hủy, công ty với những lợi thế đang có đã xác định tiếp cận toàn cẩu khi bắt
đầu xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Cụ thể, công ty dựa trên
những tiêu chí sau để xác định cách tiếp cận chiến lược của mình:
2.1.1 Về phía thị trường Nhật Bản


Nhật Bản là một thị trường khó tính có những tiêu chuẩn khắt khe về việc

lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp
trong nước sản xuất cũng như nhập khẩu sản phẩm bao bì sinh học.




Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về rác thải

nhựa.


Chính phủ Nhật Bản đang có những hành động quyết liệt trong việc vận

động các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường nói
chung và bao bì sinh học thay cho túi nilon nói riêng. Đồng thời, chính phủ Nhật
Bản cũng đưa ra các chính sách khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm
bao bì tự phân hủy không gây ô nhiễm môi trường.
=> Nhu cầu về sản phẩm bao bì sinh học của Nhật Bản cũng mang
nhiều nét tương đồng so với các thị trường khác. Do đó, EcoEarth có thể tự
tin đưa vào thị trường Nhật những sản phẩm mang nhiều nét tương động
với sản phẩm đang tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và sử dụng cùng một
chiến lược marketing là tập trung nhấn mạnh ưu điểm của quy trình sản

xuất khép kín, thân thiện với môi trường.
2.1.2 Về phía công ty EcoEarth


Công ty đã có chỗ đứng trong thị trường nội địa và khẳng định được vị thế

của mình nên đảm bảo về uy tín và chất lượng sản phẩm. Khi xuất sang thị
trường nước ngoài sẽ không xảy ra các vấn đề về lỗi hay chất lượng không đảm
bảo các tiêu chuẩn quốc tế về Vệ sinh an toàn thực phẩm hay có tác hại với môi
trường.


Nguồn tài chính của công ty đã đủ mạnh cùng với đội ngũ nhân viên sáng

tạo, nhiệt huyết sẽ đề ra các kế hoạch, chiến lược phù hợp để có thể mang sản
phẩm ra thị trường nước ngoài.


Nguồn cung sản phẩm hiện nay vẫn hoàn toàn là trong nước và quy trình

sản xuất đã được thiết kế một cách phù hợp nhất với điều kiện tại Việt Nam
=> Việc tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang
Nhật sẽ giúp cho Eco Earth giảm thiểu được đáng kể chi phí kinh doanh.
2.2. Chiến lược cạnh tranh quốc tế
Dựa trên cách tiếp cận thị trường như trên, công ty TNHH EcoEarth lựa chọn
chiến lược LIÊN KẾT TOÀN CẦU khi xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Đứng trước áp lực lớn về giảm chi phí nhưng áp lực thích nghi với thị trường
địa phương là tương đối thấp, việc lựa chọn chiến lược liên kết toàn cầu sẽ hoàn
toàn phù hợp với thực trạng kinh doanh của công ty.



×