Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập Khoa kinh doanh quốc tế tại Công ty TNHH thương mại quốc tế phú hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.38 KB, 22 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH
Thương mại Quốc tế Phú Hưng, các anh chị trong Phòng Xuất nhập khẩu đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, tiếp cận với thực tế, vận dụng những kiến
thức đã học mà phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời biết được những
nhược điểm mà khắc phục, sửa đổi để hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

1


MỤC LỤC

2

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Tên bảng biểu, sơ đồ hình vẽ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 1.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2017


của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2015-2017 của Công ty
TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng chủ yếu giai đoạn 20152017 của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty
TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2015-2017 của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Bảng 2.5. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu giai đoạn 2015-2017
của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt
TNHH
TMQT
CC
SL
CC

LN
TNDN
BQ
XNK

3

Nghĩa tiếng việt
Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại quốc tế
Cơ cấu

Số lượng
Cơ cấu
Lao động
Lợi nhuận
Thu nhập doanh nghiệp
Bình quân
Xuất nhập khẩu

3

Trang
2
3
5
6
7
8
8
9
11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
KCS

Nghĩa tiếng anh
Knowledge Centered Support

Nghĩa tiếng việt

Kiểm tra Chất lượng sản

FTA
ASEAN

Free Trade Agreement
Association of Southeast Asian

phẩm
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp hội các Quốc gia

CIF

Nations
Cost, Insurance and Freight

Đông Nam Á
Giá thành, bảo hiểm và

Vietnam International Arbitration

cước
Trung tâm trọng tài Quốc tế

Centre

Việt Nam

VIAC


4

4


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÚ HƯNG

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TMQT Phú
Hưng
Thông tin chung của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng:

• Tên công ty: Công Ty TNHH Thương mại Quốc tế Phú Hưng
• Tên tiếng Anh: PHU HUNG INTERNATIONAL TRADE COMPANY
LIMITED

• Tên giao dịch: PHU HUNG INTERNATIONAL TRADE COMPANY
LIMITED

• Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Nhật Tiến 3 – Xã Liên Châu - Huyện Yên Lạc
- Vĩnh Phúc

• Mă số thuế của công ty: 2500391436
• Ngày thành lập: 17-03-2010
• Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng.
• Điện thoại: 0985938289
• Email:
Quá trình hình thành và phát triển đến nay của Công ty đã trải qua 3 giai
đoạn chính như sau:

* Giai đoạn 2010: Công ty được thành lập với tên gọi: “Công Ty TNHH
Thương Mại Quốc Tế Phú Hưng” tại Thôn Nhật Tiến 3 – Xã Liên Châu - Huyện
Yên Lạc - Vĩnh Phúc với lĩnh vực chính sản xuất giày giép, ngoài ra buôn bán vải,
hàng may sẵn, buôn bán nguyên liệu rắn, lỏng khí và các sản phẩm liên quan, xuất
khẩu giày dép và quần áo sang các nước trong khu vực Đông Nam Á,…
* Giai đoạn 2013: Trên đà phát triển của công ty, tiếp tục mở rộng lĩnh vực
kinh doanh sang ngành vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ, dịch vụ lưu
trữ ngắn ngày.
* Giai đoạn 2015 đến nay: Công ty tiếp tục mở rộng lĩnh vực hoạt động sang
các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như sản xuất bao bì bằng gỗ, sản xuất sản phẩm
khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện.
5


6


1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng đã đăng ký giấy phép kinh doanh số
2500391436 xin phép kinh doanh trên các lĩnh vực, ngành nghề như:
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Bán buôn thực phẩm
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
- Sản xuất giày dép
- Sản xuất bao bì bằng gỗ
- ……………………
Trong đó, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất giày dép.
Công ty tiến hành nhiều loại hình kinh doanh như: xuất khẩu và nhập khẩu thông

thường, đổi hàng, sản xuất theo mẫu, liên doanh, liên kết…

1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
GIÁM ĐỐC

Quản lý sản xuất

Phó giám đốc
(Kế toán trưởng)

Phòng
Phòng tổ chức hành
Phòngchính
xuất nhập
khẩu
Phòng
nguyên phụ
liệu kế toán Phòng y tế
Phòng kỹ thuật
Phòng sản xuấtPhòng KCS

Bộ phận sản xuất
(8 tổ sản xuất)
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

7


Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng chức năng và

các phòng kinh doanh, cùng với sự quản lý của giám đốc và phó giám đốc, quản lý
sản xuất để hoàn thành tốt các hoạt động sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu
trong và ngoài nước của công ty. Hoàn thành và thực hiện mục tiêu kinh doanh một
cách có hiệu quả nhất.

1.4. Nhân lực của đơn vị
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Chỉ
tiêu
Tổng
số LĐ
1.
Theo

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

SL

CC

SL

CC

SL


CC

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

90

101

105

Tốc độ phát triển
16/15

17/16

112,22

103,96

90


100

101

100

105

100

112,22

103,96

68

75,56

72

71,29

73

69,52

105,88

101,39


22

24,44

29

28,71

32

30,48

131,82

110,34

90

100

101

100

105

100

112,22


103,96

Nam

26

28,89

27

26,73

29

27,61

103,85

107,41

Nữ

64

71,11

74

73,27


76

72,39

115,63

102,70

thâm
niên
26-40
tuổi
41-60
tuổi
2.
Theo
giới
tính

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Công ty sở hữu đội ngũ nhân viên có đủ về số lượng, tốt cả về chất lượng
cũng như các kĩ năng chuyên môn cần thiết đáp ứng được nhu cầu hiện nay của
công ty. Lao động của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về kinh nghiệm làm
việc, độ tuổi lao động luôn dao động từ 26 đến 60 tuổi qua các năm.
8


Ngoài ra công ty cũng có sự cân đối giữa số lao động trẻ và số lao động sắp
về hưu. Số lượng lao động trong độ tuổi từ 26 đến 40 chiếm tỷ lệ cao trong công ty

và có sự biến động nhỏ qua các năm năm: năm 2016 tăng 5,88%, năm 2017 tăng
thấp hơn chỉ có 1,39%. Số lao động trong độ tuổi 40 đến 60 chiếm tỷ lệ nhỏ hơn tuy
nhiên đây là lực lượng nòng cốt có thâm niên và kinh nghiệm mà công ty hiện có.
Trong một vài năm gần đây có sự tăng lên về số lượng lao động của doanh
nghiệp. Lượng lao động doanh nghiệp tuyển hàng năm thường khoảng 5 người
nhằm thay thế cho lượng lao động đến và sắp đến thời kỳ nghỉ hưu: năm 2016 tăng
12,22%, năm 2017 tăng thấp hơn chỉ 3,96%. Lực lượng lao động hiện tại đã đủ để
đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty.

1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trải qua 7 năm hình thành và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
có mức cải thiện đáng kế. Công ty hiện nay sở hữu đầy đủ các thiết bị hỗ trợ tại văn
phòng như máy tính, máy in, máy photocopy,… Văn phòng làm việc cho nhân viên
công ty luôn thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ bàn ghế, giá sách, điều hòa,…
Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn điều kiện làm việc. Công ty còn rất chú
trọng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động.

9


1.6. Nguồn tài chính
Bảng 1.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
TT

Chỉ tiêu

Năm 2015


Năm 2016

Năm 2017

I

Tổng tài sản

301.940.819

327.050.342

332.055.926

1

Tài sản ngắn hạn

294.735.218

319.236.327

325.379.929

2

Tài sản dài hạn

7.205.601


7.814.015

6.675.996

II

Tổng nguồn vốn

301.940.819

327.050.342

332.055.926

1

Nợ phải trả

275.618.691

299.893.097

302.870.857

2

Vốn chủ sở hữu
26.322.128
27.157.245

29.185.069
Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Theo bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty có sự gia tăng

tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản, tăng 8,32% ứng với 25.109.523 nghìn
đồng trong năm 2016 và tăng 30.115.107 nghìn đồng trong năm 2017, trong đó Nợ
phải trả chiếm tỷ trọng hơn cả, chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn kinh doanh
của công ty. Như vậy, hầu hết các tài sản của công ty đều được đầu tư bằng nguồn
vốn vay. Điều này sẽ hạn chế tính chủ động và tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp.

10


Chương 2:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ PHÚ HƯNG

2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh
sản phẩm giày dép, bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh các mặt hàng may mặc,
hàng lâm sản,... Cùng với đội ngũ nhân viên và lao động lành nghề đã tạo các bước
tiến quan trọng trong sự phát triển của công ty.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
STT

Chỉ tiêu

1


Năm (triệu đồng)

So sánh (%)

2015

2016

2017

16/ 15

17/ 16

Tổng doanh thu

768.156

876.280

928.000

114,08

105,90

2

Tổng chi phí


739.875

852.683

905.000

115.25

106,14

3

LN trước thuế
TNDN

28.281

23.597

23.000

83,44

97,47

4

Thuế


5.643

4.536

4.200

80,38

92,59

22.638

19.061

18.800

84,20

98,63

8.330

6.661

6.200

79,96

93,08


LN sau thuế
TNDN
Thu nhập BQ
(1000đ/người)

5
6

Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Theo bảng số liệu trên thì ta thấy doanh nghiệp luôn có lợi nhuận sau thuế là
số dương. Tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên tốc độ tăng doanh
thu thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí bên cạnh đó là một số chi phí khác tăng
cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm dần qua mỗi năm cụ thể: Năm
2016 doanh thu tăng 14,08% trong khi chi phí tăng 15,25% so với năm 2015; Năm
2017 tổng doanh thu tiếp tục tăng 5,9% trong khi đó tổng chi phí tiếp tục tăng
6,14% so với năm 2016. Năm 2016 so với năm 2015, lợi nhuận sau thuế giảm
15,8%; Năm 2017 so với năm 2016 thì lợi nhuận sau thuế ước tính sẽ tiếp tục giảm
1,37%.
11


Lương bình quân của người lao động cũng bị sụt giảm qua từng năm: Năm
2016 lương bình quân của người lao động giảm 20,04% so với năm 2015, Năm
2017 lương bình quân của người lao động sẽ tiếp tục giảm 6,92% so với năm 2017.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị
trường bất động sản bị đóng băng, lạm phát tăng cao dẫn đến chí phí tăng cao kéo
theo việc lợi nhuận bị giảm sút.

2.2. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty
Hoạt động thương mại quốc tế của công ty chủ yếu là hoạt động xuất khẩu

thành phẩm như: giày dép, hàng may mặc, hàng lâm sản… bên cạnh đó công ty còn
nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất.

2.2.1.
Hoạt động xuất khẩu
 Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu. Tuy còn gặp nhiểu khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế trong
khu vực nhưng công ty cũng đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Khi
ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do FTA được ký kết sẽ tạo nhiều điều
kiện thuận lợi thì cơ hội cho việc mở rộng thị trường của công ty sẽ được mở ra.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2015 - 2017 của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Kim ngạch xuất khẩu

307.263
350.512
371.200
Nguồn: Phòng XNK – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày càng gia

tăng, cụ thể năm 2016 tăng 14,08% ứng với 43.249 triệu đồng so với năm 2015 và
năm 2017 tăng 20,81% so với 2015.

12


 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2015-2017 của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
(Đơn vị tính: triệu đồng)
ST
T
1
2
3
4

Mặt hàng
Giày dép
Hàng may mặc
Hàng lâm sản
Mặt hàng khác

2015

2016

2017

138.253

162.354
174.257
83.191
96.536
106.327
53.235
62.467
58.736
32.584
29.155
31.880
Nguồn: Phòng XNK – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Với 7 năm hoạt động, Công ty TNHH TMQT Phú Hưng không những tự
nghiên cứu, sản xuất sản phẩm phục vụ mà ngày càng nâng cao chất lượng cũng
như thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của công ty sang thị trường nước
ngoài. Cụ thể đứng đầu là mặt hàng giày dép chiếm 47%, hàng may mặc chiếm
29% và hàng lâm sản chiếm 16%, còn lại là các mặt hàng khác (năm 2017).
Nguồn: Phòng XNK – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

13


 Thị trường xuất khẩu
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2015-2017 của
Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Năm 2015


Năm 2016

Năm 2017

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Giá trị
Giá trị
Giá trị
trọng
trọng
trọng
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(triệu đồng)
(%)
(%)
(%)
33,1
34,76
34,90
ASEAN
101.738
121.854
129.538
1
29,1
26,77
26,23

Hoa Kỳ
89.436
93.842
97.382
1
17,2
17,64
18,39
Trung Quốc
53.012
61.843
68.279
5
6,63
8,61
8,67
Nhật Bản
20.379
30.168
32.189
13,9
12,21
11,80
Khác
42.698
42.805
43.812
0
100
100

100
Tổng
307.263
350.512
371.200
Nguồn: Phòng XNK – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
Thị trường

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu theo các thị trường qua các năm không
quá biến động. Một số thị trường như ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản là
thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty – trong đó thị trường ASEAN là thị
trường quan trọng hàng đầu (chiếm 34,9% năm 2017).
Công ty luôn cố gắng trong việc mở rộng kinh doanh nhiều loại hàng hoá
khác nhau để hàng hoá của công ty có mặt trên thị trường của nhiều nước, nhiều
khu vực khác nhau. Công ty cũng chú trọng hướng đến việc phát triển thị trường,
mở rộng quan hệ với các đối tác khác nhau trên thế giới bên cạnh những bạn hàng
truyền thống như ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …

 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu tại công ty
• Bước 1: Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm đối tác
Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, công việc đầu tiên là phải nghiên
cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm vững được thông
tin cần thiết về thị trường, đặc biệt để có thể hợp tác với các bạn hàng quốc tế.

14


• Bước 2: Thỏa thuận, ký kết hợp đồng
Sau khi thỏa thuận và thống nhất các điều khoản, công ty tiến hành ký kết
hợp đồng ngoại thương với đối tác. Hợp đồng sẽ được soạn thảo bằng tiếng Anh,

quy định rõ ràng các điều khoản cần thiết và được chuyển qua phía đối tác.

• Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ vào số lượng, chất lượng và các vấn đề khác về hàng hóa đã được
quy định trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết với đối tác, công ty sẽ tiến hành
thu mua hàng hóa từ các nhà cung cấp nội địa sao cho sản phẩm được đảm bảo các
yêu cầu đúng như đã cam kết trong hợp đồng.

• Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện CIF (Incoterm 2010) do vậy, công
ty phải chịu trách nhiệm về các công việc như thuê phương tiện vận tải và mua bảo
hiểm cho hàng hóa. Để thực hiện việc vận chuyển, công ty sẽ thuê container từ hãng
tàu và thuê xe chuyên chở container vận chuyển bằng đường bộ. Công ty sẽ gửi
“Booking Confirmation” cho hãng xe container vận chuyển đường bộ để họ đánh xe
ra bến cảng chở vỏ container về nhà máy sản xuất phục vụ cho việc đưa hàng vào
trong container.
Sau khi đưa hàng vào trong container, người vận chuyển sẽ tiến hành kẹp chì
với mã số riêng nhằm giữ đảm bảo cho hàng hóa bên trong. Công ty sẽ chịu trách
nhiệm về việc đóng hàng vào container đồng thời chịu khoản phí đó cũng như các
chi phí có liên quan.

• Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Sau khi có được mã số container và số kẹp chì do người chuyên chở xe
container cấp, công ty tiến hành mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Vĩnh
Phúc, Hà Nội. Tờ khai hải quan sẽ được chuyển xuống cảng Hải Phòng để chủ tàu
cho phép bốc container lên tàu.

• Bước 6: Giao hàng và nhận vận đơn
Sau khi tàu khởi hành, bên hãng tàu sẽ làm vận đơn cho công ty. Vận đơn
công ty nhận được do hãng tàu hoặc đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau

khi đã nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp chì.
15


16


• Bước 7: Thanh toán
Cán bộ xuất khẩu căn cứ vào Bill gốc nhận được sau khi hàng rời cảng thì
làm Invoice và Packing list gửi khách hàng. Khách hàng sẽ từ đó đối chiếu với các
điều khoản trong hợp đồng để tiến hành thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản của
công ty. Sau đó bên mua có được bộ chứng từ gốc sẽ tiến hành các thủ tục nhập
khẩu, lấy hàng về.

• Bước 8: Giải quyết khiếu nại và tranh chấp
Khi xảy ra trường hợp bị khiếu nại, công ty thường đặt vấn đề hoà giải lên
hàng đầu, thương lượng để đi đến kết quả tốt đẹp cho cả hai bên nhằm tạo dựng
quan hệ làm ăn lâu dài, củng cố uy tín của doanh nghiệp với đối tác. Khi không giải
quyết bằng thương lượng, hoà giải thì công ty sẽ nhờ đến sự can thiệp của Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

2.2.2.

Hoạt động nhập khẩu

Đối với công ty, nguyên phụ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất
ra những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu của đối tác. Ngoài những nguyên phụ
liệu nhập khẩu trong nước, thì công ty cũng phải nhập khẩu một số nguyên phụ liệu
khác từ nước ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.5. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu giai đoạn 2015-2017 của

Công ty TNHH TMQT Phú Hưng
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Thị trường
Trung Quốc
Đài Loan
Hồng Kông
ASEAN
Khác
Tổng

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
10.620
11.340
13.264
2.320
3.295
3.460
1.370
1.984
2.345
2.168
2.757
2.801
3.623
3.978
2.856
20.101
23.354

24.726
Nguồn: Phòng XNK – Công ty TNHH TMQT Phú Hưng

Theo Báo cáo Tài chính của công ty 2015-2017 thì ta thấy, thị trường nhập
khẩu nguyên phụ liệu của Công ty chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và
các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng
54%, tiếp đó là đến Đài Loan chiếm 14%, các nước trong khu vực ASEAN chiếm
17


11% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, còn lại là Hồng Kông và các nước khác
(năm 2017).
Hoạt động nhập khẩu của công ty chủ yếu nhập đường biển, bao gồm các
công việc cơ bản như sau:

• Bước 1: Tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu
• Bước 2: Thoả thuận kí kết hợp đồng
• Bước 3: Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
• Bước 4: Nhận hàng hoá nhập khẩu từ công ty giao nhận vận chuyển
• Bước 5: Giải quyết các khiếu nại (nếu có)
2.2.3.

Đánh giá chung

Các mặt hàng của công ty được đảm bảo về chất lượng và không ngừng được
nâng cao, đặc biệt với giá cả phù hợp và giao hàng đúng thời hạn là những gì công
ty đã và đang phấn đấu để đạt được vì vậy đã nhận được sự tin tưởng của các bạn
hàng quốc tế và trong nước.
Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì hầu hết các nguyên phụ liệu đều được
cung cấp từ nước ngoài và đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cũng lựa chọn và

giảm dần những nhà cung cấp kém hiệu quả trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Việt
Nam tuy phát triển mạnh về mặt hàng giày dép, may mặc – song nguồn cung ứng
nguyên phụ liệu trong nước lại hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe
từ khách hàng, chủ yếu vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
Công ty luôn nỗ lực và quyết tâm phát triển thị trường trong và ngoài nước,
mang thương hiệu chinh phục người tiêu dùng thế giới trong tương lai không xa.

18


Chương 3:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMQT Phú Hưng
3.1.1.
Thành công
Với 7 năm hoạt động, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn trong kinh doanh
xuất nhập khẩu. Trước tình hình đó, công ty được sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại
cùng với nhân lực chủ chốt của công ty đã nỗ lực giải quyết những khó khăn về thị
trường, nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó mà
công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể:
- Về kim ngạch xuất khẩu: Trong những năm gần đây, nhìn chung kim ngạch
xuất khẩu tuy có nhiều biến động nhưng đang có xu hướng tăng dần vào các thị
trường trọng điểm như ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật, mặt khác tìm kiếm
thêm một số thị trường xuất khẩu mới.
- Về sản phẩm mặt hàng: Công ty cũng đã tập trung phát triển, đa dạng hóa
các mặt hàng như mặt hàng may mặc, lâm sản… bên cạnh sản phẩm chủ lực là hàng
giày dép. Điều này giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuân, tìm kiếm thêm được
các đối tác, đáp ứng được những yêu cầu từ người tiêu dùng.
- Tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp

đồng với khách hàng nước ngoài. Công ty đã rất cố gắng trong việc nâng cao năng
lực tổ chức khâu đàm phán và ký hợp đồng với các bạn hàng nước ngoài, tạo được
cơ sở ban đầu tốt đẹp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp đó công ty nghiêm túc
thực hiện các điều khoản trong hợp đồng với các khách hàng. Chính vì vậy, công ty
đã gây được sự uy tín, đơn hàng ngày càng tăng. Nhiều khách hàng tin tưởng và đã
đặt quan hệ kinh doanh lâu dài với công ty, ký kết với công ty những hợp đồng dài
hạn giá trị lớn.

3.1.2.

Tồn tại

Mặc dù công ty đã đạt được nhiều thành công nhưng trước thách thức của
thời kỳ hội nhập tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều đột biến, công ty
còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Để thích ứng với tình hình đó, đòi hỏi công ty cần phải
có những phản ứng linh hoạt hơn trong kinh doanh, trong công tác quản lý và xuất
nhập khẩu, xây dựng cơ chế nội bộ phù hợp hơn. Công ty cần tìm ra phương thức
19


kinh doanh mới, tiếp tục đầu tư cho sản xuất nhằm tạo ra một hoặc một nhóm hàng
ổn định, có giá trị xuất khẩu cao và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Có như
vậy, công ty mới có thể tiếp tục ổn định và phát triển.
- Cơ cấu mặt hàng không đồng đều: trong các mặt hàng xuất khẩu thì mặt
hàng giày dép chiếm đa số, tiếp đến là mặt hàng may mặc,…
- Nguyên phụ liệu, máy móc dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ
yếu nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Vì nguồn cung ứng nguyên
phụ liệu đầu vào của Việt Nam còn quá yếu, không đáp ứng được sản xuất trong
nước, các nguyên phụ liệu còn thiếu và kém về chất lượng, mẫu mã, màu sắc… dẫn
đến công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài.

- Mặt hàng giày dép, dệt may của Việt Nam khi xuất sang thị trường nước
ngoài vẫn gặp phải các rào cản khó khăn cũng như các đối thủ cạnh tranh ở thị
trường đó. Trên thị trường thì các sản phẩm may mặc của Trung Quốc với mức giá
rẻ hơn, đã chiếm được vị thế hơn. Điều này đã gây khó khăn cho các sản phẩm của
công ty để có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Hoạt động quảng cáo xúc tiến, marketing của công ty còn yếu, công tác thị
trường còn sơ sài, chưa thực sự chú trọng và đẩy mạnh quảng cáo.
- Nguồn nhân lực của công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong quá
trình phát triển của công ty. Hạn chế lớn nhất của đội ngũ cán bộ công ty là khả
năng sử dụng ngoại ngữ và tin học, đây là một bất lợi lớn đặc biệt trong giao dịch
và đàm phán quốc tế.
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại

 Nguyên nhân chủ quan:
- Công ty chưa xây dựng được quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu chính
xác và đầy đủ nên còn xảy ra tình trang có những sai sót, nhầm lẫn không đáng có.
- Công ty chưa chủ động được trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu mà
phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp
tới chất lượng sản phẩm.
- Công ty chưa mở rộng được quy mô sản xuất, chưa xây dựng được kho bãi
bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
xuất khẩu.
20


 Nguyên nhân khách quan:
- Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật, quy chế, quy định của Nhà
nước về quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.gây khó khăn trong việc xuất
khẩu hàng hóa.
- Tỷ giá biến động liên tục ảnh hưởng đến thanh toán của công ty với bạn

hàng nước ngoài khi đồng tiền mình lại liên tục mất giá, công ty phải chi trả những
khoản tiền lớn hơn nhiều. Vì vậy làm cho sản phẩm của công ty có giá khá cao,
giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
- Các ngân hàng không thể cung ứng ngoại tệ đầy đủ cho công ty đẩy công ty
gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán với bạn hàng, ảnh hưởng tới uy tín của
công ty.
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là những yêu cầu rất ngặt nghèo về hàng
hóa của phía nhà nhập khẩu. Đặc biệt, các khách hàng ở thị trường khó tính như Ấn
Độ thường đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn rất ngặt nghèo về hàng hóa xuất khẩu
của Công ty như bao bì, nhãn mác, ký, má hiệu và các giấy tờ có liên quan như
chứng nhận xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch thực vật, chứng nhận hun trùng…

3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu những thành
tựu cũng như hạn chế trong trong hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Thương
mại Quốc tế Phú Hưng, em xin đề xuất 2 vấn đề cần nghiên cứu như sau:
1, Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng may mặc vào thị trường
Hoa Kỳ của công ty TNHH Thương mại Quốc tế Phú Hưng.
2, Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm xuất khẩu bền vững mặt hàng may
mặc sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH Thương mại Quốc tế Phú Hưng.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của công ty TNHH TMQT Phú Hưng năm 2015, 2016,
2017
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TMQT
Phú Hưng năm 2015, 2016, 2017

3. Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế,
Nhà xuất bản Chính trị hành chính, Hà Nội

22



×