Tải bản đầy đủ (.docx) (287 trang)

Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển thể lực cho vận động viên Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 287 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ VĂN HUẾ

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATEDO
ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH
----------

VŨ VĂN HUẾ

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHO VẬN ĐỘNG VIÊN KARATEDO
ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA

Ngành: Giáo dục học
Mã số : 9140101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Đức Chương
2. TS. Lê Tử Trường

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Văn Huế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................3
MỤC LỤC.................................................................................................................... 4
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.......................................13
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG..............................................................................15
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................19
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................20
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...................................................................................21
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4
1.1. Một số đặc điểm cơ bản môn Karate:.............................................................4

1.1.1. Đặc điểm môn Karate.............................................................................4
1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật...................................................................................6
1.1.3. Đặc điểm chiến thuật...............................................................................6
1.1.4. Đặc điểm thể lực.....................................................................................7
1.1.5. Đặc điểm tâm lý......................................................................................9
1.2. Cơ sở khoa học của huấn luyện thể lực:.........................................................9
1.2.1. Đặc điểm huấn luyện thể lực.................................................................13
1.2.2. Phương pháp huấn luyện thể lực cho VĐV Karate................................15
1.3. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể lực:....................................................17
1.3.1. Khái niệm về bài tập thể chất................................................................17
1.3.2. Bài tập thể chất phát triển tố chất thể lực..............................................17
1.3.3. Phân loại bài tập thể lực........................................................................18
1.3.4. Cơ sở lý luận xác định hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV
Karate.............................................................................................................22
1.3.5. Phân loại bài tập trong Karate...............................................................25
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý VĐV trẻ:....................................................................25
1.4.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc cơ thể...................................................26
1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15-17............................................................27
1.4.3. Đặc điểm tâm lý VĐV lứa tuổi 15-17...................................................30


1.4.4. Đặc điểm tâm sinh lý của VĐV Karate.................................................31
1.4.5. Mục đích và nhiệm vụ của giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ:...................32
1.5. Xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ trong huấn luyện thể thao:.................34
1.5.1. Vai trò và ý nghĩa của xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ..................34
1.5.2. Tính chu kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm.........................................35
1.5.3. Đặc điểm các giai đoạn trong KHHL năm:...........................................36
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan.......................................................40
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU...47
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................47

2.2. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................47
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu..........................................47
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia......................................................48
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:............................................................49
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................61
2.2.5. Phương pháp toán thống kê..................................................................61
2.3. Tổ chức nghiên cứu:.....................................................................................64
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................64
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................64
2.3.3. Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................64
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................................67
3.1. Thực trạng công tác đào tạo và huấn luyện thể lực của VĐV Karate đội tuyển
trẻ quốc gia:.........................................................................................................67
3.1.1. Thực trạng công tác đào tạo VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia..........67
3.1.2. Thực trạng thể lực của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia:.................72
3.1.3. Bàn luận về thể lực và các yếu tố liên quan của VĐV nam Karate đội
tuyển trẻ quốc gia với một số công trình nghiên cứu khác:.............................84
3.2. Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate đội
tuyển trẻ quốc gia:...............................................................................................93
3.2.1. Xác định hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển
trẻ quốc gia:....................................................................................................93


3.2.2. Ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển
trẻ quốc gia:..................................................................................................106
3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia:............................................................116
3.3.1. Đánh giá sự phát triển thể lực của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc
gia.................................................................................................................116
3.3.2. Đánh giá sự phát triển thể lực của VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ

quốc gia........................................................................................................129
3.3.3. So sánh thành tích thi đấu trước TN với sau TN của VĐV Karate đội
tuyển trẻ Quốc gia.........................................................................................131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................135
KẾT LUẬN.......................................................................................................135
KIẾN NGHỊ......................................................................................................136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Viết tắt
CLB
cm
CM
DCTĐ
HC
HCB
HCĐ
HCV
HLV
Karate
KHHL

kg
L/ M/ S
ml
mmHg
Nxb
O2
ph
PP
RM
SB
SEA Games
SM
SN
TB
TCVĐ
TDTT
TĐC
TLC
TLCM
TN
TP.HCM
VĐV

Diễn giải
Câu lạc bộ
Centimet
Chuyên môn
Di chuyển thi đấu
Huy chương
Huy chương bạc

Huy chương đồng
Huy chương vàng
Huấn luyện viên
Karatedo
Kế hoạch huấn luyện
Kilogram
Lần/ Mét/ Giây
Mililit
Milimet thủy ngân
Nhà xuất bản
Oxy
phút
Công suất yếm khí tối đa
Trọng lượng tối đa
Sức bền
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Sức mạnh
Sức nhanh
Trung bình
Trò chơi vận động
Thể dục thể thao
Tốc độ cao
Thể lực chung
Thể lực chuyên môn
Thực nghiệm
Thành phố Hồ Chí Minh
Vận động viên


STT

34
35

Viết tắt
VO2 max
XPC

Diễn giải
Volume oxy maximum uptake
Xuất phát cao

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12

Bảng 3.13
Bảng 3.14

NỘI DUNG

TRAN
G

Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật.
Thời kỳ mẫn cảm (tuổi) phát triển tố chất thể lực của thanh
thiếu niên.
Mẫu thí dụ phân chia giai đoạn, chu kỳ của kế hoạch năm theo
chu kỳ đơn.
Biểu đánh giá chỉ số HW.
Thực trạng đặc điểm HLV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Thực trạng đặc điểm VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia lứa
tuổi 15 -17.
Thực trạng cơ sở sân bãi, trang thiết bị tập luyện.
Thực trạng về bài tập huấn luyện TLC và TLCM.
Thực trạng về chế độ và các điều kiện đảm bảo.
Thực trạng về khối lượng huấn luyện của đội tuyển trẻ.
Thực trạng về số buổi tập thể lực của đội tuyển trẻ ở giai đoạn
chuẩn bị chung:
Thực trạng về số buổi tập thể lực của đội tuyển trẻ ở giai đoạn
chuẩn bị CM:
Thành tích của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia năm 2016.
Đặc điểm đối tượng tham gia khảo sát về thực trạng công tác
đào tạo và huấn luyện thể lực cho VĐV Karate. (n=35)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test thể lực cho VĐV Karate trẻ
quốc gia. (n=35)

Kết quả lựa chọn chỉ số/ test đánh giá các yếu tố có liên quan
thể lực cho VĐV Karate trẻ quốc gia. (n=35)
Kết quả kiểm tra thực trạng TLC của VĐV Karate đội tuyển
trẻ quốc gia .
Thực trạng SM đẳng động của VĐV Karate đội tuyển trẻ


NỘI DUNG

BẢNG

Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32


TRAN
G

quốc gia.
Thể lực chuyên môn của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Tâm lý và chức năng của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia.
Các công trình nghiên cứu đánh giá SM bật cao cho VĐV.
Các công trình nghiên cứu đánh giá SM đẳng động cho VĐV.
Các công trình nghiên cứu đánh giá SM nằm đẩy tạ và gánh tạ
cho VĐV.
Các công trình nghiên cứu VO2max và Wingate test của VĐV
Karate.
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển tốc độ cho VĐV
Karate. (n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SM cho VĐV Karate.
(n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SB cho VĐV
Karate. (n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SM tốc độ cho VĐV
Karate. (n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển tốc độ cho VĐV
Karate. (n=35).
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SM cho VĐV
Karate. (n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SB cho VĐV Karate.
(n=35)
Kết quả chọn lựa nhóm bài tập phát triển SM tốc độ cho VĐV
Karate. (n=35)
Kế hoạch huấn luyện thể lực năm 2017. (chu kỳ 1)
Khối lượng tập luyện và quãng nghỉ theo trình độ VĐV (Jay

Dawes and Mark Roozen, 2012).
Các thông số tập luyện SM tối đa của phương pháp đẳng
động.
Các thông số tập luyện SM tốc độ của phương pháp đẳng
trương.


NỘI DUNG

BẢNG
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41
Bảng 3.42
Bảng 3.43
Bảng 3.44
Bảng 3.45
Bảng 3.46
Bảng 3.47
Bảng 3.48

TRAN
G


Các thông số tập luyện SM bền trong thời gian ngắn. [40]
Sự phát triển TLC của VĐV nam Karate đội tuyển trẻ quốc gia
sau thực nghiệm. (n=12)
SM đẳng động khớp gối 60o/s của VĐV nam Karate đội tuyển
trẻ quốc gia. (n=12)
SM đẳng động khớp gối 180o/s của VĐV nam Karate đội
tuyển trẻ quốc gia (n=12).
SM đẳng động khớp khuỷu tay 60o/s sau TN của VĐV nam
Karate đội tuyển trẻ quốc gia (n=12).
SM đẳng động khớp khuỷu tay 120o/s sau TN của VĐV nam
Karate đội tuyển trẻ quốc gia (n=12).
Sự phát triển về TLCM sau TN của VĐV nam Karate (n=12).
Sự biến đổi tâm lý và chức năng của VĐV nam Karate
(n=12).
Sự phát triển TLC của VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia
(n=8).
SM đẳng động khớp gối 60o/s của VĐV nữ Karate đội tuyển
trẻ quốc gia (n=8).
SM đẳng động khớp gối 180o/s của VĐV nữ Karate đội tuyển
trẻ quốc gia (n=8).
SM đẳng động khớp khuỷu tay 60o/s của VĐV nữ Karate đội
tuyển trẻ quốc gia (n=8).
SM đẳng động khớp khuỷu tay 120o/s của VĐV nữ Karate đội
tuyển trẻ quốc gia (n=8).
Sự phát triển TLCM của VĐV nữ Karate (n=8).
Sự biến đổi tâm lý và chức năng của VĐV nữ Karate (n=8).
Thành tích của VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia năm 2016
và năm 2017



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8

NỘI DUNG
Nhịp tăng trưởng TLC của VĐV nam Karate đội tuyển
trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp gối 60o/s.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp gối 180o/s.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp khuỷu 60o/s.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp khuỷu 120o/s
Nhịp tăng trưởng TLCM của VĐV nam Karate đội tuyển
trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng tâm lý và chức năng của VĐV nam
Karate trước và sau TN.
Nhịp tăng trưởng TLC của VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ
quốc gia trước và sau thực nghiệm.

TRANG


Biểu đồ 3.9
Biểu đồ 3.10

Biểu đồ 3.11

Biểu đồ 3.12

Biểu đồ 3.13
Biểu đồ 3.14
Biểu đồ 3.15

HÌNH
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp gối 60o/s.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp gối 180o/s.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp khuỷu 60o/s của VĐV
nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng SM đẳng động khớp khuỷu 120o/s của
VĐV nữ Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước và sau thực
nghiệm
Nhịp tăng trưởng TLCM của VĐV nữ Karate đội tuyển
trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
Nhịp tăng trưởng tâm lý và chức năng của VĐV nữ
Karate đội tuyển trẻ quốc gia trước và sau thực nghiệm.
Biểu diễn sự tăng tiến thành tích thi đấu của VĐV Karate
đội tuyển trẻ quốc gia.
DANH MỤC CÁC HÌNH
NỘI DUNG

Mối quan hệ giữa các tố chất vận động.
Thiết bị Biodex S4 Pro.
Test nhảy lục giác.
Test ngồi với.
Thiết bị Batak – Pro.

TRANG
24


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8
Phụ lục 9
Phụ lục 10
Phụ lục 11
Phụ lục 12
Phụ lục 13
Phụ lục 14
Phụ lục 15
Phụ lục 16
Phụ lục 17
Phụ lục 18

Phụ lục 19
Phụ lục 20
Phụ lục 21
Phụ lục 22
Phụ lục 23

TÊN PHỤ LỤC
Phiếu phỏng vấn test đánh giá thể lực
Phiếu phỏng vấn bài tập phát triển thể lực.
Quyết định đội tuyển năm 2016
Quyết định đội tuyển 2017
Kế hoạch huấn luyện năm 2017
Quy cách thực hiện các bài tập phát triển TLC và TLCM
Chương trình thực nghiệm bài tập phát triển thể lực giai đoạn chuẩn
bị.
Chương trình thực nghiệm bài tập phát triển thể lực giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn.
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nam Karate ban đầu.
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nam Karate trước thực
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nam Karate sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nam
Karate ban đầu.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nam
Karate trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nam
Karate sau thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV
nam Karate ban đầu.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV

nam Karate trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV
nam Karate sau thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nam Karate tại thời điểm ban đầu
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nam Karate trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nam Karate sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nam Karate tại thời
điểm ban đầu.
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nam Karate trước thực
nghiệm.
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nam Karate sau thực


PHỤ LỤC
Phụ lục 24
Phụ lục 25
Phụ lục 26
Phụ lục 27
Phụ lục 28
Phụ lục 29
Phụ lục 30
Phụ lục 31
Phụ lục 32
Phụ lục 33
Phụ lục 34
Phụ lục 35
Phụ lục 36
Phụ lục 37
Phụ lục 38
Phụ lục 39

Phụ lục 40

TÊN PHỤ LỤC
nghiệm.
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nữ Karate tại thời điểm ban
đầu.
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nữ Karate trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra thể lực chung của VĐV nữ Karate sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nữ
Karate tại thời điểm ban đầu.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nữ
Karate trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động gối 60o/s và 180o/s của VĐV nữ
Karate sau thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV
nữ Karate tại thời điểm ban đầu.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV
nữ Karate trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra SM đẳng động khuỷu tay 60o/s và 120o/s của VĐV
nữ Karate sau thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nữ Karate tại thời điểm ban đầu
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nữ Karate trước thực nghiệm
Kết quả kiểm tra TLCM của VĐV nữ Karate sau thực nghiệm
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nữ Karate tại thời
điểm ban đầu.
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nữ Karate trước thực
nghiệm.
Kết quả kiểm tra các yếu tố liên quan của VĐV nữ Karate sau thực
nghiệm.
Thành tích thi đấu của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia năm 2016

Thành tích thi đấu của VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia năm 2017


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây TDTT đã đóng góp một phần to lớn trong việc phát
triển toàn diện cho con người cả về trí, đức, thể, mỹ. Tập luyện TDTT giúp con người
nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất đưa con người đến đỉnh cao của thời đại tiếp
cận với nền văn minh nhân loại, thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ hơn, việc nâng cao
thành tích thể thao của nước ta lên trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á đã trở
thành một yêu cầu của quốc gia, dân tộc trên con đường hội nhập quốc tế nhằm phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Karate (Karatedo) là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp (Kumite), nét
đặc trưng để phân biệt môn Karate với các môn võ khác là khả năng ra đòn rất nhanh
mạnh và chính xác. Thi đấu Karate là hình thức thi đấu thể thao, mà tất cả những đòn
đánh nhất thiết phải được khống chế. Bất cứ kỹ thuật nào gây chấn thương đều bị phạt
trừ khi do người chấn thương gây ra, hoạt động thi đấu dựa trên cơ sở các hoạt động
kỹ - chiến thuật, khả năng vận động của từng VĐV và sự phối hợp giữa các VĐV với
nhau trong thi đấu đồng đội (Kata). Từ một môn võ truyền thống của Nhật Bản, môn
Karate đã nhanh chóng phát triển rộng khắp thế giới, trở thành một môn thể thao vừa
mang tính phong trào để rèn luyện thân thể, vừa là môn thi đấu hấp dẫn với nhiều hình
thức phong phú như thi đấu đối kháng (Kumite): cá nhân; đồng đội, thi đấu biểu diễn
quyền (Kata): cá nhân; đồng đội.
Tại Việt Nam, Karate là một môn học đã được đưa vào giảng dạy tại các trường
Đại học chính quy chuyên ngành giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, là môn học
đào tạo chuyên sâu hệ chính quy, hệ tại chức tại các lớp học chính khóa và ngoại khóa
ở các trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh, Đại học TDTT Bắc Ninh, Đại học
TDTT Đà Nẵng, các trường Đại học Sư phạm TDTT, các trường cao đẳng TDTT...
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận chuyên ngành TDTT, năng lực

tập luyện phát huy về chuyên môn Karate, với những phương pháp giảng dạy, huấn
luyện, đào tạo, tổ chức, quản lý và trọng tài, tạo tiền đề để phát triển các Câu lạc bộ
Karate trên toàn quốc.[20], [28]
Karate là môn thể thao phát triển rộng rãi ở Việt Nam, được nhiều tầng lớp,
lứa tuổi tham gia tập luyện. Môn Karate là môn thể thao mới được thi đấu chính thức


2

tại kỳ đại hội Olympic tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản vào năm 2020.[84], do đó môn
Karate được coi là một trong số các môn thể thao mũi nhọn của nền thể thao nước nhà.
Việc thi đấu xuất sắc và giành được các thứ hạng cao của các võ sĩ Karate Việt Nam tại
các giải đấu trong Khu vực và Quốc tế đã khẳng định vị trí của môn thể thao này và
tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của phòng trào tập luyện và thi đấu Karate trong cả
nước.
Về Karate đỉnh cao, công tác tập luyện và thi đấu ngày càng được nâng cao về
trình độ chuyên môn, dần cải thiện vị trí ở các giải đấu quốc tế, đặc biệt là ở khu vực
Đông Nam Á, Châu Á và thế giới. Đội tuyển Karate Việt Nam đã đạt nhiều huy
chương vàng, bạc, đồng như: Nguyễn Trọng Bảo Ngọc, Vũ Kim Anh HCV Kumite
(đối kháng) Asiad 14; Vũ Thị Nguyệt Ánh HCV Kumite (đối kháng) Asiad 15; Lê
Bích Phương HCV Kumite (đối kháng) Asiad 16; Nguyễn Hoàng Ngân HCV Kata
(quyền biểu diễn) thế giới 2008; Nguyễn Thị Ngoan HCV Kumite (đối kháng) thế giới
2017 và nhiều thành tích tại các kỳ Seagame.
Trong huấn luyện về phát triển các tố chất thể lực cho các võ sinh Karate ở
nước ta là một lĩnh vực cũng được không ít học giả quan tâm như các tác giả Cao
Hoàng Anh, Nguyễn Đương Bắc, Vũ Sơn Hà, Trần Tuấn Hiếu, Ngô Ngọc Quang...
Các tác giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ thuật cũng
như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác nhau. Tác giả Đỗ Tuấn Cương
nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển SM tốc độ kỹ thuật đòn tay cho VĐV nam
Karatedo đội tuyển quốc gia. Tác giả Nguyễn Nam Hải nghiên cứu một số bài tập nâng

cao phẩm chất ý chí cho VĐV Karatedo đội tuyển trẻ quốc gia Việt Nam. Tác giả
Phạm Hồng Hà nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV Karatedo trẻ quốc
gia. Tác giả Nguyễn Thế Truyền nghiên cứu kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện cho
VĐV môn Karatedo đội tuyển quốc gia. Tác giả Đặng Thị Hồng Nhung nghiên cứu về
trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia…. Tuy nhiên,
vấn đề về sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ quốc gia
vẫn chưa ai đề cập tới.
Trong công tác huấn luyện đào tạo VĐV để có kết quả thi đấu cao cần phải
huấn luyện đào tạo cho VĐV một cách toàn diện các mặt kỹ thuật, thể lực, chiến thuật,


3

tâm lý.... ngay từ khi còn trẻ, trong đó mặt quan trọng không thể thiếu trong đào tạo
ban đầu đối với VĐV Karate trẻ là thể lực, thể lực có vai trò quan trọng và nó cũng là
một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng cũng như thành tích
của VĐV.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề, với
mục đích nhằm nâng cao trình độ thể lực trong huấn luyện thi đấu đối kháng cho các
VĐV Karate trẻ trong tương lai, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Nghiên cứu hệ
thống bài tập phát triển thể lực cho vận động viên Karatedo đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục đích của luận án:
Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực
cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia, nhằm mục đích góp phần nâng cao thể lực và
thành tích thi đấu cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục tiêu của luận án:
Mục tiêu 1: Thực trạng công tác đào tạo và huấn luyện thể lực của VĐV Karate
đội tuyển trẻ Quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực cho VĐV
Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.

Mục tiêu 3: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển
thể lực cho VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.
Giả thuyết khoa học:
Trên cơ sở lý luận là thể lực có vai trò quan trọng trong công tác huấn luyện đào
tạo VĐV, nó cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với thành tích môn
Karate. Thể lực của VĐV ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố cơ bản
là việc sử dụng bài tập huấn luyện phù hợp, song nếu ứng dụng hệ thống bài tập phát
triển thể lực mà luận án nghiên cứu một cách khoa học phù hợp với đối tượng nghiên
cứu sẽ nâng cao thể lực cho đối tượng nghiên cứu và góp phần nâng cao thành tích thi
đấu của các VĐV Karate đội tuyển trẻ Quốc gia.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm cơ bản môn Karate:
Thực chất môn võ Karate là môn võ mang tính khoa học, đơn giản và dễ tập,
đồng thời nó được xác định là môn thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ cho người tập.
Thể hiện ở việc tập luyện nhằm chuẩn bị thể lực tốt hơn phục vụ cho hoạt động lao
động cũng như nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra nó còn thể hiện là môn võ mang
tính chiến đấu thể hiện thông qua 2 yếu tố là: phòng thủ và tấn công. Karate là nghệ
thuật chiến đấu bằng tay không, tập luyện môn này không chỉ dừng lại ở việc nắm một
số kỹ thuật cơ bản và giành một số thành tích trong thi đấu. [65]
Karate là môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp có hoạt động đa
dạng và phức tạp, tính biến hoá và sáng tạo cao. Xét về phương diện là một môn thể
thao, Karate đem lại các cơ hội tranh tài với mục đích khuyến khích con người luôn
khát khao vươn tới một đỉnh cao mới, mà ở đây chính là thể thao thành tích cao.
Thành tích thể thao là kết quả của quá trình huấn luyện có hệ thống, bao gồm
các yếu tố: thể lực, kỹ, chiến thuật, phẩm chất tâm lý và khả năng nhận thức, thích

nghi của VĐV. [33]
1.1.1. Đặc điểm môn Karate.
Việc tập luyện Karate theo hai hình thức là tập luyện và thi đấu thể thao. Trong
tập luyện Karate được bao gồm rất nhiều nội dung, nhưng tựu chung gồm 3 phương
thức tập luyện chủ yếu là: Kihon (kỹ thuật căn bản), Kata (quyền thuật) và Kumite
(đối kháng) trong Kumite lại bao gồm Kihon kumite (đối kháng căn bản); Jiyu kumite
(đối kháng tự do) [71]
“Kihon” chính là nền tảng của Karate. Thuật ngữ này dùng để nói tới các kỹ
thuật cơ bản để huấn luyện cho người tập. Việc tập luyện Kihon đặc biệt quan trọng
trước tất cả chương trình huấn luyện nâng cao nào. Ở trình độ thấp việc huấn luyện
Kihon gồm: các thế tấn, đòn đấm, đòn đá… mang tính đơn lẻ, với mục đích từng bước
trang bị cho VĐV một nền tảng vững chắc trước khi bước vào tập nâng cao.
“Kata” là tổ hợp toàn bộ các cách thức và phương pháp được thực hiện trong
các bài quyền. Mỗi bài quyền đều là một hệ thống các kỹ thuật động tác (tấn pháp, thủ


5

pháp, cước pháp và nhãn pháp) được sắp xếp bố trí một cách khoa học, hợp lý dựa trên
nền tảng tư tưởng truyền thống và những kinh nghiệm thu được từ thực tiễn, đó là bao
gồm hàng loạt các chuyển động, các kỹ thuật liên hoàn, với những động tác rất hài hoà
uyển chuyển, mỗi một bài quyền là một hệ thống các kỹ thuật động tác (gồm cả tấn
công lẫn phòng thủ) được hệ thống hoá như đang giao đấu với một đối thủ ảo nào đó.
Trong thi đấu Kata, người tập phải có trình độ nhất định và phải tuân thủ nghiêm ngặt
về đường di chuyển, thế tấn cũng như điều hoà về hơi thở khi thực hiện một bài quyền.
[61]
“Kumite” nghĩa là thi đấu đối kháng. Trong thi đấu Kumite (thể thao) luôn
luôn phải có khống chế của đòn đánh, điều này rất khác biệt so với phần lớn các môn
võ thuật thể thao khác. Một võ sĩ Karate thực sự, là khi ra đòn phải hiểu rõ và phải có
trách nhiệm đối với đòn đánh của mình, tức là phải luôn kiểm soát được đòn đánh của

mình ở mọi nơi, mọi lúc. Có hai dạng Kumite được sử dụng trong tập luyện đó là
Kihon Kumite và Jiyu Kumite [65]
- “Kihon Kumite” là những bước căn bản đầu tiên trong thi đấu đối kháng,
nhằm huấn luyện cho VĐV khả năng thi đấu như trong môi trường thi đấu thực sự.
Các kỹ thuật trong Kihon Kumite được sử dụng trong tập luyện và thi đấu cả trong
Kata (trong trình diễn Bunkai) và trong thi đấu Kumite (đối kháng). [65]
- “Jiyu Kumite” tương tự như các kỹ thuật trong Kihon Kumite, nhưng có
khác biệt là các kỹ thuật được thực hiện ở một trạng thái tự nhiên của cơ thể (các thế
tấn tự nhiên). Việc sử dụng các kỹ thuật trong Jiyu Kumite đòi hỏi có sự thành thạo về
các kỹ thuật Kihon trước đó. Các kỹ thuật trong Jiyu Kumite cũng tương tự như các kỹ
thuật trong Kihon Kumite, nhưng khác biệt là các đối thủ tự do thực hiện tất cả các kỹ
thuật nếu thấy nó phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, khoảng cách và các nhân tố
khác. Việc thi đấu này không có quy ước trước, khác với Kihon Kumite đã được quy
ước khi thực hiện. Do vậy, việc sử dụng các kỹ thuật trong Jiyu Kumite đòi hỏi phải
thành thạo các kỹ thuật Kihon Kumite trước đó. Các kỹ thuật trong Jiyu Kumite chỉ sử
dụng trong tập luyện và thi đấu Kumite. [65]
Với xu hướng thể thao hiện đại ngày nay, trong thi đấu đối kháng trong môn
Karate đã có nhiều biến hóa, đặc biệt trong chiến thuật ra đòn, đó là sự biến hóa về


6

chiến thuật trong thi đấu để thích ứng với từng trận, từng đối thủ và đặc biệt là cập
nhật và tận dụng tối đa sự hiểu biết về luật trong thi đấu. Có nắm vững luật, VĐV mới
phát huy được hiệu quả cũng như những ưu thế của mình để giành chiến thắng. [48]
1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật.
Kỹ thuật tấn công trong Karate thường được thực hiện chủ yếu trên đường
thẳng gồm: Kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, ngoài ra còn có các kỹ thuật khác như kỹ thuật
tấn, kỹ thuật di chuyển...
Kỹ thuật Karate ngày nay là sự kế thừa của những cải tiến và các phương pháp

phân tích nghiên cứu khoa học. Để áp dụng các kỹ thuật này có hiệu quả trong các trận
đấu, đặc biệt vào những thời điểm cần phát huy nỗ lực tối đa còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như tâm lý, chiến thuật, thể lực. Kỹ thuật động tác hợp lý và khả năng phối
hợp vận động nhuần nhuyễn tạo sự tiết kiệm hoá nguồn năng lượng trong cơ thể.
Trong thi đấu đối kháng của Karate, việc vận dụng điêu luyện đòn sở trường và sự
phối hợp toàn thân trong di chuyển tấn công, phòng thủ hợp lý sẽ tiết kiệm tối đa
nguồn năng lượng đảm bảo khả năng làm chủ trận đấu một cách có hiệu quả.[20], [72]
1.1.3. Đặc điểm chiến thuật.
Chiến thuật Karate được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Kumite như: phòng
thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao, đánh thấp, đánh liên tiếp ...,
động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành thế chủ động ghi điểm. Ở bất kỳ dạng chiến
thuật nào cũng đòi hỏi VĐV Karate phải linh hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng
kịp thời với các diễn biến tình huống chiến thuật xảy ra trong thi đấu đặc biệt vào thời
điểm cần gắng sức tối đa. [10]
Việc huấn luyện kỹ - chiến thuật cho VĐV Karate trẻ đều có chung mục đích là sử
dụng những biện pháp và phương pháp khoa học để đào tạo những VĐV giỏi. Huấn luyện
kỹ thuật phải tiến hành theo yêu cầu nhất định của chiến thuật, làm cho kỹ thuật từng
bước đạt được yêu cầu của chiến thuật. Huấn luyện chiến thuật làm nền cho kỹ thuật. Chất
lượng kỹ thuật bảo đảm vững chắc cho chất lượng chiến thuật, song huấn luyện kỹ thuật
và chiến thuật không thể thay cho nhau. Huấn luyện kỹ thuật cơ bản và huấn luyện cho
chiến thuật phải được sắp xếp theo tỷ lệ nhất định, tập luyện lặp đi lặp lại nhiều trong từng
giai đoạn khác nhau làm cho kỹ - chiến thuật đạt được sự thuần thục.


7

1.1.4. Đặc điểm thể lực.
Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Karate trước đây là nhanh, mạnh và thực
dụng. Tuy nhiên, Karate hiện đại ngày nay như vậy là chưa đủ. Khi đã trở thành một
môn thể thao với hệ thống thi đấu rộng khắp và ngày càng phát triển, Karate ngày càng

đòi hỏi nhiều hơn ở mỗi VĐV thể hiện đầy đủ các kỹ - chiến thuật, đòn tấn công trong
thi đấu của VĐV Karate đòi hỏi nhanh đánh trúng đối phương, đủ SM để ghi điểm, SB
để thi đấu hết thời gian, khéo léo để phối hợp động tác.
Theo Cochran S. Chuyên gia SM và thể lực, thành viên của Hiệp hội SM & Thể
lực Quốc gia Mỹ – NSCA- chuyên nghiên cứu về các môn võ thuật) (2001) đã tổng kết
các yêu cầu đặc thù của từng môn võ thuật riêng biệt như sau: [46], [57]
Bảng 1.1: Các yêu cầu thể lực ở một số môn võ thuật. [57]
MÔN

SỨC BỀN
ƯA KHÍ

SỨC BỀN
YẾM KHÍ

LINH
HOẠT

SỨC
MẠNH

Karate
Taekwondo
Judo
Aikido
Kung Fu
Muay Thai
Jujitsu

Cao

Cao
Cao
Thấp
cao
Cao
Thấp

Cao
Cao
Cao
Thấp
Cao
Trung bình
Thấp

Cao
Cao
Trung bình
Trung bình
Cao
Trung bình
Trung bình

Trung bình
Trung bình
Cao
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình


CÔNG SUẤT
(SM
Tốc độ)
Cao
Cao
Cao
Thấp
Cao
Cao
Trung bình

Qua đó có thể nhận định: Ở từng môn võ thuật với các đặc thù thi đấu khác biệt,
đều có những sự khác biệt về yêu cầu thể lực khác nhau. Trong đó, Karate là môn có
yêu cầu cao ở hầu hết các tố chất, năng lực vận động. VĐV Karate phải có năng lực tốt
về SB ưa khí, SB yếm khí, công suất (SM tốc độ) và linh hoạt.
Nói cách khác, Karate đòi hỏi phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực. VĐV
Karate đồng thời phải tập luyện để phát triển SN, SM, SB, độ mềm dẻo và khéo léo…
- Nhanh: Nghĩa là chỉ SN (tốc độ), nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong thi
đấu Karate, khi VĐV thực hiện kỹ thuật tấn công hay phản công, nó mang tính quyết
định đối với thành tích thi đấu của VĐV. Nó thể hiện ở khả năng ra đòn tấn công
nhanh, tốc độ di chuyển, phòng thủ phản công hoặc đơn giản là đưa ra một quyết định
có hiệu quả nhất trong một tình huống nhất định.


8

- Mạnh: Trong Karate được thể hiện ở SM đòn đánh, đòn đánh phải đủ mạnh
mới có thể ghi điểm. SM trong Karate quan hệ mật thiết với SN (tốc độ). Một đòn đánh
với một SM tốc độ tối đa nhằm ghi điểm nhưng chạm mục tiêu lại có sự "khống chế".

Đây cũng là nét đặc trưng nhất trong môn võ này mà không một môn võ nào có. Với các
môn võ khác tiêu chuẩn ghi điểm của một kỹ thuật thường mạnh, chính xác và có thể
dẫn đến đối phương “Knock out”. Nhưng với Karate thì việc VĐV sử dụng một kỹ thuật
tấn công nhanh mạnh, chính xác vẫn phải kiểm soát được đòn của mình (không gây
chấn thương đối thủ) và trở về trạng thái Zanshin (ý thức phòng thủ). Việc kiểm soát
được đòn đánh của mình mà không giảm tốc độ và lực đòi hỏi VĐV Karate có khả năng
tập trung cao.
- Bền: Trong thi đấu Karate, đòi hỏi VĐV phải thực hiện các động tác nhiều lần
trong từng trận và thi đấu nhiều trận trong từng nội dung… với thời gian nghỉ giữa rất
ngắn hay không có thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện đòn đánh hay thời gian nghỉ
giữa các trận đấu rất ngắn (3 phút cho nam và 2 phút cho nữ). Việc phát triển SB rất
quan trọng, nó giúp cho VĐV duy trì mức độ thể lực cao trong suốt hiệp, trận và giải
đấu.
- Mềm dẻo: Trong thi đấu Karate, rất nhiều động tác kỹ thuật đòi hỏi VĐV phải
có năng lực mềm dẻo ở các khớp nhất định. Thí dụ: một kỹ thuật đấm tay sau hay đòn
đá vòng chân sau... của VĐV Karate, đòi hỏi biên độ hoạt động khớp hông rất lớn để
thực hiện đòn đấm, đá xa nhất. Do đó, cần chú ý đến huấn luyện năng lực mềm dẻo
của các khớp nhất định theo đặc thù môn riêng biệt.
- Khéo léo: Đây là một yếu tố mà Karate trước kia chưa được chú trọng, hầu hết
là cứng nhắc, chỉ tập trung vào 2 yếu tố nhanh, mạnh. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển, năng lực khéo léo trong môn Karate hiện đại ngày càng không thể thiếu, gần như
là yếu tố quyết định đến thành tích của VĐV. Khéo léo để sử dụng đòn hợp lý và hiệu
quả. Khéo léo để né tránh ra đòn phản công. Khéo léo để thực hiện các chiến thuật
trong thi đấu một cách hiệu quả. Khéo léo để thực hiện các kỹ thuật khó và luôn biến
đổi trong quá trình thi đấu, như: các tình huống ra đòn, đối phương.


9

1.1.5. Đặc điểm tâm lý.

Karate là môn thể thao giao đấu đối kháng cá nhân trực tiếp diễn ra với sự tiếp
xúc thể chất mạnh đòi hỏi các VĐV phải chịu đựng nặng nề về mặt tâm lý, bởi lòng
khát khao chiến thắng, trách nhiệm đối với đồng đội, đôi khi thắng thua còn gắn liền
với sự nghiệp. Đặc điểm tâm lý trong hoạt động vận động của VĐV Karate được xác
định bởi luật thi đấu, tính chất của hoạt động thi đấu và những đặc điểm khách quan
của cuộc đấu. Tâm lý tốt hay xấu chi phối hiệu quả thi đấu. Để có tâm lý tốt liên quan
tới trình độ chuẩn bị của VĐV Karate, cần phát triển cao các trạng thái chức năng cơ
thể, các chức năng điều hoà hệ thần kinh và tâm lý, các yếu tố vận động và thể lực
đảm bảo cho hoạt động chuyên môn. [37]
1.2. Cơ sở khoa học của huấn luyện thể lực:
Thể lực là một trong những nhân tố rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả
hoạt động của con người. Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh
Tốn (2000) cho rằng: “…Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đối riêng
biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: SM, SN, SB,
khả năng phối hợp động tác và độ dẻo” [44]. Theo quan điểm của các tác giả Lưu
Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995) thì cho rằng: “…Tố chất thể lực có thể phát triển
các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu:
SM, SN, SB và khéo léo”. [16]
Như vậy có thể thấy về bản chất tố chất thể lực được chia làm 5 loại cơ bản sau:
SM, SN, SB, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo. Năm yếu tố cấu thành trình độ thể
lực của VĐV luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau, hình thành và cùng phát triển.
Trong quá trình huấn luyện, các nhân tố này luôn luôn biến đổi và ở vào trạng thái cân
bằng tương đối. Mỗi một sự tăng trưởng của bất cứ nhân tố nào cũng có một yêu cầu
mới đối với những nhân tố khác, và như vậy cân bằng tương đối hiện có bị phá vỡ, và
trình độ thể lực vốn có sẽ có sự chuyến hoá cao hơn theo hướng đổi mới.
Huấn luyện thể lực được sử dụng trong quá trình huấn luyện các môn thể thao
khác nhau một cách khoa học, hệ thống nhằm mục đích tác động một cách hiệu quả
nhất tới hình thái cơ thể, năng lực thể chất, nâng cao năng lực hoạt động cơ bản và tố



10

chất vận động, cải thiện trạng thái thể chất tạo ra quá trình phát triển một cách hệ
thống có mục đích.
Theo Harre D. (1996) [15], Macximenco G. (1980) [11], Novicop, Matveep
(1980) [30], Philin V.P (1996) [34] cho rằng dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào
tạo VĐV, công tác huấn luyện TLC được coi là then chốt, tác giả nhấn mạnh rằng TLC
cùng với TLCM được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao.
Theo Nabatnhicova M. Ya (1985) [29] thì cho rằng tùy vào mục đích của từng
giai đoạn huấn luyện mà tỷ trọng giữa huấn luyện TLC và TLCM được xác định cho
phù hợp.
Có thể thấy rằng việc phát triển các tố chất thể lực trong Karate được coi là nền
tảng cơ bản, vững chắc để đạt được thành tích thi đấu cao. Quá trình huấn luyện các tố
chất thể lực bao gồm hai mặt chính là huấn luyện TLC và TLCM.
- Thể lực chung: là toàn bộ các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận
khác nhau không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo điều kiện cần
thiết để nâng cao TLCM.
- Thể lực chuyên môn: là những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm của
môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó
của VĐV. Huấn luyện TLCM có nhiệm vụ củng cố và nâng cao khả năng làm việc của
các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao lựa
chọn.
Các tố chất thể lực gồm SN, SM, SB, mềm dẻo, khéo léo. Các tố chất này được
hình thành và phát triển qua tập luyện, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với
các kỹ năng vận động cùng mức độ phát triển các cơ quan nội tạng của cơ thể. Do ảnh
hưởng của tập luyện nên các tố chất thể lực ngày càng được nâng cao để thích nghi với
lượng vận động lớn khi tác động lên cơ thể trong một chu kỳ huấn luyện.[15], [17]
* Tố chất sức nhanh:
Là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là
một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc

tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.


11

Có ba hình thức biểu hiện chủ yếu của SN đó là: Thời gian tiềm phục của phản
ứng vận động; tốc độ động tác đơn (với lực đối kháng bên ngoài nhỏ); và tần số động
tác. Các hình thức đơn giản của SN tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số
về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác.
Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.[17], [33]
* Tố chất sức mạnh:
Sức mạnh là khả năng sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp hay SM của con
người là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực
của cơ bắp.
Các biểu hiện của SM:
- Sức mạnh tối đa:
Loại SM này thông thường được gọi với cái tên "SM tuyệt đối" hoặc "SM đơn
thuần", SM tối đa nói chung là chỉ năng lực của cơ thể hay một bộ phận của cơ thể có
thể khắc phục được lực cản lớn nhất.
- Sức mạnh tương đối:
Sức mạnh tương đối phản ánh mối quan hệ giữa trọng lượng cơ thể với SM tối
đa của VĐV, xác định chỉ tiêu này thường dùng chỉ số SM trọng lượng cơ thể tức là
SM của mỗi kg trọng lượng cơ thể để biểu thị. Có thể dùng công thức tính sau:
Sức mạnh tương đối = Sức mạnh tối đa / Trọng lượng cơ thể (kg)
Nếu như SM tuyệt đối không đổi hoặc thay đổi rất ít, nhưng trọng lượng cơ thể
lại tăng thì SM tương đối sẽ nhỏ lại. Điều này đối với các môn thể thao SM tương đối
(như môn cử tạ hay môn thể thao nghệ thuật) thì rất không lợi.
- Sức mạnh tốc độ:
Sức mạnh tốc độ là một loại tố chất SM có biểu hiện đặc biệt. Nó là sự hoà trộn
giữa SM và tốc độ. Trên thực tế SM tốc độ là năng lực tăng tốc độ được biểu hiện ra

khi khắc phục một lực cản nhất định của VĐV. SM tốc độ lớn hay nhỏ có quan hệ đến
tốc độ vận động của các chi của cơ thể nhằm khắc phục lực cản: Trên thực tế, SM tốc
độ tức là tốc độ động tác lớn nhất được thực hiện trong điều kiện lượng vận động quy
định đặc biệt. Do đó bản chất của huấn luyện "SM tốc độ" là huấn luyện “tốc độ động


×