Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá chế độ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.73 KB, 20 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP HỌC KÌ
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
Bài tập số 7: Đánh giá chế độ ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

SINH VIÊN:
LỚP:
NHÓM:
MSSV

MỤC LỤC
1


A.

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................

B.

NỘI DUNG...................................................................................................................
I.

II.

C.


Khái niệm và căn cứ ly hôn......................................................................................
1. Khái niệm ly hôn..................................................................................................
2. Căn cứ ly hôn........................................................................................................
2.1.
Khái niệm và ý nghĩa căn cứ ly hôn.........................................................
2.2.
Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành...................................................
2.2.1. Trường hợp thuận tình ly hôn..........................................................
2.2.2. Trường hợp ly hôn theo yêu cầu đơn phương từ một phía..............
3. Giải quyết các trường hợp ly hôn.......................................................................
Thực tiễn áp dụng chế định ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014............
1.
Thực tiễn áp dụng...................................................................................
2.
Đánh giá ................................................................................................
KẾT LUẬN................................................................................................................

DANH SÁCH TƯ LIỆU THAM KHẢO............................................................................

2


A.

MỞ ĐẦU

Những vấn đề liên quan đến đời sống tình cảm của con người
luôn là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Đời sống hôn nhân
chính là một trong số đó. Hiện nay, có ngày càng nhiều những cặp
vợ chồng, gia đình sau một thời gian chung sống, từ nhiều lý do

khác nhau dẫn tới chấm dứt hôn nhân. Khi đời sống hôn nhân
không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần thiết
cho cả đôi bên và cho xã hội, giải thoát cho các cặp vợ chồng khỏi
mâu thuẫn, là cách tháo gỡ những cuộc hôn nhân không đạt được
mục đích chung. Vậy nên, trong hệ thống luật pháp Việt Nam,
Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã có những quy định nhằm bảo
vệ cho lợi ích của gia đình, cá nhân và xã hội cho phép chấm dứt
quan hệ hôn nhân. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay
quanh chế độ ly hôn, bao gồm cả những ưu điểm và hạn chế của
chế độ này trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, em xin được
phép chọn đề tài số 7 “Đánh giá chế độ ly hôn theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014” làm đề tài cho bài luận kết thúc học
phần của mình. Bài luận của em còn có nhiều thiếu sót, mong
thầy cô có thể giúp em chỉ ra những yếu điểm để em có thể hoàn
thiện hơn nữa bài luận của mình.
B.
I.
1.

NỘI DUNG.

Khái niệm và căn cứ ly hôn.
Khái niệm ly hôn.

Theo từ điển Hán Việt, ly hôn được ghép lại từ hai chữ Hán
phổ thông là “li” và “hôn”. Li ở đây nghĩa là lìa tan, chia lìa, chia
cách. Nói một cách rõ ràng hơn, li ở đây nằm trong cụm “li quần
tác cư”, mang nét nghĩa tách bầy ở một mình, thui thủi một mình.
Hôn ở đây để chỉ hôn nhân, gia đình. Như vậy ly hôn có nghĩa
hành động chỉ việc tách khỏi gia đình.


3


Theo từ điển Tiếng Việt, ly hôn được định nghĩa một cách
nôm na đơn giản là hành động hai vợ chồng chấm dứt quan hệ
hôn nhân trước Tòa án.
Theo từ điển Luật học, ly hôn được hiểu là “chấm dứt quan
hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo
yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy, ly
hôn theo ý nghĩa pháp lý để chỉ tình trạng quan hệ vợ chồng
chấm dứt, không còn tồn tại nữa. Mọi quyền và nghĩa vụ của hai
bên sẽ được giả quyết theo quy định của luật hoặc theo thỏa
thuận của vợ và chồng, miễn là thỏa thuận ấy phù hợp với quy
định của pháp luật.
Việc xác định được chính xác khái niệm ly hôn có ý nghĩa
quan trọng, là cơ sở lý luận để xác định bản chất pháp lý của ly
hôn, thể hiện quan điểm và góc nhìn của nhà làm luật. Trong hệ
thống pháp luật Việt Nam hiện hành, khái niệm ly hôn cũng được
quy định một cách chi tiết tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014. Cụ thể:
“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
So với khái niệm quy định trong luật cũ, cụ thể là căn cứ
theo Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000:
“Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận
hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai
vợ chồng.”
Nhìn chung, khái niệm ly hôn về bản chất vẫn không thay
đổi. Ly hôn theo luật định chỉ tình trạng chấm dứt quan hệ hôn

nhân giữa vợ và chồng, là hướng giải quyết tối ưu cho những quan
hệ hôn nhân không đạt được mục đích chung của hôn nhân.
Tuy nhiên, dễ thấy khái niệm ly hôn tại Luật mới đã có sự bổ
sung chặt chẽ hơn trong việc quy định “theo bản án, quyết định
của hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Việc bổ sung, thay đổi này đã
4


nhấn mạnh vai trò cũng như quyền lực, trách nhiệm đi kèm của
Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Phán
quyết của Tòa án có hai dạng: Quyết định và Bản án, tương ứng
lần lượt với hai trường hợp thuận tình ly hôn – việc ly hôn xuất
phát từ ý chí chủ quan của hai vợ chồng, tự giải quyết và sắp xếp
được các hậu quả pháp lý phát sinh sau ly hôn; và trường hợp vợ
chồng mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp.
Như vậy, nói tóm lại, theo căn cứ theo pháp luật Việt Nam,
cụ thể là theo Luật Hôn nhân và Gia đình, ly hôn là một sự kiện
pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, đi kèm
theo là hậu quả pháp lý về mặt tài sản hoặc nhân thân. Phát sinh
dựa trên ý chí chủ quan và tự nguyện của cả vợ và chồng hoặc
phát sinh từ đơn phương phía vợ hoặc chồng do những nguyên
nhân khác nhau.
2.

Căn cứ ly hôn.

2.1.

Khái niệm và ý nghĩa căn cứ ly hôn.


“Căn cứ” được hiểu là luận điểm, cơ sở để dựa vào, xây dựng
nền tảng để thực hiện một hành động hoặc làm tiền đề cơ sở để
lập luận.
Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp 1, vậy nên
tương ứng với từng thời kỳ, giai đoạn lịch sự, theo đặc điểm của
mỗi chế độ xã hội khác nhau nói chung và dựa trên tư tưởng của
giai cấp thống trị nói riêng, chế độ hôn nhân, bao gồm cả ly hôn
đều được quy định bằng pháp luật hoặc tục lệ để phù hợp với ý
chí của Nhà nước. Đây chính là căn cứ ly hôn – những điều kiện,
thủ tục được pháp luật quy định cần thực hiện, đáp ứng.
Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền
xem xét giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ

1 Đoàn Thị Ngọc Hải, Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp,
08/2015.

5


chồng nếu như xét thấy quyết định ly hôn là cần thiết, phù hợp
với thực tiễn và tạo ra sự thống nhất trong xét xử.
Bên cạnh đó, việc quy định căn cứ ly hôn một cách rõ ràng
giúp cho vợ chồng có thể chủ động và ý thức hơn trong việc thực
hiện pháp luật. Qua đó có thể tự điều chỉnh lại hành vi của mình
để tự thống nhất trong các thủ tục tiến hành ly hôn. Xa hơn nữa,
việc này đảm bảo thúc đẩy mục đích chủ động trong thực hiện
pháp luật, tháo gỡ bớt những rắc rối, làm nhẹ đi công việc của Tòa
án trong việc giải quyết các đề nghị ly hôn.
Cuối cùng, căn cứ ly hôn đảm bảo được sự thống nhất, công
bằng trong pháp luật. Bởi đây là cơ sở pháp lý để chủ thể có thẩm

quyền, cụ thể là Tòa án thực hiện áp dụng pháp luật. Các quy
định về căn cứ ly hôn được quy định chặt chẽ thì sẽ góp phần
giảm thiểu tình trạng ly hôn tràn lan, trong trường hợp chưa đáp
ứng đủ các yêu cầu mà căn cứ này đề ra thì Tòa án sẽ xử bác bỏ
đơn ly hôn.
Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014, căn cứ ly hôn đã được quy định
rõ tại Điều 55 về trường hợp thuận tình ly hôn và Điều 56 cho
trường hợp ly hôn theo yêu cầu đơn phương từ một phía.
Đây là điểm tiến bộ hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình
2000, khi mà Điều 89 quy định về ly hôn là quy định chung cho cả
hai trường hợp ly hôn thuận tình từ cả hai phía và ly hôn theo yêu
cầu đơn phương đến từ một phía. Trên thực tế trước đây, nguyên
nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn tới lu
hôn hay thuận tình ly hôn do không được quy định rõ ràng đều
khiến tình cảm các bên bị rạn nứt, các bên đã không làm tròn
nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhau. Việc quy định một cách rõ
ràng giữa hai trường hợp theo Điều 55 và Điều 56 đã hoàn thiện
hơn và khắc phục được vấn đề này.
2.2.

Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành.

2.2.1.

Trường hợp thuận tình ly hôn.
6


Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét
thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về
việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của
vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không
thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc
ly hôn.”
Trước hết, dễ thấy “thuận tình ly hôn” là trường hợp quyết
định ly hôn đến từ sự đồng thuận tự nguyện của cả vợ và , thể
hiện qua đơn yêu cầu thuận tình ly hôn có chữ ký của cả hai vợ
chồng.
Việc bảo đảm điều kiện “tự nguyện ly hôn” được đề cập tại
Điều 55 là vấn đề then chốt cho trường hợp thuận tình ly hôn này.
Tự nguyện là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của
mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối, thật sự mong muốn
chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên nếu vợ chồng đều thuận
tình ly hôn nhưng chỉ vì mục đích chấm dứt hôn nhân trên mặt
pháp lý vì những mục đích riêng như trốn tránh nghĩa vụ tài sản,
vi phạm chính chính sách, pháp luật về dân số hoặc các các mục
đích khác thì gọi là ly hôn giả và sẽ không được coi như là một
trường hợp thuận tình ly hôn.
Cũng trong Điều 55, một điều kiện nữa bên cạnh ý chí tự
nguyện đến từ song phương vợ chồng, vợ chồng còn phải có sự
thỏa thuận về các quan hệ tài sản phát sinh, nghĩa vụ và trách
nhiệm nuôi dưỡng, trông nom, giáo dực con chung. Nói một cách
khác, bên cạnh việc tự nguyện ly hôn, hai vợ chồng phải thống
nhtas quan điểm về toàn bộ các vấn đề phát sinh.
2.2.2.


Trường hợp ly hôn theo yêu cầu đơn phương từ
một phía.

Ly hôn theo yêu cầu đơn phương từ một phía là trường hợp
chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của
một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Về
7


trường hợp này, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng đã
quy định một cách khá chi tiết.
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ
về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án
tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia
đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của người kia.”
So sánh với Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
“Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại
Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly
hôn”.

Dễ thấy quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có tính
chi tiết và cụ thể , rõ ràng hơn. Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng và chưa có sự phân chia
rành mạch trước các trường hợp có thể xảy ra.

8


Trường hợp 1: Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng
làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (áp
dụng trong trường hợp ly hôn do yêu cầu đơn phương từ vợ hoặc
chồng).
Tình trạng của vợ chồng được coi là trầm trọng khi vợ, chồng
không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người
nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người
chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của
họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.Vợ hoặc
chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường
xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ
hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.Vợ
chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã
được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ
hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục
có quan hệ ngoại tình.
Bên cạnh đó, khái niệm bạo lực gia đình được hiểu là hành vi
cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác

trong gia đình2. Được liệt kê trong Điều 2, Khoản 1 Luật phòng
chống bạo lực gia đình năm 2007 gồm chín hành vi chủ yếu, cụ
thể gồm:
“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân
phẩm;

2 Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

9


c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ
và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý
làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình
hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp
tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của
thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi
chỗ ở.”

Cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo
dài được xác định căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã
đến mức trầm trọng như đã hướng dẫn ở trên. Nếu thực tế cho
thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có
quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau
hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau,
thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng
không thể kéo dài được.
Đây đều là những hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị bạo hành. Bên
cạnh đó, trong thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Toà án
cho thấy số vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ
cao nhất trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong
đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng
10


bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chất
nghiêm trọng của nó. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ
sung điểm mới khi cho ly hôn khi có hành vi bạo lực gia đình hoặc
vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Như vậy,
luật hiện hành quy định rất rõ bạo lực gia đình là căn cứ để giải
quyết cho ly hôn, đây là một sự bổ sung đúng đắn và phù hợp với
thực tiễn.
Trong trường hợp này, chủ thể có quyền đưa ra yêu cầu ly
hôn chỉ có thể là vợ hoặc chồng. Điều này là điểm quy định hợp lý
bởi chỉ vợ hoặc chồng mới có thể đánh giá được tình trạng thực
của quan hệ hôn nhân. Khi Tòa án xét xử những yêu cầu thuộc
trường hợp này cũng cần dựa vào các biểu hiện thực chất trong
quan hệ giữa vợ và chồng thông qua thái độ và hành vi của vợ và

chồng biểu hiện để xét mức độ nghiêm trọng trong việc vi phạm
quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng khiến đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì sẽ giải quyết
cho ly hôn. Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ
muốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình
hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con
người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một
cuộc sống hạnh phúc. Do vậy, khi mục đích hôn nhân “không đạt
được” thì quan hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại.
Trường hợp 2: Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không
có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. (Áp dụng
trong trường hợp ly hôn do yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích
của một bên khi vợ, chồng bị tâm thần hoặc bị bệnh khác dẫn
đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình).
Khác với trường hợp trên, trường hợp này chấp nhận yêu cầu
ly hôn đến từ cha, mẹ hoặc người thân thích của một bên vợ hoặc
chồng không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình,
11


hay nói cách khác là mất năng lực hành vi dân sự. Đây là một quy
định tiến bộ và chính đáng, bảo đảm quyền lợi của nhiều trường
hợp người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự thực hiện và
nhận thức để đòi lại quyền lợi của mình, cụ thể là không có năng
lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn.
Trước đây, luật chỉ chấp nhận việc ly hôn do chính đương sự,
tức là chồng, vợ yêu cầu. Tuy nhiên chính điều này đã dẫn tới thực
trạng có rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng

lại Tòa án không thể tiến hành giải quyết được, có nhiều vụ việc
kéo dài trong rất nhiều năm với nguyên nhân duy nhất là do người
vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp này, bởi vì ý nghĩa không ai ngoài hai
đương sự có thể nắm rõ được tình hình mối quan hệ hôn nhân của
hai vợ chồng nên các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ, người thân
thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc
người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy đây là quan điểm đúng đắn, song, nếu một bên vợ, chồng bị
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã không còn
hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn
nhân không đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn cho hai bên
khi có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc,
chứ không cần thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bạo lực gia
đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật. Vô
hình chung điều này tuy rằng đã tiên tiến hơn và mở ra phạm vi
rộng hơn so với Luật cũ, tuy nhiên vẫn chưa thực sự triệt để, vẫn
bị gò bó.
Trường hợp 3: Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích (áp
dụng đối với trường hợp bị một bên chồng hoặc vợ yêu cầu).
12


Theo Bộ Luật Dân sự 2015, tuyên bố một người mất tích là
một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể hoàn toàn
không rõ tung tích, cũng không rõ sống chết, cụ thể tại Khoản 1

Điều 68 ghi rõ:
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không
có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết
thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa
án có thể tuyên bố người đó mất tích”.
Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng
quy định về căn cứ cho ly hôn có đề cập tới trường hợp này:
“2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án
tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn.”.
Trong pháp luật dân sự nói chung, việc tuyên bố cá nhân mất
tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của
cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan. Việc xác định đúng
điều kiện và hậu quả pháp lí của các tuyên bố này là cơ sở đảm
bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời góp phần thực hiện có
hiệu quả nhưng quy định của pháp luật trong tuyên bố các cá
nhân mất tích.
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị
mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành
viên trong gia đình. Hôn nhân có ý nghĩa ràng buộc rất lớn về
nhiều mặt, bao gồm cả nhân thân và tài sản. Vậy nên với những
trường hợp này, việc giải phóng người chồng, vợ khỏi trường hợp
đặc biệt nà là điều cần thiết, khi họ có yêu cầu được ly hôn với
người chồng (vợ) đã bị tòa án tuyên bố mất tích.
3.

Giải quyết các trường hợp ly hôn.
13



Trường hợp Thuận tình ly hôn.
Đây là trường hợp dễ giải quyết nhất và thường ít rắc rối
nhất trong số các trường hợp thường gặp khi ly hôn.
Khi cả vợ và chồng đều thuận tình ly hôn, không bên nào có
dấu hiệu bị cưỡng ép, lừa dối, không ly hôn giả và đã thỏa thuận
được về con chung, tài sản chung thỏa mãn quyền lợi chính đáng
của vợ và con thì Tòa án sẽ xử cho ly hôn bằng Quyết định, qua
đó cũng đồng thời công nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng về
con chung và tài sản chung.
Nếu như vợ và chồng đều thuận tình ly hôn nhưng lại phát
sinh tranh chấp trong vấn đề tài sản chung hoặc con chung hoặc
đã thỏa thuận được nhưng quyền lợi chính đáng của vợ và con
chung không được đảm bảo thì Tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết
ly hôn theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự. Tại phiên tòa,
Tòa án chỉ giải quyết những vấn đề mà vợ chồng không thỏa
thuận được hoặc hoặc đã thỏa thuận được nhưng quyền lợi chính
đáng của vợ và con chung không được đảm bảo.
Trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu.
Trong trường hợp này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải đoàn tụ
trong thời hạn chuẩn bị xét xử sở thẩm. Trừ trường hợp không tiến
hành hòa giải được theo quy định tại Khoản 3 Điều 182 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2004.
Hòa giải đoàn tụ thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn
tụ thành nếu như người yêu cầu ly hôn không rút đơn yêu cầu ly
hôn. Ngược lại, nếu người yêu cầu ly hôn rút đơn ly hôn thì Tòa án
sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Sau bảy ngày, nếu như vợ, chồng
đều không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì
Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành. Quyết

định này sẽ có hiệu lực pháp luật ngay khi lập.

14


Hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa
giải đoàn tụ không thành và mở phiên tòa xét xử theo thủ tục
chung.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng
làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc
vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị
tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi của mình thì Tòa án chấp nhận yêu cầu ly
hôn.
Thực tiễn áp dụng chế định ly hôn theo Luật Hôn

II.

nhân và Gia đình 2014.
1.

Thực tiễn áp dụng.
1.1.

Ưu điểm.

Có thể nói so với Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Luật Hôn

nhân và Gia đình 2014 đã có nhiều tiến bộ khiến việc áp dụng
pháp luật dễ dàng và thống nhất hơn. Cụ thể như:
Thứ nhất, căn cứ ly hôn đã được quy định một cách rõ ràng
và cụ thể hơn trong việc ly hôn theo yêu cầu của một bên qua
điều khoản về“tình trạng nghiêm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích chung của hôn nhân không đạt được”. Điều
này đã tạo cơ sở pháp lý để Tòa án có thể xử lý và giải quyết việc
ly hôn theo yêu cầu một bên dễ dàng hơn, chính xác hơn. Hạn
chế tối đa các vụ án xử nhầm, tạo nên tính thống nhất trong hoạt
động áp dụng pháp luật.
Thứ hai¸ chế định ly hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
có hệ thống ngôn từ và lập luận chặt chẽ hơn, thể hiện ý chí tiến
bộ của nhà làm Luật. Cụ thể như cụm từ “xét thấy .... thì Tòa án
quyết định cho ly hôn” đã được thay bằng “khi vợ hoặc
15


chồng....Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Dễ thấy Luật năm 2014
thay vì đề cao vai trò chủ động và ý chí của Tòa án trong việc xét
xử và giải quyết yêu cầu ly hôn thì sau khi sửa đổi, vai trò của
đương sự, chủ thể yêu cầu ly hôn đã được đẩy lên trên.
Thứ ba, thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân và trách
nhiệm của Tóa án cũng đã được bổ sung và quy định một cách rõ
ràng. Cụ thể là khi Bản án, Quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu
lực pháp luật.
1.2.

Hạn chế.

Mặc dù đã có nhiều sửa đổi và tiến bộ hơn so với Luật cũ,

song khi áp dụng vào thực tiễn, Luật Hôn Hôn nhân và Gia đình
2014 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Thứ nhất, có nhiều trường hợp các bên giả tự nguyện ly hôn
và giả thỏa thuận ly hôn nhằm lừa dối cơ quan có thẩm quyền vì
mục đích riêng. Việc ly hôn để đạt được múc đích khác mà không
nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân” được xem là hành vi ly hôn
giả tạo và bị xử phạt hành chính. Hiện tượng ly hôn giả tạo nhằm
mưu cầu lợi ích riêng. Họ tự nghĩ ra nhưng mâu thuẫn và lý do
chính đáng nhưng thực tế lại không mong muốn chấm dứt quan
hệ vợ chồng và giữa họ không có mâu thuẫn.
Tuy Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy
định về khái niệm ly hôn giả tạo, song vẫn rất khó cho Tòa án trên
thực tế có thể xác định được tình trạng hôn nhân thật sự của
người yêu cầu ly hôn, dễ dẫn đến các quyết định sau lầm, không
đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, những trường hợp vi
phạm cần phải bị phê bình và có những biện pháp xử phạt
nghiêm khắc hơn.
Thứ hai, việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân
trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu đơn phương từ một phía vợ
hoặc chồng. Đây là một quy định mới, thể hiện sự tiến tiến trong
lối suy nghĩ của nhà làm luật, là một thay đổi mang tính khái quát
cao. Song, quy định này chưa thực sự rõ ràng, khi áp dụng vào
16


thực tế với sự đa dạng của cuộc sống, thì rất khó xác định do mỗi
vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không
giống nhau, nếu không có hướng dẫn sẽ rất khó áp dụng đúng,
chính xác và thống nhất khi giải quyết ly hôn. Trong thực tế khi áp
dụng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đến nay, cả nước cũng đã

ghi nhận nhiều trường hợp cùng một tình tiết nhưng Tòa án ở tùy
nơi lại có những quyết định khác nhau. Điều này vô hình chung đã
gây ra sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
Tuyển tập bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về hôn
nhân gia đình ghi nhận về vụ án ly hôn giữa ông Nguyễn Văn Đ và
bà Đàm Thị X với tình tiết như sau:
Ông Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X kết hôn năm 1974, hôn
nhân do cả hai tự nguyện có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân
phường 4, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Thời gian đầu khi kết hôn,
ông bà sống có hạnh phúc, nhưng sau đó thì phát sinh mâu thuẫn
mà nguyên nhân là do ông Đ đã nhiều lần có quan hệ với người
phụ nữ khác, về nhà đối xử tệ bạc với bà X. Nhưng nay bà X cũng
không đồng ý ly hôn.
Theo như ghi nhận tại bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân
thị xã Bến Tre cho ông Nguyễn Văn Đ được ly hôn với bà Đàm Thị
X. Song, tại Bản án số 36/2007/HN-PT ngày 12/4/2007 của Tòa án
nhân dân tỉnh Bến Tre đã bác đơn xin ly hôn của ông Nguyễn Văn
Đ và bà Đàm Thị X.
Ở đây, Ông Đ có quan hệ ngoại tình được Tòa án cấp sơ
thẩm xác định là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc
thẩm lập luận rằng, ông Đ có quan hệ ngoại tình mà lại là người
đứng đơn xin ly hôn, còn bà X thì không đồng ý ly hôn; ông Đ cho
rằng bà X thường hay la cà, nói xấu chồng con nhưng cũng không
chứng minh được điều đó, như vậy, nhận định không có cơ sở để
chấp nhận yêu cầu xin ly hôn.
Như vậy, việc có một căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là
“làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
17



không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được” là hết sức
cần thiết.
Thứ ba, trong thời hạn chồng hoặc vợ đang chấp hành án
phạt tù, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 vẫn chưa có quy định cụ
thể về ly hôn trong trường hợp này. Đây là một trường hợp thiết
thực và hết sức cần thiết, bởi lẽ khi một người đang chấp hành án
phạt tù thì không thực hiện được nghĩa vụ giữa vợ chồng, đồng
thời cũng không thể đảm bảo duy trì hạnh phúc gia đình, không
có trách nhiệm với gia đình. Như vậy, mục đích hôn nhân cũng sẽ
không đạt được, không những vậy, các chức năng cơ bản của gia
đình như chức năng kinh tế, giáo dục, duy trì nòi giống và thỏa
mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm cũng khó lòng có thể duy trì. Bên
cạnh đó, người phạm tội có thể là không đảm bảo được tư cách
đạo đức cần thiết, có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo
dục, dạy dỗ con cái.
Quan điểm này cũng không phải quy định quá mới, quy định
tương tự đã xuất hiện trong hệ thống pháp luật Thái Lan, cụ thể
theo Điều 1516 Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan ghi rõ:
“Vợ hoặc chồng đã bị Tòa án kết án có phán quyết cuối cùng
và bị tù hơn một năm vì phạm tội mà không có bất cứ sự tham
gia, đồng tình hoặc hay biết của người kia và sự chung sống như
vợ chồng gây cho người kia phải chịu đựng thiệt hại hoặc quấy
nhiễu quá đáng”
Bên cạnh đó, tại Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đã đề cập đến
vấn đề này tại Khoản 2 Điều 2: “Một trong những căn cứ ly hôn là
trường hợp một bên vợ hoặc chồng can án phạt giam”.
Vậy nên thiết nghĩ, việc bổ sung quy định này là điều cần
thiết. Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho chồng
hoặc vợ đang có vợ hoặc chồng đang phải chấp hành án phạt tù,

thì quy định này còn mang tính răn đe nghiêm khắc đối với những

18


người đã kết hôn để họ có trách nhiệm cao hơn về hậu quả hành
động của mình với bản thân, gia đình và xã hội.
C.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, có thể nói căn cứ ly hôn theo quy định tại Luật
Hôn nhân và Gia đình đã có nhiều tiến bộ, sửa đổi và bổ sung hợp
lý với tình hình thực tiễn; góp phần giải quyết nhiều vụ ly hôn. Tuy
nhiên bên cạnh đó, cũng không tránh khỏi còn tồn đọng nhiều
hạn chế, gây ra những khó khăn khi áp dụng giải quyết vụ án trên
cơ sở thực tiễn. Vậy nên, việc xem xét khắc phục những hạn chế
này, đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật cụ thể hơn nữa
là điều hết sức cần thiết để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

2.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.


3.

Bộ luật Dân sự năm 2005.

4.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.

5.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014.

6.

Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận, Tuyển tập bản án, quyết định của
Tòa án Việt Nam về hôn nhân gia đình, Nxb. Lao động, 2010.

7.

Theo TTXVN, Hoàn thiện chế độ pháp lý về hôn nhân và gia
đình theo hướng nhân văn, Báo điện tử Đại Đoàn Kết.
19


8.

ThS. Hoàng Thị Việt Anh, Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa
giải trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn.


9.

Đoàn Thị Ngọc Hải, Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp.

10.

D.V, Tìm hiểu Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Lý do để ly
hôn, Báo Bình Phước.

11.

Công ty Luật Thiên Thanh, Chế định hôn nhân và ly hôn.

20



×