Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.98 KB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ VÂN TRÀ

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. ĐẶNG VŨ HUÂN
2. TS. PHẠM SỸ CHUNG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực.
Các luận điểm kế thừa trong Luận án được trích dẫn rõ
ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được
công bố trong công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Vân Trà




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ nguyên nghĩa

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới

EU

Liên minh châu Âu

GAP

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

GATT 1994

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994

Hiệp định SPS


Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật

IPPC

Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật

ISPM

Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

OIE

Tổ chức Thú y Thế giới

USD

Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU........................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu................................................................................... 20
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM DỊCH
ĐỘNG, THỰC VẬT.................................................................................................. 24
2.1. Khái quát lý luận về kiểm dịch động, thực vật...................................................... 24
2.2. Khái quát lý luận pháp luật về kiểm dịch động, thực vật...................................... 34
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................57
3.1. Các Điều ước quốc tế về kiểm dịch động, thực vật mà Việt Nam là thành viên. . .57
3.2. Thực trạng quy định và thực thi pháp luật về kiểm dịch động vật ở Việt Nam hiện
nay............................................................................................................................... 58
3.3. Thực trạng quy định và thực thi pháp luật về kiểm dịch thực vật ở Việt Nam hiện
nay............................................................................................................................... 86
3.4. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam hiện nay . 108

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG,
THỰC VẬT Ở VIỆT NAM..................................................................................... 119
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam........119
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm
dịch động, thực vật ở Việt Nam................................................................................. 124
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 149


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1


Động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu giai đoạn 2016 –
2018

77

Bảng 2

Kết quả điều tra, giám sát sinh vật gây hại trên hàng nhập khẩu
nhiễm dịch đưa về địa phương, hàng bảo quản trong kho và tại các

92

cơ sở sản xuất, gia công, chế biến, giám sát ổ dịch, điều tra phát
hiện sớm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam giai đoạn
2015 – 2018
Bảng 3

Hàng hóa kiểm dịch thực vật xuất khẩu giai đoạn 2015 - 2018

93

Bảng 4

Các trường hợp vi phạm pháp luật kiểm dịch thực vật của nước
nhập khẩu giai đoạn 2015 - 2018

95

Bảng 5


Hàng hóa kiểm dịch thực vật nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2018

97

Bảng 6

Tình hình phát hiện đối tượng của kiểm dịch thực vật trên hàng hóa
nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2018

98

Bảng 7

Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu
giai đoạn 2015 – 2018

105

Bảng 8

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 – 2018

112


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm dịch động, thực vật là một chế định trong hệ thống pháp luật của nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kiểm dịch động, thực vật được hiểu là
tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và lan rộng của dịch

hại động vật, thực vật hoặc để đảm bảo sự kiểm soát chính thức những dịch hại đó.
Nói một cách khác, hệ thống kiểm dịch động, thực vật được xây dựng với mục đích
chính là ngăn chặn có hiệu quả sự du nhập và lan rộng của các sinh vật gây hại
nhằm bảo vệ an toàn nền sản xuất nông nghiệp trong nước, bảo vệ sức khỏe con
người, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, kiểm dịch động, thực vật cũng
được thiết kế như một công cụ hiệu quả chất lượng, uy tín hàng hóa nông lâm thủy
sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, công tác kiểm dịch động, thực vật
cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm do tránh được các thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra.
Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và cam kết thực hiện toàn diện Hiệp định về việc áp
dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (Hiệp
định SPS). Theo đó, Việt Nam có quyền sử dụng các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật với yêu cầu là các biện pháp này không được tạo ra sự đối xử phân biệt
một cách vô căn cứ hoặc tùy tiện giữa các thành viên của Hiệp định hay dẫn đến
việc hạn chế thương mại quốc tế. Đây cũng là một cơ hội để hàng hóa nông lâm
thủy sản của Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường thế giới. Trước những yêu
cầu này, Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực
kiểm dịch động, thực vật, song trên thực tế, pháp luật về kiểm dịch động, thực vật
của Việt Nam vẫn chưa phát huy được hiệu quả, thể hiện ở một số vấn đề như:
(i) Về mục đích bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật: Hoạt động
kiểm dịch động, thực vật đối với hàng hóa lưu thông chưa được thực hiện chặt chẽ.
Hệ quả những dịch bệnh động vật, thực vật hàng năm vẫn xuất hiện như bệnh lở
mồm long móng, cúm gia cầm, các loại bệnh trên cá và tôm nuôi, các loại bệnh trên
1


lúa, ngô [5], [13], [14]. Năm 2017, dịch bệnh cúm gia cầm với chủng virut H5, H7
sau khi xuất hiện ở các quốc gia láng giềng Trung Quốc, Campuchia cũng đã lây lan
sang Việt Nam, làm bùng phát lại dịch cúm gia cầm đã được Việt Nam kiểm soát tốt

vào năm 2016 [5]. Gần đây nhất, tháng 02 năm 2019 dịch tả lợn châu Phi cuối cùng
cũng đã xâm nhập vào đàn lợn nuôi trong nước sau khi bùng phát tại Trung Quốc.
Có những quy định về kiểm dịch động, thực vật đối với hàng hóa nhập khẩu của
Việt Nam còn chưa phù hợp, dẫn tới sự xuất hiện các sinh vật ngoại lai đe dọa đến
đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái và gây ra dịch bệnh cho cả động vật,
thực vật lẫn con người như rùa tai đỏ, chuột hamster, tôm hùm đất, các loại sâu nuôi
chim, gián đất,…[37]. Hiện tượng này đã làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh tật đối
với người tiêu dùng và ảnh hưởng xấu đến môi trường Việt Nam.
(ii) Về mục đích thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thông qua đó phát triển kinh
tế đất nước: Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng nông lâm thủy
sản. Trong thời gian gần đây, hàng nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu ngày
càng gia tăng về chủng loại, thâm nhập vào ngày càng nhiều thị trường, nhất là các
thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Úc, Nhật Bản,… Tuy nhiên,
sự thật là hàng năm, các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị trả về hoặc có
những mặt hàng bị cấm nhập khẩu do không thỏa mãn các yêu cầu về kiểm dịch
động, thực vật của nước nhập khẩu. Lý do hàng hóa bị trả về vẫn là là nhiễm dịch
hại kiểm dịch động, thực vật của nước nhập khẩu, không tuân thủ các quy định của
Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật, Tiêu chuẩn số 15 – Tiêu chuẩn
quốc tế về kiểm dịch thực vật quy định về vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương
mại quốc tế (ISPM số15), sản phẩm bị cấm hoặc chưa được phép nhập khẩu [11,
tr.6], [12, tr.8], [13, tr.11], [14, tr.7]. Không chỉ là hàng chục triệu đô la Mỹ (USD)
thiệt hại cho doanh nghiệp khi hàng bị trả mà hiện tượng này còn dẫn đến uy tín của
hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm trước đối tác cũng như người tiêu
dùng của các nước nhập khẩu.
Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những
nguyên nhân khách quan như Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển thấp dẫn
đến khoa học công nghệ chưa phát triển, hệ thống sản xuất, quy trình sản xuất, chất
2



lượng sản phẩm không cao, trình độ của các cán bộ công chức trong các lĩnh vực có
liên quan thấp,…; cho đến những nguyên nhân chủ quan như ý thức của người dân
nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng về vấn đề kiểm dịch động, thực vật
còn hạn chế, hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề kiểm dịch động,
thực vật còn chưa đầy đủ và phù hợp.
Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm dịch động, thực vật
của Việt Nam hiện nay đã bao quát điều chỉnh hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực
kiểm dịch động, thực vật, nhưng nhiều quy định không phù hợp với thực tế. Chính
vì vậy, vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam trong thời gian tới là hoàn thiện pháp luật
về kiểm dịch động, thực vật nhằm đạt được yêu cầu về bảo vệ sức khỏe con người,
động, thực vật gắn liền sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước. Đây cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về kiểm
dịch động, thực vật ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ
luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
và đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật về kiểm dịch động, thực vật, từ đó, đề
xuất các kiến nghị về định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm
dịch động, thực vật, nâng cao hiệu quả cơ chế thi hành pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật của Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của
luận án như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận về kiểm dịch động, thực
vật và pháp luật về kiểm dịch động, thực vật.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và tình hình thực
hiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam hiện nay.

3



Thứ ba, xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật kiểm dịch động, thực vật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật kiểm
dịch động, thực vật của Việt Nam trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp
luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về giới hạn nghiên cứu, Luận án nghiên cứu pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật là bộ phận pháp luật bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con người, động vật
và thực vật thông qua việc phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát dịch hại động, thực
vật. Bộ phận pháp luật này không bao gồm việc bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của con
người trước tác động của thực phẩm không an toàn vệ sinh
Luận án chỉ nghiên cứu pháp luật về kiểm dịch động, thực vật đối với động
vật, thực vật và sản phẩm động vật, thực vật được xác định là hàng hóa lưu thông
trên thị trường. Luận án không xem xét vấn đề kiểm dịch động, thực vật đối với các
động vật, thực vật và sản phẩm của chúng khi chúng được vận chuyển, xuất khẩu,
nhập khẩu cho các mục đích khác như nghiên cứu khoa học, giảng dạy,…
Về nội dung, Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam
hiện nay.
Về không gian và thời gian, Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật về vấn đề này kể từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của WTO từ
năm 2007 và cam kết thực hiện toàn diện Hiệp định SPS.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Về phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với quan điểm, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng thể chế kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4


4.2. Về phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp tin cậy và truyền thống trong nghiên cứu
khoa học như: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử để làm sáng tỏ các nội dung
nghiên cứu của luận án, cụ thể:
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng bao quát trong tất cả các
chương, mục của luận án để làm phát hiện, luận giải, thuyết phục về các nội dung
liên quan đến chủ đề luận án.
Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 và chương 3 nhằm tập
hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng thực hiện
pháp luật về kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam.
Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong các mục còn lại chương 2 để đánh
giá về lịch sử hình thành pháp luật về kiểm dịch động, thực vật để đưa ra khái niệm
về kiểm dịch động, thực vật và khái niệm về pháp luật kiểm dịch động, thực vật.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, luận án phân tích để làm rõ vai trò, tác động của kiểm dịch động,
thực vật đối với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, từ đó, chỉ ra sự cần thiết
phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với kiểm dịch động, thực vật. Đồng thời, luận án
làm rõ khái niệm và những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm dịch động, thực
vật.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một cách tổng thể về thực trạng pháp
luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam
hiện nay, chỉ rõ những bất cập trong một số quy định pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật, tác động và hạn chế của bộ phận pháp luật này khi thực hiện trong đời
sống kinh tế - xã hội Việt Nam.

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất định
hướng và kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực hiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam trong thời gian tới.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề mang tính nền tảng của
pháp luật về kiểm dịch động, thực vật, luận án đã góp phần phát triển các vấn đề lý
luận pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các vấn
đề thuộc về khái niệm và những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật. Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án đưa ra đều dựa trên cơ sở
khoa học và thực tiễn.
Về mặt thực tiễn, những kiến nghị về giải pháp mà luận án nêu ra là cơ sở để
các cơ quan chức năng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể tiếp thu nhằm
hoàn thiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật, đồng thời, giải quyết triệt để
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực thi hiệu quả lĩnh vực pháp luật này
trên thực tế tại Việt Nam. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật kinh tế nói
chung và pháp luật về kiểm dịch động, thực vật nói riêng.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
được kết cấu 04 chương, bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm dịch động, thực vật.
Chƣơng 3: Thực trạng pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam
hiện nay.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật ở
Việt Nam.


6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm kiểm dịch động, thực vật dưới góc độ
pháp lý
Kiểm dịch động, thực vật là vấn đề đã được các nhà khoa học, các học giả
nước ngoài nghiên cứu từ lâu trong khuôn khổ khoa học pháp lý. Thuật ngữ “kiểm
dịch” xuất hiện bởi từ quaranta tiếng Ý, với nghĩa là 40 ngày. Đây là thời gian cách
ly dành cho những con tàu cập bến tại các cảnh biển châu Âu vào thời kỳ bệnh dịch
hạch hoành hành tại châu lục này. Quá trình phát triển của ngành thương mại nội
địa của các nước cũng như thương mại quốc tế giữa các quốc gia làm hàng hóa
được trao đổi mạnh mẽ từ vùng miền này sang vùng miền khác đã dẫn tới nghĩa của
từ này được chuyển thành “kiểm dịch”. Theo các loại mặt hàng trao đổi mà dần
hình thành các khái niệm riêng: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật.
Tài liệu “Hướng dẫn doanh nghiệp về Hệ thống Thương mại thế giới” của
Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO và Ban Thư ký Khối thịnh vượng
chung cũng đưa ra hai định nghĩa riêng về quy định kiểm dịch động vật và quy định
kiểm dịch thực vật. Theo đó, “quy định kiểm dịch động vật chỉ các quy định có mục
tiêu cơ bản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn các bệnh tật lây
truyền qua động vật không cho nhập vào một quốc gia”, còn quy định về kiểm dịch
thực vật được định nghĩa là “quy định nhằm ngăn chặn những căn bệnh lây truyền
qua thực vật” [41, tr.153]. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới
(FAO), “kiểm dịch thực vật là tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn
sự du nhập và/hoặc lan rộng sự du nhập của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để
đảm bảo kiểm soát chính thức những dịch hại đó”. Biện pháp kiểm dịch thực vật

được định nghĩa “là mọi văn bản luật, quy định hoặc quy trình chính thức nhằm
ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc hạn
chế ảnh hưởng kinh tế của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải

7


dịch hại kiểm dịch thực vật” [20, tr.23]. Khái niệm chung về kiểm dịch động, thực
vật thì không thường được các nhà nghiên cứu xác định.
Các tác giả Roberts và De Kremer xem xét các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật là một bộ phận của các biện pháp kỹ thuật, được định nghĩa là: “Các tiêu
chuẩn áp dụng cho việc bán các sản phẩm ở thị trường quốc gia với mục tiêu cơ bản
của nó là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường bằng cách bổ sung các yếu
tố bên ngoài gắn liền với việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm này”
[78].
Hiệp định SPS của WTO lại xem xét khái niệm về kiểm dịch động, thực vật
trong tương quan là các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động,
thực vật. Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng định nghĩa:
“Các biện pháp an toàn vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật là một loạt các công cụ
chính sách có sẵn cho các chính phủ để khắc phục những khiếm khuyết của thị
trường kết hợp với việc bảo vệ sức khỏe của con người, động vật và thực vật” [74].
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu nhằm xác định khái niệm cụ thể về hoạt
động kiểm dịch động, thực vật và pháp luật kiểm dịch động, thực vật cho đến nay là
chưa có. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, những khái niệm này có thể được rút ra từ
quan điểm của WTO và OECD về các biện pháp an toàn vệ sinh và kiểm dịch động,
thực vật khi chúng ta tách rời bộ phận "kiểm dịch động, thực vật" từ các quan điểm
này.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của pháp luật kiểm dịch động, thực vật
Tác động của pháp luật kiểm dịch động, thực vật được nghiên cứu nhiều ở
nước ngoài, nhất là sau khi Hiệp định SPS của WTO ra đời. Các tác giả xem xét vấn

đề này ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Theo OECD, các biện pháp về kiểm dịch động, thực vật có thể thúc đẩy
thương mại bằng việc đảm bảo chất lượng trong sản xuất, chế biến và tăng sự tin
tưởng của người tiêu dùng, thì chúng cũng có thể gây ra trở ngại cho thương mại và
cũng được sử dụng vào mục đích bảo hộ [74].
Tác giả Roberts trong nghiên cứu “Đánh giá sơ bộ về tác động của Hiệp
định của WTO đối với các quy định thương mại về an toàn thực phẩm và kiểm dịch
8


động, thực vật” (Preliminary assessment of the effects of the WTO agreement on
sanitary and phytosanitary trade regulations) chỉ ra rằng, các biện pháp kiểm dịch
động, thực vật nhằm điều chỉnh sự chuyển dịch của các sản phẩm qua biên giới của
các quốc gia là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, nhưng chúng
cũng có thể được sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh quốc tế
[77]. Rất nhiều tác giả thừa nhận rằng, các tiêu chuẩn kiểm dịch động, thực vật có
thể cản trở thương mại quốc tế trong nông nghiệp và thực phẩm [65], [72], [73],
[76], [81], [84].
Những tác động tiêu cực tới thương mại của các biện pháp kiểm dịch động,
thực vật có thể nhóm thành ba loại: (i) Gây cản trở thương mại bằng cách ban hành
lệnh cấm nhập khẩu hoặc làm tăng chi phí sản xuất và tiếp thị; (ii) Làm sai lệch
thương mại giữa các đối tác thương mại khác nhau bằng cách đưa ra các quy phạm
pháp lý phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp tiềm năng; (iii) Làm giảm tổng
lượng hàng hóa buôn bán do tăng chi phí hoặc nâng cao các rào cản thương mại đối
với tất cả những nhà cung cấp tiềm năng [58], [60], [66], [80], [85], [86], [87], [96].
Trong tài liệu “Khía cạnh pháp lý của các biện pháp SPS” của Bộ Thương
mại và Ủy ban châu Âu phối hợp thực hiện, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật
được đánh giá là một trong số rất ít các biện pháp hoặc trực tiếp đem lại lợi ích hoặc
trực tiếp gây hại cho người tiêu dùng. Vì thế, quy định về các biện pháp kiểm dịch
động, thực vật phức tạp hơn, và xét dưới khía cạnh kinh tế khó có thể áp dụng công

thức phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả của các quy định này [10, tr.3].
Các tác động của pháp luật kiểm dịch động, thực vật được nhiều tác giả trong
nước nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình và bài viết của các tác giả này chủ yếu
đánh giá tác động của pháp luật kiểm dịch động, thực vật đối với thương mại. Hiện
nay, các nghiên cứu của Việt Nam về pháp luật về kiểm dịch động, thực vật phần
lớn được xem xét dưới góc độ là các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước và/hoặc nhằm bảo vệ môi trường [1], [7], [9], [25], [30], [35], [52].
Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra thông
tin chuyên đề “Một số vấn đề về bảo vệ, kiểm dịch thực vật” đánh giá riêng về tác
động của kiểm dịch thực vật. Pháp luật về kiểm dịch thực vật được xây dựng với
9


mục đích chính là ngăn chặn có hiệu quả sự du nhập và lan rộng của các sinh vật
gây hại cho thực vật nhằm bảo vệ an toàn nền sản xuất nông, lâm nghiệp trong
nước, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó,
kiểm dịch thực vật cũng được thiết kế như một công cụ quản lý hiệu quả chất
lượng, uy tín hàng hóa nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh hàng hoá nông lâm sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cuối
cùng, công tác kiểm dịch thực vật cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân,
đảm bảo an ninh lương thực do tránh được các thiệt hại do dịch hại nguy hiểm gây
ra [47, tr.3].
1.1.3. Các nghiên cứu về xây dựng pháp luật kiểm dịch động, thực vật
Beghin và Bureau trong công trình “Phân tích định lượng về vệ sinh an toàn
thực phẩm, kiểm dịch động, thực vật và hàng rào kỹ thuật; Rào cản thương mại”
(Measurement of Sanitary, Phytosanitary and Technical; Barriers to Trade) xác
định các phương pháp thường được sử dụng để xây dựng các biện pháp kiểm dịch
động, thực vật ở các nước bao gồm: phương pháp bù giá, phương pháp dựa trên dữ
liệu kiểm kê, phương pháp dựa trên khảo sát, phương pháp dựa trên trọng trường,
phương pháp tính toán chi phí – lợi ích dựa trên đánh giá rủi ro, các phương pháp

kinh tế vi mô điển hình và phương pháp tính toán định lượng sử dụng mô hình
ngành hoặc đa thị trường [55]. Thông qua các biện pháp này, các chính phủ có các
thông tin về chi phí của các chính sách kiểm dịch động, thực vật mà họ áp dụng và
định lượng các quy chuẩn có hiệu quả hơn [54].
Tác phẩm “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế”
của tác giả Nguyễn Hữu Khải phân tích lý do các quốc gia xây dựng pháp luật kiểm
dịch động, thực vật dưới góc độ nhằm bảo hộ các ngành sản xuất nội địa. Đối với
Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Khải xem xét sự cần thiết phải xây dựng và sử dụng
các biện pháp kiểm dịch động, thực vật như là các biện pháp bảo hộ xuất phát cả từ
yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Dưới góc độ chủ quan, nguyên nhân đến từ
năng lực cạnh tranh quốc gia còn kém, thể hiện ở hệ thống quy phạm pháp luật
thiếu nhất quán và chồng chéo, các doanh nghiệp yếu kém về năng lực quản lý,
nguồn nhân lực, khả năng thích nghi và mang nặng tư tưởng dựa dẫm vào Nhà
10


nước, sự yếu kém của Nhà nước về quản lý vi mô và vĩ mô. Còn nhìn ở góc độ
khách quan, dưới tác động của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, các biện pháp này giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển đỡ mất cân đối và
giảm sự phụ thuộc nặng nề vào các yếu tố bên ngoài. Hơn thế nữa, các biện pháp hỗ
trợ mang tính cấp thiết giúp các doanh nghiệp tạo được những lợi thế nhất định để
cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên phương diện quốc gia cũng như
trên phương diện ngành/doanh nghiệp và sản phẩm. Cuối cùng, chúng có thể trở
thành công cụ để chúng ta “mặc cả” đổi lấy những ưu đãi khác [25].
Nhiều công trình phân tích pháp luật về kiểm dịch động, thực vật của các
quốc gia là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, như: Mỹ, EU, Nhật Bản,
Úc, Trung Quốc,…Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để chúng ta xây dựng
bộ phận pháp luật này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và tạo điều kiện cho sản
phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu hiệu quả, như: ký kết các điều ước quốc tế
song phương có nội dung về kiểm dịch động, thực vật với các quốc gia là thị trường

xuất khẩu nông sản quan trọng, trong đó thỏa thuận những điều khoản về tiêu chuẩn
và chất lượng của hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ lực; hình thành cơ quan chịu
trách nhiệm giám sát mọi công đoạn trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng
sản phẩm nông sản xuất khẩu;… [3], [8], [22], [40], [50].
1.1.4. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật kiểm dịch động, thực vật
Các công trình nghiên cứu nước ngoài cho rằng, những tác động của các biện
pháp kiểm dịch động, thực vật đối với thương mại đã được biết đến rộng rãi ở các
nước phát triển. Do vậy, rõ ràng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật là vấn đề
nổi cộm đối với các nước đang phát triển [58], [60], [66], [73], [85], [86], [87], [96].
Xuất khẩu nông sản và thực phẩm đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước
đang phát triển [67]. Nhiều nghiên cứu cho thấy các biện pháp kiểm dịch động, thực
vật của các nước phát triển tạo ra các trở ngại đáng kể cho các nước đang phát triển
xuất khẩu nông sản và thực phẩm [56], [60], [71], [75]. Các tác giả Murphy và
Shleifer nhận định, các nghiên cứu lý thuyết đã cho thấy các nước đang phát triển
gặp phải khó khăn trong việc buôn bán với các nước phát triển do có sự khác nhau
về yêu cầu chất lượng, và điều này đến từ nguyên nhân là nhu cầu của người tiêu
11


dùng và các quy phạm pháp luật có liên quan của các quốc gia [71]. Bằng việc phân
tích pháp luật của EU, Nhật Bản và Mỹ, David Henson đã chứng minh rằng các
biện pháp kiểm dịch động, thực vật được sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước khi
làm tăng chi phí sản xuất cho các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. Pháp luật về
kiểm dịch động, thực vật của họ đặt ra những giới hạn ngặt nghèo lên thương mại
đối với sản phẩm nông nghiệp, gây ra khó khăn cho các nhà nhập khẩu đến từ các
nước đang phát triển và cho cả các nhà nhập khẩu đến từ các nước phát triển [21].
Tác phẩm “Tác động của các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động, thực vật đối với các nước đang phát triển” (Impact of Sanitary and
Phytisanitary Measures on Developing Countries) của Henson Spencer đánh giá
pháp luật kiểm dịch động, thực vật gây ra rào cản lớn nhất với xuất khẩu nông sản

và thực phẩm từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Nguyên nhân
đến từ: cách tiếp cận thông tin của các nước đang phát triển về các yêu cầu của các
nước phát triển, năng lực khoa học và công nghệ hiện có của các nước nước đó, các
trở lực về tài chính; nhận thức về vấn đề kiểm dịch động, thực vật trong các quan
chức chính phủ và trong ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, và những
hạn chế trong việc tổ chức quản lý nhằm kiểm soát các yêu cầu kiểm dịch động,
thực vật của các nước đang phát triển. Hậu quả là các nước đang phát triển không
có khả năng thực hiện các yêu cầu kiểm dịch động, thực vật của các nước phát triển
đúng thời hạn hoặc chi phí thực hiện các yêu cầu này cao tới mức không chấp nhận
được [65].
Trong nghiên cứu “Tác động của các Hiệp định WTO đối với các nước đang
phát triển”, các tác giả nhận định, các nước đang phát triển thường vấp phải một số
vấn đề trong quá trình thực hiện những tiêu chuẩn hiện có do cơ sở hạ tầng non kém
của mình, các hệ thống và các cơ quan điều tiết chưa đủ độ để có thể thực hiện được
những biện pháp quản lý cần thiết. Thông thường nguyên nhân chính là thiếu nguồn
nhân lực và tài chính để thực hiện các biện pháp khác nhau. Các tác giả nhấn mạnh
rằng, việc thiếu những tiêu chuẩn hài hòa hóa đã được quốc tế chấp nhận sẽ gây ra
tổn hại đặc biệt cho các nước này. Nhưng những khó khăn mà các nước đang phát
triển gặp phải để thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế không ít, bao gồm: Đặc điểm quy
12


mô nhỏ của hai ngành nông nghiệp và chế biến, sự xuất hiện ngày càng nhiều các
tiêu chuẩn kiểm dịch động, thực vật mới ở các nước phát triển do sự phát triển
nhanh của khoa học kỹ thuật [46, tr.149-150].
Dù rằng, tham gia Hiệp định SPS được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều
thuận lợi cho các nước đang phát triển vượt qua rào cản kiểm dịch động, thực vật
của các nước phát triển, thì việc tham gia hiệu quả vào Hiệp định này của các nước
đang phát triển cũng gặp phải nhiều khó khăn. Theo các báo cáo của WTO, trong
nhiều trường hợp khoảng thời gian giữa việc thông báo các biện pháp kiểm dịch

động, thực vật mới và áp dụng chúng là không đủ đối với các nước đang phát triển
để đáp ứng một cách có hiệu quả. Trong khi đó, các nước phát triển không sẵn lòng
nới rộng thời gian tuân thủ và sắp xếp thời gian chuyển đổi dù Hiệp định SPS quy
định về một thời gian tuân thủ dài hơn đối với các nước đang phát triển. Hơn thế
nữa, chỉ có một bộ phận các nước phát triển miễn cưỡng chấp nhận các biện pháp
kiểm dịch động, thực vật của các nước đang phát triển, còn lại là họ yêu cầu sự tôn
trọng đến từng câu, từng chữ đối với các yêu cầu của mình. Hệ quả là các biện pháp
này làm gia tăng chi phí để tuân thủ hoặc chúng khó có thể áp dụng đối với những
vùng, địa phương nhất định tại các nước đang phát triển. Những hỗ trợ kỹ thuật của
các nước phát triển nhằm đẩy mạnh việc áp dụng Hiệp định SPS và/hoặc sự tuân
thủ các yêu cầu kiểm dịch động, thực vật thường là không có hiệu quả. Nguyên
nhân là những hỗ trợ này không chú trọng vào những khó khăn thường trực của các
nước đang phát triển, đó là: hệ thống hiện hành kiểm soát hoạt động kiểm dịch
động, thực vật, sự phát triển năng lực khoa học và kỹ thuật, khả năng tiếp cận các
phương pháp thử nghiệm hiện đại. Cuối cùng, hình thức và mức độ của một số tiêu
chuẩn quốc tế nhất định chưa phù hợp và/hoặc không đáp ứng được yêu cầu của các
nước đang phát triển. Theo các báo cáo này, lý do đến từ: bản chất của quá trình đưa
ra quyết định trong nội bộ của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khả năng của các
nước đang phát triển tham gia có hiệu quả vào quá trình này do hạn chế về tiềm lực
tài chính, khoa học và công nghệ của mình [91], [92], [93], [94], [95].
Các tác giả trong nước cũng đã công bố các công trình nghiên cứu đánh giá
về thực trạng pháp luật kiểm dịch động, thực vật Việt Nam. Tác giả Nguyễn Hữu
13


Khải đánh giá tổng quan về pháp luật kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam là các
quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, công tác kiểm tra giám sát chưa tốt nên công
tác kiểm dịch tiến hành hầu như không thường xuyên, hiệu lực kém. Do vậy mà
pháp luật trong lĩnh vực này chưa có tác động đáng kể đối với việc bảo vệ con
người và môi trường, cũng như tạo được hàng rào bảo vệ cho các ngành kinh tế

trong nước [25, tr.248-249], [26, tr.189-190].
Trong thông tin chuyên đề “Một số vấn đề về bảo vệ, kiểm dịch thực vật” các
tác giả trình bày, hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về kiểm dịch thực vật
còn thiếu và chưa đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện nay cũng như các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể là các quy định kiểm dịch thực vật của
Việt Nam đang ở mức thấp hơn so với các quy định quốc tế và các nước trong khu
vực, không bảo đảm mức độ bảo vệ thực vật thích hợp [47, tr.3-10].
Trong công trình “Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề
xuất các giải pháp cho Việt Nam”, các tác giả kết luận, các tiêu chuẩn về kiểm dịch
động, thực vật của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý xuất nhập khẩu
và lưu thông hàng hóa cũng như chưa hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và khu
vực. Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc đàm phán và ký kết các Điều ước quốc
tế công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kiểm dịch động, thực vật với các nước. Các tác
giả cũng chỉ ra rằng, hàng rào về kiểm dịch động, thực vật của các nước nhập khẩu
không chỉ đòi hỏi cao về mức độ đáp ứng mà còn hết sức phức tạp về thủ tục hành
chính. Hiện nay, các cơ quan giám định của Việt Nam còn yếu về nhiều mặt, các
phòng thí nghiệm chưa đủ tiêu chuẩn đã và sẽ là những cản trở lớn cho hàng xuất
khẩu nông sản [8]. Tác giả Nguyễn Trung Kiên nhận định, thủ tục kiểm dịch của
Việt Nam còn cứng nhắc, khiến các doanh nghiệp mất thời gian, chi phí và đôi khi
cả cơ hội xuất khẩu [27].
1.1.5. Các nghiên cứu đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm dịch
động, thực vật
Các công trình nghiên cứu nước ngoài chú trọng tới việc xem xét xây dựng các
biện pháp kiểm dịch động, thực vật tạo thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế.
Các tác giả Spencer Henson và John S. Wilson trong tác phẩm “Tổ chức Thương

14


mại Thế giới và các hàng rào kỹ thuật trong thương mại” đưa ra giải pháp cho việc

các quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn (bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật và các
biện pháp kiểm dịch động, thực vật) chính là thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau, sau đó
là tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia vào các hiệp hội tiêu chuẩn hóa – là tổ
chức mà tại đó các nước thành viên sẽ thừa nhận lẫn nhau tất cả tiêu chuẩn ở các
nước thành viên khác. Việc hình thành của các hiệp hội tiêu chuẩn hóa này sẽ thúc
đẩy thương mại giữa các nước thành viên bởi chúng sẽ hạn chế chi phí chuyển đổi
tiêu chuẩn [21].
Theo đánh giá của WTO và tác giả Robert thì việc tham gia và thực thi Hiệp
định SPS giúp cho hoạt động thương mại dễ dàng hơn từ các nước đang phát triển
sang các nước phát triển bằng cách nâng cao tính minh bạch, tăng cường sự hài hòa
và ngăn ngừa việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật không có căn cứ
khoa học [81], [88], [89], [90]. Các nước đang phát triển sẽ chỉ thực sự có lợi ích từ
việc thực thi Hiệp định SPS nếu họ sẵn sàng và có khả năng tham gia đầy đủ vào
các tổ chức quốc tế và các quy chế thực hành do các tổ chức đó xây dựng [60], [63],
[70], [96]. Theo tác giả Michalopoulos, về điều này, có ba vấn đề chủ chốt liên
quan: (i) Khả năng của các nước đang phát triển tham gia trong WTO và các tổ
chức có liên quan, (ii) Sự tham gia có hiệu quả của các nước đang phát triển trong
các hoạt động liên quan đến Hiệp định SPS, và (iii) Năng lực của các tổ chức trong
nước trong việc kiểm soát các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động, thực vật cũng như thực hiện các cam kết theo Hiệp định SPS hiệu quả [70].
Trong nghiên cứu“Tác động của các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động, thực vật đối với các nước đang phát triển” (Impact of Sanitary
and Phytisanitary Measures on Developing Countries), các tác giả nhận định rằng,
để các nước đang phát triển có thể “làm chủ” Hiệp định SPS thì những giải pháp
đưa ra được đề cập ở nhiều cấp độ: WTO và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế cần xem
xét các phương thức nhằm thúc đẩy việc tham gia có hiệu quả hơn của các nước
đang phát triển; các nước phát triển cần nhận thức rõ hơn những nhu cầu và hoàn
cảnh đặc biệt của các nước đang phát triển và quan tâm xem xét chúng, khi ban
hành pháp luật về kiểm dịch động, thực vật; các nước đang phát triển cần áp dụng
15



các cơ chế và thủ tục cho phép người sản xuất nông sản và người chế biến thực
phẩm thực hiện một cách tốt nhất các yêu cầu kiểm dịch động, thực vật mà họ gặp
phải tại thị trường của các nước phát triển [64].
Tác giả Nguyễn Hữu Khải trong công trình “Hàng rào phi thuế quan trong
chính sách thương mại quốc tế” đưa ra một số đề xuất cho pháp luật về kiểm dịch
động, thực vật trong mối tương quan là các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam.
Về mặt định hướng, tác giả cho rằng, việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan phải
phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội trong nước và hội nhập quốc tế, chỉ nên áp
dụng các biện pháp phi thuế quan trong một số lĩnh vực có chọn lọc, các hàng rào
phi thuế quan cũng cần nhất quán và rõ ràng [25, tr.292-296]. Về giải pháp cụ thể,
tác giả đề xuất ban hành các quy phạm pháp luật liên quan tới các tiêu chuẩn đối
với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét
nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận, những xử lý cách ly bao gồm các
yêu cầu liên quan gắn liền với vận chuyển cây trồng và vật nuôi hay các chất nuôi
dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển, những quy định về các phương pháp
thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu
cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm [25, tr.313316]. Cũng tác giả này, trong nghiên cứu “Quản lý hoạt động nhập khẩu – cơ chế,
chính sách và biện pháp” đã đề xuất một số giải pháp cho pháp luật kiểm dịch
động, thực vật của Việt Nam. Đó là, Nhà nước cần tiến hành rà soát lại toàn bộ các
quy định hiện hành về kiểm dịch động thực vật để xem xét cần giữ lại và điều chỉnh
những quy định nào, xây dựng các tiêu chuẩn có liên quan một cách cụ thể, nếu
kinh phí đầu tư cho công tác này có hạn thì tăng cường việc nghiên cứu để công
nhận hợp chuẩn. Trong điều kiện cơ sở vật chất và trạng thiết bị ở nhiều cửa khẩu
Việt Nam còn hạn chế, không áp dụng được yêu cầu kiểm tra, Việt Nam cần xây
dựng các quy định về cửa khẩu thông quan. Đối với việc xây dựng các tiêu chuẩn
về kiểm dịch động, thực vật cụ thể, tác giả kiến nghị nên đẩy mạnh việc áp dụng
một số bộ tiêu chuẩn như ISO 14000, HACCP [26, tr.258-266].
Tác giả Lê Xuân Trường nhận định rằng, Việt Nam cần có cơ chế khuyến

khích, thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý
16


nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn các tiêu chuẩn này
để lưu thông trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới [45]. Tác giả Dương Thị
Thu Thảo đề ra các giải pháp như: Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia về xây
dựng các tiêu chuẩn, quy định về kiểm dịch động, thực vật để phát triển thương mại
và bảo vệ môi trường từ hai khía cạnh, vượt qua rào cản của các quốc gia nhập khẩu
và hoàn thiện, bổ sung các tiêu chí mang sắc thái riêng đối với hàng hóa xuất khẩu
sang Việt Nam; đối với các doanh nghiệp, cần triển khai các chương trình sản xuất
sạch hơn, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường, tăng cường năng
lực sản xuất và chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế,
tăng cường năng lực pháp lý, xây dựng tính cộng đồng cao hơn nữa để bảo vệ lợi
ích khi tham gia xuất khẩu; cần duy trì các đơn vị thường trực theo từng chuyên
ngành để kiểm soát điều kiện vệ sinh dịch tễ đối với từng nhóm hàng [36].
Cùng với quan điểm này, Bộ Thương mại cho rằng, các doanh nghiệp Việt
Nam buộc phải đầu tư đổi mới trang thiết bị và tăng các khoản chi phí cho các hoạt
động liên quan, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, những bất hợp lý của chính
sách và cơ chế hiện hành, đồng thời chủ động chuẩn bị những điều kiện để sẵn sàng
đối phó với những tiêu chuẩn thường xuyên thay đổi này, các tiêu chuẩn kiểm dịch
động, thực vật phải được xây dựng chú trọng đến bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường và an sinh xã hội [8].
1.1.6. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài “Pháp
luật về kiểm dịch động, thực vật ở Việt Nam hiện nay” đã được công bố mà tác giả
tiếp cận được, xin đưa ra những đánh giá bước đầu như sau:
- Số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án lớn, phong
phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các nội dung khác nhau.
- Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức quan

trọng về vai trò của kiểm dịch động, thực vật và tác động của nó tới đời sống xã hội;
phân tích thực trạng pháp luật kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam hiện nay
cũng như thực trạng thực thi bộ phận pháp luật này; đánh giá những vấn đề còn tồn
tại và nêu ra nguyên nhân; đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm
17


dịch động, thực vật hiện hành. Chúng là nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng để tiếp tục
nghiên cứu sâu những vấn đề quan trọng của luận án.
Nhìn một cách tổng thể, dù số lượng nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
rất lớn, nhưng lại chưa có một công trình nào tổ chức nghiên cứu về pháp luật kiểm
dịch động, thực vật của Việt Nam một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện, để từ
đó đề xuất những phương hướng, giải pháp đảm bảo pháp luật kiểm dịch động, thực
vật tác động một cách tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế của đất nước. Nói cách khác, hiện nay chưa có một công trình trong
nước và ngoài nước nào triển khai nghiên cứu chủ đề pháp luật kiểm dịch động,
thực vật của Việt Nam với tư cách là đối tượng nghiên cứu chính.
1.1.7. Những vấn đề mà luận án kế thừa
Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến chủ đề luận án đã được giải
quyết, đạt được sự thống nhất cao của các học giả và đề tài có thể tiếp thu mà không
cần trở lại để phân tích, làm sáng tỏ thêm.
Về mặt lý luận, nhận thức chung về tác động của pháp luật kiểm dịch động,
thực vật đối với kinh tế - xã hội của các quốc gia đã sáng tỏ. Về mặt tích cực, bộ
phận pháp luật này bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường; thúc đẩy thương
mại phát triển thông qua đảm bảo chất lượng sản phẩm và làm tăng sự tin tưởng của
người tiêu dùng. Về mặt tiêu cực, pháp luật kiểm dịch động, thực vật làm hạn chế
khả năng cạnh tranh, gây cản trở thương mại. Bên cạnh những tác động chung như
vậy, đối với riêng Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, pháp luật kiểm dịch
động, thực vật còn đưa lại những lợi ích khác nữa là bộ công cụ quản lý hiệu quả

chất lượng và uy tín hàng hóa nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị
trường thế giới; góp phần tăng trưởng GDP cũng như nâng cao thu nhập của người
dân.
Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu nước ngoài nhận định pháp luật về kiểm
dịch động, thực vật gây trở ngại cho hàng hóa nông lâm thủy sản từ các nước đang
phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển và đây được đánh giá là rào cản mà
các nước đang phát triển khó vượt qua nhất để đưa nông lâm thủy sản của mình ra
18


thị trường thế giới. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là các nước đang phát
triển tiếp cận thông tin liên quan còn chưa phù hợp, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng
lực về khoa học và công nghệ còn ở mức độ thấp, khó khăn về tài chính, nhận thức
về vấn đề kiểm dịch động, thực vật của các cơ quan và quan chức có liên quan chưa
cao, còn nhiều vấn đề trong việc tổ chức quản lý.
Việt Nam có đầy đủ những thực trạng mà các nhà nghiên cứu nước ngoài
nhận định khi là một quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, Việt Nam còn có những
thực trạng riêng của mình, đó là: hệ thống quy phạm pháp luật về kiểm dịch động,
thực vật chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, thủ tục kiểm dịch còn cứng nhắc, các tiêu
chuẩn kiểm dịch động, thực vật còn đơn giản và thường thấp hơn so với các quy
định quốc tế và khu vực, công tác thực hiện không thường xuyên và hiệu lực kém.
Về những đề xuất, kiến nghị, nhìn dưới góc độ chung của tất cả các quốc gia,
để hoàn thiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật, các quốc gia cần thừa nhận
tiêu chuẩn lẫn nhau, tham gia vào các hiệp hội tiêu chuẩn hóa, nâng cao tính minh
bạch, tăng cường hài hòa hóa, ngăn ngừa áp dụng các biện pháp không có căn cứ
pháp luật và tham gia Hiệp định SPS một cách hiệu quả. Riêng đối với các nước
đang phát triển, họ cần áp dụng các cơ chế và thủ tục cho phép người sản xuất nông
lâm thủy sản và chế biến thực phẩm thực hiện một cách tốt nhất các yêu cầu kiểm
dịch động, thực vật mà họ gặp phải tại thị trường các nước phát triển.
Ngoài những kiến nghị chung nêu trên, có những giải pháp được các nhà

nghiên cứu nêu riêng cho Việt Nam, gồm tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định
hiện hành về kiểm dịch động; đẩy mạnh việc áp dụng một số bộ tiêu chuẩn về sản
xuất; tăng cường trang thiết bị cho hoạt động kiểm dịch; có cơ chế khuyến khích,
thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước đổi mới công nghệ và cải tiến quản lý; duy trì
các đơn vị thường trực theo từng chuyên ngành để kiểm soát điều kiện kiểm dịch
động, thực vật của từng nhóm hàng; các doanh nghiệp tăng cường năng lực nghiên
cứu và phát triển thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị, tăng các khoản chi phí
cho các hoạt động có liên quan và xây dựng tính cộng đồng cao hơn để bảo vệ
chính mình trong thị trường quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy hoạt

19


động thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau, tăng cường hài hòa hóa các tiêu chuẩn cũng
như tận dụng sự trợ giúp về khoa học công nghệ từ các nước phát triển.
1.1.8. Những vấn đề luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu
Xuất phát từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nêu
trên, có thể thấy, không gian nghiên cứu còn rất rộng lớn mà tác giả có thể triển
khai trong nội dung nghiên cứu của luận án, bao gồm những vấn đề sau:
Một là, làm rõ hơn khái niệm của kiểm dịch động, thực vật và pháp luật kiểm
dịch động, thực vật.
Hai là, làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với kiểm dịch động,
thực vật; làm rõ nội dung của pháp luật về kiểm dịch động, thực vật.
Ba là, khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp
luật về kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam, từ đó rút ra những bất cập còn tồn
tại trong các quy định có liên quan cũng như những hạn chế khác đến từ điều kiện
kinh tế - xã hội của quốc gia để làm cơ sở xây dựng các giải pháp khắc phục.
Bốn là, luận án cập nhật định hướng phát triển và trên cơ sở những bất cập
còn tồn tại của pháp luật về kiểm dịch động, thực vật, luận án đưa ra các giải pháp
cụ thể để hoàn thiện pháp luật kiểm dịch động, thực vật nhằm góp phần nâng cao

hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm dịch động, thực vật của Việt Nam hiện nay.
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học của kết quả nghiên cứu, luận án sử dụng các lý
thuyết nghiên cứu sau đây:
* Lý thuyết về hàng rào phi thuế quan
Hàng rào phi thuế quan (còn gọi là hàng rào kỹ thuật) là một trong các biện
pháp mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế, cụ thể, hàng rào phi thuế quan là
công cụ hoặc hành động của Nhà nước, không phải là thuế quan, được sử dụng để
điều chỉnh những bất cập của thị trường. Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật
được xem xét là một trong các hàng rào phi thuế quan của quốc gia khi chúng đưa
ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn có thể thúc đẩy thương mại thông qua việc đảm bảo
chất lượng hàng nông lâm thủy sản, tăng sự tin cậy của người tiêu dùng.
20


×