Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vài nét về Vũ Ngọc Nhạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.31 KB, 11 trang )

Vũ Ngọc Nhạ
Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt
Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nổi tiếng với biệt
danh Ông cố vấn vì từng làm cố vấn cho một số chính trị gia cao cấp của Việt Nam
Cộng hòa và là nhân vật chủ chốt trong vụ án cụm tình báo A.22 làm rung động chính
trường Sài Gòn vào cuối năm 1969.
Thân thế và bước đầu hoạt động
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi như Pièrre
Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã, Hoàng Đức Nhã, Vũ Đình Long (còn gọi
là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các
biệt danh như Thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã
tu 4 chức), Ông cố vấn (do ông từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao
cấp của Việt Nam Cộng hòa).
Ông tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm,
Ninh Bình.
Thời thanh niên, ông có vào học ở trường dòng một thời gian, rồi lên Hà Nội để học
thi bằng Tú tài. Đầu năm 1945, sau cuộc đảo chính 9 tháng 3, ông làm quen với một
cán bộ Việt Minh là Hoàng Minh Vân
[1]
và được người này hướng dẫn tham gia cách
mạng
Cuối năm 1946, ông tham gia chiến đấu chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại mặt
trận Hà Nội. Sau khi Việt Minh rút khỏi Hà Nội, ông trở về Thái Bình, tham gia công
tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận,
với bí danh là Lê Quang Kép. Năm 1951, để tiện hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm
soát, ông đã nhờ người em trai làm một chứng minh thư giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ.
Và cái tên này về sau trở thành nổi tiếng.
Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là Đỗ Mười, ông được
Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt
động trong giới Công giáo.


Xuống tàu vào miền Nam
Năm 1954, Hoàng Minh Đạo, thủ trưởng cơ quan tình báo quân sự đã ra chỉ thị tung
một số điệp viên chiến lược vào miền Nam để chuẩn bị cho thời kỳ "hậu Hiệp định
Genève". Vũ Ngọc Nhạ là một trong số những điệp viên đó. Năm 1955, ông cùng vợ
và con gái xuống tàu Hải quân Pháp lẫn vào 1 triệu người Công giáo di cư vào Nam.
Bản lý lịch với cái tên mới: Vũ Đình Long, dùng sử dụng khi vào Nam của ông có
hầu hết các chi tiết xác thực: sinh ngày 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, Vũ Thư,
Thái Bình; tham gia Việt Minh sau ngày Toàn quốc kháng chiến; vào Đảng Cộng sản
năm 1947, năm 1951 trở thành Thị ủy viên của thị xã Thái Bình; năm 1952, bất mãn
vì bị kỳ thị do gia đình là địa chủ và Công giáo, nên trở về Phát Diệm tham gia "Tổng
bộ tự vệ Phát Diệm", một tổ chức chống Cộng do giám mục Lê Hữu Từ và linh mục
Hoàng Quỳnh lãnh đạo; giữa năm 1954, sang Pháp, nhưng không lâu lại trở về Hải
Phòng và xuống tàu di cư vào Sài Gòn tháng 12 năm 1955.
Sau khi vào Nam, ông cùng gia đình cư trú tại giáo xứ Bình An, không lâu sau chuyển
sang sinh sống khu chợ Thị Nghè. Ông xin được một chân đánh máy trong Bộ Công
chánh. Trong thời gian này, ông chủ yếu tập trung vào việc xây dựng vỏ bọc an toàn,
nên thường xuyên lui tới giáo xứ Bình An và văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát
Diệm, qua đó chiếm được cảm tình của linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành người
giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ. Cũng trong thời gian này, ông nhận ra được
những yếu điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa giới Công giáo với chính quyền,
yếu tố quan trọng mà về sau được ông sử dụng như một thủ pháp để hoạt động tình
báo. Từ khi vào Nam, ông thường dùng các tên gọi như Hai Long, Hai Nhạ, Hai Nhã
theo thứ bậc của người miền Nam và ông cũng được linh mục Hoàng Quỳnh đặt một
tên gọi riêng là Hoàng Đức Nhã.
Tuy vậy, cuối tháng 12 năm 1958, ông bị một nhân viên phản gián của Đoàn Công tác
Đặc biệt miền Trung, tên là Nguyễn Tư Thái (tự Thái đen)
[2]
, nhận diện ông vẫn hoạt
động tại vùng Thái Bình cho đến từ cuối năm 1952. Do đó, ông bị Đoàn Công tác Đặc
biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế. Do

công tác chuẩn bị tốt, do sự vận động của linh mục Hoàng Quỳnh, cộng với sự may
mắn, ông không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ một cách không
chính thức đến tận giữa năm 1961.
Người giúp việc của Đức cha Lê
Một sơ hở lớn của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung là tập trung giam giữ khá
nhiều tình báo viên tại trại Tòa Khâm. Trong thời gian bị giam giữ tại Tòa Khâm, Vũ
Ngọc Nhạ đã móc nối được với một số tình báo viên khác, thậm chí nhận được sự chỉ
đạo của trùm tình báo Mười Hương, khi đó cũng bị giam tại Tòa Khâm
[3]
. Từ đó, ông
đã chuyển phương cách hoạt động, xây dựng sự tín nhiệm của "Ông Cố vấn chỉ đạo
miền Trung" Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" viết vào cuối
năm 1959. Tờ trình này đã gây được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó cả của
Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm. Do sự dự đoán chính xác của ông về khả năng
xảy ra đảo chính và cuộc đảo chính đã diễn ra sau đó vào ngày 11 tháng 11 năm 1960,
các anh em họ Ngô đã chú ý đến ông và nhờ đó ông thoát khỏi sự giam cầm kéo dài
trong hơn 2 năm.
Tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" được viết trên cơ sở mối quan hệ giữa giới Công
giáo với anh em họ Ngô. Chính yếu tố này đã gây được sự chú ý, cộng với bức bình
phong "người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ" mà Vũ Ngọc Nhạ được sử dụng
như một người liên lạc và cung cấp thông tin giữa anh em họ Ngô với giới Công giáo
di cư. Chính ở vị trí này, ông không những thu được nhiều tin tình báo có giá trị, mà
còn có ảnh hưởng nhất định đến một số thông tin trao đổi giữa hai bên. Từ đó, ông bắt
đầu có biệt danh Ông cố vấn.
Xây dựng Cụm tình báo chiến lược A.22
Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, thế lực chính trị của Công giáo phát triển
nhanh. Lúc bấy giờ, vai trò lãnh đạo Công giáo được chuyển vào tay linh mục Hoàng
Quỳnh. Cuối năm 1965, do sự tranh giành quyền lực quyết liệt trong "nhóm tướng
trẻ", tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ giữ vai trò liên lạc viên giữa
tướng Thiệu và Công giáo, qua sự giới thiệu của Linh mục Hoàng Quỳnh, nhằm tìm

chỗ dựa chính trị. Là một điệp viên, Vũ Ngọc Nhạ đã khéo léo sử dụng vai trò này để
tạo dựng các mối quan hệ và gây ảnh hưởng đến giới chính trị gia cả trong dân sự lẫn
quân sự.
Bút tích được cho là của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viết cho Vũ Ngọc Nhạ
Được xem như một cố vấn cho tướng Thiệu trong lĩnh vực quan hệ với giới Công
giáo, ông nhanh chóng trở thành một "Ông cố vấn" lần thứ hai, với sức ảnh hưởng đến
chính giới còn mạnh hơn so với thời anh em Diệm - Nhu, nhất là từ sau khi tướng
Thiệu đắc cử Tổng thống vào năm 1967. Để khai thác một cách triệt để hơn sức ảnh
hưởng và nguồn thông tin lớn, cấp trên của ông đã mở rộng nhiệm vụ của ông thành
mạng lưới, rồi cụm tình báo A.22 (vốn là mật danh riêng của ông) do Nguyễn Văn Lê
[4]
làm Cụm trưởng, ông làm Cụm phó trực tiếp phụ trách lưới tình báo. Toàn bộ cụm
A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí
[5]
, Chỉ huy phó Tình báo
quân sự tại miền Nam.
Ban đầu cụm phát triển thêm Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật đều là những tình báo
viên mà Vũ Ngọc Nhạ đã bắt liên lạc lúc ông bị giam ở Tòa Khâm. Sau phát triển
Nguyễn Xuân Đồng, và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, cụm được bổ sung Lê
Hữu Thúy (hay Thắng), mật danh A.25.
Các điệp viên này đều được giao nhiệu vụ "chui sâu leo cao" vào những chức vụ quan
trọng để có thể thu thập thông tin chiến lược và có thể tác động đến chính quyền.
Thành công lớn nhất của Cụm A.22 là cắm được một cơ sở của Lê Hữu Thúy là
Huỳnh Văn Trọng, vào vị trí Phụ tá tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Huỳnh Văn
Trọng cầm đầu một phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ tiếp xúc, gặp gỡ
với hàng loạt tổ chức, cá nhân trong chính phủ và chính giới Hoa Kỳ để thăm dò thái
độ của Chính phủ Johnson đối với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời thu
thập được nhiều thông tin tình báo chiến lược.
Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 ông điệp báo
Tuy tổ chức rất chặt chẽ, nhưng do hoạt động mạnh và có ảnh hưởng đến chính giới

cũng như chính quyền Sài Gòn, CIA nhanh chóng phát hiện thấy điều không bình
thường của những nhân vật riêng rẽ này, vốn hầu hết đều là những nghi can về tội làm
điệp viên và từng bị giam giữ tại trại Tòa Khâm. Do đó, cơ quan CIA đã tiến hành
điều tra để phá vỡ cụm tình báo vô cùng nguy hiểm này. Hồ sơ các cựu tù nhân trại
Tòa Khâm được giở lại từ giữa năm 1968. Do quy mô, cũng như sức ảnh hưởng quá
lớn và tính chất phức tạp của vụ án, mãi hơn một năm sau CIA mới chuyển giao thông
tin cho Tổng Nha Cảnh sát điều tra vụ án. Một đơn vị đặc biệt có mật danh S2/B đã
được thành lập và đã tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22 vào trung
tuần tháng 7 năm 1969. Toàn bộ các điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy (tức
Thắng), Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Đồng, hầu hết các cơ sở như
phụ tá Huỳnh Văn Trọng, cơ sở giao liên như bà Cả Nhiễm... đều bị bắt giữ. Tuy
nhiên, Cụm trưởng Tư Lê đã kịp thời trốn thoát.
Về cơ bản, cụm tình báo gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Các chứng cứ về hoạt động
tình báo hầu như đầy đủ. Chính giới Sài Gòn rung động vì quy mô của vụ án: 42 cán
bộ và cơ sở điệp báo, hoạt động rộng và có ảnh hưởng trong nhiều cơ quan chính
quyền cũng như các tổ chức chính trị, một phụ tá tổng thống bị bắt... Khi vụ án được
đưa ra xét xử vào tháng 11 năm 1969, báo giới Sài Gòn đã mệnh danh đây là “Vụ án
chính trị của thế kỷ”
[6]
, “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”
[7]
. Để cứu vãn hoạt động
điệp báo và duy trì thế đứng chính trị, các thành viên Cụm A.22 quyết định đi một
nước cờ xoay chuyển tình thế: biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị, lợi dụng
mức ảnh hưởng và mối quan hệ sâu rộng, các bằng chứng công khai, cũng như tình
thế chính trị bấy giờ để dẫn phiên tòa vào thế bế tắc.
Và họ đã thành công. Phiên tòa trở nên khó xử vì nhất cử nhất động của các bị cáo
đều dính tới các chóp bu chính quyền từ tổng thống, bộ trưởng đến dân biểu, CIA.
Các bằng chứng được công khai để kết tội hoạt động gián điệp "móc nối với Việt
Cộng" đều trở thành những vụ việc do chính ... Tổng thống hợp hiến ủy thác hoặc ra

lệnh. Nhân chứng quan trọng nhất của "vụ án" chắc chắn tòa sẽ không triệu tập được
vì đó chính là Tổng thống. Và các bị cáo đều lập luận rằng họ hoạt động theo yêu cầu
của chính quyền và lương tâm tôn giáo đã được hướng dẫn.
Do không có bằng chứng thuyết phục để khép vào tội tử hình, tòa án quân sự mặt trận
lưu động Vùng 3 đã tuyên án Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Huỳnh Văn Trọng,
Nguyễn Xuân Hòe án Chung thân khổ sai, những thành viên khác bị kết án từ 5 năm
đến 20 năm. Tuy nhiên, dù sao thì Cụm A.22 cũng đã thực hiện thành công được ý
định của mình: giữ được mạng sống các điệp viên, giữ lại được vị thế chính trị để hoạt
động khi ra tù, đồng thời gây ra sự nghi kỵ lẫn nhau trong chính trường Việt Nam
Cộng hòa.
Đánh giá mức độ thành công của Cụm A.22 có thể thấy được qua lời tuyên bố của Vũ
Ngọc Nhạ trước khi lên xe giải về trại giam sau khi phiên tòa kết thúc và được báo
giới ghi lại:
Lúc quân cảnh đưa lần ra khỏi phòng xử để lên xe bít bùng, Vũ Ngọc Nhạ hướng về
đám đông ký giả ngoại quốc và thân nhân nói lớn:
- Tôi gởi lời về thăm ông Thiệu
Rồi y nói lên câu tiếng Pháp:
- Ma Mission est Possible mais maintenant est impossible! (Sứ mạng của tôi trước có
thể hoàn thành được nhưng bây giờ thì bất khả!)
Và y nói với một số ký giả trong nước:
- Vụ tụi tôi chỉ có lịch sử phán xét!
[8]

Sự thành công này còn đạt được một kết quả bất ngờ: khi Cụm Tình báo A.22 bại lộ,
tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa và không muốn tin vào sự thật, còn cho rằng
đây là âm mưu của CIA dàn cảnh. Trong thời gian Vũ Ngọc Nhạ và các bạn đồng chí
bị đày ra Côn Đảo, Thiệu đã triệu hồi viên Tỉnh trưởng Côn Đảo về Sài Gòn và thế
vào đó là một tay chân của ông ta để có diều kiện chăm sóc Hai Long, coi ông như
thượng khách. Bởi thế, quãng thời gian này, sống trên đảo, Vũ Ngọc Nhạ đã tự đánh
giá "Đó là một chuyến dạo chơi trên Thiên đường", có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật

có tiếng tăm của cả Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ...
Tiếp tục hoạt động
Đầu năm 1973, Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về trại giam Chí Hòa
quản thúc theo quy chế tù chính trị theo Hiệp định Paris. Trong thời gian này, lợi dụng
ảnh hưởng của mình và nhờ sự giúp đỡ của linh mục Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ nối
lại mối quan hệ với các tổ chức chính trị thuộc "Lực lượng thứ 3" do tướng Dương
Văn Minh cầm đầu. Lo ngại những hoạt động của ông có thể gây ảnh hưởng xấu đến
chính quyền, ngày 23 tháng 7 năm 1973, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã trao trả
ông tại Lộc Ninh cho phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, với
danh xưng là "linh mục Giải phóng", với mục đích đẩy ông ra xa các hoạt động của
chính giới Sài Gòn. Sau khi được trao trả, cuối năm 1973, ông được đưa về Phòng
tình báo quân sự để làm công tác xác minh. Đầu năm 1974, sau khi đã kiểm tra thông
tin, ông được khôi phục hoạt động bí mật và được công nhận quân hàm Trung tá Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đồng thời nhận được quyết định
khen thưởng về thành tích của Cụm A.22 đồng thời với quyết định kỷ luật cảnh cáo vì
chịu trách nhiệm trong việc lưới tình báo này bị vỡ. Tháng 4 năm 1974, ông trở về
hoạt động bán công khai tại Củ Chi, với mục đích xây dựng một cụm tình báo chiến
lược mới do ông làm cụm trưởng, xây dựng cơ sỏ tình báo và nối lại quan hệ với các
tổ chức chính trị thuộc Lực lượng thứ 3, đặc biệt là khối Công giáo. Tháng 1 năm
1975, ông trở lại Sài Gòn, sống bất hợp pháp và hoạt động trong Lực lượng thứ 3 với
tư cách là một đại biểu Công giáo. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông có mặt bên cạnh
tướng Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập, chứng kiến những giờ phút cuối cùng của
chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Thất sủng và được tôn vinh
Sau năm 1975, toàn bộ Hồ sơ mật về Cụm tình báo chiến lược A .22 của Nha Tổng
giám đốc Cảnh sát quốc gia được thu hồi nguyên vẹn. Thậm chí, vào ngày 30 tháng 4
năm 1975, một chỉ huy tình báo cao cấp và là chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ là
Đại tá Nguyễn Đức Trí cũng có mặt tại dinh Độc Lập. Tuy nhiên, thân phận thực của
Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận. Mãi đến năm 1976, ông mới được điều về làm
chuyên viên Cục 2 với quân hàm Thượng tá. Năm 1981, ông được thăng Đại tá. Tuy

nhiên, ông chỉ được giao các công tác nghiên cứu và tổng hợp các báo cáo để phúc
trình cho các lãnh đạo cao cấp của nhà nước như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mai
Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Mãi đến năm 1987, khi cuốn tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên của Hữu Mai
xuất bản, thân thế và sự nghiệp của ông mới được công chúng biết tới. Để tôn vinh sự
nghiệp hoạt động của ông, năm 1988, Nhà nước Việt Nam phong hàm Thiếu tướng
cho Vũ Ngọc Nhạ. Cụm tình báo chiến lược A.22 và Đại tá Lê Hữu Thúy được phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Một bộ phim phỏng theo tiểu thuyết
"Ông cố vấn" cũng được sản xuất và đã có một số phóng sự về ông và cụm tình báo
A.22 được công chiếu trước khi ông mất.
Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:
• Huân chương Độc lập hạng ba,
• Huân chương Quân công hạng ba,
• Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì,
• 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba,
• Huân chương Chiến thắng hạng nhì,
• Huân chương Kháng chiến hạng nhất,
• 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng (hạng nhất, nhì, ba);
• 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba);
• Huy chương Quân kỳ quyết thắng,
• Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
Tuy nhiên, cho đến lúc mất, ông vẫn không được nhận danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang mà chính nhà văn Hữu Mai nhận định rằng chính ông rất xứng đáng
được nhận.
Ông còn được Tòa thánh Vatican và Giáo hoàng Paulus VI tặng bằng khen và Huy
chương "Vì hòa bình" vào tháng 6 năm 1971.
Ông qua đời lúc 6 giờ 7 phút ngày 7 tháng 8 năm 2002 tại TP Hồ Chí Minh, hưởng
thọ 75 tuổi. Phần mộ cửa ông hiện nay được đặt tại nghĩa trang Lạc Cảnh, TP.HCM,
trong khu vực dành riêng cho các tướng lĩnh, gần mộ phần của 2 điệp viên nổi tiếng
khác là Phạm Xuân Ẩn và Đặng Trần Đức. Mộ phần của Đại tá Phạm Ngọc Thảo

cũng cách đó không xa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×