CÔNG ĐOÀN GD HUYỆN ………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS TRƯỜNG: ………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………….., ngày … tháng … năm 20…
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….- NHIỆM KỲ 20…-20…
___________________
Căn cứ Luật Công đoàn được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 30/6/1990;
Căn cứ Điều lệ và Thông tri hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của BCH Công đoàn cơ sở, BCH Công đoàn cơ sở trường
Tiểu học ………..quyết định Quy chế hoạt động của BCH nhiệm kỳ (20…-20…) như sau:
CHƯƠNG I
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH
Điều 1. Nhiệm vụ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở :
1- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ (20…-
20…).
2- Triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn giáo dục huyện , Liên đoàn
Lao động và cấp trên đến đoàn viên.
3- Tổ chức và động viên phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tham gia xây dựng đội ngũ
cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị, chăm lo xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn.
4- Tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng và chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đến tận cán bộ, giáo viên, công nhân viên, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động
phong trào văn nghê, thể dục thể thao trong đơn vị.
5- Quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân hoạt
động.
6- Tổ chức thực hiện chế độ chính sách đang hiện hành liên quan đến cán bộ, giáo viên,
công nhân viên và học sinh theo Pháp luật.
7- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở cho Công đoàn
Giáo dục huyện.
8- Quản lý tài chính và tài sản của công đoàn cơ sở theo đúng quy định hiện hành của tài
chính.
9- Nghiên cứu, tham gia giải quyết với chính quyền về đơn khiếu nại, tố cáo để bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên , giải quyết các vấn đề phát sinh
có liên quan đến hoạt động của Công đoàn.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.
* Chủ tịch Công đoàn : Đ/c ………………………….
1- Chịu trách nhiệm về phong trào và hoạt động của công đoàn cơ sở, điều hành mọi
công việc của Ban chấp hành Công đoàn.
2- Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của công đoàn cấp trên
để xây dựng chương trình công tác của BCH cho phù hợp với đặc điểm tình hình của phong trào
cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị.
3- Thay mặt BCH tạo mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo trường và các tổ chuyên môn
của đơn vị trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp có liên quan đến quyền lợi của cán bộ,
giáo viên, công nhân viên .
4- Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp của BCH, thực hiện thời gian sinh hoạt của
BCH và CĐCS theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5- Chăm lo xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công
đoàn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Công đoàn
cơ sở.
6- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về phong trào cán bộ, giáo viên,
công nhân viên cho cấp trên.
7- Chủ tài khoản của Công đoàn cơ sở, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, tài chính, thi
đua khen thưởng, tuyên giáo.
8- Thay mặt BCH tham gia họp với lãnh đạo nhà trường trong việc phối hợp thực hiện
nhiệm vụ năm học.
* Các Ủy viên ban Chấp hành:
1- Đ/c …………………… - phụ trách: Thanh tra Nhân dân
2- Đ/c …………………... - phụ trách: Nữ công.
- Tham dự đầy đủ các buổi BCH thường kỳ và đột xuất, tham gia xây dựng chương trình
công tác của Ban chấp hành.
- Phụ trách các công tác khác theo sự phân công của Ban chấp hành.
CHƯƠNG HAI:
NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 3. Chế độ làm việc
1- Hội nghị thường kỳ của Ban chấp hành họp 1 tháng/lần với nội dung đánh giá kết quả
công tác tháng qua và đề ra chương trình công tác tháng đến , góp ý về sự chỉ đạo của Ban chấp
hành..
2- Trong các kỳ họp của BCH các ủy viên Ủy ban kiểm tra được mời dự họp.
3- BCH Công đoàn cơ sở làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
4- Công đoàn cơ sở mỗi tháng họp 1 lần để đánh giá kết quả công tác tháng qua và đề ra
chương trình công tác tháng đến. Khi cần thiết có thể họp bất thường để xem xét, quyết định các
vấn đề về tổ chức, tài chính, thi đua khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo..
Điều 4. Về quan hệ công tác của Công đoàn cơ sở:
1- Đối với Công đoàn Giáo dục huyện :
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Công đoàn Giáo dục huyện và Công
đoàn cấp trên về các mặt công tác liên quan đến hoạt động công đoàn .
- Thực hiện đầy đủ báo cáo theo quy định
2- Đối với Chính quyền cùng cấp:
- Phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức các phong trào thi đua thực hiện
nhiệm vụ năm học, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân
viên , thực hiện quyền lợi hợp pháp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định hiện
hành.
- Tham gia công tác quản lý cùng với chính quyền theo quy định.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5. Ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra có trách nhiệm thực hiện Quy chế hoạt động
của BCH công đoàn.
Điều 6 . Quy chế này đã được hội nghị BCH Công đoàn cơ sở thông qua ngày …/ …/
20… và có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc xem xét sửa đổi bổ sung Quy chế này do BCH công
đoàn cơ sở quyết định./.
TM/BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
CĐGD HUYỆN …………………... CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS TRƯỜNG ……………… Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số: /QC-CĐCS ……….., ngày tháng năm 20…
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN KIỂM TRA
CƠNG ĐỒN CƠ SỞ TRƯỜNG TIỂU HỌC ………. NHIỆM KỲ 20…-20…
-Căn cứ Điều lệ và Thơng tri hướng dẫn thi hành Điều lệ Cơng đồn Việt Nam;
-Căn cứ Quy chế của Uỷ ban kiểm tra cơng đồn giáo dục huyện …… và quy chế
hoạt động của Ban chấp hành cơng đồn giáo dục huyện khố …… nhiệm kỳ 20… – 20…;
Ban chấp hành cơng đồn cơ sở trường:Tiểu học … quyết định Quy Chế Hoạt
động của Uỷ Ban kiểm tra cơng đồn cơ sở trường Tiểu học … nhiệm kỳ 20… – 20… như sau:
Điều 1: Nhiệm vụ và quyền hạn của UBKT cơng đồn cơ sở
1. UBKT là cơ quan kiểm tra của Ban chấp hành cơng đồn cơ sở , thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn được qui định trong Điều lệ Cơng Đồn Việt Nam.
2. UBKT có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đồng cấp, kiểm tra,
giám sát, việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Ban chấp hành cơng
đồn, giúp BCH giải quyết khiếu nại, tố cáo của đồn viên và cơng nhân lao động trong lĩnh
vực cơng đồn.
3. Tham mưu cho BCH, Quyết định phương hướng nhiệm vụ , Chương trình cơng tác
kiểm tra nhiệm kỳ, hành năm, học kỳ ; sơ kết tổng kết cơng tác kiểm tra.
4. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, chủ động về nội dung,
thời gian và hình thức kiểm tra; kết luận và kiến nghị các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm tra
nhưng phải tn theo các quy định của pháp luật và Điều lệ Cơng Đồn Việt Nam.
Điều 2 :Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ Nhiệm cơng đồn cơ sở về hoạt động của UBKT,
tổ chức điều hành hoạt động của UBKT.và các uỷ viên UBKT :
1. Chủ nhiệm UBKT có trách nhiệm và quyền hạn :
a) Chịu trách nhiệm trước BCH, và UBKT cơng đồn cơ sở
b) Tổng hợp và báo cáo hoạt động, đề xuất chương trình cơng tác kiểm tra của UBKT
với BCH.
2. Các Uỷ Viên UBKT Công đoàn cơ sở có các nhiệm vụ và quyền hạn :
a) Có trách nhiệm tham gia các hoạt động của UBKT, thực hiện một số nội dung theo
sự phân cơng của chủ nhiệm UBKT, Uỷ Viên UBKT (khơng phải là uỷ viên BCH) được mời dự
hội nghị BCH cơng đồn cơ sở .
b) Dự các cuộc họp bàn về cơng tác kiểm tra hoặc những cơng việc liên quan đến cơng
tác kiểm tra.
Điều 3 : Ngun tắc hoạt động của UBKT cơng đồn cơ sở.
1. Uỷ viên kiểm tra hoạt động dưới sự lãnh đạo của BCH cơng đồn cơ sở , và hướng
dẫn của UBKT cơng đồn giáo dục huyện.
2. Uỷ ban kiểm tra hoạt động theo ngun tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ
tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm.
3. Hội nghị thường kỳ UBKT theo hội nghị của BCH và khi cần thiết có thể tổ chức
hoäi nghị bất thường. Hội nghị UBKT được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số thành viên UBKT có
mặt. Các kết luận của UBKT phải được trên 50% số thành viên có mặt tán thành .
Điều 5 : Chế độ báo cáo :
1. Chủ nhiệm hoặc các ủy viên ( được chủ nhiệm uỷ quyền) có trách nhiệm thay mặt
UBKT báo cáo hoạt động, chương trình công tác của UBKT với BCH trong các kỳ hội nghị
thường kỳ của BCH và Báo cáo trước Đại Hội, hội nghị công đoàn cơ sở.
2. Báo cáo các văn bản có nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của UBKT công đoàn giáo dục
huyện ban hành đến các thành viên UBKT.
Điều 6 : Mối quan hệ giữa UBKT với BCH công đoàn cơ sở.
1. BCH quyết định nhân sự UBKT, ra Nghị Quyết về công tác kiểm tra, cụ thể hoá
những qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT theo qui định của Điều lệ Công đoàn Việt
Nam.
2.Thông qua báo cáo và chương trình công tác của UBKT trong các kỳ hội nghị BCH
và báo cáo nhiệm kỳ của UBKT trước Đại hội Công đoàn cơ sở.
3. UBKT chịu sự lãnh đạo của BCH công đoàn cơ sở về thực hiện các chỉ thị Nghị
quyết và các Qui định của BCH công đoàn cơ sở đối với hoạt động kiểm tra BCH.
Điều 7 : UBKT công đoàn cơ sở và các tổ công đoàn có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế
hoạt động của UBKT.
Điều 8: Quy chế hoạt động của UBKT công đoàn cơ sở Nhiệm kỳ 20…-20… được BCH
công đoàn cơ sở thông qua ngày ……………….và có hiệu lực kể từ ngày ký. Việc xem xét sửa
đổi , bổ sung Quy chế do BCH công đoàn cơ sở quyết định./.
Nơi nhận: T/M. BAN CHẤP HÀNH
-UBKT công đoàn GD; CHỦ TỊCH
-Các UV BCH, UBKT;
-Lưu VT .
CĐGD HUYỆN DIÊN KHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM