Tải bản đầy đủ (.pdf) (843 trang)

Sơ lược về 12 cung trong tử vi đẩu số kho tài liệu huyền học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.69 MB, 843 trang )

Sơ lược về 12 cung trong tử vi đẩu số
Tử vi, hay tử vi đẩu số, là một hình thức bói toán vận mệnh con 
người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm 
dương, ngũ hành, Can Chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, 
địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh 
theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời 
người. 

Lá số tử vi
Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, 
chung quanh là Địa Bàn với 12 cung.
Tại Thiên bàn, ghi năm, tháng, ngày giờ sinh, giới tính, mệnh và cục.
Địa Bàn gồm 12 cung cố định, được đặt tên theo mười hai địa chi, 
mỗi cung phản ảnh một lĩnh vực, một mặt của đời sống một con 
người qua những liên hệ công danh, tiền bạc, bạn bè, vợ con, phúc 
đức, cha mẹ… Các cung trên địa bàn lần lượt mang các tên là: 
Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, 
Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu thê, Huynh đệ.
Những phương thức để xác định vị trí của khoảng 110 sao lên trên 
địa bàn được gọi là "an sao".
Ý nghĩa 12 cung của Tử Vi như sau:
1. Cung Mệnh và Thân
Cung Mệnh là cung chính trong tử vi dùng để xem vể chính bản 
mệnh của người có số. Xem cung Mệnh chúng ta có thể biết được 
khái quát về tướng mạo, tính tình, công danh tài lộc, khả năng 
chuyên môn, sự thọ yểu, thăng trầm, những bệnh tật hay tai họa 
trong cuộc đời. Nếu muốn biết rõ hơn về từng khía cạnh trên thì phải 
xem phối hợp với cung liên quan ­ ví dụ nếu muốn biết chính xác về 
những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời thì phải xem phối hợp với 
cung Tật ách...
Cung Mệnh có ảnh hưởng mạnh và mang tính chủ đạo từ khi mới 


sinh đến ngoài 30 tuổi, thời gian này cung Thân cũng đã ảnh hưởng 
rồi nhưng thụ động. Sau 30 tuổi người ta bước vào giai đoạn thành 
thục,các sao tọa thủ cung Mệnh ảnh hưởng yếu đi trở thành thụ 
động, các sao tọa thủ cung Thân ảnh hưởng mạnh lên mang tính chủ 
đạo, chi phối mọi hành vi và phát triển của con người từ lúc đó đến 
lúc chết.


Tuy nhiên sự ảnh hưởng này mang tính kế thừa của cả quá trình 
phát triển liên tục của con người, Các sao cung Thân ảnh hưởng 
dựa trên nền những gì đã được tạo ra bởi các sao cung Mệnh trong 
giai đoạn trước cũng như ảnh hưởng còn lại nhạt nhoa của Mệnh 
trong giai đoạn này. Vì thế cổ nhân vẫn thường dùng cung Thân để 
xem về hậu vận ngoài 30 tuổi trở đi của con người. Hai cung Mệnh 
và Thân liên quan mật thiết với nhau như một thể thống nhất trong 
một quá trình liên tục của một cá nhân nên phải xem phối hợp.
Luận thêm về cung Mệnh ­ Tài – Quan.
Trên lá số Tử vi cung Mệnh là cung quan trọng nhất, "Số hồ thiên 
Mệnh", nó thể hiện thọ yểu, sang hèn và cách hành xử của con 
người trong cuộc sống. Toàn bộ lá số bị chi phối khá lớn bởi cung 
Mệnh, khi luận đoán cần kết hợp cung Mệnh với tất cả các cung 
khác và với các đại tiểu vận.
Cung Mệnh thể hiện hình ảnh bên ngoài của con người trong cuộc 
sống, khi luận về Mệnh ta không chỉ căn cứ vào các sao trong cung 
Mệnh mà phải kết hợp với các sao hội chiếu từ cung Thiên di, cung 
Quan, cung Tài. Bởi vì cuộc đời con người bị chi phối bởi môi trường 
sống (những người mà cung thiên di bị Tuần hoặc Triệt thường phải 
xa quê lập nghiệp), công việc, tài chính. Mệnh ­ Tài ­ Quan ­ Thiên di 
bao giờ cũng có sự liên thông với nhau. Một người làm công tác 
ngoại giao thì phong cách đi đứng, ăn mặc sẽ khác với một người 

làm nghề phu xe. Người cung Tài rất tốt ( tỷ phú) cuộc sống vật chất 
đầy đủ thì phong cách cũng đầy đặn, phương phi khác với những 
người nghèo, không những khác nhau về cách hành xử mà còn khác 
nhau cả về khiếu thẩm mỹ và ẩm thực. Người làm quan cao sẽ có vẻ 
bề ngoài cao sang, được trọng vọng hoặc người có danh tiếng trong 
xã hội thì thường có vẻ thanh cao ắt cũng được sự kính nể của mọi 
người....Một cung Mệnh không thể hiện được địa vị quan chức trong 
xã hội hay sự giàu nghèo của một cá nhân mà phải kết hợp với cung 
Tài, cung Quan. Người mệnh tốt chính tinh miếu địa vẫn có thể 
nghèo hoặc chẳng có quan chức gì nếu cung Tài, cung Quan xấu và 
ngược lại, cung Mệnh tuy xấu nhưng cung Tài, cung Quan tốt thì vẫn 
phú quý. Mệnh chỉ có tác dụng hỗ trợ hoặc triết giảm tính chất của 
các cung khác, điều này thể hiện rất rõ khi có Tuần – Triệt. Ví dụ:
­ Cung Mệnh có Địa không ­ Địa kiếp thì cuộc đời luôn luôn phải tất 
bật lo lắng về tiền bạc cho dù giàu hay nghèo. Nếu đi kèm với một 
cung Tài tốt thì người đó vẫn giàu có nhưng trong con mắt của mọi 
người thì vẫn là người chặt chẽ, bần tiện. Ngược lại cung Tài cũng 


xấu thì nhất định dễ gặp cảnh tha phương cầu thực. 
­ Cung Mệnh tốt nhưng cung Tài gặp Địa Không – Địa Kiếp thì trông 
dáng vẻ vẫn phong độ không phải lo lắng nhiều về tiền bạc nhưng 
không giàu được (trừ khi vào vận đẹp, nhưng hết vận thì cũng hết 
tiền) và để kiếm tiền họ dễ làm chuyện phạm pháp. Nếu có nhiều 
thiện tinh và cung Tật tốt, cung Quan có sao tài thì sẽ làm công việc 
quản lý tiền bạc, nhiều tiền mà không phải của mình (kế toán, thủ 
quỹ…) . 
Đối với những trường hợp cung Mệnh bị Tuần hoặc Triệt thì có nghĩa 
là Tuần ­Triệt đã ngăn cản sự chi phối qua lại giữa cung Mệnh với 
Quan, Di, Tài. ở những trường hợp này qua dáng vẻ bề ngoài ta khó 

mà nhận biết được đối tượng là người giàu, nghèo, quan chức hay là 
thường dân. Ví dụ:
­ nếu cung Mệnh xấu bị Tuần Triệt nhưng cung Tài hoặc cung Quan 
rất tốt thì người đó vẫn có địa vị lớn hoặc rất giàu có mặc dù trông 
dáng vẻ bề ngoài xấu xí hoặc tướng mạo bần tiện. Thường rơi vào 
trường hợp của những người trọc phú hoặc quan chức có dị tướng 
nhưng thoáng nhìn có dáng điệu như nông dân. Lúc này muốn biết 
rõ hơn về cuộc sống và diện mạo của đối tượng thì chỉ cần xét các 
sao trong cung bản cung và các sao hạn (nhưng những trường hợp 
này chúng ta sẽ gặp nhiều hạn chế). Nếu các sao trong cung Mệnh 
tốt, có nhiều cát tinh thì cuộc sống người đó vẫn thoải mái và hình 
dáng vẫn có phong độ phú quý.
­ trường hợp gặp Tuần, các sao vẫn được xét như bình thường; 
trường hợp gặp Triệt, cần chiết giảm 1/2 tính chất của các sao.
­ Nếu cung Mệnh đẹp, có nhiều cát tinh mà cung Tài, Quan, Di xấu 
lại bị Tuần hay Triệt thì người đó cho dù tướng mạo tốt, phong độ 
nhưng vẫn không phải là kẻ có quan chức hay giàu có. Mặc dù bị 
Tuần ­ Triệt, không được sự hỗ trợ của cát tinh từ cung Mệnh nhưng 
các sao trong bản cung Tài, Quan, Di tốt tạo thành cách cục giàu 
hoặc sang quý, người đó vẫn giàu hoặc có địa vị cao. 
Cung Mệnh phản ánh hình ảnh thể hiện thọ yểu, sang hèn, lành dữ 
hay trí thức, thương gia, quan lại, phong độ uy nghi, hình dáng đẹp 
đẽ hay dị tật, bệnh tật trên cơ thể. Nếu cả Mệnh – Tài – Quan đều tốt 
và có cách cục rõ ràng thì là điều đáng quý, đó là lá số của những 
bậc thiên tử hoặc danh nhân, cho dù trong vận trình của cuộc đời có 
gặp những hạn rất xấu thì cũng vẫn hơn người bình thường
3. Cung Phúc Đức
Cung Phúc Đức là cung quan trọng nhất trong Tử Vi, có ảnh hưởng 
chi phối đến 11 cung số. Một cung Phúc tốt có thể gia tăng ảnh 



hưởng tốt và chế giảm những sự xấu của các cung khác. Xem cung 
Phúc có thể biết qua về phúc trạch, thọ yểu và sự thịnh suy trong 
giòng họ có ảnh hưởng đến chính mình, để từ đó hành thiện tích 
đức, gieo nhân tốt để ở trong giòng họ. Cung Phúc Đức cho biết rõ 
nhân quả, nghiệp báo của chính mình, là sự biểu hiện của Quả trong 
đương kiếp bởi Nhân
Luận thêm về cung phúc đức
  Tác dụng của cung Phúc đức trong Đẩu Số, là dùng để luận đoán 
hoạt động tư tưởng và sự hưởng thụ tinh thần của một người. Nếu 
so với cung Mệnh và cung Thân, có thể nói cung Mệnh và cung Thân 
là chủ về hưởng thụ vật chất, vận trình thực tế, còn cung Phúc đức 
thì chủ về những thứ trìu tượng hơn. 
   Có một số người nhìn bề ngoài thì nhận thấy "công thành danh 
toại" khiến cho người ta phải ngưỡng mộ, nhưng có thể nội tâm của 
người này đang đau khổ mà người ngoài cuộc không biết. Đây là vì 
cung Mệnh và cung Thân người này tốt, nhưng cung Phúc đức lại có 
những khiếm khuyết đáng tiếc. Hoặc ngược lại, có một số người chỉ 
được no ấm mà thôi, nhưng nội tâm của họ lại rất vui vẻ, đây là do 
cung Mệnh và cung Thân không tốt mấy, mà cung Phúc đức lại tốt. 
       Cung Phúc đức và cung Tài bạch đối nhau, có thể thấy sinh hoạt 
tinh thần vẫn không thể thoát khỏi sự ràng buộc của tài phú, tam 
phương hội chiếu với cung Phu Thê cũng đủ nhận thấy sự hưởng 
thụ tinh thần của một người có tương quan mật thiết với sinh hoạt 
hôn nhân, tam phương cũng tương hội với cung Thiên Di, là do hoạt 
động tư tưởng của con người ta, có thể ảnh hưởng đến động hướng 
của người đó. Ở quê nhà hay đi xa để tìm hướng phát triển, thường 
chỉ quyết định trong một hoài niệm. 
       Những điều trình bầy trong "tiết" này sẽ lấy tình trạng tốt xấu của 
sự hưởng thụ tinh thần làm điểm chính yếu. Còn về phương diện 

hoạt động tư tưởng, do mỗi người được giáo dục ở nhiều mức độ 
khác nhau, thì rất khó tiến hành giảng giải một cách cụ thể, chỉ có thể 
đưa ra một số điểm chính yếu quan trọng. 
       Khi luận đoán cung Phúc đức, lấy cung Phúc đức của Thiên bàn 
làm chủ, dùng để luận đoán bản chất tư tưởng và xu thế chủ yếu về 
phương diện hưởng thụ tinh thần của mệnh tạo. Cung Phúc đức của 
đại hạn và lưu niên (Nhân bàn) dùng để xem biến thiên theo từng 
năm mà xác định được sự thay đổi về tư tưởng, cách nhìn nhận về 
một vấn đề của người đó. Như cung Phúc đức của Thiên bàn là sao 
Tử vi, có nghĩa là Tử vi là bản chất, trong một vận trình gặp Thiên cơ 
ở cung Phúc đức của đại hạn hay lưu niên, thì tinh thần đôn hậu 


vững vàng của Tử vi vẫn không thay đổi, nhưng lại chủ về mệnh tạo 
sau khi lớn lên sẽ tăng thêm tính linh động, mưu trí và quyền biến. 
Như vậy khi luận đoán nhát thiết không được xem thường tính chất 
chủ yếu của cung Phúc đức nguyên cục. 

Giai thoại về Tử Vi đời Tống
Vua Tống :
­ Trẫm có một thắc mắc : Trong cùng một giờ, một ngày, một tháng, 
một năm, có hàng vạn vạn người sinh ra, không lẽ cuộc đời họ cũng 
giống nhau ư?
Tây Sơn lão nhân :
­ Bệ hạ hỏi thực phải. Điều này có chép trong Tử­vi kinh, nhưng bệ 
hạ không ngự lãm mà thôi.
Nhà vua cầm cuốn sách lên:
­ Trẫm đã đọc kỹ, đọc đến thuộc làu, mà không thấy đoạn ấy. Đạo­sư 
chỉ cho biết vấn đề này chép ở chương nào.
­ Xin bệ hạ mở trang đầu, bài phú Tử­vi cốt tủy, sẽ thấy.

­ Quả thực trẫm sơ ý. Khi mở sách, trẫm đọc ngay chương nhất, mà 
không đọc phần tựa. Thì ra tổ chép ở đó.
Phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ,
Do ư phúc trạch cát hung.
Thương, tang, hình, khổn, hạnh, lạc, hỉ, hoan,
Thị tại vận hành hung cát.
À, hai câu này trẫm có đọc qua, mà không hiểu rõ cho lắm.
­ Không phải mình bệ hạ, mà hầu như những đệ tử Hoa­sơn đời sau, 
khi xem số đều chỉ chú ý đến những cung Mệnh, Tài, Quan cùng vận 
hạn. Ít người chú ý đến cung Phúc cũng như cung Tật­ách. Cái chìa 
khóa khoa Tử­vi là câu này.
­ Trẫm chờ đạo­sư chỉ dạy.
­ Tâu bệ hạ, cung Phúc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến ba cung 
Phu­thê, Tài­bạch, Thiên­di là lẽ đương nhiên. Nó gần như khống 
chế toàn cuộc đời về: Giầu­nghèo, thọ­yểu, sang­hèn, vinh­nhục, 
sầu­thảm và khổ­cực. Tùy theo cung Phúc tốt hay xấu mà biết 
đương số giầu hay nghèo, sống lâu hay chết yểu; sang hay hèn, 
sang cũng có nghĩa làm quan lớn, có danh tiếng hay không? Tức có 


vinh không? Rồi cuộc đời bi­ai hay toại chí đắc thế?
­ Không ngờ cung phúc quan trọng như vậy. Nhưng trẫm vẫn chưa 
hiểu rõ hơn về những người sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm.
­ Tâu bệ hạ, cung Phúc bao gồm nhiều yếu tố cuộc đời. Mà cung 
Phúc lại ứng vào với ngôi mộ mà đương số được hưởng phúc.
­ Trẫm vẫn chưa hiểu. Xin đạo­sư lấy một vài lá số làm tỷ dụ.
­ Vâng, thần xin lấy số của Chiêu­văn quan đại học sĩ Vương Tăng 
cùng với số của Kinh­lược sứ Quảng­Tây lộ Vương Duy­Chính. Cả 
hai cùng sinh vào giờ Tỵ, ngày hai mươi tháng sáu năm Bính­Tý. 
Thế nhưng cuộc đời hai vị hoàn toàn khác nhau về chi tiết, nhưng đại 

thể thì giống nhau.
­ Ừ nhỉ, khi bổ nhiệm hai người, trẫm đều xem qua số trước, nhưng 
trẫm sơ tâm không chú ý đến hai người cùng một số. Cả hai người 
cùng đắc cách Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương. Mệnh lập tại Dần. Đồng, 
Lương thủ mệnh, thêm Mã, Lộc, Tang, Hình, Tam­thai. Đồng, Lương 
là cách làm quan, nhưng đắc cách cực tốt Lộc, Mã giao trì. Tử­vi kinh 
nói Lộc, Mã giao trì, kinh nhân giáp đệ. Nên hai người tuy thi hai 
khóa khác nhau, mà cùng đỗ cao cả. Thời thơ ấu của Tăng thì yên 
ổn, nhung lụa. Còn thời thơ ấu của Chính thì khổ cực đến phải đi làm 
nô bộc. Cả hai cùng bị người anh ngu si, dốt nát, lêu lổng ghen tỵ, 
đánh đập. Cả hai năm trước đây vợ đều chết. Tăng tục huyền với 
con nhà danh gia. Chính tục huyền với con nhà bần hàn. Tăng làm 
quan tại triều, Chính trấn ngự Nam­thùy.
­ Thần xin giải cái khác nhau đó. Cả hai vị cung Phúc­đức do 
Thái­dương thủ, ngộ Triệt, gặp Kiếp, Đà. Thái­dương chỉ vào ngôi 
mộ ông nội. Ngôi mộ ông nội của Tăng để vào đầu mỏm núi, hướng 
ra vòm sông, cảnh trí rất dẹp, giống như ngồi trong cái nghiên bút. 
Thế đất đó trong khoa Địa­lý gọi là Bút mặc, văn giai. Còn mộ ông 
nội Chính để vào khu ruộng trũng, phía trước có cồn dâu, trên cồn có 
tượng thờ hổ đá. Thế đất đó gọi là Bạch­hổ tọa trấn. Vì vậy Tăng thi 
đậu sớm, làm quan tại triều, chức tới tể thần, ngoài ra còn lĩnh 
Khu­mật­viện sứ. Còn Chính thi đậu trễ hơn mấy năm, gốc là quan 
văn, sang làm quan võ, hay Tử­vi kinh gọi là Xuất võ do văn .
Tây­Sơn lão nhân tiếp:
­ Cả hai người, đều đắc cách Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương 
đến hai lần. Vì vậy Chính lĩnh kinh lược sứ Quảng­Tây, trấn 
Nam­thùy. Còn Tăng tuy ở triều, nhưng trong Khu­mật viện, y lĩnh 


trọng trách Nam­phòng cũng giống như trấn ngự biên cương.

­ Trẫm tưởng chỉ một lần thôi chứ. Hai người cùng có cách 
Kình­dương cư quan tại Ngọ, là Mã đầu đới kiếm.
­ Tâu bệ hạ, Thiên­hình, Thiên­mã thủ mệnh tại Dần cũng là cách 
Mã­đầu đới kiếm. Nhưng vì ngôi mộ ông nội của Tăng thiên về văn, 
nên tiến trình của Tăng văn nhiều hơn võ. Còn ngôi mộ ông nội 
Chính thiên về võ nhiều hơn văn, nên ngôi sao võ có dịp nổi dậy.
Lão nhân ngừng lại một lúc, rồi tiếp:
­ Hồi thơ ấu, đức Thái­Tổ có người bạn tên Chu Năng. Hai người 
cùng số Tử­Vi. Cung Phúc­đức có Tham­lang tại Tuất. Ngôi mộ ứng 
với Tham­lang của đức Thái­Tổ kết phát nên người lập được nghiệp 
rồng. Còn ngôi mộ ứng với cung Phúc của Chu Năng ở vào chỗ cùng 
cực xấu, nên Chu cũng sáng nghiệp bằng cách qui dân lập được 
mấy ấp, được tôn làm hương trưởng, rồi sau khi chết được tôn làm 
thần Thành­hoàng. Đó bàn về phúc. Cung Phúc­đức bao gồm phần 
phúc và đức. Hai người cùng một số, nhưng tổ­tiên, ông­bà, bố­mẹ, 
và bản­thân xây dựng cái thiện­đức, thì đương số được hưởng phú, 
thọ, quý, vinh nhiều hơn. Phần yểu, bần, ai, khổ giảm. Còn như tiền 
nhân gây nhiều ác­đức, thì phú, thọ, quý, vinh giảm; mà yểu, bần, ai, 
khổ tăng.
Nhà vua hiểu ra:
­ Như vậy những người cùng số, có cuộc đời hao hao giống nhau. 
Nhưng tùy theo ngôi mộ ứng với cung Phúc­đức táng ở thế đất kết 
hay bại, mà phú, thọ, quý, vinh, yểu, bần, ai, khổ khác nhau. Bây giờ 
tới vấn đề khác. Như số những người chết một lúc như chiến­tranh, 
đắm thuyền. Không lẽ số những người đó đều đến ngày ly thế cả hay 
sao?
­ Tâu bệ hạ, trong Tử­vi kinh có nói rồi. Thần xin đọc:
Vận con phải thua vận cha.
Vận người không bằng vận nhà.
Vận nhà không bằng vận làng.

Vận làng không bằng vận châu.
Vận châu không bằng vận nước.
Vận nước không bằng vận thiên hạ.
Nhà vua suýt xoa:


­ Trẫm hiểu rồi! Trước đây trẫm đọc đoạn này chỉ hiểu lờ mờ. Bây 
giờ nhờ đạo sư nhắc, trẫm mới vỡ lẽ. Trẫm thử kiến giải xem có chỗ 
nào sai, đạo sư minh cho. Như hai trẻ cùng số, nhưng thời thơ ấu 
sống với cha mẹ. Nếu cha mẹ giầu sang, thì dù số nó xấu, vẫn được 
ấm no. Còn như cha mẹ nghèo khó, thì dù số nó tốt, vẫn bị cơ cực. 
Đó là vận con phải thua vận cha.
­ Bệ hạ kiến giải thực minh mẫn. Rộng hơn chút nữa, một người ở 
trong làng, dù số tốt hay xấu cũng phải chịu chung số phận của cả 
làng. Tỷ như hai người cùng số giầu. Một người sống trong làng 
giầu, thì của cải súc tích. Còn người sống trong làng khó, thì chỉ giầu 
so với người trong làng, nghĩa là kha khá vậy thôi.
­ Trẫm hiểu rồi, khi người ta đi cùng thuyền, giống như ở trong cùng 
làng. Nếu hơn phân nửa người trong thuyền tận số, thì thuyền đắm. 
Số còn lại bị chết oan theo. Như vận một châu không có người chết, 
nhưng vận nước có binh ách, châu cũng chịu chung, ắt có nhiều 
người chết.
4. Cung Điền Trạch
Xem Cung Điền để biết qua về điền sản cơ nghiệp, nhà cửa cùng với 
sự thủ đắc ­ thừa hưởng hay tự tạo ­ và mức độ thụ hưởng hay phá 
tán của mình.
Luận thêm về cung điền trạch
  Trong Đẩu Số, cung Điền trạch có hai ý nghĩa: 
       Một là, quan sát các sao ở cung Điền trạch của nguyên cục, có 
thể biết được vận thế địa sản của cuộc đời mệnh tạo, như cha mẹ có 

để lại di sản không, sau khi thừa kế di sản có phá tán, thất bại không, 
và vận thế mua thêm nhà cửa đất đai của mệnh tạo như thế nào? 
       Hai là, quan sát các sao cua cung Điền trạch của lưu niên hoặc 
đại hạn, có thể biết được năm (hoặc đại hạn) nào có thể mua thêm 
nhà cửa đất đai không, có dời chỗ ở không. 
       Hai điểm vừa thuật ở trên, là ý nghĩa phổ biến của cung Điền 
trạch. Ngoài ra, cung Điền trạch còn có thể dùng để trợ giúp luận 
đoán vận gia trạch của lưu niên. Lúc này liên quan đến tính chất của 
tổ hợp các sao ở cung Điền trạch. 
5.Cung Quan Lộc
Cung Quan Lộc là một trong tam hợp ba cung chính của Tử Vi để 
biết về công danh, sự nghiệp, những triển vọng của nghề nghiệp 
(đắc thời hay thất bại) và những khả năng chuyên môn của chính 
mình.
Luận thêm về cung quan lộc


       Cung Sự nghiệp cổ nhân gọi là cung Quan lộc, đó là vì ở thời cổ 
đại địa vị xã hội của những người trong giới "công", "thương", 
"nông", đều rất thấp, chỉ có học hành để ra làm quan mới là con 
đường tốt nhất. 
       Cho nên trong tinh bàn Tử vi Đẩu Số, cung Quan lộc và cung 
Phu thê phải đối nhau. Đó là vì Quan lộc sự nghiệp của một người có 
thể ảnhhưởng đến địa vị của vợ con. 
       Ngày nay xã hội đã hoàn toàn khác, địa vị của giới doanh nhân 
rất cao, tất cả đều coi trọng tiền bạc, có thể nói mọi con đường đều 
quy tụ về tiền. Học hành để ra làm quan không còn là con đường lý 
tưởng duy nhất. Người đàn ông thường lấy sự nghiệp làm trọng, vì 
vậy "cung Quan lộc" được các nhà Đẩu Số hiện đại đổi lại cách gọi 
tên, được gọi là cung Sự nghiệp. Mà cung Sự nghiệp và cung Phu 

thê xung chiếu nhau, cũng có nghĩa là xem sự nghiệp và gia đình 
mâu thuẫn nhau. Vì vậy cần quan sát các sao của hai cung này xem 
có điều hòa hay không. 
       Trong bối cảnh như vậy, cổ nhân đã định ra một số nguyên tắc 
luận đoán "cung Quan lộc" có thể nói là không còn hợp thời. Ví như 
"Thái dương nhập miếu được Cát tinh vây chiếu là quan nhất phẩm 
đương triều" (Thái dương nhập miếu đắc cát củng, nhất phẩm 
đương triều), "Thiên đồng nhập miếu, chức quan văn võ tam phẩm" 
(Thiên đồng nhập miếu, văn vũ tam phẩm chi chức), "Phá quân ở 
cung nhàn nên làm nghề thủ công, gặp Cát tinh thì có thể mua chức 
quan" (Phá quân nhàn cung nghi thủ nghệ, kiến cát tắc khả quyên 
ban). Tất cả những luận đoán này, ít nhiều đã lỗi thời ở thời hiện 
đại. 
       Nói một cách thẳng thắn, chúng ta có thể biết tính chất tổ hợp 
các sao phù hợp với nghề gì, nhưng lại không thể dựa vào các sao 
mà nói ra nghề nghiệp cụ thể của nó. Ngoài ra, khi phán đoán nghề 
nghiệp của một người, còn phải tham khảo các sao của cung Mệnh 
và cung Phúc đức, điểm này cần chú ý. 
      Liên quan đến vận thế sự nghiệp cuộc đời của một người, cũng 
không nên chỉ căn cứ ở cung Sự nghiệp nguyên cục để luận đoán, 
mà còn cần phải quan sát sự di chuyển của đại hạn và lưu niên, căn 
cứ vào cung Sự nghiệp của hành hạn, để nghiên cứu một cách tỷ mỉ, 
thêm vào đó là phối hợp "Lưu diệu", xem vận thế nghề nghiệp thuận 
hay nghịch như thế nào, tự nhiên có thể đưa ra phán đoán chính xác 
hơn. 
6. Cung Nô Bộc
Cung Nô Bộc cho biết về bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người 


giúp việc, đối với mình tốt hay xấu, có lợi hay không về mặt tài lộc 

hay công việc. Ngoài ra, Cung Nô Bộc cũng là một điều kiện cần thiết 
để tìm hiểu thêm về cung Phu Thê.
Luận thêm về cung nô bộc
Cung Giao hữu cổ nhân gọi là cung Nô bộc. Trong xã hội cổ đại, "nô 
bộc" là thành viên của gia đình. Một đời làm "nô bộc", đời đời là "nô 
bộc", cho nên sự tốt xấu của cung Nô bộc đúng là có liên quan đến 
sự thịnh suy của gia tộc. Vì vậy các nhà Đẩu Số cổ đại khi luận đoán 
khá xem trọng "nô bộc" có lực hay không? nô bộc nhiều hay ít? có 
phản chủ không? có giúp đỡ chủ không? mức độ trợ lực cho chủ là 
cao hay thấp? 
       Ngày nay, cung Nô bộc đổi thành cung Giao hữu là một sự cách 
tân rất lớn. Về mặt lý luận, ngày nay đã không còn mối quan hệ chủ 
tớ như ngày xưa, dó đó về căn bản, không cần nhìn từ "nô bộc" để 
suy diễn ra vận mệnh của một gia tộc. Nhưng sự tốt xấu của các mối 
quan hệ giao tế là rất quan trọng đối với người hiện đại, việc sửa đổi 
thành cung Giao hữu đúng là đã mang lại cho khoa Đẩu Số cổ xưa 
một hàm nghĩa mới. 
       Có lẽ, nhiều người sẽ hoài nghi rằng: "Cổ nhân truyền lại pháp 
môn này, sao có thể tùy tiện sửa đổi?" Thực ra Đẩu Số là đời đời 
tương truyền, đã luôn luôn biến động thay đổi, từ "Thập bát phi tinh" 
phát triển thành "Tử Vi Đẩu Số" chính là một biến động thay đổi cực 
lớn. Về sau, từ thời Nam Tống cho đến Minh Thanh, đời nào cũng có 
người truyền lại không ít khẩu quyết khá hữu dụng, đó cũng là sự 
biến đổi cách tân trong Đẩu Số. Vì vậy vấn đề không phải ở chỗ có 
nên thay đổi hay không, mà là những thay đổi cách tân đó có hợp lý 
hay không? 
       Thử xét tam phương tứ chính của cung Nô bộc, đối cung là cung 
Huynh đệ, cung hội hợp là cung Phụ mẫu và cung Tử tức, đây rõ 
ràng là một tổ hợp tổ tông ba đời và nô bộc, cũng tức là một mô thức 
điển hình của gia tộc cổ xưa. 

       Ngày nay lấy tính chất "nô bộc" biến đổi thành tính chất "quan hệ 
giao tế". Theo phái Trung Châu, cũng lấy cung Huynh đệ xem là 
quan hệ với người ngang vai. Lấy cung Phụ mẫu xem là quan hệ với 
bậc trưởng bối. Lấy cung Tử tức xem là quan hệ với những người 
thuộc vãn bối. Các sao của ba cung vị này hội chiếu với cung Giao 
hữu, vì vậy sẽ phản ảnh các mối quan hệ giao tế một cách chỉnh 
thể. 
       Lúc luận đoán Đẩu Số, khi lấy cung Giao hữu dùng để luận đoán 
về mối quan hệ với nhân viên làm thuê hoặc người dưới quyền, cũng 


cần đồng thời lấy "Phụ mẫu"xem là ông chủ, thượng cấp, hoặc bậc 
tiền bối trong nghề nghiệp của mệnh tạo, lấy "Tử tức" xem là trợ thủ 
trực thuộc, hoặc những người thuộc lớp vãn bối trong nghề nghiệp 
của mệnh tạo, và lấy "Huynh đệ" xem thành nhưng người ngang vai 
với mệnh tạo, còn cung Giao hữu là một phản ánh chung. 
       Người mới bắt đầu tiếp cận với Đẩu số thường mắc phải một 
bệnh, đó là không quan sát toàn diện các sao của các cung có liên 
quan. Lấy việc không quan sát các sao của cung "nô bộc" làm ví dụ, 
cổ nhân lấy cung Phụ mẫu và cung Nô bộc có quan hệ hỗ tương như 
thế nào, từ đó có thể biểu thị tình trạng "nô bộc" của đời "phụ mẫu". 
Nếu cũng lấy cung Huynh đệ và cung Tử tức ra quan sát, xem xét 
mối quan hệ hỗ tương của chúng với cung Nô bộc, thì có thể biết 
được tình trạng "nô bộc" ba đời. 
       Ngày nay quan sát cung Giao hữu cũng có thể dùng biện pháp 
như vậy. Nếu lấy cung Phụ mẫu và cung Giao hữu ra so sánh, đồng 
thời tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của chúng, thì có thể nhìn ra 
mối quan hệ của thượng cấp và người dưới quyền của mệnh tạo. 
       Ví dụ như cung Phụ mẫu có Thiên lương độc tọa ở Ngọ, cung 
Giao hữu có Thiên đồng độc tọa ở Tuất, còn cung Huynh đệ là Cự 

môn ở Thìn có Sát tinh chiếu xạ, thế là chúng ta có một giả định tốt 
nhất là: thượng cấp là một người rất thích soi bói, bới lông tìm vết, 
trong đồng sự có người ưa đâm bị thóc chọc bị gạo, vì vậy mà bản 
thân mệnh tạo thường bị ở vào tình trạng lúng túng, khó xử về quan 
hệ giao tế ở nơi làm việc, có thể sẽ bị lôi kéo vào vòng tranh chấp, 
bất hòa. Điềm này có thể nhìn ra từ tính chất của Thiên đồng ở cung 
Tuất. 
       Nhưng nếu Thiên lương có hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa hội 
hợp, thì tính chất của Thiên lương sẽ biến thành cao thượng, độ 
lượng, Thiên đồng thủ cung Giao hữu cũng sẽ bị ảnh hưởng của 
"Lộc Quyền Khoa hội" mà được cải thiện. 
       Trung Châu phái đưa ra phương pháp luận đoán này, có thể 
giúp cho người mới nghiên cứu Đẩu Số tìm ra tình trạng quan hệ 
nhân tế của mỗi giai đoạn trong cuộc đời một người khá rõ ràng. 
7.Cung Thiên Di
Cung Thiên Di là cung đối xung với cung Mệnh chỉ về tình trạng 
ngoại cảnh của mình, môi trường xã hội bên ngoài ảnh hưởng tới 
mình, những sự may rủi hay giúp đỡ của người ngoài. Vì là cung đối 
xung với Mệnh nên cung Thiên Di chính là đối phương của mình (xin 
xem thêm "Luận về cung xung chiếu" để tham khảo).


Luận thêm về cung thiên di
 Trong Đẩu Số, cung Thiên di dùng để luận đoán về vấn đề từ nơi 
sinh ra dời đến nơi khác để ở, đồng thời cũng có thể dùng để luận 
đoán tình trạng xuất ngoại để kinh doanh. Cung Thiên di của lưu 
niên, cũng luận đoán về những tao ngộ khi đi đâu xa, như có vui vẻ 
hay không? có bị trộm cướp hay không? có gặp điều gì bất ngờ hay 
không? 
       Do cung Thiên di và cung Mệnh xung chiếu nhau, vì vậy các sao 

của cung Di cũng ảnh hưởng đến tính cách của mệnh tạo, đặc biệt là 
về năng lực xã giao, quan hệ giao tế, .v.v... 
       Cung Di tương hội với cung Phúc, nên sự hưởng thụ tinh thần 
của một người đúng là có liên quan với quan hệ giao tế và hoạt động 
xã giao củ người đó. Còn việc đi ở nơi khác đem lại kết quả tốt hay 
xấu, đương nhiên có thể căn cứ phần nào vào tinh trạng hưởng thụ 
tinh thần mà luận đoán. 
       Cung Di tương hội với cung Phu thê là rất hợp lý, bởi vì cho dù ở 
thời cổ đại, một người rời đại gia đình để phát triển hoặc vẫn ở quê 
hương sinh sống làm ăn, đương nhiên cũng có quan hệ với sinh hoạt 
vợ chồng. Các mối quan hệ xã giao cũng không thể không bị ảnh 
hưởng của người phối ngẫu. Đối với việc mang gia đinh đi nơi khác 
lập nghiệp thì càng có quan hệ mật thiết với người phối ngẫu. 
       Do đó có thể thấy, tổ hợp các sao ở cung Di trong Đẩu Số là rất 
quan trọng, thậm chí có thể nói chỉ kém hơn cung Mệnh và cung 
Thân. Hơn nữa khi luận đoán xu thế mệnh vận của một người, có 
một điểm cần biết, đó là khi một người rời nơi sinh ra, đến nơi khác 
để ở, xu thế vận mệnh của năm đầu tiên, là do cung Di quyết định, 
mà không phải do cung Mệnh quyết định. Do đó cần phải lấy cung Di 
làm cung Mệnh để xem xét, các cung vị khác vẫn không thay đổi. 
       Giả dụ một người không ngừng di chuyển (như thuyền viên, 
phi công, .v.v...), không ở cố định một nơi nào, cũng phải lấy cung Di 
làm cung Mệnh để luận đoán. 
8.Cung Tật Ách
Xem cung Tật Ách để biết qua về tình trạng chung về sức khỏe, 
những bệnh tật có thể mắc phải hay những tai ương họa hại có thể 
xảy đến với mình trong đời.
Luận thêm cung tật ách
Tam phương tứ chính" của cung Tai ách là cung Phụ mẫu, cung 
Huynh đệ và cung Điền trạch. Tổ hợp tinh hệ này là do trong chế độ 

đại gia đình, bệnh tật rất dễ lây nhiễm, thêm vào đó ở xã hội phong 
kiến cổ đại, thành viên của gia tộc mà phạm tội, thường thường có 


thể liên lụy đến người thân, vì vậy tổ hợp "tam phương tứ chính" này 
có một ý nghĩa đặc thù. 
       Hoàn cảnh xã hội diện đại tuy đã biến đổi, nhưng cung Tật ách 
đối xung với cung Phụ mẫu dùng để xem bệnh di truyền, và hội 
phương với cung Điền trạch để xem trạng thái sức khỏe của các 
thành viên trong gia đình. Thậm chí quan sát các sao thủ các cung 
hội hợp với cung Huynh đệ để xem "đời người" có hung ách hay 
không, theo kinh nghiệm của phái Trung Châu mà Vương Đình Chi 
đại diện thì vẫn hữu hiệu. 
       Cung Tai ách chủ về bệnh tật và tai ách. Nhưng liên quan đến 
vấn đề tai ách có xảy ra hay không, cung Tai ách thực ra chỉ có thể 
dùng để tham khảo. Bởi vì khi luận đoán tai ách, thường thường phải 
phối hợp thêm tinh hệ của cung Mệnh, hơn là dùng trực tiếp tinh hệ 
của cung Tai ách. Còn đối với việc luận đoán bệnh tật, thì nên xem 
xét cả tinh hệ của cung Mệnh lẫn tinh hệ của cung Tai ách, hai cung 
đều quan trong ngang nhau. Ví dụ như "Liêm trinh Thất sát" thông 
thường chủ về bệnh đường hô hấp, nếu cung Tai ách gặp tinh hệ 
này thì đương nhiên có ý nghĩa này, nhưng nếu cung Tật ách gặp 
sao Ác, mà cung Mệnh là "Liêm trinh Thất sát", thì cũng chủ về 
đường hô hấp. 
       Có lúc thậm chí phải lấy tinh hệ của cung Mệnh và tinh hệ của 
cung Tai ách phối hợp lại để luận đoán một loại bệnh tật. Ví dụ cung 
Tật ách gặp "Liêm trinh Thất sát", có Sát tinh hội chiếu, cung Mệnh 
gặp Hồng loan và Thiên hỷ, theo luận giải của Vương Đình Chi có 
thể phát hen suyễn, hoặc tạm thời không phát tác, đến khi cung 
Mệnh của đại hạn hoặc lưu niên gặp Hồng loan, Thiên Hỷ, lại có 

thêm lưu Sát tinh xung hội thì mới phát bệnh. 
       Thí dụ kể trên có thể biết, dựa vào các sao để luận đoán tật 
bệnh là rất khó. Trung Châu phái chỉ trình bầy một số kinh nghiệm bí 
truyền và nghiên cứu của Vương Đình Chi về tính chất các tinh hệ 
trong vấn đề bệnh tật và tai ách, khi nghiên cứu nên vận dụng linh 
hoạt, không nên quá câu nệ. Có lúc phải mang các sao của cung 
Mệnh và cung Tai ách, cùng với các sao hội hợp ở tam phương tứ 
chính ra đồng thời tham chiếu, thậm chí còn phải mang "Lưu diệu" 
của đại hạn hoặc lưu niên ra phối hợp để luận đoán, mới có thể 
chính xác. 
       Ví dụ trường hợp xem bệnh ung thư vòm họng, tinh hệ chủ yếu 
vẫn là "Liêm trinh Thất sát", hành vận đến cung hạn Thiên đồng và 
Cự môn đối nhau, nếu đại hạn có các sao Sát Kị cùng chiếu, mà còn 
gặp Long trì đồng độ hoặc xung chiếu cung Mệnh, còn "Liêm trinh 


Thất sát" lại hội hợp với Hỏa tinh Linh tinh, hoặc Thiên hình, thì trong 
đại hạn này sẽ phát bệnh. Lấy trường hợp này làm ví dụ, để người 
nghiên cứu có thể thấy được phần nào phép tắc luận đoán bệnh tật. 
       Dùng Đẩu Số luận bệnh tật hoàn toàn lấy nguyên lý Âm Dương 
Ngũ hành của Đông y làm căn cứ, cho nên rất khó luận đoán kết hợp 
với tên gọi các bệnh theo Y học hiện đại. 
9. Cung Tài Bạch
Cung Tài là một trong ba cung tam hợp chính Mệnh­Tài­Quan của 
Tử Vi cho chúng ta biết tổng quát về tiền tài, mức độ giàu nghèo, thời 
gian hao phát và may rủi, khả năng thụ hưởng, tư cách sử dụng về 
tiền tài vật chất của mình.
Luận thêm cung tài bạch
 Tiền bạc (tài bạch) là tư liệu để nuôi sống, nhất là trong xã hội 
thương nghiệp, địa vị xã hội của một người đầu như do tiền bạc 

quyết định, vì vậy việc luận đoán tiền bạc có hay không, và chủ yếu 
làm nghề nghiệp gì để kiếm tiền, đã trở thành vấn đề khá quan 
trọng. 
       Liên quan đến vấn đề trọn nghề nghiệp gì cho thích hợp, đã 
được thảo luận khi tường thuật về tổ hợp tinh hệ của cung Mệnh, 
nên khi nghiên cứu cung Tài bạch, chủ yếu tập trung về thành tố "tài 
khí" như thế nào, có tiền của dần dần hay phát lên một cách nhanh 
chóng, sau khi có tiền của thì có giữ được hay không. 
       "Tam phương tứ chính" của cung Tài bạch là đối cung Phúc 
đức, và hai cung tam phương là cung Mệnh và cung Sự nghiệp. 
Cung Phúc đức chủ về hoạt động tư tưởng và sự hưởng thụ tinh 
thần. Chuyện cơm áo gạo tiền khiến cho người ta phải lo toan nghĩ 
ngợi, và tình trạng nghèo hay giầu có thể ảnh hưởng đến tinh thần 
của một người. Đủ thấy tính chất ảnh hưởng qua lại của cung Phúc 
đức và cung Tài bạch. 
       Đối với cung Mệnh, vận thế của mệnh tạo và cách cục chủ yếu 
được quyết định từ đây, đương nhiên có liên quan đến "tài bạch". 
Mối liên hệ giữa Sự nghiệp và Tài bạch, đương nhiên cũng là then 
chốt hỗ tương. Cung Mệnh, cung Sự nghiệp, cung Tài bạch hội hợp, 
đúng là tượng trưng cho "vị thế của lợi lộc". 
       Nếu chỉ đơn thuần dựa vào cung Tài bạch của nguyên cục để 
luận đoán tiến bạc "được mất", thường thì chẳng đúng, bởi vì nó chỉ 
hiện thị những tính chất rất giới hạn. Nếu muốn luận đoán một cách 
tinh tế và chính xác, nhất định phải xem xét tới cung Tài bạch của đại 
hạn để luận đoán, sau đó mới có thể biết sự phát triển tài vận của 
một đời người, còn cung Tài bạch nguyên cục chỉ chủ về xu thế 


chung của tài vận. 
       Điều cần chú ý là, lúc luận đoán cung Tài bạch của đại hạn mà 

gặp "lưu Lộc", "lưu Quyền", "lưu Khoa", "lưu Tồn", "lưu Mã", "lưu 
Dương", "lưu Đà", thì tất cả chúng có cùng một tác dụng như các 
điều đã thuật về tính chất cơ bản của chúng. 
10.Cung Tử Tức
Xem cung Tử Tức là để biết qua về đường con cái của mình như số 
lượng (nhiều hay ít và trai gái) tình trạng nuôi dưỡng con cái, có con 
nuôi hay dị bào không và sự khắc hợp giữa mình với con cái. Cần 
phải xem phối hợp với các cung Mệnh­Thân­Phúc, cung Tử Tức 
trong lá số của người phối ngẫu và sự truyền tinh giữa các cung và 
lá số để quyết đoán.
Luận thêm cung tử tưc
     Trong mệnh bàn Đẩu Số, cung Tử tức và cung Điền trạch đối 
nhau, cung Tử tức tương hội với cung Phụ mẫu và cung Nô bộc. Kết 
cấu dạng này rõ ràng phản ảnh chế độ đại gia tộc thời xưa. 
       Đại gia tộc trong xã hội phong kiến, con cái là do đầy tớ (nô bộc) 
phục dịch, do đó cung Nô bộc có ảnh hưởng nhất định đối với cung 
Tử tức. Đồng thời có thể nhìn ra quan hệ "kế thừa sự nghiệp của cha 
ông" từ tổ hợp các sao của cung Phụ mẫu và cung Tử tức, còn đối 
với cung Điền trạch, Đẩu Số dùng để quan sát gia trạch, đương 
nhiên càng có tương quan với cung Tử tức. 
       Do đó nếu nói tổ hợp tinh hệ của cung Huynh đệ là phô bầy cả 
một đại gia tộc, dùng để quan sát thế hệ bề ngang của mệnh tạo, thì 
tổ hợp tinh hệ của cung Phụ mẫu và cung Tử tức là một biểu đồ theo 
chiều dọc, dùng để quan sát từ ông Tổ đến cha mẹ, rồi từ cha mẹ 
đến con cái, cả một dòng họ truyền từ đời trước sang đời sau. 
       Ngày nay, chế độ đại gia tộc theo kiểu phong kiến đã sụp đổ, kết 
cấu tinh hệ ở cung Tử tức và tam phương tứ chính đương nhiên đã 
mất đi một số ý nghĩa ban đầu. Nhất là cung Nô bộc, ngoại trừ để 
xem mối quan hệ với nhân viên làm thuê và người trực tiếp dưới 
quyền, thì ngày nay còn dùng để quan sát bạn bè, đương nhiên sẽ 

cảm thấy quá cách xa cung Tử tức. Vì vậy trong thực tế ứng dụng, 
càng cần phải định ra một số nguyên tắc khác. 
       Sự tương quan hợp lý thứ nhất giữa hai cung, đó là lấy sự quan 
sát "mối quan hệ gia tộc" như trước kia, cải biến thành quan sát "địa 
vị xã hội". Bởi vì từ các tình trạng tốt xấu của cha mẹ, hay nhân viên 
làm thuê và bạn bè, cho tới con cái của mệnh tạo, có thể luận đoán 
ra địa vị xã hội của đương số. 
       Ví dụ như, nếu ba cung đều cát, thì mệnh tạo phải là người lúc 


còn nhỏ được cha mẹ nuôi dạy khá tốt, bản thân cũng được bạn bè 
giúp đỡ ủng hộ, đồng thời còn được nhân viên làm thuê trợ lực, đến 
trung niên thì phát triển sự nghiệp, đến vãn niên thì có con cái có thể 
kế thừa sự nghiệp của cha ông. Người này là mẫu người điển hình 
của loại "lúc nhỏ là thiếu gia, lúc già gọi là lão gia", có địa vị xã hội 
như thế nào chắc là không cần phải nói. 
       Nếu cung Phụ mẫu và cung Nô bộc không cát tường, nhưng 
cung Tử tức thì có Cát tinh tụ tập, như vậy có thể luận đoán mệnh 
tạo rất có khả năng phải trải quan gian lao vất vả, rồi mới tay trắng 
tạo nên sự nghiệp, sau trung niên ít nhất cũng có địa vị vào hạng 
trung lưu. 
       Dựa vào điểm suy đoán này, có thể trợ giúp chúng ta luận đoán 
ra vận trình của bản thân mệnh tạo. Ngược lại, từ vận trình của bản 
thân mệnh tạo, cũng có thể luận đoán ra con cái của mệnh tạo có 
thành tựu hay không ! 
       Ví dụ như, nếu cung Phụ mẫu là Cát, cung Mệnh cũng cát, cung 
Nô không xấu, nhưng cung Tử tức lại xấu, thế thì, có khả năng 
không có người thừa kế, cũng có thể là con cái bất tài, phẩm hạnh 
quá kém. 
       Vì vậy có thể căn cứ vào tinh bàn để tìm ra một số chỉ dẫn. Ví dụ 

như quan sát sự hiển thị của cung Tử tức, để biết về tính cách con 
cái của mệnh tạo mà đưa ra một số lời khuyên 
       Đây cũng chính là nói, từ "tam phương tứ chính" của cung Tử 
tức ngoại trừ xem có con nhiều hay ít, còn luận đoán về tình cảm của 
mệnh tạo đối với con cái, và tính cách chủ yếu của con cái. Liên 
quan về những luận đoán này, ta cần kết hợp với cung Tử tức của 
đại hạn và lưu niên để đánh giá về vận mệnh của con cái đương số, 
để biết con cái của đương số có thành tựu hay không? 
11.Cung Phu thê
Xem cung Phu thê, có thể biết qua về hôn nhân và hạnh phúc, thời 
gian lập gia đình, tính tình và tư cách, sự khắc hợp giữa mình với 
người bạn đời. Ngoài ra, cung Phu thê còn thể hiện xu hướng mà 
đương số muốn chọn bạn đời.
Luận thêm cung phu thê
   Cung Phu Thê hội hợp "tam phương tứ chính" là cung Phúc Đức, 
cung Quan Lộc và cung Thiên Di. Cách phối trí này rất logic. 
       Sự nghiệp của một người đương nhiên chịu ảnh hưởng của sinh 
hoạt hôn nhân, di cư (Thiên di) tha hương, nếu không phải là vợ 
chồng sinh ly tử biệt thì hoặc là vợ chồng đều nên sống ở tha hương, 


đây cũng là vấn đề trọng đại của đời người, còn cung Phúc đức chủ 
về sinh hoạt tinh thần của con người, mà quan hệ hôn nhân có ảnh 
hưởng đến sinh hoạt tinh thần, điều này không nói cũng biết. 
       Cho nên việc quan sát và luận đoán cung Phu thê, cần phải xem 
xét kỹ các sao của cung Phúc đức, cung Quan lộc và cung Thiên di, 
các sao của ba cung này cũng chịu ảnh hưởng các sao của cung 
Phu thê, đây là hiện tượng rất hợp lý. 
       Tiết này tuy dùng phương thức trình bày giản lược về các tinh 
hệ của hiện tượng hôn nhân, nhưng đã suy tính đến mối liên hệ của 

"tam phương tứ chính". Để tiện cho người nghiên cứu những ảnh 
hưởng của các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh đối với tính chất các 
tinh hệ chính diệu, nên sau khi trình bầy tính chất của 14 tinh hệ 
chính diệu, vẫn có thêm một mục trình bầy tính chất của các sao Phụ 
Tá Sát ở cung Phu thê, để có thể dung hợp nó với tính chất của tinh 
hệ chính diệu, xem nó làm mạnh thêm hay yếu đi, hoặc tình hình 
chuyển hóa như thế nào. 
       Ví dụ tinh hệ "Thiên cơ Cự môn" chủ về trước hôn nhân có sóng 
gió, trắc trở, hơn nữa còn chủ về phiêu bạt, còn tính chất của Lộc tồn 
là vợ chồng ân ái, chỉ dễ bị người phối ngẫu bắt nạt, hà hiếp, vì vậy 
mà hai người chia ly. Nếu dung hòa hai tính chất này, thì tham khảo 
thêm ở đại hạn hoặc lưu niên để luận đoán xem phần nhiều xảy ra 
chuyện gì. 
       Có điều khi luận đoán hôn nhân, không nên chỉ xem cung Phu 
thê, mà còn nên xem kiêm tinh hệ của cung Mệnh. Trong xã hội hiện 
đại, sinh hoạt hôn nhân giữa vợ và chồng, việc luận đoán không 
ngoài những hạng mục như tình cảm, tài năng, dung mạo, và tài phú. 
Thế sự lại rất khó toàn mỹ, tài năng và dung mạo cũng rất khó lưỡng 
toàn, nhưng cũng không phải là không có khả năng tài năng, dung 
mạo, tài phú đều có đủ, cho tới trường hợp khi các phương diện đều 
hợp với lý tưởng, thì tình cảm lại thường thường dễ xảy ra thay đổi. 
Cho nên đạo của vợ chồng, quý ở chỗ biết thích ứng. Tiết này chỉ ra 
những hiện tượng quan trọng, mà còn gợi ý biện pháp dùng nỗ lực 
hậu thiên để bổ cứu và thích ứng với cuộc sống hôn nhân. 
       Dưới đây là một số thể lể thích hợp cho tính hình chung, dùng 
để luận đoán cung Phu thê. 
       Luận đoán cung Phu thê xem có mỹ mãn hay không, ngoại trừ 
việc quan sát cung Phu thê ra, còn cần phải xem xét tinh hệ của 
cung Mệnh, sau đó dung hòa hai tính chất này. 
       Mỗi một cung Phu thê của đại hạn đều phải chú ý xem xét, sau 

đó mới có thể nhìn ra sự thay đổi trong quan hệ hôn nhân và tình 


cảm vợ chồng. Nhưng thông thường không cần dùng thêm tinh hệ 
của cung Mệnh đại hạn để trợ giúp trong việc luận đoán, trừ khi xem 
tai nạn bệnh tật. 
       Muôn luận định về hôn nhân, tốt nhất là mang tinh bàn của cả 
hai người nam và nữ ra quan sát một lượt, chỉ càn quan sát cặn kẽ, 
tỷ mỉ thì có thể nhìn ra một số tình tiết. 
       Khi luận đoán cung Phu thê, phải lưu ý một nguyên tắc, nhiều 
Cát tinh chưa chắc có lợi, như Xương Khúc chủ về người phối ngẫu 
quan tâm, chăm sóc, nhưng lại đồng thời có thể có tình nhân bên 
ngoài. Các sao Hung, sao Ác cũng chưa chắc là không tốt, như Đà 
La chủ về phối ngẫu rời xa quê hương, nhưng nếu gặp Lộc tồn, 
nhưng nếu gặp Lộc tồn, Thiên mã, thì lại chủ về phát tài ở nơi xa, 
hơn nữa tình cảm vợ chồng có thể rất tốt. Cho nên cần phải cân 
nhắc tỷ mỉ cẩn thận. 
       Luận đoán cung Phu thê của Đại hạn hoặc Lưu niên, ngoại trừ 
tham khảo tiết này, còn cần phải căn cứ vào bản chất của tinh hệ thủ 
cung Phu thê nguyên cục. 
12.Cung Huynh Đệ (hay cung Bào)
Xem cung Bào để biết qua một cách tổng quát về số lượng và tình 
trạng của anh chị em trong gia đình, sự hòa hợp hay xung khắc giữa 
anh chị em với chính mình.Các cung trên địa bàn là nơi phân định 
trạng thái Miếu địa hay hãm địa cho các sao.
Luận thêm về cung Bào
ng xã hội hiện đại, dùng Tử Vi Đẩu Số luận đoán cung Huynh đệ, 
thực ra có khuyết điểm rất lớn. Ở xã hội cổ đại, anh em không tách 
ra ở riêng, nên Đẩu Số có thể dựa vào các sao ở cung Huynh đệ để 
luận đoán khái quát toàn bộ mệnh vận của gia tộc. Vì vậy ở tinh bàn, 

đối nhau với cung Huynh đệ là cung Nô bộc (nay đổi lại là cung Giao 
hữu), tương hội ở tam phương là cung Điền Trạch và cung Tật Ách. 
       Từ số lượng anh em nhiều hay ít, cho đến Nô Bộc nhiều hay ít 
và có đắc lực hay không, thì Mệnh vận của một gia tộc có thể biết 
được những tính chất sơ lược. Lại quan sát các sao của cung Tật 
Ách để xem gia tộc có bệnh di truyền hay không, thì tình hình càng rõ 
như chỉ bàn tay. Thời cổ đại một người phạm tội thì cả gia tộc bị liên 
lụy, cho nên quan sát cung Tật Ách là rất quan trọng. 
       Xã hội hiện đại đã không còn chế độ đại gia đình, anh chị em 
mỗi người đều có gia đình riêng. Hơn nữa không còn tình trạng bị 
liên lụy người phạm tội trong gia đình. Cho nên, quan sát cung không 
có gì quan trọng, cổ nhân đã đặt ra một số phép tắc, cũng có thể nói 
hoàn toàn không còn hợp thời. 


       Theo Trung Châu phái, vẫn có thể vận dụng tổ hợp các sao của 
cung Huynh đệ, để luận đoán về người có cùng một xuất thân với 
mệnh tạo (theo cổ pháp, Huynh đệ cũng dùng để luận đoán về bạn 
"đồng môn" và bạn "đồng niên") 
       Phàm cung Huynh đệ mà gặp Tả phụ, Hữu bật thì số anh chị em 
không chỉ dựa vào chính diệu để luận đoán là nhiều, như Tử Phủ cư 
Huynh chủ về anh chị em chỉ có 3 người, nhưng gặp Tả Hữu thì có 
trên 3 người, nhưng lại có khả năng là anh em khác mẹ, cần phải 
xem xét kỹ các sao của cung Phụ mẫu, xem có xuất hiện tình hình tái 
hôn, ngoại hôn hay không mà định. 
       Có Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Hóa Lộc, Hóa 
Khoa, Hóa Quyền, thì số lượng anh chị em có thể dựa vào chính 
diệu để luận đoán là nhiều. Nhưng phải có "sao đôi" hội hợp thì mới 
có hiệu lực, hoặc cũng chủ về nhiều bạn đồng môn và nhiều người 
có cùng xuất thân. 

       Cung Huynh đệ không gặp các sao Phụ diệu, Tá diệu, nhưng 
cung Mệnh gặp các sao Phụ diệu, Tá diệu tụ tập thì cũng chủ về 
nhiều anh chị em. 
       Phàm là Tử vi, Thiên phủ, Thiên tướng, Thiên đồng, Thiên lương 
thủ cung Huynh đệ, về nguyên tắc chủ về anh chị hoặc bạn đồng 
môn, hoặc đồng sự ngang cấp có sự hòa hợp. Nếu gặp các sao lông 
bông thủ cung Huynh đệ như Tham lang, Vũ khúc, Thất sát, Phá 
quân, Thiên cơ, về nguyên tắc chủ về anh chị em, hoặc bạn đồng 
môn, hoặc đồng sự ngang cấp không thể đồng tâm hiệp lực. Nếu 
gặp thêm Sát tinh thì thường có tranh chấp, còn gặp thêm các sao 
Hình ­ Kị thì chủ về xảy ra kiện tụng. 
       Phàm cung Huynh đệ gặp các sao Hình ­ Kị, lại còn gặp thêm 
Thiên Vu thì chủ về tranh chấp tài sản, hoặc chủ về đồng sự tranh 
chấp quyền lợi. Thiên lương thủ cung Huynh đệ gặp Kình dương 
đồng độ chủ về kiện tụng liên miên. [ An Thiên Vu: tháng 1 ­ 5 ­ 9 cư 
Tị, tháng 2 ­ 6 ­ 10 cư Thân, tháng 3 ­ 7 ­ 11 cư Dần, tháng 4 ­ 8 ­ 12 
cư Hợi ]. 
       Cung Huynh đệ không nên gặp Hỏa tinh, Linh tinh, Kình dương, 
Đà la, Địa không, Địa kiếp, vì chủ về anh em ở riêng nơi khác hoặc 
bất lợi, hoặc đồng sự hay đồng môn thì chủ về gặp nhiều đố kị tranh 
chấp. Sát tinh nặng mà gặp thêm Thiên Hình và Hóa Kị thì chủ về có 
hình thương. 
       Cung Huynh đệ gặp "Lộc Quyền Khoa", chưa chắc chủ về anh 
chị em phú quý, có lúc chỉ chủ về có nhiều anh chị em. Nhưng trong 
số anh chị em ắt sẽ có người được cảnh ngộ khá hơn mệnh tạo; 


hoặc chủ về đồng sự có cung một xuất thân thăng tiến nhanh hơn 
mệnh tạo. 
       Các sao Phụ diệu, Tá diệu, Sát tinh, tứ Hóa cùng bay đến cung 

Huynh đệ, chủ về cát hung lẫn lộn, cũng chủ về hòa hợp nhưng có 
"hình thương", hoặc chủ về hòa hợp mà không giúp đỡ lẫn nhau 
được, hoặc chủ về anh em nhiều nhưng hình khắc, ở riêng mà vẫn 
tranh chấp (luận về đồng sự, thì tuy có trợ lực nhưng chỉ là cái vỏ 
bên ngoài, còn bên trong lại có khuynh hướng kết bè kết đảng chống 
đối nhau). Cho nên khi luận đoán về tình hình giữa đồng sự với 
nhau, cần phải vận dụng một cách linh hoạt. 
Dưới đây là tập hợp những ghi chép tản mạn của tôi về 14 chính tinh 
trong Tử Vi, để hiểu rõ về 14 chính tính là một quá trình dài, vì chỉ có 
14 chính tinh nhưng mô tả hêt tất cả các trạng thái trong xã hội loài 
người và trong mỗi quan hệ giữa con người với con người. Nên để 
hiểu được đầy đủ ý nghĩa của 14 chính tinh đòi hỏi một quá trình dài 
suy ngẫm, chiêm nghiệm.
14 chính tinh trong Tử vi gồm có :    Tư vi,  Thiên Cơ, Thái Dương, 
Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, 
Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân. Rồi chia 
đời người ra làm mười hai cung là các cung : Mệnh, huynh đệ, phụ 
mẫu, tử tức, quan lộc, thiên di, tật ách, tài bạch, nô bộc, điền trạch, 
phúc, đức. 
– Nam đẩu tinh gồm có các sao : Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên 
Lương, Thất sát, Thiên Đồng, Thái Dương, Thiên Cơ.
– Bắc đẩu tinh gồm có các sao : Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Liêm 
Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân.
– Riêng Sao Tử­Vi : vừa Nam đẩu tinh & Bắc đẩu tinh
ta có thể nhận định như sau về 14 chính tinh
­        Sao Tử Vi là Bá Âp, thần của khí chất tôn quí. 
­        Sao Thiên Cơ là Khương Thượng, thần của trí tuệ, tinh thần.
 ­        Sao Thái Dương là Tỉ Can, thần của quang minh, bác ái. 
­        Sao Vũ Khúc là Vũ Vương, thần của vũ dũng đại phú. 
­        Sao Thiên Đồng là Văn Vương, thần của dung hoà, ôn thuận. 

­        Sao Liêm Trinh là Phỉ Trọng, thần của tàn ác, lươn lẹo. 
­        Sao Thiên Phủ là Khương hoàng hậu, thần của tài năng, từ bi. 
­        Sao Thái Âm là Giá phu nhân, thần của tinh khiết, trinh thảo và 
sạch sẽ. 


­        Sao Tham Lang là Đắc Kỷ, thần của dục vọng, vật chất. 
­        Sao Cự Môn là Mã Thiên Kim, thần của thị phi, nghi hoặc. 
­        Sao Thiên Tướng là Văn Thái Sư, thần của từ ái, trung trinh. 
­        Sao Thiên Lương là Lý Thiên Vương, thần cảu quản trị, tổ 
chức, xếp đặt. 
­        Sao Thất Sát là Hoàng Phi Hổ, thần của uy nghiêm, quyết liệt.
­        Sao Phá Quân là Trụ Vương, thần của phá hoại, tiêu hao.
    Sau đây là các phụ tinh như : 
Văn Xương – Văn Khúc – Tả Phụ – Hữu Bật – Thiên Khôi – Thiên 
Việt – Thiên Ma – Lộc Tôn – Kình Dương – Đà La – Hoả Tinh – Linh 
Tinh – Hoá Quyền– Hoá Lộc – Hoá Khoa – Hoá Kị – Thiên Không – 
Địa Kiếp – Thiên Khương – Thiên Sứ – Thiên Đức – Nguyệt Đức – 
Long Tri – Phương Các – Thai Phụ – Phong Các – Hồng Loan – 
Thiên Hỉ – Tam Thai – Bát Toạ – Thiên Hình – Thiên Diệu – Đẩu 
Quân.
   Rồi đến chòm sao đi theo Thái Tuế, chòm sao đi theo Lộc Tồn, 
chòm sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị ;     
   Rồi đến Triệt lộ không vong và Tuần trung không vong cộng lại là 
85 vị. 
   Nhưng sách Tử Vi ở Việt Nam do tổ tiên chúng ta truyền lại thì thấy 
có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư của 
Trần Đoàn như các sao : Đào Hoa – Thiên Tài – Thiên Thọ – Phá 
Toái – Kiếp Sát – Thiên Y – Thiên Trú – Thiên Giải Địa Giải – Giải 
Thần – Địa Không – An Quang – Thiên Quí – Cò Thần – Quả Tú – 

Lưu Hà – Thiên Quan – Quí Nhân – Thiên Phúc.
Tổng cộng lại là 104 vị. 
    Các cụ đã căn cứ vào đâu mà thêm vào không hiểu hoặc giả sách 
Tử Vi đẩu số toàn thư chính  bản  đã  sang  bên  ta,  nên  bản  lưu  
bên  chính  quốc  bị  ghi  chép  thiếu  sót.  Nếu  vậy,  tại  sao không 
có những lời giải thích rõ ràng về các sao : Giải Thần – Địa Giải – 
Thiên Trú – Thiên Giải mà chỉ có vài lời nghe thật gượng ép. Trừ sao 
Đào Hoa thì có thể nói Tử Vi đẩu số toàn thư bị thiếu, vì sao này rất 
quan trọng trong phép tính số Tử Bình và cách an sao không khác 
phép tính số Tử Vi. Tính (sao) còn gọi là Diệu. Tỉ dụ 14 sao thuộc 
chòm Tử Vi Thiên Phủ là chính diệu (sao chính), nếu cung mệnh 
không có sao chính thì gọi là mệnh vô chính diệu.
  Sách đẩu số mệnh lý cho rằng : Tả Phụ – Hữu Bật – Văn Xương – 
Văn Khúc – Lộc Tồn cũng là chính tinh nữa. Còn cổ truyền khoa Tử 


Vi của ta thì căn cứ vào Tử Vi đẩu số toàn thư nên chỉ có 14 vị là 
chính tinh mà thôi.
Các sao : 
Kình Dương – Đà La – Hoả Tinh – Linh Tinh – Thiên Khôi – Thiên 
Việt – gọi là Thiên diệu. 
Hóa Lộc – Hoá Quyền – Hoá Khoa – Hoá Kị gọi là hoá diệu hay tứ 
hoá.
Ngoài ra các sao khác là tạp diệu. 
Lại có những tên gọi riêng như Tứ Cát (bốn sao tốt) là Lộc, Quí (gồm 
Khôi Việt), Quyền, Khoa. Tứ hung hay tứ sát (bốn sao hung) là Hoả, 
Linh, Dương, Đà. 
Những sao đi đôi, đi cặp là : Tử Phủ (hay Tử Vi – Thiên Phủ), Tử – 
Tướng, Phủ – Tướng,Nhật – Nguyệt, Tả – Hữu, Xương – Khúc, 
Không – Kiếp, Hoả – Linh, Dương – Đà, Khôi – Việt.

PHÂN LOẠI CÁC SAO 
1/ Quý tinh: Tử vi­ Thái dương – Thiên mã – Long trì ­ Phượng các – 
Thiên khôi – Thiên việt – Ân Quang – Thiên quý ­ Tấu thư – Tam thai 
– Bát toạ.
2/ Quyền tinh: Thiên tướng ­ Thất sát – Hoá quyền ­ Tướng quân ­ 
Quốc ấn – Phong cáo – Quan đới.
3/ Tài tinh: Vũ khúc – Thiên phủ ­ Thái âm ­ Lộc tồn – Hoá lộc – Lưu 
niên văn tinh.
4/ Văn tinh: Hoá khoa – Văn xương – Văn khúc – Thiên khôi – Thiên 
việt – Thai phụ ­ Phong cáo.
5/ Hỷ tinh: Thiên hỷ ­ Hỷ thần – Thanh long.
6/ Thọ tinh: Thiên cơ – Thiên lương – Thiên đồng – Thiên thọ ­ Tràng 
sinh ­ Đế vượng.
7/ Phúc, Giải tinh: Thiên cơ – Thiên lương – Thiên đồng – Hoá khoa 
– Thiên khôi – Thiên việt – Ân quang – Thiên quý – Thiên quan – 
Thiên phúc – Thiên giải ­ Địa giải ­ Giải thần – Thiên đức – Phúc đức 
– Long đức ­ Nguyệt đức – Tràng sinh ­ Đẩu quân – Thiên thọ ­ Thiếu 
âm ­ Thiếu dương.


8/ Hung tinh: Phá quân – Thiên không ­ Địa không ­ Địa kiếp – Kình 
dương – Đà la ­ Hoả tinh – Linh tinh ­ Kiếp sát – Lưu hà – Phá toái.
Hung sát tinh chủ về tai hoạ, cường độ ảnh hưởng nặng nhẹ tuỳ đắc 
hãm đại và hội tụ nhiều ít.
9/ Bại tinh: Tang môn ­ Bạch hổ ­ Thiên khốc – Thiên hư ­ Đại hao ­ 
Tiểu hao – Cô thần ­ Quả tú – Suy ­ Bệnh ­ Tử ­ Mộ ­ Tuyệt.
Hai bại tinh chủ về phá tán, gây hình thương, bệnh tật, lo buồn, tang 
tóc, mất mát...nếu đi với các sát tinh khác ảnh hưởng xấu càng tăng.
10/ Ám tinh: Cự môn – Hoá kỵ ­ Thiên riêu.
Ám tinh hay Kỵ tinh chủ về che lấp, ngăn trở, bế tắc, làm giảm sự 

quang minh của các sao tốt.
11/ Hình tinh: Liêm trinh – Thái tuế ­ Thiên hình – Quan phù ­ Tuế 
phá.
Hình tinh chủ về hình ngục, kiện tụng.
12/ Dâm tinh: Tham lang – Đào hoa ­ Hồng loan – Thiên riêu ­ Mộc 
dục – Thai.
13/ Trợ tinh: Tả phù ­ Hữu bật ­ Tuần ­ Triệt – Thiên tài.
Dưới đây tôi sẽ phân tích về từng sao.

Sao tử vi 
Phương Vị: Cả Nam lẫn Bắc Đẩu Tinh
Tính: Dương
Hành: Thổ
Loại: Đế Tinh
Đặc Tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc
Tên gọi tắt thường gặp: Tử
Tử Vi là sao chủ của chòm sao Tử Vi gồm có sáu sao: Tử Vi, Liêm 
Trinh,Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thái Dương, Thiên Cơ. Sao Tử Vi là một 


trong 14 chính tinh và còn là sao chính trong khoa tử vi nên còn gọi 
là đế tinh (sao vua) và được an đầu tiên trong lá số tử vi.
Hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ hợp lại để tạo thành 14 chính tinh 
(sao chính) trong lá số tử vi. Trường hợp một cung trên lá số không 
có chính tinh thì được gọi là cung Vô Chính Diệu tức là cung này 
không có sao chính tọa thủ.
Sao Tử Vi được an theo cục và ngày sinh.
Vị Trí Ở Các Cung
Miếu địa (tốt nhất) ở các cung: Tỵ, Ngọ, Dần, Thân.
Vượng địa (tốt) ở các cung Thìn, Tuất.

Đắc địa (tốt vừa) ở các cung Sửu, Mùi.
Bình hòa (bình thường) ở các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo
Cung Mệnh có Tử Vi miếu, vượng hay đắc địa thì thân hình cao lớn, 
hồng hào. Còn Tử Vi bình hòa thì thân hình vừa phải.
Tính Tình
Miếu địa: Thông minh, trung hậu, nghiêm cẩn, uy nghi, sáng tạo, lãnh 
đạo.
Vượng địa: Thông minh, đa mưu túc trí, bất nghĩa, có oai phong.
Đắc địa: Thông minh, thao lược, can đảm, liều lĩnh.
Bình hòa: Kém thông minh, nhân hậu.
Công Danh Tài Lộc
Nếu Tử Vi ở các vị trí miếu, vượng hay đắc địa thì không cần các 
phụ tinh tốt khác đi kém theo cũng vẫn có sự phú quý và quyền uy. 
Tuy nhiên nếu được các sao sau đây đi kèm thì sự phú quý càng 
chắc chắn hơn.
­ Có Thất Sát đồng cung: Thất Sát như lưỡi gươm báu, đi chung với 
Tử Vi càng làm cho Tử Vi có thêm uy lực hơn.
­ Thiên Phủ đồng cung hay hội chiếu: Thiên Phủ là kho trời nên càng 
có ý nghĩa dồi dào về tài lộc khi đi kèm với Tử Vi.
­ Thiên Tướng đồng cung: Thiên Tướng có nghĩa là tướng Trời, cho 
nên Tử Vi có Thiên Tướng đi kèm như vị vua có tướng tài bên cạnh 


phò tá nên càng thêm vững chắc trên đường lãnh đạo chỉ huy.
­ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt: Đây là các sao phụ như quần 
thần theo hộ giá cho vị Vua. Các sao này sẽ khiến cho Tử Vi bảo 
đảm thêm phần tài lộc, công danh. Sự hội tụ của các sao này chung 
quanh Tử Vi làm nổi bật khả năng lãnh đạo, chỉ huy của sao vua.

Ở vị trí bình hòa, Tử Vi cần phải có các sao tốt đi kèm mới bảo đảm 
được sự phú quý hưng vượng.
Tử Vi gặp các sao xấu như Tuần, Triệt, Kình, Đà, Không, Kiếp thì 
diễn tả một tính nết xấu xa và thường gặp tai nạn trong cuộc đời. 
Nếu là nữ mệnh thì tính tình đê tiện, dâm đãng, khắc hại chồng con 
tuy là có tiền bạc khá giả.

Phúc Thọ Tai Họa
Tử Vi là một phúc tinh nên còn đem đến phúc đức cho cung tọa thủ. 
Đặc biệt Tử Vi chế giảm được hung tính của hai sao Hỏa 
Tinh và Linh Tinh. Tuy nhiên năng lực cứu giải tai nạn của Tử Vi sẽ 
bị kém đi rất nhiều khi đóng tại các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu. Thêm 
nữa nếu Tử Vi bị hai sao Tuần hoặc Triệt án ngữ hay sát tinh xâm 
phạm thì càng bất lợi hơn. Trường hợp này đương số sẽ gặp phải 
những nghịch cảnh trong cuộc đời như:
Sớm mồ côi cha mẹ, hoặc phải chịu cảnh góa bụa, cô độc.
Khắc anh chị em hay khắc chồng con, hay vợ con.
Thường bệnh hoạn hay yểu tử.
Phải tha phương lập nghiệp.
Gặp nhiều cảnh hiểm nguy trong cuộc đời.
Nghèo khổ, xui xẻo.
Công danh trắc trở, khổ nhọc cả đời.
Nữ mệnh thì phải chịu cảnh muộn chồng hay vợ lẽ.
Riêng trường hợp Tử Vi ở cung Mão hoặc Dậu và đồng cung với 
Tham Lang thì Tử Vi tượng trưng cho sự bi quan, yếm thế, thường 
gặp nghịch cảnh và luôn có chí xuất trần. Nếu đương số đi tu thì sẽ 
đạt được sự thanh nhàn và phúc đức.

Những Bộ Sao Tốt
Tử Vi, Thiên Phủ tọa thủ (ở ngay cung Mệnh) hay giáp Mệnh (ở hai 

bên cung Mệnh).


×