Tải bản đầy đủ (.pdf) (447 trang)

Tăng bổ bốc phệ chính tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 447 trang )

Update: 26/11/2015

 

TĂNGBỔ

BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG 
 
 
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................................... 4
LỜI TỰA ........................................................................................................................................................ 6
PHÀM LỆ ...................................................................................................................................................... 7
BỐC PHỆ CÁCH NGÔN............................................................................................................................. 8
PHẦN I ................................................................................................................................................................... 9

ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG BỐC DỊCH ......................................................... 9
Chương 1......................................................................................................................................................... 9

PHẦN CƠ BẢN..........................................................................................................................9
Chương 2....................................................................................................................................................... 25

CA QUYẾT ................................................................................................................................25
Chương 3....................................................................................................................................................... 45

THÔNG HUYỀN PHÚ VÀ TÚY KIM PHÚ .........................................................................45
Chương 4....................................................................................................................................................... 49

QUẺ VỚI CÁC HÀO CÙNG PHI THẦN, PHỤC THẦN VÀ QUÁI THÂN ..................49
Chương 5....................................................................................................................................................... 64

THẬP BÁT LUẬN....................................................................................................................64


Chương 6....................................................................................................................................................... 72

TỔNG ĐOÁN HOÀNG KIM SÁCH .....................................................................................72
TRỰC GIẢI THIÊN KIM PHÚ ...............................................................................................72
Chương 7....................................................................................................................................................... 96

THIÊN THỜI.............................................................................................................................96
Chương 8..................................................................................................................................................... 106

NIÊN THỜI .............................................................................................................................106
Chương 9..................................................................................................................................................... 114

THÂN MỆNH.........................................................................................................................114
Chương 10................................................................................................................................................... 132

CẦU DANH ............................................................................................................................132
Chương 11................................................................................................................................................... 139

SĨ HOẠN..................................................................................................................................139
Chương 12................................................................................................................................................... 145

CẦU TÀI ..................................................................................................................................145
Chương 13................................................................................................................................................... 154

THẤT THOÁT ........................................................................................................................154
Chương 14................................................................................................................................................... 164

XUẤT HÀNH .........................................................................................................................164
Chương 15................................................................................................................................................... 171


CẦU SƯ ...................................................................................................................................171
Chương 16................................................................................................................................................... 177

HỌC QUÁN............................................................................................................................177
Chương 17................................................................................................................................................... 185

HÔN NHÂN ...........................................................................................................................185
Chương 18................................................................................................................................................... 197

SẢN DỤC ................................................................................................................................197
tuvilyso.org

1


Update: 26/11/2015

Chương 19................................................................................................................................................... 207

TIẾN NHÂN KHẨU..............................................................................................................207
Chương 20................................................................................................................................................... 215

GIA TRẠCH ............................................................................................................................215
THUYỀN GIA TRẠCH..........................................................................................................231
PHẦN BỔ TÚC.......................................................................................................................236
Chương 21................................................................................................................................................... 248

CHÂU THUYỀN ....................................................................................................................248
Chương 22................................................................................................................................................... 250


XƯỚNG GIA...........................................................................................................................250
Chương 23................................................................................................................................................... 254

TẬT BỆNH ..............................................................................................................................254
Chương 24................................................................................................................................................... 262

BỆNH THỂ ..............................................................................................................................262
Chương 25................................................................................................................................................... 268

Y DƯỢC...................................................................................................................................268
Chương 26................................................................................................................................................... 276

HÀNH NHÂN........................................................................................................................276
Chương 27................................................................................................................................................... 283

TỪ TỤNG ................................................................................................................................283
Chương 28................................................................................................................................................... 291

QUỶ THẦN.............................................................................................................................291
Chương 29................................................................................................................................................... 300

CHỦNG TÁC..........................................................................................................................300
Chương 30................................................................................................................................................... 307

LỤC SÚC .................................................................................................................................307
Chương 31................................................................................................................................................... 314

TÀM TANG.............................................................................................................................314
Chương 32................................................................................................................................................... 319


QUỐC TRIỀU..........................................................................................................................319
Chương 33................................................................................................................................................... 324

CHINH CHIẾN ......................................................................................................................324
Chương 34................................................................................................................................................... 331

TỊ LOẠN ..................................................................................................................................331
Chương 35................................................................................................................................................... 341

ĐÀO VONG ............................................................................................................................341
PHẦN II.............................................................................................................................................................. 348

PHẦN ÁP DỤNG ............................................................................................................ 348
MƯỜI TÁM CÂU HỎI ĐÁP VÀ CHIÊM NGHIỆM.........................................................348
PHẦN III ............................................................................................................................................................ 394

PHỤ LỤC........................................................................................................................... 394
Chương 1..................................................................................................................................................... 394

LUẬN VỀ SAI LẦM CỦA CÁC SÁCH VỀ BỐC DỊCH ...................................................394
Chương 2..................................................................................................................................................... 403

HÀ TRI CHƯƠNG .................................................................................................................403
Chương 3..................................................................................................................................................... 418

YẾU QUYẾT VỀ GIEO TIỀN ................................................................................................418
 

tuvilyso.org


2


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông













林 屋 山 人 王 洪 緒 輯 
 
 

TĂNGBỔ
 

BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG 
 
Lâm Ốc Sơn Nhân Vương Hồng Tự Biên Tập 
 
 
Trong đó 

Phần Cơ Bản ‐ Thập Bát Luận ‐ Luận về sai lầm ở các sách Bốc Dịch 
Do Vương Duy Đức tự Hồng Tự ở Tây Sơn Động Đình nước Ngô viết 
Có sự tham đính của 
Nhâm Tí Cử nhân Nhu Tuân Thì ‐ Ngô Tường Chung ‐ Anh Tử Xán 
 
 
Phần Phú đoán 
Do Lưu Bá Ôn soạn 
Vương Hồng Tự chú thích 
 
 
Dịch và Chú thích 
tiếng Việt 
Vĩnh Cao 

tuvilyso.org

3


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU 
Cuốn  Tăng  Bổ  Bốc  Phệ  Chính  Tông  được  Vương  Duy  Đức  tự  Hồng  Tự  người  ở  Tây 
Sơn thuộc Động Đình viết. Gọi là Tăng bổ (bổ túc thêm) vì Bốc Dịch là môn học tối cổ, được 
lưu truyền từ xưa. Những phần ghi chép trong  sách đều chọn lấy từ những tư liệu truyền 
đời, chỉ có những phần đính chính, giải thích là do tác giả sáng tác do hiểu biết và vận dụng 
về  Dịch  học  của  mình.  Vương  Duy Đức là  người đầu đời  nhà Thanh, là người  nghiên cứu 
Dịch từ nhỏ, công danh trắc trở, gia nghiệp bị phá bại khiến phải hành nghề bói toán để độ 
nhật. Cuối đời gom lại những điều hiểu biết cùng kinh nghiệm hành nghề của mình để viết 

thành sách để lại cho người sau. Theo ông cái học của mình có được nhờ một phần nghiên 
cứu  từ  nhỏ  lại  trải  qua  nhiều  năm,  một  phần  do  Dương  Quảng  Hàm  tiên  sinh  truyền  lại. 
Nhưng phần lớn nội dung của sách là chú giải, bài bác những điều do tác giả hiểu đối với 
những  tư  liệu  truyền  lại  từ  xưa.  Trong  sách  theo  tác  giả  chỉ  có  phần  Thập  Bát  Luận  trong 
quyển 3 và phần Thập Bát Vấn Đáp trong quyển 13 và 14 là do mình viết cùng những kinh 
nghiệm  được  thầy  truyền  lại,  còn  lại  là  những  phần  đính  chính,  giải  thích,  cùng  sưu  tầm 
những tư liệu cổ. Ông sống vào đầu đời nhà Thanh, nhưng trước đó vào đời Minh, môn Bốc 
Dịch khá phổ biến, được nhiều người nghiên cứu, nhiều tác phẩm được khắc in. Theo tác giả 
chính  phần  Hoàng  Kim  Sách  mà  tác  giả  ra  công  chú  giải  được  Lưu  Bá  Ôn,  người  đầu  đời 
Minh giỏi về thuật số đã viết ra. Cách vận dụng Ngũ hành trong Dịch cùng lượng định chính 
phụ của các hào trong quẻ có nhiều quan điểm khác nhau. Nhờ hành nghề lâu năm, tích lũy 
được nhiều kinh nghiệm nên trong sách ông bài bác rất nhiều quan điểm cổ cùng quan điểm 
nêu ra trong một số sách lưu hành đương thời, cốt để đính chính cho hợp với những Nguyên 
tắc đã được chuẩn định đối với môn học này. Môn Bói Dịch này vốn đã có chuyển biến sâu 
rộng từ thời Quỷ Cốc Tiên Sinh, một nhân vật sống vào đời Chu, khi ông đổi từ phép xem 
dùng cỏ Thi, qua cách dùng bằng ba đồng tiền, khiến môn học này được phổ biến rộng rãi, 
không còn riêng tư  cho giới trong  coi  bói toán của  triều đình.  Nhờ  vậy  mà  từ đó môn học 
được  xiển  dương.  Tuy  nhiên  trải  qua  mấy  ngàn  năm,  người  nghiên  cứu  quá  nhiều,  khiến 
việc hiểu biết vận dụng có nhiều sai biệt. Rồi từ đó tạo thành nhiều môn phái với những kiến 
giải riêng rẽ. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào thiên tư nên không phải người nào cũng đạt đến 
thâm sâu, áo diệu của Dịch, dù lắm người nổi tiếng lúc hành nghề Bói Dịch nhưng kiến giải 
cũng không được sâu sắc, nên những điều truyền thụ cho người sau cũng không đạt được lý 
lẽ chính xác. Tác giả vốn là người nghiên cứu, bất đắc dĩ mà hành nghề độ nhật, nhưng nhờ 
đó  mà  thu  thập được  nhiều  kinh  nghiệm,  nên cố  gắng đính  chính  giải  thích theo  hiểu biết 
của mình. Và chính vì thế mà trong sách khá đầy đủ những câu Phú truyền tụng từ xưa, từ 
những  câu  mang  tính  học  thuật  cho  đến  những  câu  hết  sức  bình  dân  áp  dụng  cho  một  số 
trường hợp lúc hành nghề của các thầy bói. 
Khi đem khắc in, nội dung của sách còn có sự góp ý của những nhà khoa bảng cũng là 
những học giả đương thời là Nhu  Tôn Thì, Ngô Tường Chung và Anh Tử Xán. Sách được 
phân  thành  14  quyển,  mỗi  quyển  gồm  nhiều  phần  khác  nhau  nhưng  không  chia  thành 

chương. Từ quyển 4 đến quyển 12 đều là những câu phú cổ về tạp sự với chú thích rõ ràng. 
Phần cơ bản về Dịch học và Ngũ hành được đề cập trong quyển 1 và 2 lại khá đơn giản. 
Nội dung của sách nếu đọc kỹ sẽ thấy không chỉ do một người viết, mà có những phần 
phụ vào do người đương thời hoặc người sống sau tác giả, vì những cách hành văn nhiều 
khi viết quá đơn giản không phải là người có học cao, cùng những luận giải không được sâu 
sắc  theo  tình  thần  chú  thích  Hoàng  Kim  Sách,  là phần  Phú  chính  yếu chắc chắn  do  tác giả 
viết. Vả lại ôm đồm quá nhiều phần về tạp sự nên việc chú thích khó tránh được nhầm lẫn 
và võ đoán, khiến người đọc khó nắm được phần chính phụ để áp dụng cho các quẻ Dịch. 
tuvilyso.org

4


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - LỜI NÓI ĐẦU

Ngoài ra phân cơ bản quá ngắn gọn, mà phần lý luận lại được nâng cao, nên sách thích hợp 
cho  những  người  đã  từng  có  nghiên  cứu  về  Bốc  Dịch.  Nhưng  đây  là  một  cuốn  sách  quan 
trọng  trong  việc  nghiên  cứu  và  học  hỏi  về  Bốc  Dịch,  kẻ  hậu  học  muốn  tiến  xa  không  thể 
không đọc sách này. 
Sách được lưu truyền rộng rãi trong giới nghiên cứu Dịch học ở nước ta vào thời Nhà 
Nguyễn.  Nhưng  trong  bước  đầu  học  Dich  người  ta  phải  kết  hợp  đọc  thêm  Tăng  San  Bốc 
Dịch của Dã Hạc Lão Nhân mà nội dung về những lý thuyết cơ bản được trình bày cặn kẽ 
hơn. Hai cuốn Bốc Phệ Chính Tông và Tăng San Bốc Dịch vì thế được  phổ biến rộng rãi ở 
Trung  Hoa  và  nước  ta.  Cũng  như  Tăng  San  Bốc  Dịch,  Bốc  Phệ  Chính  Tông  được  khắc  in 
nhiều  lần,  và  những  lần  về  sau  cũng  có  đôi  chỗ  in  nhầm,  nhưng  không  đáng  kể.  Bốc  Phệ 
Chính Tông có quan điểm với một quẻ Dịch có thể đoán định được nhiều việc, và đây cũng 
là điểm tương phản với Tăng San Bốc Dịch, nhưng lại được người bói Dịch áp dụng mà có 
kết quả chính xác. 
Sách  này  trước  đây  đã  được  dịch  vào  thập  niên  70  của  thế  kỷ  trước,  nhưng  chỉ  dịch 
những  phần  chính  yếu, rồi  chép  tay cho  các  thân  hữu nghiên cứu.  Nay  có  cơ hội  nên dịch 

trọn bộ các phần, kể những phần không được lý luận thâm sâu, cốt sao lưu giữ được những 
tư liệu truyền lại từ xưa. Ngoài ra còn đính kèm chữ Hán phần nội dung chính yếu, để người 
đọc tiện tham khảo. Tuy nhiên vì nguyên bản được sắp xếp không được rành mạch theo tinh 
thần  hiện  đại,  nên  khi  dịch  sách  dịch  giả  đã  phân  thành  các  chương  khác  nhau,  nhưng 
chương  có  nội  dung  gần  gũi  thì  đặt  sát  liền  nhau.  Phần  Đính  chính  sai  lầm  của  các  sách 
đương thời được tách riêng chuyển vào phần Phụ Lục. Ngoài ra những phần tạp thư như Hà 
Tri Chương, Yêu Nghiệt Phú… trình độ không cao nên cũng chuyển vào Phụ Lục. Riêng về 
phần  Tân  Tăng  Gia  Trạch  tuy  khá  lộn  xộn  và  không  sâu  sắc  lại  chuyển  vào  sau  phần  Gia 
Trạch cho tiện tra cứu. Ngoài phần chú thích của tác giả, dịch giả cũng có kèm theo những 
kiến giải riêng tư ở phần chú thích cuối trang. 
Với cuốn sách quá nhiều phần nghiên cứu khác nhau nên khó tránh được lầm lẫn khi 
dịch. Nếu thân hữu cũng như người đọc các nơi có điểm gì chê trách hoặc góp ý là điều may 
mắn để Dịch giả sửa đổi trong những lần in sau. 
 

Vĩnh Cao 
Lạc Biên Phủ, tháng chín năm Đinh Hợi 

 

tuvilyso.org

5


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - LỜI TỰA

LỜI TỰA 
 
Từ xưa nói về Bốc Phệ bảo chẳng ai thần diệu hơn Tử Dương 1 trong Tả thị Xuân Thu, 

Chu tử 2 bảo thời Tam đại có chức Thái Bốc, Thái Phệ, có quan chuyên trông coi về Bốc Phệ 
nên thuật thật tinh vi mà ứng nghiệm như thần. Đời sau bỏ chức quan này, mà sách chiêm 
nghiệm về Bốc Phệ cũng không truyền, nên ít người thâu rõ và thần diệu. Nhưng gần đây 
như các thiên trong Hoàng Kim Sách mới đạt được cùng cực áo diệu của âm dương, huyền 
cơ của biến hóa. Tuy nhiên giảng giải cũng chưa đến cội nguồn, người xem cũng không khỏi 
được sai lầm, nên không truyền được tinh túy của cổ nhân. Nếu có người học rộng nghĩ sâu, 
thông  tuệ  mà  trao  sách  này  thì  có  thể  xiển  dương  được  những  vi  diệu  kỳ  ảo.  Vương  Sơn 
nhân 3 người Lâm ốc buông rèm ở Ngô quận đoán Dịch, ở sát mé đông nhà ta. Có điều gì ưu 
nghi liền đến gõ cửa, thật ứng nghiệm chẳng sai, như ánh đèn soi sáng. Bao nhiêu người xa 
gần đều ca ngợi như thần. Nhưng Sơn nhân từ chối không nhận tiếng khen, mà bảo điều tôi 
nhận được là sách chiêm nghiệm của thầy tôi Dương Quảng Hàm Tiên sinh truyền cho, mà 
những sách khác chưa bằng được. Mấy năm gần đây Sơn nhân càng tiến bộ, rồi chắp nhặt 
viết thành pho sách cho khắc in. Tôi viết tự rằng: “Thánh hiền nói lý mà không nói số, nhưng 
Thái dịch là sách bốc phệ thiết lập hung cát hối lẫn, có thể biết trước việc. Lấy số để lường rất 
chính xác, lấy lý mà đoán. Nay sách của Sơn nhân đầy đủ tinh vi diệu nghiệm, kể ra cũng 
độc  nhất  vô  nhị,  mà  nếu  không  quán  triệt  được  lẽ  sinh  khắc  ngũ  hành,  biến  hóa  của  âm 
dương thì sao gọi là số học được. Cho nên sách này là sách nói về số mà thực là sách nói về 
lý.  Do  Sơn  nhân  nhờ  nghiên  cứu  thâm  sâu  nên  rõ  được  thần  diệu  của  Bốc  Dịch  ngày  xưa, 
không thì làm sao mà xiển dương được.  
 
 

Khang Hy năm Kỷ Sửu tháng 10 mùa đông.  
Trương Cảnh Tùng ở Ngô Quận viết tại Dung Giang Thảo đường.  

 
 

1


Thần tiên ngày xưa thường lấy Tử Dương làm hiệu. Lý Bát Bách đời Chu Mục Vương xưng hiệu là Tử Dương
Chân Quân. Đời Hán có Chu Nghĩa Sơn, đời Tống có Trương Bá Đoan đều xưng Tử Dương Chân Nhân. Ở đây
chắc chỉ Lý Bát Bách.
2
Tức Chu Hi một học giả đời Tống, chú thích nhiều kinh sách.
3
Chỉ tác giả của sách là Vương Hồng Tự.
tuvilyso.org

6


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHÀM LỆ

BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG 

PHÀM LỆ 
1. Bốc Phệ dẫn dắt kẻ ngu muội, giải tỏa nỗi ngờ vực, dạy người trốn hung tìm cát. Sáu 
hào đã lập, biến hóa đã bày, lý lẽ hết sức thích đáng không thay đổi. Người đời vì không tiêu 
hóa  được,  không  thể  cứu  xét  sâu  xa,  nên  thường  mê  hoặc  dân  chúng,  kể  thật  đáng  buồn. 
Sách  này  lấy  chính  lý  cội  nguồn,  không  dám  nói  càng,  nói  phỏng  mà  làm  người  sau  sai 
nhầm. Vì thế mà gọi là Chính Tông. 
2.  Từ  Quỷ  Cốc 4  dùng  tiền  thay  thế  cho  cỏ  thi 5  khiến  đường  lối  của  Dịch  biến  đổi. 
Những điểm trọng yếu là Dụng Thần, Nguyên thần, Kỵ thần, Cừu thần, Phi Phục thần, Tiến 
Thoái thần, Phàn  ngâm, Phục  ngâm cùng  Tuần  không,  Nguyệt  phá… đều là những  cương 
lĩnh ở trong Quẻ, nên không thể sơ suất, cẩu thả. Vì thế mới qui định thành Thập Bát Luận, 
mà không gì vượt ra ngoài mười tám điều đó. Học giả nên tham khảo kỹ càng… 
3. Từ xưa sách luận về Phi thần, Phục thần có nói Càn Khôn qua lại trao đổi. Dịch Lâm 
Bổ Di nói mọi hào đều có Phục có Phi là sai lầm, rồi noi theo sai lầm thành nếp mà không 
xem xét. Trong sách này ta phân ra từng quẻ định rõ Phi, Phục để người học liếc mắt là có 

thể hiểu. 
4. Trong Bốc Dịch phần như Thông Huyền Phú đều được Dịch Lâm Bổ Di, Dịch Mạo, 
Tăng San Bốc Dịch ghi chép. Tuy cũng được nêu những điểm tinh túy, những điều khác biệt. 
Tuy không thiên kiến nhưng có nhiều mâu thuẫn khiên người học không được hài lòng. Chỉ 
có Hoàng Kim Sách được Lưu Thành Ý 6 viết xiển dương được lý thâm sâu của Tiên Thiên 
làm cầu dẫn lối cho kẻ hậu học. Mà thiên Thiên Kim Phú Tổng Luận bao hàm thâm sâu, tiếc 
rằng chú thích của Diêu Tế Long rất nhiều lầm lẫn, ngược lại với ý nghĩa chính xác. Ta phải 
khổ công ra sức đính chính. Bảo ta có tội ta cũng chịu vậy thôi. 
5. Ta từ nhỏ đã nghiên cứu Dịch lý được nhiều năm, về sau được gặp Dương Quảng 
Hàm Tiên sinh ở Tân An, nhờ đó mà được truyền sở học. Phần Thập Bát Vấn ở quyển thứ 
mười  ba  và  mười  bốn 7  của  sách  này  đều  được  thầy  ta  truyền  cùng  chiêm  nghiệm  của  ta. 
Người  học  đọc  kỹ  mới  thể  biết  cách  chính  yếu  khai  mở  những  điều  chưa  rõ.  Rồi  cùng  kết 
hợp với Thập Bát Luận và những điểm luận về sai lầm ở các sách, thì những lẽ thâm sâu ảo 
diệu trong trời đất đều được bày tỏ. 
6. Ta buông rèm nơi chốn thị tứ, qua lại nhiều người, nghĩ đến ngày sau trở về lại núi 
cũ kết  thảo am nơi núi rừng, từ  tạ  với  người đời,  nên  viết  thành sách cất giữ  ở  thạch thất, 
không muốn giao tiếp nữa. Nhưng chắc chắn ghi chép nông cạn này làm sao khỏi được chê 
bai  cũng  những  người  sáng  suốt,  giỏi  luận  bàn.  Nhưng  dù  có  tránh  được,  thì  quân  tử  cao 
minh ở khắp nơi nếu có lòng chỉ bảo thì thật hết sức may mắn cho ta. 

4

Theo chú thích ở một số sách Quỉ Cốc Tử là Vương Hủ sống vào thời nhà Chu.
Bói dịch thời cổ dùng cỏ thi, đên Quỉ Cốc Tử thay báng 3 đồng tiền, dùng sấp ngữa để định âm dương (xem
phần Phú Lục)
6
Tức Lưu Cơ tự Bá Ôn, giỏi văn học, thiên văn, binh pháp>>> theo giúp Minh Thái Tổ thống nhất thiên hạ,
được phong tước Thành Ý Bá
7
Khi dịch đã chuyển vào phần II tại chương Vấn Đáp ở cuối sách.

5

tuvilyso.org

7


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - BỐC PHỆ CÁCH NGÔN

BỐC PHỆ CÁCH NGÔN 
‐ Bói  là đạo thông với thần minh để định hung cát, quyết ưu nghi,  biện âm dương ở 
hào tượng, xét huyền cơ ở biến hóa. Ý nghĩa hết sức tinh vi mà thông suốt lại vô cùng. Kinh 
có bảo: “Đạo chí thành thì có thể biết trướcʺ, cho nên người đi xem bói không thành tâm thì 
chẳng cảm được, mà người thầy vọng đoán thì chẳng được linh. Đó là điều cần phải luận. 
‐ Người đời có việc cần thì bói nhưng chữ ʺThànhʺ còn chưa rõ. Có kẻ uống rượu, ăn 
chay mặn hỗn tạp, tà dâm không trong sạch, thì lúc lâm thời muốn cảm với thần minh thì hỏi 
làm  sao  mà  cảm  được.  Lại  có  kẻ  giàu  sang,  xem  nhẹ  chuyện  bói  toán,  cậy  nhờ  thân  bằng 
quyến hữu, hoặc ủy cho nô bộc đi xem hộ, mà người này lòng chẳng thành, nên bói chẳng 
ứng, quẻ chẳng linh rồi kết tội cho người thầy, mà không biết lòng thành chẳng đạt. Đó là lỗi 
của người đi coi. 
‐ Còn những thầy xem bói mà tâm hiếu lợi, dùng bói để đánh lừa. Tức như người đến 
xem về bệnh, việc chẳng quan trọng lắm, mà tán tận lương tâm, cấu kết với tăng ni đạo sĩ, 
bày đặt lễ  lạc này  nọ, vọng đoán mà cầu  lợi.  Lại  nhìn  người đến  xem  giàu  nghèo  để đoán 
nhiều hay  ít. Đoán bậy mà dẫn người  xem đến  chùa  nào đó, đạo  quan  nào đó,  lễ  lượt  bao 
nhiêu lần, hoặc tới am miếu nào đó cầu kinh bao nhiêu ngày. Người xem hoang mang việc gì 
cũng theo. Với người giàu có thì dễ, còn người nghèo thì phải cầm cố áo quần, bán đồ đạc 
mà mang nợ nần. Nếu được lành thì cho là nhờ đầy đủ lễ, mà chết thì cho là tụng không đủ 
kinh… Nhưng chết rồi thì có ích gì. Đó là cái hại của tăng đạo. Lại có người mới học y, mạch 
lý chưa thông, lại giới thiệu người bói về y, mà kẻ này sở đắc chỉ là các tiết lễ cúng cấp, thì 
người bệnh bị cái hại chết người. Đó là cái hại về thầy thuốc. Hai việc này nơi Kinh thành 

này chỗ nào cũng có. 
Ta buông rèm xem bói cốt để trừ những mê hoặc đó. Theo quẻ mà suy đoán, chẳng gì 
không ứng, mong dựa vào tinh về việc học không dám vọng đoán. Rồi được ít sở đắc, góp 
nhặt mà soạn cuốn Bốc Phệ Chánh Tông, mong được các bậc cao minh chỉ giáo. Chỉ sợ người 
đến xem không thành tâm mà quẻ xem chẳng ứng, hoặc người đoán chiêm nghiệm lầm nên 
không linh ứng. Đó là những điều cần thưa trước, mong người đọc lượng thứ cho. 
 
 

Vương Hồng Tự 
ở Tây Sơn, Động Đình nước Ngô ngày trước. 

tuvilyso.org

8


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

 

PHẦN I 

ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG BỐC DỊCH 
 

Chương 1

PHẦN CƠ BẢN 
 


I. LỤC THẬP HOA GIÁP NẠP ÂM CA 

六 十 花 甲 納 音 歌  
Giáp Tí ‐ Ất Sửu:  

Hải trung Kim 

Bính Dần ‐ Đinh Mão:  Lô trung Hỏa 
Mậu Thìn ‐ Kỷ Tị:  

Đại lâm Mộc 

Canh Ngọ ‐ Tân Mùi:   Lộ bàng Thổ 
Nhâm Thân‐Quý Dậu:  Kiếm Phong Kim 
Giáp Tuất ‐ Ất Hợi  

Sơn đầu Hỏa 

Bính Tí ‐ Đinh Sửu:  

Giản hạ Thủy 

Mậu Dần ‐ Kỷ Mão:  

Thành đầu Thổ 

Canh Thìn ‐ Tân Tị:  

Bạch lạp Kim 


Nhâm Ngọ ‐ Quí Mùi:  Dương liễu Mộc 
Giáp Thân ‐ Ất Dậu:   Tỉnh tuyền Thủy 
Bính Tuất ‐ Đinh Hợi:   Ốc thượng Thổ 
Mậu Tí ‐ Kỷ Sửu:  

Tích lịch Hỏa 

Canh Dần ‐ Tân Mão:   Tùng bá Mộc 
Nhâm Thìn ‐ Quí Tị:   Trường lưu Thủy 
Giáp Ngọ ‐ Ất Mùi:  

Sa trung Kim 

Bính Thân ‐ Đinh Dậu:  Sơn hạ Hỏa 
Mậu Tuất ‐ Kỷ Hợi:  

Bình địa Mộc 

Canh Tí ‐ Tân Sửu:  

Bích thượng Thổ 

Nhâm Dần ‐ Quí Mão:  Kim bạc Kim 
Giáp Thìn ‐ Ất Tị:  

Phú đăng Hỏa 

Bính Ngọ ‐ Đinh Mùi:   Thiên hà Thủy 
Mậu Thân ‐ Kỷ Dậu:   Đại dịch Thổ 


tuvilyso.org

9


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Canh Tuất ‐ Tân Hợi:   Thoa xuyến Kim 
Nhâm Tí ‐ Quí Sửu:  

Tang giá Mộc 

Giáp Dần ‐ Ất Mão:  

Đại khê Thủy 

Bính Thìn ‐ Đinh Tị:   Sa trung Thổ 
Mậu Ngọ ‐ Kỷ Mùi:  

Thiên thượng Hỏa 

Canh Thân ‐ Tân Dậu:  Thạch lựu Mộc 
Nhâm Tuất ‐ Quí Hợi:  Đại hải Thủy 
 

II. THIÊN CAN  

天 干  


Thiên can gồm 10: 
‐ Giáp, Ất thuộc Mộc ở phương Đông 
‐ Bính, Đinh thuộc Hỏa ở phương Nam 
‐ Mậu, Kỷ thuộc Thổ ở Trung ương 
‐ Canh, Tân thuộc Kim ở phương Tây 
‐ Nhâm, Quí thuộc Thủy ở phương Bắc. 
Các can dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm; các can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. 
 

III. ĐỊA CHI    

地支

Địa chi gồm 12: 
‐ Tí thuộc Thủy tượng chuột. 
‐ Sửu thuộc Thổ tượng trâu 
‐ Dần thuộc Mộc tượng cọp 
‐ Mão thuộc Mộc tượng thỏ 8 
‐ Thìn thuộc Thổ tượng rồng 
‐ Tị thuộc Hỏa tượng rắn 
‐ Ngọ thuộc Hỏa tương ngựa 
‐ Mùi thuộc Thổ tượng Dê 
‐ Thân thuộc Kim tượng khỉ 
‐ Dậu thuộc Kim tượng gà 
‐ Tuất thuộc Thổ tượng chó 
‐ Hợi thuộc Thủy tượng heo. 
Các Chi dương là: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất và các Chi âm là ; Sửu, Mão, Tị, Mùi, 
Dậu, Hợi. 
8


Ở nước ta lại dùng tượng là mèo.

tuvilyso.org

10


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

ĐỒ HÌNH VỀ PHƯƠNG VỊ CỦA CAN CHI BÁT QUÁI 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
LY 
 
 
 
  Bính
  - Ngọ
  - Đinh
 
 
 
 
Tị
Mùi
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 KHÔN 
 
TỐN
 
 
 
 
  Nam 
 
 
 
 
Thân
Thìn
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 Mão -  CHẤN 
 
 
 
 Tây
 
 
 
ĐOÀI - Dậu
Đông
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Dần 
 
 
 
 
  Tuất

 
 
Bắc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CẤN
 
 
 
 
 
 
 
 CÀN  
 
 
 
 
 
 
 
  Hợi  

 
 
Sửu

 
 
 
  Quí  -Thủy  - Nhâm
 
 
 
 
 
 
 
 
  KHẢM
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 

IV. NGŨ HÀNH SINH KHẮC   
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

 

 

五 行 生 剋 

 

‐ Kim sinh Thủy 
‐ Thủy sinh Mộc 
‐ Mộc sinh Hỏa 
‐ Hỏa sinh Thổ 
‐ Thổ sinh Kim 
 
‐ Kim khắc Mộc 
‐ Mộc khắc Thổ 
‐ Thổ khắc Thủy 
‐ Thủy khắc Hỏa 
‐ Hỏa khắc Kim 
 

 


 

 

 

 

V. LỤC THÂN SINH KHẮC    
  

 

 

 

 

 

 

六 親 生 剋  

Sinh Ta là Phụ Mẫu 
Ta sinh là Tử Tôn 
Khắc Ta là Quan Quỷ 
Ta khắc là Thê Tài 

Tỉ hòa Ta là Huynh Đệ 
 

tuvilyso.org

11


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

 Đây là phép dùng Lục thân để thay thế cho Ngũ hành. Lục thân là 6 loại thân thuộc, gồm: 
‐ Phụ mẫu (Cha mẹ) 
‐ Huynh đệ (Anh em) 
‐ Thê tài (Vợ và của cải tiền bạc) 
‐ Quan quỷ (Công danh và tai họa) 
‐ Tử Tôn (Con cháu) 
Kể cả mình (Ta) nữa là sáu loại. Lấy một hành trong ngũ hành làm chính, gọi là Ta. Ví 
như Ta thuộc Mộc thì sinh Mộc là Thủy, tức Phụ mẫu thuộc Thủy, Mộc sinh Hỏa thì Hỏa là 
Tử Tôn, rồi Kim khắc Mộc nên Quan quỷ thuộc Mộc, và Mộc khắc Thổ thì Thổ là Thê Tài, 
cùng hành với ta là Mộc thì Mộc là Huynh đệ. Khi sử dụng ngũ hành thì chỉ dùng Lục thân 
là hiểu hành gì rồi khỏi phải đề cập nữa. Như trên thì nếu Ta thuộc Mộc, mà nói đến Phụ 
mẫu thì biết ngay là Thủy… 
 

VI. THIÊN CAN TƯƠNG HỢP  

天干相合

Thiên can gồm 10, có âm và dương. Can có ngũ hành tương sinh tương khắc nhưng lại 
có hợp nhau, thường âm mới hợp với dương: 

‐ Giáp hợp Kỷ 
‐ Ất hợp Canh 
‐ Bính hợp Tân 
‐ Đinh hợp Nhâm 
‐ Mậu hợp Quý 
 

VI. ĐỊA CHI XUNG HỢP  

 

地支冲合

Địa chi được sắp xếp trên địa bàn là một đường tròn, phân thành bốn hướng cùng 12 
vị trí, ở những Địa chi có vị trí xuyên tâm thì xung nhau. Và những địa chi đối xứng nhau 
qua trục nam bắc thì hợp nhau: 
‐ Tí hợp Sửu 
‐ Dần hợp Hợi 
‐ Mão hợp Tuất 
‐ Thìn hợp Dậu 
‐ Tị hợp Thân 
‐ Ngọ hợp Mùi 
 
‐ Tí Ngọ tương xung 
‐ Sửu Mùi tương xung 
‐ Dần Thân tương xung 
‐ Mão Dậu tương xung 

tuvilyso.org


12


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

‐ Thìn Tuất tương xung 
‐ Tị Hợi tương xung. 
 

VII. THỨ TỰ CỦA NGŨ HÀNH  

五行次序

Thủy số 1 ‐ Hỏa số 2 ‐ Mộc số 3 ‐ Kim số 4 ‐ Thổ số 5.  
 

VIII. THỨ TỰ CỦA BÁT QUÁI  

八卦次序

Càn số 1 ‐ Đoài số 2 ‐ Li số 3 ‐ Chấn số 4 ‐ Tốn số 5 ‐ Khảm số 6 ‐ Cấn số 7 ‐ Khôn số 8.  
 

IX. TƯỢNG CỦA BÁT QUÁI    

八 卦 象 例  

 

 


 

乾 三 連   Càn tam liên  

 

 

 

 

 

 

 

坤 六 斷   Khôn lục đoạn 

 

 

 

 

 


 

 

震 仰 盆   Chấn ngưỡng bồn 

 

 

 

 

 

 

 

艮 覆 碗   Cấn phúc uyển 

 

 

 

 


 

 

 

離 中 虛   Li trung hư 

 

 

 

 

 

 

 

坎 中 滿   Khảm trung mãn 

 

 

 


 

 

 

 

兌 上 缺   Đoài thượng khuyết 

 

 

 

 

 

 

 

巽 下 斷   Tốn hạ đoạn 

 

 


 

 

 

(Càn có 3 vạch liền) 

 

 

(Khôn có 6 vạch đứt) 

 

 

(Chấn có hình cái chậu ngửa) 

 

 

(Cấn có hình chén úp) 

 

 


(Li ở giữa ruột rỗng) 

 

 

(Khảm có ruột đầy) 

 

 

(Đoài ở trên khuyết) 

 

tuvilyso.org

 

(Tốn ở dưới đứt) 
13


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

 

 


Càn thuộc Kim ‐ Khảm thuộc Thủy ‐ Cấn thuộc Thổ ‐ Chấn Tốn thuộc Mộc ‐ Li thuộc 
Hỏa ‐ Khôn thuộc Thổ ‐ Đoài thuộc Kim. 
 

X. PHÉP DÙNG ĐỒNG TIỀN THAY CỎ THI   

以 錢 代 蓍 法  

Với ba đồng tiền đã hun trong lò, hết sức thành kính mà cầu rằng: “Trời bảo gì, khấu 
đầu cho ứng ngay; Thần linh cảm mà cho biết. Nay tôi họ tên… có việc quan tâm, không biết 
tốt xấu, xin giải nghi ngờ, nên như thế nào, rủ lòng cho hay”. Khấn xong gieo ba đồng tiền. 
Được 1 sấp là 1 vạch đơn  
 , được 2 sấp là 1 vạch sách 9       , 3 sấp là 1 vạch trùng 0, 3 ngửa 
là  1  vạch  giao  X.  Từ  dưới  lên  trên  mà  an  quẻ.  Gieo  3  lần  thành  Nội  quái.  Lại  khấn  rằng: 
“Quẻ…… 3 vạch, chưa quyết được hung cát, lại cầu xin 3 hào của Ngoại quái để thành một 
quẻ, quyết đoán được ưu nghi”. Lại gieo thêm 3 lần như trước, hợp thành một quẻ để đoán 
hung cát. Rất chí thành chí kính thì hết sức cảm ứng. 
 
Quyết viết: 

兩 背 由 來 拆 雙 眉 
本 是 單 渾 眉 交 定 位 
總 背 是 重 安 
單 單 單 曰 乾 
拆 拆 拆 曰 坤 
單 拆 單 曰 離 
拆 單 拆 曰 坎 
餘 卦 倣 此 
Lưỡng bối do lai sách song mi 

Bổn thị đơn hồn mi giao định vị 
Tổng bối thị trùng an. 
Đơn đơn đơn viết Càn, 
Sách sách sách viết Khôn 
Đơn sách đơn viết Li 
Sách đơn sách viết Khảm 
Dư quái phỏng thử. 
Phép rằng: 
9

Sách có nghĩa là xé, nứt ra.

tuvilyso.org

14


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Hai sấp là sách (gạch đứt) như hai mày 
Vốn là dùng Đơn để định hào 
Sấp tất cả là Trùng. 
Đơn, đơn, đơn là quẻ Càn 
Sách sách sách là quẻ Khôn. 
Đơn sách, đơn là quẻ Li, 
Sách, đơn, sách là quẻ Khảm. 
Các quả khác cũng phỏng theo như thế. 
 
Ba hào Sấp gọi là Trùng 
Ba hào Ngửa gọi là Giao 

Hào Trùng và Giao gọi là phát động 
Trùng là hào Dương, Giao là hào Âm. 
Động tất biến. Âm biến thành Dương, Dương biến thành Âm. 
 

XI. TÊN CỦA 64 QUẺ  

 

六 十 四 卦 名  

64  quẻ  chia  thành  8  cung,  mỗi  cung  8  quẻ,  Các  cung  gồm  Càn,  Đoài,  Li,  Chấn,  Tốn, 
Khảm, Cấn, Khôn. 
1.  Cung  Càn  thuộc  Kim  gồm  các  8  quẻ:  Càn  vi  Thiên,  Thiên  Phong  Cấu,  Thiên  Sơn 
Độn, Thiên Địa Bỉ, Phong địa Quan, Sơn địa Bát, Hỏa địa Tấn, Hỏa Thiên Đại Hữu. 
2.  Cung  Khảm  thuộc  Thủy  gồm  8  quẻ:  Khảm  vi  Thủy,  Thủy  Trạch  Tiết,  Thủy  Lôi 
Truân, Thủy Hỏa Ký Tế, Lôi Hỏa Phong, Địa Hỏa Minh Di, Địa Thủy Sư. 
3. Cung Cấn thuộc Thổ, gồm 8 quẻ: Cấn vi Sơn, Sơn Hỏa Bí, Sơn Thiên Đại Súc, Sơn 
Trạch Tổn, Hỏa Trạch Khuê, Thiên Trạch Lý, Phong Trạch Trung Phu, Phong Sơn Tiệm. 
4. Cung Chấn thuộc Mộc gồm 8 quẻ: Chấn vi Lôi, Lôi địa Dự, Lôi Thủy Giải, Lôi Phong 
Hằng, Địa Phong Thăng, Thủy Phong Tỉnh, Trạch Phong Đại Quá, Trạch Lôi Tùy. 
5. Cung Tốn thuộc Mộc gồm 8 quẻ: Tốn vi Phong, Phong Thiên Tiểu Súc, Phong Hỏa 
Gia Nhân, Phong Lôi Ích, Thiên Lôi Vô Vọng, Hỏa Lôi Phệ Hạp, Sơn Lôi Di, Sơn Phong Cổ. 
6. Cung Li thuộc Hỏa gồm 8 quẻ: Li vi Hỏa, Hỏa Sơn Lữ, Hỏa Phong Đỉnh, Hỏa Thủy 
Vị Tế, Sơn Thủy Mông, Phong Thủy Hoán, Thiên Thủy Tụng, Thiên Hỏa Đồng Nhân. 
7. Cung Khôn thuộc Thổ gồm 8 quẻ: Khôn vi Địa, Địa Lôi Phục, Địa Trạch Lâm, Địa 
Thiên Thái, Lôi Thiên Đại Tráng, Trạch Thiên Quải, Thủy Thiên Nhu, Thủy Địa Tỉ. 
8. Cung Đoài thuộc Kim gồm 8 quẻ: Đoài vi Trạch, Trạch Thủy Khổn, Trạch Địa Tụy, 
Trạch Sơn Hàm, Thủy Sơn Kiển, Địa Sơn Khiêm, Lôi Sơn Tiểu Quá, Lôi Trạch Qui Muội. 


tuvilyso.org

15


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

 

XII. NẠP GIÁP TRANG QUÁI CA   (Thơ để An Thiên Can vào Quẻ) 

納 甲 裝 卦 歌 
An từ dưới lên trên (hào sơ đến hào lục) 
Càn (kim):  Nội quái khởi Giáp Tí, Ngoại quái khởi Nhâm Ngọ 
Lần lượt: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.  
Khảm (thủy): Nội quái khởi Mậu Dần, Ngoại quái khởi Mậu Thân 
Lần lượt: Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tí 
Cấn (thổ):   Nội quái khởi Bính Thìn, Ngoại quái khởi Bính Tuất 
Lần lượt: Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tí, Dần 
Chấn (mộc): Nội quái khởi Canh Tí, Ngoại quái khởi Canh Ngọ 
Lần lượt: Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.  
Tốn (mộc): Nội quái khởi Tân Sửu, Ngoại quái khởi Tân Mùi 
Lần lượt: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tị, Mão.  
Li (hỏa):   Nội quái khởi Kỷ Mão. Ngoại quái khởi Kỷ Dậu 
Lần lượt: Mão, Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tị.  
Khôn (mộc): Nội quái khởi Ất Mùi, Ngoại quái khởi Quí Sửu 
Lần lượt: Mùi, Tị, Mão, Sửu, Hợi, Dậu.  
Đoài (kim): Nội quái khởi Đinh Tị, Ngoại quái khởi Đinh Hợi 
Lần lượt: Tị, Mão, Sửu, Hợi, Dậu, Mùi.  
 


XIII. AN THẾ ỨNG QUYẾT   (Phép an Thế và Ứng) 

安 世 應 訣  
Quẻ đứng đầu mỗi cung (như Càn vi Thiên, Khảm vi Thủy, Cấn vi Sơn… ) Thế ở hào 
lục, tiếp đến theo thứ tự của quẻ trong mỗi cung, Thế ở hào sơ mà lên dần. Quẻ Du hồn Thế ở 
hào tứ, quẻ Qui Hồn Thế ở hào tam. 
Ví dụ ở cung Càn: quẻ Càn vi Thiên Thế ở hào lục, quẻ Thiên Phong Cấu Thế ở hào sơ, 
quẻ Thiên Sơn Độn Thế ở hào nhị, quẻ Thiên Địa Bỉ Thế ở hào tam, quẻ Phong Địa Quan Thế 
ở hào tứ, quẻ Sơn địa Bát Thế ở hào Ngũ, quẻ Hỏa Địa Tấn (du hồn) Thế ở hào tứ, quẻ Hỏa 
Thiên Đại Hữu (qui hồn) Thế ở hào tam. 
Dĩ nhiên Ứng an cách Thế hai hào, như Thế ở hào lục thì ứng ở hào tam, Thế ở hào sơ 
thì Ứng ở hào tứ chẳng hạn… 
Ghi chú: Vì ngày trước học Dịch ai cũng rõ việc định Thế Ứng ở mỗi quẻ, nên chỉ trình 
bày đơn sơ như trên. Ta có thể nói rõ hơn như sau: 

tuvilyso.org

16


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

64 quẻ Dịch dựa vào bát quái mà phân thành 8 nhóm gọi là Bát cung. Đứng đầu 
mỗi cung là quẻ trùng quái, tức là quẻ Bát Thuần. Các quẻ ở trong mỗi cung có số thứ 
tự từ 1 đến 8. Quẻ đứng đầu hay quẻ số 1 của mỗi cung là quẻ Bát Thuần, các quẻ kế 
tiếp là do động biến của các hào trong quẻ Bát Thuần.  
Ví dụ: Quẻ Bát thuần Càn (trên Càn dưới Càn) đứng đầu 8 quẻ thuộc cung Càn:  
 
 

 
1. Bát Thuần  
CÀN 

2 . Động hào 
sơ  biến 
Thiên Phong 
CẤU 

3. Động 
thêm  hào 
nhị biến 
Thiên Sơn 
ĐỘN 

4. Động 
thêm hào 
tam biến 
Thiên Địa BỈ 

5. Động 
thêm hào tứ 
biến Phong 
Địa QUAN 

6. Động 
thêm hào 
ngũ biến Sơn 
Địa BÁC 


7. Quẻ Du 
Hồn quay 
trở lại động 
hào từ biến 
Hỏa Địa 
TẤN 

8. Quẻ Qui 
Hồn động lại 
các hào trước 
biến Hỏa 
Thiên ĐẠI 
HỮU 

Như vậy cung Càn gồm có 8 quẻ là Càn, Cấu, Độn, Bỉ, Quan, Bác, Tấn và Đại Hữu.  
 

 
Các cung khác cũng phỏng theo như thế.  
8 cung của quẻ Dịch lấy tên quẻ đầu mà gọi gồm có:  
 

‐ Cung Càn thuộc Kim 

 

‐ Cung Đoài thuộc Kim 

 


‐ Cung Li thuộc Hỏa 

 

‐ Cung Chấn thuộc Mộc 

 

‐ Cung Tốn thuộc Mộc 

 

‐ Cung Khảm thuộc Thủy 

 

‐ Cung Khôn thuộc Thổ 

 Quẻ đầu của mỗi cung là quẻ Bát Thuần, bất kỳ ở cung nào quẻ thứ 7 đều gọi là quẻ 
Du Hồn và quẻ thứ 8 gọi là quẻ Qui Hồn. Quẻ thuộc cung nào thì mang ngũ hành của cung 
đó. Ngũ hành của các hào trong quẻ thì tùy thuộc vào Can Chi của mỗi hào. Như hào Tí thì 
thuộc Thủy, hào Ngọ thì thuộc Hỏa… Quẻ đơn (gồm 3 hào) có quẻ Dương, có quẻ Âm. Quẻ 
dương là Càn, Khảm, Cấn, Chấn; quẻ Âm là Tốn, Li, Khôn, Đoài. Chồng quẻ đơn lên nhau 
thành 6 hào. Với quẻ Dương dù ở nội quái hay ngoại quái (tức ở trên hay dưới), Can Chi an 
vào theo chiều thuận, tức chiều từ hào sơ đến hào lục. Với quẻ Âm thì an Can Chi theo chiều 
nghịch,  tức  chiều  từ  hào  lục  đến  hào  sơ.  Quẻ  dương  thì  an  Địa  Chi  dương  (Tí,  Dần,  Thìn, 
Ngọ, Thân, Tuất), quẻ âm an Địa Chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Rồi an vào Can Chi 
vào các hào như đã ghi trong phần XII. Muốn rõ hơn thì đọc Chương 4 có ghi 64 quẻ cùng an 
Can Chi vào từng quẻ một.  
 


 

XIV. LỤC THÚ CA    

六 獸 歌   (Thơ về Lục thú) 

甲 乙 起 青 龍  
丙 丁 起 朱 雀  
tuvilyso.org

17


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

戊 日 起 勾 陳  
己 日 起 螣 蛇 
庚 辛 起 白 虎  
壬 癸 起 玄 武  
Giáp Ất khởi Thanh Long 
Bính Đinh khởi Chu Tước 
Mậu nhật khởi Câu Trần,  
Kỷ nhật khởi Đằng Xà,  
Canh Tân khởi Bạch Hổ 
Nhân quí khởi Huyền Vũ.  
Cách an như sau: Lấy ngày Giáp Ất và Bính Đinh làm thí dụ, ngoài ra cứ phỏng theo 
như thế. 
 
 


Ngày Giáp Ất 

Ngày Bính Đinh 

Hào lục  

Huyền Vũ  

Thanh Long 

Hào ngũ  

Bạch Hổ  

Huyền Vũ 

Hào tứ  

Đằng Xà  

Bạch Hổ 

Hào tam  

Câu Trần  

Đằng Xà 

Hào nhị  


Chu Tước  

Câu Trần 

Hào sơ  

Thanh Long  

Chu Tước 

 
 

XV. AN NGUYỆT QUÁI THÂN QUYẾT   

安 月 卦 身 訣  

(Phép an Quái thân theo tháng) 
Thế ở hào âm thì khởi từ tháng Ngọ, Thế ở hào dương thì khởi từ tháng Tí. Muốn biết 
Quái thân ở đâu thì theo tháng trên mà khởi từ hào sơ, đếm đến vị trí của hào Thế thì ngưng.  
Ví dụ: Quẻ Thiên Địa Bỉ:  
 
 
 
  

Hào lục
Hào ngũ - Tuất
Hào tứ

Hào tam
Hào nhị
Hào sơ

ỨNG
Quái Thân
THẾ

Quẻ này Thế ở hào âm, nên hào sơ khởi tháng Ngọ, hào nhị là Thân, đến hào tam có 
Thế là Tuất, như vậy Quái Thân sẽ ở hào Tuất, mà trong quẻ này hào ngũ là Tuất, nên Quái 
thân ở hào ngũ. 
tuvilyso.org

18


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Với ví dụ trên ta có thể biết không phải quẻ nào cũng có Quái thân, và vì Tí, Ngọ đều 
là địa chi dương, nên lần lượt là Tí, Dần, Thìn… và Ngọ, Thân, Tuất… mà tính. 
 

XVI. TAM HỢP CỤC  

 

三 合 會 局  

Thân Tí Thìn hợp thành Thủy cục 
Tị Dậu Sửu hợp thành Kim cục 

Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục 
Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục. 
 

XVII. VÒNG TRƯỜNG SINH   

長 生 訣  

Trường Sinh ‐ Mộc Dục ‐ Quan Đới ‐ Lâm Quan ‐ Đế Vượng ‐ Suy ‐ Bệnh ‐ Tử ‐ Mộ ‐ 
Tuyệt ‐ Thai ‐ Dưỡng. 
Đó là 12 giai đoạn biến chuyển của Ngũ hành, từ lúc sinh và phát triển cho đến lúc suy 
tàn. Các giai đoạn này kế tiếp nhau. 
‐ Hỏa có Trường Sinh tại Dần, Mộc Dục tại Mão, Quan Đới tại Thìn, Lâm Quan tại Tị, 
Đế Vượng tại Ngọ, Suy tại Mùi, Bệnh tại Thân, Tử tại Tị, Mộ tại Tuất, Tuyệt tại Hợi, Thai tại 
Tí và Dưỡng tại Sửu. 
‐  Thủy  có  Tràng  Sinh  tại  Thân,  Mộc  Dục  tại  Dậu,  Quan  đới  tại  Tuất…  Đế  Vượng  tại 
Tí… Mộ tại Thìn, Tuyệt tại Tị… 
‐ Mộc có Trường Sinh tại Hợi,… Đế Vượng tại Mão,… Mộ tại Mùi, Tuyệt tại Thân… 
‐ Kim có Trường Sinh ở Tị,… Đế Vượng tại Dậu, … Mộ tại Sửu, Tuyệt tại Dần… 
‐ Thổ Trường Sinh ở Thân, Đế Vượng tại Tí, Mộ tại Thìn, Tuyệt tại Tị… 
 
 

 
Tị

 
 
 


Ngọ Mùi

Thìn

Thân

Mão

Dậu

Dần
Sửu Tí

Tuất
Hợi

 
 
‐ Trường Sinh khởi tại 4 cung Tị, Thân, Hợi, Dần.  

c Thủy, Thổ có Trường Sinh tại Thân 
d Mộc có Trường Sinh tại Hợi 
e Hỏa có Trường Sinh tại Tị 
f Hỏa có Trường Sinh tại Dần. 
 

tuvilyso.org

19



Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

XVIII. LỘC ‐ Mà‐ DƯƠNG NHẪN  

祿 馬 羊 刃  

‐ Giáp có Lộc ở Dần, Nhẫn ở Mão 
‐ Ất có Lộc ở Mão, Nhẫn ở Thìn 
‐ Bính có Lộc ở Tị, Nhẫn ở Ngọ 
‐ Đinh có Lộc ở Ngọ, Nhẫn ở Mùi 
‐ Mậu có Lộc ở Tị, Nhẫn ở Ngọ 
‐ Kỷ có Lộc ở Ngọ, Nhẫn ở Mùi 
‐ Canh có Lộc ở Thân, Nhẫn ở Dậu 
‐ Nhâm có Lộc ở Hợi, Nhẫn ở Tí 
‐ Quí có Lộc ở Tí, Nhẫn ở Sửu. 
 
‐ Thân, Tí, Thìn có Mã ở Dần 
‐ Tị Dậu Sửu có Mã ở Hợi 
‐ Dần Ngọ Tuất có Mã ở Thân 
‐ Hợi Mão Mùi có Mã ở Tị. 
 
Căn cứ vào Nhật Thần (ngày xem quẻ) để định Lộc, Mã và Nhẫn. 
 

XIX. PHÉP ĐỊNH QUÍ NHÂN   

貴 人 歌 訣  

甲 戊 兼 牛 羊  

乙 己 鼠 猴 鄉  
丙 丁 猪 雞 位 
壬 癸 兔 蛇 藏  
庚 辛 逢 馬 虎  
此 是 貴 人 方  
Giáp Mậu kiêm ngưu dương 
Ất Kỷ thử hầu hương 
Bĩnh Đinh trư kê vị 
Nhâm Quí thố xà tàng 
Canh Tân phùng mã hổ 
Thử thị Quí nhân hương 

tuvilyso.org

20


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Giáp, Mậu gồm trâu, dê 
Ất Kỷ ở đất khỉ 
Bính, Đinh ở heo, gà 
Nhâm, Quí ẩn ở thỏ, rắn 
Đấy là nơi Quí Nhân 
 
Như ngày Giáp, Mậu xem quẻ gặp quẻ có hào Sửu (trâu), Mùi (dê) là hào có Quí Nhân. 
Lại nếu là người sinh vào Giáp, Mậu thì có mệnh gặp Quí Nhân. 
 

XX. TAM HÌNH ‐ LỤC HẠI  


 

三 刑 六 害  

Tam hình 
Dần hình Tị 
Tị hình Thân 
Sửu Tuất tương hình 
Mùi tịnh điệt 
 
Tí hình Mão 
Mão hình Ngọ 
Thìn Ngọ Dậu Hợi tự tương hình 
 
(Dần  hình  Tị,  Tị  hình  Thân,  Sửu  Tuất  hình  nhau,  Mùi  cùng  đến  ‐  Tí  hình  Mão,  Mão 
hình Tí, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình nhau) 
Tức Dần ‐ Tị ‐ Thân, Sửu ‐ Tuất ‐ Mùi, Tí ‐ Mão ‐ Ngọ tạo thành ba địa chi hình nhau. 
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi tự hình. 
 

Lục hại 
Tí Mùi bất kham thân 
Sửu hại Ngọ hề 
Dần Tị chân, Mão hại Thìn hề 
Thân hại Hợi 
Dậu Tuất tương xuyên chuyển kiến thâm 
(Tí Mùi không thể gần nhau ‐ Sửu hại Ngọ ‐ Dần Tị (hại) thật ‐ Mão hại Thìn ‐ Thân hại 
Hợi ‐ Dậu Tuất đâm nhau, thấy càng sâu) 
Tức: Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tị, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất. 

 

tuvilyso.org

21


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

XXI. TƯỢNG CỦA BÁT CUNG  

 

八 宮 諸 身  

Càn là ngựa ‐ Khôn là trâu ‐ Chấn là rồng ‐ Tốn là gà ‐ Khảm là heo ‐ Li là trĩ ‐ Cấn là 
chó ‐ Đoài là dê 
Rồi: 
Càn là đầu ‐ Khôn là bụng ‐ Chấn là chân ‐ Tốn là đùi ‐ Khảm là tai ‐ Li là mắt ‐ Cấn là 
tay ‐ Đoài là miệng. 
 

XXII. ĐỊNH GIAN HÀO   

定 間 爻 歌  

世 應 當 中 兩 間 爻  
忌 神 發 動 莫 相 交  
元 辰 與 用 當 中 動  
生 世 扶 身 事 事 高  

Thế ứng đương trung lưỡng gian hào, 
Kỵ thần phát động mạc tương giao 
Nguyên thần dữ Dụng đương trung động, 
Sinh Thế phù thân sự sự cao. 
Hai hào giữa Thế và ứng là gian hào 
Kỵ thần phát động thì đứng liên kết với gian hào, 
Nếu gian hào là Nguyên và Dụng thần lại động, 
Sinh phò Thế thì mọi việc đều tốt 
 

XXIII. PHÉP KHỞI THÁNG THEO NĂM  

年 上 起 月 法  

甲 己 之 年 丙 作 首  
乙 庚 之 歲 戊 為 頭  
丙 辛 之 位 從 庚 上  
丁 壬 壬 位 順 行 流  
戊 癸 之 年 何 方 法  
甲 寅 之 上 好 追 求  
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ 
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu. 
tuvilyso.org

22


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Bính Tân chi vị tòng Canh thướng 

Đinh Nhâm Nhâm vị thuận hành lưu 
Mậu Quí chi niên hà phương pháp 
Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu. 
 
Năm Giáp Kỷ, Bính khởi đầu 
Năm Ất Canh, Mậu khởi đầu 
Năm Bính Tân thì bắt đầu là Canh 
Năm Đinh Nhâm thì bắt đầu là Nhâm 
Năm Mậu Quí thì theo cách nào? 
Khéo tìm từ tháng Giáp Dần 
 
Tức:  Năm  có  Thiên  Can  Giáp,  Kỷ  thì  tháng  Giêng  là  Bính  Dần;  năm  Ất  Canh,  tháng 
Giêng là Mậu Dần; năm Bính Tân tháng Giêng là Canh Dần; năm Đinh Nhâm tháng Giêng là 
Nhâm Dần, năm Mậu Quí tháng Giêng là Giáp Dần. Các tháng kế tiếp cứ theo đó mà tính. 
Như tháng Giêng là Bính dần thì tháng hai là Đinh Mão, tháng ba là Mậu Thìn… 
 

XXIV. KHỞI GIỜ THEO NGÀY  

 

日 上 起 時 法  

甲 己 還 加 甲  
乙 庚 丙 作 初  
丙 辛 從 戊 起  
丁 壬 庚 子 居 
戊 癸 何 方 法  
壬 子 是 順 行  
Giáp Kỷ hoàn gia Giáp 

Ất Canh, Bính tác sơ 
Bính Tân tòng Mậu khởi,  
Đinh Nhâm, Canh Tí cư.  
Mậu Quí hà phương pháp? 
Nhâm Tí thị thuận hành.  
Giáp Kỷ thì lại Giáp 
Ất Canh thì Bính khởi đầu,  
Bính Tân khởi từ Mậu 
tuvilyso.org

23


Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - PHẦN CƠ BẢN

Đinh Nhâm thì Canh Tí 
Mậu Quí theo cách nào? 
Khởi thuận từ Nhâm Tí. 
tức: Ngày Giáp, Kỷ thì giờ Tí là Giáp Tí ; ngày Ất, Canh thì giờ đầu là Bính Tí, ngày 
Bính Tân thì Mậu Tí, ngày Đinh Nhâm thì Canh Tí; ngày Mậu Quí thì Nhâm Tí. Giờ tiếp theo 
là Sửu có thiên can kế tiếp, như Giáp Tí thì tiếp đến là Ất Sửu…  
 

XXV. ĐỊNH GIỜ DẦN    

定 寅 時 法  

‐ Tháng Giêng và Chín: Canh năm 2 điểm là giờ Dần 
‐ Tháng Hai và Tám: Canh năm 4 điểm là giờ Dần 
‐ Tháng Ba và Bảy: Vừa sáng là giờ Dần. 

‐ Tháng Tư và Sáu: Mặt trời vừa ló là giờ Dần. 
‐ Tháng Năm: Mặt trời cách đất 3 trượng là giờ Dần. 
‐ Tháng Mười và Mười hai: Canh tư 2 điểm là giờ Dần. 
‐ Tháng Mười một: Đầu Canh tư là giờ Dần. 
Tính theo giờ hiện đại thì Canh tư từ 1 giờ đến 3 giờ, Canh năm từ 3 giờ đến 5 giờ. Mỗi 
canh gồm 10 điểm, tức mỗi điểm chứng 24 phút. Canh năm 2 điểm là khoảng 3 giờ 24 phút. 
 
 

  

 

 

 
 
 
  
 
 
  
 

  

tuvilyso.org

24



Tăng bổ Bốc Phệ chính tông - CA QUYẾT

 

Chương 2

CA QUYẾT 
 

I. CHƯ HÀO TRÌ THẾ QUYẾT  

諸 爻 持 世 訣  

 
Phép về các hào trì Thế 
 

世 爻 旺 相 最 為 強  
作 事 亨 通 大 吉 昌 
謀 望 諸 般 皆 遂 意  
用 神 生 合 妙 難 量  
旬 空 月 破 逢 非 吉  
剋 害 刑 冲 遇 不 良 
Thế hào vượng tướng tối vi cường.  
Tác sự hanh thông đại cát xương.  
Mưu vọng chư ban giai toại ý,  
Dụng thần sinh hợp diệu nan lường.  
Tuần Không, Nguyệt phá phùng phi cát,  
Khắc hại hình xung ngộ bất lương.  

Thế hào vượng tướng là hết sức mạnh mẽ,  
Công việc hanh thông quá tốt lành  
Mưu cầu mọi việc đều như ý,  
Nếu được Dụng thần sinh hợp là đẹp khó lường 
Gặp Tuần không, Nguyệt phá chẳng phải tốt 
Chịu khắc hại hình xung thì chẳng hay.  
 

父 母 持 世 主 身 勞  
求 嗣 妾 眾 也 難 招  
官 動 財 安 宜 赴 試  
tuvilyso.org

25


×