Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KÔMENXKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
4
5

1.

Tiểu sử của J.A.Kômenxki

2.

Tư tưởng giáo dục của J.A. Kômenxki

5

2.1.

Vai trò của giáo dục, của nhà trường

6

2.2.

Hệ thống lớp bài

6

2.3.


Nội dung dạy học

6

2.4.

Phương pháp giảng dạy

7

2.5.

Tư tưởng về nguyên tắc dạy học

7

2.6.

Tư tưởng về người thầy giáo và nghề dạy học

9

Ưu điểm và tồn tại trong tư tưởng giáo dục của
Komensky

9

3.1.

Ưu điểm


9

3.2.

Tồn tại của Kômenxki

10

Ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước
ta hiện nay

11

3.

4.
KẾT LUẬN

15

MỞ ĐẦU
3


Kômenxki là một nhà giáo dục, nhà tư tưởng và nhà văn, ông đã để lại
những tác phẩm mà giá trị tư tưởng của chúng không bị thời gian làm phai mờ
và ngược lại, ngày càng được các nhà khoa học xã hội quan tâm khai thác. Trên
thế giới, các chuyên gia sư phạm coi Kômenxki là người đặt nền móng cho lý
luận dạy học tiên tiến hiện đại và người ta gọi ông là Nhà giáo của các dân tộc.

Những nhận định của Kômenxki về xã hội, về con người và cuộc đời…
cách chúng ta hơn ba thế kỷ nhưng vẫn giữ nguyên tính thời sự và đầy sức
thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những con
người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng của
ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi
người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ.
Tư tưởng giáo dục của Kômenxki ra đời đã lâu, nhưng nó có ý nghĩa to
lớn, vừa có giá trị về mặt lí luận, vừa có giá trị về mặt thực tiễn trong sự nghiệp
giáo dục con người Việt Nam nói riêng và đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục
của đất nước nói chung.

NỘI DUNG
4


1. Tiểu sử của J.A.Kômenxki
J.A.Kômenxki sinh ngày 28 tháng 03 năm 1592 trong một gia đình làm
thợ, tại một thị trấn thuộc xứ Môrava miền trung Tiệp Khắc (cũ), nay là Cộng
hoà Séc. Lúc này ở châu Âu đang diễn ra cuộc đấu tranh chống phong kiến theo
tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn rất sôi động. J.A.Kômenxki được gửi ra nước
ngoài học tập tại Khoa thần học của Học viện Hécbon - Đức. Sau khi tốt nghiệp
đại học, ông được giao việc dạy học cho con em của “Hội anh em những người
Tiệp Khắc”. Ông được học trò và mọi người yêu mến, kính trọng bởi ở Ông tràn
đầy nhiệt huyết đối với việc dạy học và ông là một thầy giáo giỏi. J.A.Kômenxki
đã lưu lạc 42 năm ở nhiều nước như: Thụy Điển, Anh, Hunggari, Hà Lan và mất
tại Hà Lan ngày 15 tháng 10 năm 1670. Ông là một tấm gương làm việc phi
thường, ở đâu ông cũng mang hết tài năng, tâm trí cống hiến cho sự nghiệp giáo
dục, như dạy học, viết sách giáo khoa, phổ biến kiến thức sư phạm cho các nhà
giáo. Với tài năng ấy, ông đã nổi tiếng khắp châu Âu thời đó.
J.A.Kômenxki đã để lại cho đời khoảng 135 ấn phẩm các loại, bao

gồm: sách giáo khoa, sách văn học, từ điển, sách về phương pháp dạy học,
trong đó có những tác phẩm đã được dịch, lưu hành rộng rãi ở châu Âu, Ả
Rập. Cống hiến lớn lao nhất của Kômenxki là sách viết về lý luận dạy học.
Đó là tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” (Lý luận dạy học vĩ đại), viết năm
1632 bằng tiếng Séc và được xuất bản lần đầu năm 1657. Tác phẩm này đã
thể hiện đầy đủ nhất triết lý giáo dục và kinh nghiệm thực tiễn quý báu của
ông trên lĩnh vực giáo dục. Tác phẩm “Khoa Sư phạm vĩ đại” đã thể hiện là
một hệ thống lý luận hoàn chỉnh đầu tiên về dạy học, làm cơ sở cho lí luận
dạy học hiện đại sau này và ngay sau khi ra đời nó đã được dịch ra hầu hết
các thứ tiếng ở châu Âu.
2. Tư tưởng giáo dục của J.A. Kômenxki
Tư tưởng giáo dục xuyên suốt: “giáo dục phải thích ứng với tự nhiên”.
Theo J.A.Kômenxki, tự nhiên vốn đã có “trật tự” tức là quy luật, mà con
người là một thực thể của tự nhiên.Vậy hoạt động giáo dục của con người cũng
phải tuân thủ “trật tự” của tự nhiên “trật tự - đó là linh hồn của tất cả cái gì tồn tại”.
Cái “trật tự” của tự nhiên là cái vốn có, được rút ra từ thiên nhiên, từ đó
nhiệm vụ của giáo dục cần phải vạch ra được cái “trật tự” ấy mà phỏng theo, tức
là giải pháp tương tự. Đó gọi là dạy học, giáo dục hợp quy luật. J.A.Kômenxki
cho rằng, trong thiên nhiên và trong giáo dục tồn tại những quy luật khách quan,
đòi hỏi chúng ta phải nắm được nó, nhận thức được nó bằng nghiên cứu, kinh
nghiệm và lòng tin như ông từng nói: Toàn bộ sức mạnh nghệ thuật là ở chỗ “bắt
chước thiên nhiên”.
5


2.1. Vai trò của giáo dục, của nhà trường
Kômenxki cho rằng mọi người trong xã hội phải được học hành kinh qua
trường lớp đó là tư tưởng nhân đạo, tiến bộ, bình đẳng tôn trọng quyền con
người, quyền được học hành để tiến bộ của con người. Tư tưởng này phù hợp
với tư tưởng giáo dục dành cho mọi người của xã hội tiến bộ ngày nay.

Kômenxki đề cao vai trò của nhà trường trong việc hình thành rèn luyện
nhân cách: Ông gọi nhà trường là “Xưởng rèn luyện nhân cách”. Nhà trường là
nơi giữ vị trí chủ đạo và chiếm ưu thế trong giáo dục nhân cách con người đồng
thời là nơi cung cấp tri thức rèn luyện kỹ năng “Giáo dục cho mỗi người để họ
trở thành con người”. Bản chất của con người là bản chất xã hội. Con người lớn
lên mà không có học sẽ chẳng khác nào những cây mọc hoang dại, những người
muốn lớn lên, những cây muốn vươn lên được ươm trồng trong vườn thì nhất
thiết phải được chăm sóc, tưới tắm tỉa tót. Ông cho rằng chỉ có giáo dục mới làm
cho con người trở thành con người theo đúng nghĩa là con người. Nhà trường là
nơi chế tạo ra hạnh phúc ra con người chân chính.
2.2. Hệ thống lớp bài
Ông đề xuất về xây dựng hệ thống lý thuyết “Bài học lên lớp”. Kiểu tổ
chức dạy học này đòi hỏi chia học sinh ra thành từng lớp, với độ tuổi, số lượng
học sinh nhất định, phân phối thời gian và thời khoá biểu, phương pháp lên lớp
của giáo viên chủ yếu bằng lời cho cả lớp. Đây là thành tựu nổi bật vì trước đó
việc dạy học mang tính cá nhân, thầy dạy học sinh khác nhau, phương pháp
khác không có ngày khai giảng.
2.3. Nội dung dạy học
Dạy học phải đảm bảo nhiều mặt hài hoà có chọn lọc, thiết thực bổ ích.
Nội dung dạy học gồm kiến thức, đạo đức, niềm tin tín ngưỡng và ông cho rằng
ta không bỏ qua yếu tố nào.
Nội dung nhiều mặt nhưng phải chọn lọc thiết thực bổ ích. Ông coi trọng
tính tối ưu, lợi ích, cái thực tế của nội dung của việc học. Học có thể ứng dụng
được và chúng ta phải tước bỏ những nội dung không thiết thực. Chỉ giảng dạy
những nội dung thực sự bổ ích, dạy cho học sinh những điều có thể vận dụng
nhanh chóng. Ông phê phán chồng chéo, lẫn lộn quá tải.
Ông nhấn mạnh coi trọng giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cần được
đặt ra trước tiên và gồm nhiều phẩm chất không loại trừ loại phẩm chất nào như
là chín chắn, thận trọng, ôn hoà. Con đường và phương tiện giáo dục đạo đức là
gắn với đời sống mọi mặt xung quanh, với hoạt động thực tiễn.

Giáo dục đạo đức phải bằng việc làm, thực hành “Tình yêu lao động có
thể học được thông qua lao động”. Ông coi trọng xây dựng môi trường tốt tạo ra
6


môi trường thuận lợi cho giáo dục đạo đức, ông coi trọng phương pháp nêu
gương tốt và tính kỷ luật cho giáo dục đạo đức “Kẻ nào thành đạt trong khoa
học nhưng lạc hậu trong đạo đức thì kẻ đó bị tụt hậu lại sau nhanh hơn sự thành
đạt” hoặc “Phải bắt đầu sớm việc giáo dục trước khi có sự hư hỏng trong ý
nghĩ”. Do vậy, ông cho là “Không cho phép buông lỏng đạo đức ở trong cũng
như ngoài nhà trường”.
2.4. Phương pháp giảng dạy
Thầy phải có phương pháp giảng dạy thích hợp với đối tượng, sáng tạo ra
những phương pháp giảng dạy phong phú như: đàm thoại, kể chuyện, câu đố…
Trang bị tri thức nhưng phải lôi cuốn được học sinh vào phán đoán, phân
tích, chứng minh, tìm các mối liên hệ, động viên tính năng động của tư duy bằng
mọi con đường và biện pháp “Không phải nhồi nhét vào đầu học sinh một mớ lí
thuyết mà phải mở cho chúng nhận thức thực tiễn”.
Ông cho là bài giảng phải được soạn thảo xuất sắc, dễ hiểu, hồn nhiên, ngắn
gọn, chính xác, giải thích rõ ràng, liên hệ với đời sống hàng ngày .
Bài giảng sẽ lắng đọng hấp dẫn nếu như thỉnh thoảng lại xen vào một chút hài ước
nhẹ nhàng nhưng ý nhị. Làm được như vậy là gắn được sự ý nhị với điều bổ ích.
2.5. Tư tưởng về nguyên tắc dạy học
- Nguyên tắc dạy học trực quan.
Ông coi nguyên tắc trực quan là nguyên tắc “vàng ngọc”. Theo ông trong
dạy học đồng thời với lời nói hình tượng có ý quan trọng, dạy học đi từ cái cụ
thể. Mọi nhận thức có được bắt đầu từ cảm giác. Theo ông nghiên cứu sự vật
phải bằng quan sát bắt đầu từ cái trực quan.
- Nguyên tắc tính hệ thống trong dạy học.
Trong dạy học phải tiến hành tuần tự trong cả quá trình, trong từng

bài giảng, từ dễ đến khó, giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao. Với quan niệm
“Trật tự là linh hồn của tất cả cái gì tồn tại”, từ đó đặt ra yêu cầu trong dạy học
phải tiến hành tuần tự, tránh đảo lộn. Ông nói rằng bài vở được xắp xếp sao cho
bài sau kế tiếp bài trước, bài trước mở đường cho bài sau.
- Nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học.
Trong dạy học phải lường được khả năng nhận thức, đặc điểm lứa tuổi để
giảng dạy, tháo gỡ những trở ngại vướng mắc trong học tập của học sinh. Nội
dung phương pháp phải phù hợp, không đa kiến thức đòi hỏi quá cao so với lứa
tuổi và trình độ của chúng. Vì vậy, ông đặt các yêu cầu: Chỉ nên cho thâm nhập
những kiến thức mà lứa tuổi và khả năng nhận thức cho phép và có nhu cầu;
Không bắt chúng phải nhớ những điều mà chúng chưa hiểu một cách thấu đáo;
Không dùng mệnh lệnh để bắt trẻ em làm một điều gì mà chúng chưa được
7


hướng đẫn đến nơi đến chốn, về mẫu mực kể cả cách bắt chước. Biết huy động
trí nhớ của học sinh một cách đúng mức, không làm chúng quá mệt mỏi, tức là
chỉ đặt ra những vấn đề cơ bản, còn lại để mặc theo tự nhiên. Lường được sức
tiếp thu của học sinh và mở rộng khả năng tiếp thu đó tuần tự theo tuổi tác và
nội dung bài vở. Ông phê phán việc dạy “nhồi nhét”.
- Nguyên tắc tính vững chắc của tri thức trong dạy học
Những kiến thức trang bị cho học sinh phải thật sự bảo đảm tính khoa
học, tầm rộng, độ sâu, có hệ thống được đúc rút từ lý luận và thực tiễn. Học sinh
tiếp thu kiến thức theo cách của mình và phải được củng cố thường xuyên .Tất
cả những gì đã được giảng giải và học sinh đã hiểu, cần để lại dấu ấn trong trí
nhớ; Học sinh phải hiểu bài không hiểu thì chẳng cái gì đọng lại trong trí nhớ,
Để đạt được tính vững chắc của kiến thức trong giảng dạy cần lý giải nguyên
nhân : Tất cả đều phải giảng giải rõ nguyên do, là nêu sự việc hiện tượng, nhưng
do đâu mà có hiện tượng đó và vì sao hiên tượng không thể khác được. Nguyên
tắc này có ý nghĩa to lớn trong huấn luyện quân nhân. Nguyên tắc chỉ ra trong

quá trình huấn luyện quân nhân sao cho các kiến thức quân nhân lĩnh hội được
phải vững chắc. Tính vững chắc của kiến thức phản ánh sự ghi nhớ chắc và bền,
nhớ sâu sắc cả số và chất lượng kiến thức, khi cần có thể tái hiện nhanh chính
xác và vận dụng tốt. Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức quân nhân sẽ dần
dần hình thành và nắm vững hệ thống những kỹ xảo, kỹ năng tương ứng. Để đạt
được tính vững chắc của tri thức trong huấn luyện quân nhân các tài liệu và nội
dung huấn luyện phải được xắp xếp một cách lôgíc, mỗi tài liệu cần ghi nhớ phải
kết luận ngắn gọn, phải là kiến thức trọng tâm, quân nhân phải biết lựa chọn ghi
nhớ vững chắc những kiến thức cơ bản. Trong quá trình huấn luyện các vấn đề
cơ bản của bài học, môn học phải được giới thiệu và củng cố thường xuyên. Các
bài tập thực hành phải được ôn luyện củng cố thường xuyên để quân nhân nhớ
vững chắc khi cần có thể thao tác nhanh và vận dụng được ngay. Đặc biệt trong
những tình huống chiến đấu khẩn trương mau lẹ nếu không có khả năng nhớ
vững chắc thì quân nhân không thể hoàn thành được nhiệm vụ.
- Nguyên tắc tính tự giác, tích cực trong dạy học.
Trong học tập, học sinh và nhà trường cần tạo ra sự ham học cho người
học phát huy mạnh mẽ các chức năng tâm lí nhận thức để lĩnh hội kiến thức.
Học sinh nỗ lực tổ chức hoạt động học tập của mình, dành thời gian tối đa có thể
cho việc học tập. Nếu giáo viên không quan tâm tạo cho học sinh có sẵn ý thức
ham học và sự chăm chỉ thì sẽ thiếu nền tảng của việc trau dồi kiến thức. Không
trang bị cho học sinh có một khái niệm trước về cái sườn nội dung học tập để các
em biết được chính xác những gì thuộc về bổn phận trước mắt và tương lai. Khi
một học sinh học hành lơ là, không hào hứng thì làm sao có thể hy vọng đạt tới một
8


kiến thức vững vàng? Bởi vậy ông đặt ra yêu cầu. Cần thiết khơi dậy tính hiếu học
ở học sinh tích cực luyện tập, muốn trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm
một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp với trình độ.
Nguyên tắc tính tự giác, tích cực phản ánh tính độc lập trong dạy học,

chúng liên quan mật thiết với nhau, bổ xung hỗ trợ và thúc đẩy nhau trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức của người học. Phát huy tính tự giác, tích cực của người
học nhằm thực hiện những bước nhảy vọt trong nhận thức như: nắm vững bản
chất vấn đề học tập, có khả năng tìm tòi, phát hiện cái mới, hiểu sâu sắc lý
thuyết và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Thực hiện nguyên tắc này là phát huy
cao độ vai trò của chủ thể trong quá trình học tập, tự giác biến những yêu cầu,
nội dung học tập thành nhu cầu riêng của bản thân, biết tự kiểm tra tự đánh giá
quá trình học tập của bản thân.
2.6. Tư tưởng về người thầy giáo và nghề dạy học
J.A.Kômenxki đề cao và tôn vinh nghề dạy học và chức vị giáo sư (giáo
viên). Ông quan niệm người thầy giáo là “người nặn tượng cao cả” bởi những
cống hiến của họ cho sự nghiệp đào tạo con người.
3. Ưu điểm và tồn tại trong tư tưởng giáo dục của Kômenxki
3.1. Ưu điểm
Kômenxki là một nhà sư phạm lỗi lạc, nhà tư tưởng vừa là nhà văn,
Kômenxki đã để lại những tác phẩm mà giá trị tư tưởng của chúng không bị thời
gian làm phai mờ và ngược lại, ngày càng được các nhà khoa học xã hội quan
tâm khai thác. Trên thế giới, các chuyên gia sư phạm coi Kômenxki là người đặt
nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến hiện đại và người ta gọi ông là Nhà giáo
của các dân tộc (Teacher of Nations).
Quan điểm triết học của Kômenxki về xã hội, về con người và cuộc đời…
cách chúng ta hơn ba thế kỷ nhưng vẫn giữ nguyên tính thời sự, nhân văn và đầy
sức thuyết phục. Những ước mơ của ông về một thế giới công bằng của những
con người biết hành động theo lẽ phải và ánh sáng của trí tuệ, những khát vọng
của ông về một thiên đường “nơi mà cái thiện sẽ ngự trị trong trái tim của mọi
người” mãi mãi sẽ còn là mục tiêu hướng tới của các thế hệ .
Đóng góp to lớn nhất của ông là về lý luận sư phạm:
Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn và quan niệm triết lý về giáo
dục của mình, Kômenxki đã tạo ra một hệ thống giáo dục khép kín bao gồm
phương hướng, nội dung cơ bản và những bước đi tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ

đến khó trong công việc giáo dục con người .

9


Làm bất cứ việc gì cũng phân chia đối tượng. Trong dạy học - giáo dục,
ông chia trẻ ra làm 6 đối tượng (không có đối tượng nào là không giáo dục
được). Rất khoa học và mang tính nhân văn.
Đưa ra nhiều nguyên tắc giáo dục trong đó nguyên tắc trực quan là
quan trọng. Đó là tư tưởng tiến bộ đương thời và còn là bài học cho các thầy
cô đến bây giờ.
Kômenxki cho rằng con người là một thực tế của tự nhiên (đề cao tính tự
nhiên), vì vậy việc giáo dục con người phải tuân theo quy luật tự nhiên.
Trong dạy học - giáo dục, nhà trường và giáo viên đóng vai trò quan trọng
quyết định sự thành công của học sinh.Trong đó dạy học - giáo dục vừa là khoa
học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi nhà trường cần xác định mục tiêu trong từng giai
đoạn và giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp phù hợp cho từng
đối tượng học sinh.
Quá trình dạy và học của nhà trường và học sinh là quá trình liên tục
nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Kiến thức cần truyền thụ cho học sinh là phải cô
đọng, phục vụ lợi ích cho đời sống.
Phân tích tác phẩm “Thiên đường của trái tim” trích từ “Khoa sư phạm vĩ
đại” của Kômenxki theo lý thuyết hệ thống: Quá trình dạy học - giáo dục theo
Komensky được thể hiện:
Tính mục đích: Đào tạo con người toàn diện( kiến thức kết hợp đạo đức
và đức tin) nào là nhà lịch thiệp,hiệp sĩ, nhà thiên văn, toán học.....( nhân lực đa
dạng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội)
Nội dung: Tri thức của loài người về tự nhiên và xã hội. Trong đó kiến
thức cần tinh khiết và nhỏ bé và cấu trúc tri thức phải đi từ cái chung đến cái
riêng, cái tổng quát đến cái chi li.

Phương pháp: Tác giả chủ yếu đề cập đến phương pháp trực quan và thực
nghiệm, đây là nét nổi bật của tác giả vì trong thời kỳ đó nền giáo dục chủ yếu
mang tính hàn lâm giáo điều.
Hình thức dạy học: Dạy học tổ chức theo lớp: học sinh cùng lứa tuổi,
cùng trình độ.
Dạy học theo chương trình môn học, mỗi môn có chương, bài, tiết ....Đây
là tổ chức cơ sở bảo đảm cho hoạt dộng của nhà trường.
3.2. Tồn tại của Kômenxki
Ông đề cao vai trò của trực quan, mà quên đi khả năng tư duy của con
người, nên khó đi vào bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Trong thời đại
của ông, tư duy cổ điển thường dựa vào trực quan, định luật đi sau thực nghiệm,
đó là lối tư duy quy nạp. Theo tư duy hiện đại của ngày hôm nay thì trừu tượng
phải đi trước trực quan, định luật, phát minh phải đi trước thực tế, có như vậy
10


thế giới mới phát triển được, do đó ngoài tư duy qui nạo cần phát triển tư duy
suy diễn cho người học.
Ông cho rằng, con người là thực thể tự nhiên cho nên việc giáo dục phải tuân
theo qui luật tự nhiên. Tư tưởng này là chủ đạo trong toàn bộ tác phẩm “ Khoa sư
phạm vĩ đại”. Tư tưởng này là một tư tưởng tiến bộ thời đó, nhưng ông quên rằng
con người còn là thực thể xã hội, có nghĩa con người còn có các mối quan hệ xã
hội, ngoài mối quan hệ với thiên nhiên. Cho nên việc giáo dục con người cần chú ý
đến quá trình xã hội hóa và tác động của các mối quan hệ xã hội.
Ông cho rằng sự phát triển của tự nhiên, con người là theo một tiến trình
liên tục và không thấy được sự nhảy vọt của thiên nhiên, con người.
Ông chỉ quan tâm đến giáo dục trong nhà trường, mà quên rằng việc giáo
dục cho học sinh ngoài nhà trường còn có: gia đình, các tổ chức xã hội, môi
trường xã hội ....
4. Ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay

Hồ Chí Minh là người đặt nên móng cho sự nghiệp giáo dục ở nước ta,
Người đã sớm nhận thấy những giá trị và hạn chế trong các học thuyết tư tưởng
nhân loại nói chung và học thuyết Kômenxki nói riêng. Người luôn nhắc nhở
chúng ta phái tiếp thu những điều hay trong những học thuyết ấy. Trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên tinh thần tiếp thu, học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặc biệt chú trọng đến chất
lượng giáo dục, coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, chúng ta đã thu được những thành quả đáng ghi nhận. Song, bên cạnh
đó những hạn chế nảy sinh trong quá trình giáo dục cũng khiến dư luận đau
lòng, nhức nhối. Có thể do mặt trái của cơ chế thị trường quá đề cao giá trị của
vật chất, coi nhẹ giá trị đạo đức. Trong xã hội hàng loạt những hành động xẩy ra
trái với luân thường đạo lí...
Trước thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu tư
tưởng giáo dục của Kômenxki, trên tinh thần kế thừa biện chứng, chúng ta có
thể rút ra được những bải học lịch sử bổ ích đối với sự nghiệp đổi mới giáo
dục ở nước ta như sau:
Thứ nhất, cần phải có cơ chế, chính sách phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo
và sử dụng một đội ngũ cán bộ thực sự có tài năng và tâm huyết
Đảng, Nhà nước ta đã từ lâu rất quan tâm đến vấn đề phát hiện, đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, nhất là những cán bộ khoa học công nghệ phục
vụ các ngành và lĩnh vực mũi nhọn. Nhà nước đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã
hội hóa, huy động xã hội phát triển giáo dục". Thực tế cho thấy, hiện nay, việc
quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước,
11


đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống còn những hạn chế nhất định. Chủ
nghĩa bình quân, chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, bệnh quan liêu tham nhũng, giáo
điều.... là những độc tố làm ô nhiễm môi trường phát triển tài năng nước ta.

Như vậy, để giữ gìn phát huy và phát triển nguồn tài năng quý giá nhằm
phục vụ đất nước thì cách tốt nhất là chúng ta “xây dựng trong nước một vài đại
học thật sự hiện đại, tương đối đủ điều kiện nghiên cứu, học tập như các trung
tâm quốc tế, vừa để thu hút một số chuyên gia giỏi người Việt và người nước
ngoài đến làm việc thường xuyên hay từng thời kì, vừa có thế giúp một phần đào
tạo nhân tài tại chỗ ít tốn kém hơn. Một đại học như thế đồng thời sẽ đóng vai
trò một cửa ngõ khoa học quốc tế va một đầu tàu thúc đẩy hiện đại hóa toàn nền
giáo dục". Đúng như tinh thần Đại hội XII đã chỉ ra: “Phấn đấu đến năm 2020,
khoa học và công nghệ Việt Nạm đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn
đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế
giới". Có thể thấy, việc xây dựng lực lượng hạt nhân trong xã hội không những
giúp xã hội bình ổn về mặt chính trị đó là xây dựng những con nqười toàn đức
toàn tài mà còn thúc đẩy xã hội phát triển về mọi lĩnh vực, sánh vai cùng các
cường quốc năm châu.
Thứ hai, vai trò đặc biệt quan trọng của người thầy trong toàn bộ quá
trình giáo dục.
Kômenxki đặc biệt chú trọng đến vai trò cùa người thầy, đấy là nhân tố
được ông quan tâm cả về phương diện tri thức, đạo đức, ý chí, tài năng và
phương pháp giảng dạy. Ông quí trọng, đề cao, tôn vinh nghề dạy học và chức vị
giáo sư; coi thầy giáo “là người nặn tượng cao cả”. Đồng thời, ông đòi hỏi người
thầy phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong.
Truyền thống “tôn sư, trọng đạo” trong xã hội ta từ xưa đến nay vẫn luôn
được giữ gìn và tôn vinh. Điều đó cho thấy, vai trò và tầm quan trọng lớn lao
của người thầy trong toàn bộ quá trình giáo dục. Thế nhưng, những năm gần
đây, cùng với những khó khăn của nền giáo dục và hoàn cảnh xã hội, điều kiện
giảng dạy, học tập đã khác trước nên quan niệm về người thầy cũng đã thay đổi,
không thể giữ mãi những khuôn mẫu cứng nhắc của trước đây, nhưng chính vì
vậy mà vị trí người thầy trong xã hội hiện nay đã và đang có những biểu hiện
xuống cấp đáng ngại. Có người cho rằng, do sự bùng nổ cách mạng công nghệ
thông tin, hàng loạt phương tiện kĩ thuật ra đời hỗ trợ đắc lực cho việc học, thì vị

trí người thầy lùi dần xuống hàng thứ yếu, hay người thầy không còn giữ vai trò
quyết định then chốt trong nhà trường như trước đây nữa. Cũng có người nghĩ
rằng, theo phương pháp sư phạm tiên tiến phải “lấy người học làm trung tâm",
đề cao việc tự học, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác của người học. Cho nên,
người học chứ không phải thấy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường.
12


Nhưng, đó chỉ là nói nhiệm vụ của thầy, những việc thầy cần làm, các phương
pháp thầy cần áp dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chứ không phải vì thế
mà giảm nhẹ vai trò của thầy.
Có thể khẳng định, không có thầy giỏi về cả hai mặt năng lực chuyên môn
và phẩm Chất đạo đức, thì khó có thể có một nền giáo dục thật sự chất lượng, dù
cho người học thông minh, có đầy đủ nội lực, và dù chương trình, phương tiện
đào tạo tiên tiến. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải có chính sách quan tâm và
sự ưu đãi hợp lý để người thầy có đầy đủ điều kiện vật chất cũng như tinh thần
để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình.
Thứ ba, hệ thống phương pháp truyền tải phong phú, sinh động nhằm đạt
hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục.
Vận dụng phương pháp giáo dục của Kômenxki vào xã hội hiện đại ngày
nạy, dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, đồng tiền có quyền lực
vạn năng làm thay đổi luân thường đạo lí. Vì thế, những giá trị đạo đức truyền
thống có nguy cơ ngày càng bị phai nhạt, thay vào đó là những thói hư tật xấu,
những biểu hiện vô đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội ngày càng có
chiều hướng gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đánh thức con người cần phải
“tổn tám, dưỡng tính” để tìm lại những giá trị thực sự trong cuộc sống của chúng
ta. Để đạt được điều đó, Văn kiện Đại hội XI yêu cầu phải “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung
giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ

và ngành nghề”. Bàn tính con người có tính hướng thiện, ai cũng có sản mầm
thiện trong chính con người mình, do đó thông qua giáo dục có thể giáo hóa con
người trở nên hoàn thiện. Đồng thời, đánh giá cao vai trò tự rèn luyện, tự giáo dục
trong toàn bộ quá trình học. Luôn luôn xác định đúng đối tượng để đưa ra những
phương pháp học phù hợp. Tùy theo cá tính, mỗi con người có những sở thích, sở
trường, sở đoản riêng, sự đa dạng ấy làm nên cuộc sống phong phú trong xã hội
hiện đại và lá mảnh đất để ươm mầm tài năng sáng tạo.
Thứ tư, tiếp tục phát triển lý luận dạy học
Kômenxki đã khái quát kinh nghiệm dạy học của loài người và nâng lên
đỉnh cao bằng cách đưa ra một hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo công tác dạy học,
đó là những nguyên tắc như: Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học
vừa sức, đảm bảo tính trực quan, đảm bảo độ vững bền của tri thức, dạy học phải
đảm bảo tính hệ thống, liên tục… Cho đến nay, nguyên tắc này vẫn còn nguyên
giá trị lý luận.
Hiện nay, chúng ta cần tiếp tục phát triển lý luận dạy học. Cần vận dụng tốt
các phương pháp hiện có theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Tại
13


Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng
lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiên
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

14


KẾT LUẬN
Kômenxki có những cống hiến rất quý báu cho sự nghiệp giáo dục. Ông
đã tổng hợp được lý luận kinh nghiệm và thực tiễn từ thời kỳ phục hưng và đặt

nền móng, cơ sở cho nền giáo dục tiên tiến, xứng danh là “ông tổ của nền sư
phạm cận đại”.
Tư tưởng giáo dục của Kômenxki ra đời đã lâu, nếu gạt bỏ những hạn chế
về điều kiện lịch sử vá dấu ấn giai cấp, tiếp thu những mặt tích cực, vận dụng tư
tưởng giáo dục của Kômenxki vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, có thể rút ra những ý nghĩa lịch sử to lớn. Những bài học lịch sử ấy vừa có
giá trị về mặt lí luận, vừa có giá trị về mặt thực tiễn trong sự nghiệp giáo dục
con người Việt Nam nói riêng và đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất
nước nói chung.

15


16



×