i
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
BỘ MÔN: TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TÊN HỌC PHẦN: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
MÃ HỌC PHẦN: 15509
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SV NGÀNH: TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
HẢI PHÒNG - 2008
YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT.
• Tên học phần: Kế toán tài chính doanh nghiệp Loại học phần : I
• Bộ môn phụ trách giảng dạy : Tài chính - Kế toán. Khoa phụ trách: KTVTB.
• Mã học phần: 15509 Tổng số TC: 2
TS tiết Lý thuyết Thực hành/ Xemina Tự học Bài tập lớn Đồ án môn học
45 45 0 0 0 0
• Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải học và thi đạt các học phần sau mới được đăng ký học học phần này:
Nguyên lý kế toán.
• Mục tiêu của học phần:
Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành kế toán doanh nghiệp cho sinh viên.
• Nội dung chủ yếu:
- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính
- Kế toán hàng tồn kho
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán các khoản thanh toán
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả KD
• Nội dung chi tiết:
Tªn ch¬ng môc
Ph©n phèi sè tiÕt
TS
LT BT TH KT
Chương1. Kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính 6 4 2
1.1. Kế toán vốn bằng tiền 4 3 1
1.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính 2 1 1
Chương 2. Kế toán hàng tồn kho 6 4 2 1
2.1. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 4 3 1 1
2.2. Kế toán các loại h àng tồn kho khác 4 1 1
Chương 3. Kế toán tài sản cố định 9 6 3
3.1. Kế toán tài sản cố định hữu hình 3 2 1
3.2. Kế toán tài sản cố định thuê tài chính 3 2 1
3.3. Kế toán tài sản cố định vô hình 3 2 1
Chương 4. Kế toán các khoản thanh toán 6 3 2 1
4.1 Kế toán các khoản phải thu 3 1 1 1
4.2 Kế toán các khoản phải trả 3 2 1
Chương 5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 6 3
5.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1 1
5.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường 3 2 1
i
xuyên
5.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2 1 1
5.4. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành 3 2 1
Chương 6. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả KD 9 5 3 1
6.1. Kế toán doanh thu 3 2 1
6.2. Kế toán chi phí 3 1 1 1
6.3. Kế toán xác định kết quả 3 2 1
Cộng 45 27 15 3
• Nhiệm vụ của sinh viên: Lên lớp đầy đủ và chấp hành mọi quy định của Nhà trường.
• Tài liệu học tập:
1. Bộ Tài chính “Hệ thống kế toán doanh nghiệp” – NXB Tài chính, 2006.
2. Tiến sỹ Phạm Văn Công “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính” – NXB Tài
chính, 2006
3. Thạc sỹ Hà Thị Ngọc Hà “243 sơ đồ kế toán doanh nghiệp” – NXB Tài chính,
2005.
• Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Thi viết.
• Thang điểm : Thang điểm chữ A,B,C,D,F.
• Điểm đánh giá học phần: Z=0,2X+0,8Y.
ii
Mục lục
Lời mỏ đầu..........................................................................................................................3
Chương 1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN..........................................................................................4
1.1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN.................................................4
1.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT.............................................................................................................4
1.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG......................................................................................5
1.4. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN1.......................................................................................5
Chương 2 . HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU.....................................................................13
Chương 3. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO.........................................................................................21
3.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ...............21
3.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ.................................................22
Chương 4. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH......................................................................................37
4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH...................................................................37
4.2. PHÂN LOẠI VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH...................................37
4.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH...........................................................................40
4.4. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH....................................................................41
Chương 6. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH............................................................................................................................................100
Đề thi tham khảo..........................................................................................................................118
iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.TSCĐ: Tài sản cố định
2.SXKD: Sản xuất kinh doanh
3.VAT: Value Added Tax (Thuế VAT)
4.CBCNV: Cán bộ công nhân viên
5.CCDC: Công cụ dụng cụ
6.TM: Tiền mặt
7.TGNH: Tiền gửi ngân hàng
8.TGTT: Tỷ giá thực tế
iv
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán tài chính doanh nghiệp là một môn chuyên môn quan trọng của hệ thống nội dung
giảng dạy, học tập chuyên ngành tài chính kế toán. Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập
môn học này một cách đơn giản song lại có thể nâng cao chất lượng dạy và học, bộ môn Tài chính
kế toán đã biên soạn cuốn "Bài giảng kế toán tài chính doanh nghiệp".
Nội dung biên soạn được tóm tắt từ các tài liệu hướng dẫn thực hành chế độ kế toán,
hướng dẫn kế toán các doanh nghiệp… đã được bổ sung, cập nhật những chuẩn mực kế toán và
thông tư hướng dẫn kế toán mới của Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20-03-2006.. Với phương pháp sơ đồ hoá quá trình phản ánh các nghiệp vụ, tập bài giảng đã
làm đơn giản hoá được nhiều nội dung hướng dẫn từ các văn bản quy định của Nhà nước về kế
toán doanh nghiệp. Việc nghiên cứu theo sơ đồ sẽ tạo điều kiện dễ tổng hợp, dễ thuộc, dễ nhớ cho
sinh viên. Dựa vào các sơ đồ tổng hợp đó giáo viên và sinh viên sẽ mở rộng và cụ thể hoá bằng
các ví dụ, các bài tập thực hành, làm phong phú thêm nội dung dạy và học.
Chúng tôi hy vọng cuốn bài giảng này sẽ giúp ích nhiều cho việc dạy và học môn kế toán
tài chính doanh nghiệp ở trường Đại học Hàng hải.
Ban biên tập rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, các thầy cô giáo và các em
sinh viên để có thể hoàn thiện tập bải giảng này ngày càng đạt chất lượng cao hơn.
Ban biên tập
3
Chương 1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Hạch toán các loại tiền của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định sau:
Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có thể sử dụng đồng ngoại tệ để ghi sổ nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài
chính.
Các doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Phải quy đổi
ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân
hàng ( gọi tắt là tỷ giá ngân hàng bình quân) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ.
Hạch toán vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải tính ra tiền theo theo giá thực tế (giá hóa đơn,
giá thanh toán) để ghi sổ và theo dõi số lượng, trọng lượng quy cách phẩm chất và giá trị của từng
thứ, từng loại.
1.2. KẾ TOÁN TIỀN MẶT
1.2.1.KẾ TOÁN CHI TIẾT TIỀN MẶT
Tiền tại quỹ bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý,… đang nằm
trong két tại doanh nghiệp. Tiền mặt tại quỹ thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Hạch toán tiền mặt phải căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi:
Khi thu và chi tiền thủ quỹ phải đóng dấu “đã thu” hoặc “ đã chi” vào các phiếu thu và phiếu
chi. Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ
kèm theo các chứng từ gốc chuyển về phòng kế toán cho kế toán tiền mặt ghi sổ. Thủ quỹ phải
thường xuyên kiểm tra số liệu trên sổ quỹ đối chiếu với số tiền tồn quỹ thực tế và với số liệu của
kế toán. Nếu phát hiện chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 111 – tiền mặt
Tài khoản 111 “ Tiền mặt” dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam ( kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111-Tiền mặt
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quỹ, đá qúy nhập quỹ.
- Số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá qúy thừa ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền mặt
ngoại tệ).
Bên có:
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quỹ, đá qúy xuất quỹ.
- Số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá qúy thiếu hụt ở quỹ phát
hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền mặt
ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền
mặt.
Tài khoản 111-Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111-Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ
tiền mặt, bao gồm cả ngân phiếu.
4
- Tài khoản 1112-Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ
tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113- Vàng, bạc, đá quý, kim khí quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
1.3. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
1.3.1. KẾ TOÁN CHI TIẾT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
Tiền gửi Ngân hàng bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc,…của doanh nghiệp đang
được gửi tại các ngân hàng ( kho bạc, công ty tài chính).
Hạch toán tiền gửi Ngân hàng phải căn cứ vào giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản sao kê của
ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc ( ủy nhiêm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo
chi..)
Hạch toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền gửi ngân hàng, ngoịa tệ, vàng, bạc, đá
quý gửi ở từng ngân hnàg cả về số lượng và giá trị ở các doanh nghiệp có bộ phận phụ thuộc cần
mở TK chuyên thu, chuyên chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác thanh
toán, giao dịch.
1.3.2.KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
2.1. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 112-tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 112 “ Tiền gửi Ngân hàng” phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
các khoản tiền gửi Ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112-Tiền gửi Ngân hàng
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền gửi
ngoại tệ)
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ ngân hàng
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền gửi
ngoại tệ)
Số dư bên Nợ:
Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại ngân hàng.
Tài khoản 112- Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân
hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút r và hiện đang gửi tại Ngân hàng
bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý gửi vào, rút ra vàhiện đang gửi tại Ngân hàng.
1.4. KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN1
1.4.1. CÁC TRƯỜNG HỢP HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng kho bạc nhà
nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo hoặc
bản soa bản kê của Ngân hàng.
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ, phát sinh trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp nộp tiền mặt hoặc séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có
của ngân hàng.
5
- Chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác nhưng ngân hàng chưa nhận được tiền
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc ( giao tiền tay ba: Doanh nghiệp-Khách
hàng-Kho bạc Nhà nước).
1.4.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN ĐANG CHUYỂN
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 113-tiền gửi đang chuyển
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng,
Kho bạc nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ
tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo
Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113- Tiền đang chuyển
Bên Nợ:
- Các khoản tiền: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, séc đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu
điện để chuyển vào Ngân hàng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ
Bên có:
- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 “ Tiền gửi ngân hàng”, hoặc tài khoản có liên quan;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền còn đang chuyển.
Tài khoản 113- Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển
- Tài khoản 1132- Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
1.4 Phương pháp kế toán vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
6
7
Thu hồi chứng khoán, vốn đầu tư
Gửi tiền mặt vào ngõn hàng
Lãi
Lỗ
TK 111
TK 112
Rỳt tiền gửi ngõn hàng về
nhập quỹ tiền mặt
TK 121, 128, 221
222, 223, 228
TK 515 TK 635
Giỏ
gốc
Tổng
số
thu
TK 112
TK 131, 136, 138
141, 144, 244
Thu hồi nợ phải thu, cỏc khoản
ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt
TK 311, 341
Vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền
mặt về nhập quỹ tiền mặt
TK 333
Nhận trợ cấp trợ giá từ NSNN
bằng tiền mặt
TK 338, 344
Nhận ký quỹ, ký cược bằng
tiền mặt
TK 411
TK 511, 512, 515, 711
TK 338 (1)
Nhận vốn được cấp, góp bằng
tiền mặt nhập quỹ tiền mặt
Doanh thu, thu nhập khỏc bằng
tiền mặt nhập quỹ tiền mặt
Tiền mặt thừa phỏt hiện
qua kiểm kờ
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn
bằng tiền mặt
TK 121, 128, 221
222, 223, 228
TK 141, 627, 641
642, 241, 635, 811
TK 211, 213, 217, 152
153, 156, 157, 611
Chi tạm ứng và cỏc chi phớ phỏt
sinh bằng tiền mặt
TK 133
Thuế GTGT
đầu vào
Mua vật tư, hàng hóa, công
cụ, TSCĐ... bằng tiền mặt
TK 311, 315, 331
333, 334, 336, 338
Thanh toỏn nợ phải trả
bằng tiền mặt
Thanh toỏn nợ phải trả bằng
tiền mặt
TK 144, 244
TK 138 (1)
Tiền mặt thiếu phỏt hiện qua kiểm kờ
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIÊN VÀ ĐẦU TƯ TC NGẮN HẠN
1. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT
8
TK 121, 128, 221
222, 223, 228
Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn,
dài hạn bằng tiền gửi
TK 515
TK 635
Giá
gốc
TK 131, 136, 138
Thu các khoản nợ phải thu
bằng tiền gửi
TK 144, 244
Thu hồi các khoản ký cược,
ký quỹ bằng tiền gửi
TK 411
Nhận vốn góp liên doanh, liên
kết, cổ phần... bằng tiền gửi
TK 344, 338
Nhận ký cược, ký quỹ ngắn
hạn, dài hạn bằng tiền gửi
TK 511, 512
515, 711
Doanh thu, thu nhập khác
bằng tiền gửi
TK 3331
Thuế GTGT
Chi phí SXKD, chi phí hoạt động
khác...bằng tiền gửi
TK 111 TK 112 TK 111
Gửi tiền mặt vào ngân hàng
Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt
TK 121, 128, 221
222, 223, 228
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng TGNH
TK 144, 244
Ký cược, ký quỹ bằng TGNH
TK 211, 213
217, 241
Mua TSCĐ, BĐSĐT, chi đầu tư XDCB...
TK 411
Thuế GTGT
đầu vào
TK 152, 153, 156
157, 611...
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ
bằng tiền gửi
TK 311, 315, 331, 333
336, 338, 341, 342
Thanh toán các khoản nợ phải trả,
nợ vay bằng tiền gửi
TK 133
Thuế GTGT
đầu vào
TK 623, 627, 635
641, 642, 811
TK 411, 421, 415, 418
Trả lại vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho
các bên góp vốn, chi các quỹ bằng tiền gửi
TK 521, 531, 532
Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại
giảm giá, hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi
TK 3331
Thuế GTGT
đầu ra
Sơ đồ số 2.
HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
9
Thu tiền nợ của khách hàng
nộp thẳng vào ngân hàng
nhưng chưa nhận được giấy
báo Có của ngân hàng
TK TK
Nhận được giấy báo Có của ngân
hàng về số tiền đã gửi vào ngân
TK
Thuế GTGT (nếu
có)
TK
TK 511, 512, 515,
Thu tiền bán hàng hoặc các
khoản thu nhập khác nộp
thẳng vào ngân hàng nhưng
chưa nhận được giấy báo
Có của ngân hàng
TK
TK
Chuyển tiền gửi vào ngân hàng
nhưng chưa nhận được giấy báo
Cuối kỳ đánh giá lại số dư ngoại
tệ cuối kỳ của ngoại tệ đang
chuyển (chênh lệch tỷ giá tăng)
Nhận được giấy báo Nợ của ngân
hàng về số tiền đã trả người bán
TK
Cuối kỳ đánh giá lại số dư ngoại tệ
cuối kỳ của ngoại tệ đang chuyển
(chênh lệch tỷ giá giảm)
TK
Sơ đồ số 3.
HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
10
Lỗ
TK 111, 112
311, 141, 144
Mua chứng khoán đầu tư
ngắn hạn
Nhận lãi
đầu tư
TK 121 TK 111, 112
Lãi đầu tư
dồn tích
TK 515
Lãi đầu tư
chứng khoán
Lãi
Giá
vốn
Bán chứng khoán
Tổng giá
thanh toán
TK 111, 112, 131
TK 515
Mua chứng khoán đầu tư
ngắn hạn
TK 515
Giá
vốn
Thu hồi hoặc
thanh toán
chứng khoán
TK 515
Mua chứng khoán nhận lãi trước
TK 515
TK 515
TK 515
Lãi
Định kỳ
phân bổ
Sơ đồ số 4.
HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN
11
TK 111,112
Dùng tiền để đầu tư ngắn hạn
TK 128
Thu hồi các khoản đầu tư ngắn
hạn bằng tiền
TK 111,112
TK 152, 155, 156
Dùng vật tư, hàng hóa để
đầu tư ngắn hạn
Chênh
lệch lãi
TK 711
TK 811
Chênh
lệch lỗ
TK 152, 156, 211
Lỗ Lỗ
Thu hồi các khoản đầu tư ngắn
hạn bằng vật tư, hàng hóa
TK 515
TK 635
Sơ đồ số 5.
HẠCH TOÁN ĐẦU TƯ NGẮN HẠN KHÁC
TK 635
(2)a
Cuối kỳ kế toán sau:
Khoản giảm giá đầu tư NH phải lập
nhỏ hơn số đã lập được hoàn nhập
TK 129
(1)
Lập dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn lần đầu
TK 635
(2)b
Cuối kỳ kế toán sau:
Khoản giảm giá đầu tư NH phải lập
lớn hơn số đã lập phải lập thêm
Sơ đồ số 6.
HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
Câu hỏi chương 1.
1, Cách thức lập và quy trình luân chuyển phiếu thu
2, Cách thức lập và quy trình luân chuyển phiếu chi
3, Cách lập uỷ nhiệm chi .
Ví dụ minh hoạ:
1, Đầu tư ngắn hạn khác bằng tiền gửi ngân hàng (tiền gửi có kỳ hạn); số tiền 500 triệu đồng.
Nợ TK 128: 500 triệu đồng
Có TK 112: 500 triệu đồng
2. Dùng hàng hoá đem đầu tư ngắn hạn:
- Giá hàng hoá xuất kho: 100 triệu đồng
- Giá đánh giá lại: 120 triệu đồng
Nợ TK 128: 120 triệu đồng
Có TK 156: 100 triệu đồng
Có TK 711: 20 triệu đồng
3. Thu hồi tiền gửi có kỳ hạn bằng tiền gửi ngân hàng: 600 triệu đồng. Trong đó giá vốn (gốc):
550 triệu đồng
Nợ TK 112: 600 triệu đồng
Có TK 128: 550 triệu đồng
Có TK 515: 50 triệu đồng
4. Cuối kỳ kế toán lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn lần đầu 300 triệu đồng
Nợ TK 635: 300 triệu đồng
Có TK 129: 300 triệu đồng
5. Cuối kỳ kế toán sau; số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn cần lập là: 310 triệu đồng. Khi đó
cần phải lập dự phòng bổ sung:
Nợ TK 635: 10 triệu đồng (310 – 300)
Có TK 129: 10 triệu đồng
Giả sử số dự phòng lần lập chỉ là: 280 triệu đồng. Khi đó số dự phòng đã lập lớn hơn số phải
lập được hoàn nhập:
Nợ TK 129: 20 triệu đồng (300 – 280)
Có TK 635: 20 triệu đồng
12
Chương 2 . HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
13
Chiết khấu thương mại,
giảm giá, hàng bán bị trả
lại trừ vào nợ phải thu
Thuế GTGT (nếu có)
Doanh thu của SP, HH, DV
TK 155, 156
TK 521, 531, 532
TK 511 TK 131
Chiết khấu thanh toán
trừ vào nợ phải thu
TK 635
3331
Trả hàng cho đơn vị ủy
thác nhập khẩu
TK 711
Thu nhập do
thanh lý,
nhượng bán
TSCĐ chưa
thanh toán
Tổng số tiền
khách hàng
phải thanh
toán
3331
TK 111, 112
Các khoản chi hộ đơn vị
ủy thác nhập khẩu
TK 413
Chênh lệch tỷ giá tăng khi
đánh giá các khoản phải thu
của khách hàng bằng ngoại tệ
TK 3331.1
Khách hàng ứng trước
hoặc thanh toán tiền
TK 111, 112, 113
Bù trừ nợ cho cùng 1 đối tượng
TK 331
Nợ khó đòi xử lý xóa sổ
TK 139, 642
TK 413
Chênh lệch tỷ giá giảm khi
đánh giá các khoản phải thu
bằng ngoại tệ cuối kỳ
Sơ đồ số 7:
HẠCH TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
14
Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Hàng mua trả lại, giảm giá
TK 111, 112, 331...
TK 133
TK 152, 153
156, 211...
TK 111, 112, 331...
Mua vật tư, hàng hóa, dịch
vụ dùng vào SXKD
TK 621, 623
627, 641...
TK 111, 112, 331...
Mua hàng hóa giao bán ngay
TK 621, 623
627, 641...
TK 33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
TK 111, 112, 331...
Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
dùng đồng thời
TK 152, 153
156, 211...
TK 111, 112, 141...
Chi phí nhượng bán,
thanh lý TSCĐ
TK 811
TK 152, 153
156, 211...
TK 111, 112, 331...
Thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ
TK 632
Thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ phải phân bổ
TK 142, 242
Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ
TK 33311
Thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ tính vào chi phí
TK 623, 627,
641, 642
Thuế GTGT đầu vào bị tổn
thất chưa rõ nguyên nhân
TK 138
TK 111, 334...
Thuế GTGT đầu vào bị tổn
thất xác định nguyên nhân
TK 632TK 138
Có quyết
định xử lý
Được hoàn thuế GTGT đầu vào
TK 111, 112
Sơ đồ số 8: HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ
15
Phải thu về các khoản đã chi hộ,
trả hộ cấp trên, đơn vị nội bộ khác
TK 111, 112
Khi thu được tiền hoặc vật tư, hàng
hóa về các khoản nợ phải thu
TK 136(8)
TK 111, 112
152, 156
Cấp dưới được cấp trên cấp về số
được chia các quỹ Doanh nghiệp
TK 431, 414, 415
Phải thu về các khoản nhờ thu hộ
TK 136, 138...
Phải thu đơn vị cấp trên, đơn vị nội
bộ về doanh thu bán hàng nội bộ
TK 421
TK 3331
Bù trừ các khoản phải thu, phải trả
nội bộ của cùng một đối tượng
TK 336
Sơ đồ số 9:
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU NỘI BỘ KHÁC
(ở đơn vị cấp dưới)
TK 111,112
152, 155, 156...
Cấp vốn cho đơn vị trực thuộc
bằng tiền, vật tư, hàng hóa
TK 1361
Thu hồi vốn kinh doanh ở các
đơn vị trực thuộc
TK 111,112
152, 156
TK 211
Cấp vốn
cho đơn vị
trực thuộc
bằng
Nguyên
giá
TK 214
Giá trị
còn lại
TK 211, 213
Giá trị
còn lại
TK 411
Vốn kinh doanh tăng ở đơnvị trực
thuộc do ngân sách cấp trực tiếp,
do đơn vị trực thuộc tự bổ sung
Thu hồi
vốn kinh
doanh ở
đơn vị trực
thuộc bằng
TSCĐ
Nguyên
giá
TK 214
Giá trị
còn lại
Giá trị
hao mòn
Sơ đồ số 10:
HẠCH TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ
(ở đơn vị cấp trên)
16
Phải thu về doanh thu từ hoạt động
TK 211
TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 214
TK 242
Thu các khoản nợ phải thu
bằng tiền gửi
TK 621, 622
627, 641, 642
Phải thu của đối tác liên
doanh về chi phí chung
TK 515
Lợi nhuận cổ tức được chia từ
hoạt động đầu tư góp vốn
TK 511
TK 333
Tính vào chi phí SXKD
TK 154, 241
TK 138
TK 111, 112
Chi phí nguyên vật liệu...vượt
quá mức bình thường
Thu được các khoản phải thu
nhận được tiền bồi thường
TK 139
Bù đắp bằng khoản dự phòng
TK 642
Số chênh lệch tính vào chi phí
TK 111, 334
Bồi thường của các nhân,
tập thể liên quan
TK 139
Xử lý khoản không có khả
năng thu hồi vào dự phòng
TK 415
Bù đắp bằng quỹ dự
phòng tài chính
TK 642
TK 811
Tính vào chi phí khác
TK 111, 112
Nhận được tiền do đối tác
liên doanh chuyển trả
liên doanh
đồng kiểm soát
Sơ đồ số 11:
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC
17
TK 642
(2)b
Hoặc hoàn nhập dự phòng, ghi giảm
chi phí số dự phòng cần lập nhỏ hơn
số dự phòng đã lập
TK 139
(1)
Cuối kỳ kế toán đầu tiên lập dự
phòng phải thu khó đòi lần đầu
TK 642
(2)a
Cuối kỳ kế toán tiếp theolập dự
phòng phải thu khó đòi bổ sung
TK 131, 138
Xóa nợ khoản phải thu khó đòi
TK 642
TK 131, 138
Bán khoản phải thu khó đòi cho
công ty mua nợ
TK 111, 112
Sơ đồ số 12:
HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI
Tạm ứng chi không hết nộp
lại quỹ, nhập lại kho (tạm ứng
vật tư), trừ vào lương
TK 111, 112
Tạm ứng tiền cho người lao động
TK 141
Thanh toán tạm ứng về
mua vật tư, hàng hóa
TK 152, 153
154, 241
Thanh toán tạm ứng tính
vào chi phí
TK 152, 153..
Tạm ứng vật tư, hàng hóa
TK 621, 623
627, 642...
TK 111, 152
334....
Sơ đồ số 13:
HẠCH TOÁN TẠM ỨNG
18
TK 111, 112, 152, 153
241, 331, 334, 338
Khi phát sinh chi phí trả trước
ngắn hạn có liên quan đến
nhiều kỳ kế toán trong năm
TK 142
Định kỳ phân bổ chi phí
trả trước ngắn hạn vào
chi phí SXKD
Tk 133
Thuế GTGT
được khấu trừ
(nếu có)
TK 241, 623
627, 641, 642
TK 153
Xuất CC, DC một lần có giá trị
lớn sử dụng dưới 1 năm phải
phân bổ nhiều kỳ trong năm
TK 241
Chi phí sửa chữa TSCĐ thực
tế phát sinh lớn phải phân bổ
dần vào các kỳ trong năm
TK 111, 112
Chi phí trực tiếp ban đầu liên
quan đến tài sản thuê tài chính
TK 111, 112, 141
Chi phí trả trước ngắn hạn có liên
quan đến nhiều kỳ trong năm
(doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp
Doanh nghiệp trả trước lãi tiền
vay cho bên cho vay
Giá trị phế liệu thu hồi (nếu
có) hoặc khoản bồi thường vật
chất của người làm hỏng, làm
mất công cụ, dụng cụ
TK 152, 138
Phân bổ giá trị công cụ,
dụng cụ vào chi phí SXKD
(các kỳ trong năm)
TK 623, 627, 641, 642
Định kỳ phân bổ lãi tiền vay
theo số phải trả từng kỳ
TK 635, 241, 627
Phân bổ chi phí sửa
chữa TSCĐ vào chi phí
SXKD trong kỳ
Sơ đồ số 14:
HẠCH TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN
19
TK 111, 112
Ký quỹ, ký cược ngắn
hạn bằng tiền
TK 144
Nhận lại các khoản ký
quỹ ký cược bằng tiền
TK 111, 112
Nhận lại TSCĐ đưa đi cầm cố
TK 111, 112
Ký quỹ mở L/C
TK 211
Bị phạt vi phạm hợp đồng
phải trừ vào tiền ký quỹ
TK 811
TK 214
Giá trị
hao mòn
Trừ vào nợ phải trả người bán
do không thanh toán tiền bán
hàng cho người có hàng
TK 331
Khi nhận được hóa đơn hồ
sơ trả tiền cho người bán của
hàng nhập khẩu
TK 331
TK 211
Cầm cố bằng TSCĐ
Nguyên
giá
TK 214
Giá trị
hao mòn
Sơ đồ số 15:
HẠCH TOÁN CẦM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC NGẮN HẠN
Câu hỏi chương 2
1, Cách phân loại các khoản nợ phải thu.
2, Quy định kế toán các khoản nợ phải thu khách hàng.
Ví dụ minh hoạ:
1. Trả nợ đơn vị nội bộ bằng chuyển khoản: 5 triệu đồng
Nợ TK 1368: 5 triệu đồng
Có TK 112: 5 triệu đồng
2. Số phải thu cấp trên về doanh thu bán hàng nội bộ:
- Giá bán nội bộ chưa thuế: 30 triệu đồng
- Thuế GTGT: 3 triệu đồng
- Tổng số tiền thanh toán: 33 triệu đồng
Nợ TK 1368: 33 triệu đồng
Có TK 512: 30 triệu đồng
Có TK 3331: 3 triệu đồng
3. Đơn vị trực thuộc báo cáo tăng vốn kinh doanh do mua sắm do mua sắm TSCĐ bằng quỹ đầu tư
phát triển, số tiền 150 triệu đồng.
Nợ TK 1361: 150 triệu đồng
Có TK 411: 150 triệu đồng
20
Chương 3. KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
3.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
3.1.1. KHÁI NIỆM VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ:
Vật liệu là đối tượng lao động – một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong
quá trình sản xuất chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và dưới tác động của lao động vật
liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
Công cụ, dụng cụ bao gồm các loại TLLĐ được sử dụng cho các hoạt động SXKD khác
nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ. Về đặc điểm vận động thì công cụ, dụng cụ
cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử
dụng nhưng do giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì
hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc là phân bổ
dần trong một số kỳ nhất định
Trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh. Quản lý tốt việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật
liệu, CCDC là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
3.1.2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU, CCDC
a/. Phân loại vật liệu
-Nguyên, vật liệu chính là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Nguyên liệu, vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
“Nguyên liệu’’ là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm của các ngành nông nghiệp , khai mỏ chưa qua
khâu chế biến ban đầu. Thuật ngữ “ vật liệu’’ dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế.
-Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Vật liệu phụ được sử
dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Vật
liệu phụ cũng được sử dụng để giúp cho máy móc, thiết bị và các công cụ lao động hoạt động bình
thường. Vật liệu phụ còn được sử dụng cho nhu cầu kỹ thuật và quản lý. Căn cứ vào tác dụng khác
nhau người ta chia vật liệu phụ ra thành các nhóm sau :
+ Nhóm vật liệu phụ kết hợp với vật liệu chính làm hoàn thiện hoặc tăng chất lượng của sản phẩm.
Các vật liệu phụ thuộc loại này như sơn bảo vệ mặt kim loại, thuốc nhuộm, thuốc tẩy trắng...
+Nhóm vật liệu phụ dùng để bảo quản hoặc phục vụ cho hoạt động của các tư liệu lao động như
dầu, mỡ bôi trơn, thuốc chống ẩm, chống gỉ,...
+Vật liệu phụ phục vụ lao động của công nhân viên như xà phòng, giẻ lau,...
-Nhiên liệu là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng. Tuy nhiên, chúng được xếp vào một loại
riêng để hạch toán và quản lí do vai trò quan trọng của nó. Hơn nữa nhiên liệu có yêu cầu về bảo
quản khác với các loại vật liệu phụ thông thường
-Vật liệu bao gói dùng để gói bọc, chứa đựng các loại sản phẩm làm cho chúng hoàn thiện hơn
hoặc chứa đựng thành phẩm để tiêu thụ
-Phụ tùng thay thế dùng để thay thế, sửa chữa các máy móc,thiết bị.
-Phế liệu gồm những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất. Những vật liệu này có thể được
dùng lại tại doanh nghiệp hoặc bán ra ngoài.
-Vật liệu khác bao gồm những loại vật liệu khác chưa được kể đến ở trên.
b/.Phân loại công cụ, dụng cụ :
Theo công dụng, CCDC dùng trong doanh nghiệp được chia thành các nhóm sau:
-Công cụ lao động phục vụ cho lao động của công nhân viên như kìm, búa,...
-Các vật dụng bảo hộ cho công nhân trong quá trình làm việc như quần áo bảo hộ, găng tay, kính,
mũ,...
-Các công cụ, dụng cụ khác.
Theo mục đích sử dụng công cụ, dụng cụ được chia thành các nhóm:
-Công cụ lao động
21