Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

KLTN Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn của Hạt kiểm lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 93 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng tại địa bàn của Hạt kiểm lâm huyện .... ...


DANH MỤC BẢNG
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên...........................................................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

BIỂU ĐỒ

SƠ ĐỒ

HÌNH ẢNH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLRPH: Ban quản lý rừng phòng hộ
UBND: Uỷ ban nhân dân
BĐKH: Biến đổi khí hậu
FAO: Tổ chức lương thực thế giới
ITTO: Tổ chức gỗ rừng nhiệt đới quốc tế
INSERM: Viện nghiên cứu y tế và dược phẩm quốc gia
LS: Lâm sản
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
LT: Lâm trường
NLGMN: Nguyên liệu giấy miền Nam


PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
WCMC: Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới


MỤC LỤC


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
∗ Giới thiệu đề tài
Với những giá trị to lớn của rừng và tình hình khai thác, vận chuyển, mua
bán lâm sản trái phép diễn ra ngày càng nhiều thì quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng là một công tác rất quan trọng hiện nay. Thế nhưng, công tác quản lý còn
kém hiệu quả, thủ đoạn vi phạm tinh vi, việc chấp hành pháp luật còn thiếu
nghiêm túc, ý thức của người dân chưa cao, đội ngũ cán bộ bảo vệ rừng còn
non kém đã làm cơ sở cho những hành vi vi phạm diễn ra, xâm hại đến tài
nguyên rừng ngày càng nghiêm trọng.
.... ... là một huyện đang phát triển, đời sống của người dân hầu như phụ
thuộc vào rừng thì xâm hại rừng là không thể tránh khỏi. Đứng trước tình hình
đó, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm Huyện .... ...
được đặc biệt quan tâm. Đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn của Hạt kiểm lâm
huyện .... ... , Tỉnh .... ... ” đã thể hiện rõ tình hình hoạt động, công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... , từ đó đưa ra các giải pháp
để nâng cao hiệu quả.
∗ Mục tiêu của đề tài
−Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... .

−Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu hoạt động của Hạt kiểm lâm .... ... ; đánh giá
thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Hạt kiểm lâm .... ... ;
từ đó đề xuất một sos giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển bền vững.
∗ Phương pháp nghiên cứu
−Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, báo,
báo cáo, các chủ trương, chính sách,quyết định liên quan đến quản lý bảo vệ và
phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... .
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, cán
bộ xã, người dân; sử dụng sơ đồ Venn để phân tích vai trò và ảnh hưởng của
các bên liên quan trong công tác QLBVR; điều tra thực địa nắm rõ hơn về hiện
trạng rừng cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... .


−Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp và
phân tích số liệu.
∗ Kết quả nổi bật
−.... ... có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, trong năm qua
huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội.
−Diện tích rừng tự nhiên còn nhiều nhưng đang bị xâm hại, tình hình vi
phạm trong những năm qua có xu hướng giảm xuống nhưng số vụ ở từng năm
vẫn cao; công tác xử lý vi phạm của Hạt kiểm lâm .... ... theo đúng quy định
pháp luật;công tác PCCCR, tuyên truyền được quan tâm, Hạt đã phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ cháy rừng nhưng vẫn chưa xác định được
đối tượng vi phạm; công tác trồng rừng được quan tâm, nâng cao diện tích rừng
trồng; các bên liên quan có vai trò quan trọng trong công tác QLBVR, phát
triển rừng của Hạt kiểm lâm .... ... là: KLĐB, Tổ BVR, Chính quyền địa
phương, tuy nhiên mức độ tham gia của các bên còn hạn chế, chưa chặt chẽ.
−Từ những tồn tại, đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác

quản lý bảo vệ, phát triển rừng ở Hạt kiểm lâm .... ... .
∗ Kết luận
−Huyện .... ... có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với nhiều thuận lợi,
khó khăn, cần nâng cao đời sống người dân và thực hiện tốt công tác QLBVR.
−Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn Hạt quản
lý vẫn đang diễn ra, hành vi viphamj tinh vi, lực lượng kiểm lâm còn mỏng,
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, công tác xử lý vi phạm đúng pháp luật
nhưng vẫn chưa thực sự răn đe; công tác PCCCR được triển khai thực hiện
thường xuyên, phát hiện và xử lyys kịp thời các vụ cháy nên hạn chế tối đa hậu
quả gây ra; công tác trồng rừng được thực hiện tốt.
∗ Kiến nghị
Các ban, ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng, các ngành chức năng cần quan tâm hỗ trợ
kinh phí, mua sắm các trang thiết bị để tăng cường cho Hạt kiểm lâm; huy động
các lực lượng tham gia tích cực vào công tác QLBVR và PCCCR; tiến hành
giao đất giao rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức.


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới rừng từ lâu là lá phổi xanh của Trái Đất, nếu như tất cả thực
vật trên Trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khí tuyệt đối là 64%)
thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%),
dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái
Đất trong khoảng 2 năm. Không những thế rừng còn đóng vai trò như một động
lực phát triển nền kinh tế ở những nước có nền kinh tế đang phát triển bởi
những lâm sản gỗ và phi gỗ mà rừng cung cấp.
Rừng Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong
phú, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp

nhiều sản phẩm cho xã hội, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn
với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Theo tài liệu mà Maurand
công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 rừng
nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thô. Vào
thời kì đó độ che phủ ờ Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng 44% và ờ
Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở Việt Nam bị
phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở, nhưng do khả
năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ lượng cao
(250m3 - 300m3), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt Nam.
Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990,
đặc biệt từ năm 1980 - 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, bình quân mỗi
năm hơn 100 ngàn ha rừng bị mất. Sự suy giảm tài nguyên rừng không những
làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị
văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng loạt các hiện tượng biến đổi
khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là lũ quét, sạt
lở, gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa... Đó là
câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng rừng ờ nước ta bị suy giảm lại
chính là do con người không có ý thức bảo vệ, khai thác săn bắn bừa bãi với
mục đích lợi ích cá nhân. Ngoài yếu tố trên còn có những yếu tố sát thực khác
như đốt phá rừng trái phép, nạn du canh, du cư đốt nương làm rẫy cùa các đồng
bào dân tộc miền núi đã làm cho trữ lượng rừng của nước ta bị suy giảm
nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì hệ thống pháp luật về rừng, về tổ chức của lực
1


lượng kiếm lâm chưa hoàn chỉnh, hoạt động thiếu thống nhất, đồng bộ, nên
hiệu lực quản lý của nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng bị giảm sút,
không phát huy được sức mạnh tổng hợp của lực lượng kiểm lâm nhân dân.
Đây là bài toán khó, cần sự nghiên cứu tổng hợp và có một giải pháp cụ thể đối

với công tác quản lý bảo vệ rừng.
Để khắc phục và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tới mức
thấp nhất những tác hại dẫn đến việc rừng bị suy giảm. Đảng và nhà nước ta đã
kịp thời có những chủ trương chính sách về quản lý bảo vệ rừng như: Nghị
định số 99/2009/NĐ-CP, Thông tư số 34/2009.TT-BNNPPTNT, Luật bảo vệ và
phát triển rừng, các Dự án như 327, 661, 147... đã và đang được triển khai.
Ở huyện .... ... - tỉnh .... ... với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiên tai
hạn hán diễn ra khá nghiêm trọng, do đó công tác quản lý tài nguyên rừng đòi
hỏi phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Tài nguyên rừng suy giảm đồng
thời nó sẽ kéo theo đời sống người dân .... ... nói chung và người dân .... ...
nói riêng càng khó khăn hơn. Do đó việc quản lý, bảo vệ rừng hiện có và phát
triển trồng rừng mới trên diện tích đất hoang hóa là hết sức cần thiết. Để góp
phần vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn
huyện .... ... được tốt hơn, chúng tôi muốn tiến hành đề tài: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa
bàn của Hạt kiểm lâm huyện .... ... , tỉnh .... ... ”. Từ đó đưa ra những giải
pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển tài nguyên rừng của địa phương nhằm quản lý có hiệu quả và
bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn.

2


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Vai trò của rừng đối với kinh tế
Rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu của người tiêu
dùng. Từ các loại gỗ, tre, nứa các nhà kinh doanh thiết kế tạo ra hàng trăm mặt

hàng đa dạng và phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền
bè truyền thống... cho tới nhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại. Tùy vào đặc
điểm tính chất của từng loại cây mà chúng ta có sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn
gỗ huỳnh, săng lẻ, sao nhẹ, bền, xẻ ván dài, ngâm trong nước mặn không bị hà
ăn nên được làm ván các loại thuyền đi trên biển. Gỗ Lim, gỗ Sến là thứ gỗ bền
thiên niên nên thường được dùng làm đình chùa, cung điện, chỉ ghép mộng chứ
không đóng đinh mà vẫn giữ được công trình hàng thế kỷ.
Dược liệu rừng là nguồn dược liệu vô giá. Từ ngàn xưa, con người đã khai
thác các sản phẩm của rừng để làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày
nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khai
thác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm
kiếm các phương thuốc chữa bệnh nan y.
Du lịch sinh thái là một dịch vụ của rừng cần sử dụng một cách bền vững.
Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái được hình thành gắn liền với các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng có cảnh quan đặc biệt. Du
lịch sinh thái không chỉ phục vụ nhu cầu về mặt tinh thần mà còn tăng thêm thu
nhập cho dân địa phương. Thông quá đó, người dân đã gắn bó với rừng hơn,
tham gia tích cực hơn trong công tác bảo vệ và xây dựng rừng. Thêm một vấn
đề đặt ra về môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch và làm thế nào để
quản lý môi trường nói chung và của các loài động vật nói riêng.
2.1.1.2. Vai trò của rừng đối với xã hộị
Ổn định dân cư: Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản
xuất rừng, vốn cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu
nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn,
từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống.

3


Tạo nguồn thu nhập: Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho

người dân. Cây rừng được dân khai thác làm nguyên vật liệu thông qua hoạt
động mua bán trao đổi giữa dân và các công ty, đại lý, nhà phân phối. Không
chỉ ở trong nước, các sản phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường ngoài làm
tăng giá trị sản phẩm. Vì vậy, thu nhập người dân cũng tăng lên. Hoạt động du
lịch được mở rộng là nguồn thu nhập mới cho dân. Rừng mang lại thực phẩm,
dược liệu tự nhiên có giá trị cho con người.
2.1.2. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường của rừng
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc làm giảm đáng
kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ của tán rừng
là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức quan
trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ đó nó có
tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và
tích trữ lượng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các
hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn
cầu và ổn định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lưu giữ
khoảng 283 Gt (Giga tấn 2) carbon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh
thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ lượng carbon trong đất tính đến độ sâu 30cm).
Lượng carbon này lớn hơn nhiều so với lượng carbon trong khí quyển. Với
chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền
vững các hệ sinh thái rừng được coi là một trong các giải pháp quan trọng trong
tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thư Kyoto để tiến tới
mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu và bảo vệ môi trường.
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có đủ
rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi
núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc
tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy
trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở quy luật phổ biến:
rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy

ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống
mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình
feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên,
làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị
4


khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,
trơ sỏi đá. Thể hiện một quy luật cũng khá phổ biến, đối lập với qui luật trên,
tức là rừng mất thì đất kiệt và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều
hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm
xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng
đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối
(tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối
vào mùa mưa). Rừng có vai trò rất lớn trong việc chống cát di động ven biển,
che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua
phèn, cung cấp gỗ, lâm sản. Rừng là nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật.
Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông,
sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Rừng Việt Nam rất phong phú. Với đặc trưng về khí hậu, có gió mùa
Đông Nam thổi tới, gió lạnh Đông Bắc tràn về, gió từ cao nguyên Tây Tạng và
sườn đông dãy Hymalaya, gió Tây Nam từ Ấn Độ Dương đi qua đem các loại
hạt giống của các loài cây di cư đến nước ta. Vì vậy, thảm thực vật nước ta rất
phong phú.
Một số loài cây trở nên hiếm có và có mặt trong núi rừng Việt Nam: cây
Bao Báp ở Châu Phi, cây tay rế quấn ở Châu Mỹ. Ngoài ra, với đặc điểm sông
ngoài, rừng Việt Nam đã hình thành nên các loài cây đặc hữu riêng cho từng
vùng. Có loài chỉ sống trong bùn lầy, có cây sống vùng nước mặt… đồng thời
tạo nên các trái cây rừng đặc trưng chỉ có tại vùng đó. Môi trường sống đa dạng

và phong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển.
Vì vậy, rừng không chỉ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng
công nghiệp, thức ăn cho người, dược liệu, thức ăn chăn nuôi mà còn là nguồn
dự trữ các gen quý hiếm của động thực vật rừng.
2.1.3. Khái niệm về rừng
Có nhiều cách định nghĩa rừng khác nhau nhưng hầu hết đều định nghĩa
dựa vào phạm vi không gian, hệ thống sinh vật và cảnh quan địa lý: Rừng là
một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không
gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov, 1930).
Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa
lý. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển
5


của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh
bên ngoài (M.E.Tcachenco 1952).
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của
sinh quyển địa cầu (I.S.Mê lê Khôp, 1974). Rừng cũng có thể hiểu bằng một
cách khác là đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm. Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha,
chiếm 84,37%. Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%. Rừng có sự cân bằng
đặc biệt về trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần
hoàn sinh vật; đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm
vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.
Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng
với hoàn cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn
định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh
và những biến đổi về số lượng sinh vật. Những khả năng này được hình
thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các

thành phần rừng.
2.1.4. Khái niệm quản lý, bảo vệ rừng
Quản lý, bảo vệ rừng là tổ hợp nhiều hoạt động lâm nghiệp như: Tuần tra,
giám sát, phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh hại, ngăn chặn những hành
phi phá hoại rừng và các hoạt động vi phạm lâm luật,… nhằm mục đích giữ
vững vốn rừng hiện có, cải thiện hiện trạng rừng nhằm mục đích phát triển tài
nguyên rừng trong tương lai.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế
gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
2.1.5. Nguyên tắc bảo vệ phát triển rừng
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế

6


hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế
quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để
phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có;

kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng
kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị
sản phẩm rừng.
Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất
phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của
pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề
rừng.
Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế
của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa
lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ
yếu bằng nghề rừng.
Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
2.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Hàng chục ngàn năm trước đây, rừng bao phủ khoảng một phần hai diện
tích bề mặt Trái đất. Ngày nay rừng chỉ còn chiếm chưa đầy một phần ba diện
tích đất liền của Trái đất (tức là khoảng 4 tỷ hecta). Cụ thể trên toàn thế giới,
ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là rừng tự nhiên và 5%
là rừng trồng. Hiện nay chỉ có 5% các nguồn tài nguyên rừng trên thế giới
được quản lý có hiệu quả. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp
quốc cho biết:
Đến nay, những cánh rừng che phủ gần 30% diện tích đất trên thế giới,
song 10 nước là Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Côngô, Ấn Độ, Inđônêxia, Pêru, Nga và Hoa Kì chiếm 2/3 tổng diện tích
7



rừng. Tám mươi tư phần trăm diện tích rừng trên thế giới thuộc quyền sở hữu
của nhà nước, nhưng quyền sở hữu tư nhân đang tăng lên. Và hơn 300 triệu
hecta rừng phục vụ cho mục đích bảo tồn đất và nước.
Trong giai đoạn 2000 - 2010, diện tích rừng thực tế bị mất hàng năm là 5,2
triệu ha/năm. Con số này đã giảm so với giai đoạn 1990 - 2000 từ ước tính là
8,9 triệu ha/năm, tương đương với tốc độ mất rừng thực trên thế giới là 0,18
%/năm.
Theo FAO, từ năm 2000 - 2010, Nam Mỹ và Châu Phi lại tiếp tục bị mất
diện tích rừng khá lớn. Từ năm 2000 - 2010, Nam Mỹ mất khoảng 4 triệu ha
rừng mỗi năm, Châu Phi mất khoảng 3,4 triệu ha/năm. Cũng trong giai đoạn
này, Châu Đại Dương có báo cáo suy giảm diện tích rừng. Bắc và Trung Mỹ
không có sự thay đổi nhiều lắm so với giai đoạn năm 2000, rừng vẫn tiếp tục
được trồng. Trong giai đoạn này, diện tích rừng của Châu Âu tiếp tục được mở
rộng, mặc dù tỉ lệ che phủ vẫn thấp hơn giai đoạn 1990. Riêng Châu Á tăng 2,2
triệu ha/năm, mặc dù mất rừng ở giai đoạn 1990, nhưng từ 2000 - 2010 đã mở
rộng quy mô trồng rừng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tuy vậy diện tích
rừng vẫn tiếp tục bị mất ở Nam và Đông Nam Á. Theo báo cáo, khoảng 13
triệu ha rừng được chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc bị mất do các nguyên
nhân tự nhiên mỗi năm, giảm 3 triệu ha so với giai đoạn 1990 là 16 triệu
ha/năm. Giai đoạn 1990, Brazil và Inđônêxia có tỷ lệ mất rừng cao nhất, đến
nay đã giảm đáng kể.
Từ năm 2000, ở Australia, hạn hán nặng và cháy rừng đã làm trầm trọng
thêm sự mất rừng. Những cánh rừng nguyên sinh chưa có dấu hiệu tàn phá rõ
ràng từ các hoạt động của con người, hiện nay chiếm 36% tổng diện tích rừng
của thế giới, song những cánh rừng này đang biến mất hoặc đang bị thay đổi
với tỷ lệ 6 triệu ha/năm vì nạn chặt phá rừng hoặc khai thác gỗ chọn lọc. Một
trong những khu vực có diện tích rừng giảm nhanh nhất thế giới là Châu Phi,
Mỹ Latinh và vùng Carribe. Châu Phi chiếm 19% diện tích rừng thế giới, chỉ
trong 15 năm (1990 - 2005), khu vực này đã mất 8 triệu ha (chiếm 11,4% tổng
diện tích rừng bị mất).

Diện tích rừng tại khu vực Mỹ Latinh và Carribe chiếm 47% diện tích
rừng toàn cầu mỗi năm cũng bị tàn phá dữ dội. Nạn phá rừng tăng nhanh ở các
nước đang phát triển. Theo FAO, tình trạng này sẽ không giảm trong trong
tương lai bởi giá lương thực và giá dầu thô tăng cao sẽ khiến rừng tiếp tục bị sử
dụng trong việc lấy động thực vật để chế biến thành lương thực, thực phẩm.

8


Châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa dân số thế giới, đây cũng là khu
vực có mật độ dân cư đông đúc trên thế giới. Kéo theo đó, nhu cầu về gỗ và
việc sản xuất gỗ sẽ tiếp tục tăng cùng với sự gia tăng của dân số và mức thu
nhập của người dân. Hàng năm thế giới mất đi 12,4 triệu ha rừng nhiệt đới tại
các nước đang phát triển. Tỷ lệ phá rừng của Indonesia là 2 triệu hecta mỗi
năm, bằng khoảng 1/3 tổng số nạn phá rừng trên thế giới, tương đương với
lượng 2 tỉ tấn Carbon thải vào khí quyển.
Có thể nói rằng tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện
tích và trữ lượng trong những năm qua. Đầu thế kỉ 20 diện tích rừng thế giới là
6 tỷ ha; 1958 4,4 tỷ ha; 1973 3,8 tỷ ha; 1995 2,3 tỷ ha. Việc suy thoái rừng đã
và đang gây ra những hiệu quả nghiêm trọng.
Một nghiên cứu mới vừa được công bố tại Liên Hiệp Quốc cho biết do
hiện tượng thời tiết thay đổi đã làm giảm mạnh sản lượng lương thực thế giới.
Các kho ngũ cốc của Thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử và
khó có thể phục hồi do sự biến đổi của khí hậu. Vụ thu hoạch lúa gạo của thế
giới năm 2003 giảm khoảng 93 triệu tấn, làm cho kho dự trữ gạo giảm xuống
mức thấp nhất trong vòng 30 năm nay. Giá gạo và giá lúa mỳ đang tăng cao.
Suy thoái rừng là một trong những nguyên nhân làm cho 840 triệu người trên
thế giới bị bỏ đói. Theo số liệu của ITTO (Tổ chức gỗ rừng nhiệt đới quốc tế)
diện tích rừng nhiệt đới bị mất từ năm 2000 đến 2005 đã tăng tới 8,5% so với
thập kỉ 90 của thế kỷ trước. Diện tích rừng nguyên sinh bị mất trong khoảng

thời gian từ 2000 đến 2005 đã tăng 24% so với cả thập kỷ cuối thế kỉ 20. Tại
khóa họp thứ 58 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, theo các số liệu công bố tại
khóa họp này, năm 2002 trên thế giới có 500 vụ thảm họa lớn làm hơn 10.000
người chết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên đến 55 tỷ
USD, tiền bảo hiểm chi trả cho các vụ thảm họa lên tới 13 tỷ USD. Trong quý
I/2003, các thảm họa như hạn hán, lũ lụt, gió nóng, nhiệt độ lên cao đã làm
hàng nghìn người chết và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Riêng trận lụt ở Châu Âu
tháng 8/2003 đã gây thiệt hại hơn 20 tỷ USD. Ngày 25/9, Chính phủ Pháp cho
biết theo số liệu của Viện nghiên cứu y tế và dược phẩm quốc gia (INSERM)
trong đợt nắng nóng đột ngột vừa qua, nhiệt độ trên 40 độ C, số người thiệt
mạng cao hơn số liệu ban đầu công bố 3.500 người, nay công bố con số chính
thức có 14.802 người thiệt mạng. Nghiên cứu chung của các nhà khoa học Mỹ,
Nga và Canada cũng khẳng định hiện tượng biến đổi khí hậu có liên quan đến
tình trạng cháy rừng ở Siberie.

9


Trước những thực trạng suy thoái tài nguyên rừng và những hậu quả gây
ra do suy thoái rừng thì công tác phát triển rừng và quản lý bảo vệ đã được cả
thế giới quan tâm. Nhiều nước đã đầu tư trồng rừng, chẳng hạn, kể từ thập niên
50 của thế kỉ 20 đến nay, Trung Quốc đã lập kì tích về trồng cây gây rừng. Từ
năm 1981 đến 2002, cả nước Trung Quốc tổng cộng trồng cây nghĩa vụ hơn
39,8 tỷ cây. Hiện nay Trung Quốc đã có 46,67 triệu ha cây trồng, chiếm khoảng
26% diện tích cây trồng trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới, tỷ lệ tán cây che
phủ là 16,55%. Trong tình hình tài nguyên rừng thế giới tiếp tục bị giảm xuống,
diện tích rừng và diện tích rừng tăng thêm của Trung Quốc đều giữ đà tăng,
được cơ quan môi trường Liên hợp quốc xếp vào danh sách một trong 15 nước
có diện tích rừng nhiều nhất thế giới.
Diện tích trồng rừng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, từ 17,8

triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt lên tới trên 187 triệu ha
năm 2000. Diện tích trồng mới trung bình hàng năm khoảng 4,5 triệu ha.
Những nước có diện tích trồng rừng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang
Nga, Hoa Kì,… Hiện nay xu thế toàn cầu là hướng đến nhờ cậy nhiều hơn nữa
vào các khu rừng trồng là nguồn cung cấp gỗ công nghiệp. Phát triển các di sản
rừng toàn cầu đang được thực hiện, một nửa diện tích rừng trồng trên thế giới
có tuổi thọ gần 15 năm. Châu Á dẫn đầu về trồng rừng, năm 2000, khoảng 62%
tất cả các khu rừng trồng là ở Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu là các
châu lục được Liên hợp quốc công nhận có tốc độ phát triển rừng bền vững.
Theo số liệu của FAO, trong 5 năm từ 2000 đến 2005, Châu Á Thái Bình
Dương đã trồng lại được 0,56 triệu hecta rừng mỗi năm, góp phần bù lại 0,92
triệu hecta rừng tự nhiên bị mất mỗi năm hồi cuối thế kỷ trước. Sáu trong số 10
nước trên thế giới có diện tích trồng rừng lớn nhất là các nước Châu Á gồm
Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc. Năm 2005 rừng trồng đạt
con số 270 triệu ha, chiếm 7% diện tích rừng trên thế giới và 30% diện tích đất
đai. Sự tái sinh này tương đối nhanh, tán rừng che phủ kín chỉ sau 15 năm khi
cây cao hơn và rậm rạp hơn, đem lại môi trường sống cho các sinh vật thích
nghi với môi trường…
Các chuyên gia cho rằng vai trò của rừng trồng sẽ ngày càng quan trọng
khi gỗ trở thành nguồn nguyên liệu chủ chốt đối với ngành công nghiệp và
nguồn năng lượng sinh học ngày càng có tính cạnh tranh nhờ vai trò hạn chế
biến đổi khí hậu (BĐKH).

10


Theo nghiên cứu của Jim Carle, Trưởng ban phát triển tài nguyên rừng
thuộc FAO và các cộng sự của ông, rừng trồng hạn chế BĐKH thông qua việc
hấp thụ 1,5 tỷ tấn carbon mỗi năm. Đồng thời kết quả điều tra tại 61 quốc gia
chiếm 95% diện tích rừng trồng cũng cho thấy chúng còn giúp giảm thiểu áp

lực khai thác lên những cánh rừng tự nhiên. Khoảng 350.000km 2 diện tích rừng
nguyên sinh bị con người chặt phá đang hồi sinh, theo Greg Asner, ở viện
Carnegie có trụ sở ở Washington, người thuyết trình tại hội nghị chuyên đề.
Con số đó chiếm một phẩy bảy phần trăm rừng nguyên sinh.
Bên cạnh việc phát triển vốn rừng thì công tác quản lý bảo vệ rừng cũng
đã thu hút không ít nước trên thế giới: Nhiều nước gần đây đã Ban hành các
lệnh cấm nhập khẩu và hạn chế khai thác gỗ, nhằm cố gắng bảo tồn tài nguyên
rừng nước mình, hoặc ứng phó với các thiên tai (như lở đất và lũ lụt) ít nhiều bị
quy là do khai thác thương mại quá mức. Tại một số nước, các lệnh cấm và hạn
chế này góp phần vào bảo tồn các khu rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào quản lý rừng là nét quan trọng của các chính
sách và các chương trình quốc gia về rừng trên toàn thế giới. Nhiều cơ quan
rừng quốc gia đang thực hiện quá trình phân quyền, tổ chức lại và thu hẹp
phạm vi, với các kết quả nhất định. Đối mặt với vấn đề thiếu hụt tài chính và
nhân lực, chính phủ đang chuyển hướng để cho các cộng đồng địa phương hỗ
trợ cho bảo vệ và quản lý các khu rừng do nhà nước sở hữu. Các hệ thống quản
lý rừng đang phát triển nhanh chóng, tương ứng với các vai trò và trách nhiệm
của chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Tiếng nói của các tổ chức lớn
trên thế giới ngày càng quan trọng trong các cuộc thương lượng quốc tế về
rừng. Chính phủ có trách nhiệm hơn trong các hoạt động thông qua tư nhân hóa
các xí nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc sửa đổi các cam kết về chuyển nhượng.
Ngày càng có nhiều công ty thực hiện các thực tiễn tự nguyện và tiên phong
được chấp nhận về mặt môi trường và xã hội. Các công ty tăng cường hợp tác
với nhau, với các cộng đồng và các nhóm môi trường liên quan đến quản lý
rừng bền vững. Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu là các châu lục được
LHQ công nhận có tốc độ phát triển rừng bền vững.
2.2.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu hecta, trong đó diện tích
phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha, xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên
thế giới, trải dài gần 15 vĩ độ (từ 8030’ - 22022’ vĩ độ Bắc) và hơn 70 kinh độ

Đông (từ 102030’ - 109020’ kinh độ Đông). Theo số liệu thống kê rừng năm
2003 của Viện Điều tra quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
11


thôn, diện tích rừng và đất rừng của Việt Nam là 18.886.473 ha. Diện tích núi
đá là 1.012.625 ha, phần lớn diện tích trên là núi đá vôi, chiếm gần 5,4% tổng
diện tích đất lâm nghiệp cả nước. Hiện nay diện tích núi đá được phân chia theo
các chức năng như sau: Rừng phòng hộ: 803.329 ha, trong đó diện tích núi đá
có rừng là 398.808 ha; Rừng đặc dụng: 166.326 ha, diện tích núi đá có rừng là
152.089 ha; Rừng sản xuất: 19.945 ha, diện tích có rừng là 19.945 ha. Tài
nguyên rừng của Việt Nam chủ yếu là ở Tây Nguyên, các tỉnh dọc Trường Sơn,
vùng Trung Du và rừng núi Bắc Bộ. Nằm trong vùng thuộc khu hệ rừng mưa
nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ, nhất là đặc sản có giá trị.
Tài nguyên rừng Việt Nam phong phú về gỗ nhiệt đới, nổi tiếng là gỗ tư
thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu) và các lâm sản, đặc sản khác như Tre nứa, Song
mây, Quế, Hồi, Cánh kiến cùng nhiều chim thú quý hiếm như Tê giác, Bò xám,
Hổ, Voi, Sao La, Công, Trĩ, Gà Lôi, Phượng hoàng,…
Độ đa dạng sinh học: Đúng như WCMC (Trung tâm Giám sát bảo tồn thế
giới) đánh giá Việt Nam là 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
Về thực vật:
Theo điều tra của Cục Kiểm lâm, hệ thực vật Việt Nam rất phong phú với
12.000 loài thực vật có mạch (đã định tên được khoảng 7.000 loài thực vật bậc
cao), 620 loài nấm, 820 loài rêu. Hơn 2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, vật
liệu xây dựng. Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, tập trung ở 4 vùng
chính là Hoàng Liên Sơn. Trong đó có 1 số loài quý hiếm như: Gõ đỏ, Gụ mật,
Hoàng Liên Chân Gà, Pơ Mu,… Trữ lượng gỗ toàn quốc là 751.468.487 m3 trong
đó trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 720.890.315 m3 chiếm 95,9%, trữ lượng gỗ rừng
trồng là 30.578.172 m3 chiếm 4,1%. Ngoài ra các nhà thực vật học của Đại học

Quốc gia Hà Nội thống kê được 826 loài nấm, trong đó ngành Basidiomycota 758
loài, Ascomycota 60 loài, Zygomycota 5 loài, Myxomycota 19 loài, và 1.000 loài
tảo. Như vậy, số loài thực vật Việt Nam đã biết là 12.680 loài.
Về động vật:
Hệ động vật cũng rất phong phú với khoảng 280 loài thú, 828 loài chim,
180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 471 loài cá nước ngọt, khoảng 2.500 loài cá
biển và 5.500 loài côn trùng. Mức độ đặc hữu rất cao: 78 loài và loài phụ thú,
hơn 100 loài và loài phụ chim, 7 loài linh trưởng và những loài đặc hữu đẹp của
Việt Nam. Trong thế kỉ XX, 10 loài thú mới đã được phát hiện trên thế giới thì
tại nước ta có 4 loài: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn, Mang Pù Hoạt.
12


Trên cơ sở nhiều tài liệu đã công bố từ trước tới 2003 và theo hiệu chỉnh
của Brummit (1992), các nhà thực vật học của Đại học Quốc gia Hà Nội đã
thống kê số taxon của hệ thực vật bậc cao của Việt Nam có 11.080 loài thuộc
2.428 chi và 395 họ.
Tình hình suy giảm rừng:
Việt Nam cũng có tình trạng chung như những nước đang phát triển khác,
diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Theo bản đồ rừng của Maurand vào
năm 1945 thì rừng nước ta có 14,352 triệu ha rừng, chiếm tỉ lệ 43,8% so với
diện tích tự nhiên.
Theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch rừng thì năm 1975 còn 9,5 triệu
ha rừng, chiếm 29,1% diện tích tự nhiên, đến năm 1981 còn 7,4 triệu ha, chiếm
24%, đến năm 1989 có 9,3 triệu ha, trong đó có những rừng mới trồng. Diện
tích rừng ngập mặn suy giảm nhanh chóng. Việt Nam từ chỗ có gần nửa triệu
hecta rừng ngập mặn tự nhiên vào năm 1943, đến năm 2000 diện tích rừng
ngập mặn chỉ còn khoảng hơn 150.000 ha, trong đó gần 80% là rừng mới trồng.
Trong khoảng 20 năm qua (từ 1985), diện tích rừng ngập mặn bị mất khoảng
200.000ha, phần lớn là rừng tự nhiên có giá trị cao.

Độ che phủ rừng:
Trước đây, tài nguyên rừng Việt Nam giàu có với tỷ lệ che phủ 43,8% diện
tích cả nước. Nhưng do khai phá bừa bãi, hậu quả chiến tranh là những nguyên
nhân chính gây mất đi diện tích rừng. Trong hai cuộc kháng chiến, rừng Việt
Nam đã hứng chịu khoảng 72 triệu lít thuốc diệt cỏ, 13 triệu tấn bom đạn, dẫn
tới hơn 2 triệu hecta rừng nhiệt đới bị hủy diệt. Nên chỉ còn 28,6% (1975 1976) và còn 18,2% (1993). Đến nay nhờ có chính sách phù hợp, diện tích rừng
đã tăng lên: Năm 2003 là 34,4%, năm 2004 là 35,8%. Gần đây, diện tích rừng
tuy có tăng lên 37% (2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức
khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây,
Đảng và Nhà nước đã quan tâm phát triển lâm nghiệp, thông qua các chính
sách hỗ trợ bằng các Chương trình 327, Chương trình 661,… diện tích rừng đã
tăng lên đáng kể.
Theo Viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1943, diện tích rừng của nước ta
đạt 14.300.000 ha, độ che phủ là 43,0%, đạt 0,70 ha/người. Đến năm 2000,
diện tích rừng chỉ còn 10.915.000 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên là
9.444.000 ha, trồng mới 1.491.000 ha), độ che phủ 33,2%, chiếm 0,14
ha/người. Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng, giảm 80%
13


diện tích do bị chuyển đổi thành các ao, đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu
quy hoạch. Những năm trở lại đây, diện tích bình quân trên đầu người lại
tiếp tục giảm, ở Việt Nam là 0,12ha, trong khi đó Đông Nam Á là 0,42ha, thế
giới là 0,6ha.
Tình hình cháy rừng:
Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất hàng chục ngàn
hecta rừng, trong đó mất do cháy rừng khoảng 16.000ha. Theo số liệu thống kê
chưa đầy đủ về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong vòng 40 năm
qua (1963 - 2002) của Cục Kiểm lâm, tổng số vụ cháy rừng là trên 47.000 vụ,
diện tích thiệt hại trên 633.000ha rừng (chủ yếu rừng non), trong đó có

262.325ha rừng trồng và 376.160ha rừng tự nhiên. Để hiểu rõ thêm ta có thể
chia cháy rừng trong 40 năm qua thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1991,
đây là giai đoạn xảy ra cháy rừng nhiều nhất bình quân 20.000 ha/năm; Giai
đoạn 1991 - 2000, diện tích rừng bị cháy bình quân 7.000 ha/năm; Giai đoạn
2001 đến nay, diện tích rừng bị cháy bình quân 645 ha/năm. Đặc biệt nghiêm
trọng, trong mùa khô 2001 - 2002 có 2 vụ cháy rừng tràm lớn tại U Minh
Thượng thiệt hại 2.712ha và U Minh Hạ thiệt hại 2.703 ha. Thời điểm từ tháng
12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau là thời điểm hay xảy ra các vụ cháy
chiếm tới gần 50% tổng số vụ cháy trong cả năm. Vụ cháy rừng xảy ra ở huyện
Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) kéo dài gần 4 ngày đêm, gây thiệt hại gần 200ha rừng.
Trong tháng 5, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 125 vụ cháy, 19 vụ cháy rừng
làm 9 người chết, bị thương 12 người. Thiệt hại về tài sản ước tính 4,348 tỉ
đồng và 266ha rừng (thứ 7, ngày 4 tháng 6 năm 2005).
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra trên 80 vụ cháy
rừng, thiêu rụi hơn 1.300ha, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Trong đó có đến
hơn 60 vụ cháy rừng nguyên liệu giấy của Công ty nguyên liệu giấy miền Nam)
làm cho 1.070ha rừng trơ đất. Trong ngày 14/3/2005, trên các lâm phần rừng
tràm U Minh Hạ liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy làm thiệt hại 0,6ha rừng. Vụ cháy
đầu tiên xảy ra vào lúc 13h20’, ngọn lửa bùng phát tại tiểu khu 033, Lâm ngư
trường U Minh I (Đây là khu vực rừng năn sậy và rừng tái sinh sau vụ cháy
năm 2002 dự kiến giao cho xã Nguyễn Phích quản lý). Theo Cục Kiểm lâm, từ
đầu năm đến nay toàn quốc xảy ra 527 vụ cháy rừng làm thiệt hại 2.990ha, chủ
yếu tập trung ở khu rừng trồng. So với cùng kì năm ngoái, số vụ cháy giảm đi
nhưng diện tích thiệt hại lại tăng 22%.

14


Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mặc dù diện tích rừng thấp (chiếm
2,32% diện tích rừng cả nước) nhưng diện tích rừng bị cháy lại lớn nhất với

1.180ha. Trong đó, Kiên Giang bị cháy 722ha rừng, Long An 362ha. Trên 60%
số vụ cháy rừng là do bà con đốt dọn thực bì nương rẫy, đốt rác thải ở khu vực
ráp gianh với rừng gây cháy lan. Số còn lại là do người dân vào rừng săn bắt
chim thú, hun khói lấy mật ong, hút thuốc bất cẩn, cháy lan từ nước bạn,…
6.000ha rừng ở Đồng Tháp có nguy cơ cháy; Rừng An Giang báo động nguy cơ
cháy cấp độ 5; Rừng U Minh có nguy cơ cháy lớn; Cháy rừng nguyên liệu giấy
ở Kon Tum. 100ha rừng Tràm bị thiêu rụi ở Thanh Hóa; Cháy rừng thông trên
10 năm tuổi ở Nghệ An; Hai vụ cháy rừng ở lâm viên núi Quyết .... ... : 1 tuần
cháy gần 30ha rừng; Diện tích rừng bị cháy ở Quãng Ngãi là 25ha. Cháy 5ha
rừng đặc dụng ở Đèo Hải Vân; Cháy 100ha rừng ở huyện Hòn Đất; Thanh Hóa:
11 vụ cháy rừng trong 1 tháng; cháy 40ha rừng Tràm ở An Giang,… Theo Cục
Kiểm lâm, Bộ NN&PTNN, ở nhiều địa phương liên tục có nắng nóng, nhiệt độ
lên tới 38 - 39 độ C nên đã xảy ra các vụ cháy rừng ở các tỉnh Kiên Giang,
Quảng Trị, .... . Vụ cháy gây nhiều thiệt hại nhất là ở Kiên Giang làm 200ha
rừng Tràm 1 tuổi bị thiêu rụi. Hỏa hoạn xảy ra lúc 10h ngày 13/6/2008 tại khu
rừng tràm Xí nghiệp xây dựng thủy lợi Bá Phúc đóng ở ấp Lung Lớn, Xã Kiên
Bình, Huyện Kiên Lương. Khoảng 240 người gồm: Kiểm lâm, quân đội, công
an tỉnh Kiên Giang và công nhân xí nghiệp cùng 6 máy bơm được huy động
đến dập lửa. Đến 21h cùng ngày, đám cháy được dập tắt. Nguyên nhân là người
dân vào rừng săn bắt cá gây cháy.
Ngày 14/6/2008, tại khu rừng thông xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị cũng xảy ra cháy, do người dân bất cẩn khi thắp hương. Địa
phương đã huy động gần 400 người cùng 2 xe cứu hỏa tham gia cứu chữa và
đến 14h cùng ngày thì đám cháy được dập tắt. Thiệt hại ước tính 8,6ha rừng
Thông trồng. Ngoài ra Cục Kiểm lâm cũng nhận được thông tin về vụ cháy
rừng ở .... . Thiệt hại khoảng 1.000m 2 rừng. Trước tình hình cháy rừng diễn
biến thất thường, cục Kiểm lâm yêu cầu các tỉnh, thành phố có nhiều ngày
không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng đang ở mức cực kì
nguy hiểm, cần thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Đó là
những khu vực: Thị xã Lai Châu, Mường Lay, Tủa Chùa của tỉnh Lai Châu;

khu vực Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa;
huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, .... ... của tỉnh .... ... ; huyện Nghĩa Hành, Tư
Nghĩa, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ của tỉnh Quảng Ngãi và Thành phố Đà
Nẵng.

15


Tình hình vi phạm lâm luật:
Trong năm 2004, cả nước đã xảy ra 37.620 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng, trong đó xảy ra 540 vụ cháy rừng; 4.424 vụ phá rừng trái phép;
3.229 vụ khai thác rừng trái phép; 1.541 vụ vi phạm về quản lý động vật hoang
dã. Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 30.972 vụ; khởi tố hình sự 401 vụ với 363 bị
can. Tịch thu 3.197 phương tiện vận chuyển (bao gồm ô tô, máy kéo, xe trâu
bò, xe máy); 33.100m3 gỗ các loại; 49.995kg động vật rừng, thu nộp ngân sách
trên 108 tỉ đồng. Như vậy, so với năm 2005, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng đã giảm 4,92% (1.972 vụ), diện tích rừng bị cháy cũng giảm 72,17%,
các vụ cháy xảy ra đều được phát hiện và dập tắt kịp thời với sự tham gia của
các lực lượng: Kiểm lâm, quân đội, công an, cán bộ Lâm Trường và nhân dân
địa phương. Tuy nhiên, số vụ phá rừng trái phép tăng, chủ yếu ở các tỉnh Bình
Định (138 vụ), Sơn La (337 vụ), Quãng Ngãi (167 vụ), Bạc Liêu (271 vụ). Lực
lượng Kiểm lâm cũng làm tốt việc thực hiện Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg của Thủ
tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặc
phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, quyết liệt xử lý đất do phá rừng tại một số
địa phương như Bình Phước, Hải Phòng, Đăk Nông. Với những cố gắng trên, độ
che phủ rừng ngày càng được nâng lên, đạt 37,1% (so với 36,7% năm 2005). Năm
2006: trên 37.000 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng.
Những hình thức bảo vệ tài nguyên rừng:
Nhà nước ta đã và đang coi trọng việc bảo tồn tài nguyên rừng giàu có và
đa dạng của đất nước. Năm 1962, khu rừng cấm Cúc Phương trở thành Vườn

quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, một hệ thống các khu rừng đặc
dụng đã được thành lập, đồng thời nhiều chính sách văn bản được ban hành
nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển hệ thống này. Quan trọng nhất là Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng (1991), Chỉ thị cấm khai thác rừng tự nhiên và sản xuất
gỗ xẻ, giao đất giao rừng và lâm nghiệp xã hội. Kế hoạch hành động Lâm
nghiệp nhiệt đới (1990); Kế hoạch hành động đa dạng sinh học (1995) và gần
đây nhất là Quyết định số 08/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành
Quy chế Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự
nhiên. Những chính sách này đã được thực hiện qua 3 chương trình lớn về lâm
nghiệp như: Chương trình bảo tồn và bảo vệ rừng; Chương trình phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc (nay là chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng) và chương
trình quản lý rừng bền vững.

16


Đến nay một hệ thống các khu bảo vệ quốc gia của Việt Nam bao gồm 150
khu với tổng diện tích 3.688.396ha đã được thành lập, trong đó có 22 vườn
quốc gia (521.609ha), 55 khu bảo tồn thiên nhiên (1.512.594ha), 41 khu dự trữ
thiên nhiên (1.407.145ha), 14 khu bảo tồn loài sinh cảnh (105.499ha) và 18 khu
rừng bảo vệ cảnh quan (141.599ha). Nhằm hoàn thiện hệ thống các khu bảo vệ
quốc gia, các cơ quan chức năng đã có quy hoạch hệ thống các khu bảo vệ đến
năm 2010, trong đó có 112 khu trên cạn với diện tích 2.704.407ha (chiếm 8%
tổng diện tích tự nhiên), 15 khu bảo tồn biển và 68 khu đất ngập nước quan
trọng. Năm 1992, với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ diện tích
rừng hiện có, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng mới, sử dụng bãi bồi ven
biển, phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày,
Chương trình 327 đã ra đời. Trong 6 năm thực hiện, độ che phủ của rừng đã
tăng lên trên 33,2% và đời sống người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Tiếp
theo chương trình 327, năm 1998, dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng đã được

Quốc hội khóa X thông qua. Nhà nước sẽ đầu tư khoảng trên 20 triệu USD để
trồng mới 5 triệu hecta rừng đến năm 2010 nhằm đưa độ che phủ rừng lên 43%
góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng thủy
sinh, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, đáp ứng được nhu cầu về sử
dụng lâm sản cho nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu cụ thể của dự án nhằm bảo vệ
có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ rừng tự nhiên trong rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có trữ lượng cao. Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Nâng độ che phủ rừng
lên 42 - 43% vào năm 2010 và lên 47% vào năm 2020.
Quyết định 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp; Chỉ thị số 21/2002CT-TTg ngày 12/12/2002 của Thủ tướng chính phủ
về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Chỉ thị số
12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực
hiện các biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng; Luật bảo vệ và Phát triển rừng
năm 1991 sửa đổi năm 2004, Luật đất đai năm 1993 sửa đổi năm 2003, Luật về
môi trường năm 1993; Quyết định 08/2002/QĐ-TTg ngày 11/1/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Quyết định 199 của Bộ
NN&PTNN ngày 22/11/2002 về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp
giai đoạn 2001 - 2010.

17


Công tác phát triển rừng:
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quan tâm phát triển Lâm
nghiệp, thông qua các chính sách hỗ trợ bằng các Chương trình 327, Chương
trình 661,… Diện tích rừng đã tăng lên đáng kể.

Các kiểu rừng chính ở Việt Nam:
Điều kiện tự nhiên khí hậu và các nhân tố khác đã tạo cho cây rừng sinh
trưởng và phát triển quanh năm, thảm thực vật rừng phong phú đa dạng với
nhiều kiểu rừng. Theo các nhà Lâm nghiệp, người ta chia ra các kiểu rừng sau:
Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới, rừng khộp, rừng lá kim, rừng thường xanh
lá rộng Á nhiệt đới, rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng
ngập mặn ở Việt Nam.
2.2.3. Diễn biến về tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng ở tỉnh .... ...
Tỉnh .... ... nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
* Tài nguyên đất:
Quỹ đất tự nhiên của tỉnh có 804,6 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08
nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện
tích tự nhiên). Trong số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông
nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%. Trong
209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây
là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông - lâm nghiệp và cũng là địa bàn
để phân bổ các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388ha mặt nước chưa sử
dụng - là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương
lai và còn 70.631ha đất chưa sử dụng. Tài nguyên đất được chia thành 2 hệ
chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ feralit ở vùng đồi núi với 15 loại.
* Tài nguyên rừng:
.... ... nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu
hệ động vật, thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc
trưng cho đa dạng sinh học ở .... ... là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Về
động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá,…
Có nhiều loài quý hiếm như Voọc .... , Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam
đuôi trắng, Gà Lôi lam màu đen, Trĩ,…
Về thực vật ở .... ... đa dạng về giống loài: Có 138 họ, 401 chi, 640 loài
khác nhau. Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ là 62,8%,

18


×