Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.73 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP EXECUTIVE MBA


ĐỖ VĂN KHAI

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS NGÔ THỊ TUYẾT MAI

HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận văn “Giải pháp đẩy mạnh thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” là công trình
nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các số liệu, tài liệu tham khảo
và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và
được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hưng Yên, ngày .... tháng .... năm 2013
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Khai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ THU
HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP.................................................8
1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................................8
1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới.........8
1.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam..........9
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI KCN.............................10
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp...........................................................10
1.2.2. Đặc điểm KCN...............................................................................11
1.2.3. Phân loại KCN................................................................................11
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KCN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
......................................................................................................................12
1.3.1. Tác động tích cực...........................................................................12
1.3.2. Tác động tiêu cực...........................................................................14
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KCN..........................................................................................15
1.5. KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KCN CỦA MỘT SỐ TỈNH................................................................18
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh.....................................................18
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương..................................................21


1.5.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên..................24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2012..................27
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HƯNG YÊN ẢNH
HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN..........27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên...........................................27
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên................................29
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC
KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2012........31
2.2.1. Sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên........31
2.2.2. Một số thông tin về các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên............32
2.2.3. Ban quản lý các KCN.....................................................................35
2.2.4. Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN Hưng Yên...........................36
2.2.5. Đối tác đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên..................................38
2.2.6. Ngành nghề đầu tư tại các KCN.....................................................41
2.2.7. Tình hình sử dụng đất tại các KCN................................................44
2.2.8. Tình hình lao động tại các KCN.....................................................46
2.2.9. Các dịch vụ khác trong và ngoài KCN...........................................47
2.2.10. Kết quả hoạt động kinh doanh của các dự án tại các KCN..........48
2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN QUA.......................49
2.3.1. Các chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp KCN.............49
2.3.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN........................................53
2.3.3. Cải cách thủ tục hành chính...........................................................55
2.4.2. Những tồn tại..................................................................................61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM
ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020...........................................................64
3.1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH HƯNG YÊN.............................................................................64
3.1.1. Định hướng thu hút các ngành công nghiệp đầu tư vào KCN.......65
3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư từ các đối tác.......................................67
3.1.3. Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN.......................................68
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN.......................69
3.2.1. Giải pháp về công tác xúc tiến đầu tư............................................69
3.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.............................................71
3.2.3. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính.......................................73
3.2.4. Tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra.........................................74
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ UBND TỈNH HƯNG YÊN
......................................................................................................................75
3.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước......................................................75
3.3.2. Một số kiến nghị với UBND tỉnh Hưng Yên.................................77
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN

:

Khu công nghiệp

KCX

:

Khu chế xuất


KCNC

:

Khu công nghệ cao

NXB

:

Nhà xuất bản

UBND

:

Ủy Ban nhân dân

GTGT

:

Giá trị gia tăng

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài


CNH

:

Công nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

BQL

:

Ban quản lý

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


DDI

:

Đầu tư trong nước

KKT

:

Khu kinh tế

TTHC

:

Thủ tục hành chính

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

XTĐT

:

Xúc tiến đầu tư


Sở KHĐT

:

Sở Kế hoạch và Đầu tư

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

GPMB

:

Giải phóng mặt bằng

KTXH

:

Kinh tế xã hội



:

Giai đoạn



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1:

Các KCN đã được thành lập và đi vào hoạt động của Hưng Yên.......31

Bảng 2.2:

Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
(giai đoạn 2005-2012)...................................................................36

Bảng 2.3:

Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên qua các năm 2005-2012......................................37

Bảng 2.4:

Tổng hợp dự án và vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên
phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ (giai đoạn 2005-2012)......39

Bảng 2.5:

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề tại KCN Phố Nối A............41

Bảng 2.6:

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề tại KCN Dệt may Phố Nối
.....................................................................................................42


Bảng 2.7:

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề tại KCN Thăng Long II.....42

Bảng 2.8:

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề tại KCN Minh Đức............43

Bảng 2.9:

Tỷ lệ lấp đầy giai đoạn I ở một số KCN tỉnh Hưng Yên.............45

Bảng 2.10: Tiến độ giải phóng mặt bằng giai đoạn II tại các KCN................46
Bảng 2.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của các dự án tại các KCN Hưng
Yên giai đoạn 2005-2012............................................................48
Bảng 2.12: Số lao động và thu nhập bình quân của lao động tại các KCN
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.........................................................59
Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2005-2012...................................................................................59
Bảng 2.14: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2012...................60

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 2.1:

Tỷ trọng vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên phân theo
các quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 2005-2012...................40


Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n

CH¦¥NG TR×NH TH¹C SÜ §IÒU HµNH CAO CÊP EXECUTIVE
MBA


ĐỖ VĂN KHAI

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN


HÀ NỘI, NĂM 2013


i

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân,
việc xây dựng và phát triển các KCN có vai trò hết sức quan trọng.
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh
tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi và nguồn lao
động dồi dào chính là lợi thế của Hưng Yên trong việc thu hút đầu tư phát
triển các KCN. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư vào các KCN ở Hưng Yên vẫn
còn gặp khó khăn nên kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
mong đợi của tỉnh.
Làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào các KCN trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới thực sự là một nhiệm vụ cần thiết, cấp
bách. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải
pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên" làm luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có một số luận văn nghiên cứu các vấn đề về KCN, nhưng do mục
đích khác nhau, hoặc từng giai đoạn khác nhau nên các công trình mới chỉ
nghiên cứu ở một số khía cạnh nhất định của tình hình thu hút đầu tư vào KCN.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về KCN và thu hút đầu tư vào KCN; Khái quát hóa
kinh nghiệm của một số tỉnh về thu hút đầu tư vào KCN; Phân tích thực trạng
thu hút đầu tư vào các KCN tại Hưng Yên; Đề xuất định hướng và giải pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trong và ngoài nước
vào các KCN tại Hưng Yên. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư.


ii

+ Không gian: Nghiên cứu thu hút đầu tư các KCN tỉnh Hưng Yên.
+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN Hưng
Yên giai đoạn 2005-2012 và đề xuất định hướng, giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp và chuyên
gia để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Thu thập dữ liệu thông qua các tài
liệu...
6. Những đóng góp của luận văn
Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư
vào các KCN ở Hưng Yên. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh thực tế và trung thực nhất. Đề xuất những giải pháp cơ bản
có tính khả thi nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN ở Hưng Yên thời

gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới
KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford
Park Manchester (Anh). Đến những năm 1950-1960, các vùng công nghiệp và
các KCN phát triển nhanh, rộng khắp các nước công nghiệp. Theo Hội đồng
nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC), đến 2005 đã có 12.600 KCN ở 90 quốc
gia.


iii

1.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam
Tiền thân phát triển các KCN-KCX là Khu Kỹ nghệ Biên Hòa được
thành lập năm 1963 với quy mô 376 ha. Sự ra đời của KCX Tân Thuận (1991)
đã tạo được một mô hình tổ chức sản xuất mới có hiệu quả, từ đó có sức hấp
dẫn thu hút các nhà đầu tư. Đến hết tháng 9/2012, cả nước có 283 KCN được
thành lập.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI KCN
1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính Phủ định
nghĩa:

“Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.
1.2.2. Đặc điểm KCN
- Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ;
- Là khu vực được kinh doanh bởi công ty đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Là khu vực được quy hoạch riêng để thu hút các nhà đầu tư.
1.2.3. Phân loại KCN: Có thể phân loại KCN thành hai nhóm chính như sau:
Nhóm 1: Các KCN mang tính truyền thống (phổ biến ở Việt Nam)
Nhóm 2: Khu chế xuất
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KCN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.3.1. Tác động tích cực
(1) Thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế
KCN được coi như một chất “xúc tác” để thu hút vốn đầu tư.
(2) Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng hiện đại
KCN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng


iv

tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
(3) Tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa
KCN đã tạo một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại; thúc đẩy sự
hình thành phát triển các khu dân cư mới, hình thành các ngành công nghiệp
phụ trợ...
(4) Kích thích phát triển các loại hình dịch vụ
KCN ra đời làm tăng thêm các hoạt động dịch vụ, tạo nhiều loại nhu
cầu cho xã hội và những nhu cầu này đã kích thích hoạt động của các ngành
khác.
(5) Giải quyết việc làm của địa phương và cả nước

Các KCN ra đời đã tạo thêm nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
(6) Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế quốc dân
Các KCN chính là nơi thử nghiệm các cơ chế, chính sách mới.
(7) Tăng kim ngạch xuất khẩu
Với sự thuận lợi về dịch vụ; Nhà nước ưu đãi, khuyến khích sản xuất
hàng xuất khẩu là những điều kiện giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu tại
các KCN.
(8) Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện
tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý.
(9) Tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý
1.3.2. Tác động tiêu cực
Quy hoạch thiếu khoa học; quản lý thiếu chặt chẽ sẽ gây tác động tiêu cực:
- Sự phát triển không đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào KCN.


v

- Vấn đề ô nhiễm nước thải; không khí; rác thải công nghiệp...
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KCN
(1) Nhân tố chính trị
Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổn
định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội.
(2) Nhân tố kinh tế
Bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc đang phát triển
đều cần nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài để phát triển kinh tế.
(3) Nhân tố văn hóa, xã hội
Hiểu được phong tục tập quán của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp

cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư.
(4) Nhân tố pháp lý: có tác động trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
(5) Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên
Một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn.
(6) Cơ sở hạ tầng
● Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
● Cơ sở hạ tầng xã hội
(7) Thủ tục hành chính
Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công.
(8) Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực dồi dào, có kỹ thuật cao sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.5. KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
CÁC KCN CỦA MỘT SỐ TỈNH
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Về công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các KCN:
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư kết hợp vừa mời gọi nhà đầu tư theo
định hướng, quy hoạch phát triển các KCN vừa hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động


vi

triển khai dự án và mở rộng dự án sau cấp phép đầu tư.
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư còn được tính toán, điều chỉnh hợp lý
giữa đầu tư trong nước và ĐTNN bảo đảm phát triển nhanh, bền vững các KCN.
Về thủ tục hành chính:
Thực hiện tốt cơ chế “một cửa tại chỗ”gắn với cải cách thủ tục hành chính.
Về công tác đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội trong KCN:
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Quy hoạch phát triển KCN:
Các KCN được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển

trước mắt và mở rộng quy hoạch về sau.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi:
Để hỗ trợ các KCN phát triển, tỉnh Hải Dương đã tập trung đầu tư hàng
nghìn tỷ đồng vào xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào các KCN.
Tỉnh đặc biệt quan tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu
tư thông thoáng. Hàng năm tỉnh dành nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến
đầu tư.
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hưng Yên
1.5.3.1. Những bài học kinh nghiệm thành công
Thứ nhất, quan điểm, tư tưởng cũng như những hành động cụ thể của
các nhà Lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh về vấn đề thu hút vốn đầu tư.
Thứ hai, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ ba là về cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư, xác định ĐTNN đóng một vai trò
quan trọng.
1.5.3.2. Những bài học kinh nghiệm không thành công
* Bắc Ninh: chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý,
giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư
* Bài học cho tỉnh Hưng Yên: Phải đặc biệt chú trọng công tác quản lý


vii

giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2012
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HƯNG YÊN ẢNH
HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên

2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hưng Yên là tỉnh tiếp giáp thủ đô, gần sân bay cũng như các cửa khẩu,
không xa cảng biển, giao thông thuận lợi.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Chủ yếu là đất nông nghiệp
- Tài nguyên nước: Nước ngọt; nước mặt; nước ngầm có trữ lượng
lớn.
- Tài nguyên khoáng sản: Nguồn cát đen, than nâu với trữ lượng lớn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên
Tổng diện tích đất tự nhiên Hưng Yên là 923,09 km2 với dân số 1.143
nghìn người (năm 2006). Dân số trong độ tuổi lao động hiện có 658,8 nghìn
người (năm 2005), chiếm 58,9% dân số của tỉnh.
Nền kinh tế Hưng Yên đang đổi thay từng ngày. Cơ cấu kinh tế đang
dần chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Diện mạo đô thị và nông thôn ngày
một khởi sắc. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2005-2012


viii

2.2.1. Sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Năm 2003, KCN Phố Nối A và KCN Dệt may Phố Nối được thành lập.
Năm 2008 KCN Thăng Long II được thành lập, tiếp là KCN Minh Đức
(2009).
2.2.2. Một số thông tin về các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.2.1. KCN Phố Nối A
Nằm trên Quốc lộ 5 (Km19), diện tích quy hoạch 594 ha với hạ tầng kỹ

thuật đầy đủ. KCN đã thu hút 114 dự án trong và ngoài nước.
2.2.2.2. KCN Dệt may Phố Nối
Nằm giáp khu vực giao nhau giữa Quốc lộ 5 và 39, diện tích quy hoạch
135,4 ha, hạ tầng kỹ thuật đầy đủ. KCN đã thu hút 12 dự án trong và ngoài
nước.
2.2.2.3. KCN Thăng Long II
Nằm kề cận Quốc lộ 5, quy mô diện tích đất là 345,2 ha; hạ tầng kỹ
thuật đầy đủ. KCN đã thu hút 41 dự án đến từ Nhật Bản.
2.2.2.4. KCN Minh Đức
Nằm giáp hành lang đường bộ Quốc lộ 5 (Km32), Diện tích quy
hoạch là 198 ha. Tính đến tháng 1/2012, KCN Minh Đức đã cho thuê 34 ha.
2.2.3. Ban quản lý các KCN
BQL các KCN thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của
Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của Chính
phủ ngày 24/4/1997, và theo ủy quyền của các Bộ và UBND tỉnh Hưng Yên.
2.2.4. Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN Hưng Yên
Tính đến hết năm 2012, các KCN trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận được
192 dự án đầu tư, trong đó 102 dự án có vốn ĐTNN và 90 dự án đầu tư trong


ix

nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.656 triệu USD và 8.257 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Số dự án và vốn đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2005-2012)
Dự án đầu tư
TT

KCN


Tổng
dự án

1
2
3
4

Phố Nối A
Dệt may PN
Thăng Long II
Minh Đức
Tổng cộng

114
12
41
25
192

Vốn đầu tư
Trong nước
Nước ngoài
(Tỷ đồng)
(Triệu USD)
Tổng vốn
Tổng vốn
đăng ký
đăng ký
6.257

668
690
74,58
0
878,26
1.310
35,16
8.257
1.656

Trong Nước
nước ngoài
62
6
0
22
90

52
6
41
3
102

Diện
tích
cho
thuê
(ha)
274

20
142
36
472

Nguồn số liệu: BQL các KCN tỉnh Hưng Yên
Với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và vị trí đắc địa cùng với
những chính sách khuyến khích đầu tư, các KCN có lợi thế và sức hấp dẫn
lớn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên qua các năm 2005-2012
Tổng số
dự án

Dự án đầu tư
nước ngoài

Dự án đầu tư
trong nước

TT

Năm

1

2005

23


6

42

17

1.318,534

2

2006

30

16

197,285

14

2.134,822

3

2007

27

9


57,25

18

1.923,287

4

2008

26

16

10

984,646

5

2009

17

7

213
19,35


10

603,5

6

2010

20

13

7

392,711

7

2011

25

16

192,7
327,409

9

712,5


8

2012

24

19

607

5

187

Số
dự án

Vốn ĐK
(Triệu USD)

Số
dự án

Vốn ĐK
(tỷ đồng)


x


Tổng cộng

192

102

1.656

90

8.257

Nguồn số liệu: BQL các KCN tỉnh Hưng Yên
2.2.5. Đối tác đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên
Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất (40 dự án, tổng vốn đầu tư 878,26
triệu USD), Hàn Quốc đứng thứ 2 (30 dự án, tổng vốn đầu tư 450,07 triệu
USD), còn lại là các quốc gia khác như: Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông,
Thái Lan...
2.2.6. Ngành nghề đầu tư tại các KCN
Các dự án tập trung chủ yếu vào các ngành nghề lĩnh vực: Cơ khí và
lắp ráp máy móc; Dệt may; Công nghiệp sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện
tử,...
2.2.7. Tình hình sử dụng đất tại các KCN
KCN Phố Nối A đã cho thuê 274 ha; KCN Dệt may Phố Nối đã cho
thuê 20 ha; KCN Thăng Long II đã cho thuê 142 ha; KCN Minh Đức đã cho
thuê 36 ha. Các dự án đầu tư vào KCN nhìn chung đều triển khai nhanh, đúng
mục tiêu.
2.2.8. Tình hình lao động tại các KCN
Lao động làm việc các KCN Hưng Yên đến nay ước hơn 25 nghìn
người. Tuy nhiên, trình độ người lao động còn nhiều hạn chế về tay nghề. Vấn

đề nhà ở cho công nhân KCN ở Hưng Yên hiện nay cũng đang trở thành vấn
đề bức thiết.
2.2.9. Các dịch vụ khác trong và ngoài KCN
Dịch vụ Logistics, ngân hàng, với các dịch vụ hạ tầng trong và ngoài hàng
rào KCN đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và lao động KCN.
2.2.10. Kết quả hoạt động kinh doanh của các dự án tại các KCN
- Về giá trị sản xuất công nghiệp: không ngừng tăng trưởng
- Về kim ngạch xuất khẩu: Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu tại các KCN
Hưng Yên đạt 603,2 triệu USD, tăng gấp 38 lần so với năm 2005.


xi

- Về thu nộp ngân sách: còn thấp
2.3. CÁC HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Các chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp KCN
(1) Ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp
(2) Ưu đãi về Thuế nhập khẩu
(3) Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng
(4) Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất nguyên thổ
2.3.2. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN
Hưng Yên đã tập trung những hoạt động như phổ biến tài liệu giới thiệu
chung về đầu tư, chính sách ưu đãi chung và ưu đãi đặc thù của địa phương,
hoạt động trang thông tin điện tử, tổ chức các cuộc tiếp xúc, tìm hiểu đối tác
đầu tư...
Hưng Yên đã thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ Doanh
nghiệp và Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ Đầu tư KCN phục vụ cho việc xúc
tiến đầu tư.
2.3.3. Cải cách thủ tục hành chính

Việc thực hiện cải cách hành chính ở Hưng Yên, trong đó tập trung rà
soát, đơn giản hóa TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo
nên bước chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với
các tổ chức và công dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN THỜI GIAN QUA
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.4.1.1. Những kết quả đạt được
* Thu hút đầu tư vào các KCN
Đến nay số dự án tại các KCN đã lên khoảng 200 dự án. Các dự án có vốn


xii

ĐTNN tăng cả về số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký những năm gần đây.
* Đóng góp của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
KCN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp. Thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên và cải thiện rõ
rệt...
Kinh tế tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn
định.
Về cơ cấu kinh tế: tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
2.4.1.2. Nguyên nhân thành công
Cơ chế quản lý thông suốt; thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp theo
kế hoạch. BQL các KCN đã tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng KCN và các
doanh nghiệp KCN, tích cực tuyên truyền và quảng bá hình ảnh, cơ hội đầu tư.
2.4.2. Những tồn tại
* Chính sách thu hút đầu tư
Các quy định của Nghị định 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật
khác còn chưa thực sự thống nhất, hợp lý.

* Chất lượng nguồn nhân lực
Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Lao động có tay nghề cao còn ít.
* Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng của các KCN còn chậm chưa đáp ứng
được nhu cầu về mặt bằng để tiếp nhận dự án đầu tư. Công tác thu hồi đền bù,
giải phóng mặt bằng còn có một số khó khăn. Quy hoạch phát triển Đô thị gắn
với phát triển các KCN chưa đồng bộ.


xiii

CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
3.1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.1.1. Định hướng thu hút các ngành công nghiệp đầu tư vào KCN
(1) Công nghiệp cơ khí
(2) Công nghiệp luyện kim
(3) Công nghiệp điện tử - tin học
(4) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
(5) Công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ sản - thực phẩm
(6) Công nghiệp hóa chất
(7) Công nghiệp dệt may - da giầy
3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư từ các đối tác
Khách hàng mục tiêu của các KCN Hưng Yên là các nhà đầu tư đến từ
các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Hà Lan.
3.1.3. Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN
Tỉnh Hưng Yên định hướng thu hút đầu tư vào 19 KCN: Phố Nối A,

Phố Nối B, Minh Đức, Minh Quang, Vĩnh Khúc, Bãi Sậy, Dân Tiến, Yên Mỹ
II, Ngọc Long, Kim Động, Quán Đỏ, Mỹ Hào, Lý Thường Kiệt, Tân Dân ,
Thổ Hoàng, Tân Phúc, Đại Đồng, Tiên Lữ, Hưng Yên.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
3.2.1. Giải pháp về công tác xúc tiến đầu tư
Bên cạnh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Hưng Yên cần phải có
giải pháp tiếp thị đối với các nhà đầu tư. Học tập kinh nghiệm của các địa


xiv

phương khác đã thành công trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Tham gia quảng
cáo qua các phương tiện truyền thông. Tích cực tham gia vào các triển lãm
đầu tư phù hợp với khách hàng mục tiêu. Tổ chức các chuyến đi xúc tiến đầu
tư; tổ chức các hội thảo về cơ hội đầu tư. Ngoài ra, tỉnh nên đổi mới phương
thức xúc tiến đầu tư.
3.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Hạn chế tối đa trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án
có ngành nghề khác. Chiến lược đào tạo người lao động chuyên sâu trong lĩnh
vực điện tử, cơ khí, luyện kim sẽ là ưu tiên hàng đầu trong những đào tạo
nghề. Có thể kết nối, liên kết trong đào tạo giữa doanh nghiệp, nhà trường và
người lao động. Khảo sát đánh giá nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp.
3.2.3. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
BQL các KCN tỉnh phải không ngừng nâng cao hiệu quả, năng lực
quản lý nhà nước; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý của BQL các KCN theo
đúng yêu cầu, không đào tạo hình thức.
Lập kế hoạch gặp gỡ các nhà đầu tư để giải đáp những thắc mắc, tháo
gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp. Cần thiết lập đường dây nóng để sẵn
sàng tư vấn những thắc mắc của doanh nghiệp thông qua trực tiếp và điện

thoại. Minh bạch hoá mọi thủ tục hành chính trên website của Ban và các cơ
quan liên quan.
3.2.4. Tổ chức thực hiện và giám sát kiểm tra
Phải tiến hành khảo sát, điều tra thường xuyên nhu cầu của các doanh
nghiệp để có các dự báo chính xác phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực
cũng như cải thiện các vấn đề còn hạn chế cốt yếu của địa phương nhằm khắc
phục và cải thiện kịp thời những chính sách đi không đúng mục tiêu.


xv

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ UBND TỈNH
HƯNG YÊN
3.3.1. Một số kiến nghị với Nhà nước
- Cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/2008/NĐ-CP
ngày 14/3/2008 của Chính phủ về KCN, KCX, KKT theo hướng phân cấp
trực tiếp cho BQL các KCN, không để phải thực hiện cơ chế ủy quyền như
hiện nay.
- Chính phủ cần nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định
108/2006/NĐ - CP ngày 22/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp
trong các KCN tập trung, trong đó tập trung khuyến khích các dự án đầu tư có
công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách.
Bên cạnh đó, cần thiết bổ sung về điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu
tư là phải thực hiện dự án đầu tư đúng cam kết.
- Đề nghị Chính phủ thực hiện chế độ giao khoán kinh phí cho BQL các
KCN
3.3.2. Một số kiến nghị với UBND tỉnh Hưng Yên
- Cần đánh giá lại quy hoạch các KCN để điều chỉnh, bổ sung cho phù

hợp với quy hoạch chung của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Đánh giá lại tính phù hợp giữa quy hoạch và thực tế.
- Tỉnh cần có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công
nhân KCN.
- Rà soát, đánh giá lại khả năng về vốn, tiến độ, chất lượng của các
doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN nhằm đảm bảo công tác xây dựng hạ
tầng được thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.


xvi

KẾT LUẬN
Luận văn với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các
KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” với mục tiêu làm rõ cơ sở lý luận về KCN
và thu hút đầu tư vào KCN; phân tích thực trạng thu hút đầu tư vào các KCN
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Với mục
tiêu trên, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về KCN và thu hút đầu
tư vào KCN. Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu
tư vào các KCN của Bắc Ninh và Hải Dương, luận văn đã rút ra được bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên. Thứ ba, qua các phân tích, đánh giá thực
trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thông qua
kết quả khảo sát, điều tra về số dự án và vốn đầu tư; đối tác đầu tư; ngành
nghề đầu tư; tình hình sử dụng đất; tình hình lao động; các dịch vụ khác trong
và ngoài KCN; kết quả hoạt động kinh doanh của các dự án, luận văn đã tìm
ra những thành công và hạn chế trong việc thu hút đầu tư vào các KCN Hưng
Yên. Thứ tư, xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, Luận văn đã đề xuất 4 giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Luận văn cũng đề xuất một số kiến

nghị với Nhà nước và UBND tỉnh Hưng Yên.
Tác giả đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện
và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


×