Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Skkn phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần “thành phần hóa học của tế bào” – sinh học 10, cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.32 KB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG
----------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC
SINH QUA CÁC CÂU HỎI THỰC TIỄN PHẦN “THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA TẾ BÀO” – SINH HỌC 10, CƠ BẢN”

Lĩnh vực/ Môn: Sinh học
Cấp học: THPT
Tác giả: Đỗ Thị Hương
Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn

NĂM HỌC 2019 – 2020


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà
Nội

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Nền
kinh tế trí thức có tính toàn cầu đã đặt ra cho ngành giáo dục một nhiệm vụ vô
cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải
giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo
dục, vừa mang tính hướng thiện khoa học.
Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng


hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự
khác biệt nhiều so với các môn học khác. Để giúp học sinh lĩnh hội được kiến
thức sinh học cho đúng với bản chất của nó thì giáo viên cần tích cực thực hiện
phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống hay
“học đi đôi với hành”. Có như vậy mới phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh, đồng thời bài
giảng mới trở nên sinh động, hấp dẫn được học trò.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy ở nhiều trường THPT hiện nay có nhiều giáo
viên còn chưa quan tâm đến vấn đề này, giảng dạy còn quá coi trọng kiến thức lý
thuyết. Nhiều giáo viên khi tổ chức các hoạt động dạy - học còn thiên về cung
cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, giảng dạy chủ yếu theo lối “thông
báo - tái hiện” khiến cho tiết học trở nên nhàm chán. Nghiêm trọng hơn là với
cách dạy - học đó sẽ làm cho học sinh trở nên thụ động tiếp nhận kiến thức, sẽ
lúng túng khi xử lý các vấn đề mang tính thực tiễn đời sống.
Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến: “Phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần: “Thành phần hoá
học của tế bào” - Sinh học 10, cơ bản”
2. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức bộ môn gắn với
thực tiễn để dạy phần “Thành phần hoá học của tế bào” sinh học 10.
- Thời gian, đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2019 và được áp
dụng thực nghiệm với đối tượng là học sinh lớp 10 (A1, A2, A4, A7) trường
THPT Lưu Hoàng, trong năm học 2019 – 2020.
3. Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vấn đề ứng dụng thực nghiệm khi dạy các bài học về
“Thành phần hoá học của tế bào” - sinh học 10, ban cơ bản, trên các mặt:
- Lý luận về phương pháp.
- Hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai thác
nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh.
1/15



Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà
Nội

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho
học sinh
1.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT)
Theo Từ điển Tiếng việt, vận dụng là đem tri thức vận dụng vào thực
tiễn.
Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Vận dụng
kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động
của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội”.
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh: “NLVDKT là khả năng
của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng
và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống,
những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến
đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình
hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”.
Như vậy, NLVDKT vào thực tiễn dựa trên các định nghĩa này: NLVDKT
vào thực tiễn là khả năng chủ thể phát hiện được vấn đề thực tiễn, huy động
được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khám phá các kiến thức nhằm thực
hiện giải quyết các vấn đề thực tiễn đạt hiệu quả.
1.2. Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức
- Có NL hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức sinh học, hiểu rõ đặc
điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức đó. Vận dụng kiến thức chính là
việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp để giải thích mỗi hiện tượng, tình
huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.

- Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của sinh học trong các vấn đề
thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
môi trường.
- Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các
ứng dụng của sinh học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa
vào các kiến thức sinh học và các kiến thức liên môn khác.
- Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề.
Có NL hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề sinh học liên quan đến cuộc
sống thực tiễn.
1.3. Các nguyên tắc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
trong dạy học sinh học
Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo thực hiện được việc vận dụng kiến thức đã
2/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

học để giải quyết những vấn về thực tiễn của cuộc sống có nội dung liên quan
tới bộ môn Sinh học đồng thời rèn luyện thêm một số năng lực khác như: năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo…
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học chính xác của các kiến thức kỹ
năng sinh học.
Nguyên tắc 3: Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông
môn sinh học, mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm dựa trên các yếu tố cơ sở về tâm lý,
cơ sở lý luận giáo dục, cơ sở lý luận dạy theo định hướng đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng dạy học tích cực.
Nguyên tắc 5: Chú ý khai thác đặc thù bộ môn sinh học, trong đó việc xây
dựng một hệ thống câu hỏi liên hệ thực tiễn để sử dụng trong giảng dạy, kiểm tra
là vô cùng cấp thiết.

1.4. Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong
các giờ dạy phần “Thành phần hoá học của tế bào” sinh học 10.
Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tiễn bộ
môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng
dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn
được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện
kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực
nhận thức và tư duy khoa học sinh học.
Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong
hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học
sinh học ở trường phổ thông.
Đối với học sinh THPT Lưu Hoàng các em chưa có nhiều định hướng
nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ
học theo sở thích. Vì vậy, người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và
đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Bên cạnh đó, cần kết hợp phương pháp dạy học
bằng cách khai thác, ứng dụng các hiện tượng sinh học trong tự nhiên và trong
đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em.
2. Thực trạng sử dụng kiến thức gắn với thực tiễn đời sống trong dạy học
sinh học
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình,
nội dung và phương pháp dạy học với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của
học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi

3/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt

động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật khăn trải bàn…
Với bộ môn sinh học như đã trình bày ở trên là bộ môn khoa học thực
nghiệm cho nên ngoài việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới
thì quan trọng hơn là bằng phương pháp giảng dạy giáo viên phải giúp học sinh
làm chủ được kiến thức của mình, biết vận dụng kiến thức của các em trong đời
sống thức tế ở chính gia đình, biết giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày
xung quanh các em dựa trên kiến thức được học tại trường. Nhưng điều đó đã
chưa thực sự diễn ra trong thực tế. Vì sau khi học xong chương trình sinh học
10, nhiều học sinh còn không biết các hợp chất như prôtêin, cacbohidrat có
nhiều ở những thực phẩm gì; Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại
không nên ăn các sản phẩm giàu tinh bột? hoặc “Tại sao người già, người cao
huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật?”… Các vấn đề tưởng chừng đơn
giản nhưng thực sự đã làm cho các em lúng túng mà đúng ra sau khi học xong
chương trình sinh học 10 các em phải giải thích được tất cả những vấn đề đó.
Vậy, nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Theo tôi, nguyên nhân cơ bản
và khách quan đầu tiên phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung
kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian
quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của
một tiết học, trừ thời gian để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố bài thì thời
gian còn lại chỉ khoảng 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động của
bài học. Trong khoảng thời gian này, việc làm cho học sinh hiểu được khối kiến
thức nặng nề của bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ thời
gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tiễn đời sống,
hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự
vật, hiện tượng mà thôi.
Nguyên nhân tiếp theo thuộc về giáo viên đứng lớp. Nhiều giáo viên chưa
có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức
giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng
theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học
sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó, nhiều

thầy cô còn chưa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nội dung các bài thi
và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức
mà chưa có hoặc có rất ít câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
đây chính một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Vì vậy
việc lúng túng trước các câu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ
hiểu.
4/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

Nguyên nhân cuối cùng là yếu tố học sinh. Với các em học sinh lớp 10 thì
đa số các em chưa có định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập
các bộ môn chưa cao, học theo sở thích. Còn một số lượng nhỏ học sinh có định
hướng nghề nghiệp thì chủ yếu các em tập trung vào học các môn khối A, C, D
mà ít quan tâm đến khối thi có môn Sinh học. Mặt khác, vẫn còn nhiều học sinh
cho rằng “học là để thi, để lấy điểm”, nên các em không quan tâm đến việc vận
dụng kiến thức được học vào phục vụ đời sống thực tế.
Với những thực trạng đáng buồn trên trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm
cách để khắc phục vấn đề đó. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi tiến hành đề tài
này.
3. Số liệu khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài
Bằng hai hình thức khảo sát: Thứ nhất là, ra bài kiểm tra trắc nghiệm với
kiến thức HS đã học bằng phương pháp thông thường không tích hợp câu hỏi
liên hệ thực tiễn; Thứ hai là, phiếu khảo sát ý kiến HS khi học bằng phương
pháp thông thường không tích hợp câu hỏi liên hệ thực tiễn. Kết quả khảo sát
như sau:
Kết quả khảo sát ý kiến HS ở phiếu số 1:
Điểm
Hứng thú Bình thường Không hứng thú

Lớp
Thực
15
17
9
10A1 – 41HS
nghiệm
12
17
13
10A4 – 42HS
Đối chứng

10A2 –42HS

12

14

10
16
10A7 - 42HS
Kết quả làm bài trắc nghiệm ở phiếu số 2:
Điểm
Giỏi
Khá
Trung
Lớp
bình
10

15
16
Thực
10A1 – 41HS
nghiệm
7
13
20
10A4 – 42HS

16
16
Yếu

Kém

0
2

0
0

8
14
19
1
0
10A2 –42HS
3
15

20
4
0
10A7 - 42HS
Qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh không hiểu bài và không hứng thú
với việc học còn nhiều. Đây là một tồn tại lớn và gây nhiều trăn trở cho người
dạy. Vì vậy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu các giải pháp áp dụng dạy học tích hợp
các câu hỏi thực tiễn để giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học
sinh, giúp học sinh hiểu kiến thức một cách toàn diện và sâu sắc hơn và hứng
thú hơn khi học bộ môn Sinh học.
Đối chứng

5/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

4. Nội dung các giải pháp
4.1. Giải pháp về cách thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn
đời sống trong bài dạy nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức cho HS
4.1.1. Giải pháp 1: Đặt tình huống có vấn đề vào bài mới
Để thu hút được sự chú ý của HS thì phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu
ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định kích thích
học sinh cùng tìm hiểu, giải thích thì bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học
sinh ngay từ những giây phút đầu tiên này.
Ví dụ 1: Trước khi vào học “Bài 4: Cacbohidrat và lipit” giáo viên làm thí
nghiệm: Hòa 1 thìa đường vào 1 cốc nước lọc sau đó hòa 1 thìa mỡ hoặc dầu
TV vào 1 cốc nước lọc. Nhận xét hiện tượng và giải thích tại sao?
HS sẽ trả lời được: “Đường thì tan còn dầu mỡ không tan trong nước” tuy
nhiên các em sẽ giải thích theo các cách khác nhau có thể chưa chính xác nhưng

sẽ thấy hứng thú và tò mò muốn tìm hiểu nội dung bài học.
GV tiếp tục dẫn dắt: “Vậy giải thích hiện tượng trên như thế nào cô và
các em sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài học ngày hôm nay”.
Ví dụ 2: Đối với “Bài 5: prôtêin” giáo viên có thể gây sự chú ý cho học
sinh bằng câu hỏi: “Tại sao trâu và bò đều là động vật ăn cỏ nhưng thịt của
chúng lại có vị khác nhau?” Sau đó GV dẫn dắt vào bài.
Ví dụ 3: Để mở bài cho tiết học “Các nguyên tố hoá học và nước” giáo
viên đặt câu hỏi cho học sinh như sau: “Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành
tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay
không?” HS có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau. Còn GV ngay lúc đó sẽ
không đưa ra đáp án đúng mà dẫn dắt vào bài, sau đó đến phần vai trò của nước
mới hướng dẫn HS trả lời.
4.1.2. Giải pháp 2: Dùng để dẫn dắt, chuyển sang mục khác trong bài học
Một trong những yếu tố làm cho bài giảng cuốn hút người nghe là do cách
dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic, liền mạch. Có rất nhiều
cách dẫn dắt khác nhau trong đó tôi nhận thấy việc dùng các câu hỏi thực tiễn
liên quan đến kiến thức chuẩn bị truyền thụ tới học sinh để gợi mở vấn đề là một
cách thức cần được áp dụng.
Ví dụ 1: Trong bài “Các nguyên tố hoá học và nước” để chuyển từ phần
cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước sang phần vai trò của nước giáo viên có thể
đặt câu hỏi: “Em thử hình dung nếu trong vài ngày ta không được uống nước thì
cơ thể sẽ như thế nào?”
HS có thể trả lời: Cơ thể thiếu nước, sẽ khô họng và dẫn đến chết.

6/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

GV: Vậy nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể và tế bào, chúng ta sẽ

cùng đi tìm hiểu.
Ví dụ 2: Trong bài “Cacbohidrat và lipit” để dẫn dắt học sinh đến phần
vai trò của lipit giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế: “Vì sao các động vật
ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày?” hoặc để dẫn dắt học sinh đến
phần vai trò của cacbohidrat giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế: “Vì sao
khi mệt hoặc đói uống nước đường, nước mía, nước hoa quả ta thấy khoẻ người
hơn?
4.1.3. Giải pháp 3: Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống
trong nội dung bài học
Để tránh cho tiết học bị nhàm chán thì việc ứng dụng kiến thức vào thực
tiễn đời sống sẽ giúp các em chú ý hơn, tìm tòi và chủ động tư duy để tìm hiểu,
để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn
sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Giáo viên cũng cần chú ý khi sử dụng
các hiện tượng sinh học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, vì cấp độ
bộ môn sinh ở THPT nhiều khi chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc
hay hiện tượng. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp,
nếu học sinh tỏ ra tìm tòi hơn chúng ta có thể khích lệ, mở ra hướng giáo dục vai
trò quan trọng của bộ môn mà các em sẽ được tìm hiểu ở các cấp cao hơn.
Ví dụ 1: Khi dạy học bài “Các nguyên tố hoá học và nước”, ở phần cấu
trúc và đặc tính lý hoá của nước: Giáo viên có thể liên hệ đến hiện tượng con
gọng vó đi được trên mặt nước là do các liên kết hidro đã tạo nên mạng lưới
nước và sức căng bề mặt nước.
Hoặc ở phần “Vai trò của nước với tế bào”: Giáo viên liên hệ đế thực tế ở
người bị sốt cao lâu ngày hay bị tiêu chảy cơ thể bị mất nhiều nước nên phải bù
lại lượng nước bị mất bằng cách uống dung dịch oresol theo chỉ dẫn.
Ví dụ 2: Đối với bài “Axit nuclêic”: Giáo viên có thể giúp học sinh liên
hệ đến biện pháp xét nghiệm ADN để xác định quan hệ huyết thống hoặc truy
tìm tội phạm…
4.1.4. Giải pháp 4: Dùng để củng cố kiến thức
Để khắc sâu kiến thức hoặc đánh giá được khả năng tiếp thu bài học cũng

như mức độ hiểu bài của học sinh tới đâu thì giáo viên thường dành một lượng
thời gian nhất định để “củng cố”, có thể là “củng cố” từng phần hoặc “củng cố”
toàn bài. Có rất nhiều cách khác nhau (sơ đồ phân nhánh, sơ đồ tư duy, câu hỏi
trắc nghiệm, trò chơi ô chữ…) giúp giáo viên làm được việc này, trong đó giải
pháp sử dụng các câu hỏi vận dụng kiến thức được học vào thực tế đời sống để
“củng cố” cho bài học là một giải pháp hay, lôi cuốn được sự tập trung suy nghĩ
7/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà
Nội

của học sinh cho tới cuối tiết học, qua đó giáo viên sẽ khắc sâu được kiến thức
bài học đồng thời nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có thể áp dụng tất cả các hình thức
nêu trên mà phải tuỳ từng bài, từng nội dung mà giáo viên có thể sử dụng từng
hình thức để từ đó có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời để hướng tới
được mục tiêu cao nhất là dạy học hình thành cho học sinh kĩ năng vận dụng
kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu
bài học, phần nào thuộc kiến thức trọng tâm thì xây dựng cách dạy, cách học
phù hợp (ví dụ: thảo luận nhóm, hướng dẫn về nhà tự học...), để rút ngắn thời
gian, dành thời gian cho phần kiến thức thực tiễn từ đó làm tăng hứng thú học
tập của học sinh với môn học.
4.2. Giải pháp sử dụng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống
cho các bài giảng phần “thành phần hoá học của tế bào”- Sinh học 10
4.2.1. Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống vận dụng cho bài
“Các nguyên tố hoá học và nước”
Đối với bài này, không phải là một bài nặng về kiến thức lý thuyết, giáo
viên có thể lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy - học, song song giữa việc tìm hiểu kiến
thức lý thuyết đồng thời lồng ghép kiến thức thực tế vào bài học nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh

bằng hệ thống câu hỏi sau đây:

Câu hỏi
Câu 1: Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho
đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu
thích cho dù là bổ?

Áp dụng để:
Dạy mục các nguyên tố hoá học
của tế bào. Giúp HS biết cách
ăn uống khoa học.

Câu 2: Tại sao ở một số vùng trồng táo,
Dạy phần thành các nguyên tố
người ta lại đóng các đinh bằng kẽm vào thân hoá học của tế bào. Giúp HS
cây?
biết cách ăn uống khoa học.
Câu 3: Tại sao nước đá nổi trên nước
thường?

Dạy phần cấu trúc và đặc tính
lý hoá của nước.

Câu 4: Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa
các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh?

Dạy phần cấu trúc và đặc tính
lý hoá của nước.

Câu 5: Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi,

nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn?

Dạy phần củng cố cuối bài.

Câu 6: Giải thích tại sao không nên để rau,
củ, quả trên ngăn đá của tủ lạnh?

Củng cố phần “cấu trúc và đặc
tính lý hoá của nước”.

Câu 7: Tại sao con nhện nước lại có thể

Dạy mục “Nước và vai trò của
nước trong tế bào”, hoặc phần
liên hệ thực tế cuối bài cho học

đứng và chạy trên mặt nước?
8/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

sinh, từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế trong cuộc sống
hàng ngày giúp học sinh yêu
thích môn học hơn.
Câu 8: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các
Dẫn dắt vào bài hoặc dạy phần
hành tinh trong vũ trụ các nhà khoa học trước vai trò của nước. Kích thích sự
hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?

tò mò kiến thức cho HS.
Câu 9: Người ta cho chuối chín vào ngăn đá
của tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra
để tan đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều
so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải
thích?

Củng cố phần cấu trúc và đặc
tính lý hoá của nước.

Câu 10: Tại sao con tôm có thể sống được
dưới lớp băng?

Sử dụng cho dạy mục “Nước và
vai trò của nước trong tế bào”,
hoặc phần liên hệ thực tế cuối
bài cho học sinh.

Câu 11: Tại sao ở người khi bị sốt cao lâu
ngày hay bị tiêu chảy, cơ thể bị mất nước
phải bù lại lượng nước đã mất bằng cách
uống oresol?

Dạy phần củng cố cuối bài của
bài “ Các nguyên tố hóa học và
nước” từ đó giáo dục ý thức
bảo vệ sức khỏe cho học sinh.

Câu 12: Tại sao trên bề mặt phía ngoài của
cốc nước đá thường có các giọt nước được

hình thành?

Dạy mục “Nước và vai trò của
nước trong tế bào” hoặc phần
liên hệ thực tế cuối bài cho học
sinh, từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế trong cuộc sống
hàng ngày giúp học sinh yêu
thích môn học hơn.

4.2.2. Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống vận dụng cho bài
“Cacbohidrat, lipit”
Đây là một bài học về lý thuyết có rất nhiều nội dung kiến thức trọng tâm
cần phải làm rõ trong khi đó thời lượng dạy chỉ trong một tiết học, mặt khác nội
dung phần liên hệ thực tế của bài cũng rất nhiều. Vì vậy để có thể có nhiều thời
gian cho việc tích hợp kiến thức thực tiễn vào bài học nhằm hình thành kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh, thì phần kiến thức cơ bản giáo
viên có thể phát phiếu học tập dưới dạng cho học sinh so sánh 3 đại phân tử hữu
cơ: Cacbonhydrat, lipit, protein, đồng thời hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu

9/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội
thêm (với thời lượng khoảng 25 phút), thời gian còn lại dành để liên hệ thực tế nhằm tăng hứng thú học tập
cho học sinh qua hệ thống câu hỏi sau:

Câu hỏi
Câu 1: Trong đời sống hàng ngày các
loại thực phẩm nào chứa cacbohidrat?


Áp dụng để:
Dạy phần Cacbohidrat.

Câu 2: Vì sao khi mệt hoặc đói uống
nước đường, nước mía, nước hoa quả ta
thấy khoẻ người hơn

Dùng để dẫn dắt hoặc củng cố phần

Câu 3: Đường lưu thông trong máu là
loại đường nào?

Dạy phần cấu trúc của Cacbohidrat.

Câu 4: Tại sao người không tiêu hóa
được xenlulôzơ nhưng chúng ta cần phải
ăn rau xanh hàng ngày?

vai trò của Cacbohidrat.

Dạy phần Cacbohidrat.

Câu 6: Tại sao về mùa lạnh, hanh khô
người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?

Dạy mục “mỡ”, từ đó giáo dục thói
quen ăn uống hợp lí, khoa học cho
học sinh.
Dạy phần Lipit, giúp HS ứng dụng

vào chăm sóc da mùa hanh khô.

Câu 7: Trong khẩu phần ăn những loại
Lipit nào được cho là không tốt cho sức
khoẻ con người?

Dạy phần Lipit hoặc củng cố cuối
phần, giúp HS ứng dụng vào chăm
sóc sức khỏe.

Câu 8: Tại sao trong điều kiện bình
thường, mỡ để lâu bị đông lại còn dầu
không có hiện tượng này?
Câu 9: Vì sao các động vật ngủ đông như
gấu thường có lớp mỡ rất dày?

Dùng khi dạy học phần lipit (cho HS
khá giỏi).

Câu 10: Nếu ăn quá nhiều đường thì có
thể bị bệnh gì?

Dạy phần Cacbohidrat, giúp HS liên
hệ thực tiễn.

Câu 11: Tại sao ăn dầu tốt hơn ăn mỡ?

Dạy phần Lipit, giúp HS liên hệ thực
tiễn.


Câu 12: Làm thí nghiệm: Hòa 1 thìa
đường vào 1 cốc nước lọc. Hòa 1 thìa mỡ
hoặc dầu thực vật vào 1 cốc nước lọc.
Nhận xét hiện tượng và giải thích tại sao?

Dẫn dắt vào bài mới bằng tình huống
có vấn đề hoặc để củng cố kiến thức
về tính chất của cacbonhydrat và
lipit.

Câu 5: Tại sao người già không nên ăn
nhiều mỡ?

Dạy về vai trò của lipit, giúp HS
phát hiện được vai trò của lipit.

Câu 13: Tại sao càng nhai cơm kĩ ta càng Dạy mục “Cacbonhydrat”, từ đó
giáo dục thói quen ăn uống khoa học
thấy có vị ngọt?
đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
10/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

Câu 14: Tại sao người ta lại cho rằng:

Sử dụng cho phần liên hệ thực tế của

quan điểm sử dụng dầu thực vật thay thế

hoàn toàn mỡ động vật trong khẩu phần
ăn là quan điểm sai lầm?

bài từ đó giáo dục thói quen ăn uống

Câu 15: Tại sao trẻ em không nên ăn
nhiều bánh kẹo?
Câu 16: Tại sao khi bị đói lả (hạ đường
huyết) người ta thường cho uống nước
đường thay vì cho ăn cơm cùng các loại
thức ăn khác?

hợp lí, khoa học cho học sinh.
Dạy mục “cacbonhydrat” của bài từ
đó giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe
cho học sinh.

4.2.3. Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống vận dụng cho bài
“Protein”
Câu hỏi
Áp dụng để:
Câu 1: Trong đời sống hàng ngày các loại thực
Đặt vấn đề vào bài.
phẩm nào chứa prôtêin?
Câu 2: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và
thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng
khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến
thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.

Dạy phần cấu trúc của

prôtêin.

Câu 3: Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc
lấy nước), ta thấy có hiện tượng đông tụ từng
mảng nổi trên mặt nước nồi canh?

Dạy phần cấu trúc của
prôtêin hoặc để củng cố
cuối bài.

Câu 4: Vì sao phải ăn prôtêin từ nhiều loại thức
ăn khác nhau?

Dạy phần cấu trúc của
prôtêin hoặc để củng cố
cuối bài từ đó giáo dục thói
quen ăn uống hợp lí, khoa
học cho HS.

Câu 5: Để tránh suy dinh dưỡng, vì sao bác sĩ
khuyên thanh thiếu niên đang ở độ tuổi trưởng
thành không nên ăn chay (chỉ ăn thức ăn có nguồn
gốc từ thực vật) trong thời gian dài?

Cho HS khá giỏi học phần
cấu trúc của prôtêin, giáo
dục thói quen ăn uống hợp
lí, khoa học cho HS.

Câu 6: Tại sao có người không uống được sữa?


Củng cố, giải thích hiện
tượng thực tế, từ đó giáo
dục thói quen ăn uống khoa
học đảm bảo sức khỏe cho
HS.

Câu 7: Tại sao khi ăn thịt, cá, người ta thường
11/15

Củng cố, liên hệ thực tế của


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy
ngon và dễ tiêu hóa hơn?

Câu 8: Tại sao một số vi sinh vật sống ở suối
nước nóng 100OC mà prôtein không bị biến tính?

bài từ đó giáo dục thói quen
ăn uống hợp lí, khoa học
cho HS.
Dạy mục “cấu trúc protein”
từ đó giải thích các hiện
tượng thực tế nhằm tăng
hứng thú học tập cho HS.

Đáp án các câu hỏi: (xem Phụ lục 1)

4.2.4. Các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống vận dụng cho bài
“Axit nuclêic”
Đây là một bài rất quan trong trong chương trình Sinh học THPT được sử
dụng rất nhiều kiến thức cho phần “Cơ chế di truyền và biến dị” của Sinh học
12. Vì vậy, giáo viên cần làm rõ các kiến thức trọng tâm về cấu trúc và chức
năng của ADN và ARN. Mặt khác có thể nói, đây là một bài rất nặng về lý
thuyết, phần lớn thời gian của tiết học chúng ta dành để tìm hiểu cấu trúc và
chức năng của ADN và ARN, vì vậy phần dành cho kiến thức liên hệ thực tế rất
ít. Tuy nhiên, để bài học bớt sự khô khan nhàm chán, giáo viên có thể liên hệ
thực tiễn một số câu hỏi sau:
Câu 1: Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ
huyết thống giữa 2 người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết
thủ phạm thông qua việc phân tích ADN?
Giải thích:
- Do ADN có tính đa dạng và đặc thù và có chức năng mang, bảo quản
và truyền đạt thông tin di truyền nên rất khó có trường hợp 2 người khác nhau
(không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn giống nhau.
- Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác
định huyết thống, xác định nhân thân của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể
tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so sánh ADN này
với ADN của một loạt những người bị tình nghi, qua đó có thể biết được người
đó có liên quan đến vụ án hay không. Tương tự như vậy, người ta có thể xác
định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống
nhau về ADN giữa con và bố.
Áp dụng: Dùng để dẫn dắt vào bài hoặc dạy về vai trò của ADN
Câu 2: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nucleotit nhưng các sinh vật khác nhau lại có
những đặc điểm và kích thước khác nhau?
Giải thích: Tuy phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, nhưng
do thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân tử ADN khác nhau mà
12/15



Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

từ 4 loại nuclêôtit đó có thể tạo nên vô số phân tử ADN khác nhau. Các phân tử
ADN đó lại điều khiển sự tổng hợp nên các prôtêin khác nhau quy định các tính
trạng rất đa dạng nhưng đặc thù ở các loài sinh vật khác nhau.
Áp dụng: Củng cố cuối bài axit nuclêic
4.3. Giáo án mẫu dùng phương pháp tích hợp câu hỏi liên hệ thực tiễn và
tích hợp các kiến thức liên môn để dạy bài 3 “Các nguyên tố hóa học và
nước”
- Việc tích hợp các kiến thức liên môn góp phần phát triển năng lực của
học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi liên hệ thực tiễn được sử dụng linh hoạt
trong 1 tiết dạy.
- Giáo án bài 3: (xem Phụ lục 2)
5. Kết quả học tập của học sinh
Sáng kiến này được áp dụng trong học kỳ I năm học 2019 – 2020 trên đối
tượng học sinh các lớp 10A1; 10A2 đa phần là học sinh khá, 10A 4; 10A7 đa phần
là học sinh trung bình, yếu. Trong đó, lớp 10A 1; 10A4 áp dụng thực nghiệm theo
hướng dạy học tích hợp câu hỏi thực tiễn, còn lớp 10A 2; 10A7 không áp dụng
(đối chứng). Kết quả thể hiện qua 2 hình thức kiểm tra, đánh giá:
- Phiếu thăm dò ý kiến: 100% số HS được lấy phiếu thăm dò đều đã thể
hiện cảm nhận của mình. Kết quả như sau:
Ý kiến
Lớp
Thực

Hứng thú

Bình thường Không hứng thú


10A1 – 41HS

22

16

3

nghiệm

10A4 – 42HS

20

18

4

Đối chứng

10A2 –42HS

11

16

15

11

15
16
10A7 - 42HS
- Ở phần thi trắc nghiệm: Kết quả khảo sát khi cho học sinh thực hiện
kiểm tra trắc nghiệm khách quan thể hiện ở bảng sau:
Lớp
Thực
nghiệm

Điểm
10A1 – 41HS
10A4 – 42HS

Giỏi

Khá

17
12

16
18

Trung
bình
8
12

Yếu
0

0

Kém
0
0

7
13
21
1
0
10A2 –42HS
2
14
22
4
0
10A7 - 42HS
So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy:
+ Đối với lớp 10A1 và 10A4 (lớp thực nghiệm), được thực nghiệm sử
dụng các câu hỏi thực tiễn để học tập và lĩnh hội kiến thức, làm cho học sinh
hứng thú học tập với môn Sinh hơn. Học sinh hiểu được kiến thức sâu sắc, bản
Đối chứng

13/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà
Nội


chất hơn và đã vận dụng được các kiến thức thực tiễn vào cuộc sống. Vì vậy
chất lượng học tập của học sinh ở lớp 10A1; 10A4 cao hơn, tỉ lệ học sinh khá
giỏi tăng, tỉ lệ học sinh trung bình yếu giảm rõ rệt so với trước khi thực
nghiệm đề tài.
+ Còn ở lớp 10A2; 10A7 (lớp đối chứng) vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về
sự hứng thú học tập và kết quả làm bài kiểm tra môn Sinh của học sinh không có
thay đổi mấy so với trước khi thực hiện đề tài.
+ Kết quả bài kiểm tra của lớp 10A 1 và 10A4 cao hơn của lớp 10A2 và
10A7, cụ thể: Số lượng học sinh đạt điểm Khá giỏi cao hơn và số học sinh đạt
điểm yếu ít hơn. Khả năng trả lời các câu hỏi vận dụng thưc tiễn của học sinh
lớp 10A1 và lớp 10A4 tốt hơn, điều này là do các em lớp 10A1 và lớp 10A4 thấy
hứng thú hơn trong học tập nên phần tự học và ôn luyện cũng tốt hơn. Còn ở lớp
10A2; 10A7 không được dạy học tích hợp câu hỏi thực tiễn thì tỉ lệ học sinh yếu
vẫn còn nhiều.
Như vậy việc dạy học theo hướng tích hợp câu hỏi liên hệ thực tiễn đã
giúp học sinh có thể hiểu kiến thức Sinh học một cách sâu sắc hơn, khả năng
sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vượt trội hơn và có cơ hội phát triển
các kỹ năng mềm trong cuộc sống một cách toàn diện hơn. Ngoài ra, các em
đã dần lấy lại hứng thú với môn học, đó cũng là kết quả lớn nhất của đề tài.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Như vậy, đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới phát triển năng lực cho
học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Với kết quả rất
khả quan mà giải pháp mà đề tài mang lại nó đã có ảnh hưởng khá lớn đến thái
độ và nhận thức của học sinh về bộ môn sinh học, góp phần nâng cao chất lượng
của bộ môn sinh học nói riêng và chất lượng toàn diện của nhà trường nói
chung.
Đề tài có tính khả thi cao, do các kiến thức gắn với thực tiễn bộ môn
mang tính ứng dụng cao nên tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thoải mái hơn

trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo của học sinh, kích thích học sinh suy
nghĩ tích cực hơn, tăng khả năng tư duy của học sinh và rèn kỹ năng sống theo
một hệ thống logic.
2. Khuyến nghị
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang
là vấn đề cấp thiết. Qua thực nghiệm tôi thấy rằng sử dụng các kiến thức thực
14/15


Đỗ Thị Hương – THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Tác giả

tiễn gắn với bộ môn sinh học phần thành phần hóa học của tế bào - sinh học 10
trong dạy học tích cực là khả thi. Vì vậy để dạy sinh học trong nhà trường phổ
thông có hiệu quả tôi đề nghị:
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp:
Đỗ Thị Hương
+ Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng các kiến
thức thực tiễn trở nên dễ dàng hơn.
+ Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để
giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng
thành.
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường:
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách
tham khảo.



+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn
Sinh học cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như: kiểm tra định
kỳ, hay các cuộc thi…
Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến: “Phát triển năng lực vận dụng kiến
thức cho học sinh qua các câu hỏi thực tiễn phần: “Thành phần hoá học của
tế bào” - sinh học 10, cơ bản”
Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các đồng
nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

15/15


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu
3. Mục đích của đề tài

Thứ tự trang
1
1
1
1

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của việc dạy học phát triển năng lực vận dụng

kiến thức cho học sinh
1.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức
1.2. Những biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức
1.3. Các nguyên tắc rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức
cho học sinh trong dạy học sinh học
1.4. Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống
trong các giờ dạy phần “thành phần hoá học của tế bào” sinh học 10
2. Thực trạng sử dụng kiến thức gắn với thực tiễn đời sống trong
dạy học sinh học
3. Số liệu khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài
4. Nội dung các giải pháp
4.1. Giải pháp về cách thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn
đời sống trong bài dạy nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức cho HS
4.2. Giải pháp sử dụng hệ thống câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống
cho các bài giảng phần “thành phần hoá học của tế bào”- Sinh học 10
4.3. Giáo án mẫu
5. Kết quả học tập của học sinh
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

2
2
2
2
2
3
3
5
6

6
8
13
13
14
14
14


DANH MỤC VI ẾT TẮT

HS ...............................................................Học sinh
GV ..............................................................Giáo viên
HĐ ..............................................................Hoạt động
SGK ...........................................................Sách giáo khoa
SGV............................................................Sách giáo viên
KT ............................................................. Kiến thức
NL ..............................................................Năng lực
NLVDKT..................................................Năng lực vận dụng kiế

THPT ........................................................Trung học phổ thông

n thức


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017). Rèn luyện cho học sinh
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11.
2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10- sách giáo viên,

NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014). Kiểm tra và đánh giá trong
giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
5. Vũ Đức Lưu (chủ biên) (2004). Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học
phổ thông môn sinh học, NXB Giáo dục.
6. Trần Ngọc Oanh (2006). Hỏi đáp sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Đinh Quang Báo (Chủ biên), Nguyễn Đức Thành (1998), Lí luận dạy học
sinh học, NXB Giáo Dục.
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Sinh học,
NXB Giáo dục.
9. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.


PHỤ LỤC 1: ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI SỬ DỤNG
TRONG CÁC BÀI GIẢNG
1. Đáp án các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho bài “Các
nguyên tố hoá học và nước”
Câu hỏi
Đáp án
Ăn các món ăn khác nhau sẽ đảm bảo
Câu 1: Tại sao cần thay đổi
cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho
món ăn sao cho đa dạng hơn là cơ thể. Ngược lại nếu chỉ ăn một số ít món ăn
chỉ ăn một số ít món ăn yêu
yêu thích thì sẽ không cung cấp đủ các
thích cho dù là bổ?
nguyên tố vi lượng cho cơ thể.

Câu 2: Tại sao ở một số vùng

trồng táo, người ta lại đóng các
đinh bằng kẽm vào thân cây?

Câu 3: Tại sao nước đá nổi trên
nước thường?

Vì kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần
cho sự sinh trưởng của cây, một số vùng đất
bị thiếu kẽm nên trong quá trình trồng táo
người ta đóng đinh kẽm vào cây táo để kẽm
từ đinh sẽ khuếch tán từ từ vào cây bổ sung
lượng kẽm bị thiếu hụt từ đất giúp cây sinh
trưởng bình thường.
Do khoảng trống giữa các phân tử nước đá
lớn hơn nước thường và ở nước đá có mật độ
phân tử ít hơn (thưa hơn) so với mật độ phân
tử nước thường vì vậy nước đá nổi trên nước
thường.

Mật độ phân tử nước ở trạng thái rắn thấp
Câu 4: Hậu quả gì có thể xảy ra hơn so với ở trạng thái lỏng và ở thể rắn thì
khi ta đưa các tế bào sống vào
khoảng cách giữa các phân tử nước tăng lên.
ngăn đá của tủ lạnh?
Do vậy, khi đưa tế bào sống vào ngăn đá,
nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể
tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào.
Câu 5: Tại sao khi cơ thể đang
ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có
cảm giác mát hơn?

Câu 6: Giải thích tại sao không
nên để rau, củ, quả trên ngăn đá
của tủ lạnh?

Do nước trong mồ hôi bay hơi phải lấy
nhiệt của cơ thể giúp giảm bề mặt cơ thể. Có
gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh
hơn → làm giảm nhiệt nhanh hơn → tạo cảm
giác mát hơn khi có gió.
Khi cho rau, củ, quả trên ngăn đá của tủ
lạnh, nước trong tế bào sẽ chuyển từ trạng
thái lỏng sang trạng thái rắn, dẫn đến làm
tăng thể tích tế bào thực vật sẽ dẫn đến làm


phá vỡ cấu trúc tế bào. Làm cho rau, củ, quả
bị hư hại.

Câu 7: Tại sao con nhện nước
lại có thể đứng và chạy trên mặt
nước?

Câu 8: Tại sao khi tìm kiếm sự
sống ở các hành tinh trong vũ
trụ các nhà khoa học trước hết
lại tìm xem ở đó có nước hay
không?

Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên
sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng

trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ
trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng
nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất
bề mặt tiếp xúc với không khí, nghĩa là nó
hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng
xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức
căng mặt nước không những giữ cho nhện
nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng
và chạy trên mặt nước.
Vì trong tế bào và cơ thể, nước vừa là
thành phần cấu tạo chủ yếu vừa là dung môi
hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động
sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi
trường của các phản ứng sinh hóa (nhờ có
tính phân cực). Nếu không có nước, tế bào
không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để
duy trì sự sống. Vì thế có nước là có sự sống.

Câu 9: Người ta cho chuối chín
vào ngăn đá của tủ lạnh để nó
đông cứng lại, sau đó lấy ra để
tan đá thấy quả chuối mềm hơn
rất nhiều so với lúc chưa để vào
tủ lạnh. Hãy giải thích?

Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế
bào chưa bị vỡ nên liên kết với nhau tạo độ
cứng nhất định.
Khi đưa vào ngăn đá của tủ lạnh, nước
trong tế bào quả chuối đông thành đá → tế

bào bị vỡ → khi đá tan tế bào đã vỡ không
còn liên kết với nhau như ban đầu nữa → quả
chuối sẽ mềm hơn.

Câu 10: Tại sao con tôm có thể
sống được dưới lớp băng?

Băng được tạo thành từ nước, do các phân
tử nước ở trạng thái này có mật độ thấp hơn
so với nước lỏng, khối lượng sẽ nhẹ hơn nên
nổi trên nước lỏng. Cùng với nhiệt độ thấp,
lớp băng ở phía trên mặt nước như lớp rào
cản che chắn bảo vệ nước lỏng bên dưới khỏi
không khí lạnh. Vì vậy, tôm sống ở dưới lớp
băng, nhiệt độ không quá thấp cấu trúc tế bào


không bị hủy nên vẫn có thể sống bình
thường.
Vì nước là dung môi hòa tan các chất và
điều hòa nhiệt độ cơ thể,... Người bị sốt cao

Câu 11: Tại sao ở người khi bị

lâu ngày hay bị tiêu chảy sẽ làm cơ thể bị mất
nước và một số chất điện giải làm cho mọi
chảy, cơ thể bị mất nước phải bù hoạt động sống của cơ thể diễn ra không bình
lại lượng nước đã mất bằng cách thường, oresol có tác dụng giúp cơ thể bù lại
uống oresol?
lượng nước và những chất điện giải đã mất,

sốt cao lâu ngày hay bị tiêu

điều hòa hoạt động của cơ thể.
Do hơi nước trong không khí quanh cốc
nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc→ bị
phía ngoài của cốc nước
đá
mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc → hình
thường có các giọt nước được
thành liên kết hidro giữa các phân tử nước
hình thành?
trên bề mặt cốc → tạo thành các giọt nước.
Câu 12: Tại sao trên bề

mặt

2. Đáp án các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho bài
“cacbohidrat, lipit ”
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Trong đời sống hàng
Thực phẩm có chứa cacbohidrat là đa số
ngày các loại thực phẩm nào
cây lương thực, nhiều loại rau, nhiều loại quả.
chứa cacbohidrat?
Câu 2: Vì sao khi mệt hoặc
đói uống nước đường, nước
Vì đường cung cấp trực tiếp nguồn năng
mía, nước hoa quả ta thấy lượng cho tế bào.
khoẻ người hơn.

Câu 3: Đường lưu thông
trong máu là loại đường nào?

Đường lưu thông trong máu là đường đơn
(glucôzơ).

Câu 4: Tại sao người không

Người không tiêu hóa được xenlulôzơ
nhưng vẫn ăn rau xanh vì:
- Rau xanh chứa nhiều vitamin và các chất

tiêu hóa được xenlulôzơ
nhưng chúng ta cần phải ăn
rau xanh hàng ngày?

khoáng cần thiết cho cơ thể.
- Xenlulôzơ còn có tác dụng thúc đẩy nhu
động ruột, tăng khả năng tiêu hoá thức ăn.

Câu 5: Tại sao người già
không nên ăn nhiều mỡ?

- Ở người già, các cơ quan chức năng đều suy
giảm đặc biệt là men tiêu hóa mỡ, do đó nếu ăn
mỡ nhiều sẽ khiến lượng mỡ trong máu
tăng, làm tăng cholesterol trong máu .


- Khi lượng cholesterol cao trong máu sẽ bị

lắng đọng và tích lũy quá mức dễ hình thành
những mảng xơ vữa, gây bệnh xơ vữa động
mạch, gây tắc mạch dẫn đến nguy cơ huyết áp
cao, tim mạch và đột quỵ.
Câu 6: Tại sao về mùa lạnh,
hanh khô người ta thường bôi
kem (sáp) chống nẻ?

Kem (sáp) chống nẻ là một dạng lipit ở
trạng thái rắn trong điều kiện nhiệt độ bình
thường.
Do tính chất không tan trong nước, khi bôi
kem (sáp) chống nẻ lên bề mặt da tạo thành lớp
màng mỏng trên bề mặt tế bào giúp chống
thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.

- Các loại lipit không tốt cho sức khoẻ là:
Cholestrol, Chất béo no, Chất béo không no
Câu 7: Trong khẩu phần ăn
dạng trans (có nhiều trong thức ăn nướng và
những loại Lipit nào được cho thức ăn chế biến sẵn)
là không tốt cho sức khoẻ con - Giải thích: Sử dụng nhiều các loại lipit đó sẽ
người?
gây xơ vữa động mạch, chúng tích luỹ nhiều
trong thành mạch máu, tạo nên những chỗ lồi
vào trong, cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi
của thành mạch.
Câu 8: Tại sao trong điều
kiện bình thường, mỡ để lâu
bị đông lại còn dầu không có

hiện tượng này?

- Dầu cấu tạo bởi các axit béo không no → sự
liên kết giữa các phân tử yếu và lỏng lẻo
hơn→ nhiệt độ nóng chảy cũng như nhiệt độ
đông đặc của nó thấp hơn mỡ.
- Mỡ cấu tạo bởi các axit béo no → sự liên kết
giữa các phân tử bền hơn → nhiệt độ nóng
chảy cũng như nhiệt độ đông đặc của nó cao
hơn dầu

Câu 9: Vì sao các động vật
ngủ đông như gấu thường có
lớp mỡ rất dày?

Lớp mỡ này là nguồn năng lượng dự trữ mà
vật chủ đã “chuẩn bị" ttrước quá trình ngủ
đông để có thể ngủ trong 1 thời gian dài mà
không bị chết rét, chết đói...

Câu 10: Nếu ăn quá nhiều
đường thì có thể bị bệnh gì?

Ăn nhiều đường dễ mắc bệnh tim mạch,
béo phì, tiểu đường..

Câu 11: Tại sao ăn dầu tốt
hơn ăn mỡ?

Mỡ động vật thô chứa lượng cholesterol cao

gấp 100-150 lần so với dầu thực vật thô. Do


chứa nhiều cholesterol và các axi béo no nên
khi ăn nhiều mỡ động vật, sẽ dễ bị tăng
cholesterol trong máu, dẫn đến xơ cứng động
mạch.
Dầu thực vật có giá trị năng lượng tương
đương với mỡ động vật, ít cholesterol xấu,
nhưng lại chứa nhiều axit béo không no có
hoạt tính sinh học cao, đóng vai trò chuyển hóa
cholesterol, có tác dụng phòng ngừa được các
bệnh tim mạch và cao huyết áp...
- Hiện tượng:
Câu 12: Làm thí nghiệm: Hòa + Cốc nước đường thì tan
+ Cốc nước có mỡ hoặc dầu thực vật thì không
1 thìa đường vào 1 cốc nước
tan, các phân tử mỡ (dầu) sẽ nổi trên
lọc. Hòa 1 thìa mỡ hoặc dầu
TV vào 1 cốc nước lọc. Nhận - Giải thích: Vì đường là phân tử phân cực mà
nước là môi trường dung môi phân cực nên
xét hiện tượng và giải thích tại
đường có thể tan trong nước. Nhưng dầu (mỡ)
sao?
không tan được trong nước vì: Dầu (mỡ) là
chất không phân cực có tính kị nước.

Câu 13: Tại sao càng nhai
cơm kĩ ta càng thấy có vị
ngọt?


Vì thành phần chính của cơm là tinh bột,
đây là một loại đường đa gồm nhiều phân tử
glucozo tạo nên. Khi ăn cơm, trong khoang
miệng chứa enzim Amilaza sẽ biến đổi tinh bột
thành đường glucozo, nếu người nào ăn cơm
có thói quen nhai kĩ thì quá trình này diễn ra
càng nhiều, vì vậy sẽ thấy vị ngọt càng nhiều.

Vì dầu thực vật chứa nhiều axit béo không
no, cơ thể dễ tiêu hóa hơn axit béo no có chủ
yếu trong mỡ động vật, hơn nữa trong mỡ
Câu 14: Tại sao người ta lại
động vật chứa rất nhiều colesteron, nếu ăn
cho rằng: quan điểm sử dụng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên,
dầu thực vật thay thế hoàn nếu loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi
toàn mỡ động vật trong khẩu
khẩu phần ăn thì sẽ làm cơ thể thiếu colesteron
phần ăn là quan điểm sai lầm? và axit béo no, hai thành phần này có tác dụng
làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần
hoàn của cơ thể, dự phòng tai biến mạch máu
não và các bệnh về tim mạch. Như vậy không


×