Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BAÌ TẬP MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.85 KB, 5 trang )

BÀI TẬP 1: SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN
Môn : Hành vi tổ chức
GVHD: ThS. Đỗ Thùy Trinh

☺ Danh sách thành viên nhóm 5:
1. Ngô Thanh Hằng
2. Nguyễn Thị Xuân Nở
3. Nguyễn Thị Mỹ Kim
4. Nguyễn Thị Kim Ngân
5. Đào Hoàng Thi
6. Phạm Huỳnh Trúc Ly
7. Phan Ngọc Hoàng Tùng
8. Trần Thị Xuân Hà
9. Phan Quang Huy
I. Nội dung bài tập:
1. Sự khác nhau giữa sứ mệnh và tầm nhìn?
2.

Cho ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh của 1 công ty cụ thể. Phân tích mối liên hệ
giữa sứ mệnh và tầm nhìn của công ty đó.


Trả lời câu hỏi:
1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN:

Cơ sở so sánh

Định nghĩa

Nó trả lời cho
câu hỏi


Thời gian

Chức năng

Thay đổi

Mục đích

Đặc tính và hiệu

Sứ mệnh
Sứ mệnh là làm thế nào bạn đi
được đến đâu bạn muốn. Xác
định mục đích và những mục
tiêu chính liên quan đến nhu cầu
của khách hàng và giá trị của
toàn doanh nghiệp.
Tại sao chúng ta làm điều này?
Chúng ta làm gì? Chúng ta làm
cho ai? Lợi ích là gì? và điều gì
khiến chúng ta khác biệt?
Sứ mệnh nói về hiện tại hướng
đến tương lai.
Lập bảng danh sách những mục
tiêu rộng từ đó hình thành lên
doanh nghiệp. Chức năng chính
của nó là hướng nội; để xác định
những biện pháp thành công của
doanh nghiêp và sứ mệnh được
viết ra để dành cho lãnh đạo,

nhân sự và những nhà cổ đông.
Sứ mệnh có thể thay đổi, nhưng
phải luôn đi sát vào giá trị cốt lõi
của doanh nghiệp, nhu cầu của
khách hàng và tầm nhìn.

Tầm nhìn
Tầm nhìn hoạch định bạn muốn
đi đến đâu. Đó là mối giao
thoa giữa giá trị và mục đích
của doanh nghiệp.
Mục tiêu mà chúng ta hướng
đến?
Tầm nhìn nói về tương lai.
Lập bảng danh sách mà bạn có
thể thấy bạn ở đâu trong những
năm tới. Nó thúc đẩy bạn làm
việc nỗ lực nhất. Nó giúp bạn
hiểu tại sao bạn đang làm việc
tại đây.
Khi doanh nghiệp phát triển,
bạn có thể có mong muốn thay
đổi tầm nhìn. Tuy nhiên, tầm
nhìn hay sứ mệnh được đề ra là
để giải thích nền tảng của
doanh nghiệp. Do vậy nên hạn
chế thay đổi tầm nhìn.
Lý do tồn tại của một tổ chức.
Mục đích không phải là về
doanh nghiệp, mà là cung cấp

cho người sử dụng dịch vụ
hoặc sản phẩm của doanh
nghiệp. Hãy xem xét mục đích
của doanh nghiệp từ quan điểm
khách hàng.

Giúp hiện thực hóa tầm nhìn, sứ
mệnh với những con số cụ thể,
có thể đo đếm được kèm theo
thời gian hoàn thành. Các mục
tiêu của doanh nghiệp bao gồm
mục tiêu tài chính (doanh thu,
lợi nhuận,…), mục tiêu chiến
lược( thị phần, sản phẩm mới,
…)
Mục đích và giá trị của doanh Làm rõ sự mơ hồ. Mô tả một


lực

Ý nghĩa

nghiệp: Khách hàng chính của
doanh nghiệp là ai (những người
hưởng lợi)? Trách nhiệm của
doanh nghiệp với khách hàng là
gì?
Một tuyên bố mô tả các mục tiêu
của doanh nghiệp và cách tiếp
cận để đạt được các mục tiêu đó.


tương lai tươi sáng (hy vọng);
biểu đạt gắn kết và ghi nhớ;
mong muốn thực tiễn, có thể
đạt được; gắn liền với giá trị và
văn hóa doanh nghiệp.
Một tuyên bố ngắn mô tả khát
vọng của công ty cho vị trí
tương lai của doanh nghiệp.

2.CHO VÍ DỤ VỀ TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA 1 CÔNG TY CỤ THỂ:
VD: Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty VINAMILK
⁕Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất,
chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng. tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”.
⁕Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số hàng đầu châu Á về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cho cuộc sống con người”.
- PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN CỦA CÔNG TY
VINAMILK
1. Cùng tập trung xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển bền vững và lâu dài.

-Vinamilk chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực với chính sách liên tục trẻ hóa nguồn
nhân lực và liên tục thay đổi, thu hút người tài giỏi về phía công ty.
- Xây dựng các dòng sản phẩm chất lượng, chủ động từ khâu sản xuất đến phân phối tiêu
thụ sản phẩm, có lợi thế cạnh tranh dài hạn bằng cách không ngừng đa dạng hóa các dòng
sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị
trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty.
2. Luôn bám sát vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

-Giá trị cốt lõi của công ty Vinamilk đề ra (5 giá trị): chính trực, tôn trọng, công bằng,

tuân thủ, đạo đức
-Vinamilk luôn thể hiện sự chính trực và liêm minh trong bất cứ giao dịch nào với khách
hàng và đại lý tiêu dùng.Vinamilk luôn mang đến sự công bằng cho đối tác cũng như
người lao động; tôn trọng và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như pháp luật nhà nước,
giữ gìn giá trị cốt lõi công ty.
⃰ Thứ nhất :
Định hướng phát triển bền vững của Vinamik tập trung vào 5 nội dụng cụ thể như sau:


1. Người tiêu dùng:
- Cung cấp những sản phẩm an toàn và chất lượng sản phẩm.
- Đa dạng hóa sản phẩm và tạo ra những giá trị mới cho sản phẩm để cải thiện và nâng
cao sức khỏe con người.
- Sản phẩm được tạo ra với mức giá phù hợp.
- Khuyến mãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt ( sinh nhật, lễ, tết,… ), xây dựng các
trung tâm chăm sóc khách hàng.
2. Cổ đông :
Đảm bảo cho các cổ đông một khoản đầu tư an toàn, sinh lời một cách bền vững.
3. Nhà nước:
Tuân thủ các chính sách, quy định nhà nước của tất cả các quốc gia Vinamilk hoạt động
4. Nhân viên:
-Mang đến sự thoản mãn , hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc an toàn, phát
triển bản thân và thu nhập cạnh tranh.
-Xây dựng bảng lương, thưởng; chính sách đãi ngộ nhân viên.
5. Đối tác :
Hợp tác phát triển trên cở sở cùng có lợi minh bạch và có trách nhiệm với xã hội
6. Cộng đồng:
-Có trách nhiệm , chia sẻ giá trị và chung tay phát triển cộng đồng.
-Bên cạnh đó: luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm, công nghệ sản xuất mới với thiết bị
hiện đại và tiên tiến và khối phát triển vùng nguyên liệu.

⃰ Thứ 2 :
Hình thành chuỗi giá trị:

Nguồn lực, chăn
nuôi

Sản xuất

Phân phối.


⃰ Thứ 3 :
Giá trị cốt lõi: 5 giá trị cốt lõi Vinamilk cam kết với cộng đồng:
– Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
– Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng công ty, tôn trọng hợp
tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
– Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan.
– Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy
định của công ty.
– Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách có đạo đức.

THE END



×