Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNHMỨC TÍN NHIỆMRủi ro tín dụng của các ngân hàng ở những thị trườngmới nổi(Những điểm cốt yếu cần phân tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.22 KB, 57 trang )

Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH
MỨC TÍN NHIỆM
Rủi ro tín dụng của các ngân hàng ở những thị trường
mới nổi
(Những điểm cốt yếu cần phân tích)


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

1. Giới Thiệu
Tháng 4 năm 1999, chúng tôi đã xuất bản nghiên cứu phương pháp định mức
tín nhiệm có tên gọi “ Rủi ro tín dụng của Ngân hàng – Các mấu chốt cẩn
phân tích cho các Ngân hàng ở những thị trường đã phát triển” . Nghiên cứu
này đã vạch ra những tiêu chí cơ bản cần đánh giá phân tích các ngân hàng trên
toàn thế giới. Mục đích của nghiên cứu lần này là làm nổi bật những vấn đề có
tầm quan trọng đặc biệt khi phân tích chất lượng tín dụng của các ngân hàng ở
những thị trường mới nổi trên toàn thế giới.

Những điểm chung khi phân tích ngân hàng ở Cả Thị trường đã
phát triển lẫn thị trường mới nổi.
Moody’s tin tưởng rằng kỹ thuật phân tích rủi ro tín dụng của các ngân hàng có
thể chuyển giao được giữa các vùng, các ngân hàng khác nhau bất chấp cả
trình độ phát triển khác nhau. Cách phân tích một ngân hàng của chúng tôi tại
Châu Á cũng giống như phân tích một ngân hàng ở Mỹ. Ví dụ, cả hai ngân
hàng này đều có thương hiệu mạnh như nhau, xét về dài hạn đều có khả năng
sinh lợi. Cả hai đều cần một đội ngũ quản lý thạo việc để thực hiện được điều
này. Trong cả hai trường hợp, phương pháp phân tích của chúng tôi là vẫn đánh
giá tính dễ thay đổi của ngân hàng đến suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của việc
thay đổi môi trường kinh doanh. Và trong cả hai trường hợp, chúng tôi xem


xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, kể cả bằng số tuyệt đối và so sánh với
các đơn vị khác cùng ngành đâu nhỉ.
Nhưng vai trò quan trọng của các nhân tố này và những nhân tố khác cũng chỉ
là tương đối và có thể khác nhau giữa thị trường phát triển và thị trường mới
nổi. Đây là trường hợp bình thường trên toàn thế giới. Thậm chí trong cả hệ
thống các ngân hàng phát triển thì các nhân tố phân tích cũng khác nhau.Ví dụ,
trong những năm 1980, ảnh hưởng của quá trình tư nhân hoá và bãi bỏ nhiều
quy định là nhân tố quan trọng khi chúng tôi tiến hành phân tích một số ngân
hàng ở các nước Tây Âu. Lúc đó, những nhân tố này không phải là yếu tổanh
hưởng mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng Mỹ. Vì vậy khi
chúng tôi phân tích các ngân hàng ở những thị trường mới nổi, chúng tôi không
áp dụng các kỹ thuật phân tích cơ bản khi chúng tôi tiến hành phân tích các
ngân hàng ở thị trường phát triển. Đối với cả hai thị trường, khi tiến hành đánh
giá tín dụng bao giờ chúng tôi cũng đặt một câu hỏi chất lượng tín dụng của
ngân hàng này là bao nhiêu.
Tuy nhiên, rõ ràng rằng các chuyên gia phân tích các ngân hàng ở những thị
trường mới nối phải tập trung nhiều hơn vào một số vấn đề này, nhưng lại


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

không tập trung vào các vấn đề khác trong trường hợp ngân hàng ở những thị
trường phát triển. Công cụ phân tích có thể làm sáng tỏ chất lượng tín dụng ở
các thị trường đã phát triển có thể không phù hợp với việc phân tích ở các thị
trường mới nổi và ngược lại. Mục đích của sự dẫn nhập đặc biệt này là làm nổi
bật và giải thích rõ các vấn đề cần tập trung khác nhau.

2. Tính Đa nghĩa
Moody không có định nghĩa chính thức nào về cái gọi là “thị trường mới nổi”
hoặc “ngân hàng ở thị trường mới nổi. Chúng tôi nghĩ rằng khó có thể có người

nào mà đưa ra được một định nghĩa nhất quán không gây tranh cãi. Các ngân
hàng mới nổi có mặt khắp nơi từ những ngân hàng mạnh nhất và phức tạp nhất
hoạt động ở những nền kinh tế mạnh nhất và phát triển nhất, đến những ngân
hàng yếu kém nhất hoạt động ở những nền kinh tế yếu nhất và kém phát triển
nhất. Một ngân hàng đơn lẻ có thể mang đặc tính của thị trường phát triển
trong một số hoạt động kinh doanh của mình nhưng trong một số hoạt động
kinh doanh khác lại không tinh vi như thế. Quan trọng hơn là, chúng tôi nghĩ
rằng năng lực của các chuyên gia phân tích của chúng tôi không được nâng lên
nhờ việc dành thời gian vào việc cố gắng đưa ra một định nghĩa. Do đó, quý vị
sẽ thấy thuật ngữ mà Moody’s đưa ra trong báo cáo về thị trường mới nổi, các
nền kinh tế đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi và v v… Tuy nhiên, chính
chúng tôi cũng nhận thấy rằng đôi khi những định nghĩa này phải được sử
dụng một cách đơn giản để đảm bảo việc xử lý số liệu diễn ra chính xác. Vì
vậy, ví dụ, bảng ở phần 3 đưa ra định nghĩa về thị trường mới nổi do IMF sử
dụng.

3. Tổng quan về Ngân hàng ở Các Thị trường Mới nổi
3.1 Hệ thống Ngân hàng Mới nổi
Moody’s đã xếp hạng tín dụng cho gần 1000 ngân hàng trên toàn thế giới, và
khoảng 40% trong số này là nằm ớ những nước được gọi là “mới nổi”. Trong
vài năm qua, thị phần của Moody’s ở những thị trường mới nổi tăng lên đáng
kể, bằng chứng là bảng dưới đây.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Tháng 9/1995Tháng 4/1999Thị trường
mới nổi33349Các nước công nghiệp trừ
Mỹ219315Mỹ288248Tổng


cộng540912

Bảng phân bố các ngân hàng được chỉ định xếp hạng khả năng tài chính theo vùng

Định mức tín nhiệm ngân hàng bao gồm một loạt các hoạt động định mức ở thị
trường mới nổi. Là do các ngân hàng thống lĩnh vị trí trung gian tài chính mà
không giống gì với nhiều nền kinh tế phát triển. Ví dụ, chúng tôi hy vọng rằng,
khi thị trường phát triển thì phân tích các ngân hàng cho vay có bảo đảm, các
công ty tài chính, trái phiếu công ty và các công cụ dùng để cơ cấu tài chính ở
thị trường mới nổi sẽ tăng lên
Báo cáo của chúng tôi về Rủi ro Tín dụng của Ngân hàng (Phân tích cơ bản về
ngân hàng ờ các thị trường phát triển) đã xác định có bốn loại hình hoạt động
ngân hàng cơ bản là: (i) ngân hàng lớn (qui mô liên bang hoặc toàn cầu), (ii)
ngân hàng bán lẻ lớn, (iii) ngân hàng chuyên doanh, (iv) ngân hàng khu vực
hoặc địa phương. Sự phân biệt như vậy thì không thể áp dụng ở các thị trường
mới nổi. Cách phân biệt mà có vẻ hợp lý hơn là:
• Ngân hàng quốc doanh với những nhiệm vụ chức năng cụ thể như sau: ví
dụ như Ngân hàng Phát triển, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng tiết kiệm
(Sperbank ở Nga, Ceska Sporitelna ở Cộng hoà Czech, Caixa Economica ở
Brazil); và ngân hàng có các nhiệm vụ đặc biệt khác (Bank Bumiputra ở
Malaysia)
Nhứng ngân hàng này thường phụ thuộc rất nặng nề vào kinh doanh của chính
phủ, có thể hoặc không thể có lợi nhuận. Những ngân hàng này có chất lượng
tài sản rất thấp, nhưng lại được hưởng lợi ích khác từ nhà nước như hoãn nợ
theo quy định hoặc các chương trình hỗ trợ khác. Đặc điểm chung của các
ngân hàng này là chúng có hạng khả năng tài chính thấp, như hạng tiền gửi của


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI


họ lại gần sát với định mức tín nhiệm quốc gia vì khả năng nhận được hỗ trợ
lớn từ nhà nước khi xảy ra khủng hoảng.
• Ngân hàng quốc doanh không có nhiệm vụ chức năng cụ thể hoặc chức
năng nhiệm vụ gốc của nó đã bị gộp lại với lĩnh vực kinh doanh chung của
ngân hàng: ví dụ, bốn ngân hàng quốc doanh của Ai Cập, hay Banco của
Brazil hoặc Krung Thai Bank. Vị trí pháp lý của các ngân hàng này là
“doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước”. Những ngân hàng này thường có
thương hiệu lớn hơn những ngân hàng có nhiệm vụ cụ thể nhưng cũng phải
chịu những món nợ không có khả năng thu hồi được của Chính phủ. Về mặt
pháp lý, những ngân hàng này là “doanh nghiệp nhà nước” và phải chống
lại sự kiểm soát quan liêu và can thiệp của giới chính trị.
• Ngân hàng tư nhân: Ví thế của ngân hàng tư nhân rất khác nhau ở thị
trường mới nổi. Ở Châu Mỹ La tinh, trong nhiều năm liền, ngân hàng tư
nhân đóng vai trò chính trên thị trường. Ở một số nước Trung Đông, trước
đây các ngân hàng tư nhân đóng vai trò khiêm tốn, nhưng giờ đây kể từ khi
vai trò của khu vực nhà nước mờ nhạt dần đi, thì vai trò của các ngân hàng
tư nhân đã trở nên quan trọng hơn. Ở một số nước Đông Âu, các ngân hàng
khu vực tư nhân nổi lên như một hiện tượng tương đối mới. Ở Châu Á, các
ngân hàng tư nhân từ lâu đã là một nhân tố quan trọng trong hệ thống tài
chính của các nước này.
Đặc điểm của các ngân hàng tư nhân là cơ cấu sở hữu khác nhau. Ví dụ, một số
ngân hàng do một hoặc hai tập đoàn sở hữu và quản lý như là “ngân hàng của
nhà” vì lợi ích của các tập đoàn, ví dụ như một vài ngân hàng ở Nga. Một số
thì kiểu như ngân hàng của gia đình. Nhưng các ngân hàng tư nhân cũng tồn
tại dưới hình thức công khai niêm yết cổ phiếu và quản lý hoàn toàn theo
nguyên tắc thương mại.
Từ trước tới nay, các ngân hàng tư nhân không gặp vấn đề về gánh nặng chất
lượng tài sản và thường có tiền sử thu nhập tốt hơn, bởi vì mục tiêu của những
ngân hàng này kinh doanh và kỳ vọng thu nhập hợp lý, (không giống như các
ngân hàng quốc doanh buộc phải tham gia vào các hoạt động mà không có lãi).

Các ngân hàng này có xu hướng hạng năng lực tài chính cao hơn các ngân
hàng quốc doanh, nhưng hạng tiền gửi của các ngân hàng này thì thường thấp
hơn so với các ngân hàng quốc doanh được hỗ trợ của nhà nước khi có khủng
hoảng.
Khi rủi ro xảy ra do quá đơn giản hoá, người ta có thể nói rằng sự khác biệt
chính giữa các loại ngân hàng khác nhau ở các thị trường mới nổi là giữa ngân
hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân. Nhưng một đặc tính quan trọng của thị
trường mới nổi là, tư nhân hoá và giảm bớt qui định, thủ tục dẫn tới sự thay đổi
nhanh chóng cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng. Không chỉ các ngân
hàng nhà nước chuyển sang tư nhân hoá, mà cả vai trò của các ngân hàng tư
nhân cũng thay đổi mạnh mẽ, từ vai trò khiêm tốn trong một hệ thống do ngân


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

hàng quốc doanh thống trị sang vai trò người trong cuộc. Điều quan trọng đối
với các chuyên gia phân tích ngân hàng là phải tiên đoán và tự hỏi xem trong
tương lai hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào và trong một môi trường như thế
thì loại hình ngân hàng nào sẽ thành công.

3.2 Vai trò ngày càng cao của các Ngân hàng Ở Các Thị trường
Mới nổi
Hệ thống ngân hàng thường có vị trí thống trị trong thị trường tài chính mới
nổi. Không chỉ là vấn đề ngân hàng giữ vai trò trung gian tài chính kiểm soát
giữa người gửi tiền và người đi vay tiền. Đôi khi, ngân hàng còn giữ vai trò
thống trị các lĩnh vực hoạt động tài chính khác ở thị trường trong nước ví dụ
như môi giới cổ phiếu, quản lý quỹ, công ty cho thuê tài chính, và có thể là cả
bảo hiểm. Quyền thống trị này, khi mà đã có, phản ánh sự kém phát triển của
nền kinh tế bản địa. Tất cả các nước đều cần phải có ngân hàng, nhưng chỉ mới
đây thôi nhiều nước đã bị thuyết phục rằng phải có trao đổi giao dịch chứng

khoán, hoặc tự do hoá thị trường tài chính của họ một cách đầy đủ cho phép
thành lập các định chế tài chính phi ngân hàng như tổ chức tín dụng tiêu dùng.
Bởi vì tự do hoá và giảm bớt quy định cho phép tạo ra các định chế và sản
phẩm tài chính mới, ngân hàng trong hàng ngũ tiên phong bởi vì chả có mấy
định chế tài chính khác trong nước lại có cả vốn lẫn sự thông hiểu về thị trường
tài chính một yêu cầu bắt buộc khi tham gia vào một lĩnh vực như thế. Tuy
nhiên, thời gian qua đi, chúng tôi hy vọng rằng sẽ chứng kiến những thành viên
mới của thị trường cạnh tranh với vị thế của ngân hàng trên thương trường ví
dụ như các nhà môi giới độc lập, các công ty tài chính tiêu dùng hoặc các công
ty cho thuê tài chính.
Khi thị trường tài chính phát triển rực rõ, ngân hàng sẽ dề dàng dành
được mức năng lực tài chính cao hơn.
Xu thế này có vẻ như trái ngược với việc xếp hạng ngân hàng. Khi thị trường
tài chính phát triển, cơ hội cho ngân hàng đa dạng hoá và nâng cao thu nhập từ
những dịch vụ và sản phẩm mới sẽ tăng lên. Mặt khác, nếu tính trung hạn, khả
năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị cạnh tranh gay gắt từ các thành viên mới
tham gia thị trường. Ảnh hưởng của cả hai xu hướng này chỉ có thể xem xét
trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nhưng nói chung, chúng tôi tin tưởng rằng
ngân hàng thà phát triển trong một thị trường tài chính phát triển và có thể dự
báo trước một môi trường mà có thể đa dạng hoá rủi ro và luồng thu nhập, hơn
là lớn mạnh trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa phát triển dù cho thị trường
đó do ngân hàng thống trị. Khi thị trường tài chính chín muồi, ngân hàng sẽ dễ
dàng dành được mức năng lực tài chính cao hơn.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

3.3 Rủi ro tín dụng ngân hàng ở các nước chuyển đổi.
Nhiều ngân hàng ở những thị trường mới nổi hãy còn mơ hồ mung lung về
khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng. Khi mà xảy ra trường hợp này , thì nó lại

thường xuyên xảy ra bởi vì hệ thống ngân hàng trước đây thường bị nhà nước
kiểm soát ngân hàng nào thì được phép làm gì, cho đối tượng nào vay, lãi suất
bao nhiêu. Yêu cầu kiểm tra một số người cho vay, chủ yếu là các công ty
công chúng cũng ít, dù cho những công ty này thực tế không trả được nợ, mà
cũng chả có quy định lập dự phòng hay tỉ lệ dữ trữ. Các ngân hàng là một phần
của hệ thống trong nước mà ở đó vốn tín dụng luân chuyển trong tất cả các
ngành kinh tế khác nhau. Hệ thống kế toán, và đặc biệt là máy in của chính
phủ, có thể được sử dụng để lấp đầy khoảng cách giữa chính sách kinh tế và
thực tế tài chính. Giữa khối lượng dồn tích và tiền mặt. Hệ thống ngân hàng
Trung Quốc vẫn là một ví dụ về hoạt động ngân hàng chỉ huy.
Chả có mấy ngân hàng trung ương áp dụng hệ thống kế toán Panglossian cả.
Tuy nhiên, văn hoá tín dụng (mà cụ thể hơn là, thiếu văn hoá tín dụng) cái mà
thường tồn tại lâu dài sau khi thay đổi chuẩn mực kế toán và các quy định về
tín dụng. Đây là nhân tố quan trọng cho chúng ta khi tiến hành định mức tín
nhiệm ngân hàng tại các nước này.Chúng ta cố gắng hiểu xem liệu ngân hàng
có xây dựng văn hoá tín dụng dựa trên các phân tích về khẳ năng trả nợ bằng
tiền và đúng hạn của khách hàng., điều này ngược hẳn với những gì người ta
đang nói rằng ngân hàng dựa hết vào sự trợ giúp của nhà nước, giá trị tài sản
thế chấp(điều mà trong hệ thống pháp luật chưa phát triển không chấp thuận.)
hoặc mối quan hệ cá nhân lâu dài giữa giám đốc chi nhánh và tổng giám đốc
của bên đi vay. Chúng tôi tin tưởng rằng cơ chế kiểm soát tín dụng có quy tắcban tín dụng là cần thiết, việc này hạn chế được quyền hành hay không cho
phép bất cứ một cá nhân nào, với tư cách quản lý đồng ý cho đối tượng vay có
lịch sử tín dụng không tốt, không đảm bảo đầy đủ khả năng trả nợ. Thời gian
qua đi, thiếu văn hoá tín dụng sẽ làm xói mòn các nguyên tắc an toàn như ví
ban tín dụng. (Tầm quan trọng của công tác quản lý trong việc quyết định chất
lượng tín dụng ngân hàng sẽ được nghiên cứu kỹ hơn ở các phần sau.)

3.4 Phương pháp và Ý nghĩa của hệ thống xếp hạng của Moody’s
Moody’s thực hiện các dịch vụ định mức tín nhiệm như nhau ở những thị
trường mới nổi vì Moody’s đã làm nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Định mức

tín nhiệm phổ biến nhất la định mức tín nhiệm nợ và tiền gửi, và định mức
năng lực tài chính của ngân hàng (FSRs). Định mức tín nhiệm nợ và tiền gửi
chạy từ Aaa đến C đối với các khoản nợ và tiền gửi dài hạn và các khoản Prime
-1 hoặc Phi Prime ngắn hạn.FSRs chạy từ A đến E
Ký hiệu xếp hạng của Moody’s


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Nợ/tiền gửi dài hạn
Aaa
Aa 1.2.3
A 1.2.3
Baa 1.2.3
Ba 1.2.3
B 1.2.3
Caa 1.2.3
Ca
C

Nợ/tiền gửi ngắn hạn
Prime-1
Prime-2
Prime-3
Not Prime

Hạng năng lực tài chính
A
B
C

D
E

*Chú ý:
Định mức xếp hạng dài hạn
Mức xếp hạng khác Aaa, Ca và C được sử dụng làm mức bổ sung. Vì vậy Aa1 cao hơn Aa2,
Aa2 thì cao hơn Aa3.
Mức xếp hạng Baa3 và các mức cao hơn nó là hạng đáng đầu tư
Định mức xếp hạng ngắn hạn
Định mức xếp hạng ngắn hạn là nói đến các công cụ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Tất cả
các mức đều là mức đáng đầu tư trừ Not Prime.
Định mức xếp hạng năng lực tài chính
A là mạnh nhất, E là yếu nhất. A”+” là bổ sung thôi, đứng dưới mức A. Cách hiểu “đáng đầu
tư” hoặc “xem xét đầu tư” không áp dụng cho FSRs. Vì không có loại này trong FSRs.

Phương pháp xêps hàng nợ và tiền gửi, a) xác suất ngân hàng vỡ nợ không có
khả năng thanh toán nợ trong suốt vòng đời của nó và b) mức thua lỗ kỳ vọng
bằng tiền khi mà xảy ra vỡ nợ. Ngược lại, FSRs, dịch vụ được tung ra từ năm
1994, lại đo lường năng lực tài chính của ngân hàng một cách riêng biệt, không
tính gì tới chuyển rủi ro cho nhà nước hoặc không có sự hỗ trợ ngấm ngầm
hoặc lộ liếu nào từ một bên thứ ba. FSRs nên được coi là một công cụ xếp hạng
nợ và tiền gửi bổ trợ, mà không thể thay thế được cho cách đầu.
Dịch vụ định mức tín nhiệm của Moody có thể so sánh trên toán cầu, ngân
hàng tốt nhất ở mỗi thị trường không phải lúc nào cũng nhận được hạng A
năng lực tài chính đâu.
FSRs thu hút sự chú ý của cộng đồng nhà đầu tư ở thị trường mới nổi hơn là
định mức tín nhiệm nợ/tiền gửi. Thường thì sự chú ý càng tăng lên khi mà kết
quả của hầu hết các ngân hàng hoặc của tất cả các ngân hàng trong một nước
đều không vượt qua đươc trần của nước đó. (vì vậy những ngân hàng mạnh
trong nước cũng chỉ nhận được mức xếp hạng như các ngân hàng yếu kém

trong nước) hoặc trong một nước mà nhiều khả năng các ngân hàng đều được
hỗ trợ khi có khủng hoảng (thì ngân hàng yếu kém cũng đạt tới mức trần của
nước đó, nhận cùng mức xếp hạng tương đương với ngân hàng mạnh trong
nước đó). Nên nhớ rằng FSRs không bao giờ thay thế được cho định mức tín
nhiệm nợ/tiền gửi- hai phương pháp này đánh giá hai vấn đề khác nhau.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Vì vậy ví dụ, nếu một nhà đầu tư cần so sánh khả năng trả nợ của các ngân
hàng và thấy rằng những ngân hàng có mức xếp hạng tiền gửi xác định nhưng
lại có FSRs khác nhau, nhà đầu tư không thể sử dụng FSRs để xác định xem
ngân hàng nào có khả năng trả nợ cao nhất. Nếu xếp hạng tiền gửi của các
ngân hàng bằng nhau thì có nghĩa là khả năng trả nợ của các ngân hàng này là
như nhau. Nhưng nếu nhà đầu tư khác – lại không muốn xem xét khả năng trả
nợ của ngân hàng- mà họ lại muốn phân biệt được các ngân hàng. Trong một
chừng mực nào đó, họ có thể phân biệt được ngân hàng bằng năng lực tài chính
nội tại của mỗi ngân hàng, FSRs sẽ tạo điều kiện cho họ làm được việc này. Ở
nơi nào bắt buộc phải chấp nhận rủi ro quốc gia nếu một giao dịch được thực
hiện thì đối tác được chấp nhận nhiều nhất chỉ có thể là các ngân hàng có năng
lực tài chính cao nhất.
Định mức tín nhiệm của Moody’s có thể so sánh được trên toàn cầu và kết quả
là các ngân hàng ở những thị trường mới nổi có xu hướng có mức xếp hạng
thấp hơn mức xếp hạng của các ngân hàng ở những thị trường phát triển. Và
điều này là một thực tế và thường thì những ngân hàng tốt nhất ở một nước
như thế không bao giờ được xếp hạng trên D hoặc D+ về năng lực tài chính.
Cụ thể là khó có một ngân hàng nào ở một môi trường kinh tế tài chính bất ởn
mà lại có định mức xếp hạng năng lực tài chính ở mức cuối cùng của bậc cao
hơn trong thang xếp hạng.
Xếp hạng Nợ/Tiền gửi


Xếp hạng Năng lực tài chính của
ngân hàng
* Đo lường năng lực của từng ngân
hàng riêng biệt
* Trả lời câu hỏi, “Ngân hàng này có
cần bên thứ ba nào hỗ trợ trong tương
lai hay không?”

* Đo lường khả năng trả nợ của ngân
hàng
* Trả lời câu hỏi: “Ngân hàng này có
khả năng trả nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ
tài chính của mình không?” hoặc “ Nếu
tôi gửi vào ngân hàng 1$ thì tôi sẽ lấy
lại được bao nhiêu”
* Sử dụng thang bảng xếp hạng từ Aaa * Sử dụng thang bảng xếp hạng từ A
đến C
(mức cao nhất) đến E. Dấu A”+” có thể
thêm vào cho các xếp hạng B, C, D, E.

3.5 Rủi ro tổng thể và rủi ro cụ thể
Rủi ro của ngân hàng có thể chia ra làm rủi ro tổng thể, áp dụng cho toàn bộ
ngân hàng trong hệ thống và suy rộng ra là có thể cả sức mạnh kinh tế của một
quốc gia, và rủi ro cụ thể, gắn với từng ngân hàng. Ở thị trường đã phát triển,
khó có thể hình dung ra rằng khó khăn mà ngân hàng gặp phải chỉ có thể là do
rủi ro tổng thể, ngay cả khi những rủi ro như vậy chắc chắn có ảnh hưởng tới


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI


hoạt động của ngân hàng – trong phần lớn các trường hợp thất bại của ngân
hàng là do điều hành sai, chiến lược quản lý rủi ro không tốt, bạn hàng vớ vẩn,
v v…Ở những thị trường đang phát triển, rủi ro tổng thể hiện ra rõ ràng hơn.
Rủi ro tổng thể không chỉ trầm trọng hơn mà các ngân hàng còn khó có để
tránh được hậu quả của cú sốc kinh tế nặng nề do nó gây ra. ( kiểu như mất giá
đồng bản tệ) hoặc suy thoái kinh tế trầm trọng.
Rõ ràng là, ngân hàng mà có cách thức quản trị tốt hơn và có bảng cân đối tốt
hơn thì sẽ đương đầu với rủi ro tổng thể dễ dàng hơn, nhưng nếu rủi ro tổng thể
hiện hữu như là một mối đe doạ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thì rõ ràng
rằng không có ngân hàng nào có thể đạt mức xếp hạng FSRs ở mức cao nhất
trong bảng xếp hạng. Ví dụ, như trường hợp của Leban, không ngân hàng đạt
đến mức trên D, bởi vì rủi ro tổng thể bao gồm cả sự mất giá nghiêm trọng của
đồng nội tệ, và công cuộc tái thiết hậu nội chiến thì ngừng trệ. Trong những
trường hợp như vậy, chỉ có ngân hàng có được quản trị tốt, có hệ số tài chính
hiện thời lành mạnh mới có thể đương đầu được với khó khăn. Ở một số nước
Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực như
Indonesia, Thai Lan, các ngân hàng vỡ nợ có chủ định trong hệ thống đã được
cảnh báo trước với việc xếp hạng năng lực tài chính của họ chỉ đạt thứ hang E
hoặc E+.

4 Mối Quan Hệ giữa Định mức Tín nhiệm Ngân hàng và
Định mức tín nhiệm Quốc gia.
Không có ngân hàng nào có mức tín nhiệm nợ bằng ngoại tệ nào cao hơn trần
định mức tín nhiệm quốc gia nơi mà ngân hàng này đặt trụ sở. Ở những thị
trường phát triển, thì khó có điều ngược lại. Bởi vì trần tín nhiệm quốc giá đã
khá là cao rổi thương thì từ mức Aa. Nhưng ở những thị trường đang phát triển,
thì bức tranh có thể là rất khác. Trần hạng mức tín nhiệm quốc gia thì thấp và
thường là giới hạn đối với hạng mức tín nhiệm nợ/tiền gửi của các ngân hàng.
Kết quả là, trần hạng mức tín nhiệm quốc gia lại là một nhân tố quan trọng

quyết định hạng mức tín nhiệm của các ngân hàng ở thị trường mới nổi hơn
hẳn ở các thị trường phát triển. ( Như đã giải thích ở trên, Hạng mức Năng lực
Tài chính không bị ảnh hưởng bởi trần hạng mức tín nhiệm quốc gia vì nó chỉ
đo lường năng lực của riêng bản thân ngân hàng mà thôi không tính tới các rào
cản giới hạn hay hỗ trợ từ bên ngoài.

4.1 Vai trò của Trần Trái Phiếu/ Tiền gửi
Trước khi đưa ra hạng mức tín nhiệm ngân hàng tại một nước, Moody’s phải
đưa ra trần hạng mức tín nhiệmk quốc gia của nước đó áp dụng vào các trái
phiếu ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng ở nước đó. Nhứng trần phải không phải là


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

như hạng mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ, mặc dù trong thực tế, hai loại
này gần như nhau hoặc trong trường hợp là tiền gửi thì cũng có mối tương
đồng. Hạng mức tín nhiệm của chính phủ là hạng mức căn cứ vào một số loại
trái phiếu cụ thể do chính phủ quy định: ví dụ như Ngân hàng Trung Ương
Tunisia, Liên Bang Cộng hoà Brazil.
Do đó, về khái niệm là sai khi nói rằng “không có ngân hàng nào được xếp
hạng cao hơn hạng mức chính phủ của nước mà ngân hàng đó đặt trụ sở”, ngay
cả khi trong thực tế tuyên bố như vậy gần như lúc nào cũng đúng. Về khái
niệm tuyên bố chính xác phải là “ không ngân hàng nào được xếp hạng cao
hơn trần hạng mức tín nhiệm quốc gia nơi ngân hàng đó đặt trụ sở”. mặc dù rõ
ràng rằng tuyên bố này cũng chỉ là lặp lại thôi, bởi vì trần hạng mức tín nhiệm
quốc gia là một tổ hợp, định nghĩa của khái niệm này là “ hàng mức cao nhất
mà trái phiếu hoặc tiền gửi mà bất cứ ngân hàng nào ở nước đó đạt được.”
(Lưu ý là tất cả tranh luận là chỉ đề cập đến xếp hạng ngoại tệ. Dưới đây mới
bàn về bản tệ).


4.2 Mối quan hệ giữa trần định mức tín nhiệm quốc gia với Định
mức tín nhiệm Trái phiếu Chính phủ
Trường hợp thông thường là tổ chức phát hành bằng đồng ngoại tệ có rủi ro
thấp nhất ở bất cứ nước nào chính là chính phủ của nước đó. Điều này không
chỉ do là chính phủ nắm giữ nhiều ngoại tệ nhất trong nước đó (dự trữ ngoại
hối, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc sở hữu nhà nước như dầu lửa)
mà còn do khả năng của chính phủ trong việc thu mua ngoại tệ từ các khu vực
khác trong nền kinh tế nhằm hoàn tất các nghĩa vụ của chính phủ. Trường hợp
đơn giản nhất là khi chính phủ áp đặt hạn chế chuyển ngoại tệ nghĩa là khu vực
tư nhân không được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và/hoặc buộc phải gửi
ngoại tệ vào một cơ quan trong nước. Quyền điểu tiết của Ngân hàng Trung
ương, quyền lập pháp của Chính phủ (và, đặc biệt là độc quyền nhà nước
cưỡng chế thi hành) cho phép chính phủ làm được điều này.
Điều này không hề mang tính lý thuyết chút nào. Khi chính phủ gặp khó khăn
trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình với nước ngoài họ sẽ thực hành
quyền này tìm cách xoá bỏ khó khắn của mình bằng cách hạn chế khu vực tư
nhân chuyển và sử dụng ngoại hối. Và những biện pháp đó tỏ ra có hiệu quả
ngay. Vì vậy khi Chính phủ Brazil gặp khó khăn vào cuối những năm 1980s,
họ đã ngăn cản các ngân hàng nước này thực hiện các giao dịch ngoại hối.
Cũng có những ngân hàng của Brazil không chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ của
mình mà còn muốn làm thế thể bảo vệ danh tiếng của ngân hàng. Nhưng kết
quả của việc cấm đoán đó là họ cũng không thể.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Trong phần chủ đề này có một điều loại trừ, và nó giúp minh hoạ cho chủ đề
gạch chân dưới đây:
• Trần định mức tín nhiệm trái phiếu/tiền gửi bằng ngoại tệ ở tất cả 11 nước
khu vực Châu Âu là Aaa, thậm chí ở những nước đó trái phiếu chính phủ

còn có hạng mức tín nhiệm thấp hơn cơ. (ví dụ như trái phiếu chính phủ
Italia xếp ở mức Aa3). Điều này là do chính phủ các nước khu vực Châu
Âu không còn quyền áp đặt hạn chế chuyển tiền đối với các ngân hàng
trong nước nữa. Quyền đó hiện giờ thuộc về Ngân hàng Trung Ương Châu
Âu và chúng tôi xem ngân hàng đó là rủi ro tín dụng thấp nhất Châu Âu.
Kết quả là, một ngân hàng Italia (hoặc doanh nghiệp) có thể xếp hạng cao
hơn Aa3 so với chính phủ Italia.
Chú ý rằng tiềm năng cho các ngân hàng có hạng mức tín nhiệm cao hơn
chính phủ phải dựa vào cơ cấu thể chế và pháp luật mà cả hai đều là đối
tượng cũng không phải là đối tượng xem xét vể khà năng trả nợ (mắc dầu
tất nhiên khả năng trả nợ sẽ quyết định liệu ngân hàng đó có thật sự có hạng
mức tín nhiệm cao hơn hay không). Ở những thị trường mới nổi, đôi khi
chúng tôi đưa ra chủ đề ngân hàng lẽ ra cũng có thể định mức tín nhiệm cao
hơn chính phủ nước đó bởi vì tiềm lực tài chính của ngân hàng mạnh
hơn.Ví dụ như trong suốt thời kỳ nội chiến các ngân hàng của Lebanon dựa
vào khả năng chống chọi của mình trong khi chính phủ đã không thể thực
hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng chủ đề về Lebanon không thể hiện được
điểm mấu chốt rằng chính phủ nước này có khả năng áp đặt hạn chế chuyển
ngoại tệ và, xét từ ví dụ của các nước khác, có thể sẽ làm như vậy khi xảy
ra khủng hoảng để bảo vệ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng ngoại tệ
của mình.
Trường hợp cụ thể như Châu Âu trần định mức tín nhiệm quốc gia lại bằng định
mức tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ là hiếm khi xảy ra, thông thường thì trần
tín nhiệm tiền gửi của một nước sẽ khác với trần tín nhiệm trái phiếu quốc gia. (và
đó cũng từ trái phiếu chính phủ mà ra cả thôi). Đối với hạng xem xét đầu tư, điển
hình thì cũng có mức độ khác biệt giữa trần tín nhiệm quốc gia cho trái phiếu và
hệ số đó cho tiền gửi, trong một số trường hợp thì khoảng trống là lớn hơn. Như ở
Mexico, vào tháng 6 năm 1999 trần tín nhiệm trái phiếu là Ba2, và trần tín nhiệm
tiền gửi là B1; ở Hàn Quốc là Ba1 và Caa1; ở Indonesia là B3 và Ca. (Một lần nữa
cần lưu ý rằng tất cả là đều đang nói đến đồng tiền là ngoại tệ).

Điểm mấu chốt cần nhớ là sự khác biệt giữa hai loại công cụ là trái phiếu và tiền
gửi. chứ không phải giữa các đơn vị phát hành (ngân hàng và chính phủ).
Lý do áp đặt trần tín nhiệm tiền gửi thấp hơn trần tín nhiệm trái phiếu là trong thực
tế chính phủ sẵn sàng áp đặt hạn chế chuyển tiền đối với tiền gửi hơn là đối với


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

trái phiếu. Nguyên nhân chính là bởi vì hậu quả của việc chính phủ mất khả năng
thanh toán với trái phiếu lên quyền cai trị của chính phủ nghiêm trọng hơn so với
việc mất khả năng thanh toán đối với tiền gửi. Trái phiếu có xu hướng là một văn
bản chặt chẽ hơn, có quy định nơi thanh toán trên thị trường quốc tế, và kết quả là
những hành động hợp pháp phản ứng lại với tình trạng mất khả năng thanh toán sẽ
đạt tới đỉnh điểm dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, trái phiếu thường là công cụ không
ghi danh, nên rất khó xác định được danh tính người đầu tư và thương thuyết với
họ. Ngược lại, tiền gửi thì thường chỉ phát sinh trong nước.
Sở dĩ cần phải phân biệt hạng mức tín nhiệm giữa trái phiếu và tiền gửi thành hạng
xem xét đầu tư và hạng không đầu tư là vì tính rủi ro cao hơn của tiền gửi phát
sinh do hậu quả của các hành động của nhà nước (ví dụ như chính phủ hạn chế
chuyển tiền). Ở hạng nên đầu tư khó có khả năng chính phủ gặp khó khăn trầm
trọng đến mức chính phủ phải áp đặt lệnh hạn chế. Ở hạng xem xét đầu tư, một sự
kiện của chính phủ sẽ trở thành một nhân tố to lớn hơn trong phân tích, vì vậy dự
đoán về phản ứng của chính phủ sẽ trở nên quan trọng hơn (ví dụ phân biệt giữa
trái phiếu và tiền gửi)
Đôi khi, trần hạng mức tín nhiệm tiền gửi lại bằng một mức dưới cả mức trần hạng
mức tín nhiệm trái phiếu. Điều này chỉ xảy ra nếu hệ thống ngân hàng hoạt động
kém hiệu quả so với các ngành khác ở đất nước đó. Quyết định mở rộng khoảng
cách này ra thực chất là do một số trường hợp cụ thể của chính hệ thống ngân
hàng của đất nước chứ không phải là do quan sát tổng thể xem định mức tín nhiệm
trái phiếu/ tiền gửi được xếp vào loại nào (vì là thực tế luôn luôn tồn tại một

khoảng cách ở hạng xem xét đầu tư).

4.3 Tại sao các ngân hàng nước ngoài lại được xếp hạng tín nhiệm
cao hơn các ngân hàng trong nước.
Các ngân hàng nước ngoài cóthể có hạng mức tín nhiệm cao hơn các ngân hàng
trong nước. Mặc dầu các cơ quan pháp luật và quản lý thường có quyền ngăn cản
các ngân hàng nước ngoài đăng ký ở thị trường nước họ thực hiện trách nhiệm
bằng đồng bản tệ, trong thực tế, có những lý do bắt buộc các cơ quan luật pháp
khó có thể làm vậy, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Lý do đầu tiên là nếu các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào luồng tự do của
các quỹ nước ngoài, thì lập tức niềm tin trên thị trường ngân hàng quốc tế sẽ biến
mất và các hoạt động của ngân hàng nước ngoài sẽ hướng tới phân bổ ở nơi
khác.Lý do thứ hai là khả năng sẵn sàng can thiệp của các cơ quan quản lý nhà
nước cũng sẽ gặp phải vấn đề về khả nằng áp dụng biện pháp mà họ lựa chọn.Các
ngân hàng nước ngoài thương không để một lượng lớn tiền dưới dạng tài sản trong
nước, mà họ cũng không triển khai nhiều hoạt động kinh doanh ở trên nước chủ
nhà đang gặp hiểm nguy đâu nếu họ phải hứng chịu các biện pháp của các cơ


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

quan quản lý trong nước. Tóm lại, các cơ quan quản lý nhà nước của nước sở tại
thường không khuyến khích hoặc chỉ can thiệp một cách rất hạn chế vào việc
thanh toán ra nước ngoài của các ngân hàng nước ngoài thậm chí ngay cả trong
thời kỳ khủng hoảng.
Phân tích của chúng tôi thấy rằng, có nhiều loại ngân hàng nước ngoài khác
nhau – ví dụ thị trường nước ngoài ở Bahrain bao gồm các ngân hàng thành lập
ở Bahrain và có vị thế kinh doanh ở đó, và các ngân hàng này là chi nhánh của
các ngân hàng quốc tế được thành lập và đặt trụ sở chính ở nhiều nơi trên thế
giới (ví dụ ngân hàng hải ngoại Bahrain của ABN- Amro). Trong trường hợp là

chi nhánh, độ tín nhiệm của các ngân hàng nước ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi
độ tín nhiệm của các ngân hàng mẹ. Ví dụ, chi nhánh tại quốc đảo Cayman của
một ngân hàng Brazil sẽ bị khống chế bởi mức độ trần tín nhiệm nợ/tiền gửi
của Brazil mặc dù ngân hàng nước ngoài đó nằm ở quốc đảo Cayman có thể
được xếp hạng đến mức Aa3 hoặc Aaa (tuỳ thuộc vào loại hình giấy phép kinh
doanh).
4.4 Định mức tín nhiệm theo Đồng Nội tệ
Thỉnh thoảng Moody’s cũng tiến hành định mức tín nhiệm công cụ nợ bằng
đồng nội tệ và điểm mấu chốt là nợ và tiền gửi của ngân hàng có thể được định
mức cao hơn chính phủ nước đó. (Cũng như nợ của các tổ chức phát hành
thuộc khu vực tư nhân khác). Mặc dù trong vòng 50 năm qua, có khối trường
hợp chính phủ áp đặt giới hạn chuyển ngoại tệ, rất hiếm khi nào thấy có lệnh
áp đặt giới hạn chuyển nội tệ. Một phần là do đối với một chính phủ việc hạn
chế chuyển đồng nội tệ khó hơn nhiều so với hạn chế chuyển đồng ngoại tệ.
Phân tích mà lấy cơ sở là đồng nội tệ thì thường hay tập trung nhiều vào môi
trường luật pháp và kinh tế của nước đó, còn định mức xếp hạng đồng ngoại tệ
thì thường hay tập trung vào khả năng tài chính để trả nợ của nước đó hơn. (Sự
khác biệt là mỗi cái nhấn mạnh vào những mặt khác nhau mặc dù cả hai đều
xem xét cùng những vấn đề như nhau.) Do dó định mức tín nhiệm đồng nội tệ
thường xem xét rủi ro về thay đổi cơ chế hay khả năng xảy ra nội chiến, có thể
dẫn tới quịt nợ; tiên đoán khả năng của hệ thống pháp luật, khả năng và tính
lỏng của hệ thống thanh toán; và nguy cơ xảy ra siêu lạm phát (chính phủ có
thể áp đặt kiểm soát thanh toán nhằm cố gắng ngăn chặn việc trượt dốc vào
siêu lạm phát)
Còn hơn cả khi đưa ra “trần tín nhiệm” là khi chúng tôi đưa ra việc xếp hạng
theo đồng ngoại tệ, Moody’s có “cẩm nang” nội tệ cho thấy mức độ mà một tổ
chức tài chính mạnh nhất trong nước có thể đạt được. Những tổ chức phát hành
mạnh nhất có thể không phải là chính phủ. Phần lớn việc định mức tín nhiệm
theo đồng nội tệ có ý nghĩa hơn so với việc làm tương tự theo đồng ngoại tệ.



Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

4.5 Ý nghĩa của Sự hỗ trợ từ Bên Thứ Ba
Khả năng trả nợ của một ngân hàng không chỉ do thực lực tài chính của bản
thân nó quyết định. Một ngân hàng yếu có thể có khả năng trả nợ cao hơn nếu
nó chắc chắn được một bên thứ ba mạnh mẽ tài trợ khi xảy ra khủng hoảng
(như chính phủ, cổ đông, những người có cùng thị trường). Việc xem xét khả
năng tài trợ như vậy là vấn đề quan trọng ở riêng các thị trường mới nổi nơi mà
nhiều ngân hàng quả thực có thực lực tài chính yếu.
Một ngân hàng yếu có thể có khả năng trả nợ lớn nếu nó chắc chắn được một
bên thứ ba mạnh mẽ tài trợ khi xảy ra khủng hoảng.
Khả năng tài trợ thường được dự báo dựa trên quan điểm là một ngân hàng nào
đó “quá lớn không thể đổ vỡ được”.Tuy nhiên ý kiến đó bao gồm một loạt các
vấn đề và thậm chí tự bản cụm từ này cũng gây ra hiểu nhầm – thuật ngữ đúng
phải viết là “quá lớn không được phép đổ vỡ”. Chính phủ thì hầu như lúc nào
cũng có cách để cứu vớt một ngân hàng vì vậy nếu ngân hàng nào đổ vỡ, thì đó
là do chính phủ muốn thế. Một giải pháp đầy đủ về các vấn đề này đã được
Moody’s xuất bản như là một Ý kiến đóng góp Đặc biệt của Moody’s “ Phân
tích khả năng Khả năng Hỗ trợ Chính thức cho Các Ngân hàng gặp vấn đề”.
Tháng 5 năm 1997. Nhân sự kiện này, quý vị nên lưu ý các điểm sau:
Rất hiếm khi người cho vay mất tiền nếu ngân hàng bị đổ vỡ. Trên khắp thế
giới này, các cơ quan tài chính nỗ lực tránh tác động ngược trở lại lên toàn bộ
nền kinh tế nếu một trong những ngân hàng trong nước đó đổ vỡ. Chúng tôi
thấy tình trạng này không thay đổi mấy so với trước đó, mặc dầu nhưng nhà
làm luật luôn tỉnh tảo trước nguy cơ rủi ro đạo đức kinh doanh có thể phát sinh
do được bảo trợ.
Bất chấp điều này, chính chúng ta nghĩ rằng điều quan trọng là phải hiểu chính
xác tại tao một ngân hàng hoặc một nhóm các ngân hàng cụ thể nào đó lại
được hỗ trợ khi khủng hoảng. chúng ta rất không ngợp thấy một tuyên bố rất

nhạt như kiểu “chính phủ sẽ không bao giờ để cho bất cứ ngân hàng nào trên
thị trường này đổ vỡ”. Tuyên bố có vẻ đúng, nhưng chúng ta cần phải hiểu là
tại sao lại thể. Ví dụ, có thể rằng đất nước do một chính phủ yếu kém mà
không thể làm được một việc di thường nào điều hành, ví như để cử tri bị mất
tiền tiết kiệm. Nếu một chính phủ mạnh mà lên nắm chính quyền, khả năng
cho phép điểu này xảy ra có thể tăng lên.
Tính kịp thời của việc hỗ trợ cũng là một vấn đề quan trọng. Theo định nghĩa
của Moody’s, một ngân hàng mà chậm thanh toán nợ tức là đang trong tình
trạng vỡ nợ dù cho nếu tất cả tiền đến hạn, lãi suất đã chậm trả cuối cùng cũng
được trả hết. Kết quả là, một trong số các câu hỏi mà chúng tôi xem xét là liệu


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

chính phủ có một cơ chế phân bổ trước để hỗ trợ cho các ngân hàng trong suốt
thời kỳ khủng hoảng hay không, và liệu chính phủ có quyết định trước những
tiêu chuẩn được sử dụng quá khoản hỗ trợ hay không (ví dụ như hỗ trợ tự động
từ 5 ngân hàng lớn nhất, nhưng các ngân hàng còn lại là tuỳ từng trường hợp)
Khả năng tiên đoán chính xác về việc hỗ trợ không có ý nghĩa tạo điều kiện
cho ngân hàng được xếp hạng đến mức trần tín nhiệm quốc gia.Hãy xem xét ví
dụ về mặt lý thuyết sau giữa hai ngân hàng, cả hai đều có khả năng được hỗ trợ
khi xảy ra khủng hoảng như nhau nhưng một trong hai ngân hàng này có thực
lực tài chính yếu còn ngân hàng kia lại có thực lực tài chính mạnh. Việc ngân
hàng có thực lực tài chính yếu hơn có khả năng yêu cầu hỗ trợ khả năng thanh
toán nợ của nó là một yếu tố không chắc chắn điều mà không có ở các ngân
hàng khoẻ mạnh hơn. Người ta có thể không xác định được đúng lúc khủng
hoảng là nặng nề nhất để có hỗ trợ đúng lúc nhất; có thể nảy sinh các vấn đề
hậu cần (ví dụ các nhà quản lý và nhà làm luật không cùng quan điểm giải
quyết vấn đề); để một ngân hàng vỡ nợ có thể khiến các nhà tài trợ nước ngoài
đề nghị một khoản tài trợ kinh tế trọn gói, và vân vân. Trong điều kiện các thứ

khác không thay đổi, tính không chắc chắn tăng thêm này sẽ là cho các ngân
hàng có thực lực yếu hơn sẽ có mức tín nhiệm nợ/tiền gửi thấp hơn so với các
ngân hàng có thực lực khoẻ mạnh hơn.
Sự khác biệt chính của Việc tập trung Khi định mức tín nhiệm các ngân hàng ở
thị trường mới nổi khác hẳn với ở thị trường phát triển.
Thống kê tài chính và Các chỉ số ít có giá trị trong việc đánh giá sức mạnh của
một ngân hàng và so sánh các ngân hàng với nhau.
Điều này xảy ra cũng là vì hai lý do. Một là, công khai thì thường kém toán
diện hơn và chuẩn mực kiểm toán thì kém nghiêm khắc hơn ở các nước đang
phát triển. Một cách đơn giản là, những con số này không thể đưa ra một bức
tranh chính xác về những gì đang diễn ra trong một ngân hàng, và những con
số này có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ, tháng 6 năm 1998, chúng tôi có bài Tổng
quan Hệ thống Ngân hàng – Trung Quốc cảnh báo rằng “Kết quả tài chính của
các ngân hàng Trung Quốc vẫn không thể cho phép người khác đánh giá một
cách chính xác – các số liệu được ẩn bản có thể được hiểu một cách tốt nhất là
phương tiện chính thức chuyển tải quan điểm chính thức các ngân hàng của
Trung Quốc có sức mạnh tài chính và ngày càng mạnh hơn do kiểm soát chặt
chẽ và quy củ hơn.”
Hai là các con số và tỉ số có thể là đối tượng thay đổi nhanh và mạnh ở các thị
trường mới nổi, vì vậy dù cho các con số này có giải thích rõ ràng hơn về vị thế
hiện tại của một ngân hàng thì chúng cũng không mấy giá trị khi tien đoán về
vị thế tương lai của ngân hàng.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Một nguyên tắc chung là, chúng ta tin rằng ở thị trường mới nổi, những con số
ấn hành có khả năng là các chỉ số trễ về các vấn đề của ngân hàng hơn là chỉ số
chủ đạo.
Một nguyên tắc chung là, chúng ta tin rằng ở thị trường mới nổi, những con số

ấn hành có khả năng là các chỉ số trễ về các vấn đề của ngân hàng hơn là chỉ số
quan trọng về các vấn đề của một ngân hàng. Ở những thị trường mới nổi,
chúng tôi không thể dựa vào các con số thống kê để như kiểu dấu hiệu về các
vấn đề phát triển. Theo thời gian, con số cũng là các dấu hiệu, ngân hàng có thể
đã ở bên bờ vực phá sản.

5.2 Nền kinh tế và Môi trường mà Ngân hàng hoạt động là chỉ
báo về sức mạnh tài chính quan trọng hơn hẳn
Điều này là bởi vì môi trường kinh tế và chính trị ở những thị trường mới nổi
có xu hướng kém ổn định hơn ở những thị trường phát triển, và bởi vì quy mô
của bất cứ sự thay đổi nào cũg lớn hơn hẳn. Ở nhiều cấp độ, điều này là đúng.
Ví dụ:
• Sự thay đổi của chính phủ có thể có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu của hệ thống
ngân hàng và số phận của từng ngân hàng.
• Các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các phương pháp mạnh bạo của
chính phủ như là một chương trình kinh tế mở rộng của chính phủ. Ví dụ,
tháng 4 năm 1998, chúng tôi đã lưu ý rằng ở Brazil, một “sự tăng lên đột
biến của lãi suất lên tới 43% một năm trong tháng 10 năm 1997 từ một mức
đã là khá cao 22% rồi, cùng với gói tài khoá nhằm tiết kiệm gần 20 tỷ R$
cho chính phủ liên bang đã gây ra cuộc suy thoái kinh tế và dẫn tới sự co
hẹp lại của nhu cầu tín dụng.” Không có khả năng một ngân hàng ở thị
trường phát triển lại phải đối mặt với sự thay đổi chính sách tiền tệ lớn như
thế.
• Hệ thống ngân hàng ở những nền kinh tế chuyển đổi là đối tượng bị ảh
hưởng của thay đổi chính sách nhiều hơn những ngân hàng ở thị trường
phát triển. Đối với các nhà phân tích tín dụng, ẩn ý chính của điều này là
môi trường cạnh tranh có thể thay đổi, các ngân hàng hiện có có thể sáp
nhập lại với nhau, các ngân hàng mới có thể xuất hiện, vai trò và quyền sở
hữu ngân hàng có thể thay đổi, và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có
thể nỏi lên làm suy yếu thương hiệu kinh doanh của các ngân hàng. Cạnh

tranh cũng sẽ đến từ phía các ngân hàng nước ngoài (hệ thống tinh vi hơn,
nguồn lực thì dồi dào hơn hẳn), điều này phụ thuộc vào mức độ cho phép
mở cửa của Chính phủ.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Chúng tôi cũng sẽ chỉ ra rằng ở những thị trường mà số liệu thống kê có thể
không phải là một cẩm nang hữu ích về sức mạnh tài chính của ngân hàng thì
điều quan trọng là ít ra cũng phỉa hiểu tổng thể những gì hình thành nên thị
trường ngân hàng. Hiểu được xu thế rộng hơn sẽ giú các nhà phân tích hiểu các
con số của từng tổ chức tốt hơn. Ví dụ, khó có thể hiểu được sự thay đổi lớn về
hệ số sinh lời trên tài sản của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ nếu không có một
đánh giá chính xác về môi trường siêu lạm phát của nước này.

5.3 Sức mạnh của Vốn và Các khoản Dự phòng là một nhân tố
quan trọng trong phân tích các ngân hàng ở những thị trường
mới nổi hơn là phân tích trường hợp của các thị trường đã phát
triển.
Ở những thị trường đã phát triển, sự giảm sút của chất lượng tín dụng thường
xảy ra từ từ như là một phần của chu kỳ kinh doanh dẫn đến thời kỳ ngân hàng
phải tăng mức dự trữ. Nhưng ở những thị trường mới nổi, chất lượng tín dụng
có thể suy giảm đột ngột.
Chúng tôi tin rằng một cơ sở thu nhập vững chắc sẽ là cách tốt nhất đảm bảo
sức mạnh tài chính. Thu nhập vững chắc tạo điều kiện cho ngân hàng đánh đổi
số lượng hợp lý các khoản vay có vấn đề mà không làm giảm vốn của ngân
hàng, hoặc thiết lập nguồn vốn và dự trữ đề phòng những rủi ro trong tương
lai. (Sức mạnh tương đối của ngân hàng về vấn đề này có thể so sánh thông
qua tỉ số giữa lợi nhuận trước thuế/ nợ ròng). Ở những thị trường mới nổi, khả
năng thu nhập của ngân hàng có thể bị xáo trộn bởi cú xốc lớn trong nền kinh

tế ngày càng lớn hơn. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng không thể
lập dự phòng nhưng bị bắt buộc phải lập ngay bằng nguồn vốn các khoản dự
trữ. Kết quả là quy mô vốn ngày càng trở nên quan trọng hơn. Một chỉ số chính
về khả năng trả nợ ở những thị trường mới nổi là phần trăm vốn chủ sở hữu
trên nợ ròng. Tỉ số này là một chỉ báo về tỉ phần nợ của ngân hàng phải trả trên
tổng số giá trị tài sản thuần.

5.4 Ở Những Thị trường Mới nổi, Ngày cáng có nhiểu Trường
hợp Định mức Tín nhiệm Trái phiếu và Tiền gửi hoặc được nâng
cao bởi khả năng được ngân hàng khác hỗ trợ khi xảy ra khủng
hoảng hoặc bị giới hạn bởi trần định mức tín nhiệm quốc gia
Khả năng hỗ trợ của chính phủ hoặc một bên thứ ba cho một ngân hàng có
nguy cơ đổ vỡ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quyết định định mức
tín nhiệm nợ và tiền gửi ở thị trường mới nổi. Phần vì sự đổ vỡ của ngân hàng
có xác suất xảy ra tức thì ở thị trường mới nổi cao hơn là ở thị trường đã phát


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

triển. Nhưng cũng còn có lý do là số lượng các ngân hàng có thực lực yếu kém
ở thị trường mới nổi nhiều hơn và một số trong số các ngân hàng này cũng hoạt
động ở các nước mà chính phủ cũng chỉ cam kết bảo trợ có mức độ khi các
ngân hàng này không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ, Ngân
hàng Nationale Agricole của Tunisia định mức tín nhiệm sức mạnh tài chính là
E, phản ánh quan điểm của chúng ta rằng ngân hàng này thực sự yếu kém, tuy
nhiên nó lại có định mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ là Ba1, bởi vì ngân hàng
trung ương Tunisia (xếp hạng Baa3) có thể giúp nó không bị đổ vỡ khi xảy ra
khủng hoảng.
Mặt khác, bởi vì trần định mức tín nhiệm quốc gia ở thị trường mới nổi thường
thấp hơn định mức tín nhiệm quốc gia ở thị trường đang phát triển. Thường

xảy ra các trường họp định mức tín nhiệm của ngân hàng mạnh bị giới hạn
hơn. Ở Tây Bắc Âu, trần định mức tín nhiệm quốc gia là Aa hoặc cao hơn, vì
vậy ít ngân hàng nào có khả năng bị giới hạn bởi trần định mức tín nhiệm quốc
gia. Các thị trường mới nổi hiếm khi được định mức tín nhiệm lên đến mức A
và thường thì thấp hơn một chút. Có một cách khác khi nói để khái niệm hoá
việc này là ngân hàng phải đối mặc với hai rủi ro chính – phá sản và khả năng
thanh toán – tạm ngừng giao dịch ngoại tệ.Trong những trường hợp của những
ngân hàng ở thị trường mới nổi, người ta thấy rằng rủi ro sau là lớn hơn, và
điều này làm cho định mức tín nhiệm quốc gia thấp hơn.

6 Phương pháp Định mức Tín nhiệm Ngân hàng ở Thị
trường Mới nổi
Mô hình định mức tín nhiệm của Moody’s áp dụng cho tất cả các ngân hàng
trên khắp thế giới, bất kể là ngân hàng đó có trụ sở tại đâu., vì vậy “Bảy Tiêu
chí” của phân tích ngân hàng được vạch ra trong bản nghiên cứu Phương pháp
Định mức Tín nhiệm của chúng tôi về Rủi ro Tín dụng của Ngân hàng ở những
thị trường phát triển cũng làm cơ sở để đánh giá những thị trường đã phát
triển.”Bảy Tiêu chí” đó là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Môi trường kinh doanhS
Sở hữu và Quản trị
Giá trị Thương hiệu
Khả năng sinh lợi

Lịch sử rủi ro
Phân tích vốn kinh tế
Ưu tiên và Chiến lược Quản lý

Điều quan trọng là phải lưu ý rằng chỉ có hai trong số bảy vấn đề này đề cập rõ
ràng tới tình hình tài chính của ngân hàng – đó là khả năng sinh lợi và lịch sử


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

rủi ro. Ngày nay tình hình tài chính của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong phân tích của chúng tôi, nhưng chúng tôi tin rằng xét trong dài hạn,
những vấn đề như thương hiệu kinh doanh, chất lượng quản lý có tác động
mạnh mẽ hơn tới sức mạnh tài chính của ngân hàng. Đôi khi cũng có trường
hợp ngân hàng được định mức tín nhiệm cao hơn so với mức cơ bản vì rằng
chỉ số tài chính của họ cao hơn chỉ số của các ngân hàng khác những ngân
hàng đã được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, một ngân hàng có các chỉ số thấp
hơn vẫn được xếp hạng cao hơn nếu như chúng ta tin rằng những nhân tố định
tính khác sẽ có thể cho thấy trong dài hạn những hệ số sẽ cao hơn.

6.1 Phương pháp định mức tín nhiệm khống dựa vào một
“Checklist” hay “Thang điểm” nào
Đôi khi người ta hỏi chúng tôi rằng chúng tôi gắn cho mỗi nhân tố quyền số
nào khi thực định mức tín nhiệm – chất lượng tài sản là quan trọng nhất hay chỉ
số tài chính? Câu trả lời là chúng tôi không thực hiện định mức tín nhiệm theo
cách đó. Vấn đề là chúng tôi tự hỏi là, “Điều gì quyết định mức tín nhiệm?”
“Đặc điểm của ngân hàng này những ngân hàng sẽ quyết định mức tín nhiệm
của chính nó là gì –tiêu cực hay tích cực- xét trong dài hạn?”
Chuyên gia Phân tích Ngân hàng và Kỳ Thủ
Cách đây mấy năm, các nhà khoa học nghĩ ra một phương pháp thử mà thông qua đó

kiểm tra sự khác biệt giữa các kỳ thủ chuẩn của các câu lạc bộ và các kiện tướng cờ
vua. Máy cảm biến được gắn vào mẳt của các kỳ thủ nó cho nhà khoa học thấy các kỳ
thủ đang tập trung vào điểm nào trên bàn cờ khi họ đang xem xét di chuyển quân cờ
nào. Sự khác biệt giữa hai kỳ thủ này rất thu hút được sự chú ý. Các kỳ thủ của các
câu lạc bộ nhìn quanh tất cả các điểm trên bàn cờ, cân nhắc các nước đi khác nhau
của các con cờ có thể di chuyển được trong một phậm vi rộng. Ngược lại các kiện
tướng lại chỉ nhìn vào một vài ô cờ thôi và hai hay ba quân cờ. Họ đã xác định được
các quân cờ và các nước cờ chính sẽ dẫn tới kết cục của cả ván cờ. Trong số hàng triệu
nước đi tiềm năng sẵn có trên bàn cờ (và trong môn cờ vua, có hàng triệu nước đi) các
kiện tượng chỉ để ý đến một vài nước.
Các chuyên gia phân tích ngân hàng của Moody’s phải cố gắng làm việc kiểu như các
kiện tướng. Chúng tôi biết rằng khối vấn đề có thể ảnh hưởng tới mức tín nhiệm của
một ngân hàng nhưng chúng tôi chỉ tập trung xác định những cái gì thật sự làm tác
động tới chất lượng tín dụng của một ngân hàng

Những vấn đề có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của một ngân
hàng trong mọi trường hợp đều như nhau; chúng có thể thuộc vào một trong
“bảy tiêu chí” nói trên. Nhưng trong thực tế, vấn đề chính ảnh hưởng với mức
tín nhiệm thì rất khác nhau so ngân hàng này với ngân hàng khác. Đối với một


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

ngân hàng, lịch sử có thu nhập cao có thể vượt qua được cả lo lắng về việc sắp
tới sẽ bỏ bớt các quy định; nhưng ngân hàng khác thì quản lý kém có thể dẫn
tới định mức tín nhiệm thấp bất chấp cả việc có chỉ số tài chính mạnh và vân
vân. Nghệ thuật phân tích ngân hàng là phải xác định được cá yếu tố chính tác
động tới định mức tín nhiệm và đánh giá xem trong phạm vi nào thì nó có thể
ảnh hưởng tới mức tín nhiệm của ngân hàng trong dài hạn?


7 Môi trường kinh doanh của Ngân hàng
Điều kiện kinh doanh là lí do duy nhất và quan trọng nhất giải thích tại sao các
ngân hàng ở thị trường mới nổi là cái hạng chỉ được định mức tín nhiệm sức
mạnh tài chính thấp hơn so với các ngân hàng thị trường phát triển. Khi chúng
tôi đánh giá môi trường kinh doanh, chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi “Những ngân
hàng ở thị trường này phải có những cơ hội nào mới thiết lập được một lịch sử
về thu nhập mạnh, lắm loại và có thể phòng bị được thế?” Bằng trực giác
chúng tôi thấy rõ ràng rằng dễ dàng có được một lịch sử thu nhập như thế ở
những thị trường đã phát triền, lớn mạnh, đa dạng và lành mạnh hơn là ở một
thị trường không phải là như thế. Dù cho nhiều nền kinh tế mới nổi cũng lớn,
nhưng nó không có xu hường là đã chín muồi; chúng chủ yếu dựa vào một số
ngành chính (như khai khoáng) và khả năng thanh toán của cả chính phủ và
khu vực tư nhân đều mong manh không ổn định.
Điều kiện kinh doanh là lí do duy nhất và quan trọng nhất giải thích tại
sao các ngân hàng ở thị trường mới nổi là cái hạng chỉ được định mức tín
nhiệm sức mạnh tài chính thấp hơn so với các ngân hàng thị trường phát
triển

7.1 Sức khoẻ và Cấu trúc của nền Kinh tế
Ở những thị trường mới nổi, phân tích của chúng tôi bắt đầu với việc đánh giá
môi trường kinh tế vĩ mô. Các nhân tố bao gồm cả viễn cảnh tăng trưởng kinh
tế, khả năng ổn định tỉ giá hối đoái, và xu hướng diễn biến lạm phát. Ví dụ,
một ngân hàng khó có thể mạnh được nếu nó hoạt động ở một nền kinh tế đang
suy thoái trầm trọng. Hoặc sự giảm giá tiền tệ lớn có thể ảnh hưởng tới tính
hợp lý của bảng cân đối kế toán. Ví dụ, so sánh môi trường kinh doanh của bất
cứ nước nào trong 11 nước thành viên cũ của EU với môi trường kinh doanh ở
Nga. Khi chúng tôi phân tích các ngân hàng ở 11 nước thành viên cũ của EU
chúng tôi rất tin tưởng rằng các nước này sẽ không phải vật lộn với một đợt
lạm phát hoặc đồng tiền mất giá bất ngờ. Chúng tôi cũng khá tin vào mức độ
tăng trưởng của các nước này sẽ không dao động trong vòng hai hoặc ba năm

tới. Ở Nga, không chỉ có những nhân tố kinh tế đó kém hấp dẫn hơn, mà chúng
còn khó đoán biết được hơn. Sự gia tăng lạm phát không đoán trước được ở


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

các nước thuộc EU đó có nghĩa là lạm phát ở mức 4 -5% một năm. Nhưng ở
Nga, điều này có thể là lạm phát tăng 200%.
(Hãy nhớ rằng phân tích này khác hẳn với việc đánh giá hệ số quốc gia đã nhắc
đến ở trên. Trong trường hợp này, chúng tôi đang nhắm tới một điều kiện đáng
lưu ý mà ngân hàng hoạt động trong điều kiện này và nó ảnh hưởng như thế
nào đối với thực lực tài chính nội tại của ngân hàng. Ở đây chúng tôi không
đánh giá xem những điều kiện này ảnh hưởng thế nào tới khả năng trả nợ của
chính phủ - điều mà có thể dẫn tới việc áp đặt các “điều luật giới hạn quốc gia”
như kiểu kiểm soát ngoại hối. Phân tích về “các điều luật giới hạn quốc gia”
có thể thông qua trần định mức tín nhiệm nợ/tiền gửi mà áp dụng đối với định
mức tín nhiệm tất cả các ngân hàng).
Giai đoạn tiếp theo của phân tích là xem xét tính đa dạng và trình độ của nền
kinh tế. Nền kinh tế có bao gồm một loạt các doanh nghiệp lành mạnh bao
trùm hết tất cả các hoạt động kinh tế mà kết quả hoạt động của nó có phần nào
đó có tương quan ngược chiều không (nghĩa là nếu một ngành hoạt động yếu
thì ngành khác có thể vẫn hoạt động tốt)? Các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng
Vịnh Ả Rập là một ví dụ. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, chủ yếu là
thuộc sở hữu nhà nước, chiếm ít nhất 1/3 GDP, và khu vực tư nhân thì chủ yếu
dựa vào các hợp động với nhà nước. Hoạt động của khu vực tư nhân mà không
dựa vào các hợp đồng với chính phủ thì khó mà mở rộng được hoạt động
thương mại và phân bố nhập khẩu. Kết quả là “ mảnh đất dành cho doanh
nghiệp” ở các nước này rất hạn chế. Hơn thế nữa, nếu giá dầu giảm, khả năng
thanh toán của chính phủ sẽ khó khăn hơn (khoảng ¾ tổng htu của chính phủ là
từ kinh doanh dầu mỏ và khí đốt). Điều này không chỉ ảnh hưởng tới những

công ty phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của chính phủ. Bởi vì, chi tiêu của
chính phủ - cả trực tiếp và gián tiếp – đều chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
hoạt động kinh tế, gần như tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, bất cứ
một ngân hàng nào cũng rất khó tự tránh khổi những ảnh hưởng khi nền kinh tế
đi xuống. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn ngành khác, nhưng tất cả sẽ
bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau.

7.2 Những Xu hướng trên Thị trường Vốn, Phi trung gian hoá
và Cấu trúc của Hệ thống Ngân hàng.
Điều quan trọng là phải hiểu được vài trò của ngân hàng trong hệ thống tài
chính nói chung. Trước đó chúng tôi đã nói ràng ngân hàng có xu hướng thống
trị thị trường tài chính tại các nến kinh tế mới nổi. Việc thống trị này đem đến
cho ngân hàng hai cái lợi lớn:


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

• Quyền làm giá – ngân hàng có thể quyết định “lãi suất áp dụng” đối với
tiền gửi và cho vay, và mức phí áp dụng cho các dịch vụ tài chính. Quyền
lực này không cần dựa trên thoả thuận cấu kết nào hết. Nó có thể là hậu
quả cuộc tính ý trong việc đặt giá của những người tham gia thị trường
( nhứng người không quan tâm tới việc khuyấy động tới cơ cấu làm giá) và
sự thiếu vắng của các gương mặt mới trong chiến lược làm giá tổng thể để
phân chia thị phần.
• Khả năng thu lợi từ những thay đổi của việc phân bố tài sản công chúng –
ví dụ, ảnh hưởng của việc tiền gửi chảy khỏi ngân hàng và chảy vào các
quỹ tương hỗ là nhỏ nhất nếu ngân hàng kiểm soát ngành quỹ tương hỗ của
địa phương. Rõ ràng là vấn đề lập quỹ và thanh toán đang tăng lên, nhưng
nếu ngân hàng đoạt lại được phí quản lý thì lợi nhuận lề mà họ mất đi do
rút tiền kiệm, thì ngân hàng vẫn bảo toàn lợi nhuận của mình

Khi mà thị trường tài chính phát triển, có thêm nhiều thành viên mới và các
ngân hàng bắt đầu mất đi hai lợi thế này của mình. Tốc độ phát triển của thị
trường tài chính phụ thuộc vào một vài nhân tố, bao gồm cả thái độ ứng xử của
cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp phép cho thành viên mới. Ngân hàng
Trung Ương thường rất hay bảo hộ cho hệ thống ngân hàng của họ và không
muốn hệ thống này suy yếu bởi có sự tham gia của thành viên mới. Tiềm năng
phát triển của thị trường vốn cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ thay đổi – một nền
kinh tế lớn có nhiều loại doanh nghiệp khác nhau và các ngành công ích mạnh
có khả năng thu hút được sự quan tâm của các nhà tài phiệt của địa phương và
các định chế tài chính nước ngoài theo đuổi. Một thị trường trầm lắng hơn thì
có thể sẽ nằm ngoài sự quan tâm của các thành viên.
Do đó các chuyên gia phân tích ngân hàng cần phải xem xét tới thương hiệu
mà ngân hàng có được trên thị trường tài chính và khả năng thương hiệu này sẽ
thay đổi. Như chúng tôi đã nói từ trước, thị trường tài chính phát triển và đa
dạng là một phần của môi trường kinh doanh tiên tiến, vì vậy một số ngân hàng
(“kẻ chiến thắng”) có thể thu lợi ngay cả khi thường hiệu của ngân hàng bị suy
yếu. Xác định được kẻ thắng người thua là nhiệm vụ trung tâm của cách phân
tích này.
Việc xem xét ngân hàng ngân hàng trong bối cảnh của hệ thống tài chính nói
chung, bước tiếp theo là xem xem mỗi ngân hàng bị ảnh hưởng như thế nào
bởi sự thay đổi cấu trúc của thị trường ngân hàng. Chúng ta phải xem xem liệu
các nhà làm luật có thể cấp phép cho các ngân hàng mới cạnh tranh cùng với
các ngân hàng hiện có hay không. Liệu họ có khuyến khích hoặc cản trở sự sáp
nhập, hợp nhất và liệu các nhà làm luật có mở cửa thị trường cho các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài hay không. Ở thị trường mà các ngân hàng lớn ngày
càng lớn mạnh, có thể thông qua việc sáp nhập hoặc liên minh chiến lược với
các đối tác nước ngoài, thì các ngân hàng nhỏ hơn và yếu hơn sẽ bị cách ly


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI


khỏi nhịp sống xã hội. Nhưng trong hệ thống ngân hàng bị kiểm soát và thủ
tiêu cạnh tranh, những ngân hàng nhỏ như vậy vẫn có thể tồn tại, nhưng khi thị
trường được tự do hoá hơn, các ngân hàng lớn hơn có thể theo đuổi chiến lược
giá luỹ tiến .Lợi thế kinh tế theo quy mô lúc này cũng xuất hiện. Khả năng dễ
xảy ra nhất là hai loại hình ngân hàng này sẽ sáp nhập vào nhau, và hình thành
một ngân hàng lớn có thương hiệu quốc gia và hoạt động trên khắp toàn cầu,
và ngân hàng khu vực. Những ngân hàng nằm ở mức giữa sẽ thấy rằng càng
ngày càng khó tồn tại.
Các nước thành viên của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây đã nhanh
chóng có sự thay đổi cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng tư nhân hoá, sự đổ
vỡ của các ngân hàng lớn và sự cấp phép cho cấc ngân hàng mới hoạt động, cả
địa phương và nước ngoài. .Trong bối cảnh đó, một ngân hàng hôm nay có thể
là thành viên dẫn đầu có thể ngày mai không còn vị trí này nữa. Và vì các quy
định về hoạt động ngân hàng thường là vấn đề được chính trị hoá cao, việc
đoán trước cơ cấu của thị trường ngân hàng gồm cả việc hiểu các tuyên ngôn
chính trị của các đảng phái chính trị đang cạnh tranh với nhau và khả năng
những phe phái này nắm được quyền lực.

7.3 Hiệu quả của Chính sách
Vì ở thị trường phát triển, chúng tôi đánh giá khả năng các nhà làm luật biết
chắc được sự lành mạnh của các ngân hàng trong hệ thống và cũng như năng
lực của ngân hàng và tính sẵn sàng can thiệp ngắn chặn các vấn đề này sinh
thành khùng hoảng. Điều này cũng liên quan tới việc đánh giá không chỉ là sự
cạnh tranh của các nhà làm luật mà còn ảnh hưởng tới quyền lực mà họ đang
nắm trong tay. (Ngân hàng trung ương hiếm có đủ nguồn để vực dậy một ngân
hàng – mà nguồn chủ yếu là từ Bộ Tài Chính, và Bộ này có những đặc quyền
khác và có nhiều ảnh hưởng so với ngân hàng trung ương.)
Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, một nhà phân tích luôn muốn biết ngân hàng
trung ương thường xuyên kiểm tra các ngân hàng thương mại tới mức nào. Ví

dụ, nếu các nhà làm luật có chỉ có một nhúm nhân viên mà lại phải thanh tra 50
ngân hàng, thế thì chất lượng thanh tra khó có thể cao được nếu không có kiểm
toán độc lập xem lại báo cáo về các lĩnh vực hoạt động cụ thể của ngân hàng.
Nhà phân tích sẽ cố gắng xem lại xem các nhà làm luật hiểu được đến mức nào
một số rủi ro phức tạp mà ngân hàng phải đối mặt. Ví dụ, chúng tôi đã chứng
kiến các trường hợp mà nhà làm luật bảo các ngân hàng thiết lập phòng quản lý
rủi ro mà không có ý kiến rõ ràng là nhà làm luật muốn đánh giá các ngân hàng
như thế nào. Ở đây nguy hiểm ở chỗ các ngân hàng có thể lại trội hơn những
người giám sát ngân hàng.


Nguyễn Minh Ngọc -VAFI

Tính sẵn sàng và khả năng của các nhà làm luật ép buộc thi hành luật cũng lại
là một vấn đề quan trọng khác. Chuyên gia phân tích nên hỏi các nhà làm luật
đã làm gì nếu họ phát hiện ra ngân hàng vi phạm các quy định mà họ đặt ra, và
liệu có ngân hàng nào bị đóng cửa không. Đây là một lĩnh vực mà phạm vi
công việc của chuyên gia phân tích ngân hàng sẽ tổ chức những cuộc họp giữa
các ngân hàng với những nhà làm luật để cùng đọc các bài báo địa phương, và
liên lạc với những người như nhà báo, luật sư và nhà tư vấn. Việc một ngân
hàng nhỏ chỉ bị khiển trách rất nhẹ nhàng khi vi phạm các qui định này thì bản
thân việc đó dường như cũng chả có ý nghĩa gì. Nhưng nếu một cổ đông lớn
trong trong ngân hàng đó có quan hệ với một bộ trưởng trong chính phủ, thì sự
việc bắt đầu được nhìn nhận là có vấn đề. Loại thông tin nguồn đó thường cần
phải hiểu được ý nghĩa thực sự của sự việc và hiếm khi được coi là thông tin cơ
bản.

7.4 Đánh giá tầm quan trọng của Các tác động của Chính sách
Của nước ngoài
Các thành viên bên ngoài, như Ngân hàng Thế giới hoạc Ngân hàng Phát triển

và Tái thiết Châu Âu (EBRD) có ảnh hưởng quan trọng tới định hướng của hệ
thống ngân hàng trong một nước, và ảnh hưởng tới việc các cơ quan quản lý
nhà nước sẽ phản ứng thế nào khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Ví dụ, khi
đàm phán một gói tài trợ vói chính quyến Hàn Quốc, cả WB, IMF đều giãi bày
mối lo lắng về cái gọi là nguy cơ “ỷ thế làm liều” (moral hazard) mà sẽ có hậu
quả nếu tất cả các ngân hàng đều được hỗ trợ một cách rõ ràng, mặc dù chính
quyền Hàn Quốc rất muốn tiếp tục áp dụng chính sách cho dãn nợ và hỗ trợ để
mà tất cả các ngân hàng có thể được bảo vệ. Những sự việc này như khủng
hoảng ở Mexico năm 1995, khủng hoảng Châu Á năm 1997/98 và việc vỡ nợ
của Nga tháng 8/1998 đã dẫn tới nhiều nhiều ý kiến về vấn đề hỗ trợ của nước
ngoài cho các nến kinh tế gặp vấn đề. Tiếp theo, đối với các chuyên gia phân
tích ngân hàng để hiểu được ưu tiên về chính sách của các định chế đa phương
và các nước như Mỹ là một vấn đề ngày càng quan trọng. Những định chế này
sẽ quyết định trường hợp nào khoản hỗ trợ sẽ được mở rộng tới các nền kinh tế
thị trường mới nổi và tới từng ngân hàng.

7.5 Tính Minh Bạch
Những ngân hàng và hệ thống ngân hàng ở thị trường mới nổi có xu hướng
kém minh bạch hơn so với các ngân hàng và hệ thống ngân hàng ở các thị
trường phát triển, và đó là lý do quan trọng giải thích vì sao các ngân hàng ở
thị trương mới nỏi lại có định mức tín nhiệm thấp hơn. Lưu ý rằng định mức
tín nhiệm thấp hơn như vây không chỉ là sản phẩm của đầu óc bảo thủ của các
chuyên gia phân tích, mặc dầu điều đó cũng có một vai trò nhất định (khi thông


×