Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SÁNG KIẾN ĐẠT GIẢI CẤP THÀNH PHỐ: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÂN MÔN LỊCH SỬ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.76 KB, 37 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
--------------------------

SÁNG KIẾN
ĐẠT GIẢI CẤP THÀNH PHỐ:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH
VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÂN MÔN LỊCH SỬ”

Khoa học giáo dục


LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn
lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự
thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có
vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà
nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
đối với giáo dục phổ thông. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người
dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung
chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí
của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả
năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ chuẩn kiến
thức kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi
trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học
sinh trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích không gây
áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả
học sinh hoàn thành chương trình và có mảng kiến thức dành cho đối
tượng học sinh năng khiếu. Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn


diện cho học sinh là nhiệm vụ của các trường và giáo viên. Để có
chất lượng giáo dục toàn diện thì việc giáo viên sáng tạo viết sáng
kiến là vô cùng quan trọng. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của
người giáo viên (GV) là nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng


trong việc giảng dạy, quản lý. SKKN không chỉ mang đến những đổi
mới, sáng tạo trong công tác dạy và học, mà còn giúp người GV
thoát khỏi sức ỳ. Hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là
một hoạt động nằm trong nhiệm vụ, kế hoạch chuyên môn của từng
năm học được ngành và các trường học tiến hành song song cùng với
hoạt động dạy- học và một số hoạt động khác....Nó phải được coi là
nghiên cứu khoa học hay phương pháp dạy học của giáo viên. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy hoạt động này còn tồn tại nhiều vấn đề chưa
được nhìn nhận, đánh giá, hiểu đúng bản chất của nó. Vì vậy, ở bài
viết này tôi muốn mạn phép chia sẻ với bạn đọc để phần nào hiểu
đúng bản chất của hoạt động trên. "Sáng kiến kinh nghiệm" là những
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn
công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc
phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường
không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong
công tác của người giáo viên. Để có tài liệu nghiên cứu, viết sáng
kiến kịp thời và sát với chương trình học, phù hợp với công việc của
giáo viên, tôi đã nghiên cứu biên soạn: Sáng kiến đạt giải cấp thành
phố: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học có

hiệu quả phân môn Lịch sử”. Tài liệu nhằm giúp giáo viên có
cơ sở, định hướng để viết sáng kiến hiệu quả hơn để nâng cao chất
lượng dạy học của mình.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn

đọc tham khảo và phát triển tài liệu:

SÁNG KIẾN ĐẠT GIẢI CẤP THÀNH PHỐ:


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH
VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÂN MÔN LỊCH SỬ”
Trân trọng cảm ơn!

NỘI DUNG TÀI LIỆU GỒM
1. Hướng dẫn viết SKKN
2.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu
thích và học có hiệu quả phân môn Lịch sử”.


SÁNG KIẾN ĐẠT GIẢI CẤP THÀNH PHỐ:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN.

1. Hướng dẫn viết SKKN:
a) Về khâu tổ chức
- Đối với nhà trường: Lãnh đạo các trường phổ thông cần có kế
hoạch ngay từ đầu năm học, cho giáo viên tự do đăng kí tên đề tài
SKKN của mình.


- Phân công những người có năng lực, kinh nghiệm giúp đỡ thêm, có
thể hỗ trợ thêm về mặt tài liệu, phương tiện, kinh phí, thời gian...Cần
thiết có bản hướng dẫn chi tiết về cấu trúc SKKN và biểu chấm cho

từng người tham khảo.
- Đối với tổ chuyên môn: Ngoài những giờ thao giảng, sinh hoạt
khác, tổ chuyên môn cần tận dụng quỹ thời gian cùng trao đổi, thảo
luận vấn đề đồng nghiệp đang làm để bổ sung giải pháp cho nhau.
Đây cũng một trong những con đường nhằm đổi mới sinh hoạt tổ
chuyên môn, và cùng một lúc đạt được 2 đích: tránh hình thức sinh
hoạt giấy tờ; nâng cao hiệu quả công tác dựa vào những SKKN được
tạo ra bằng tâm huyết và sự hỗ trợ của tổ nhóm.
- Cần thành lập Hội đồng chấm đảm bảo quy trình, khoa học và công
bằng.

b) Quy trình viết SKKN
Một SKKN phải đảm bảo những yêu cầu về mặt nội dung và
hình thức như sau:
- Về mặt nội dung:
+ Phán ánh, đánh giá được thực trạng của vấn đề mình đề cập khi
chưa áp dụng SKKN mới.
+ Trình bày được rõ ràng các biện pháp, phương pháp, quan điểm về
mặt lí luận, thực tiễn của SKKN mới.
+ Các hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng, vận dụng SKKN ấy.
+ Hiệu quả sau khi áp dụng SKKN mới
+ Những đề xuất nào khi thực hiện SKKN đó
- Về mặt hình thức:
Cần trình bày rõ ràng theo bố cụ từng phần, mục, tiểu mục và
đánh số, kí hiệu phân chia rõ ràng. Đầu tiên là Bìa, các Từ viết tắt, kí
hiệu (nếu có), Mục lục, Nội dung SKKN, Phụ lục (các phiếu điều tra,


giáo án minh họa), Tài liệu tham khảo. Trình bày ở phong chữ Times
New Roman và cỡ chữ 14.....

Thông thường một SKKN gồm 3 phần cơ bản và ở mỗi phần có các
tiểu mục nhỏ được sắp xếp theo thứ tự sau:
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài hay Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Giả thiết khoa học
6. Đóng góp mới của đề tài
7. Thời gian nghiên cứu
Đối với phần Đặt vấn đề là hết sức quan trọng vì nếu chọn được một
đề tài về mặt nội dung thể hiện sự cấp thiết cần phải giải quyết, cải tổ
đã một phần thành công. Và nó thành công hơn nếu xét về mặt ngôn
ngữ đảm bảo sự chặt chẽ, lo gic, đọc lên là biết được phạm vi, giới
hạn cần làm thì quá trình tiến hành viết đề cương hay bản chính sẽ dễ
dàng. Nếu làm NCKH thì nhất thiết có thể phải đủ cả 7 mục trên, còn
viết SKKN không hoàn toàn như vậy, có thể lược bớt một số mục,
riêng mục 1 nhất thiết phải có.
II. Giải quyết vấn đề
- Cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề
nghiên cứu
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực
trạng (của đơn vị, lĩnh vực, địa phương…) về những vấn đề liên quan
đến đề tài.


- Đánh giá thực trạng về những vấn đề liên quan đến đề tài (gồm
những mặt mạnh- ưu điểm, những hạn chế- khuyết điểm)
- Nguyên nhân của thực trạng trên
- Nêu hệ thống các giải pháp, những tác động (hoặc các kiến thức…),

đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn,… để
thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đẫ nêu ở
phần đặt vấn đề
- Phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận khoa học. Nêu được những kết
quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của của
đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi
thực hiện các giải pháp
III. Phần kết luận và kiến nghị
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, tập thể, địa
phương, với lĩnh vực, bộ môn..)
- Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều
chỉnh, sửa đổi… Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên
cứu và những kiến nghị đối với cấp liên quan


2.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu
thích và học có hiệu quả phân môn Lịch sử”.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học có hiệu
quả phân môn Lịch sử”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Biện pháp tổ chức dạy học Lịch sử.
3. Tác giả: Họ và tên:

..........

Nam (nữ): Nam.

Ngày tháng/ năm sinh: .........
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, trưởng Tiểu học Văn Đức.

Điện thoại: 01683236306
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học ..............


Điện thoại: 03203930485
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học .....................
Điện thoại: 03203930485
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ban giám hiệu tạo điều kiện
cho giáo viên được tự chủ, tự giác, sáng tạo trong giảng dạy và tổ chức, hướng
dẫn học sinh học bài theo hướng tích cực. Giáo viên dạy có tâm huyết với giáo
dục, có trình độ chuyên môn, có uy tín trước học sinh và phụ huynh.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 8/20... đến hết tháng
1/20…..
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ rằng môn
Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư cho môn
học. Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không chắc chắn,
lẫn lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em kiến thức sai
nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã được học;
Một số em còn không thích học môn Lịch sử vì thấy bài học khô khan, tẻ nhạt,

cô giáo thì không coi trọng môn học này. Năm học 20 - 20 , tôi dạy giãn các
lớp 4, tôi nhận thấy kiến thức môn Lịch sử lớp 4 không phải quá khó đến nỗi
học sinh không thể tiếp thu. Nếu người giáo viên có tâm huyết, nắm chắc kiến


thức, lại biết dẫn dắt, sử dụng những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp
thì học sinh sẽ rất hồ hởi, hứng thú và yêu thích môn học và học sẽ có hiệu quả.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện: Ban giám hiệu nhà trường rất coi trọng tổ chức triển khai
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo của giáo
viên trong giảng dạy. Trường đã trang bị máy chiếu, máy tính, kết nối Internet
đến các phòng chức năng… nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bằng giáo án
điện tử. Bản thân giáo viên trực tiếp dạy lịch sử lớp 4 (dạy 3 lớp 4) của trường.
2.2. Thời gian: Từ tháng 8/20

đến hết tháng 1/20 .

2.3. Đối tượng: Học sinh khối lớp 4, trường tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Những phương pháp, biện pháp tổ
chức dạy học môn Lịch sử trong thực tế thường nhàm chán, căng thẳng, không
có tác dụng khơi gợi, không hấp dẫn lôi cuốn học sinh tiếp thu bài. Sáng kiến
của tôi đề ra biện pháp, giải pháp mới phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học,
khuyến khích, lôi cuốn học sinh, giúp học sinh phấn khởi tiếp thu bài nhằm tổ
chức, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức Lịch sử nhanh, chắc chắn và có
thói quen học tập hợp lí phân môn lịch sử. Hình thành cho học sinh những kĩ
năng hoạt động, giao tiếp, kĩ năng tham gia của cá nhân, kĩ năng tổ chức các
hoạt động, tự tin, chủ động tìm tòi kiến thức…
+ Các biện pháp của sáng kiến có tính khả thi cao: Vì sáng kiến áp dụng cho
học sinh lớp 4 trong học kì I năm học 20 -20


. Các biện pháp tổ chức học

bám sát Chuẩn KTKN môn học với hệ thông câu hỏi vừa sức học sinh, thái độ
giáo viên cởi mở tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng, tổ chức bài giảng
có sức lôi cuốn học sinh, giáo viên ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng cung
cấp tư liệu lịch sử kịp thời, phong phú hấp dẫn hơn giúp học sinh tiếp thu bài
dạy nhẹ nhàng hiệu quả.


+ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Giúp học sinh phấn khởi học bài, tiếp thu
kiến thức nhanh, dễ dàng; yêu thích môn học mà không tốn nhiều công sức,
không tốn tiền của. Chỉ cần người giáo viên có tâm huyết và có trình độ chuyên
môn theo Chuẩn là được.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Sau một học kì thực
nghiệm Tôi thấy học sinh yêu thích học môn Lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử,
không khí tiết học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động. Hầu hết các em có kĩ
năng sử dụng bản đồ, lược đồ, có kĩ năng quan sát, nắm bắt thông tin nhanh,
trình bày kết quả học tập một cách lưu loát.
5.Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Đối với nhà trường: Cho phép tổ chuyên môn triển khai chuyên đề môn
Lịch sử theo nội dung sáng kiến đến tất cả các lớp.
- Đối với tổ chuyên môn: Triển khai chuyên đề môn Lịch sử theo nội dung
sáng kiến đến tất cả các lớp. Hàng năm cần duy trì tốt việc tổ chức cuộc thi
“Dân ta phải biết sử ta” theo hình thức “rung chuông vàng”
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Giáo viên: Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ
rằng môn Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư
cho môn học. Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không

chắc chắn, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em
kiến thức sai nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã
được học.
1.2. Học sinh: Nhiều học sinh không thích học môn Lịch sử bởi môn lịch sử
nội dung bài học vốn khô khan, tẻ nhạt; cô giáo thì không coi trọng băng môn
học khác nên các em xao nhãng không chú tâm học bài. Kết quả khảo sát môn
Lịch sử thường thấp nhất trong các môn học.


1.3. Bản thân: Năm học 20 -20

, tôi dạy giãn các lớp 4, tôi nhận thấy kiến

thức môn Lịch sử lớp 4 không phải quá khó đến nỗi học sinh không thể tiếp
thu. Nếu người giáo viên có tâm huyết, nắm chắc kiến thức, lại biết dẫn dắt, sử
dụng những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp thì học sinh sẽ rất hồ
hởi, hứng thú và yêu thích môn học. Tôi nghĩ môn Lịch sử có vai trò rất qua
trọng trong giáo dục kĩ năng sống và nhân cách học sinh như Bác Hồ đã dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Ở vào giai đoạn lịch sử hiện nay, lời Bác dạy càng có ý nghĩa sâu sắc
hơn bao giờ hết khi mà dư luận xã hội đang lo ngại về chuyện “hổng” kiến thức
lịch sử của học sinh ở các cấp học. Đó cũng là nỗi trăn trở của những nhà giáo
tâm huyết về một thế hệ tương lai không biết đến lịch sử, nguồn gốc, truyền
thống của chính dân tộc mình. Bởi thế tôi thực hiện nghiên cứu đề ra các biện
pháp, giải pháp mới nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Chúng ta cần nắm vững mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp HS có kiến
thức toàn diện về con người, tự nhiên và xã hội. Các môn học trong nhà trường
đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung đó. Phân môn Lịch

sử ở tiểu học đã cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức cơ bản, thiết thực
về các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu nhất của lịch sử Việt
Nam…… Chính vì vậy, môn Lịch sử càng có ý nghĩa trong giáo dục truyền
thống. Giảng dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4 sẽ giúp các em bước đầu nhận
thức đúng và yêu thích môn học, góp phần quan trọng trong việc giáo dục
truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Thông qua học Lịch sử học sinh
sẽ tự hào về đất nước, con người Việt Nam, yêu thiên nhiên tươi đẹp, kế thừa
và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc mình.
3.Thực trạng của vấn đề


Từ thực tế công tác, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn nghĩ rằng môn
Lịch sử chỉ là môn phụ, không quan trọng nên chưa chú trọng đầu tư cho môn
học. Có giáo viên còn cho rằng nếu cứ dạy lịch sử thì sẽ ảnh hưởng đến hai
môn quan trọng là môn Toán và môn Tiếng Việt. Tôi cho rằng đây là suy nghĩ
chưa đúng. Chính vì thế đã dẫn đến học sinh nắm kiến thức hời hợt, không
chắc chắn, lẫn lộn các sự kiện và nhân vật lịch sử, một số bài làm của các em
kiến thức sai nghiêm trọng, mặc dù đó là những kiến thức cơ bản mà các em đã
được học, một số em còn không thích học môn Lịch sử vì thấy bài học khô
khan, tẻ nhạt, cô giáo không coi trọng.
Phân môn Lịch sử lớp 4 lại là môn học mới với học sinh vừa học xong lớp
3, học sinh bắt đầu làm quen, được học thành môn riêng nên học sinh bỡ ngỡ
khó tiếp thu kiến thức, giáo viên cũng gặp khó trong tổ chức dạy học.
Vậy chúng ta làm thế nào để giảng dạy tốt phân môn Lịch sử lớp 4?
Tôi xin mạnh dạn đề xuất một sáng kiến nhằm dạy học tốt phân môn Lịch
sử lớp 4: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học có hiệu quả phân
môn Lịch sử lớp 4”.
4. Các biện pháp, giải pháp đã thực hiện.
4.1. Một số kiến thức giáo viên cần biết và tìm hiểu:
4.1.1. Soạn giảng bám sát mục tiêu bài dạy: .Muốn có một kế hoạch bài học

tốt thì người giáo viên cần tự tin, chủ động trên bục giảng để dẫn dắt, tổ chức
tốt các hoạt động học, giúp các em nắm vững được kiến thức lịch sử, người
giáo viên cần tập trung nghiên cứu nắm vững mục tiêu của môn học, mục tiêu
cần đạt trong từng bài và trong từng hoạt động. Việc làm này tưởng chừng như
việc làm hàng ngày của giáo viên. Thực tế một số giáo viên vẫn còn chưa coi
trọng, hoặc chỉ dạy theo trình tự của sách hướng dẫn, sách giáo khoa mà chưa
chú ý đến mục tiêu. Mục tiêu của phân môn Lịch sử lớp 4 là:


1- Học sinh được cung cấp một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các nhân
vật lịch sử, các sự kiện, hiện tượng lịch sử có hệ thống theo dòng lịch sử Việt
Nam buổi đầu dựng nước cho đến cuối thời Nguyễn.
2. Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
+ Quan sát những sự vật, tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau và từ thực tế lịch sử địa phương.
+ Học sinh biết nêu thắc mắc, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và biết
chọn thông tin để giải đáp thắc mắc.
+ Rèn kĩ năng trình bày kết quả học tập bằng lời nói.
+ Học sinh biết vận dụng các kiến thức lịch sử đã học vào cuộc sống hiện
tại.
3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
+ Ham học hỏi, tích cực tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em.
+ Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thương con người, tình yêu thiên nhiên,
yêu quê hương, đất nước.
+ Rèn thói quen tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa gần
gũi với học sinh.
4.1.2. Soạn giảng bám sát tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức
kĩ năng các môn học ở tiểu học”
Theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ban hành Chương trình giáo
dục phổ thông – cấp Tiểu học. Khi dạy học theo Chuẩn thì người giáo viên cần

nghiên cứu kĩ để xây dựng kế hoạch bài dạy thich hợp với các đối tượng học
sinh của lớp mình dạy nhằm mục đích giúp tất cả mọi học sinh trong lớp phải
đạt được những yêu cầu theo Chuẩn. Ngoài ra, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, tự giác và khả năng nhận thức của từng cá
nhân học sinh, nhất là đối với học sinh năng khiếu, học sinh thích tìm hiểu về
lịch sử. Người giáo viên cần lưu ý dạy theo Chuẩn không có nghĩa là cắt xén


bớt nội dung chương trình mà kiến thức Chuẩn là kiến thức cơ bản, tối thiểu
đòi hỏi tất cả học sinh phải đạt được.
*Ví dụ: Dạy bài “Nước Văn Lang” theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì yêu
cầu, mục tiêu bài cần đạt là:
- Kiến thức: Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang.
+ Khoảng năm 700 TCN nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử
dân tộc ta ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt vải lụa, đúc đồng làm vũ khí và
sử dụng các công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt sinh sống trong nhà sàn, họp nhau thành các làng, các bản.
+ Người Lạc Việt có tục lệ nhuộm răng đen, ăn trầu, ngày lễ hội thường có các
hoạt động như: đua thuyền, đấu vật, nhảy múa….
4.1.3. Soạn giảng cần linh hoạt, sáng tạo mở rộng với học sinh năng
khiếu:
Đối với đối tượng học sinh năng khiếu thì giáo viên có thể khai thác sâu
hơn để các em có thể biết được như sau:
+ Biết được các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang gồm: Nô tì, Lạc dân, Lạc
tướng, Lạc hầu.…
+ Biết được những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua
thuyền, đấu vật, nhảy múa, ăn trầu …
+ Xác định trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ những khu vực mà người
Lạc Việt đã từng sinh sống trước đây.

Khi nghiên cứu mục tiêu của bài này, tôi lên kế hoạch theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng ngoài ra còn mở rộng thêm những câu hỏi khác nhằm “phát triển”
VUA
năng lực nhận thức cho đối tượng học sinh năng khiếu,
nhưHÙNG
bài tập điền sơ đồ:
1. Điền vào sơ đồ sau: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
LẠC TƯỚNG, LẠC
HẦU
LẠC DÂN
NÔ TÌ


2. Những tục lệ gì của người Lạc Việt được lưu truyền trong nhân dân ta
đến tận bây giờ, (Trò chơi dân gian, tổ chức các lễ hội vào mùa xuân, tục
lệ cấy lúa, trồng khoai….) Địa phương em còn lưu giữ được những tục
lệ nào? (ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy…).
3. GV treo lược đồ như hình 1- SGK Lịch sử và Địa lí trang 1, yêu cầu
học sinh đọc thông tin SGK và một số học sinh lên chỉ những khu vực mà
người Lạc Việt đã từng sinh sống?
Qua thực tế đã giảng dạy tôi nhận thấy với phần câu hỏi hướng dẫn như
trên thì đối tượng học sinh năng khiếu các em đều trả lời được. Ngay cả câu 1,
câu 2 học sinh trung bình vẫn có thể làm tốt. Chính vì vậy giáo viên dạy cần
nghiên cứu kĩ để không hiểu nhầm dạy theo Chuẩn là chỉ cần dạy đủ theo yêu
cầu cần đạt còn bỏ hẳn những câu hỏi, bài tập dành cho các em học sinh năng
khiếu – những em học sinh yêu thích tìm hiểu lịch sử là không cần thiết.
Ngoài việc nắm vững nội dung về dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
thì giáo viên cần tích hợp thêm nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài
dạy. Ví dụ khi dạy bài Chùa thời Lý, giáo viên cần quan tâm giáo dục cho học
sinh lòng tự hào về trình độ văn hóa và nghệ thuật kiến trúc của người dân

nước ta từ thời nhà Lý. Qua đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
của cha ông.
Cần tìm hiểu thêm kiến thức lịch sử liên quan đến nội dung dạy từ nhiều
nguồn khác nhau. Bởi vì chỉ khi thông thạo kiến thức lịch sử thì người thầy


mới tự chủ và hứng thú với tiết dạy, thiết kế những kế hoạch bài học hay,
phong phú, đưa ra được những thông tin chính xác. Ví dụ như trong bài Nước
Âu Lạc, thông tin trong sách giáo khoa là: Năm 179 TCN Triệu Đà lại đem
quân sang…… nhưng trong sách giáo viên lại ghi năm 207 TCN….. Như vậy
có sự khác nhau về thời gian. Nếu người giáo viên có kiến thức lịch sử vững
chắc thì sẽ dễ dàng nhận thấy sách giáo viên in sai, thông tin sách giáo khoa là
chính xác.
Để có thể thông thạo kiến thức lịch sử thì giáo viên cần tự trang bị cho
mình bằng nhiều cách, nhiều nguồn khác nhau như: Đọc sách lịch sử hoặc tìm
hiểu các trang web nói về lịch sử Việt Nam, tìm trên mạng Internet..v..v….
4.2. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng, hấp dẫn:
Trong giảng dạy, việc tạo hứng thú cho học sinh là vô cùng quan trọng.
Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của việc dạy học. Những kiến thức lịch sử
sẽ trở lên hấp dẫn nếu người giáo viên biết tổ chức, biết hướng dẫn để các em
cảm thấy yêu thích, hứng thú, khi đó bài học trở thành nhu cầu, là niềm đam
mê tìm hiểu của các em. Làm được như vậy, tiết học sẽ diễn ra nhẹ nhàng,
không khí học tập thoải mái, hiệu quả học tập chắc chắn tốt hơn. Để giúp học
sinh hứng thú với tiết học lịch sử, tôi thường tìm cách tạo ra không khí học tập
thoải mái ngay trong từng hoạt động như sau:
4.2.1. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hoạt đông giới thiệu
bài: Đây là hoạt động giúp thu hút học sinh vào bài học mà nhiều giáo viên còn
xem nhẹ. Tôi thường thay đổi cách thiệu bài bằng nhiều hính thức như: Đặt vấn
đề tình huống tò mò cho học sinh hoặc dẫn dắt từ những kiến thức lịch sử đã
học, có khi sử dụng tranh ảnh minh họa hoặc bắt đầu bằng một câu chuyện lịch

sử có liên quan đến bài…
Ví dụ: Khi giới thiệu bài: Nước Văn Lang sáh giáo khoa Lịch sử và
Địa lí lướp 4, trang 11, tôi thực hiện như sau:


+ Cho cả lớp cùng qua sát ảnh Lễ giỗ tổ Hùng Vương (Tranh này do giáo viên
sưu tầm)
+ Sau đó, giáo viên đọc câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba.
+ Giáo viên hỏi: Vậy ngày giỗ tổ trong câu ca dao là ngày tưởng nhớ ai? (Học
sinh: Vua Hùng)
+ Giáo viên nêu: Ngày mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm là ngày tất cả
những người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu đều hướng về vùng đất Phú Thọ
để tưởng nhớ đến các vua Hùng - những người đầu tiên xây dựng nên đất nước
ta. Vậy nhà nước đầu tiên của dân tộc ta có tên là gì? Ra đời khi nào? Để biết
những điều đó, hôm nay, thầy mời cả lớp lên cùng quay lại thời gian trở về với
lịch sử dân tộc để tìm hiểu những điều này trong bài ‘Nước Văn Lang”
Ví dụ khác: Giới thiệu bài: “Nhà Trần thành lập” Tôi liên hệ kiến thức
học sinh đã biết để vào bài: Nhà Lý tồn tại từ năm 1009-1226 trải qua hơn hai
trăm năm cai quản đất nước, nhà Lý có rất nhiều công lao to lớn trong việc
xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Song, cuối thời nhà Lý, các vua quan trong
triều nhà Lý bắt đầu ăn chơi sa đọa, nhân dân lầm than, đói khổ. Trước tình
cảnh như thế, chắc hẳn sẽ có một triều đại khác lên thay thế. Vậy tiếp theo nhà
Lý là triều đại nào? Bài Lịch sử hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự kiện lịch
sử này, ngoài ra các em còn biết thêm một số chính sách của triều đại mới này
ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Hoặc, giới thiệu bài “Nhà Trần và
việc đắp đê”: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa Lịch sử
lớp 4, trang 39 và hỏi: Tranh vẽ gì? (H/S: Cảnh mọi người đang khiêng đất).
Giáo viên giới thiệu: Đây là bức tranh vẽ cảnh đắp đê của người dân ở thời

Trần. Theo sử sách thì Triều đại nhà Trần được mệnh danh là “Triều đại đắp
đê”. Vậy lí do vì sao nhà Trần lại được Mệnh danh là:“Triều đại đắp đê”?
Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài Lịch sử hôm nay.


Học sinh tiểu học hiếu động nên rất thích nghe kể chuyện, bởi vậy giáo
viên có thể giới thiệu bài bằng một câu chuyện kể lịch sử ngắn, hấp dẫn có liên
quan đến bài lịch sử nhằm tạo cho các em sự chú ý, hứng thú với tiết học.
Ví dụ: Giới thiệu bài “Nước Âu Lạc”, tôi thực hiện như sau: Các em đã
được nghe thầy kể câu chuyện Trọng Thủy, Mỵ Châu chưa? (Có thể mời học
sinh khá, giỏi kể, hoặc giáo viên kể tóm tắt câu chuyện).
+ Giáo viên dẫn dắt: Tuy có chi tiết thần thoại nhưng dấu tích về thành Cổ
Loa là có thật và đến nay vẫn còn được giữ gìn và trở thành khu di tích ở
Đông Anh.
– Hà Nội. Vậy nội dung câu chuyện đó có liên quan gì đến sự kiện lịch sử
trong bài học hôm nay. Thầy mời cả lớp đến thành Cổ Loa để cùng tìm hiểu
nhé!
Như vậy có rất nhiều cách giới thiệu bài mới, với từng nội dung bài mà
tôi có cách giới thiệu phù hợp, mục đích là để thu hút học sinh vào bài học,
tránh sự nhàm chán.
4.2.2. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hoạt đông củng cố
bài:
Giúp học sinh hứng thú khi học lịch sử, ngoài việc chuẩn bị giới thiệu bài,
tôi luôn chú trọng đến hoạt động củng cố bài. Đây vừa là bước không những
giúp các em nắm những kiến thức cơ bản mà còn là bước kích thích các em
ham mê, tìm hiểu, chú ý trong các giờ học bài mới. Bởi vậy, phần củng cố tôi
thường tổ chức theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Ví dụ khi củng cố bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh
đạo (năm 938) sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp 4, trang 21, tôi củng cố
bằng trò chơi ô chữ: Ô chữ gồm 8 hàng ngang. Cách chơi như sau: Tôi chia



lớp thành bốn đội. Mỗi đội lần lượt chọn hàng ngang, tiếp đó giáo viên đọc
gợi ý về từ sẽ điền vào hàng ngang, đội chơi nhanh chóng đưa ra câu trả lời.
Nếu sai hoặc sau thời gian 30 giây không đoán được thì đội khác có quyền
đoán. Đoán mỗi từ hàng ngang đúng được 10 điểm’đoán từ hàng dọc đúng
được 30 điểm.
Trò chơi kết thúc khi các ô hàng ngang được tìm ra. Đội dành chiến thắng là
đội có số điểm cao nhất.
Nội dung ô chữ và gợi ý:

T

H

A

T

B

C

O

L

O

A


T

B

H

O

A

N

A

I

C

O

C

G

O

H

U


Y

T

R

I

E

U

Đ

Ö

Ô

N

G

L

A

M

A


C

N

G

O

Q

U

Y

E

N

G

T

H

A

O

1, Quân Nam Hán phải nhận hậu quả gì khi sang xâm lược nước ta vào

năm 938 (thất bại).
2, Sau khi đánh tan quân Nam Hán, nơi nào được Ngô Quyền chọn làm
kinh đô (Cổ Loa).
3, Vũ khí làm thủng thuyền của giặc (cọc gỗ).
4, Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng thiên nhiên nào để đánh thắng
quân giặc (thủy triều).
5, Quê của Ngô Quyền (Đường Lâm).


6, Quân Nam Hán đến từ phương này (Bắc).
7, Người lãnh đạo trận Bạch Đằng (Ngô Quyền).
8, Tướng giặc tử trận ở Bạch Đằng (Hoàng Tháo).
Tổng kết trò chơi, khen nhóm thắng cuộc. Khi tổ chức hoạt động củng
cố theo hình thức này tôi thấy các em học rất chú ý, hào hứng, sôi nổi tham gia.
Chắc chắn qua trò chơi, các em sẽ khắc sâu những kiến thức lịch sử được học.
Giáo viên cũng có thể thay trò chơi ô chữ bằng cách cho học sinh xem bộ phim
hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng (khi có máy chiếu): Bộ phim dài 5 phút nhưng
phản ánh đầy đủ về sự kiện diễn biến trận Bạch Đằng.
Hoặc Ví dụ: Củng cố bài “Nhà Lý đời đô ra Thăng Long”, tôi cho học
sinh xem một trích đoạn phim hoạt hình lịch sử nói về Lý Thái Tổ (Dạy bài
giảng điện tử) để nhằm khắc sâu bài học và giúp các em cảm thấy thích thú,
tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
4.2.3. Tạo không khí học tập thoải mái, hòa đồng qua hình thức thi đua
nhóm:
Khi tổ chức các hoạt động học tập như làm việc nhóm hay làm việc cá
nhân. tôi luôn tạo không khí học tập thoải mái nhằm phát huy tính tích cực, tự
giác tối đa của học sinh, giáo viên không làm thay mà là người tổ chức, hướng
dẫn học sinh hoạt động và giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. Nhằm giúp đỡ
các nhóm học tập thuận tiện, tôi làm các biểu tượng mặt cười, mặt mếu và quy
ước mặt mếu là nhóm, cá nhân đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, mặt đỏ là

đã hoàn thành phần thảo luận nhóm hoặc cá nhân đã làm bài xong. Nhóm nào
gặp khó khăn thì giơ mặt mếu, nhóm hoàn thành thì giơ mặt cười. Giáo viên
chú ý quan sát lớp để giúp đỡ học sinh kịp thời, tế nhị. Đây là một việc tuy nhỏ
nhặt nhưng cũng góp phần gây hứng thú cho học sinh. Sau đó tổ chức cho học
sinh báo cáo kết quả theo hình thức thi đua, học sinh rất hưng phấn.


Ví dụ: Bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí
lớp 4, trang 19, khi hướng dẫn học sinh trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng thì tôi chia lớp thành các nhóm 4 người, yêu cầu các nhóm đọc
sách giáo khoa, xem lược đồ để kể lại được chuyên. Diễn biến của cuộc khởi
nghĩa. Trong khi học sinh làm việc tôi đi đến các nhóm (gặp khó khăn giơ mặt
mếu), giúp đỡ thêm cho những nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi nhỏ. Sau
thời gian họp nhóm, tôi tổ chức thi đua các nhóm, Chia nhóm theo nhóm ngẫu
nhiên, bằng cách gọi ngẫu nhiên học sinh trong nhóm. Nếu học sinh trình bày
đúng, đủ và hấp dẫn thể hiện được khí thế của quân ta sẽ được tuyên dương.
4. 3. Tổ chức hoạt động giúp học sinh tiếp thu kiến thức qua việc khai thác
kênh hình và thông tin trong sách giáo khoa.
Sách giáo khoa môn Lịch sử được trình bày theo hướng tổ chức các hoạt
động học tập nhằm giúp học sinh quan sát, tự tìm tòi, tự phát hiện kiến thức và
rèn luyện các kĩ năng. Sách giáo khoa có hệ thống kênh hình khá là phong phú
gồm tranh ảnh, lược đồ, bản đồ... Đây là phương tiện dạy học đặc trưng của
môn Lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện lại những sự kiện lịch sử, nhân vật
lịch sử trong quá khứ xa xưa.
4.3.1. Tổ chức hoạt động giúp học sinh biết sử dụng lược đồ, bản đồ trong
sách giáo khoa lịch sử lớp 4.
Phần Lịch sử lớp 4 có một số lược đồ đơn giản và bản đồ về các cuộc
khởi nghĩa. Nhưng không tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh sử dụng tốt lược
đồ, bản đồ thì các em sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức, tai hại hơn
nữa là tạo cho học sinh thói quen lười quan sát, thiếu tưởng tượng, không có cơ

sở suy nghĩ. Bởi vậy, để giúp học sinh làm việc với lược đồ, bản đồ một cách
có hiệu quả tôi tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm bắt một số kiến thức, kĩ
năng thiết thực như:


Thứ nhất phải giúp học sinh biết xác định phương hướng trên bản đồ,
lược đồ: Theo quy định trên bản đồ thì phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía
dưới bản đồ biểu thị hướng Nam, bên phải bản đồ biểu thị hướng Đông, bên
trái bản đồ biểu thị hướng Tây. Điều này học sinh được học kĩ trong bài “Làm
quen với bản đồ” - sách Lịch sử và Địa lí lớp 4, nhưng giáo viên vẫn phải củng
cố thường xuyên kĩ năng này. Bởi vì khi học sinh xác định được phương hướng
trên lược đồ, bản đồ thì học sinh có thể tự hiểu được vì sao lại gọi là giặc
phong kiến phương Bắc, hoặc cụ thể trong bài: Cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077). Giáo viên yêu cầu kể lại cuộc chiến
đấu trên sông Như Nguyệt thì học sinh dễ dàng xác định được vị trí phòng
tuyến của quân ta ở bờ Nam, còn đồn bốt quân giặc ở bờ Bắc sông Như
Nguyệt.
Thứ hai, hướng dẫn học sinh đọc chú giải để hiểu được ý nghĩa biểu thị
của các kí hiệu trên lược đồ. Khi hiểu được ý nghĩa của các yếu tố, các kí hiệu
trên lược đồ, bản đồ học sinh sẽ làm tốt các bài tập yêu cầu kể lại diễn biến trận
chiến hoặc diễn cuộc khởi nghĩa.
Ví dụ: Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông
Như Nguyệt (bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
(1075-1077) trang 34, sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp ) tôi tổ chức, hướng
dẫn như sau:
Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong sách giáo khoa trang 35, xem
bảng chú giải biết các kí hiệu thể hiện trên lược đồ để các em phân biệt được
mũi tên biểu thị quân ta và mũi tên biểu thị giặc Tống. Chẳng hạn mũi tên màu
đen
là biểu thị quân Tống tiến công, còn mũi tên màu đỏ


là biểu thị nhà

Lý chặn đánh..v..v.. Sau khi tổ chức, hướng dẫn học sinh xem chú giải, đọc
thông tin trong sách giáo khoa, bằng hệ thống câu hỏi giáo viên tổ chức cho
học sinh tìm hiểu bài như sau:


+ Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến ở đâu?
+ Lực lượng của quân Tống như thế nào ? Do ai chỉ huy?
+ Hãy chỉ vị trí quân Tống đồn trú trên lược đồ?
+ Hãy chỉ trên lược đồ nơi mà quân nhà Lý tổ chức phòng ngự?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý chặn đánh giặc?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí mà quân nhà Lý tiến công giặc?
+ Chỉ trên lược đồ vị trí đường rút chạy của quân giặc?
Thông qua việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên, học sinh
hiểu, nhớ được diễn biến chính của trận chiến đấu. Các em sẽ dựa vào lược đồ
kể lại rất tốt, đặc biệt đối tượng học sinh trung bình cũng kể tốt mà không cần
nhớ từng câu chữ trong sách giáo khoa.
4.3.2.Tổ chức hoạt động giúp học sinh nắm được cách dùng tranh, ảnh
trong sách giáo khoa để tìm kiến thức.
Ngoài việc rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. bản đồ thì giáo
viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các tranh ảnh bởi
lịch sử là việc đã xảy ra từ quá khứ xa xưa, có thật và đang tồn tại khách quan.
Theo thường lệ, nhận thức lịch sử là phải thông qua sự tồn tại khách quan của
các nhân vật lịch sử, hiện tượng lịch sử, sự kiện lịch sử đã diễn ra, cho nên
việc đầu tiên, cần thiết, tất yếu không thể bỏ qua là cho học sinh tìm hiểu qua
tranh, ảnh lịch sử.
Ví dụ: Bài Nước Văn Lang - sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí lớp 4
trang 11, tôi khai thác kiến thức từ ảnh các hiện vật như lưỡi cày đồng, rìu

đồng, đồ trang sức bằng đồng, thuyền rồng, hình ảnh trang trí ở trống đồng..
như sau:
Yêu cầu quan sát các hình trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí trang
12,13,14 và đọc thông tin trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi:


×