Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM NGỌC VINH

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM NGỌC VINH

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01 QTD

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Hồng Thái


HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Hồng Thái, không
sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Phạm Ngọc Vinh

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, học viên xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn của mình
đến thầy giáo hƣớng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Trần Hồng Thái (đang công tác tại
Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn). Thầy đã cho học viên nhiều kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng làm việc, hƣớng dẫn và rèn luyện học viên trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Học viên xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô và cán bộ
Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã trang bị cho
học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi

khí hậu, và tạo điều kiện, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Học viên cũng xin cám ơn các cán bộ thuộc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ, tạo
điều kiện cho học viên đƣợc tham gia điều tra, khảo sát trong khuôn khổ đề tài.
Lời cuối cùng, học viên xin đƣợc cám ơn bạn bè và những ngƣời thân trong
gia đình đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học thực hiện luận văn
này.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Học viên

Phạm Ngọc Vinh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN

THƢƠNG DO XÂM NHẬP MẶN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................... 6
1.1. Những khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do Biến đổi khí hậu.................... 6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do xâm nhập mặn ........ 7
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 7
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 8
1.3. Tổng quan phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 9
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ............................................................ 12
1.4. Một số biểu hiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Cà Mau ....................... 16
1.4.1. Mƣa bất thƣờng ...................................................................................... 16
1.4.2. Hạn hán, xâm nhập mặn ......................................................................... 17
1.4.3. Triều cƣờng và ngập úng đô thị.............................................................. 19
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU . 20
2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................ 20
2.2. Các phƣơng pháp thực hiện trong nghiên cứu ............................................. 21
2.2.1. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng (V) ..................................... 21
2.2.2. Phƣơng pháp mô hình hóa ........................................................................ 27
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................... 34
2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................... 34
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 35
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG
CƢ DÂN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP
MẶN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ............................................................ 36
iii


3.1. Đánh giá về nhiệt độ tỉnh Cà Mau ............................................................... 36
3.1.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ đến nay .............................................................. 36
3.1.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm theo các kịch bản............................... 43
3.2. Đánh giá về lƣợng mƣa tỉnh Cà Mau ........................................................... 44

3.2.1. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa đến nay .......................................................... 44
3.2.2. Diễn biến lƣợng mƣa năm theo các kịch bản ............................................ 47
3.3. Đánh giá về xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau ..................................................... 49
3.3.1. Diễn biến Độ mặn lớn nhất năm của các trạm quan trắc tại Cà Mau từ năm
1996 đến năm 2015 ............................................................................................. 49
3.3.2. Diễn biến xâm nhập mặn qua các kịch bản............................................... 52
3.4. Ảnh hƣởng của nhiễm mặn và xâm nhập mặn tại Cà Mau .......................... 56
3.4.1. Ảnh hƣởng đến ngành nông nghiệp .......................................................... 56
3.4.2. Ảnh hƣởng đến ngành ngƣ nghiệp ............................................................ 60
3.5. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng cƣ dân ven biển tỉnh Cà Mau
dƣới tác động của xâm nhập mặn........................................................................ 63
3.5.1. Mức độ phơi nhiễm do xâm nhập mặn ..................................................... 63
3.5.2. Độ nhạy cảm với xâm nhập mặn............................................................... 64
3.5.3. Khả năng thích ứng với xâm nhập mặn .................................................... 66
3.5.4. Mức độ dễ bị tổn thƣơng ........................................................................... 67
3.6. Đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng với xâm nhập mặn tại Cà Mau .... 70
3.6.1. Giải pháp trong quy hoạch và sử dụng đất................................................ 70
3.6.2. Giải pháp đối với nguồn nƣớc ................................................................... 70
3.6.3. Giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp....................................................... 71
3.6.4. Giải pháp hạn chế xâm nhập mặn và giữ ngọt .......................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 76

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)

GIS

Hệ thống Thông tin Địa lý
(Geographic Information System)

IMHEN

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
(Vietnam Institute of Meteorology Hydrology and Climate
change)

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)


MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
(Ministry of Natural resources and Environment)

NBD

Nƣớc biển dâng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TDBTT

Tính dễ bị tổn thƣơng

UNDP

Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)

XNM

Xâm nhập mặn

v


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Bộ chỉ thị đặc trƣng để đánh giá TDBTT ........................................... 25
Bảng 2.2. Một số chỉ thị đánh giá TDBTT do XNM trong bối cảnh BĐKH ..... 26
Bảng 2.3. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình .......................................... 34
Bảng 3.1. Nhiệt độ thấp nhất theo tháng tại tỉnh Cà Mau ................................... 36
Bảng 3.2. Nhiệt độ cao nhất theo tháng tại tỉnh Cà Mau .................................... 38
Bảng 3.3. Nhiệt độ trung bình theo tháng tại tỉnh Cà Mau ................................. 40
Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình năm Cà Mau trong tƣơng lai .............................. 43
Bảng 3.5. Biến đổi nhiệt độ trung bình so với thời kỳ cơ sở .............................. 43
Bảng 3.6. Lƣợng mƣa (mm) tháng, năm các trạm Tỉnh Cà Mau (1990-2015) .. 46
Bảng 3.7. Số liệu đo Độ mặn lớn nhất năm tại Trạm Sóc Trăng từ năm 1996 đến
năm 2015 ............................................................................................................. 49
Bảng 3.8. Số liệu đo Độ mặn lớn nhất năm tại Trạm Gành Hào từ năm 1996 đến
năm 2015 ............................................................................................................. 50
Bảng 3.9. Số liệu đo Độ mặn lớn nhất năm tại Trạm Cà Mau từ năm 1996 đến
năm 2015 ............................................................................................................. 51
Bảng 3.10. Thay đổi diện tích ảnh hƣởng mặn theo kịch bản RCP4.5 ............... 53
Bảng 3.11. Thay đổi diện tích ảnh hƣởng mặn theo kịch bản RCP8.5 ............... 53
Bảng 3.12. Biến động diện tích một số cây trồng chính giai đoạn 2001 - 2016 . 56
Bảng 3.13. Thống kê số lƣợng tàu thuyền bị ảnh hƣởng bởi thiên tai từ năm
1997 đến năm 2016 ............................................................................................. 62
Bảng 3.14. Các chỉ số phơi nhiễm do XNM tại Cà Mau .................................... 63
Bảng 3.15. Bảng giá trị mức độ phơi nhiễm do XNM tại Cà Mau ..................... 64
Bảng 3.16. Các chỉ số nhạy cảm với XNM tại Cà Mau ...................................... 64
Bảng 3.17. Bảng giá trị mức độ nhạy cảm đối với XNM tại Cà Mau ................ 65
Bảng 3.18. Các chỉ số thích ứng với XNM tại Cà Mau ...................................... 66
Bảng 1.19. Mức độ thích ứng đối với XNM tại Cà Mau .................................... 67
Bảng 3.20. Chỉ số dễ bị tổn thƣơng do XNM tại Cà Mau .................................. 68
Bảng 3.21. Tỷ lệ mức độ dễ bị tổn thƣơng do xâm nhập mặn tại Cà Mau ......... 69


vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu .................................................................. 3
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.......................................................... 10
Hình 1.3. Bản đồ địa hình tỉnh Cà Mau .............................................................. 11
Hình 1.4. Sơ đồ xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long .......................... 18
Hình 2.1. Khung tiếp cận chung về đánh giá tác động của BĐKH .................... 20
Hình 2.2. Sơ đồ các bƣớc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng................................... 22
Hình 2.3. Sơ đồ tính toán Thủy lực (a) toàn vùng BĐCM; (b) Chi tiết cho tỉnh
Cà Mau ................................................................................................................ 28
Hình 2.4. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2005 tại Năm Căn ..................... 29
Hình 2.5. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2005 tại Xẻo Rô ........................ 29
Hình 2.6. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2005 tại Phƣớc Long ................ 30
Hình 2.7. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2005 tại trạm Cà Mau ............... 30
Hình 2.8. Độ mặn tính toán và thực đo năm 2005 tại trạm Cà Mau ................... 30
Hình 2.9. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2004 tại trạm Năm Căn ............ 31
Hình 2.10. Mực nƣớc tính toán và thực đo năm 2004 tại trạm Cà Mau ............. 31
Hình 2.11. Nồng độ mặn tính toán và thực đo năm 2004 tại trạm Cà Mau ........ 31
Hình 2.12. Mực nƣớc tính toán và thực đo thời kỳ mùa lũ năm 2015 tại trạm
Năm Căn .............................................................................................................. 32
Hình 2.13. Mực nƣớc tính toán và thực đo thời kỳ mùa lũ năm 2015 tại trạm Cà
Mau ...................................................................................................................... 32
Hình 2.14. Mực nƣớc tính toán và thực đo thờikỳ mùa khô năm 2015 tại trạm
Năm Căn .............................................................................................................. 33
Hình 2.15. Mực nƣớc tính toán và thực đo thời kỳ mùa khô năm 2015 tại trạm
Cà Mau ................................................................................................................ 33
Hình 2.16. Độ mặn tính toán và thực đo năm 2015 tại trạm Cà Mau ................. 33

Hình 3.1. Biểu đồ Nhiệt độ thấp nhất năm từ năm 1972 đến 2016 .................... 38
Hình 3.2. Biểu đồ Nhiệt độ cao nhất năm từ năm 1972 đến 2016 ...................... 40
Hình 3.3. Nhiệt độ trung bình năm từ năm 1972 đến 2016 ................................ 41
Hình 3.4. Bản đồ nhiệt độ tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP4.5 (a) và RCP8.5
(b) ........................................................................................................................ 44
Hình 3.5. Bản đồ phân bố mƣa bình quân năm tỉnh Cà Mau ............................. 45
Hình 3.6. Xu hƣớng tăng giảm của lƣợng mƣa năm các trạm ở tỉnh Cà Mau .... 46
vii


Hình 3.7. Biến trình lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở Cà Mau thời kỳ 1990-2015 ... 47
Hình 3.8. Bản đồ lƣợng mƣa tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP4.5 (a) và
RCP8.5 (b) ........................................................................................................... 49
Hình 3.9. Xu thế chân mặn lớn nhất Trạm thủy văn Sóc Trăng ......................... 50
Hình 3.10. Xu thế chân mặn lớn nhất Trạm thủy văn Gành Hào ....................... 51
Hình 3.11. Xu thế chân mặn lớn nhất Trạm thủy văn Cà Mau ........................... 52
Hình 3.12. Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP4.5 (a) đến
2030; (b) đến 2050; (c) đến 2070 và (d) đến 2100 ............................................. 54
Hình 3.13. Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau ứng với kịch bản RCP8.5 (a) đến
2030; (b) đến 2050; (c) đến 2070 và (d) đến 2100 ............................................. 55

viii


TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, Việt Nam là một trong
những quốc gia đƣợc đánh giá bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi BĐKH và sự nóng lên
toàn cầu. Các hiện tƣợng thời tiết nhƣ hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ…
diễn biến ngày càng phức tạp và gây ra nhiều ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền

kinh tế - xã hội. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng (NBD) cho Việt
Nam năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng đồng bằng lớn nhất
nƣớc với diện tích chiếm 13% diện tích cả nƣớc sẽ bị ngập khoảng 40% vào cuối
thế kỷ 21. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập khoảng 11% diện
tích và 3% diện tích của các địa phƣơng khác thuộc khu vực ven biển. Tổn thất tới
nền kinh tế của Việt Nam khoảng 10% GDP và khoảng 12% dân số Việt Nam bị
ảnh hƣởng trực tiếp.
Đặc biệt là ở tỉnh Cà Mau, theo kịch bản BĐKH và NBD tỉnh Cà Mau xây
dựng năm 2012 cho thấy tỉnh Cà Mau sẽ chịu nhiều tổn thất to lớn, mực NBD sẽ
làm gia tăng diện tích bị ảnh hƣởng bởi mặn có nồng độ cao so với hiện nay. Diễn
biến xâm nhập mặn (XNM) này làm suy giảm hệ sinh thái nông nghiệp nƣớc ngọt
của tỉnh. Dự báo BĐKH, NBD cao làm thay đổi chế độ ngập sâu đối với rừng ngập
mặn và rừng tràm sẽ gây tổn thƣơng, thiệt hại về sinh thái, tính đa dạng sinh học ở
đây. Ngoài ra, NBD sẽ gây nên tình trạng sạt lở ven biển, các cửa sông lớn, nhấn
chìm phần lớn hệ thống các cơ sở hạ tầng nhƣ: giao thông đƣờng bộ, khu dân cƣ,
khu đô thị, khu công nghiệp, đặc biệt là việc sạt lở ven sông, ven biển diễn ra rất
mạnh.
Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu của luận văn đƣợc xác định là: “Đánh
giá tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng cƣ dân ven biển tỉnh Cà Mau dƣới tác
động của xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, và nghiên cứu của
luận văn đƣợc tập trung vào đánh giá các tác động của BĐKH, cụ thể là XNM lên
các lĩnh vực mục tiêu đó là sinh kế và nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
(NTTS); đồng thời phối hợp với những dự báo mới nhất về các điều kiện khí hậu

1


trong tƣơng lai và những đánh giá các ảnh hƣởng từ XNM đến hoàn cảnh môi
trƣờng và sinh kế của ngƣời dân sống ven biển của tỉnh Cà Mau. Từ đó tạo cơ sở
cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng (TDBTT) và đề xuất đƣợc những giải pháp,

chiến lƣợc hợp lý cho ngƣời dân, cũng nhƣ các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà
nƣớc trƣớc những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả theo nhận định của ngƣời dân về tình hình XNM tại các khu vực ven
biển tỉnh Cà Mau từ năm 2010 đến nay và mô tả theo thông tin của các kịch bản
BĐKH mới nhất hiện nay của Việt Nam.
- Đánh giá các tác động của XNM lên nông nghiệp và ngƣ nghiệp tại tỉnh Cà
Mau.
- Đánh giá TDBTT của ngƣời dân ven biển tỉnh Cà Mau dƣới tác động của
XNM đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Cà Mau, đặc biệt là các huyện ven biển đang có nguy cơ XNM cao.
- Tiến hành đánh giá tác động của XNM ở các huyện ven biển tỉnh Cà Mau
dựa trên các kịch bản BĐKH và các đặc trƣng khí tƣợng thủy văn (nhƣ nhiệt độ,
lƣợng mƣa, độ mặn, dòng chảy sông);
- Đánh giá TDBTT dƣới tác động của XNM tới các lĩnh vực mục tiêu nhƣ
hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và NTTS.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là mức độ tổn thƣơng do XNM tới các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt và NTTS.
Phạm vi nghiên cứu đƣợc tập trung vào các huyện thuộc tỉnh Cà Mau có bờ
biển dài và bị tác động mạnh mẽ bởi XNM.

2


Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu

5. Giả thiết nghiên cứu

Hiện tƣợng XNM có thể bị gia tăng do BĐKH và có tác động đến hệ thống
sản xuất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân ven biển. Hiểu biết đầy đủ và phổ
biến những tác động của XNM đến ngƣời dân một cách hiệu quả sẽ góp phần giảm
thiểu TDBTT và nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng dân cƣ địa khu vực
ven biển.

3


XNM có thể tác động theo những cách khác nhau tới các hộ gia đình dƣới các
hình thức bị thiệt hại về sinh kế, tài sản và việc làm.
Ngƣời dân địa phƣơng đã có những biện pháp ứng phó linh hoạt trƣớc tác
động của XNM.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm những phần chính nhƣ sau:
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5. Giả thiết nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG DO XÂM NHẬP MẶN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do Biến đổi khí hậu
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do xâm nhập mặn
1.3. Tổng quan phạm vi nghiên cứu
1.4. Một số biểu hiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Cà Mau
CHƢƠNG II: CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN TRONG NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận

2.2. Các phƣơng pháp thực hiện trong nghiên cứu
CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG
CƢ DÂN VEN BIỂN TỈNH CÀ MAU DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP
MẶN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

4


3.1. Đánh giá về nhiệt độ tỉnh Cà Mau
3.2. Đánh giá về lƣợng mƣa tỉnh Cà Mau
3.3. Đánh giá về xâm nhập mặn tỉnh Cà Mau
3.4. Ảnh hƣởng của nhiễm mặn và xâm nhập mặn tại Cà Mau
3.5. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng cƣ dân ven biển tỉnh Cà
Mau dƣới tác động của xâm nhập mặn
3.6. Đề xuất giải pháp ứng phó và thích ứng với xâm nhập mặn tại Cà Mau
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƢƠNG DO XÂM NHẬP MẶN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng do Biến đổi khí hậu
Trên thế giới, hiện có nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số khái niệm về
TDBTT và việc sử dụng thuật ngữ liên quan đến TDBTT. Đối với lĩnh vực BĐKH,
nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã đƣợc thực hiện bởi một số nhà khoa học và tổ
chức trên thế giới. Các khái niệm về TDBTT do BĐKH điển hình có thể kể đến
nhƣ:
- Nghiên cứu của RonBenioff năm 1996 đƣa ra khái niệm TDBTT là khả năng

tiềm tàng và sự ảnh hƣởng của các tai biến trong từng bối cảnh xã hội và môi
trƣờng sống cụ thể.
- Năm 1997, nghiên cứu từ Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã đƣa
ra khái niệm rằng TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do
những thiệt hại lâu dài từ BĐKH.
- Năm 2007, khái niệm TDBTT do BĐKH đƣợc IPCC đƣa ra là mức độ mà hệ
thống dễ bị tác động và không có khả năng chống chịu trƣớc những tác động bất
lợi.
Ngoài ra, những nhà nghiên cứu khác cũng đƣa ra quan điểm riêng của mình
về TDBTT nhƣ sau:
- Theo nghiên cứu của Chamber năm 1983, TDBTT gồm có hai mặt là: mặt
ngoài và mặt trọng. Mặt ngoài là rủi ro do các cú sốc mà một cá nhân hoặc hộ gia
đình phải hứng chịu từ các tác động của BĐKH, mặt trong là sự không có khả năng
bảo vệ, có nghĩa là thiếu phƣơng tiện để đối phó mà không bị thiệt hại.
- Theo Blaikie và cộng sự nghiên cứu năm 1994, định nghĩa TDBTT là các
đặc trƣng về khả năng để dự đoán, đối phó, chống chịu và phục hồi của một ngƣời
hoặc một nhóm ngƣời từ các tác động của các nguy cơ do BĐKH.
- Theo Watson và cộng sự nghiên cứu năm 1996, định nghĩa TDBTT nhƣ mức
độ tác động của BĐKH có thể gây ra thiệt hại hoặc tổn thƣơng cho một hệ thống,

6


khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu có thể xảy ra, và đƣa ra biện pháp ứng
phó.
- Theo Kasperson và cộng sự nghiên cứu năm 2000, cho rằng TDBTT là mức
độ mà một hệ thống dễ bị tổn thất do BĐKH và khả năng ứng phó, thích ứng một
cách cơ bản để trở thành một hệ thống mới không đƣợc đáp ứng.
Theo các khái niệm đƣợc trình bày ở trên thì TDBTT gồm có 2 yếu tố, một là
mức độ tổn thất, suy thoái của (hệ thống). Hai là mức độ chống chịu, phục hồi, ứng

phó của đối tƣợng bị tổn thƣơng. Và có thể định nghĩa rằng: TDBTT do BĐKH là
mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do
BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của
BĐKH.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng do xâm nhập mặn
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, TDBTT đã và đang đƣợc nghiên cứu ở rất nhiều khu vực bị ảnh
hƣởng bởi BĐKH và một số lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ
thống tự nhiên hay cộng đồng dân cƣ.
Từ những năm cuối thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về TDBTT đã
đƣợc các nhà nghiên cứu thực hiện và kết quả nghiên cứu đã đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm và đánh giá cao nhƣ công trình nghiên cứu của Watts, M.J. và Bohle,
H.G. năm 1993 về mặt lý thuyết, mối liên hệ giữa nghèo đói, đói kém, xác định
không gian, một loại bản đồ xã hội bị tổn thƣơng. Nghiên cứu của Adger, W.N.
năm 1996 về cách tiếp cận để đánh giá TDBTT đối với tính dễ bị biến đổi và sự
thay đổi để làm rõ mối quan hệ giữa các khái niệm về TDBTT. Và một số nghiên
cứu khác của Sander Evan der Leeuw và Chr. Aschan-Leygonie năm 2000; Adger,
W.N., Brooks, N., Kelly, M., Bentham G., Agnew, M. và Eriksen năm 2004; và
nghiên cứu của IPCC năm 2007.
Để đánh giá TDBTT, cần đƣa ra 7 yếu tố quan trọng. Yếu tố thứ nhất là cƣờng
độ tác động, thứ hai là thời gian tác động và mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch
của tác động, tiếp theo là mức độ tin cậy trong đánh giá tác động và TDBTT, đồng

7


thời đánh giá năng lực thích ứng cùng sự phân bố các khía cạnh của tác động và
TDBTT, cuối cùng là tầm quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm (IPCC,
2007).
Kết quả của những nghiên cứu trên đã mang lại nhiều giá trị trong lĩnh vực

nghiên cứu, đánh giá TDBTT. Đồng thời đƣa ra xu thế của BĐKH đang diễn ra
trên toàn cầu và tạo điều kiện cho các quốc gia và các tổ chức áp dụng để đánh giá
TDBTT.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Bắt đầu từ những năm 1994, một số nghiên cứu về TDBTT của các vùng đồng
bằng ven biển dƣới tác động của nƣớc biển dâng trong bối cảnh BĐKH, và đánh
giá khả năng rủi ro và cho ngƣời dân tại Việt Nam đã đƣợc các nhà nghiên cứu và
tổ chức thực hiện. Một số nghiên cứu đƣợc tham khảo và đánh giá cao nhƣ:
Nghiên cứu TDBTT xã hội ở huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định và khả năng
phục hồi, thích nghi do thay đổi về kinh tế, BĐKH (Adger và cộng sự, 1999).
Năm 2005, bản đồ TDBTT với các yếu tố ảnh hƣởng tới TDBTT đới ven biển
Hải Phòng đƣợc thành lập bởi nghiên cứu của Lê Thị Thu Hiền đã góp phần phát
triển kinh tế bền vững và quản lý tổng hợp của địa phƣơng.
Năm 2009, quỹ Rokefeller đã tài trợ nghiên cứu “Đánh giá TDBTT và các tác
động của BĐKH tại Cần Thơ” nhằm xác định những khu vực, những lĩnh vực và
nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng nhất do BĐKH và nguyên nhân.
Năm 2010, Các kịch bản NBD và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai tại
Việt Nam đƣợc Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng xây dựng và
xuất bản. Các kịch bản này đã tạo nhiều điều kiện cho các nghiên cứu về TDBTT
do NBD và các yếu tố khí hậu bị ảnh hƣởng bởi BĐKH tại Việt Nam tổng hợp
đƣợc cơ sở dữ liệu cần thiết để xác định TDBTT.
Năm 2011, tại tỉnh Bến Tre, AECOM Asia đã thực hiện nghiên cứu và xác
định những huyện dễ bị tổn thƣơng nhất đối với các lĩnh vực liên quan đến tài
nguyên thiên nhiên, đời sống, sinh kế của ngƣời dân và môi trƣờng sống.

8


Năm 2011, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cùng Viện Khoa học Khí
tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng đã thực hiện các nghiên cứu đánh giá tác động của

BĐKH đến các tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời đƣa ra các giải pháp thích ứng với
BĐKH và đánh mức độ tổn thƣơng ở hiện tại và tƣơng lai.
Những năm gần đây, các nghiên cứu về TDBTT liên quan đến các yếu tố gây
tổn thƣơng và bị gây tổn thƣơng nhƣ hệ thống tự nhiên, sinh kế, đời sống dân cƣ,
cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, các loại tài nguyên… và khả năng ứng
phó của hệ thống kinh tế xã hội đối với BĐKH đã đƣợc thực hiện bởi các nhà
nghiên cứu và tổ chức tại Việt Nam. Và hầu hết các nghiên cứu điều liên quan tới
khu vực đồng bằng và ven biển.
Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đã có khá
nhiều nghiên cứu về đánh giá TDBTT do BĐKH. Nhƣng để tăng cƣờng khả năng
ứng phó và thích ứng với ảnh hƣởng của BĐKH, Việt Nam cần thực hiện thêm
những nghiên cứu chuyên sâu và đánh giá đƣợc toàn diện tác động của BĐKH đến
tất cả các lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội cho từng khu vực, địa phƣơng cụ thể
của Việt Nam.
1.3. Tổng quan phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm ở cực Nam của Việt Nam, thuộc vùng
ĐBSCL và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
529.487 ha. Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính là: thành phố Cà Mau và
08 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nƣớc, Phú Tân, Ngọc
Hiển và Năm Căn. Toàn tỉnh có 101 xã, phƣờng, thị trấn. Tiếp giáp với tỉnh Kiên
Giang và Bạc Liêu.
Trong đất liền, tỉnh Cà Mau là một trong bốn tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm vùng ĐBSCL, là cửa ngõ của Bán đảo Cà Mau theo hƣớng phát triển kinh tế
biển. Với vị trí địa lý kinh tế nhƣ vậy, tỉnh có lợi thế hơn so với một số tỉnh khác

9



trong vùng ĐBSCL; nếu đƣợc khai thác, phát huy đúng mức thì các lợi thế đó sẽ
đóng vai trò rất quan trọng.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Cà Mau giai đoạn 2006 – 2020).

Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

10


1.3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình tỉnh Cà Mau là vùng đất thấp, có nhiều hệ thống sông rạch chằng
chịt, trong đất liền không có núi đá, các khu vực trầm tích biển - đầm cao phổ biến
từ 0,5 - 1m so với mặt nƣớc biển.

Hình 1.3. Bản đồ địa hình tỉnh Cà Mau

1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Khí hậu tỉnh Cà Mau đƣợc chia làm 2 mùa, mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ
trung bình khoảng 28,2oC; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4
khoảng 30,1oC; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 10 và 12 khoảng 27,1oC.
Lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 2.260,8 mm. Độ ẩm không khí trung bình
là 80%, vào mùa khô độ ẩm thấp hơn mùa mƣa, vào tháng 2 ẩm độ chỉ còn khoảng
73%.
1.3.1.4. Đặc điểm thủy văn, thủy triều

11


Tỉnh Cà Mau có chế độ truyền triều phức tạp do chịu tác động trực tiếp của

chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ nhật triều không đều biển
Tây. Phần lớn diện tích đất liền của tỉnh đều bị nhiễm mặn do ảnh hƣởng của hai
chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông thông ra biển.
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
1.3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong năm 2016, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá
(GDP tăng 5,2%); thu nhập bình quân đạt 37,7 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng khu vực ngƣ - lâm - nông nghiệp trong GDP
giảm dần (năm 2016 là 29,3%; năm 2015 là 31,1%); tăng dần tỷ trọng khu vực
công nghiệp, xây dựng (năm 2016 là 29,3%; năm 2015 là 29,1%) và khu vực dịch
vụ cũng có xu hƣớng tăng (năm 2016 là 38,4%; năm 2015 là 36,0%).
Năm 2016, GDP (theo giá so sánh 2010) đạt 35.371.752 triệu đồng, tăng
5,15% so cùng kỳ; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 10.316.166
triệu đồng, tăng 0,96%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 10.001.653 triệu đồng,
giảm 1,06%; khu vực dịch vụ đạt 13.702.874 triệu đồng, tăng 13,85%; thuế sản
phẩm ƣớc đạt 1.351.059 triệu đồng, tăng 5,87% so cùng kỳ.
1.3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Lĩnh vực ngƣ - lâm - nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế năm
2016 là 5.131.856 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt chiếm 67,09% với giá trị
sản xuất 3.443.187 triệu đồng; chăn nuôi chiếm 24,32% với 1.248.145 triệu đồng
và dịch vụ chiếm 8,58% với 440.524 triệu đồng (theo giá thực tế).
+ Thủy sản:
Năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010), giá trị sản xuất thủy sản đạt
26.405.539 triệu đồng với tổng sản lƣợng là 491.043 tấn, giảm 5,67% so với cùng
kỳ (trong đó nuôi trồng là 20.146.037 triệu đồng với sản lƣợng 282.043 tấn, khai

12



thác là 5.417.388 triệu đồng với tổng sản lƣợng 209.000 tấn và dịch vụ thủy sản là
842.114 triệu đồng).
+ Nuôi trồng
- Năm 2016, diện tích nuôi thủy sản là 301.509 ha, tăng 1.690 ha so với năm
2015. Nguyên nhân là do tại huyện Thới bình một số hộ dân trồng mía không có lãi
nên tự ý phá diện tích mía chuyển sang nuôi tôm. Ngoài ra, một số xã ven biển nhƣ
xã Khánh Tiến, Khánh Hòa, Khánh Lâm, huyện U Minh trƣớc đây trồng lúa, nay
do nƣớc XNM vào làm cho diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn, nuôi cá không hiệu
quả từ đó ngƣời dân tự ý đƣa nƣớc mặn vào để nuôi tôm.
- Trong đó, diện tích nuôi tôm là 282.828 ha, nuôi cá là 17.905 ha và các loài
thủy sản khác là 776 ha. Đầm Dơi và Thới Bình là hai huyện có diện tích NTTS lớn
nhất tỉnh với diện tích lần lƣợt là 67.247 ha và 49.470 ha.
+ Khai thác
- Năm 2016, số lƣợng tàu thuyền khai thác biển có động cơ 5.516 chiếc, tăng
4,1% so cùng kỳ. Chia theo công suất: dƣới 20 CV là 2.150 chiếc, từ 20 đến dƣới
50 CV là 1.023 chiếc, từ 50 đến dƣới 90 CV là 803 chiếc, từ 90 đến dƣới 250 CV là
826 chiếc, từ 250 đến dƣới 400 CV là 532 chiếc, từ 400 CV trở lên là 147 chiếc.
- Khai thác chủ yếu tập trung các nghề nhƣ: lƣới kéo đơn, lƣới rê tầng mặt,
vây ánh sáng, câu tay cá, câu mực. Số lƣợng tàu thuyền khai thác tăng là do từ đầu
năm 2016 đến nay một số hộ dân các huyện ven biển đóng mới các tàu thuyền công
suất từ 50 CV trở lên nhƣ huyện U Minh, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển.
- Sản lƣợng thủy sản khai thác năm 2016 đạt 209.000 tấn, tăng 7,98 so với
cùng kỳ. Nhìn chung, năm 2016 thời tiết tƣơng đối thuận lợi cho hoạt động khai
thác thủy sản, ngƣ dân mạnh dạn đầu tƣ ngƣ lƣới cụ và máy có công suất lớn, các
đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi.
+ Nông nghiệp:
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bƣớc đƣợc chuyển đổi, bƣớc đầu đã hình
thành một số mô hình sản xuất mới. Mô hình cánh đồng lớn đã triển khai với quy

13



mô trên 5.200 ha với trên 4.700 hộ nông dân tham gia, đạt hiệu quả kinh tế cao về
năng suất, chất lƣợng và giá trị tăng bình quân 15%, tạo bƣớc đột phá, bƣớc đầu
thực hiện tốt mối liên kết 4 Nhà (Nhà nƣớc - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp Nhà nông).
- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2016 của tỉnh Cà Mau đạt
123.240,3 ha; chủ yếu là giảm diện tích gieo trồng lúa vụ mùa, đặc biệt là diện tích
gieo trồng lúa tôm. Sản lƣợng lúa năm 2016 đạt 451.964,9 tấn với diện tích gieo
trồng là 112.242,5 ha.
Ngoài cây lúa, còn một số loại cây trồng khác có giá trị nhƣ: rau đậu các loại
với diện tích 6.990,2 ha, cây mía 1.041,5 ha; cây dừa 7.414,6 ha, cây chuối 5.447,6
ha, cây xoài 719,1 ha cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế
biến. Tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh Cà Mau năm 2016 đạt 16.119,4 ha; trong
đó: cây ăn quả tăng 1,77%, cây lấy quả chứa dầu (dừa) giảm 1,48% so cùng kỳ.
- Đàn gia súc, gia cầm khá ổn định, do triển khai thực hiện các biện pháp kiểm
soát, phòng chống dịch bệnh khá tốt, ý thức chủ động trong tổ chức, quản lý chăn
nuôi của ngƣời dân đƣợc nâng lên.
- Năm 2016, đàn trâu đạt 276 con; sản lƣợng xuất chuồng là 25,35 tấn; đàn bò
có 478 con; sản lƣợng xuất chuồng là 18,77 tấn.
- Đàn lợn có 134.097 con. Đàn lợn nuôi ở khu vực hộ gia đình là chủ yếu,
chiếm 98,99% so với tổng đàn; khu vực Nhà nƣớc chiếm 0,12%; khu vực tập thể
chiếm 0,07%; khu vực tƣ nhân chiếm 0,82%.
Sản lƣợng lợn xuất chuồng là 20.328 tấn. Tổng đàn giảm chủ yếu ở huyện
Trần Văn Thời do doanh nghiệp chăn nuôi Việt Thái ngƣng hoạt động; Đàn gia
cầm: có 2.000,65 ngàn con, tăng 23,39%; trong đó: đàn gà 1.106,84 ngàn con; đàn
vịt 531,41 ngàn con; đàn ngan 353,83 ngàn con; đàn ngỗng 8,57 ngàn con.
+ Lâm nghiệp
- Công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCC rừng đƣợc nâng lên, không để xảy ra
các điểm nóng về chặt phá rừng, cháy rừng. Cộng đồng dân cƣ vùng rừng đã có ý
thức trách nhiệm hơn trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng.

14


- Năm 2016 đã xảy ra 05 vụ cháy rừng ở huyện U Minh và huyện Trần Văn
Thời với diện tích cháy là 17,45 ha, do dân lén lút vào rừng lấy ong và sét đánh.
Năm 2016 đƣợc đánh giá là một trong những năm có mùa khô gay gắt nhất và kéo
dài nhất, mùa khô vừa qua mực nƣớc ở dƣới các con kênh trong rừng hầu nhƣ khô
kiệt. Ở khu vực rừng U Minh Hạ và rừng cụm đảo Hòn Khoai ở cấp độ cháy cực kỳ
nguy hiểm.
- Tổng diện tích rừng hiện có là 94.100 ha, trong đó từng tự nhiên là 12.140 và
rừng trồng là 81.960 ha (tập trung chủ yếu ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, Năm
Căn và Ngọc Hiển). Diện tích rừng mới trồng là 4.454 ha trong đó rừng sản xuất
là 3.914 ha và rừng phòng hộ là 540 ha. Tỷ lệ che phủ rừng là 24,5%.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2016 là 912.247 triệu đồng, sản lƣợng gỗ
khai thác đƣợc 161.800 m3, củi 230.880 ste, lá dừa nƣớc 47.150 nghìn lá, tre 950
nghìn cây, trúc 850 nghìn cây.
b. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Toàn tỉnh có 5.575 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Các
ngành công nghiệp chủ lực gồm: chế biến thủy sản, sản xuất điện, đạm.
Năm 2016 chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,16% so cùng kỳ, chủ yếu giảm
ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo; trong đó: chỉ số sản xuất ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm giảm 2,20%, sản xuất khí khô thƣơng phẩm PM3CAA tăng
0,24%, ngành công nghiệp chế biến phân bón giảm 2,75%, ngành công nghiệp sản
xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng tăng 0,72%, ngành công nghiệp cung
cấp nƣớc.
- Lĩnh vực xây dựng - phát triển nhà ở
Công tác phát triển nhà ở đô thị và nông thôn có nhiều chuyển biến. Nhiều dự
án khu đô thị mới đƣa vào khai thác, sử dụng đã đáp ứng một phần nhu cầu về nhà
ở cho các khu vực đô thị (nhƣ: Khu đô thị cửa ngõ Đông Bắc, Khu đô thị mới Minh

Thắng, Hoàng Tâm, Licogi, Tài Lộc, Nam Bắc...).

15


×