Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tỉ lệ và yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu sơ sinh tại bệnh viện sản nhi bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

TỈ LỆ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA GIẢM TIỂU CẦU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN
SẢN NHI BẮC NINH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

TỈ LỆ VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
CỦA GIẢM TIỂU CẦU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN
SẢN NHI BẮC NINH


Chuyên ngành: NHI KHOA
Mã số: CK 60 72 07 50

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS PHẠM TRUNG KIÊN

THÁI NGUYÊN – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phạm Thị Thanh Hương học viên lớp chuyên khoa II Nhi khóa 10, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS-TS Phạm Trung Kiên.
2. Số liệu của công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu cho phép lấy số liệu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tôi đã

nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và người thân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám hiệu, phòng
Đào tạo, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Ban Giám đốc
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Trung Kiên, người
thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi luận văn được hoàn thành.
Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Nhi, cùng toàn thể giảng
viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khoá học này.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Phạm Thị Thanh Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AGA

: Appropriate for Gestational Age
Phù hợp so với tuổi thai

CDKD


: Chuyển dạ kéo dài

ĐTĐ

: Đái tháo đường

GTC

: Giảm tiểu cầu

G/L

: Giga/ Lít

ITP

: Idopathic Thrombocytopenic Purpura
Giảm tiểu cầu vô căn

OVS

: Ối vỡ sớm

SGA

: Small for Gestational Age
Nhỏ hơn so với tuổi thai

VRHT


: Viêm ruột hoại tử

SHH

: Suy hô hấp

TC

: Tiểu cầu


MỤC LỤC
ĐĂT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Khái niệm

3

1.1.1. Định nghĩa của giảm tiểu cầu sơ sinh

3

1.1.2. Quá trình sản sinh tiểu cầu ở trẻ sơ sinh


3

1.1.3. Cơ chế của giảm tiểu cầu

5

1.2. Nghiên cứu về tỉ lệ giảm tiểu cầu

6

1.2.1. Tỉ lệ giảm tiểu cầu trên thế giới

7

1.2.2. Nghiên cứu về tỉ lệ giảm tiểu cầu ở Việt Nam

10

1.3. Các yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu

11

1.3.1. Nguyên nhân của giảm tiểu cầu

11

1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu

14


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.1. Đối tượng nghiên cứu

22

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

22

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

22

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

22

2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

22

2.2. Phương pháp nghiên cứu

22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


22

2.2.2. Cỡ mẫu

23

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

24

2.2.4. Nội dung nghiên cứu

24

2.2.5. Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu

28

2.2.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

32


2.2.7. Sơ đồ nghiên cứu

33

2.3. Đạo đức nghiên cứu


34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

35

3.1. Tỉ lệ của giảm tiểu cầu sơ sinh

35

3.2. Một số yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

38

3.2.1. Yếu tố của con

38

3.2.2. Yếu tố của mẹ

41

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

45

4.1. Tỉ lệ của giảm tiểu cầu sơ sinh

45


4.2. Một số yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

52

4.2.1. Yếu tố của con

52

4.2.2. Yếu tố của mẹ

55

KẾT LUẬN

56

KHUYẾN NGHỊ

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu

24


Bảng 2.2. Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Apgar

30

Bảng 3.1. Mức độ giảm tiểu cầu theo tuổi thai

35

Bảng 3.2. Tỉ lệ giảm tiểu cầu phân bố theo giới

36

Bảng 3.3. Tỉ lệ giảm tiểu cầu phân bố theo tuổi thai

36

Bảng 3.4. Tỉ lệ giảm tiểu cầu phân bố theo cân nặng lúc sinh

37

Bảng 3.5. Liên quan giữa tuổi thai và giảm tiểu cầu

38

Bảng 3.6. Liên quan giữa cân nặng lúc sinh và giảm tiểu cầu

38

Bảng 3.7. Liên quan giữa giới tính và giảm tiểu cầu


39

Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm khuẩn và giảm tiểu cầu

39

Bảng 3.9. Liên quan giữa viêm ruột hoại tử và giảm tiểu cầu

40

Bảng 3.10. Liên quan giữa ngạt và giảm tiểu cầu

40

Bảng 3.11. Liên quan giữa chậm phát triển trong tử cung và giảm tiểu cầu

41

Bảng 3.12. Liên quan giữa chuyển dạ kéo dài và giảm tiểu cầu

41

Bảng 3.13. Liên quan giữa ối vỡ sớm và giảm tiểu cầu

42

Bảng 3.14. Liên quan giữa mẹ tăng huyết áp và giảm tiểu cầu

43


Bảng 3.15. Liên quan giữa mẹ đái tháo đường và giảm tiểu cầu

43

Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ giảm tiểu cầu miễn dịch và giảm tiểu cầu

44

Bảng 4.1. Tỉ lệ giảm tiểu cầu theo các nghiên cứu

45

Bảng 4.2. Thời gian khởi phát giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh theo các

51

nghiên cứu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cân nặng theo tuổi thai của Việt Nam

30

Biểu đồ 3.1. Thời gian khởi phát giảm tiểu cầu

37

Biểu đồ 3.2. Một số bệnh lý của mẹ gây giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh


42


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm tiểu cầu (GTC) là một bệnh lý thường gặp của trẻ sơ sinh, đặc biệt
là trẻ sơ sinh bệnh lý. Tần suất GTC gặp 1,0 – 5,0% ở trẻ sơ sinh bình thường,
tỉ lệ này cao hơn ở trẻ sơ sinh non tháng hoặc mắc một số các bệnh lý trong
thời kỳ sơ sinh. Giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết dưới da, nội tạng và gây
những hậu quả nặng nề và nguy hiểm cho trẻ như xuất huyết nội sọ có thể để
lại di chứng thần kinh cho sau này. Theo nghiên cứu của Sharangouda Patil và
cộng sự (2014) nghiên cứu 550 trẻ sơ sinh nhập viện, tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh
là 25,45% (140/550). Trong đó, GTC nặng chiếm 8,5%, GTC trung bình (số
lượng tiểu cầu từ 50 – 99 G/L) là 17,0%, đa số là trẻ thiếu tháng (45,33%),
GTC khởi phát sớm (GTC xuất hiện trong vòng 72 giờ sau sinh) là 44,68%,
nguyên nhân chính là nhiễm khuẩn huyết (51,3%). GTC nặng gặp chủ yếu ở
nhóm GTC khởi phát muộn có ý nghĩa thống kê, triệu chứng chảy máu niêm
mạc có liên quan với tiểu cầu (TC) với tỉ lệ là 65,95% ở nhóm GTC nặng
[37]. Theo nghiên cứu của Imene Dahmane Ayadi (2016) nghiên cứu 808 trẻ
sơ sinh của Bệnh viện Charles Nicolle trong 4 năm (2010 – 2013) cho thấy:
12,4% (100 trẻ) trẻ xuất hiện một đợt GTC, 12 trẻ có hai đợt GTC. Tổng cộng
có 112 trẻ GTC ở trẻ sơ sinh được nghiên cứu. Trong đó, GTC khởi phát sớm
là 74,1%, GTC nặng là 41,0%, chậm phát triển trong tử cung là nguyên nhân
phổ biến nhất của GTC khởi phát sớm. Nhiễm khuẩn Bệnh viện là nguyên
nhân chính của GTC khởi phát muộn [9].
Theo nghiên cứu của Idha Yulandari và cộng sự (2016) từ tháng 1 năm
2012 đến tháng 12 năm 2014 ở trẻ sơ sinh < 35 tuần tuổi thai cho thấy rằng:
giảm tiểu cầu là yếu tố nguy cơ của xuất huyết não, tuy nhiên trong nghiên
cứu này chưa chỉ ra mối quan hệ giữa giảm tiểu cầu mức độ nặng và xuất
huyết não [55]. Simon J. Stanworth và cộng sự (2009) cho thấy 18,0% trẻ

GTC mức độ nặng được ghi nhận có xuất huyết não thất [47]. Theo nghiên


2
cứu của Aparajita Gupta và cộng sự (2011) nghiên cứu 258 trẻ sơ sinh nhập
viện khoa hồi sức tích cực trong 2 năm cho thấy: có 70,5% trường hợp GTC,
GTC muộn (> 72 giờ) chiếm 72%, GTC nặng chiếm 34,4% trong các trường
hợp GTC. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các bệnh nhiễm trùng là yếu tố chính
gây GTC ở trẻ sơ sinh (42/143) [21].
Tại các đơn vị Hồi sức tích cực tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh gặp là 18 – 35%
[9], đặc biệt là ở trẻ sơ sinh non tháng, tỉ lệ GTC ở sơ sinh non tháng có thể
lên đến 70,0 – 90,0% [15], trong đó GTC nặng (số lượng tiểu cầu dưới 50
G/L) chiếm 5,0 – 10,0% [30]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về GTC ở trẻ
sơ sinh cũng như xác định được một số yếu tố liên quan.
Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I, tỉ lệ
GTC là 6,4%. Trong đó, GTC ở trẻ đẻ non chiếm 47,5%, GTC mức độ nặng
27,1%. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng chiếm 72,9% [1].
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2016 cho thấy tỉ lệ GTC
ở trẻ sơ sinh là 13,7%, GTC gặp chủ yếu ở trẻ đẻ non (69,5%). Cũng trong
nghiên cứu này cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố của con liên quan đến GTC
ở trẻ sơ sinh như trẻ đẻ non, cân nặng lúc sinh < 2500 gram, các yếu tố quan
trọng khác như nhiễm trùng gặp nhiều trong nhóm khởi phát muộn và thường
GTC mức độ nặng [3].
Chúng tôi thấy tỉ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ GTC trong nghiên cứu
của các tác giả còn có những khác biệt. Vậy tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
nơi có rất nhiều bệnh nhi sơ sinh điều trị tại đây tình trạng bệnh lý này ra sao?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tỉ lệ và yếu
tố nguy cơ của giảm tiểu cầu sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh” với
hai mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc

Ninh năm 2017-2018
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Định nghĩa của giảm tiểu cầu sơ sinh
Giảm tiểu cầu là một trong những rối loạn về huyết học rất phổ biến ở trẻ
sơ sinh đặc biệt ở trẻ đẻ non. Số lượng TC thai trung bình đạt 150 G/L vào
cuối tháng thứ 3 của thời kỳ phôi thai và được duy trì ở mức độ này hoặc cao
hơn vào khoảng 175 – 250 G/L. Trên 98,0% trẻ đủ tháng được sinh ra từ các
bà mẹ có số lượng TC bình thường trên 150 G/L lúc sinh [40].
Giảm tiểu cầu được định nghĩa là số lượng TC trong máu ngoại vi dưới
150 G/L. Xảy ra chủ yếu ở trẻ đẻ non hoặc ở trẻ bị bệnh, cơ chế chủ yếu do
giảm sản xuất tiểu cầu hoặc tăng tiêu thụ tiểu cầu [5].
1.1.2. Quá trình sản sinh tiểu cầu ở trẻ sơ sinh
1.1.2.1. Một số đặc điểm của tiểu cầu
Tiểu cầu là những tế bào không nhân, được sản sinh từ mẫu TC, bắt đầu
từ gan của thai nhi, sau đó từ tủy xương ở cuối thời kỳ thai nhi. Sau khi sinh,
TC được sinh ra từ mẫu TC trong tủy xương.
Kích thước TC từ 1-4 µm, thể tích trung bình của TC là 7,1 fl. Trên mặt
tiểu cầu có các thụ thể glycoprotein Ib, glycoprotein IIb/IIIa, trong TC có
chứa các hạt như hạt đặc (dense body), hạt alpha.
Đời sống của TC là 7-10 ngày.
Hai phần ba TC được phân bố trong dòng máu và một phần ba ở
trong lách.
Tiểu cầu có nhiều chức năng trong cầm máu, là thành phần quan trọng
trong giai đoạn cầm máu ban đầu, hình thành các nút TC. Trên mặt TC có

nhiều thụ thể quan trọng cho protein kết dính, trong đó có yếu tố von
Willebrand và fibrinogen, cũng như các thụ thể làm tăng kết tụ TC như
thrombin và collagen. Sau khi có vết thương ở thành mạch máu, collagen


4
dưới nội mô gắn với von Willebrand. Yếu tố von Willebrand gắn với phức
hợp glycoprotein Ib của TC, gây kết dính TC. Sau đó tiểu cầu hoạt hóa, sinh
ra thromboxan A2 từ acid arachidonic thông qua enzym cyclooxygenase. Sau
khi hoạt hóa, TC giải phóng ADP, STP, Ca2+, serotonin, các yếu tố đông máu
ở khu vực quanh TC. Fibrinogen ở máu gắn kết với tiểu cầu đã hoạt hóa, phức
hợp glycoprotein IIb-IIIa, liên kết cách tiểu cầu với nhau, làm tiểu cầu kết tụ,
tạo thành nút (đinh) cầm máu ở vị trí vết thương mạch máu.
Serotinin và histamin giải phóng ra trong quá trình hoạt hóa TC làm co
mạch máu, góp phần làm cầm máu. Thêm vào đó, thành mạch có nút TC làm
thay đổi bề mặt xúc tác các yếu tố đông máu, hình thành thrombin, góp phần
đông máu. Cuối cùng TC còn làm co cục máu, làm bền vững sự cầm máu.
Khi TC giảm về số lượng hay khiếm khuyết về chức năng, gây rối loạn
cầm máu và chảy máu.
1.1.2.2. Quá trình sản sinh tiểu cầu
Tiểu cầu đã bắt đầu xuất hiện ở bào thai người vào khoảng tuần thứ 5 sau
thụ tinh và tăng về số lượng trong suốt thời kỳ phôi thai, đạt được giá trị trung
bình là 150 G/L vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ và đạt được giá trị giới hạn
bình thường của người lớn vào tuần thứ 22 của thai.
Tiểu cầu là những mảnh tế bào được tách ra từ một tế bào rất lớn là mẫu
tiểu cầu. Một mẫu TC có thể sinh ra khoảng 6000 TC.
Mẫu TC có nguồn gốc từ tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.
Tế bào gốc phát triển thành tế bào tiền thân của dòng tiểu cầu gọi là đơn vị
tạo cụm mẫu TC phát triển thành những cụm mẫu TC trưởng thành. Sự phát
triển của mẫu TC được điều hòa bởi một số interleukin: interleukin 3,

interleukin 6, Iinterleukin 11 và hormone thrombopoietin. Hormone này kích
thích sự phát triển mẫu TC và giải phóng tiểu cầu vào máu. Một số mẫu TC
được giải phóng vào máu rồi đến khu trú ở các cơ quan khác đặc biệt là phổi.
Chúng ở lại đó và sản xuất ra TC. Lách cũng là cơ quan dự trữ TC [28].


5
1.1.3. Cơ chế của giảm tiểu cầu [4], [5]
Nhiều tình trạng của bà mẹ, của thai nhi và của trẻ sơ sinh phối hợp với
hiện tượng GTC ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cơ chế gây GTC ở trẻ sơ sinh cho
đến nay vẫn chưa được biết rõ. Người ta cho rằng có 3 cơ chế chính dẫn đến
việc GTC ở trẻ sơ sinh đó là: giảm sản sinh TC, tăng tiêu thụ TC và phối hợp
cả hai cơ chế.
- Giảm sản sinh tiểu cầu
Giảm sản sinh TC là cơ chế chủ yếu trong GTC sớm ở trẻ sơ sinh,
chiếm tới 75,0% các trường hợp GTC ngay sau đẻ hoặc trong vòng 72 giờ
sau đẻ. Tuy nhiên, bất thường về miễn dịch hoặc bệnh lý đông máu gây ra
GTCchỉ chiếm một số ít trong số này, còn lại phần lớn các bệnh nhân là trẻ
đẻ non do các tai biến trong quá trình mang thai: thiếu nuôi dưỡng bánh rau
hoặc thiếu oxy bào thai trong trường hợp mẹ bị tiền sản giật hoặc thai chậm
phát triển trong tử cung. Trẻ có GTC sớm sau đẻ thường có khiếm khuyết
trong quá trình sản sinh mẫu TC, nguyên mẫu TC và mẫu TC thường giảm
sau đẻ, nồng độ thrombopoietin thường tăng.
- Tăng tiêu thụ tiểu cầu/tiểu cầu bị phong tỏa
Tăng tiêu thụ TC và TC bị phong tỏa cũng là cơ chế chính, chiếm 25,0 35,0% trường hợp GTC ở trẻ sơ sinh. Nhìn chung, khoảng 15,0-20,0% trẻ sơ
sinh có GTC khởi phát sớm có kháng thể đồng miễn và kháng thể tự miễn
truyền qua nhau thai. Đông máu nội quản rải rác chiếm 10,0-15,0%, hầu hết
thường xảy ra ở những trẻ có bệnh nặng, đặc biệt những là ở những trẻ có
kèm theo thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ và nhiễm trùng. Cục máu đông
hoặc tăng hoạt hóa tiểu cầu/bất động tiểu cầu tại vị trí viêm cũng là những ví

dụ của giảm tiểu cầu do tăng tiêu thụ tiểu cầu.
- Kết hợp cả hai cơ chế
Trong rất nhiều trường hợp, giảm tiểu cầu là do sự kết hợp của nhiều cơ
chế. Một trẻ sơ sinh non tháng của một bà mẹ bị tiền sản giật bị nhiễm khuẩn


6
sơ sinh sớm và một trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung bị viêm ruột hoại
tử có thể bị GTC do cả cơ chế rối loạn sản sinh TC (sau tiền sản giật hoặc thai
chậm phát triển trong tử cung) kết hợp với tăng tiêu thụ TC (do nhiễm khuẩn
và viêm ruột hoại tử).
Những biểu hiện trên xét nghiệm có thể đưa ra các gợi ý về cơ chế của
giảm tiểu cầu. Kích thước trung bình của TC trong máu ngoại vi bình thường
là 7,5-9,5 fL trong GTC do giảm sản sinh TC và tăng (>10 - 12 fL) khi GTC
do các nguyên nhân làm tăng tiêu thụ tiểu cầu. Kích thước tiểu cầu lớn hơn là
dấu hiệu chứng tỏ tủy xương được kích thích để tạo ra nhiều TC chưa trưởng
thành để đáp ứng với việc tăng tiêu thụ TC. Tỉ lệ TC lưới là một dấu hiệu
khác gợi ý về cơ chế gây giảm tiểu cầu. TC lưới là những TC mới được sản
xuất có thành phần acid nucleic cao hơn các TC trưởng thành. TC lưới thấp (<
2,0%) khi sản sinh TC giảm và cao (>10,0%) trong tăng tiêu thụ TC.
Thrombopoietin, một yếu tố phát triển, là yếu tố chính điều hòa sản sinh
TC ở trẻ sơ sinh. Định lượng nồng độ thrombopoietin trong huyết tương có
thể giúp phân biệt nguyên nhân GTC là do giảm sinh sản TC hay tăng tiêu thụ
TC. Thrombopoietin được sản xuất tại gan, được lấy ra khỏi máu tuần hoàn
bằng việc gắn với receptor trên màng của nguyên mẫu TC, mẫu TC và TC.
Khi sản sinh tiểu cầu thấp một cách bất thường, ít mẫu TC được sản sinh và
nồng độ thrombopoietin trong máu cao [38].
1.2. Nghiên cứu về tỉ lệ giảm tiểu cầu
Tỉ lệ GTC ở tất cả các trẻ sơ sinh là 1,0- 5,0% [26],[43]. Tuy nhiên, tỉ lệ
này thay đổi từ dưới 1,0% đến 90,0% tùy thuộc vào đối tượng được nghiên

cứu [14]. Tỉ lệ GTC cao nhất tại các khoa Hồi Sức Sơ Sinh chiếm khoảng
12,0 – 35,0% [14],[51]. Đặc biệt là ở trẻ đẻ non, GTC ở trẻ đẻ non có trọng
lượng lúc sinh dưới 1000 gram và dưới 750 gram được báo cáo xảy ra lên đến
75,0% và 90,0% trẻ sơ sinh [39]. Đa số trẻ sơ sinh có GTC nhẹ hoặc vừa (số


7
lượng tiểu cầu từ 50 – 150 G/L) và tỉ lệ GTC nặng chiếm khoảng 2,0- 25,0%
[20],[33].
1.2.1. Tỉ lệ giảm tiểu cầu trên thế giới
Tại Hà Lan, theo Jeannete S von Lindern và cộng sự (2011), nghiên cứu
trên 1569 trẻ sơ sinh tại một trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh từ tháng 1 năm
2006 đến tháng 12 năm 2008 cho thấy: tỉ lệ GTC ở trẻ sơ sinh là 27,0%
(422/1569) trong đó 122 trẻ (29,0% GTC mức độ nhẹ (số lượng TC từ 100149 G/L), 164 trẻ (39,0%) GTC mức độ vừa (số lượng TC từ 50-99 G/L), 67
trẻ (16%) GTC mức độ nặng (số lượng TC từ 30-49 G/L) và 69 trẻ (16%) ở
mức độ rất nặng (số lượng TC < 30 G/L) [27].
Theo nghiên cứu của Muray NA và cộng sự (2002) tại một đơn vị điều
trị Hồi sức tích cực trẻ sơ sinh cho thấy, tỉ lệ trẻ sơ sinh giảm tiểu cầu mức độ
nặng (số lượng tiểu cầu < 50 G/L) là 6,0% (53/901) [32].
Ezgi Ulusoy và cộng sự (2013), nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trong
5 năm để xác định tỉ lệ, nguyên nhân, phương pháp điều trị và hậu quả của
giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, nghiên cứu trên 3.515 trẻ sơ sinh cho thấy: tỉ lệ
giảm tiểu cầu chiếm 3,8% (134), trẻ nam chiếm 64,0%, giảm tiểu cầu ở trẻ đẻ
non chiếm 72,0%, giảm tiểu cầu mức độ nặng chiếm 26,0%, có 11,0% trẻ sơ
sinh giảm tiểu cầu có biểu hiện xuất huyết, trong đó xuất huyết nội sọ chiếm
5,9% và tất cả đều là trẻ đẻ non [49].
Nghiên cứu của Vickie L và cộng sự trên 11.281 bệnh nhân sơ sinh nhập
các khoa hồi sức tích cực từ ngày 1/1/2003 đến 31/12/2007. Nghiên cứu tập
trung vào nhóm giảm tiểu cầu mức độ nặng và có 273 (2,4%) trẻ sơ sinh được
đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có cân

nặng càng thấp càng có nguy cơ bị giảm tiểu cầu nặng. Trẻ có cân nặng dưới
1000 gram có nguy cơ bị giảm tiểu cầu nặng gấp 10 lần trẻ có cân nặng trên
2000 gram (p < 0,001). Theo nghiên cứu, trẻ có cân nặng dưới 2500 gram
chiếm 70,7% trong tổng số trẻ có giảm tiểu cầu nặng. Những nghiên cứu


8
trước chỉ ra có 73,0% trẻ có cân nặng cực thấp có từ 1 đợt giảm tiểu cầu trong
quá trình nằm viện, tuy nhiên giảm tiểu cầu nặng thực sự hiếm gặp ở khoa hồi
sức tích cực sơ sinh. Trong nghiên cứu này, giảm tiểu cầu nặng chỉ chiếm
2,4% tổng số ca nhập viện và gặp ở 14,0% trẻ có cân nặng cực thấp. Trẻ càng
có số lượng tiểu cầu thấp càng hay gặp xuât huyết dưới da, 18,0% xuất huyết
dưới da xuất hiện ở trẻ có số lượng tiểu cầu dưới 20 G/L [11].
Theo nghiên cứu của Eslami Z MD và cộng sự (2013), trong 350 trẻ sơ
sinh nhập khoa hồi sức cấp cứu có 28,5% (85/350) giảm tiểu cầu, trong đó trẻ
nữ có tỉ lệ giảm tiểu cầu 60,0% (51/85), mức độ giảm tiểu cầu nhẹ, vừa, nặng
lần lượt là: 49,4%; 47,1%; 3,5%. 75,3% (64/85) trường hợp giảm tiểu cầu
khới phát sớm, 24,7% (21/85) khởi phát muộn. Giảm tiểu cầu ở trẻ đẻ non cao
gấp hai lần trẻ đủ tháng (65,9% và 34,1%). Trong nhóm giảm tiểu cầu sớm
(38/85), mức độ giảm tiểu cầu nhẹ 59,4%, mức độ vừa 40,6%, không có
trường hợp nào mức độ nặng. Trong nhóm giảm tiểu cầu khởi phát muộn, có
49,4% giảm TC mức độ nhẹ, 66,7% giảm TC mức độ trung bình và 3% giảm TC
mức độ nặng. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 1,112 [19].
Nghiên cứu của Robert D. Christensen và cộng sự (2014) trên trẻ sơ sinh
đủ tháng tại một đơn vị điều trị tích cực sơ sinh, được chia làm 2 nhóm có suy
hô hấp sơ sinh và không suy hô hấp sơ sinh thấy rằng: tỉ lệ giảm tiểu cầu ở
nhóm trẻ sơ sinh có suy hô hấp là 31,0% cao hơn nhiều ở nhóm trẻ không có
suy hô hấp là 5,0% [16].
Nghiên cứu của Boutaybi N và cộng sự (2014) trên 171 trẻ sơ sinh có
ngạt chu sinh cho thấy, tỉ lệ giảm tiểu cầu là 51,0% [10].

Theo nghiên cứu của SF Fustolo Gunnink (2016) nghiên cứu từ tháng 1
năm 2007 đến tháng 2 năm 2012 nghiên cứu 330 trẻ sơ sinh SGA (Small for
Gestational Age - Cân nặng lúc sinh nhỏ hơn so với tuổi thai) và 330 trẻ sơ
sinh AGA (Appropriate for Gestational Age- Cân nặng lúc sinh phù hợp so
với tuổi thai) có tuổi thai trung bình 32,9 ± 4 tuần thấy rằng: giảm tiều cầu


9
cầu sơ sinh khởi phát sớm tìm thấy trong 53,0% (176/329) của trẻ sơ sinh
AGA và 20% (66/330) của trẻ sơ sinh AGA. Giảm tiểu cầu rất nặng (< 20
G/L) xảy ra ở 25 trẻ sơ sinh SGA (8,0%) và 2 trẻ sơ sinh AGA (1,0%) [23].
Nghiên cứu của P Muthukumar và cộng sự (2012) nghiên cứu hồi cứu
trong 7 đơn vị điều trị sơ sinh (n = 169) để mô tả tình trạng xuất huyết ở
những trẻ sơ sinh có số lượng TC < 60 G/L thấy rằng: xuất huyết được ghi
nhận ở hầu hết các trẻ sơ sinh trong nhóm nghiên cứu (82,0%, 138/169), trong
đó có 123 trẻ sơ sinh có xuất huyết nhẹ và 15 trẻ sơ sinh có xuất huyết nặng.
Các trường hợp chảy máu nhẹ bao gồm đái ra máu (40,0%), xuất huyết qua
nội khí quản (21,0%), xuất huyết qua ống thông dạ dày (10,0%) và xuất huyết
dưới da (15,0%) [33].
Sonam S và cộng sự (2016) nghiên cứu 155 trẻ nhập viện điều trị ở một
đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh cho thấy: tỉ lệ giảm tiểu cầu là 63,8%
(99/155). Trong đó giảm tiểu cầu khởi phát sớm là 43,4%, giảm tiểu cầu khởi
phát muộn là 45,5%. Nguyên nhân phổ biến của giảm tiểu cầu là đẻ non
(38,3%), nhiễm khuẩn huyết (22,2%). Giảm tiểu cầu mức độ nhẹ và trung
bình là 17,1%. Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng giảm tiểu cầu ở trẻ sơ
sinh là rất phổ biến ở đơn vị điểu trị sơ sinh tích cực và nó có thể được sử
dụng như một dấu hiệu tiên lượng cho nhiều bệnh [34].
Theo nghiên cứu của Jayashree Nadkarni và cộng sự (2016) nghiên cứu
603 trẻ có suy hô hấp sơ sinh tại một đơn vị Hồi sức tích cực sơ sinh cho thấy
tỉ lệ giảm tiểu cầu là 25,07%. Trong đó, 68,3% là trẻ nam, 81,0% giảm tiểu

cầu khởi phát sớm và 19,0% là sơ sinh non tháng [35].
Theo một nghiên cứu của RD Christensen và cộng sự (2006) tại Ấn Độ,
nghiên cứu 284 trẻ sơ sinh có cân nặng ≤ 1000 gram trong 2 năm (2003-2004)
cho thấy rằng: tỉ lệ giảm tiểu cầu là 73,0%, trong đó 80,0% được phát hiện
trong tuần đầu tiên, 20,0% được phát hiện sau đó. 85,0% giảm tiểu cầu gặp ở
trẻ có trọng lượng ≤ 800 gram, 60,0 % ở trẻ có trọng lượng từ 801-900 gram


10
và 53,0% trong số những trẻ có trọng lượng từ 901-1000 gram. 129 trẻ đã
được tiến hành truyền tiểu cầu và hơn 90,0% trẻ được truyền tiểu cầu dự
phòng (khi trẻ chưa có biểu hiện xuất huyết). Tỉ lệ tử vong trong số những trẻ
được truyền tiểu cầu cao gấp 2 lần tỉ lệ tử vong ở những trẻ không được
truyền tiểu cầu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Trong đó,
48,0% các trường hợp không tìm được nguyên nhân của giảm tiểu cầu. Các
nguyên nhân được tìm thấy ở những trẻ giảm tiểu cầu là thai chậm phát triển
trong tử cung, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, viêm ruột hoại tử và mẹ bị tăng
huyết áp [15].
Nghiên cứu của Sartaj A Bhat và cộng sự (2015) đánh giá tỉ lệ giảm tiểu
cầu và thay đổi các thông số tiểu cầu trong huyết thanh trẻ sơ sinh nhiễm
khuẩn huyết tại một đơn vị hồi sức tích cực tại Ấn Độ. Tiến hành nghiên cứu
trên 2.240 trẻ nhập viện vì nhiễm khuẩn, có 560 trẻ là sơ sinh, chiếm tỉ lệ
25,0%. Trong đó, có 80 trẻ sơ sinh có cấy máu tìm được vi khuẩn gây bệnh.
Tỉ lệ giảm tiểu cầu trong nhiễm khuẩn gram âm là 64,81% (35/54), nhiễm
khuẩn gram dương là 71,41% (15/21) và nhiễm khuẩn nấm là 60,0% (3/5).
Thời gian trung bình của giảm tiểu cầu ở nhiễm khuẩn huyết gram dương là
4,66 ± 2,6 ngày, trong nhiễm khuẩn huyết gram âm là 4,39 ± 2,22 ngày và
trong nhiễm khuẩn nấm là 5,2 ±1,3 ngày [13].
Theo một nghiên cứu hồi cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (2012) tại một đơn vị
chăm sóc tích cực sơ sinh cho thấy: tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh là 9,4%

(208/2.218). Tỉ lệ xuất huyết não ở trẻ sơ sinh có giảm tiểu cầu là 7,2% cao
hơn 2 lần tỉ lệ xuất huyết não ở những trẻ không có giảm tiểu cầu (4,4%), sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,08 [20].
1.2.2. Nghiên cứu về tỉ lệ giảm tiểu cầu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Thị Châu và Lâm Thị Mỹ từ tháng 10 năm 2005 đến
tháng 04 năm 2006 tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: tỉ lệ giảm
tiểu cầu sơ sinh là 6,4%. Nguyên nhân thường gặp của giảm tiểu cầu sơ sinh


11
là nhiễm trùng huyết/nhiễm trùng bào thai 72,9%. Các yếu tố nguy cơ thường
gặp của giảm tiểu cầu sơ sinh là giới nam 62,3%, sinh non 47,5%, cân nặng
lúc sinh nhỏ hơn 2500 gram 51,6%, sinh ngạt 26,2%. Có 64,8% giảm tiểu cầu
sau 3 ngày tuổi, chỉ có 9,8% nhập viện vì triệu chứng xuất huyết. Có 54,9%
biểu hiện xuất huyết. Trong những trẻ có xuất huyết, tỉ lệ xuất huyết nặng là
7,5% (5 ca) gồm 4 ca xuất huyết nội sọ, 1 ca xuất huyết thượng thận phải. Số
lượng tiểu cầu dưới 50 G/L là 27,1%. Thời gian giảm tiểu cầu trung bình là 8
ngày. Có 20,5% được truyền tiểu cầu và trong số những trẻ này có 92,0% có
số lượng tiểu cầu được nâng lên sau truyền [1].
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hương về giảm tiểu cầu tại khoa sơ sinh
Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 11 năm 2015 đến hết tháng 10 năm 2016
cho thấy: giảm tiểu cầu sơ sinh chiếm 13,7% trong tổng số trẻ trẻ sơ sinh nhập
khoa điều trị. Trong số bệnh nhân giảm tiểu cầu, nam chiếm 69,5%, giảm tiểu
cầu gặp chủ yếu ở trẻ đẻ non (69,5%), giảm tiểu cầu ở trẻ có cân nặng lúc sinh
dưới 2500 gram cao (67,7%). Theo thời gian, giảm tiểu cầu khởi phát muộn
chiếm 23%, giảm tiểu cầu mức độ nhẹ và vừa là 35,4% và 41,6%. Xuất huyết
gặp ở 37,2% trong tổng số trẻ sơ sinh có giảm tiểu cầu, trong đó chủ yếu là
xuất huyết dưới da chiếm 82,1% [3].
Qua các nghiên cứu trên cho thấy, tỉ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh rất
khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu.

1.3. Các yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu
1.3.1. Nguyên nhân của giảm tiểu cầu [5], [17]
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu, có thể phân loại nguyên nhân
giảm tiểu cầu theo sinh lý bệnh như sau:
* Tăng phá hủy tiểu cầu (giảm tiểu cầu có mẫu tiểu cầu trong tủy bình thường
hay tăng)
- Giảm tiểu cầu miễn dịch


12
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP: Idiopathic thrombocytopenic
purpura). Theo nghiên cứu của Amanda Symington và cộng sự (2011) giảm
tiểu cầu miễn dịch ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất của giảm tiểu
cầu mức độ nặng và vừa ở trẻ sơ sinh [46].
+ Thứ phát: Do nhiễm khuẩn (như cytomegalovirus, Epstein Barr, HIV Human Immunodeficienci Virus, thủy đậu, rubeol, quai bị, parvovirus B19, vi
khuẩn lao, thương hàn); Do thuốc; Xuất huyết sau truyền máu; Thiếu máu tan
máu tự miễn (hội chứng Evans); Lupus ban đỏ hệ thống; Cường giáp; Rối
loạn tăng sinh lympho; Dị ứng, phản vệ.
+ Giảm tiểu cầu miễn dịch sơ sinh: Giảm tiểu cầu miễn dịch sơ sinh; Giảm
tiểu cầu đồng miễn sơ sinh; Tăng nguyên hồng cầu bào thai – bất đồng Rh
- Giảm tiểu cầu không do miễn dịch
+ Do tiêu thụ tiểu cầu
Thiếu máu tan máu do bệnh mao mạch
Đông máu rải rác trong mạch
Thiếu máu tan máu hồng cầu mảnh tái phát mạn tính
Hội chứng tan máu ure huyết
Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối
Hội chứng Kasabach – Merritt (u mạch khổng lồ)
Bệnh tim có tím.
+ Do phá hủy tiểu cầu

Thuốc (ristocetin, sulfat protamine, bleomycin)
Hẹp đường ra thất trái
Nhiễm khuẩn
Tại tim (van tim nhân tạo, sửa dị tật trong tim)
Cao huyết áp ác tính
* Giảm sinh tiểu cầu (giảm tiểu cầu có mẫu tiểu cầu trong tủy giảm hoặc
không có)


13
- Mẫu tiểu cầu bị giảm sinh hay ức chế
+ Do thuốc (như chlorthiazid, hormone hướng dục, ethanol, tolbutamid)
+ Do thể tạng (constitutional)
Giảm tiểu cầu không có xương quay – Hội chứng TAR
Giảm sản mẫu tiểu cầu bẩm sinh không có dị tật
Giảm tiểu cầu giảm sản bẩm sinh với não bé
Hội chứng rubella
Tam bội thể 13, 18
Thiếu máu Fanconi
+ Sinh tiểu cầu không hiệu quả
Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu folat và vitamin B12)
Thiếu máu thiếu sắt nặng
Một số giảm tiểu cầu gia đình
Hemoglobin niệu kịch phát ban đêm
+ Rối loạn cơ chế kiểm soát
Thiếu thrombopoietin
Loạn phát triển tiểu cầu (tital platelet dysgenesis)
Giảm tiểu cầu chu kỳ
+ Bệnh chuyển hóa
Acid methylmalonic máu

Glycin cetonic máu
Thiếu holocarboxylase tổng hợp
Acid isovaleric máu
Tăng glycerin máu tự phát
Trẻ sinh ra ở người mẹ thiểu năng giáp
+ Bệnh tiểu cầu di truyền
Hội chứng Bernard – Soulier
Dị tật May Hegglin


14
Hội chứng Wiskott – Aldrich
Giảm tiểu cầu liên kết giới tính đơn thuần
Giảm tiểu cầu Địa Trung Hải
+ Bệnh bất sản tủy mắc phải
Tự phát
Do thuốc (liên quan với liều lượng: thuốc chống ung thư, benzene,
arsenic hữu cơ và không hữu cơ, mesanthoin, tridion, kháng giáp, kháng tiểu
đường, kháng histamine, phenybutazon, trừ sâu, hợp chất vàng; hoặc do đặc
ứng: chloramphenicol)
Do chiếu xạ
Nhiễm virus (như viêm gan, EBV, HIV)
- Thâm nhiễm tủy
+ Lành tính
Bệnh xương hóa đá
Bệnh ứ đọng (storage diseases)
+ Ác tính
Bệnh lơxemi, bệnh sơ hóa tủy, bệnh tăng mô bào Langerhans, bệnh tăng
võng tổ chức bào tủy.
* Rối loạn phân phối tiểu cầu

- Cường lách (như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh Gaucher, bệnh tim bẩm
sinh có tím, khối u, nhiễm khuẩn).
- Hạ thân nhiệt
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của giảm tiểu cầu
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về các yếu
tố nguy cơ của GTC.
Ở nhóm GTC khởi phát sớm (giảm tiểu cầu sơ sinh sớm xảy ra trong 72
giờ đầu tiên của cuộc sống): Những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của GTC
khởi phát sớm ở trẻ khỏe mạnh là thiếu nuôi dưỡng qua bánh rau xảy ra ở


15
những trẻ là con của những bà mẹ có bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền
sản giật hoặc đái tháo đường, và ở những trẻ thai chậm phát triển trong tử
cung. GTC ở những trẻ này thường ở mức độ nhẹ đến vừa, xuất hiện ngay sau
đẻ hoặc một thời gian ngắn sau đẻ, tự hồi phục trong vòng 7 đến 10 ngày [40].
Nếu trẻ có tiền sử sản khoa phù hợp với thiếu nuôi dưỡng qua bánh rau, GTC
ở mức độ nhẹ đến vừa duy trì ở mức độ ổn định và số lượng TC trở về bình
thường trong vòng 10 ngày thì không cần đánh giá thêm. Nếu GTC nặng hơn
và/hoặc kéo dài hơn 10 ngày, cần tìm nguyên nhân của GTC. Nếu GTC nặng
ở những trẻ khỏe mạnh thì cần nghĩ tới GTC do nguyên nhân miễn dịch bao
gồm cả GTC tự miễn (mẹ có số lượng TC giảm) và GTC đồng miễn (mẹ có
số lượng TC bình thường) [36].
Giảm tiểu cầu ở trẻ đủ tháng hoặc non tháng có các biểu hiện bệnh lý cần
khám lâm sàng đầy đủ để phát hiện nhiễm, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng
bẩm sinh hoặc đông máu nội quản rải rác. Đông máu nội quản rải rác thường
nằm trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên cũng có thể thứ phát do
ngạt sau đẻ [52].
Ngoài những trường hợp trên, những trẻ có GTC cần khám kỹ lưỡng để
phát hiện bất thường của xương quay (gợi ý hội chứng giảm tiểu cầu kèm

theo thiếu xương quay TAR, thiếu máu Fanconi). Mặc dù GTC trong bệnh
cảnh thiếu máu Fanconi thường biểu hiện muộn, một số trường hợp cũng đã
có biểu hiện ở giai đoạn sơ sinh. Một số bệnh lý về nhiễm sắc thể cũng
thường có biểu hiện giảm tiểu cầu như ba nhiễm sắc thể 21 (Hội chứng
Down), ba nhiễm sắc thể 18 (Hội chứng Edward), ba nhiễm sắc thể 13, Hội
chứng Turner, Hội chứng Noonan và hội chứng Jacobsen. Nếu bệnh nhân có
gan, lách to thường nghĩ đến nhiễm virus nhưng cũng có thể gặp trong hội
chứng thực bào máu và suy gan do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chẩn
đoán khác như huyết khối tĩnh mạch thận, hội chứng Kasbach- Merritt và một
số rối loạn chuyển hóa sơ sinh cũng có thể được chẩn đoán trong một số bệnh


16
cảnh lâm sàng cụ thể (đái máu trong bệnh huyết khối tĩnh mạch thận hoặc
biểu hiện của u mạch trong hội chứng Kasabach – Merritt) [24] .
Ở nhóm GTC khởi phát muộn (GTC xuất hiện sau 72 giờ của cuộc
sống): Các yếu tố nguy cơ của GTC ở trẻ sơ sinh khởi phát muộn hay gặp
nhất là nhiễm trùng (nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm), và viêm ruột hoại tử.
Trẻ thường có các biểu hiện khác gợi ý nhiễm trùng và/hoặc viêm ruột hoại
tử. Điều trị bằng kháng sinh hợp lý, bù đủ dịch và nuôi dưỡng tĩnh mạch có
thể làm tăng số lượng TC trong 1-2 tuần, tuy nhiên ở một số trẻ GTC có thể
kéo dài vài tuần.
Nếu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đã được loại trừ thì cần nghĩ đến
nhiễm một số virus như Herpes simplex, Cytomegalovirus hoặc Enterovirus,
và thường kèm theo biểu hiện tăng men gan. Nếu trẻ được đặt catheter trung
tâm hoặc đặt huyết áp động mạch thì GTC có thể do nguyên nhân do huyết
khối. GTC do thuốc cũng cần được nghĩ tới nếu trẻ có biểu hiện lâm sàng ổn
định và có sử dụng một số thuốc như Heparin, kháng sinh (penicillin,
ciprofloxacin, cephalosporin, Metronidazol, vancomycin và rifampicin),
indomethacin, famotidine, cimetidine, phenobarbital, phenyltoin và các thuốc

khác. Các nguyên nhân ít gặp ở GTC ở trẻ sơ sinh khởi phát muộn là rối loạn
chuyển hóa bẩm sinh và thiểu máu Fanconi [41].
Tỉ lệ giảm tiểu cầu thay đổi rất khác nhau theo các tác giả khác nhau,
phụ thuộc vào các yếu tố như đẻ ngạt [10]. GTC ở trẻ chậm phát triển trong tử
cung lên đến 80,0% trong tất cả các trường hợp GTC khởi phát sớm ở trẻ đẻ
non. Viêm ruột hoại tử và nhiễm khuẩn là các yếu tố nguy cơ cao gây GTC ở
trẻ sơ sinh [22].
Tại Hà Lan, theo Jeannete S von Lindern và cộng sự (2011), nghiên cứu
trên 1569 trẻ sơ sinh tại một trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh trong 3 năm, từ
tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008 cho thấy: mức độ nghiêm trọng của
GTC không liên quan đến xuất huyết não thất và tỉ lệ tử vong. Trong tổng số


×