Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giáo an Ngữ văn 7 (chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.57 KB, 49 trang )

Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
Bài 1
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lí Lan
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với
cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho
ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, tranh.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản nhật dụng là gì? Em đã được học những văn bản nhật dụng nào trong chương trình
Ngữ văn 6? Tác giả là ai?
- Văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gì?
- Em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Tất cả chúng ta đều có những kỉ niệm về ngày đầu tiên được cấp sách đến trường.
Trong ngày khai trường đầu tiên ấy, ai đưa em đến trường? Em còn nhớ trong đêm trước ngày khai
trường ấy mẹ đã làm gì không? Nội dung bài học “Cổng trường mở ra” sẽ đưa chúng ta trở về với
những kỉ niệm êm đềm của ngày đầu tiên đi học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG


* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu
chung:
- GV hướng dẫn đọc: Giọng dịu dàng,
chậm rãi, tình cảm, đôi lúc thì thầm.
- 2 HS đọc bài GV nhận xét giải
thích từ khó.
- HS nêu xuất xứ văn bản.
(?) Các em đã học và đã biết các thể
loại văn bản như: Văn tự sự, văn miêu
tả nhưng văn bản này có gì khác so với
những thể loại văn bản đã học, theo em
văn bản này thuộc thể loại gì?
GV: Không phải tự sự hay miêu tả, văn
bản này nói lên nỗi lòng, tâm sự của
nhân vật người mẹ Văn biểu cảm.
(?) Văn bản có nhận vật chính không?
(?) Xác định ngôi kể trong văn bản.
(?) Có thể chia văn bản thành mấy
phần? Nêu nội dung từng phần.
(HS đánh dấu bố cục vào SGK)
* HĐ 2: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu
văn bản:
(?) Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm
của người mẹ dành cho con.
(Quan sát những việc làm của con, vỗ
con đi ngủ).
- GV chốt lại ý chính.
(Chuyển: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật)
(?) Đêm trước ngày khai trường, tâm
trạng người mẹ như thế nào? Biểu hiện

ra sao?
(?) Mẹ liên tưởng đến ngày khai trường
ở Nhật, trong liên tưởng ấy em cảm
nhận được điều gì?
(Chuyển: Tìm hiểu nghệ thuật văn bản)
(?) Trong văn bản tác giả đã để cho
người mẹ kể lại tâm trang của mình
trong đêm trước ngày khai trường vào
lớp Một của con. Tự mình kể về mình,
hình thức đó có thể gọi là gì?
(?) Ngôn ngữ trong văn bản có gì đặc
biệt?
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ:
Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 01-09-2000.
2. Thể loại:
Văn biểu cảm nói lên nỗi lòng,
tâm sự của nhân vật người mẹ
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa
con.
- Ngôi kể: Thứ nhất (Người mẹ).
3. Bố cục: 2 phần
- Từ đầu … đầu năm học: Tâm
trạng của hai mẹ con trong buổi tối
trước ngày khai trường.
- Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và sự
liên tưởng của mẹ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:

a. Những tình cảm của mẹ dành
cho con:
- Trìu mến quan sát những việc làm
của cậu học trò ngày mai vào lớp
Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo
hức về việc ngày mai thức dậy cho
kịp giờ, … ).
- Vỗ về để con ngủ, xem lại những
thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu
tiên đến trường.
b. Tâm trạng của người mẹ:
- Suy nghĩ về việc làm cho ngày
đầu tiên con đi học thật sự có ý
nghĩa.
- Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm,
không thể nào quên của bản thân
về ngày đầu tiên đi học.
- Từ câu chuyện về ngày khai
trường ở Nhật của giáo dục đối
với thế hệ tương lai.
2. Nghệ thuật:
- Lựa chọn hình thức tự bạch như
những dòng nhật kí của người mẹ
đối với con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.

4.Củng cố:
HS đọc Ý nghĩa văn bản.
5 Dặn dò:
- Học bài.

- Soạn văn bản: “Mẹ tôi”
IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 2 Ngày dạy:
Bài 1
Văn bản: MẸ TÔI
Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ
nhắc đến trong bức thư.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua những biểu hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, em
hãy nói về tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con?
- Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Trong cuộc sống mỗi người, mẹ có vị trí và có ý nghĩa hết sức lớn lao, cao cả.
Nhưng không phải bao giờ ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận
ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG

* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu
chung:
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Giọng
đọc thể hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết
nhưng đôi chỗ cũng nghiêm khắc
GV nhận xét.
- HS đọc chú thích:
+ Tìm hiểu tác giả.
+ Nêu xuất xứ của văn bản
(?) Văn bản được viết theo thể loại nào?
(?) Văn bản có thể được chia thành mấy
phần? Nêu nội dung từng phần.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu
văn bản:
(?) Người bố viết bức thư trong hoàn
cảnh nào?
(?) Mục đích bức thư là gì?
(?) Vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi
đọc thư của bố?
(?)Trình bày trình tự nội dung bức thư
bố đã gửi cho En-ri-cô.
(?) Qua đó em thấy bố En-ri-cô là người
như thế nào?
(?) Mặc dù không xuất hiện trực tiếp
trong câu chuyện, song qua những lời lẽ
trong thư của bố, ta thấy mẹ En-ri-cô là
người như thế nào?
(Chuyển: Tìm hiểu nghệ thuật văn bản)
(?) Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện có gì
đặc biệt?

(?) Theo em có gì độc đáo trong cách
thể hiện văn bản này?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1846-1908)
Nhà văn I-ta-li-a, tác giả của nhiều
truyện ngắn.
2. Xuất xứ:
Văn bản “Mẹ tôi” trích từ tập
truyện Thiếu nhi “Những tấm lòng
cao cả”, xuất bản năm 1886.
3. Thể loại:
Viết thư xen bộc lộ cảm xúc.
3. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Đoạn văn đầu): lời kể
của En-ri-cô.
- Phần 2 (còn lại): Toàn bộ bức
thư của người bố gửi cho con trai
là En-ri-cô.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Nội dung:
a. Hoàn cảnh người bố viết thư:
En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ
với mẹ khi cô giáo đến nhà giúp
con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi
lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô.
b. Nội dung bức thư:
Phần lớn nhất của câu chuyện là
bức thư khiến En-ri-cô “xúc động
vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là
những lời của người cha:

- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm
của En-ri-cô.
- Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả
của người mẹ và làm nỗi bật vai trò
của người mẹ trong gia đình.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
Bố En-ri-cô là người thương
vợ con, nghiêm khắc trong giáo
dục con.
c. Mẹ của En-ri-cô:
- Hết lòng thương yêu con.
- Thức suốt đêm chăm sóc bệnh
tình cho con, lo sợ mất con.
- Có thể đi ăn xin để nuôi con.
- Hy sinh tính mạng cứu sống con,

2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra
câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với
mẹ.
- Lồng trong câu chuyện một bức
thư có nhiều chi tiết khắc họa
4. Củng cố:
HS đọc lại Ý nghĩa văn bản.
5. Dặn dò:
- Học bài, hoàn thành bài tập 2.
- Soạn Tiếng Việt: “Từ ghép”.
IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 3 Ngày dạy:

Bài 1
Tiếng Việt: TỪ GHÉP
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi
cần diễn đạt cái khái quát.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ (Ghi VD; Hoạt động nhanh sau ghi nhớ 1; Bài tập 1).
- HS: SGK, bài soạn, bảng phụ.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đơn? Cho VD. Các định nghĩa đã học ở lớp 6.
- Thế nào là từ phức? Cho VD.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Từ phức có 2 loại: Từ ghép và từ láy. Từ ghép lại có 2 loại nhỏ: Từ ghép chính
phụ và từ ghép đẳng lập. Tìm hiểu các loại từ ghép là nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG
* Hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
- HS đọc VD rồi chỉ ra:
(?) Các từ ghép: bà ngoại, thơm phức
tiếng nào bổ sung nghĩa cho tiếng nào?
(So sánh: bà nội, bà ngoại Chung
nghĩa bà, khác nhau bởi tác dụng bổ
sung nghĩa của tiếng phụ. Tiếng được bổ

sung nghĩa Tiếng chính).
(?) Em có nhận xét gì về trật tự các
tiếng trong những từ ấy?
- HS đọc mục I.2 Trả lời:
So sánh 2 nhóm từ:
(1) Bà ngoại, thơm phức
(2) Quần áo, trầm bổng
Giống: Đều là từ ghép có 2 tiếng.
Khác: Nhóm (1) tiếng chính đứng
trước; Nhóm (2) không phân biệt chính
– phụ.
(?) Qua phân tích các VD, em hãy đưa
ra nhận xét thế nào là từ ghép chính
phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập?
- GV treo bảng phụ, HS nhận dạng

- HS đọc yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Giống: Chỉ người phụ nữ lớn tuổi.
+ Khác: - Bà: Người sinh ra mẹ
hoặc cha, ngươi phụ nữ có gia đình.
- Bà ngoại: Người đàn bà
sinh ra mẹ.
+ Giống: Cùng chỉ mùi hương.
+ Khác: - Thơm: Có mùi thơm dễ
chịu (nói chung).
- Thơm phức: Có mùi
thơm bốc lên rất mạnh, hấp dẫn.
- HS rút ra kết luận.
- Các tiếng: Quần, áo Chỉ từng sự
vật riêng.

I. Tìm hiểu chung:
1. Các loại từ ghép:
a. Xét VD/13-SGK:
(1): Các từ Bà ngoại, thơm phức:
Tiếng chính Tiếng phụ

Thơm
Ngoại
Phức
- Trật tự các tiếng trong từ: Tiếng
chính đứng trước, tiếng phụ đứng
sau.
- Tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng
chính.
(2): Các từ Quần áo, trầm bổng:
- Không phân biệt tiếng chính,
tiếng phụ.
- Các tiếng có vai trò bình đẳng về
mặt ngữ pháp
b. Kết luận:
- Từ ghép chính phụ:
+ Là từ ghép có tiếng chính và
tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng
chính.
+ Trật tự các tiếng trong từ ghép
thuần Việt: tiếng chính đứng trước,
tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có
các tiếng bình đẳng với nhau về
ngữ pháp.

VD: - Nước đường, đường sắt,
nhà tranh, … Từ ghép chính
phụ.
- Suy nghĩ, lo sợ, tức giận,
xúc phạm, … Từ ghép đẳng lập.
2. Nghĩa của từ ghép:
a. Xét các VD/14-SGK:
(1) So sánh nghĩa của từ ghép
chính phụ:
- Bà: Người sinh ra mẹ hoặc cha,
ngươi phụ nữ có gia đình.
- Bà ngoại: Người đàn bà sinh ra
mẹ.
- Thơm: Có mùi thơm dễ chịu (nói
chung).
- Thơm phức: Có mùi thơm bốc lên
rất mạnh, hấp dẫn.
Nghĩa hẹp hơn tiếng chính.
(2) So sánh nghĩa của từ ghép đẳng
lập:
- Quần: Đồ mặc từ thắt lưng trở
xuống, có hai ống che chân hoặc
đùi.
- Áo: Đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ
4. Củng cố:
HS đọc nội dung khái niệm từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập và ý nghĩa từ ghép.
5. Dặn dò:
- HS học bài, làm bài tập (chưa làm xong tại lớp).
- Soạn Tập làm văn: “Liên kết trong văn bản”.
IV. Phần rút kinh nghiệm:

Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 4 Ngày dạy:
Bài 1
Tập làm văn: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết tong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích tính liên kết trong văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn, bảng phụ.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất gì?
(Chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương
thức biểu đạt phù hợp để thể hiện mục đích giao tiếp.)
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Hiểu các tính chất của văn bản từ đó các em thấy rằng sẽ không thể hiểu một cách
cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt nếu chúng ta không tìm hiểu
kĩ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết.
Vậy liên kết là gì? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết chính là những nội dung cần tìm
hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu
chung
- HS đọc VD rồi trả lời câu hỏi 1a:

+ Đoạn văn có câu nào sai ngữ pháp
không? Có câu nào không rõ nghĩa
không?
+ Nếu em là En-ri-cô, em có hiểu điều
ông bố nói không? Vì sao En-ri-cô chưa
hiểu ý bố?
- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được
thì nó phải có tính chất gì? (Tính liên
kết)
- Liên kết có vai trò như thế nào trong
văn bản? GV chốt ý.
- Liên kết trong văn bản thể hiện ở
những phương diện nào?
- GV hướng dẫn HS đối chiếu phần văn
bản đã được học và văn bản 2a để HS
hiểu:
Liên kết trong văn bản là sư liên kết
về nội dung ý nghĩa.
- HS đối chiếu văn bản đã học với VD
2b GV hướng dẫn HS so sánh bên nào
có tính liên kết, bên nào không.
- Vì sao VD 2b là đoạn văn rời rạc?
- Vậy cần sửa lại như thế nào để đoạn
văn có tính liên kết?
- Để tạo tính liên kết trong văn bản cần
sử dung những phương tiện gì?
- GV: Chốt ý.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS Luyện tập
- HS đọc Bài tập 1: HS trả lời bằng bảng
phụ hoặc 2 HS xung phong lên bảng làm

Cả lớp nhận xét.
- HS đọc Bài tập 2 GV gọi 1 HS giỏi
trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tính liên kết của văn bản:
* Xét VD:
a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết có mấy
câu trong đoạn văn thì em chưa
hiểu được điều ông muốn nói.
b. Vì giữa các câu chưa có sư liên
kết (ý cả đoạn chưa hướng về một
sự việc).
* Kết luận:
- Liên kết là một trong những tính
chất quan trọng nhất của văn bản,
làm cho văn bản trở nên có nghĩa,
dễ hiểu. Liên kết là làm cho nội
dung các câu văn, các đoạn văn
thống nhất chặt chẽ với nhau.
- Liên kết trong văn bản được thể
hiện ở 2 phương diện: nội dung và
hình thức.
2. Phương tiện liên kết trong văn
bản:
* Xét VD:
a. Đoạn văn khó hiểu do thiếu ý:
- Việc như thế … tim bố vậy.
- Nhớ lại điều ấy … đối với con.
b. Đoạn văn thiếu sự liên kết giữa
các câu:

- Câu 2 thiếu cụm từ “Còn bây giờ”
làm phương tiện liên kết câu (nối
với cụm “Một ngày kia” ở câu 1).
- Câu 3 chép sai từ “con” thành
“đứa trẻ”.
* Vậy cần có cụm từ “Còn bây
giờ” ở đầu câu 2. Cần dùng từ
“con” ở câu 3 để nhắc lại đối tượng
con ở câu 2.
Giúp ý câu văn liên kết với
nhau Đoạn văn có nghĩa.
* Kết luận:
Phương tiện liên kết trong văn bản:
các từ ngữ, các câu văn thích hợp.
II. Luyện tập:
1. Sắp xếp các câu theo thứ tự:
C1 – C4 – C2 – C5 – C3
2. Các câu trong đoạn văn chưa
có tính liên kết vì:
Chúng không nói về cùng một nội
dung.
3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ
4. Củng cố:
HS nhắc lại phần nội dung tính liên kết trong văn bản và phương tiện liên kết trong văn bản.
5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Soạn Văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 5, 6 Ngày dạy:

Bài 2
Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Khánh Hoài
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau của những đứa trẻ không mai rơi
vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân
vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua nội dung bức thư của ông bố gửi cho con, em thấy thái độ người bố như thế nào? Mẹ
của En-ri-cô là người như thế nào? Vì sao En-ri-cô xúc động khi đọc thư?
- Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua 2 văn bản nhật dụng:
“Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Trẻ em có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là điều tất nhiên, nhưng khi
một đôi vợ chồng phải chia tay nhau, họ có nghĩ đến sự mất mát của con cái mình,những đứa trẻ sớm
bất hạnh ấy biết cầu cứu ai đây?
Vậy mà hai anh em Thành, Thủy rất ngoan, rất thương yêu nhau phải đau đớn chia tay với
những con búp bê, vì bố mẹ chúng không sống với nhau nữa. Cuộc chia tay diễn ra như thế nào? Qua
đấy người kể muốn nói lên điều gì? Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ cho chúng ta
câu trả lời.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS Tìm hiểu
chung:
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc
phân biệt rõ nhân vật, thể hiện diễn biến
tâm lí GV đọc đoạn: “Mẹ tôi … mái
tóc”, HS đọc tiếp.
- 1 HS nêu xuất xứ.
- 1 HS nêu thể loại.
- 1 HS chia bố cục Nêu nội dung
từng phần.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung nếu cần.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn
bản:
- GV cho HS kể tóm tắt:
(+ Có thể kể theo bố cục.
+ Có thể kể theo cảnh: Chia đồ
chơi; chia tay ở trường, ở nhà).
- HS trả lời câu hỏi:
(?) Truyện viết về ai? Việc gì?
(Truyện viết về cuộc chia tay của hai
anh em Thành và Thủy).
(?) Ai là nhân vật chính trong truyện?
(Nhân vật chính là Thành và em Thủy).
(?) Tìm hiểu chi tiết cho thấy hai anh em
Thành – Thủy rất thương yêu và quan
tâm nhau.
(Chúng yêu thương, chăm sóc,
nhường nhau:
+ Thủy mang kim chỉ ra sân vận

động vá áo cho anh.
+ Thành giúp em học, chiều nào
cũng đón em; nhường hết đồ chơi cho
em.
+ Thủy nhường con vệ sĩ “gác
đêm cho anh ngủ”; nhường hai búp bê
cho anh.)
(?) Chúng phải chịu sự bất hạnh chia
tay nhau, thái độ và tâm trạng của
chúng như thế nào?
( Chúng không muốn xa nhau;
Thủy kinh hoàng sợ hãi; Thành cố nén
nhưng nước mắt vẫn tuôn trào.
Chúng đau đớn khóc lặng
người khi chia xa.)
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ:
Tuyển tập thơ văn viết về quyền trẻ
em Tác phẩm đạt giải Nhì trong
cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ
em, năm 1992.
2. Thể loại:
Kể chuyện (Tự sự xen miêu tả và
biểu cảm).
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: “Mẹ tôi … một lát”: Tâm
trạng của hai anh em trong đêm
trước và sáng hôm sau khi mẹ giục
chia đồ chơi.
- Phần 2: “Tôi đứng dậy … cảnh

vật”: Thành đưa Thủy đến lớp chia
tay cô giáo và các bạn.
- Phần 3: (Còn lại): Cuộc chia tay
ở nhà.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
Hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong
truyện: bố mẹ Thành và thủy li
hôn.


4. Củng cố:
HS nhắc lại nội dung Ý nghĩa văn bản.
5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Soạn Tập làm văn: “Bố cục trong văn bản”.
IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 7 Ngày dạy:
Bài 2
Tập làm văn: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
Tác dụng của việc xây dưng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho một văn
bản nói (viết) cụ thể.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ (Đoạn văn phần kiểm tra bài cũ; dàn ý bài tự sự; miêu tả

Đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu gì về tính liên kết của văn bản?
- Để văn bản có tính liên kết người viết thường làm gì? Phương tiện liên kết thường dùng là
gì?
- Đoạn văn sau có tính liên kết không? Vì sao?
“En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ. Vì thế bố em gửi cho em một bức thư. Tác giả kể về người mẹ
sẵn sàng hy sinh hết thảy vì hạnh phục của con mình. Bố của En-ri-cô rất giận em vì em đã xúc phạm
một con người rất cao quý, rất thương em. Ông buộc em phải xin lỗi mẹ …”.
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Một bài văn muốn đạt điểm cao, ngoài cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc thì cần có
sự sắp xếp ý hợp lí, bố cục rõ ràng.
Để thấy được tầm quan trọng của bố cục, từ đó có ý thức xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí
cho các bài văn là nội dung chính của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BỔ SUNG
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung:
- Gọi một HS trình bày nội dung đơn
Xin gia nhập (GV treo bảng phụ).
+ Quốc hiệu
+ Tên đơn
+ Họ và tên
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Học lớp, địa chỉ
+ Lí do xin gia nhập
+ Lời hứa khi là ĐV
+ Lời cám ơn

+ Ký và ghi rõ họ, tên.
(?) Trình tự trong đơn có thể xáo trộn
được không? Vì sao? (Nội dung rõ
ràng).
(?) Vì sao khi xây dựng văn bản cần
quan tâm tới bố cục? Bố cục trong văn
bản là gì?
- HS đọc mục I.2 (1,2)/29 Nhận xét
(?) Hai câu chuyện trên đã có bố cục
chưa?
(?) Cách kể trên bất hợp lí ở chỗ nào?
(?) Mỗi câu chuyện gồm có mấy đoạn?
Các câu trong đoạn có tập trung vào
một ý thống nhất không?
((1) các ý không đúng trình tự
thời gian, sự việc vô lí. Có câu không
liên quan gì đến ý nghĩa chung của
chuyện (bài học đắt giá cho kẻ ngu dốt,
ngạo mạn): “Từ đấy trâu trở thành bạn
của nhà nông”.
(2) theo cách kể này thì văn bản
không đến nỗi quá lộn xộn, thiếu rành
mạch. Nhưng cách kể ấy khiến cho câu
chuyện không còn nêu bật được ý nghĩa
phê phán và không còn buồn cười nữa
(do mất đi yếu tố bất ngờ).)
(?) Theo em nên sắp xếp lại bố cục hai
câu chuyện như thế nào cho hợp lí?
- HS phát biểu: Nên sắp xếp bố cục lại
như sau:

 - Ếch sống trong giếng.
- Thấy bầu trời bé bằng vung.
- Nghĩ mình là chúa tể.
- Tình cờ ếch ra khỏi giếng.
- Hành động theo thói quen: đi
lại, kêu, …
I. Tìn hiểu chung:
1. Bố cục của một văn bản:
* Xét VD:
Viết đơn gia nhập Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh:
Nội dung trong đơn cần được sắp
xếp theo một trình tự hợp lí, không
được tùy thích muốn ghi nội dung
nào trước cũng được.
* Kết luận:
Văn bản được viết phải có bố cục
rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp
các phần, các đoạn theo một trình
tự, một hệ thống rành mạch và hợp
lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong
văn bản:
* Xét VD:
a. Hai câu chuyện chưa có bố cục,
viết tùy tiện.
b. Cách kể chuyện bất hợp lí, các ý
lộn xộn

4. Củng cố:

HS nhắc lại nội dung kết luận ở các mục.
5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Soạn Tập làm văn: “Mạch lạc trong văn bản”.
IV. Phần rút kinh nghiệm:
Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 8 Ngày dạy:
Bài 2
Tập làm văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nói, viết mạch lạc.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, bài soạn.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là bố cục trong văn bản?
- Muốn bố cục văn bản rành mạch và hợp lí cần có các điều kiện gì?
- Trình bày bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Bố cục của văn bản này có
giống bố cục của bài văn tự sự không?
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu: Nói đến bố cục là nói đến sự sắp xếp, phân chia nhưng không thể không liên kết.
Vậy làm thế nào để các phần, các đoạn của một văn bản vẫn chia rành mạch mà lại không mất đi sự
liên kết chặt chẻ với nhau, chúng ta hãy tìm hiểu bài học hôm nay.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×