Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích các đặc điểm tính cách là nguồn lực nâng cao sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.57 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC:
TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP

Giảng viên:
Lớp:
Học viên:

T.S Đặng Hoàng Ngân
Tâm lý học
Vũ Trường Giang

Đề bài:
“Phân tích các đặc điểm tính cách là nguồn lực nâng cao sức khỏe?”

Hà Nội, Năm 2020

BÀI LÀM


Tổ chức Y tế thế giới (WTO) tuyên bố rằng: Sức khỏe tốt là trạng thái hạnh phúc khi một người ở
trong tình trạng hoàn chỉnh về mặt thể chất, ổn định về mặt tâm lý và xã hội.
Những yếu tố là nguồn lực nâng cao sức khỏe tâm lý đó là các đặc điểm tích cách như: Mối quan


hệ tích cực, lối sống lành mạnh, sức khỏe thể chất, sự lạc quan, lòng tự trọng, tự đánh giá, tự trắc
ẩn, tiêu điểm kiểm soát..
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức Y tế thế giới cho thấy 20% người Iran bị rối loạn tâm
thần và một nghiên cứu trường hợp được thực hiện ở Iran cho thấy 21% người trên 15 tuổi bị rối
loạn tâm thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như chiến lược đối phó, tập trung vào vấn
đề, sự lạc quan, thể theo, vốn xã hội, trí tuệ cảm xúc và năng lực bản thân có tác động đến sức khỏe
tâm lý của mọi người. Tuy nhiên bất kỳ thay đổi trong cuộc sống của chúng ta, cả dễ chịu hay khó
chịu đều đòi hỏi ta có sự phản ứng tương thích. Các cách thức, chiến lược đối phó với những thay
đổi và căng thẳng này ở những người, những tình huống khác nhau là khác nhau. Chiến lược đối
phó là một tập hợp các nhận thức, hành vi và cảm xúc nhằm giải quyết một tình huống căng thẳng.
1. Luận điểm lựa chọn phân tích:
“Có mối quan hệ tích cực giữa sự lạc quan tới sức khỏe tâm lý - hãy sống lạc quan để nâng
cao sức khỏe.”
Sự lạc quan có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tâm lý thông qua việc
thay đổi nhận thức, thúc đẩy các hành vi nhằm bảo vệ, xây dựng lối sống lạnh mạnh. Có rất nhiều
những công trình nghiên cứu cho thấy những người sống lạc quan có được cuộc sống tốt hơn so
với những người có mức độ lạc quan thấp hoặc thậm chí là sống bi quan. Những nội dung bên dưới
đây sẽ góp phần phân tích và chứng minh sự ảnh hưởng tích cực của “Sự lạc quan tới sức khỏe tâm
lý”
Lạc quan là một cấu trúc nhận thức gắn liền với động lực. Cốt lõi của sự lạc quan là hy vọng và kỳ
vọng tích cực cho tương lai, bất kể kết quả có xảy ra hay không . Lạc quan có một vai trò quan
trọng trong khả năng tương thích với các sự kiện lớn trong cuộc sống. Chúng ta coi sự lạc quan là
xu hướng mong đợi một kết thúc có hậu cho bất kỳ biến cố nào hoặc một kỳ vọng tích cực về kết
quả. Trái ngược với sự lạc quan là sự bi quan có nghĩa là nhấn mạnh vào nguyên nhân tiêu cực nhất
của sự thất bại và sự bi quan là một thói quen của tâm trí có hiệu quả tai hại cho các các thất bại.
Theo Scheier và Carver (1985), những người lạc quan tin rằng mọi thứ đang đi đúng hướng, những
người bi quan luôn mong muốn mọi thứ đi theo hướng bất lợi và gây ra kết quả tồi tệ [1]. Mousavi
(2005) cho rằng có mối quan hệ giữa sự lạc quan và chiến lược để đối phó với sự thích nghi tâm lý
ở thanh thiếu niên và cho rằng những người lạc quan sử dụng nhiều chiến lược đối phó theo hướng
vấn đề hơn qua đó việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng diễn tốt hơn người bi quan [2]. Và



những phá hiện của Scheier et al (1986) cũng cho thấy điều tương tự là yếu tố tích cực giữa sự lạc
quan và chiến lược đối phó theo hướng vấn đề [3]. Iwanaga và cộng sự (2004) đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa sự lạc quan, bi quan và kết luận rằng những người lạc quan cho thấy ít căng thẳng hơn
và căng thẳng cao có mối tương quan tích cực với bi quan.
2. Các giả thuyết chứng minh
 Sự lạc quan mang tính định hướng suy nghĩ, hành vi và tính cách
Sự lạc quan mang tính cách định hướng tính cách, những người lạc quan thường có tính cách ổn
định và cân bằng hơn còn những người bi quan thường không chắc chắn và không ổn định.
Các cá nhân lạc quan thì đối diện với các yếu tố thử thách trong cuộc sống một cách tích cực, họ
thường có xu hướng xây dựng cơ chế bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân tiêu cực thường xuyên
hơn, họ kiên cường hơn với những căng thẳng và có xu hướng tìm ra và sử dụng tốt các chiến lược
đối phó. [4]
Steptoe et al. (2006) quan sát thấy rằng sự lạc quan là tích cực đối phó với các hành vi lành mạnh,
những người lạc quan có xu hướng điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình như không hút thuốc,
uống ít rượu, đi bộ nhanh và hoạt động thể chất thường xuyên và đây cũng chính là yếu tố giúp
giảm bệnh tật, cải thiện sức khỏe không chỉ về mặt thể chất mà còn cả về tinh thần [5]
Những người lạc quan tin rằng nghịch cảnh tiếp bước cho sự thành công còn ngược lại người bi
quan coi nghịch cảnh làm yếu tố cản trở sự thành công. Sự khác biệt trong thái độ đối với nghịch
cảnh này ảnh hưởng đến cách đối phó với căng thẳng của họ. Những người lạc quan sẵn sàng sử
dụng các chiến lược định hướng vấn đề hơn những người bi quan. Người lạc quan tận dụng chiến
lược có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi các khía cạnh của các yếu tố gây căng thẳng, tìm
kiếm thông tin và lập kế hoạch giải quyết. Trong khi người bi quan sử dụng các chiến lược như từ
chối, trối tránh hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy.. Và đây chính là yếu tố ảnh



hưởng đến sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Người lạc quan có xu hướng sử dụng các chiến lược đối phó tập trung vào vấn đề thường

xuyên hơn so với những người bi quan.
Những người lạc quan thường đưa ra các chiến lược đối phó trực tiếp vào vấn đề đang gặp phải, ví
dụ họ sử dụng các chiến lược đối phó tập trung vào cảm xúc như: học cách chấp nhận, nhìn nhận
sự hài hước, đánh giá và tìm ra yếu tố tích cực về tình huống vừa trải qua.
Thông qua việc đối phó cụ thể, sự lạc quan cũng ảnh hưởng gián tiếp tới đến chất lượng cuộc sống.
Ví dụ: Trong nghiên cứu của Schou I, Ekeberg, Ruland CM về một mẫu những phụ nữ bị ung thư
vú của mình Schou et al thấy rằng những phụ nữ lạc quan họ đưa ra những chiến lược đối phó đặc
trưng chủ yếu bằng cách: họ học cách chấp nhận tình hình bệnh tật hiện tại của bản thân, đề cao
yếu tố lạc quan và tích cực, luôn cố gắng và nỗ lực giảm bớt tình trạng của họ với sự tích cực, hài
hước. Nhờ những điều này mà họ nhận được những kết quả tích cực rõ ràng. Ngược lại những


người phụ nữ bi quan đã phản ứng với thực tế bằng cách luôn tỏ ra bất lực, mất động lực và hy



vọng và đương nhiên chất lượng cuộc sống cũng như quá trình điều trị của họ giám sút đáng kể.[6]
Người lạc quan có chất lượng cuộc sống cao hơn.
Điều này được chứng minh rằng: Trong trường hợp rơi vào các trạng thái bệnh lý nghiêm trọng,
những bệnh nhân lạc quan thích nghi tốt hơn với những tình huống căng thẳng so với những người
bi quan và họ có được những kết quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh và có chất lượng cuộc
sống sau đó tốt hơn.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu của Scheier MF, Matthews KA, Owens JF về những mẫu bệnh nhân
trải qua phẫu thuật nối động mạch chủ, sự lạc quan có liên quan tích cực với chất lượng cuộc sống
trong sáu tháng sau phẫu thuật. Những bệnh nhân này cải thiện các biểu hiện lâm sàng nhanh hơn
trong thời gian nằm viện và khi ra viện họ trở lại với những thói quen hằng ngày một cách nhanh
hơn. [7]
Ta cũng thấy được kết quả tương tự với các báo cáo của các bệnh nhân trong các trường hợp bệnh
lý khác. Ví dụ: Trong các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh động kinh, Pais-Ribeiro et al cũng
nhận thấy những người lạc quan cho thấy khả năng nhận thức về tình trạng sức khỏe thể chất và

tinh thần của họ cao hơn về cuộc sống so với người bi quan. Kung et al đã kiểm tra mối quan hệ
giữa sự lạc quan - bi quan và chất lượng cuộc sống trong bệnh nhân bị ung thư cổ, đầu hoặc tuyến
giáp. Trong tất các đối tượng, sự lạc quan có liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cả về mặt
sức khỏe thể chất và tinh thần của chính họ. [8]
3. Kết luận
Có mối quan hệ tích cực giữa sự lạc quan tới sức khỏe tâm lý - hãy xây dựng cho bản thân
mình sự lạc quan, bản thân bạn sẽ có sức khỏe tâm lý tốt ổn định và tốt hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1] Van der Velden PG, Kleber RJ, Fournier M, Grievink L, Drogendijk A, Gersons BP. The
association between dispositional optimism and mental health problems among disaster victims
and a comparison group: a prospective study. J Affect Disord 2007; 102(1-3): 35-45.
10.1016/j.jad.2006.12.004



[2] Hirsch JK, Conner KR, Duberstein PR. Optimism and suicide ideation among young adult
college students. Arch Suicide Res 2007; 11(2): 177-85.10.1080/13811110701249988



[3] Giltay EJ, Kamphuis MH, Kalmijn S, Zitman FG, Kromhout D. Dispositional optimism and the
risk of cardiovascular death: the Zutphen Elderly Study. Arch Intern Med 2006; 166(4): 431-6.
10.1001/archinte.166.4.431





[4] Michael F.,Carver, Charles S.Scheier, (1985). Optimism, coping, and health: Assessment and
implications of generalized outcome expectancies. Health Psychology, 4(3), 219–
247. />


[5] Steptoe, A., Wright, C., Kunz, S.R. và Iliffe, S. (2006) Sự lạc quan và hành vi sức khỏe có chủ
đích trong Hiệp hội những người ở trong cộng đồng về việc chuyển đổi tuổi già khỏe mạnh. Tạp
chí Tâm lý học sức khỏe, 11, 71-84. />


[6] Research paper by Schou I, Ekeberg, Ruland CM. The mediating role of appraisal and coping
in the relationship between optimism and pessimism. Psychology 2005; 14 (9): 718-27.
/>


[7] Scheier MF, Matthews KA, Owens JF, et al. Optimism and recovery after coronary artery
bypass surgery: beneficial effects on physical and psychological health.
Neurology 1989; 57 (6): 1024-40 )



[8] Pais-Ribeiro J, Da Silva AM, Meneses RF, Falco C. The relationship between optimism,
complications and awareness of health and quality of life in people with epilepsy. Epilepsy
Behavior 2007 )



×