Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ngoại thành hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã hữu hòa huyện thanh trì thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.09 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THU QUỲNH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghên cứu trường hợp tại xã Hữu Hòa- huyện Thanh Trìthành phố Hà Nội )

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THU QUỲNH

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghên cứu trường hợp tại xã Hữu Hòa- huyện Thanh Trìthành phố Hà Nội )

LUÂN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60 31 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Xuân Mai

Hà Nội – 2017




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học với đề tài
“ Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình ở ngoại
thành Hà Nội hiện nay (Nghên cứu trường hợp tại xã Hữu Hòa- huyện Thanh
Trì- thành phố Hà Nội)” ngoài sự nỗ lực của bản thân, Tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ để hoàn thiện luận văn.
Trước tiên Tôi xin được cảm ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Mai, nguyên
cán bộ Viện xã hội học đã về hưu, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dạy
dỗ và giúp đỡ Tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa
Xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Những người đã
dạy dỗ, giúp đỡ Tôi trong những năm qua, cho Tôi kiến thức để Tôi có thể
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn ở bên giúp đỡ và động viên Tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ quý báu
của tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Người thực hiện

Lê Thu Quỳnh

3



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đồng kính gửi: Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp khoa Xã hội học.
Tôi tên là: Lê Thu Quỳnh, học viên chuyên ngành Xã hội học
QH2014.
Trong quá trình thực hiện Luận văn Tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Nguyễn Xuân Mai,
điều đó thực sự đã trở thành động lực giúp Tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt
nghiệp đúng thời hạn. Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi luôn đề cao tính
trung thực và nghiêm túc của người làm nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả luận văn là trung thực và xuất
phát từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu. Nếu có dấu hiệu của việc sao
chép, vi phạm nghiên cứu của người khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Người thực hiện

Lê Thu Quỳnh

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................9
ASXH: An sinh xã hội....................................................................................9
BHYT: Bảo hiểm y tế.....................................................................................9
BHXH: Bảo hiểm xã hội................................................................................9
NCT: Người cao tuổi.......................................................................................9

UBND: Ủy ban nhân dân................................................................................9
...........................................................................................................................9
...........................................................................................................................9
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................13
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.............................................14
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.........................................15
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................15
8. Khung lý thuyết.........................................................................................20
.........................................................................................................................20
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI.........................................................................22
1.1. Một số khái niệm công cụ......................................................................22
1.1.1. Sức khỏe................................................................................................22
1.1.2. Người cao tuổi.......................................................................................24
1.1.3 Chăm sóc sức khỏe.................................................................................26
1.1.4. Gia đình.................................................................................................28
1.1.5. Hộ gia đình............................................................................................30
1.2. Các lý thuyết tiếp cận.............................................................................31
5


1.2.1. Lý thuyết cơ cấu xã hội.........................................................................31
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow..............................................................32
1.2.3. Lý thuyết vai trò....................................................................................36
1.2.4. Lý thuyết vai trò bệnh của Talcott Parsons............................................39
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện chính sách chăm

sóc sức khỏe đối với người cao tuổi..............................................................41
1.4. Khái lược về địa bàn nghiên cứu...........................................................45
1.4.1. Điều kiên tự nhiên.................................................................................45
1.4.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................45
Dân số trung bình của huyện Thanh Trì năm 2016 là 204.913 người, chiếm
khoảng 3,1% dân số của thành phố Hà Nội. Trong đó: dân số nông thôn là
189.893 người (chiếm 92,67% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 15.020
người (chiếm 7,33%). Mật độ dân số trung bình là 3.153 người/km2............45
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO
TUỔI TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI HIỆN
NAY.................................................................................................................48
2.1. Các đặc điểm của người cao tuổi...........................................................48
2.1.1. Các đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội của người cao tuổi..................48
2.1.1.1. Cơ cấu giới tính và độ tuổi.................................................................48
2.1.1.2. Trình độ học vấn.................................................................................49
2.1.1.3. Tình trạng hôn nhân............................................................................49
2.1.2. Các đặc điểm về đời sống của người cao tuổi.......................................50
2.1.2.1. Quy mô gia đình và sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi...............50
2.1.2.2. Hoạt động kinh tế và nguồn thu nhập của người cao tuổi..................54
2.1.2.3. Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi.......................................................59
2.2. Người cao tuổi và gia đình trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.64
Tại Việt Nam, gia đình là nền tảng của xã hội, là nguồn lực đầu tiên chăm
sóc NCT. Hình thức chăm sóc sức khỏe NCT chủ yếu vẫn là sự chăm sóc
6


không chính thức từ phía gia đình và do gia đình/ con cháu đảm nhiệm,
Chính phủ và cộng đồng cung cấp các hình thức chăm sóc chính thức để
hỗ trợ gia đình thông qua các chính sách ASXH, các dịch vụ và mô hình
chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nhà và cộng đồng.....................................64

2.2.1. Tình hình sức khỏe của người cao tuổi tại địa phương.........................64
2.2.1.1. Người cao tuổi tự đánh giá về tình trạng sức khỏe.............................65
2.2.1.2. Tình trạng bệnh tật của người cao tuổi...............................................69
2.2.2. Người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe...................................................73
2.2.3. Gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.........................76
2.2.3.1. Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người cao tuổi trong sinh hoạt hằng
ngày.................................................................................................................76
2.2.3.2. Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ người cao tuổi khi ốm đau..................79
2.2.3.3. Khó khăn của gia đình trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.......85
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...........89
2.3.1. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội, thu nhập và mức sống của người cao
tuổi...................................................................................................................89
2.3.2. Nguồn lực tham gia chăm sóc người cao tuổi.......................................91
2.3.3. Kiểu hộ gia đình của người cao tuổi......................................................93
2.3.4. Độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội (bảo hiểm y tế)......................96
Việc tổ chức triển khai chính sách BHYT cho người cao tuổi còn nhiều
hạn chế, trong đó nổi bật nhất là ở tuyến cơ sở với kinh phí thấp nên cơ
sở vật chất nghèo nàn, hầu như không có cán bộ chuyên ngành lão khoa
và sự tham gia rất hạn chế của các dịch vụ y tế tư nhân tại các địa
phương. Chưa có nơi khám chữa bệnh riêng và chính sách riêng về khám
chữa bệnh cho người cao tuổi. Việc phải di chuyển đến những trung tâm
y tế hoặc bệnh viện để khám bệnh bằng thẻ BHYT đối với những người
cao tuổi có sức khỏe kém là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, nguồn lực
tài chính quan trọng là Quỹ khám chữa bệnh lại chưa được triển khai có
7


hiệu quả do chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã còn hạn chế, kiến thức về
các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người dân còn chưa đầy
đủ, và hạn chế trong các hoạt động truyền thông…..................................97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................103
PHỤ LỤC

8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

NCT:

Người cao tuổi

UBND:

Ủy ban nhân dân

9



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục các bảng
Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow............................................33
Bảng 2.1. Mô hình sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi theo độ tuổi, sức
khỏe và mức sống (%).......................................................................51
Bảng 2.2. Tình trạng hoạt động kinh tế của người cao tuổi theo độ tuổi và sức
khỏe (%)............................................................................................55
Bảng 2.3. Nguồn thu nhập chính của người cao tuổi theo độ tuổi và mức sống
(%).....................................................................................................57
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế (%).................................60
Bảng 2.4. Lý do người cao tuổi không mua bảo hiểm y tế (%)......................62
Bảng 2.5. Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi (%).....................65
Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi theo độ tuổi (%). 66
Bảng 2.7. Tình trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi theo độ tuổi (%)68
Bảng 2.8. Các loại bệnh thường gặp của người cao tuổi (%).........................71
Biểu đồ 2.2. Các biện pháp nâng cao sức khỏe của người cao tuổi theo mức
sống (%)............................................................................................74
Bảng 2.9. Người hỗ trợ người cao tuổi nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày
(%).....................................................................................................76
Bảng 2.10. Người hỗ trợ người cao tuổi nhiều nhất theo độ tuổi (%).............77
Bảng 2.11. Người chăm sóc chính cho người cao tuổi khi ốm đau (%)..........80
Bảng 2.12. Người chi trả tiền điều trị/ thuốc men chủ yếu theo trình độ học
vấn và giới tính của người cao tuổi (%)............................................83
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn của gia đình trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi (%).......................................................................................85
Bảng 2.13 Mối liên hệ giữa mô hình sắp xếp cuộc sống với mức độ chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi (%).............................................................94

10



2. Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế (%)

Error:

Reference

source not found
Biểu đồ 2.2. Các biện pháp nâng cao sức khỏe của người cao tuổi theo mức
sống (%) Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn của gia đình trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi (%)

Error: Reference source not found

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, NCT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có
xu hướng tăng nhanh. Việt Nam chuẩn bị bước vào giai đoạn già hóa dân số
với một tốc độ rất nhanh.Vào thời điểm 2016 có khoảng 7% dân số Việt Nam,
tương đương 6,5 triệu người từ 65 tuổi trở lên, và có trên 10% dân số 60 tuổi
trở lên. Vào năm 2040 số người từ 65 tuổi trở lên dự báo sẽ tăng gấp 3 và đạt
18,4 triệu người, chiếm 17% dân số. Nói theo cách khác, tỷ lệ phụ thuộc, tức
là số người từ 65 tuổi trở lên so với số người trong độ tuổi lao động, dự báo
sẽ tăng gần gấp 3, từ 10% hiện nay lên 26% vào năm 2040 [31] Khác với

nhiều nước, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số trong điều kiện thu
nhập bình quân đầu người còn rất thấp. Điều đó có nghĩa là năng lực tài
chính và hành chính cần có để quản lý quá trình này bị hạn chế. Già hóa dân
số sẽ có những khó khăn, thách thức lớn trong việc thực hiện chính sách,
đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi.
Thực tế cho thấy, quá trình già hóa dân số không chỉ liên quan tới rủi ro
tử vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên quan
tới hạn chế về chức năng hoặc nguy cơ với đau ốm kinh niên ngày càng tăng.
Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của NCT. Phân tích của Sidell
(1995) (theo trích dẫn của Sim, 2001) cho thấy ốm đau sẽ dẫn đến mất tự chủ
và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động, mất sự tôn trọng và sự tự
tin. Đối với NCT, sự tổn thương về tinh thần do sức khỏe yếu còn nghiêm
trọng hơn hao tổn vật chất. Vì vậy, NCT luôn cần được chăm sóc.
Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có 72,9% người cao tuổi sống
ở nông thôn và phần lớn trong số này là nông dân và làm nông nghiệp, 21%
người cao tuổi được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và 70% còn
lại sống chủ yếu bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất nước
1


chuyển sang cơ chế thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn, phải thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây.
Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và
tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện
thuận lợi để bệnh tật phát sinh, phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh
thường phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường
mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy,
đối với người cao tuổi, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện như việc
rèn luyện nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần, khám phát hiện và điều

trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Chăm sóc sức khỏe cho NCT vẫn được xem là một trong các hoạt động
vốn có của gia đình. Ngạn ngữ “ trẻ cậy cha, già cậy con” có thể coi là một
biểu hiện của triết lý phổ biến về quan hệ giữa các thế hệ và sự hỗ trợ lẫn
nhau của những thành viên trong gia đình. Con cái chăm sóc cha mẹ già,
không chỉ là nghĩa vụ mà được coi như công việc thiêng liêng, phẩm chất cao
quý cần có, được coi như một thứ “đạo”, ở đây là “đạo hiếu”. Việc giáo dục và
nhận thức về “ chữ hiếu” dường như đã ăn sâu trong tiềm thức cũng như trong
nhận thức của nhiều thế hệ. Nhận thức này có thể đã định hướng và chi phối
hành vi không chỉ của các cá nhân trong phạm vi gia đình mà cả ở phạm vi
cộng đồng và xã hội.
Hữu Hòa là nằm ở phía Tây Nam huyện Thanh Trì là một xã ở ngoại
thành cách trung tâm thành phố khoảng 20km, đang trong quá trình đô thị
hóa. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, gia
đình nhiều thế hệ bắt đầu có xu hướng chuyển thành gia đình hạt nhân. Mặt
khác dưới tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa ngày càng
nhanh, người dân sống ở xã có xu hướng di dân vào trung tâm thành phố để
tìm kiếm việc làm đặc biệt là những thanh niên trẻ làm quy mô gia đình giảm,
phụ nữ trở thành lao động chính, dẫn tới sự hỗ trợ từ phía gia đình trong chăm
2


sóc sức khỏe NCT là rất hạn chế. Đây là một gánh nặng đối với NCT và làm
cho nhu cầu chăm sóc về tinh thần của NCT từ con cái không được đáp ứng
như mong đợi.
Trong bối cảnh của một xã hội chuyển đổi, các giá trị và chuẩn mực
truyền thống có sự thay đổi, đảo lộn. Cấu trúc gia đình biến đổi theo hướng
hạt nhân hóa và các cố kết cộng đồng trở nên lỏng lẻo… Thêm vào đó, những
xáo trộn trong đời sống gia đình do quá trình di cư đem lại đang tiềm ẩn, tác
động xấu đối với NCT [3]. Phải chăng sự phát triển, thu hẹp quy mô gia đình

truyền thống đang làm suy yếu vai trò chăm sóc chủ đạo của gia đình, đặc biệt
ở vùng nông thôn, trong bối cảnh hệ thống ASXH chưa bao phủ rộng ? Vì thế,
câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho nghiên cứu này là thực trạng chăm sóc sức khỏe
cho NCT trong các hộ gia đình ngoại thành đang diễn ra như thế nào? Các
yếu tố nào tác động tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho NCT? Chính vì vậy
mà tôi chọn đề tài “Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các
hộ gia đình ở ngoại thành Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã
Hữu Hòa- huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội).
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn này góp phần mang lại một góc nhìn mới về thực trạng chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi trong các hộ gia đình tại xã Hữu Hòa- huyện
Thanh Trì- thành phố Hà Nội qua việc nhận diện những đặc điểm nhân khẩu
học, đời sống của người cao tuổi cũng như những hoạt động chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi của gia đình và bản thân người cao tuổi trong sinh hoạt
hàng ngày và khi ốm đau. Trên cơ sở đó luận văn góp phần làm sáng tỏ các
quan điểm lý luận về người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ngày nay, NCT trở thành vấn đề toàn cầu và đang là mối quan tâm của
cộng đồng quốc tế bởi người cao tuổi đang ngày càng gia tăng về số lượng và
3


đang có xu hướng tăng nhanh do tác động của hai yếu tố: tuổi thọ bình quân
tăng cùng với sự tiến bộ của y học và tăng trưởng kinh tế. Kéo theo đó là vấn
đề chăm sóc sức khỏe đối với NCT cũng được quan tâm một cách toàn diện.
Chăm lo cho sức khỏe của NCT là một trong những nhiệm vụ quan trọng
không chỉ của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ
là một gợi ý và có thể được cung cấp cho cán bộ địa phương, cộng đồng để
nhận thức rõ hơn về thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCT trong các hộ gia

đình, trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề mà gia đình và cộng đồng cần quan
tâm để chăm sóc và phát huy vai trò của NCT ngày càng tốt hơn.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trước hiện tượng già hóa dân số mang tính toàn cầu, mới xuất hiện
trong thế kỷ XX và trước những thách thức của vấn đề già hóa dân số cho
việc phát triển KT-XH và an sinh xã hội, các nghiên cứu dân số NCT đã được
tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX tại các quốc gia phát triển, đã
chuyển sang giai đoạn “ Gìa hóa dân số”. Nhiều viện nghiên cứu và các tổ
chức xã hội đã nghiên cứu NCT trên phương diện, đặc biệt là những đặc điểm
tâm lý và sinh lý của lứa tuổi. Thời gian đó chủ yếu là các tài liệu, bài viết và
các công trình nghiên cứu về NCT nói riêng. Sau này những nghiên cứu dân
số NCT cũng đã được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển khi các quốc
gia này bắt đầu chuyển sang cơ cấu dân số già hóa. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu về NCT và chăm sóc NCT
hiện nay:
3.1. Những nghiên cứu về già hóa dân số
Có thể nói rằng vấn đề về NCT luôn được quan tâm chú ý. Chính vì
thế, các nghiên cứu về NCT cũng xuất hiện rất sớm. Liên Hợp Quốc cũng đã
tiến hành nhiều nghiên cứu về lĩnh vực già hóa dân số nói chung và NCT nói
riêng của thế giới. Các nghiên cứu được định kỳ công bố các công trình dự
báo sự già hóa dân số nói chung cho toàn thế giới, từng khu vực và cụ thể cho
4


từng quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Ở Châu Âu, những nghiên cứu
về NCT được tiến hành từ những năm 1980 với những đề tài như: “ Quà tặng
các cụ già, bàn về biện pháp để kéo dài cuộc sống” của M.J.Tenon (1815);
“Bàn về tuổi thọ loài người và về lượng sống trên thế giới” của P.Fluorons
(1860); “ Tuổi già xanh tươi” của Alexando (1919). Những nghiên cứu này đã
điều tra thực trạng sống của NCT cũng như tình trạng sức khỏe cho NCT để

kéo dài tuổi thọ cũng như giúp cho NCT có được cuộc sống thoải mái hơn.
Tại khu vực Châu Á, nhiều nước cùng khu vực, đặc biệt là Nhật bản, Hàn
Quốc cũng đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về già hóa dân số, người cao
tuổi để xác định những chính sách, giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng
tiêu cực của già hóa dân số.
Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ NCT so với
tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Với sự thay
đổi về cơ cấu dân số sẽ tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho Việt
Nam. Dự báo dân số cũng cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm năng giảm nhanh chóng
trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu
năm 2009, cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 NCT thì đến năm
2049, tỷ số này chỉ là 2, tức là giảm hơn 3 lần. Quá trình già hóa dân số ở Việt
Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng NCT ở độ
tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn. (NCT trong gia đình Việt
Nam trong bối cảnh già hóa dân số và biến đổi xã hội, 2014, Lê Ngọc Lân).
Các nghiên cứu về NCT trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng hiện
tượng già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ cao ở Việt Nam. Đa số NCT ở
Việt Nam đang sống ở vùng nông thôn và chỉ có một số lượng nhất định trong
số họ được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức hoặc các trợ cấp xã hội
khác. Một tỷ lệ khá cao NCT vẫn còn làm việc dưới nhiều hình thức khác
nhau. Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, trong số
5


7.664.300 NCT (60 tuổi trở lên) trên toàn quốc, có 2.696.668 người đang làm
việc (chiếm 35.2% số người cao tuổi), trong đó nam giới cao tuổi (41.7%)
đang làm việc tạo thu nhập nhiều hơn nữ giới (30.3%). Có 18.6% người 65
tuổi trở lên di cư tham gia lực lượng lao động.
Nghiên cứu “ Hoàn cảnh của Người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm

2001, do Help Age International (HAL) phối hợp với Hội NCT Việt Nam, Bộ
LĐTBXH, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học và Trung tâm
nghiên cứu Hỗ trợ NCT thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành ở 5 tỉnh / thành
phố: TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng, Ninh Thuận và Phú Yên. Nghiên
cứu chỉ ra rằng “ Già trong xã hội Việt nam trước hết là các thay đổi về chất,
sau đó là những thay đổi trong quan niệm của NCT về chính bản thân họ,
những quan niệm của người khác về họ, và sự thay đổi vai trò”. [18]. NCT
nghèo vẫn phải tiếp tục lao động cho đến khi nào sức khoẻ của họ còn cho
phép, bất chấp những giới hạn về thể chất, đóng góp nhiều việc quan trọng
cho gia đình và cộng đồng. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng “ Những vấn đề quan
tâm hàng đầu của NCT nghèo là sức khoẻ và chăm sóc y tế; sự đáp ứng nhu
cầu về lương thực, nước sinh hoạt, quần áo và nhà ở; thiếu tiền và cơ hội
việc làm tạo thu nhập; bị phân biệt và không được kính trọng. Bên cạnh đó
NCT còn phải chịu hậu quả của nhiều bất lợi như không còn bạn đời, không
có gia đình, sức khoẻ kém, thiếu tiền bạc và không của cải”.[18]
Trong cuốn sách “ Trong miền an sinh xã hội- Nghiên cứu về tuổi già
Việt Nam” xuất bản năm 2005 của Bùi Thế Cường đã giúp người đọc có một
hình dung tổng quát về những đặc điểm của NCT thông qua số liệu khảo sát
tại Đồng bằng sông Hồng theo thủ tục chọn mẫu cho phép đại diện cho vùng
nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả cũng đã trình bày hiện trạng những nguồn
lực vật chất cơ bản của NCT Đồng bằng sông Hồng hiện nay, dựa trên số liệu
cuộc khảo sát RRDES 1996. Phân tích cho thấy “ nổi bật ba nguồn vật chất
chính mà NCT Đồng bằng sông Hồng đang tựa vào. Đó là tự lập (lao động
6


bản thân hoặc tài sản đã tích luỹ từ trước), giúp đỡ của con cái và trợ cấp
nhà nước”. Đặc biệt hơn là tác giả đã mô tả về những dàn xếp đời sống gia
đình cho NCT. [3]
Bài viết “Người cao tuổi và gia đình” của Trần Thị Vân Anh (số 22008). Dựa trên số liệu Điều tra về Gia đình Việt Nam năm 2006 đã phân tích

cơ cấu nguồn sống của NCT hiện nay và nêu một số vấn đề kiên quan đến
chính sách đối với họ. Kết quả cho biết “NCT hiện dựa vào nhiều nguồn sống
đa dạng, trong đó chu cấp của con cháu là nguồn quan trọng nhất đối với
hầu hết các nhóm NCT”. Về tầm quan trọng của chính sách chăm sóc NCT,
các vấn đề đặt ra trao đổi bao gồm đối tượng của chính sách bảo trợ, việc kết
hợp giữa gia đình, nhà nước và thị trường trong việc chăm sóc họ. Tác giả cho
rằng cần có các giải pháp giảm dần sự lệ thuộc của NCT vào chu cấp của con
cháu, tăng tỷ lệ hưởng trợ cấp và xây dựng một cơ cấu cân đối hơn giữa các
nguồn. Đây cũng là gợi ý nhằm giúp cuộc sống của NCT ổn định hơn trên cơ
sở đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu khác“Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam:
Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” do Quỹ Dân số Liên
hợp quốc (UNFPA) khởi xướng trong khuôn khổ chương trình Kế hoạch Một
Liên hợp quốc cũng đã đề cập đến vấn đề già hóa dân số, và những và thực
trạng dân số cao tuổi ơ Việt Nam xét theo các khía cạnh nhân khẩu học, cuộc
sống gia đình, sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sức khỏe; lao động việc làm và
các chế độ an sinh xã hội cho NCT như hệ thống hưu trí và chương trình trợ
cấp xã hội cho NCT với các vấn đề về độ bao phủ, mức độ tiếp cận, phân phối
và giảm nghèo. Đồng thời phân tích một số chính sách, chương trình quan
trọng dành cho NCT đã và đang được thực hiện ở Việt Nam để thấy được
những điểm tích cực cũng như những sự thiếu hụt về mặt chính sách và thực
hiện chính sách ở Việt Nam [29]. Trong phần 2- Đời sống gia đình, văn hóa
tinh thần của người cao tuổi của Báo cáo có tập trung làm rõ đời sống của
7


NCT. Báo cáo chỉ ra rằng “ Đời sống văn hóa gia đình, văn hóa và tinh thần
cho biết nhiều hàm ý về phúc lợi của NCT được thể hiện qua tình trạng hôn
nhân, việc sống cùng hay không sống cùng với con, cháu. Vợ/ chồng của NCT
có thể là nguồn hỗ trợ và chia sẻ chủ yếu về vật chất, tinh thần như chăm sóc

khi bị đau ốm hoặc dễ tổn thương” [31, tr.22]. “Một điểm đáng chú ý là trong
những năm qua tỷ lệ NCT sống với con cái với vị thế là người sống phụ thuộc
ở mọi lứa tuổi lại có xu hướng giảm đi nhanh chóng. Điều này có thể là do vị
thế kinh tế của NCT đã được cải thiện, nhưng cũng có thể là do mô hình gia
đình ở Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng mà ở đó con cái ngày càng độc
lập với cha mẹ. Tỷ lệ NCT sống cô đơn tăng từ 3,47% năm 1992/93 lên 6,14
năm 2008” [31, tr. 23]. Báo cáo cũng chỉ ra “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và trợ cấp xã hội là 3 trụ cột chính dành cho NCT hiện nay” [31,tr.42]. Rõ
ràng qua đây, chúng ta có thể thấy sự hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước đang đóng
vai trò ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ, chăm sóc NCT, mặc dù vẫn
còn nhiều bất cập trong việc thực hiện. Vợ/chồng NCT là nguồn trợ giúp chủ
yếu cho họ lúc ốm đau, có vấn đề, con cái thì ngày càng tách biệt với cha mẹ.
Như vậy chúng ta có thể thấy, NCT là một vấn đề được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu về NCT thời gian trước và
gần đây mới chỉ thu thập thông tin về NCT, các nghiên cứu tập trung vào một
số đặc thù, hoạt động kinh tế, tạo thu nhập, chế độ an sinh đảm bảo cuộc
sống, vai trò của gia đình, cộng đồng, nhà nước và những dịch vụ tư nhân hỗ
trợ đời sống cho họ.
3.2. Những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho NCT trong
gia đình, cộng đồng đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Những nghiên
cứu không chỉ phản ánh được tình trạng sức khỏe, bệnh tật của NCT mà còn
làm rõ được vai trò của gia đình trong chăm sóc sức khỏe về cả mặt thể chất,
mặt tinh thần cũng như quan hệ xã hội cho họ:
8


Các cuộc nghiên cứu, điều tra về NCT cũng đã phản ánh tình hình
sức khỏe của họ nói chung, hay sức khỏe theo giới nói riêng. VNAS thu thập
số liệu từ tháng 10 – 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điện cho 6 vùng sinh

thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội,
Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí
Minh). Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi
(từ 50 tuổi trở lên) đã được mời tham gia cuộc điều tra này. Tại thời điểm điều
tra, có tới trên 50% số NCT được phỏng vấn cho rằng, tình trạng sức khỏe
hiện tại là yếu hoặc rất yếu. Đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau lưng là các
triệu chứng thường gặp nhất NCT. Gần 40% NCT được chẩn đoán có bệnh
huyết áp. Trên 30% được chẩn đoán viêm khớp. Tiếp theo là một số bệnh như
tim mạch, răng miệng, viêm phế quản hoặc bệnh phổi mãn tính, song tỷ lệ
mắc các bệnh này không quá 20%. NCT ở thành thị mắc tiểu đường cao hơn
nông thôn. Tỷ lệ NCT gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo hay đi đại tiểu tiện là 30%. Hơn 80%
NCT bị chấn thương trong vòng 12 tháng qua được điều trị bởi cán bộ y tế.
Trong số NCT phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gần 50%
trong số họ không đủ tiền chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một
điểm đáng lưu ý là tỷ lệ NCT nam được vợ chăm sóc chiếm 65,5%, trong khi
đó NCT nữ được chồng chăm chỉ có 20,1%. Đây là một yếu tố về bất bình
đẳng giới cần được quan tâm. [11].
Nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe và đời sống người cao tuổi ở Hải
Dương, Quảng Bình và Đắk Lắk” TS. Nguyễn Thế Huệ - GĐ Trung tâm
nghiên cứu Dân số và Phát triển, Viện Khoa học Xã hội VN đăng trên Tạp chí
DS&PT, số 10/2004, Website Tổng cục DS-KHHGĐ (năm 2004) cũng đã làm
rõ được tình trạng sức khỏe của NCT, và những vấn đề cần lưu tâm. Điều tra tại
3 tỉnh cho thấy mô hình gia đình của NCT phổ biến là hai vợ chồng cao tuổi
sống cùng con cháu (chiếm 45,5%), hai vợ chồng cao tuổi sống với nhau (chiếm
9


31,3%), một cụ cao tuổi sống với con cháu (chiếm 16%). Tình trạng NCT sống
cô đơn không nơi nương tựa chiếm tỷ lệ nhỏ (6,3%). Lương hưu là một khoản

thu nhập quan trọng của NCT, chiếm 36,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT có lương hưu
ở khu vực nông thôn còn thấp so với khu vực thành thị, 23,2% so với 49,7%.
Ngoài ra các khoản trợ cấp mất sức, trợ cấp xã hội ở khu vực nông thôn cũng
thấp hơn. Nghiên cứu mới chỉ mô tả thực trạng sức khỏe và đời sống vật chất
của NCT mà chưa tập trung chỉ ra vai trò của gia đình trong việc chăm sóc sức
khỏe cũng như đời sống vật chất và tinh thần cho họ. [13].
Gia đình vẫn luôn là nguồn hỗ trợ chính đối với NCT khi họ ốm đau.
Tuy nhiên sự quan tâm, thăm hỏi và chăm sóc của con cháu đối với NCT
cũng có những mức độ khác nhau. Số liệu Điều tra gia đình Việt Nam năm
2006 cho thấy, khi cha mẹ ốm đau, những người con gái về thăm hỏi cha mẹ
đẻ cao hơn con trai đôi chút (64.4% so với 60.1%). Những người con ở nhóm
tuổi cao hơn có tỷ lệ chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nhóm tuổi trẻ. Theo kết quả
Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 trong 12 tháng qua có 95.9% số người
có con đã tách hộ về thăm cha mẹ. Do tác động, ảnh hưởng của kinh tế, tính
chất công việc, hoàn cảnh sống khác nhau nên việc thăm cha mẹ cũng khác
nhau. Có 28% thăm hỏi cha mẹ hàng ngày, 21.5% thăm hỏi vài lần trong tuần,
17.8% thăm hỏi một vài lần trong tháng, 24.3% thăm hỏi một vài lần trong
năm và 8.1% thăm hỏi vài năm 1 lần. Nghiên cứu của Hirschman và Vũ Mạnh
Lợi cũng cho kết quả tương tự trong số những con trưởng thành, theo đó
khoảng 60% sống gần cha mẹ, thăm nom họ hàng ngày hoặc ít nhất cũng một
lần trong tuần. Như vậy, gia đình vẫn là chỗ dựa, là chủ thể chính chăm sóc
sức khỏe về cả mặt thể chất lẫn tinh thần cho NCT. [11].
Khi phân tích số liệu khảo sát gia đình Hà Nội (2011) , phân tích riêng
trong nhóm NCT về sự giúp đỡ/ hỗ trợ của người con được coi là “ thân nhất”
(có mức độ gặp mặt, liên lạc nhiều nhất trong năm), thấy rằng: trong số 202
NCT trả lời, có 29.2% xác định người con “ thân nhất” là con trai cả; 25.2%
10


là con trai thứ; 18.8% là con gái thứ; 17.8% là con gái cả; 3.5% chỉ có 1 con;

2% là con dâu cả và 0.5% là con dâu thứ. Không có người con rể nào (trưởng
hoặc thứ) được xác nhận trong diện này. [9]
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “
Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
người cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy NCT ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ
yếu là vui chơi cùng con cháu (81.4%). NCT ở nông thôn sinh hoạt cùng con
cháu thường xuyên hơn người cùng nhóm ở thành thị (83.5% so với 77,4%).
NCT ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao và
sinh hoạt đoàn thể một cách thường xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ NCT ở thành
thị tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền cao hơn ở nông thôn và nam
tham gia nhiều hơn nữ. Đa số NCT (80.7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của
gia đình, con cháu.
Trong nghiên cứu “Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe người già hiện nay
ở Hải Hưng” của tác giả Dương Chí Thiện đăng trên Tạp chí xã hội học số 4
năm 1993 đã đề cập tới các vai trò của gia đình, của các tổ chức xã hội và hệ
thống y tế đối với vấn đề chăm sóc NCT. Việc chăm sóc sức khỏe cho NCT
không chỉ thu hẹp trong phạm vi của vấn đề y tế mà hàm chứa trong nó cả vấn
đề kinh tế xã hội rộng lớn, đặc biệt là vai trò của gia đình và các tổ chức xã
hội trong công cuộc nâng cao chất lượng sống cho họ trong xã hội hiện nay.
Với việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho NCT, tuy mới chỉ là bước đầu
nhưng đó là bước tiến quan trọng và cơ bản của nước ta trên con đường thực
hiện một hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT phù hợp với quá trình phát triển
của xã hội hiện nay. Gia đình có vai trò rất to lớn trong đảm bảo mọi mặt cho
toàn bộ cuộc sống NCT. Các quan hệ gia đình như quan hệ giữa cụ ông, cụ
bà, quan hệ giữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất to lớn đến tình cảm,
tâm trạng của họ. Tuy nhiên, một vấn đề đang được đặt ra hiện nay là số
lượng NCT người cao tuổi phải sống cô đơn ngày càng gia tăng, mặc dù con
11



cái của họ đang sống (vì nhiều lý do không thể chăm sóc các cụ) hoặc họ
không có con cái, khi họ ốm đau già yếu.[29].
3.3. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi
Luận án tiến sỹ “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
người cao tuổi Việt Nam của Phạm Vũ Hoàng. Trong phần 1.4 đã đề cập đến
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NCT đó là nguồn lực tham gia
chăm sóc NCT và kiểu hộ gia đình mà họ đang sinh sống. Tác giả cho rằng “
chăm sóc không chính thức vẫn đóng vai trò chính. Hầu hết NCT đều có
nguyện vọng được chăm sóc tại nhà. Những người chăm sóc chính cho NCT
thường chính là phụ nữ. Tuy nhiên nguồn lực tham gia chăm sóc cho NCT
đang thay đổi - nhu cầu về cán bộ điều dưỡng chăm sóc NCT sẽ tăng đột biến
trong bối cảnh lực lượng lao động giảm và phụ nữ ngày một tham gia tích
cực hơn trong các hoạt động kinh tế- xã hội” [12]. Bên cạnh đó kiểu hộ gia
đình cũng ảnh hưởng đến chăm sóc NCT “ Việc thu hẹp của hình thái gia
đình mở rộng làm suy yếu hình thức chăm sóc không chính thức sẽ đòi hỏi sự
chăm sóc chính thức của Nhà nước và xã hội”[12]. Tác giả đã chỉ rõ kiểu hộ
gia đình, nguồn lực chăm sóc NCT đã ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc,
mức độ chăm sóc NCT cũng giảm dần.
Trong “ Chiến lược sống của người cao tuổi trước những biến đổi của
gia đình nông thôn hiện nay” của Bế Quỳnh Nga đăng trên tạp chí xã hội học
số 1 (89) năm 2005 cũng chỉ ra rằng “ Con cháu và người thân (gia đình và
họ hàng) là những yếu tố tạo nên mạng lưới sơ cấp cho NCT, những yếu tố
quan trọng đầu tiên người già phải nghĩ đến khi sắp xếp cuộc sống của
mình”. Một nghiên cứu cho biết NCT đồng bằng sông Hồng phần lớn sống
với con cái 73.75%. Khoảng 7% sống độc thân, tỷ lệ này khá cao ở nông thôn,
ở phụ nữ và các cụ trên 70 tuổi. Khoảng 57% sống trong hộ gia đình ba thế
hệ. (Bùi Thế Cường, 1999). Hơn nữa, NCT sống chung hoặc sống riêng đều
được con cái hỗ trợ về tiền bạc, lao động…
12



Như vậy chúng ta có thể thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về
NCT và chăm sóc sức khỏe cho họ. Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề
NCT, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho NCT dưới nhiều quan điểm và góc
độ khác nhau. Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác
giả đều tập trung mô tả những đặc điểm về nhân khẩu xã hội của NCT như
độ tuổi, trình độ hôn nhân, tình trạng học vấn, mô tả tình trạng sức khỏe và
bệnh tật của nhóm này. Đồng thời các nghiên cứu trên cũng đã làm rõ vai trò
của gia đình trong hoạt động sống hàng ngày của NCT người cao tuổi. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả, phân tích một số
khía cạnh như sự hỗ trợ của gia đình mà chưa đi sâu phân tích toàn diện về
chăm sóc sức khỏe cho NCT. Vậy thì thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT
trong các gia đình đang diễn ra như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến
chất lượng chăm sóc sức khỏe NCT? Đó là những câu hỏi mà luận văn muốn
làm sáng tỏ.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ thực trạng chăm sóc sức
khỏe NCT trong các hộ gia đìnhtại xã Hữu Hòa – huyện Thanh Trì- thành phố
Hà Nội hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu các đặc điểm nhân khẩu xã hội và đời sống cơ bản của NCT để
chỉ ra những vấn đề cấp thiết nhất của chăm sóc sức khỏe NCT trong thực tiễn.
-Tìm hiểu về thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình
ở xã Hữu Hòa hiện nay.
- Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe NCT
hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình trong các năm tới.

13


5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình ở xã Hữu
Hoà hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu
NCT trong độ tuổi từ 60-80, hiện đang sống tại xã Hữu Hòa - huyện
Thanh Trì - Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi về không gian
Do những hạn chế về nguồn nhân lực và thời gian thực hiện nên về
không gian, cuộc khảo sát chỉ giới hạn trong 3 thôn thuộc xã Hữu Hòa: Thôn
Hữu Lê, Thôn Hữu Trung và xóm Chùa. Địa bàn nghiên cứu được chọn là
một xã ở ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 20km là xã nông
nghiệp, đang trong quá trình đô thị hóa. Người dân ở đây ngoài làm nông
nghiệp, đã phát triển thêm nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Đối với
nhóm NCT, một số trước đây tham gia kháng chiến, là cơ sở cách mạng nên
có một tỷ lệ khá lớn đang được hưởng một phần trợ cấp xã hội. Đây là ba
thôn có số lượng NCT nhiều nhất, đồng thời có tỷ lệ NCT sống chung với gia
đình nhiều nhất.
5.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu về thực trạng chăm sóc sức khỏe NCT từ năm 2010
đến nay.
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016.
5.3.3. Phạm vi về nội dung
- Do những hạn chế về nguồn nhân lực và thời gian thực hiện nên về
nội dung cuộc nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về những đặc điểm của
NCT, thực trạng chăm sóc sức khỏe, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

chăm sóc sức khỏe NCT trong các hộ gia đình.
14


×