Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG về PHỦ ĐỊNH và vận DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC kế THỪA và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo các GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG bối CẢNH TOÀN cầu hóa HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.12 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa đã, đang và sẽ luôn là xu thế tất yếu của thế giới. Tính tất yếu của
xu thế này đã được chứng minh bằng một thực tế là bất cứ quốc gia nào, dù đã phát
triển, đang phát triển hay chưa phát triển, nếu lựa chọn cưỡng lại nó thì sẽ bị thụt lùi
trong cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, chính trị, xã hội.
Nhận thức đúng đắn về xu thế toàn cầu hóa cũng như tình hình kinh tế - chính trị quốc
gia mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế từ những
ngày đầu công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, là một quốc gia với nền kinh tế còn ở giai đoạn
đang phát triển nên bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng gặp không ít những thách
thức, đặc biệt là câu chuyện “hội nhập hay hòa tan ?”, với vấn đề kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những
giá trị văn hóa truyền thống tưởng chừng như vô hình nhưng lại năm giữ vai trò đại diện
cho bộ mặt của cả một đất nước - một trong những yếu tố quyết định tới các hoạt động
đối ngoại cũng như đối nội của một quốc gia, điều giúp định vị vị trí của một quốc gia
trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, khi mà nền văn minh nhân loại
ngày càng trở nên tiến bộ, thì liệu những giá trị truyền thống có trở nên lỗi thời ? Nên
loại bỏ hay nên kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ? Câu hỏi này đòi
hỏi sự linh hoạt và có chiến lược trong công tác quản lí của các lãnh đạo cấp cao. Mà
chiến lược ở đây, trước hết phải xuất phát từ giáo dục.
Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định : “Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của mình.”. Với định hướng rõ ràng về tư tưởng này, Đảng và Nhà nước cần
không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về vai trò của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin. Cần đưa những lý thuyết vĩ đại của nhân loại đến gần với người
dân hơn, đưa chúng vào giải thích và định hướng giải pháp cho các vấn đề thực tiễn.
Mục đích của bài tiểu luận chính là đặt ra vấn đề thực tiễn cấp bách - kế thừa và phát
triển sáng tạo các giá trị truyền thống và vận dụng phép biện chứng về phủ định - một


trong những nội dung quan trọng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin để phân tích vấn đề. Từ
đó góp




phần nâng cao tính ứng dụng của lý thuyết và đưa ra nhận thức đúng đắn cùng
những giải pháp tiềm năng nhằm đóng góp trong việc cải thiện tình hình thực tiễn.
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận hướng tới các giá trị văn hóa truyền thống
của Việt Nam. Trong đó, việc phân tích các vấn đề xung quanh đối tượng dựa trên cơ sở
lý thuyết phép biện chứng về phủ định của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, bằng hai phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập và xử lí thông tin.

1


Chương 1 : TỔNG QUAN
1.1 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề giá trị truyền thống dân tộc trong quá trình phát triển đất nước đã thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà chính trị, triết học, xã hội học, sử học, dân tộc học trong và
ngoài nước. Đã có nhiều bài viết đề cập đến nội dung này trên các báo, tạp chí và nhiều
đầu sách tiêu biểu thể hiện quan điểm của các tác giả về truyền thống dân tộc hiện nay.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả gần như chỉ đề cập
đến tình hình của toàn bộ nền văn hóa Việt Nam nói chung, trong đó các giá trị văn hóa
truyền thống chỉ là một mục nhỏ được nhắc đến, các công trình nguyên cứu chuyên sâu
về các giá trị truyền thống của Việt Nam cũng có những ít hơn rất nhiều. Phần lớn đi
theo mô-típ : hiện trạng nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập, những tác động
của toàn cầu hóa tới văn hóa Việt Nam và đề xuất giải pháp xây dựng nền văn hóa. Điển
hình là một số đầu sách như : Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994 ; Hồ sỹ vịnh, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi
mới, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999 ; Đỗ Huy, Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi
mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 ; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Hiên
(Chủ biên), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 ; Nguyễn Chí Bền, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 ; Dương Phú Hiệp, Tác
động của toàn cầu hoá đối với phát triển văn hoá và con người Việt Nam, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 ; cùng rất hiều các báo cáo, luận án, luận văn, tạp chí, bài
báo khác.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước, cùng với những nghiên cứu có giá
trị của các tác giả, bài tiểu luận tiếp thu có chọn lọc những thành quả của các nhà khoa
học và bám sát yêu cầu thực tiễn đối với vấn đề giá trị truyền thống để đóng góp một
góc nhìn

2


mới mẻ cho vấn đề : phân tích các giá trị truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa dựa trên sự vận dụng phép biện chứng về phủ định của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm phép biện chứng, phủ định
a) Khái niệm phép biện chứng
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên
tắc, phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
b) Khái niệm phủ định
Phủ định là sự thay thế sự vật hiện tượng cũ bằng sự vật hiện tượng mới ; thay
thế hình thế tồn tại này bằng hình thái tồn tại tác của cùng một sự vật hiện tượng.
1.2.2 Khái niệm giá trị truyền thống
Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống đó là những yếu tố của di tồn văn hoá,
xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối
sống và cách ứng xử của cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên
ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài.
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt.
Một là, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là

nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt
này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là
chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai.
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự
dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử đã thay đối. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm

3


hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc
gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thế giới bên
ngoài vì các lý do khác nhau.
Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào
đã có sự đánh giá, đã qua sự thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự
phân định và khăng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
1.2.3 Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu.
Toàn cầu hóa là một xu thế, nó phát triển nhanh và mạnh mẽ tới mức khiến cho
chính các quốc gia - những thành phần tạo nên xu thế đôi khi phải bối rối trước những
thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, trên nhiều các lĩnh vực mà toàn cầu hóa
đem lại cho mình.

4


Chương 2 :PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH - QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA

PHỦ ĐỊNH
2.1 Phép biện chứng
Phép biện chứng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Ra đời vào khoảng
thế kỉ IV trước công nguyên, phép biện chứng đã trải qua ba hình thức phát triển, đó là :
phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, và phép
biện chứng duy vật của C.Mác và Ph. Ăng-ghen. Trong quá trình phát triển, phép biện
chứng gặp phải nhiều tư tưởng đối lập tiêu cực, điển hình là phép siêu hình, - phương
pháp tư duy về sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập và bất biến. Phép siêu hình đã
từng thống trị trong phương pháp tư duy triết học vào thế kỉ thứ XVIII. Tuy nhiên, khi
các hoạt động nghiên cứu khoa học có sự tiến bộ, người ta nhận thấy rằng phương pháp
tư duy này không còn phù hợp nữa. Phép biện chứng tiếp tục chiếm ưu thế và phát triển
đến hình thức hoàn hiện nhất - phép biện chứng duy vật của Mác và Ăng-ghen.
Phép biện chứng duy vật của Mác và Ăng-ghen có đặc điểm kế thừa trên tinh
thần phê phán các hình thức trước đó của phép biện chứng. Đây cũng là bộ phận lý luận
cơ bản hợp thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, đồng thời là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động
sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có hai đặc trưng cơ bản :
- Thứ nhất, phép biện chứng duy vật được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy
vật khoa học.
- Thứ hai, phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan
duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật.
Như vậy, phép biện chứng chính là công cụ tối ưu để con người giải thích, nhận
thức và cải tạo thế giới. Việc hiểu được bản chất và áp dụng phương pháp tư duy này
vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn là vô cùng thiết yếu.
5


2.2 Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là một hình thức của phủ định, là sự phủ định tạo ra điều

kiện, tiền đề cho quá trình phát triển. Phép biện chứng về phủ định chú trọng phân tích
phủ định biện chứng vì mục đích nhấn mạnh quy luật phát triển của sự vật hiện tượng.
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản :
- Tính khách quan : nguyên nhân của sự phủ định xuất phát từ quá trình đấu tranh
và giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật hiện tượng, tạo kết quả là cái mới ra đời thay
thế cái cũ. Như vậy, phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định
- Tính kế thừa : kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ những nhân tố trái
quy luật. Đặc điểm này giúp phân biệt phủ định biện chứng với phủ định sạch trơn. Phủ
định biện chứng là sự phủ định mà trong đó cái mới ra đời dựa trên sự kế thừa những
nhân tố tích cực và loại bỏ những nhân tố tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của cái cũ.
Như vậy có thể thấy, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của sự vận
động của các sự vật hiện tượng. Phủ định biện chứng là hình thức vận động khách quan,
tất yếu và tích cực.
2.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định hay quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của
sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra theo một đường
thẳng đơn thuần mà quanh co, phức tạp và có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn
đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình thức “xoáy ốc”.
Hình ảnh “xoáy ốc” nói lên tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế
thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được
ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, mỗi quá trình đó được V.I Lênin khẳng định là : “Từ khẳng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống nhất”

6


với cái bị khẳng định” 1. Nội tại sự vật hiện tượng nảy sinh mâu thuẫn, các mặt đối lập
xung đột và chuyển hóa lẫn nhau, dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mới, kế thừa
những đặc điểm tích cực và loại bỏ những yếu tố tiêu cực của sự vật hiện tượng cũ. Sự
tiếp nối của các vòng xoáy ốc thể hiện quá trình phát triển vô tận của sự vật hiện tượng.

Trong quá trình đó, phủ định biện chứng đóng v 1ai trò và những “vòng khâu”, là điểm
chuyển tiếp từ một vòng xoáy tới vòng xoáy tiếp nối.
2.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để con người nhận thức đúng đắn về sự
vật hiện tượng. Nó giúp chúng ta biết được phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu
của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển lại không
diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều
khâu trung gian. Trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau, mà chu kỳ sau bao giờ
cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Trong mỗi chu kỳ phát triển, sự vật có những đặc điểm,
tính chất khác nhau, cho nên cần phát hiện ra những đặc điểm, tính chất đó để có tác
động phù hợp, làm kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển. Điều đó giúp chúng ta tránh
được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng đặc
biệt là các hiện tượng xã hội. Đồng thời giúp họat động thực tiễn cần thấy rằng: muốn
phát triển được phải biết phủ định, tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ thỏa mãn với những gì
đã có, không chịu đổi mới trong nhận thức và trong họat động thực tiễn, phủ định cái cũ
để phát hiện cái mới, đồng thời chống thái độ phủ định sạch trơn hoặc khôi phục nguyên
xi tất cả những cái cũ lạc hậu.
Quy luật phủ định của phủ định giúp con người H\hiểu đầy đủ hơn về cái mới.
Cái mới là cái phù hợp với quy luât, là cái tất thắng, song trong lúc cái mới vừa nảy sinh
thì trong một thời gian nào đó cái cũ vẫn còn mạnh hơn cái mới. Vì vậy, quan niệm chân
chính về sự phát triển là con người phải có thái độ ủng hộ cái mới; phát hiện, tạo điều
kiện để cái mới chiến thằng cái cũ; đấu tranh để cái mới sớm được khẳng định trong
1 Dẫn theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2016.
7


cuộc sống. Cần đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, không dám đổi mới, phủ định cái cũ
để phát hiện cái mới, đồng thời chống thái độ phủ định sạch trơn hoặc khôi phục nguyên
xi tất cả những cái cũ lạc hậu, trong khi phê phán cái cũ cần biết sàng lọc, kế thừa

những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ “hư vô chủ nghĩa”, phủ định sạch trơn.

8


Chương 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
3.1 Dấu hiệu để một giá trị được coi là giá trị truyền thống
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có
những gì có thể thoả mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị. Tương tự
chỉ có những lý tưởng (văn hoá, tôn giáo, đạo đức) và những phương tiện (kỹ thuật, kỹ
năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn những giá trị đó, mới có thể được gọi là truyền
thống. Truyền thống không bao giờ có thể có nếu nó chỉ là một sự kiện, một hiện tượng
tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt vào con người.
Từ đây, một giá trị được coi là truyền thống khi và chỉ khi nó trở thành một bộ
phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta; chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ
khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta. Do đó, cái gì có thể được gọi,
được coi hay được mệnh danh là truyền thống phải được xem xét từ ba khía cạnh của
cuộc sống con người :
- Truyền thống như là một phần của cuộc sống
- Truyền thống như là phương tiện để bảo tồn cuộc sống
- Truyền thống như là sức mạnh định hướng phát triển cuộc sống
Nói tóm lại, truyền thống không thể được nhận thức ngoài văn cảnh của các giá
trị bởi lẽ sự hình thành của truyền thống cũng tuân theo mô hình giống như mô hình
hình thành giá trị.
3.2 Tính hai mặt của giá trị truyền thống
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ rệt.
Một là, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì là quý giá, là cốt cách, là
nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân tộc. Xét từ mặt
này thì truyền thống mang ý nghĩa giá trị tích cực, là cái góp phần tạo nên sức mạnh, là
chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên chặng đường phát triển.

9


Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự
dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử đã thay đối. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm
hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc
gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thế giới bên
ngoài vì các lý do khác nhau.
Nói cách khác, khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào
đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự
phân định và khăng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
3.3 Lí do cần quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
Mặc dù giá trị và giá trị truyền thống không phải là đề tài mới nhưng những điều
mới mẻ được đặt ra ở đề tài này, lâu nay luôn chiếm vị trí đáng kể trong các sinh hoạt
học thuật. Ở đây hầu như lúc nào cũng có những vấn đề xứng đáng được gọi là cấp bách
hay là thời sự. Những vấn đề đó đương nhiên rất cần phải tranh cãi về phương diện nhận
thức và đòi hỏi phải được nghiên cứu thật sâu.
Ngày nay, khi những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đạt tới mức
vượt ra ngoài sự tưởng tượng của không ít người thì cùng với điều đó, sự biến động của
các xã hội cũng mạnh mẽ và nhanh chóng đến mức không có cơ may nào mà lại không
đi kèm với những nguy cơ. Bên cạnh những giá trị văn minh to lớn mà con người được
hưởng, những hiểm hoạ cũng rình rập một cách thường nhật trong tất cả các xã hội, nhất
là các xã hội nghèo đói chậm phát triển. Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm các nước
có nền kinh tế ở mức đang phát triển, nền việc ứng biến với những thay đổi chóng mặt
của xã hội là một thách thức lớn. Đặc biệt với những giá trị truyền thống - những giá trị
mang tính căn cốt, lâu đời lại rất dễ bị ảnh hưởng.


10


Nhiều nhà tư tưởng có uy tín đã khẳng định, lối thoát cho những lo lắng của con
người về giá trị của sự phát triển hoá ra nằm ở truyền thống, hay nói một cách thoả đáng
hơn nằm ở văn hoá mà trong đó truyền thống là một nhân tố đáng kể. Kinh nghiệm của
các xã hội đã đạt tới trình độ phát triển cao cho thấy rằng bằng cách không lãng quên
truyền thống, khai thác các giá trị nhân bản của truyền thống, làm cho các giá trị hiện
đại ăn nhập không mâu thuẫn các giá trị truyền thống.... Đó là con đường tự nhiên và tất
yếu mà các xã hội dù muốn hay không dù nhận thức được hay chưa nhận thức được
cũng đều phải thực hiện để đạt tới phát triển bền vững. Rõ ràng với tính cách là các
khuôn mẫu văn hoá, giá trị truyền thống ngay cả trong điều kiện phức tạp hiện thời của
quá trình phát triển. Xã hội càng phức tạp thì lại càng làm cho truyền thống lộ rõ khả
năng tác động tích cực của nó.

Chương 4 : VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀO CÔNG TÁC
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

11


4.1 Khái quát tình hình toàn cầu hóa về văn hóa
Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế chung, tất yếu cho tất cả các quốc gia trên thế
giới. Và cũng chính vì phạm vi ảnh hưởng vô cùng rộng lớn mà tác động của nó luôn gây
nhiều tranh cãi, đặc biệt với lĩnh vực văn hóa, một lĩnh vực mang tính đại diện cho một
quốc gia, dân tộc. Hiện trạng và tương lai của toàn cầu hóa văn hóa hiện vẫn tiếp tục là
một vấn đề luôn được đem ra bàn luận, song, nhìn chung, vấn đề này diễn biến theo ba xu
thế dưới đây.
4.1.1 Xu thế nhất thể hóa văn hóa

Xu thế nhất thể hóa là xu thế một nền văn hóa chung toàn cầu, nhấn mạnh tính toàn
nhân loại của văn hóa.
Xu thế này có tác động tích cực hay tiêu cực đến nền văn hóa đặc trưng của các
quốc gia vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nền văn hóa thống nhất của cả thế giới có phải
là một nền văn hóa mới với những đặc điểm mang tính dung hòa giữa các nét đặc trưng
của các nền văn hóa, hay thực chất chỉ là sự ảnh hưởng mở rộng của nền văn hóa các quốc
gia thuộc “thế giới thứ nhất” ? Sức ảnh hưởng của các quốc gia đã phát triển thực sự
không thể xem nhẹ, cũng giống như khi bạn là người xuất sắc nhất trong một lớp học,
chắc hẳn số đông các thành viên trong lớp sẽ coi bạn là tấm gương để học tập.
Các quốc gia đã phát triển trên thế giới phần lớn đều tập trung ở phương Tây, như
vậy, phương Tây là khu vực phát triển nhất của loài người và phải chăng thế giới ngày
càng tiến lại gần phương Tây hơn, trở nên giống phương Tây hơn ? Hãy thử xem xét một
số ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng này.
Bắt đầu với ngôn ngữ - một yếu tố không thể thiếu để làm nên đặc trưng của một
nền văn hóa. Ngôn ngữ mất thì văn hóa cũng không còn. Tuy nhiên, thống kê cho thấy
ngày nay, cứ sau hai tuần, một ngôn ngữ lại biến mất khỏi Trái Đất. Dù rằng có khoảng
7,000 ngôn ngữ còn tồn tại trên Trái Đất, nhưng có đến 80% số người đang sinh sống trên
thế giới sử dụng 83 ngôn ngữ phổ biến và chỉ có 0,2% giao tiếp với nhau bằng 3,500 thứ

12


tiếng ít thông dụng. Sự biến mất của một ngôn ngữ có nghĩa là mọi thứ cũng biến mất, đó
là một dân tộc có: chủ quyền riêng, nền tảng lịch sử, sinh học, toán học, v.v… Đi cùng với
quá trình mất đi của rất nhiều các ngôn ngữ là sự phổ biến không ngừng của một số ngôn
ngữ nhất định, trong đó, phổ biến nhất là tiếng Anh. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn
cầu. Không đơn thuần chỉ vì là một thứ tiếng dễ học và gần gũi, mà tiếng Anh còn có sức
ảnh hưởng nhờ sự thống trị thế giới một thời của đế chế Vương quốc Anh từ thế kỉ XVI
đến những năm đầu thế kỉ XX và nhờ sự ảnh hưởng về kinh tế và văn hóa của siêu cường
quốc Hoa kỳ.

Nói về ẩm thực, đồ ăn nhanh (fast food), một đặc trưng của ẩm thực phương Tây,
cũng đang dần chiếm giữ một vị trí nhất định trong văn hóa ẩm thực của rất nhiều quốc
gia. Văn hóa đồ ăn nhanh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mức mà nhà xã hội học George
Ritzer đã đề xuất khái niệm McDonald hóa trong cuốn McDonald hóa xã hội (The
McDonaldization of Society). McDonald là một thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng nhất
nhì tại Hoa Kỳ, và sức nóng của thương hiệu này đang loan tỏa khắp các châu lục. Ông
nhìn thấy ở mô hình ăn nhanh Mc Donald một hệ thống tiêu biểu cho văn hóa thời hiện
đại, nhấn mạnh vào tính hiệu quả cho mục tiêu đặt ra.
Những đặc trưng của văn hóa phương Tây vẫn đang không ngừng lan tỏa và nhận
được sự đón nhận của rất nhiều quốc gia. Nhưng đón nhận hay nhất thể hóa vẫn còn là
một dấu hỏi lớn. Xu thế nhất thể hóa văn hóa toàn cầu vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi,
bên cạnh sự đồng tình là vô vàn những lời phê bình gay gắt. Tuy nhiên, dù đúng hay sai,
xu thế này vẫn nên được đưa vào cân nhắc để các quốc gia có sự dự liệu về những chính
sách thích hợp liên quan đến văn hóa của mình.
4.1.2 Xu thế đa dạng văn hóa
Xu hướng đa dạng văn hóa này có vẻ đối lập hoàn toàn với xu thế nhất thể hóa văn
hóa toàn cầu đã đề cập ở trên, tuy vậy, chúng vẫn tồn tại đan xen trong quá trình hội nhập
của các quốc gia. Những người ủng hộ quan điểm đa dạng văn hóa phản bác việc thế giới
đang tiến tới nhất thể hóa văn hóa, và việc nhất thể hóa chỉ xảy ra trên một số ít lĩnh vực

13


nhất định của văn hóa mà thôi. Theo luồng quan điểm này, thế giới vẫn đang phát triển
theo hướng đa dạng hóa, đa nguyên hóa. Dường như toàn cầu hóa càng phát triển thì ý
thức về bản sắc văn hóa riêng lại càng nổi lên mạnh mẽ. Lý luận này không phải không có
cơ sở. Việc các quốc gia bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống không chỉ có giá trị
tinh thần đối với người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế và các hoạt động ngoại giao với nước bạn.
Quay lại câu chuyện về đồ ăn nhanh, một đặc trưng của ẩm thực phương Tây được

dự đoán là một trong những nhân tố góp phần vào xu thế nhất thể hóa văn hóa toàn cầu.
Ứớc tính mỗi năm, đồ ăn nhanh chiếm tới hơn 651 tỉ đô la doanh thu. Và ông “trùm”
trong lĩnh vực như McDonald’s đã có độ phủ sóng tại hơn 100 quốc gia với hơn 36 000
cửa hàng, tuy nhiên, Việt Nam không có tên trong danh sách hơn 100 quốc gia ấy. Thực tế
là, McDonald’s đã thất bại ở Việt Nam và câu chuyện McDonald hóa xã hội của nhà xã
hội học George Ritzer có vẻ như không thể áp dụng trong trường hợp này. Khi
McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2014, ông lớn này đặt ra mục
tiêu mở được 100 cửa hàng trong vòng 10 năm, nhưng cho tới năm 2018, McDonald’s chỉ
có 17 cửa hàng. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Burger King. Tuy nhiên, hai thương
hiệu fast food nổi tiếng này lại đạt được thành công khi mở rộng thị trường ở một số nước
châu Á khác như Trung Quốc và Nhật Bản. McDonald’s có tới hơn 1000 cửa hàng tại hai
quốc gia này và Burger King đi từ 12 cửa hàng khi trình làng tại Nhật Bản cho tới 98 cửa
hàng năm 2017.Thực tế là, văn hóa ẩm thực của Việt Nam có những giá trị truyền thống
đặc trưng khó có thể thay thế, điển hình như việc ăn cơm cho các bữa chính, việc chia sẻ
đồ ăn với các thành viên trong gia đình và đặc biệt là văn hóa ẩm thực đường phố. Việc
xem nhẹ những giá trị truyền thống đặc trưng chính là lí do khiến McDonald’s và Burger
King thất bại. Họ không biết là họ đã gia nhập vào một môi trường ẩm thực vô cùng sôi
động và đa dạng. Khu vực dịch vụ thực phẩm trong nền kinh tế Việt Nam có hơn 540,000
địa chỉ, hơn 430,000 là hàng rong và hàng quán ăn uống địa phương, có gần 80,000 nhà
hàng cung cấp dịch vụ trọn gói và hơn 22,000 quán bar và café, nhưng các chuỗi cửa hàng
đồ ăn nhanh chỉ chiếm 7,000 địa điểm. Theo European Comission, người tiêu dùng Việt
Nam dành một phần lớn thu nhập của họ cho thức ăn, và 78% trong số đó được dùng để
14


mua thức ăn tại hàng rong, sạp, quán đường phố và chỉ 1% trong số đó dùng để chi tiêu
cho đồ ăn nhanh. Người Việt Nam có quá nhiều lựa chọn cho thực đơn của họ, vì nhìn
quanh đường phố đâu đâu cũng là các hàng quán, họ có thể dễ dàng lựa chọn được món
ăn hợp với khẩu vị , với giá cực rẻ và phục vụ cực nhanh. Đó cũng là lí do vì sao lượng
khách hàng lựa chọn các chuỗi thức ăn nhanh tại Việt Nam giảm 31% từ 2016 đến 2018,

trong khi lượng khách hàng của các hàng ăn đường phố tăng tới 70% trong cùng kỳ. 1
Trường hợp trên là một ví dụ chi tiết, điển hình cho việc ở một số lĩnh vực, những
giá trị truyền thống của một quốc gia vẫn khó có thể thay đổi dù chịu sự ảnh hưởng của
các yếu tố nước ngoài. Và thậm chí, các thương hiệu toàn cầu khi muốn du nhập những
thị trường tiêu biểu như vậy phải tự điều chỉnh những tiêu chuẩn của mình, thay vì ra sức
ảnh hưởng. Câu chuyện của McDonald’s và Burger King tại thị trường Việt Nam chính là
một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, KFC - thương hiệu đồ ăn nhanh đầu tiên gia nhập thị
trường Việt Nam lại tương đối thành công nhờ cải biến menu của họ với món cơm gà, súp
và burger tôm để phù hợp với khẩu vị của khách hàng Việt, nhờ đó mà cho tới năm 2018,
KFC đã có 130 cửa hàng trên 21 tỉnh thành tại Việt Nam.
4.1.3 Xu thế lai ghép văn hóa
Nếu như xu thế đa dạng văn hóa và xu thế nhất thể hóa văn hóa đối lập nhau thì xu
thế lai ghép nằm ở điểm giữa, là sự giao hòa của cả hai xu thế. Thực tế thì những tác động
của toàn cầu hóa tới văn hóa nghiêng về xu thế này hơn.
Sự lai ghép là các cách theo đó các hình thức tách rời khỏi thực tế đang tồn tại để
tái kết hợp với các hình thức mới trong những thực tế mới.
Xét từ góc độ chủ thể văn hóa là con người, quan điểm lai ghép văn hóa có cơ sở
khoa học và thực tế. Dòng người di cư và lao động nhập cư không đơn giản nói lên xu thế
nhất thể hóa mà chủ yếu nói đến tính hỗn dung văn hóa. Những người lao động trong một
tập đoàn có thể đến từ những nền văn hóa khác nhau, họ là dân nhập cư thế hệ đầu hay
1 Số liệu được lấy từ báo cáo của CNBC, Why McDonald’s flopped in Vietnam ?, 13/9/2018,
/>15


thứ hai, thứ ba. Bản thân họ là hiện thân của sự kết hợp các yếu tố văn hóa lao động toàn
cầu và văn hóa lao động truyền thống. Bản sắc toàn cầu và bản sắc địa phương luôn luôn
ở trong thế kết hợp.
Hiện đang tồn tại hai thế giới song song: thế giới của các quốc gia dân tộc (nation
states) với ngôn ngữ và văn hóa riêng và thế giới toàn cầu với ngôn ngữ và văn hóa của
các tập đoàn toàn cầu và các tổ chức quốc tế. Văn hóa về bản chất là khác biệt. Nhưng con

người giữa các vùng miền có giao lưu, quan hệ, tương tác nên quá trình tiếp biến văn hóa
không tránh khỏi.
Nhìn chung, quan điểm về lai ghép văn hóa khắc phục được hai cách nhìn vốn tách
rời hai quá trình văn hóa như thuyết về nhất thể hóa văn hóa hay thuyết đa dạng văn hóa
nói trên. Hai xu thế này không song song tồn tại mà chúng thẩm thấu vào nhau, tạo nên
một quá trình riêng. Nói cách khác, cần nhìn toàn cầu hóa từ góc độ cấu trúc trong đó hai
thế giới tương tác, một thế giới lấy quốc gia dân tộc làm trung tâm với nhân vật hoạt động
chính ở tầm quốc gia và một thế giới nhiều trung tâm với các nhân vật chính đa dạng như
các tập đoàn, các tổ chức quốc tế, các nhóm chủng tộc, các nhà thờ…
4.2 Giá trị truyền thống của Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa
4.2.1 Thách thức của toàn cầu hóa với việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của
Việt Nam
Do tính hai mặt của toàn cầu hoá : một mặt là sự bùng nổ thông tin, sự hợp tác kinh
tế quốc tế, sự trao đổi văn hoá và du lịch thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau, mở ra
những chân trời văn hóa và kiến thức mới ; mặt khác là nguy cơ san bằng và đồng nhất
hoá các tiêu chuẩn, các hệ giá trị, đe doạ và làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền
văn hoá.
Đặc biệt đối với các nước thế giới thứ ba đang công nghiệp hoá có những nguy cơ
tha hoá về văn hóa, cụ thể là Tây phương hóa. Đồng nhất hiện đại hoá và Tây phương hoá.
Không vong quốc nhưng vong bản. Mà đã vong bản thì quốc gia còn mà dân tộc không

16


còn, nghĩa là văn hóa dân tộc cùng với các giá trị của nó bị thủ tiêu. Quốc gia bị tha hóa
văn hóa sẽ không còn sức sống.
Là quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” với nền kinh tế chỉ ở mức đang phát triển, toàn
cầu hoá là cơ hội lớn để văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình. Song,
người Việt Nam cũng lo toan khôn xiết trước các thách thức to lớn của toàn cầu hoá đối
với các giá trị truyền thống Việt Nam. Việt Nam nhất thiết phải mở cửa, phải hội nhập để

đón nhận những giá trị mới của nhân loại, đó là lẽ sống còn của dân tộc. Nhưng mở cửa là
để hội nhập, để phát triển chứ không phải trở thành cái bóng mờ của nền văn hoá khác.
Cho nên vấn đề đặt ra cho nước ta trong xu thế toàn cầu hoá là phải giữ được độc lập dân
tộc, giữ được cơ cầu sinh thành nội tại của các giá trị truyền thống mà ta đã có.
Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua làn sóng xuất khẩu có khả
năng làm năng động hoá các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam xưa nay vẫn xem nặng
về nghĩa, nhẹ về lợi, tạo nên sự cạnh tranh mới trong hệ thống giá trị dĩ hoà vi quý. Nền
văn hoá của người Việt không trọng thị sự buôn bán, cho nên chưa xát lập được các tri
thức về thị trường hiện đại nên khi tham gia hội nhập trong nền kinh tế toàn cầu nó có thể
được các quyền lực toàn cầu dạy cho các bài học mới và cũng có thể bị các quyền lực thị
trường ấy lấn lướt các giá trị mà cả ngàn năm nhân dân ta mới tạo dựng được.
Toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế sẽ mang lại sự hưởng thụ các sản phẩm vật chất
và tỉnh thần của nhân loại với một giá rẽ hơn, một tiện nghi phong phú hơn. Song sự tràn
ngập của hàng hoá rất có khả năng làm tha hoá các nhân cách, làm phá sản các quan hệ
lao động, làm rối loạn nhiều giá trị xã hội. Trên thực tế làn sóng xuất khâu dồn dập đã tạo
ra các tệ nạn làm hàng giả, làm hàng ẩu mà hệ thống giá trị truyền thống nghiêm cấm. Có
thể nói rằng trước làn sóng xuất khẩu dồn dập, hệ thống giá trị của nền văn hoá truyền
thống chưa chuẩn bị kịp cho những thay đổi quá nhanh, quá xa lạ sẽ xảy ra tình trạng gia
tăng giá trị thì ít, các giá trị truyền thống bị phá vỡ, bị vượt bỏ thì nhiều, nguy cơ cổ vật bị
đánh cắp, nhân phẩm bị tha hoá, các phản giá trị gia tăng là không thể tránh khỏi.

17


4.2.2 Những thành tựu và hạn chế về văn hóa Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội
nhập
4.2.2.1 Thành tựu
Tư tưởng, đạo đức và lối sống truyền thống- lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có
những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng
thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị

mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân chủ
trong xã hội. Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến,
thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất nước. Cuộc vận
động Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở
rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội. Từ đó, những giá trị đạo đức
truyền thống như truyền thống yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn ngày một
được khắc sâu vào trong con người Việt Nam.
Giá trị truyền thống trong các lĩnh vực văn hoá các dân tộc thiểu số, văn học nghệ
thuật, giao lưu và hợp tác văn hóa quốc tế, xây dựng thể chế văn hóa, các lĩnh vực gắn bó
mật thiết với văn hóa như giáo dục, khoa học, công nghệ, thông tin đại chúng... đều đạt
được những thành tựu đáng kể.
4.2.2.2 Hạn chế
Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế,
thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân
ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tệ nạn xã hội,
bạo lực gia đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật… những biểu hiện “thương mại
hóa", xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một
bộ phận chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu. Những sáng tạo văn học nghệ thuật mới
có giá trị nghệ thuật cao chưa nhiều

18


4.3 Vai trò định hướng của phép biện chứng về phủ định trong cách thức kế thừa và
phát triển sáng tạo giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam
Việc Đảng cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc và vận dụng linh hoạt
các lý thuyết của chủ nghĩa này, đưa những lý thuyết chung nhất, trừu tượng nhất vào thực
tế cụ thể nhất để thấy được tính ứng dụng của nó. Việc vận dụng phép biện chứng về phủ

định để phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống của
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khi đặt tình hình thực tế vào trong quy luật điển hình, ta
sẽ nắm được căn cốt, bản chất của nó, từ đó có định hướng rõ ràng, chính xác cho hành
động của mình.
4.3.1 Việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống của Việt Nam là tất yếu
Theo quy luật phủ định của phủ định, cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ.
Cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện
tượng cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát
triển. Quá trình này là vô tận, nghĩa là, sự vật hiện tượng sẽ không ngừng vận động phát
triển theo hướng đi lên, tuy nhiên, quá trình này không diễn ra theo một đường thẳng mà
theo hình thức “xoáy ốc”. Hình thức này thể hiện tính biện chứng của sự phát triển, đó là
tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên. Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở
hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con người.
Các giá trị truyền thống của Việt Nam cũng sẽ không tĩnh tại, dù là truyền thống.
Để không ngừng phát triển, không ngừng giao lưu, hội nhập với năm châu, Việt Nam cần
nỗ lực thay đổi bộ mặt quốc gia trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Nếu một nền văn
hóa mang tính quá toàn cầu, thì một quốc gia đã mất đi tiếng nói, mất khả năng định vị
bản thân, nhưng nếu nền văn hóa quá đặc định theo hướng hoặc là lạc hậu, bảo thủ, hoặc
là dị biệt, thì quốc gia ấy cũng sẽ khó hội nhập, khó tìm được tiếng nói chung với nước
bạn. Các giá trị văn hóa truyền thống phải vừa mang tính chất đặc trưng, đại diện cho

19


quốc gia, vừa phải có sự phù hợp với những chuẩn mực nhất định của các nền văn hóa
khác.
Để làm được điều này, Đảng nhà Nhà nước Việt Nam cần xác định việc kế thừa và
phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống là thiết yếu nếu muốn tiếp tục hội nhập, tiếp tục
phát triển.
4.3.2 Việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống của Việt Nam là sự

thống nhất giữa kế thừa và lọc bỏ
Quy luật phủ định của phủ định bao quát tính chất chung của sự phát triển, đó là :
sự vật, hiện tượng không bao giờ phát triển theo đường thẳng mà phát triển theo đường
“xoáy ốc”. Hình ảnh “xoáy ốc” cho ta thấy tính chu kì của sự phát triển : kế thừa, lặp lại
và tiến lên. Theo đó, sự vật, hiện tượng sẽ kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ những
yếu tố tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng cũ để tiến lên sự vật hiện
tượng mới. Sự vật hiện tượng này tiếp tục phát huy những yếu tố tích cực đã kế thừa trước
đó và trong quá trình vận động, nó lại tiếp tục chu kì kế thừa, phát huy và đào thải.
Vận dụng quy luật này vào việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa
truyền thống, ta cần kế thừa có chọn lọc, có phê phán và để từ đó có cơ sở để phát triển
sáng tạo các giá trị này. Trong vô vàn những giá trị văn hóa truyền thống, không phải giá
trị nào cũng nên kế thừa, và có những giá trị nên kế thừa toàn bộ, có những giá trị nên kế
thừa kèm phê phán. Có những giá trị truyền thống mang tính trường tồn vì nó làm nên bản
chất của cả một dân tộc, nhưng cũng có những giá trị truyền thống chỉ thích hợp với một
thời đại nhất định và nếu như tiếp tục duy trì cho tới hiện tại, nó không còn phù hợp nữa.
Ví dụ như phong tục nhuộm răng đen của Việt Nam, phong tục này gắn liền với
phong tục ăn trầu. Thay vì một hàm răng đen ố do ăn trầu, người ta nghĩ ra việc nhuộm
đen cả một hàm răng để có được màu đen tuyền, đen bóng. Và như vậy, răng đen trở
thành chuẩn mực của cái đẹp, những ai không nhuộm răng sẽ không được đón nhận. Bởi
thế mà trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, 1941), việc Chí Phèo trở về từ nhà tù thực
dân với hàm răng cạo trắn hớn khiến cho người dân trong làng vô cùng ghê sợ hắn. Tuy
20


nhiên, trong xã hội hiện đại Việt Nam, phong tục này chỉ còn tồn tại ở rất ít các dân tộc
thiểu số, chuẩn mực của cái đẹp đã bị đảo ngược : hàm răng trắng sáng được người ta ưa
chuộng vì họ thấy nó không chỉ đẹp mà còn cho thấy một hàm răng chắc khỏe. Đó là một
phong tục truyền thống đã gần như bị loại bỏ.
Có những giá trị truyền thống vẫn được duy trì cho đến ngày nay, điển hình là
truyền thống đạo đức kính trên nhường dưới, truyền thống hiếu thảo với đấng sinh thành.

Đó là lí do vì sao mà các gia đình Việt Nam có sự gắn kết rất chặt chẽ giữa các thành viên.
Người Việt Nam thích sống cùng gia đình, đề cao chữ hiếu hơn cho với các gia đình
phương Tây.
Xã hội vẫn không ngừng phát triển và các chuẩn mực văn hóa theo đó cũng sẽ có
sự điều chỉnh nhất định. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần linh hoạt hơn trong việc hoạch định
các chính sách kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống. Kế thừa,
điều chỉnh, cải biến văn hóa truyền thống để làm sao Việt Nam có một bộ mặt riêng
nhưng vẫn hài hòa với văn hóa nước bạn, văn hóa toàn cầu.
4.3.3 Kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống của Việt Nam cần chống lại
hai khuynh hướng sai lầm : khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn
đối với truyền thống văn hóa dân tộc
Khuynh hướng bảo thủ là khuynh hướng tuyệt đối hóa những giá trị văn hóa truyền
thống. Những người đi theo khuynh hướng này cho rằng văn hóa truyền thống tồn tại độc
lập và hoàn thiện, không cần cải biến, không cần giao lưu. Tư tưởng này trái ngược với
quy luật phủ định của phủ định. Trong đời sống văn hóa xã hội, muốn cái mới được ra đời
thì trước hết chủ thể con người cần có ý thức tích cực về cái mới, có niềm tin vào sự tất
thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Tuy nhiên, nếu con
người giữ tư tưởng bảo thủ, không muốn cải biến sự vật hiện tượng thì cái mới sẽ không
bao giờ xuất hiện. Và như vậy, sự vật hiện tượng sẽ không thể nào phát triển. Điều này có
nghĩa, khi ta đi theo khuynh hướng bảo thủ các giá trị truyền thống, nền văn hóa truyền
thống nói riêng và nền văn hóa quốc gia nói chung sẽ không bao giờ có cơ hội trở nên tiến

21


bộ. Và khi một lĩnh vực mang tính nền tảng, định hướng cho mọi chiến lược của một quốc
gia trở nên trì trệ, lạc hậu, quốc gia ấy sẽ không thể tự phát triển và không thể nào hội
nhập. Lấy một ví dụ mang tính vi mô, một người Việt Nam với tư tưởng bảo thủ về các
giá trị văn hóa truyền thống, luôn đề cao cái ta chung và hạ thấp cái tôi, không bao giờ
mạnh dạn nói lên chính kiến vì sợ “dĩ hòa vi quý” liệu có thể hòa nhập trong môi trường

làm việc của các tập đoàn đa quốc gia ? Thực tế là không có giao lưu văn hóa, các quốc
gia sẽ không bao giờ có thể xác định vị thế của mình, không bao giờ có thể làm mới mình.
Những giá trị tiêu cực sẽ còn mãi, những giá trị tích cực không có cơ hội được phát huy
khi một quốc gia không có mối liên hệ nào với thế giới. Và như vậy, quốc gia đó sẽ “dậm
chân tại chỗ” và thậm chí là thụt lùi vì những giá trị truyền thống phần lớn cần được cải
biến để phù hợp với thời đại.
Đối lập với khuynh hướng bảo thủ, khuynh hướng phủ định sạch trơn cho rằng tất
cả các giá trị truyền thống nên bị loại bỏ. Khuynh hướng này là hậu quả của tư tưởng sính
ngoại. Một số bộ phận, đặc biệt là thế hệ trẻ, khi tiếp xúc với các nền văn hóa mới dễ hình
thành tư tưởng so sánh tiêu cực. Điều này rất dễ xảy ra trong thời đại công nghệ thông tin,
khi các thông tin được chia sẻ rộng rãi với tốc độ chóng mặt, con người có thể tìm hiểu về
bất cứ nguồn tin nào mình muốn chỉ với vài lần “chạm”. Việc tiếp cận thông tin một cách
cá nhân, thiếu sự kiểm soát và định hướng dễ khiến con người có tư tưởng lệch lạc. Người
ta dễ quên đi mất những dòng chảy truyền thống làm nên con người họ, tiếp cận những
nền văn hóa mới một cách không có cơ sở, nửa vời mà không lường trước được hậu quả
khôn lường của việc mất gốc văn hóa tới bản thân.
Tóm lại, cần có nhìn nhận đúng đắn về những giá trị mới, cái mới ra đời là tất yếu,
ta không nên quá bảo thử, cũng như không nên nhìn nhận quá tiêu cực về các giá trị
truyền thống. Quy luật tất yếu của mọi sự vật hiện tượng là phát triển không ngừng, và các
giá trị truyền thống cũng vậy. Ta cần biết dung hòa, điều chỉnh, cải biến để các giá trị
truyền thống trở thành nền tảng tư tưởng, là động lực thúc đẩy chứ không phải kìm hãm
sự phát triển của các lĩnh vực khác.

22


3.2.4 Việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam
cần gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Vì quá trình hội nhập là tất yếu, là đòn bẩy cho một quốc gia với nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam có cơ hội được lĩnh hội những thành tựu tiến bộ của thế giới, theo

đó, Việt Nam cần mở cửa để giao lưu với bạn bè khắp năm châu trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó đi đầu là văn hóa.
Các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam cũng cần có mối liên hệ với văn hóa
năm châu. Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng nghĩa với việc tiếp thu có chọn
lọc, có phê phán và dựa trên nền tảng các giá trị truyền thống của quốc gia. Nếu biết tiếp
thu đúng cách, nền văn hóa quốc gia sẽ ngày càng phong phú, giàu đẹp, các giá trị truyền
thống giữ được cái cốt lõi đồng thời được cải biến để phù hợp với thời đại, với điều kiện
kinh tế xã hội của quốc gia, dân tộc và của thế giới.

23


×