Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan điểm của triết học mác – lênin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.87 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, vấn đề con người vẫn luôn là một trong những vấn đề
quan trọng nhất ở mọi mặt của đời sống xã hội, từ các lĩnh vực khoa học tự
nhiên như sinh học, y học đến các lĩnh vực khoa học xã hội như tâm lý học,
triết học, xã hội học… Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự chú ý, quan tâm
của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đồng thời cũng đã tiêu tốn biết bao nhiêu
giấy mực và tâm huyết của họ.
Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, triết học có khá nhiều mâu thuẫn về
quan điểm gây ra những sự trái ngược, tương phản trong tư duy, nhận thức của
các cá nhân. Vì vậy, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, triết học tồn tại vô
vàn các quan điểm về con người theo cả hai chủ nghĩa duy tâm và duy vật.
Cuốn tiểu luận này sẽ nêu ra quan điểm về con người dưới góc nhìn của
triết học Mác – Lênin đồng thời liên hệ tới việc xây dựng nguồn lực con người
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể thấy rằng,
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, con người là một trong những nhân tố then
chốt đưa đất nước phát triển đi lên và đương đầu với những khó khăn, thách
thức của thời đại để một ngày có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm
châu”. Quan điểm của triết học Mác – Lênin sẽ giúp mỗi chúng ta có nhận
thức đúng đắn nhất về con người từ đó thiết lập kế hoạch xây dựng, khai thác,
sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, hiệu quả nhằm tạo ra những bước
tiến nhanh chóng, mạnh mẽ thúc đấy sự phát triển của đất nước.

1


I.

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
1.
Một vài quan điểm triết học trước Mác về con người
Từ xa xưa nhân loại đã luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi: Thực chất con


người là gì? Trong quá trình đi tìm câu trả lời, các nhà triết học cổ đại coi con
người là một tiểu vũ trụ, bản chất con người là bản chất vũ trụ. Con người là
vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của muôn loài và chỉ đứng sau thần
linh. Đồng thời, họ cho rằng con người được chia làm hai phần là phần xác và
phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm quan niệm phần hồn quy định phần xác, trong
khi chủ nghĩa duy vật lại khẳng định xác mới là phần chi phối hồn.
Trong giai đoạn thế ký XV – XVIII, quan điểm triết học về con người
dựa trên cơ sở khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển. Theo đó, chủ nghĩa duy
vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo quy luật. Chủ
nghĩa duy tâm một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâm sáng tạo
ra những thứ khác, mặt khác cho rằng cái tôi không có khả năng vượt quá cảm
giác của mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng tới cao. Các
nhà triết học giai đoạn này một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người,
mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh.
Lịch sử triết học đã tiếp tục chứng kiến những chuyển biến của quan
điểm về con người khi các nhà triết học người Đức, tiêu biểu là G.Hegel đã
phát triển quan điểm này theo hướng của chủ nghĩa duy tâm. G.Hegel quan
niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là con người ý thức và do
đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần. Sau đó, một nhà
triết học người Đức nổi tiếng khác là L.Feuerbach đã phê phán tính siêu tự
nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học G.Hegel. Ông quan niệm con
người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học
trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
2


Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy các quan niệm triết học nói trên
đều hướng tới xem xét con người một cách trừu tượng dẫn đến một hạn chế là
những quan niệm này chưa chú ý đến đầy đủ bản chất con người.
Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người


2.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, triết học Mác – Lênin sau này đã kế
thừa và phát huy những quan niệm sẵn có trong các học thuyết trước đây để
đưa ra các quan điểm thiết thực hơn về con người và bản chất của con người.
2.1. Khái

niệm con người

Theo triết học Mác – Lênin, con người là khái niệm để chỉ một thực thể
có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
2.1.1.

Bản tính tự nhiên của con người

Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học về sinh học tiến hoá, từ đầu thế
kỷ XIX, người ta đã công nhận rằng con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ.
Qua các thế hệ, loài vượn cổ vốn đi lại bằng cả bốn chi dần dần có xu hướng
đứng thẳng, di chuyển bằng hai chi sau còn hai chi trước dùng để cầm, nắm.
Qua đó có thể thấy, con người được hình thành từ sự tiến hoá trong tự nhiên.
Nói cách khác, tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát
triển của con người chính là giới tự nhiên. Do đó, bản tính tự nhiên là một
trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Việc nghiên cứu,
khám phá về cấu tạo, nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở quan trọng để
mỗi chúng ta hiểu biết về chính bản thân mình, từ đó làm chủ mình trong mọi
hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử nhân loại. Bản tính tự nhiên của con
người có thể được phân tích từ hai giác độ sau đây:

3



Thứ nhất, như đã nói ở trên, con người là kết quả của quá trình tiến hoá
và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Điều này đã được chứng minh bằng
toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là
học thuyết về sự tiến hoá của các loài được cho là của C.Darwin. Người ta nói
rằng sau chuyến đi huyền thoại vòng quanh thế giới trong năm năm trời,
C.Darwin đã đi đến một lý thuyết làm chấn động nền tảng khoa học của thế kỷ
XIX cho rằng loài người có họ hàng với loài vượn cổ. Nhà thờ, công chúng và
những người theo chủ nghĩa duy tâm lúc bấy giờ đã bị sốc nặng trước lý
thuyết trên. Họ vẫn khẳng định: "Con người do Chúa trời tạo ra. Con người là
loài siêu đẳng, độc nhất vô nhị."
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới
tự nhiên cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Vì thế, những biến đổi của
giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên dù trực tiếp hay gián tiếp cũng
thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là
môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên. Ngược lại, sự
biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi
trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện
chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự
nhiên. Ta có thể thấy mối quan hệ này qua một ví dụ rất đơn giản: các thảm
hoạ tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sóng thần thường có ảnh hưởng tương đối
lớn tới cuộc sống của con người: mất điện, mất nước hay tệ hơn là thiệt hại về
người và của. Còn khi con người chặt phá rừng cây, xả thải ra sông, hồ, không
khí thì môi trường bị biến đổi theo chiều hướng ô nhiễm trầm trọng.

Như

vậy, giới tự nhiên và con người luôn có quan hệ biện chứng mật thiết, thể hiện
bản tính tự nhiên vô cùng rõ rệt của con người.


4


2.1.2.

Bản tính xã hội của con người

Người ta thường nói mỗi con người là một thực thể bao gồm phần
“con” và phần “người”. Quan niệm này thực chất bắt nguồn từ chính quan
điểm của triết học Mác – Lênin xem xét con người một cách toàn diện và cho
rằng mặt tự nhiên không phải yếu tố duy nhất quy định bản tính con người.
Nói cách khác, chúng ta không thể đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự
nhiên. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật
không gì khác chính là phương diện xã hội. Nói đến phần “người” là chúng ta
đang xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội như: gia đình, giai cấp,
quốc gia, dân tộc, nhân loại. Do đó, bản tính xã hội phải là một phương diện
khác của con người, hơn thế còn là bản tính đặc thù, nổi bật riêng có của con
người. Bản tính này được phân tích từ hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không chỉ có
nguồn gốc từ sự tiến hoá trong giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội mà
trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động sản xuất ra của cải vật chất.
C.Mác đã viết: "Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật
ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó
là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính
đời sống vật chất của mình". Đây là một phát hiện mới của chủ nghĩa Mác –
Lênin, phát hiện đã hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả
các học thuyết trước giờ trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và
đầy đủ.

Thứ hai, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, sự tồn tại của con người
luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố và quy luật xã hội. Xã hội biến đổi khiến
cho mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển
5


của mỗi cá nhân chính là tiền đề cho sự phát triển của toàn xã hội. Minh chứng
tiêu biểu cho mối quan hệ này phải kể đến xu hướng sử dụng tiềng Anh rất
phổ biến trong xã hội ngày nay. Bất kể tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội,
số lượng người sử dụng tiếng Anh thông thạo đều chiếm phần lớn trong cộng
đồng người Việt. Xu hướng này bắt nguồn từ việc Việt Nam đang dần mở cửa
hội nhập thế giới với sự xuất hiện ngày càng gia tăng của những doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sự phổ cập rộng rãi của tiếng Anh cũng
sẽ đốc thúc những cá nhân chưa giỏi ngoại ngữ vươn lên bắt kịp xu hướng.

2.1.3.

Mối quan hệ giữa bản tính tự nhiên và xã hội của con người

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, hai phương diện tự nhiên và
xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định, tác động, làm
biến đổi lẫn nhau, từ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người
trong quá trình làm ra lịch sử nhân loại. Do vậy, nếu lý giải tính sáng tạo của
con người đơn thuần chỉ từ giác độ của một trong hai bản tính thì đều là phiến
diện, không triệt để và nhất định sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận
thức và thực tiễn. Tóm lại, khi nhắc đến vấn đề con người, ta cần xem xét đầy
đủ hai phương diện tự nhiên và phương diện xã hội để có được cái nhìn tổng
quan, trọn vẹn nhất.

6



2.2. Bản

chất của con người

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại có vô vàn những quan niệm khác nhau
về bản chất của con người nhưng về cơ bản đó thường là những quan niệm
phiến diện, trừu tượng, duy tâm, thần bí. Vì vậy, C.Mác đã phê phán những
quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình trong tác phẩm Luận cương
về Phoiơbắc như sau: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt”. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, luận đề này khẳng định bản chất xã hội
không có nghĩa là nó phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Ở con
người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội, ngay cả việc
thực hiện những nhu cầu sinh học ở con người cũng đã mang tính xã hội. Mác,
Ph.Ănghen xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn, ngủ, đi lại, yêu
thích... không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã được xã hội
hoá. Hơn thế, C.Mác cũng đã chỉ ra rằng, so sánh với những loài khác trong
giới động vật, chỉ có con người mới biết làm ra tư liệu sinh hoạt của mình,
mới chế tạo ra công cụ sản xuất... Xem con người là sinh vật biết chế tạo ra
công cụ sản xuất có thể coi là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người. Suy cho cùng, chính bản tính xã hội là phương diện bản chất
nhất phân biệt con người với các tồn tại khác trong giới tự nhiên. Từ đó, có thể
định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, bản chất
của con người là “tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, không hề có con người
trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn
luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử, một thời đại nhất định.

7


Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư
duy trí tuệ. Ví dụ như xét từ góc độ nhân chủng học, người da đen vẫn chỉ là
người da đen nhưng trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô
lệ anh ta biến thành “người nô lệ”, còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội
xã hội chủ nghĩa anh ta lại là “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Có
thể thấy, bản chất con người là sản phẩm của quan hệ kinh tế - chính trị xã hội
trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, khi những quan hệ này thay đổi thì bản
chất con người cũng thay đổi theo. Vậy nên để giải phóng bản chất con người
cần phải hướng đến sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của nó, từ đó phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Hạn chế cơ bản của quan niệm siêu hình về bản chất con người là ở chỗ
chỉ nhận thấy tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà
không nhận thấy mối quan hệ sáng tạo trong quá trình con người làm nên lịch
sử. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con
người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy
quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà
giáo dục cũng cần phải được giáo dục". Trong tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch
sử nguồn gốc của chúng và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng
thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và
trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn
ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại,
con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì
con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy
nhiêu".
8



Qua những khẳng định của C.Mác và Ph.Ăngghen, có thể thấy rằng với
tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự
nhiên, cải biến giới tự nhiên, thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã
hội; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm
thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình đồng
thời cũng làm ra lịch sử nhân loại. Như vậy, con người là sản phẩm của lịch
sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người.

9


II.

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA
Xét trên bản đồ kinh tế thế giới, Việt Nam hiện tại được xếp vào hàng

đất nước đang phát triển. Vốn xuất thân từ một đất nước thuần nông bao cấp
đóng cửa, đến tận tháng 12/1986, sau khi đại hội Đảng diễn ra chúng ta mới
quyết định đổi mới, thay thế kinh tế bao cấp bằng nền kinh tế thị trường cạnh
tranh tự do, mở cửa giao thương và cho phép các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào trong nước. Vì vậy, có thể nói Việt Nam đang đứng trước nguy cơ
tụt hậu so với bạn bè trên thế giới và dường như chúng ta vẫn đang loay hoay
tìm cho mình một chỗ đứng trước sự phát triển vũ bão của kinh tế toàn cầu.
Đối diện với thách thức đó, Việt Nam cũng đã lập ra kế hoạch cho riêng mình
khi đặt ra mục tiêu thông qua quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến
năm 2020 sẽ đưa nước ta phát triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Mục tiêu đề ra đòi hỏi con người Việt Nam phải đạt được những yêu cầu

nhất định để đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Triết học Mác –
Lênin đã khẳng định con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhân loại đồng
thời thực hiện sự phát triển của lịch sử đó. Bởi thế, chính nguồn lực con người
sẽ là nhân tố quyết định viết nên những trang sử mới trong lịch sử phát triển
của đất nước, dân tộc.
Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn còn phải đối mặt với khá nhiều hạn
chế về nguồn lực con người như tệ nạn tham nhũng, quan liêu, suy thoái về tư
10


tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, quan
chức. Điều này đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
mà Đảng và Nhà nước đề ra đồng thời làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
bộ máy lãnh đạo đất nước. Hơn thế, một bộ phận những người trẻ tuổi ngày
nay đang có xu hướng thiếu tinh thần cầu tiến lại dễ bị ảnh hưởng, kích động
bởi những phần tử có âm mưu phá hoại, làm dấy lên nguy cơ đáng lo ngại đối
với tương lai phát triển của nước ta, nhất là khi chính những người trẻ tuổi sẽ
là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Đứng trước những thách thức nêu trên, trước hết chúng ta cần xây dựng
một nguồn lực với những con người có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cao
để hạn chế sự ảnh hưởng, chống phá của những thành phần phản cách mạng
trong và ngoài nước. Đồng thời, Việt Nam lúc này rất cần những con người có
ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có ý thức đoàn kết,
phấn đấu vì mục đích chung. Hơn thế, để đạt được mục tiêu phát triển đất
nước, mỗi cá nhân cần rèn luyện nếp sống lành mạnh, văn minh, tránh xa tệ
nạn xã hội, cần kiệm, trung thực, có ý thức xây dựng bảo vệ môi trường sinh
thái, không vì chạy theo lợi nhuận mà phá hoại cảnh quan môi trường. Cụ thể
hơn, người lao động cần làm việc chăm chỉ, có lương tâm nghề nghiệp, đề cao
tinh thần sáng tạo nâng cao hiệu quả công việc; còn những người trẻ cần
không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi nâng cao kiến thức và kỹ năng của

bản thân để đóng góp cho tương lai đất nước.
Tóm lại, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bởi chính con người làm nên
sự thay đổi, phát triển đối với nền kinh tế nói riêng và viết nên những trang sử
mới của toàn đất nước nói chung. Do đó, để đưa đất nước Việt Nam phát triển
thành một quốc gia tân tiến, hiện đại, có thể sánh ngang với các cường quốc
11


năm châu bốn bể thì trước tiên chúng ta phải tập trung xây dựng một nguồn
nhân lực dồi dào, chất lượng. Nói cách khác, vấn đề đào tạo nhân lực lúc này
nên được đặt làm ưu tiên hàng đầu, tiến hành kết hợp vừa củng cố năng lực
cho người lao động vừa trau dồi, đào tạo, chuẩn bị kỹ càng cho nhân lực tương
lai của nước nhà.
KẾT LUẬN
Như vậy, từ việc nghiên cứu quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
con người, ta có thể thấy được rõ ràng con người là một thực thể tự nhiên
mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự
nhiên và xã hội. Vì thế, khi đề cập đến một vấn đề bất kì nào đó liên quan tới
con người, ta không thể chỉ lý giải đơn thuần bằng bản tính tự nhiên mà phải
xem xét đến phương diện căn bản, có tính quyết định hơn là bản tính xã hội
của con người.
Hơn thế, triết học Mác – Lênin cũng đã chỉ ra rằng động lực cơ bản của
sự tiến bộ và phát triển xã hội chính là nằm ở khả năng sáng tạo lịch sử của
con người. Do đó, trước tình hình Việt Nam như hiện nay, việc đầu tư xây
dựng nguồn lực con người chính là sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp cho quá trình đưa đất nước phát
triển lên một tầm cao mới đạt được những kết quả khả quan hơn trong thời
gian sớm nhất.
Đặc biệt, quan niệm về con người của triết học Mác – Lênin đã củng cố

niềm tin trong mỗi chúng ta về sự đúng đắn của chủ nghĩa xã hội. Như đã
phân tích ở trên, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng
sáng tạo lịch sử của họ phải hướng đến sự nghiệp giải phóng những quan hệ
12


kinh tế - xã hội. Trong khi đó, một trong những mục tiêu cốt lõi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức
bóc lột kìm hãm năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cách
mạng, sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại được thực hiện, mối quan hệ kinh
tế - xã hội xã hội chủ nghĩa được xác lập từ đó phát triển một xã hội đề cao tự
do và sáng tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.

TS. Phạm Văn Sinh – GS, TS. Phạm Quang Phan, Giáo trình Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, 2010, trang 170-177.
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
1995, trang 10, 11, 476.
/> /> /> /> />
13




×