Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài quan hệ kinh tế thương mại việt nam hoa kỳ từ 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.79 KB, 35 trang )

CHƯƠNG I: NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ KỂ TỪ SAU HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ (BTA - 7/2000)
Việc ký kết Hiệp định BTA năm 2000 đã mở ra một bước ngoặt trong
quan hệ kinh tế giữa hai Hoa Kỳ và Việt Nam. Với nền tảng pháp lý vững chắc,
những quy định chặt chẽ, khoa học và những ưu đãi hai bên dành cho nhau đã tạo
động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế phát triển lên một bước cao hơn. Để có cách
nhìn toàn diện và hệ thống sự phát triển của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam
giai đoạn sau BTA (2000 – 2018), chúng ta có thể khảo sát những thành tựu có
tính chất tiền đề của quan hệ kinh tế giai đoạn trước BTA
1. Khái quát quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn trước khi ký
Hiệp định Thương mại song phương.
Với sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh kéo dài hàng
chục năm trên lãnh thổ Việt Nam đã chấm dứt. Sau cuộc chiến, hai quốc gia đều
phải đối diện với những vấn đề hậu chiến trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc
biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, một chủ thể Hoa Kỳ không còn dính líu vào
cuộc chiến phi nghĩa và một chủ thể Việt Nam độc lập cả về phương diện chính
trị và kinh tế là cơ sở vững chắc giúp hai bên đấu tranh vượt các rào cản để thiết
lập quan hệ kinh tế. Bởi vì, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia, lãnh thổ
trước hết phải dựa trên các nền kinh tế của các quốc gia độc lập và cơ sở để xem
xét là sự độc lập về kinh tế. Từ năm 1995 đến năm 2001, quan hệ ngoại giao giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam đã được thiết lập, vì vậy quan hệ thương mại và đầu tư
cũng có những chuyển biến nhất định. Tuy quan hệ chính trị ngoại giao đã được
bình thường hóa nhưng trên bình diện kinh tế, quan hệ song phương vẫn chưa
được “bình thường hóa” do Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận địa vị pháp lý của chủ
thể kinh tế Việt Nam nên vẫn áp dụng các chính sách kinh tế thương mại bất bình
đẳng đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế song phương vẫn chưa có cơ sở pháp lý
vững chắc. Tuy nhiên, những thành tựu về quan hệ thương mại và đầu tư giai
đoạn 1995 – 2001 đã tạo tiền đề cho tiến trình quan hệ kinh tế song phương giai
đoạn 2001 – 2018.


1


1.1.

Quan hệ thương mại

Trước năm 1995, mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam chưa bình thường hóa quan
hệ ngoại giao, Hoa Kỳ vẫn thực thi chính sách cấm vận kinh tế chống Việt Nam,
song thông qua con đường gián tiếp và không chính thức, Việt Nam vẫn có quan
hệ kinh tế và buôn bán với nhiều tổ chức phi chính phủ Mỹ. Một số công ty Mỹ,
qua trung gian cũng đã đưa được hàng hóa vào Việt Nam, cụ thể theo số liệu của
Bộ thương mại Hoa Kỳ, năm 1987 Hoa Kỳ đã xuất sang Việt Nam 23 triệu USD
hàng hoá, năm 1988 là 15 triệu USD và năm 1989 là 11 triệu USD. Còn theo số
liệu thống kê của Việt Nam, trong cả thời kỳ 1986 - 1989, nhập khẩu từ Việt Nam
của Hoa Kỳ gần như bằng không, nhưng bước sang thập niên 90, tình hình đã có
những chuyển biến nhất định, tiêu biểu là năm 1990, Việt Nam đã xuất sang Hoa
Kỳ một lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD, tăng lên 9.000 USD vào 1991,
11.000 USD vào năm 1992 và đạt 58.000 USD vào năm 1993. Về nhập khẩu,
trong 3 năm 1991 – 1993, giá trị hàng hoá Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam đã đạt
gần 7 triệu USD so với 5 triệu USD của cả thời kỳ 1986 - 1989. Những con số
trên tuy còn vô cùng khiêm tốn nhưng là những bước đi đầu tiên của quan hệ
kinh tế song phương.
Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống B. Clinton chính thức tuyên bố bãi
bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Tiếp đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chuyển Việt
Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba và Việt Nam) lên nhóm Y - ít hạn
chế thương mại hơn (gồm Mông Cổ, Lào, Campuchia, Việt Nam cùng một số
nước thuộc Đông Âu và Liên Xô trước đây). Bộ Vận tải và Bộ Thương mại Hoa
Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng sang Việt
Nam, đồng thời cho phép tàu mang cờ Việt Nam được cập các cảng Hoa Kỳ.

Hoạt động thương mại giữa hai nước trở nên sôi động, tổng kim ngạch
buôn bán giữa hai nước từ vài chục triệu USD, đến hết năm 1996 đã lên tới hơn 1
tỷ USD. Con số này vượt qua giá trị trao đổi thương mại của Việt Nam với các
bạn hàng truyền thống tại Đông Âu và Liên Xô trước đây. Đây là điều chưa từng
có trong quan hệ kinh tế giữa hai nước khi mà các cản trở vẫn chưa được giải toả.
Bởi lẽ, do Hoa Kỳ chưa áp dụng MFN cho Việt Nam nên Việt Nam chưa được
hưởng các ưu đãi thuế quan, hàng hoá của Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng

2


hoá các nước có MFN trên thị trường Hoa Kỳ. Trong khi đó, hàng hoá của Hoa
Kỳ vào Việt Nam được hưởng quy chế bình đẳng, ngang bằng như các nước khác
về thuế quan.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam
Ngay những năm đầu khi Hoa Kỳ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt
Nam, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng mạnh về số lượng, phong phú,
đa dạng về chủng loại, đó là những mặt hàng có hàm lượng chất xám, trình độ
công nghệ cao. Các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam chủ yếu là
máy móc và thiết bị, phân bón, xây dựng, ô tô, thiết bị viễn thông.
Ngoài ra Hoa Kỳ còn xuất sang Việt Nam một số mặt hàng nông sản như
ngũ cốc, bột mì, các sản phẩm từ sữa và một số nguyên liệu phục vụ cho ngành
giấy và dệt may. Điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của Việt Nam,
cũng như thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu của Hoa Kỳ. Một số sản phẩm trí
tuệ của Hoa Kỳ như phim, sách báo, băng nghe và nhìn đã có mặt tại Việt Nam
ngay khi hai nước ký hiệp định về bản quyền các sản phẩm trí tuệ nhưng còn
chiếm môt tỷ lệ rất nhỏ trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam
Với lợi thế so sánh của Việt Nam cùng tính đa dạng về thị hiếu và nhu cầu
đã giúp Hoa Kỳ tìm được những mặt hàng cần nhiều lao động phổ thông, giá trị

thấp, chất lượng vừa phải từ Việt Nam. Ngoại trừ nhiên liệu khoáng sản và dầu
thô, các mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Việt Nam chủ yếu là nông, thuỷ sản và hải sản
chế biến, hàng dệt may, giày dép, đồ da và bia. Đây là những mặt hàng Việt Nam
có nhiều tiềm năng về lợi thế so sánh, do tận dụng được nguồn nhân công lương
thấp, có kỹ thuật, tiềm năng thuỷ - hải sản phong phú và hơn hết nó phù hợp với
cơ cấu phát triển mặt hàng ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Sau một vài bước thăm dò thử nghiệm trong năm 1995, sang năm 1996
mặt hàng nhiên liệu khoáng sản và dầu mỏ của Việt Nam cũng được nhập vào thị
trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn thuộc về cà
phê, chè, gia vị, trong đó cà phê chiếm một số lượng áp đảo. Đồng thời, năm
1996 cũng là năm hàng giày dép Việt Nam được Hoa Kỳ khẳng định và nhập vào
thị trường của mình. Các năm 1997, 1998, 1999 tuy có sự biến động đôi chút về

3


số lượng các mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ từ Việt Nam, nhưng nhìn
chung những mặt hàng đã được khẳng định về giá cả và sức cạnh tranh như cà
phê, giày dép, quần áo, thuỷ hải sản, dầu mỏ tiếp tục được nhập vào thị trường
Hoa Kỳ. Tỷ trọng các mặt hàng nông phẩm vẫn chiếm ưu thế so với nhóm hàng
phi nông nghiệp với tỷ lệ 60% - 40 %.
Tóm lại, trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những bước
tiến quan trong từ sau khi bình thường hóa quan hệ, tuy nhiên ưu thế vẫn thuộc
về phía Hoa Kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là vì hàng xuất khẩu của Hoa
Kỳ sang Việt Nam đã có được sự ưu đãi và đối xử công bằng trong cạnh tranh về
giá cả so với hàng hoá các quốc gia khác. Trong khi hàng Việt Nam nhập vào
Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế suất cao, nghĩa là bị đối xử bất bình đẳng (vấn
đề này liên quan đến luật pháp kinh tế - thương mại của Hoa Kỳ). Phải đến khi có
Hiệp định BTA khi nước này dành cho Việt Nam NTR, thì cán cân thương mại
giữa hai nước mới có triển vọng không nghiêng thêm về phía Hoa Kỳ.

1.2.

Quan hệ đầu tư

Từ khi Việt Nam có Luật đầu tư nước ngoài, Hoa Kỳ là một trong những
nước vào đầu tư ở Việt Nam chậm nhất. Nguyên nhân quan trọng là Hoa Kỳ vẫn
còn thực thi chính sách cấm vận chống Việt Nam. Tuy nhiên, dù chưa chính thức
đầu tư, nhiều công ty xuyên quốc gia (TNC) của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam
nghiên cứu thăm dò thị trường tìm kiếm cơ hội kinh doanh…
Khi Luật đầu tư nước ngoài của ViệtNam có hiệu lực vào năm 1988, nhiều
TNC hàng đầu của Hoa Kỳ như Ford Motor, Chrysler, IBM, General, Electric,
Mobil, Boring... đã cử đại diện tới Việt Nam để nghiên cứu, thăm dò thị trường,
kết nối và tìm kiếm cơ hội làm ăn chuẩn bị bán hàng hoá và hợp tác đầu tư, tạo
dựng các mối quan hệ và thiết lập cơ sở. Đây là những hoạt động quan trọng đón
đầu thời cơ khi Chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, trong năm đó (1988) người ta
nhận thấy có một dự án đầu tiên của Hoa Kỳ thực hiện đầu tư ở Việt Nam. Đó là
dự án đầu tư của công ty Thái Bình Dương Glass Enamed J.V. Từ năm 1988 đến
trước khi Hoa Kỳ bỏ Lệnh cấm vận, thời gian 5 năm số dự án của Hoa Kỳ đầu tư
vào Việt Nam chỉ có 7 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3,8 triệu USD. Con số ít

4


ỏi này phần nào phản ánh mối quan hệ băng giá của hai quốc gia đang có xu
hướng được cải thiện.
Năm 1991, khi Chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm vận, các công
ty Hoa Kỳ đã được phép tổ chức các phái đoàn sang làm việc tại Việt Nam. Cuối
năm 1993, cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Hoa Kỳ đã thông qua cơ chế
kiểm soát cấp phép cho từng trường hợp và đã cấp giấy phép cho 160 công ty
Hoa Kỳ được vào hoạt động tại Việt Nam. Đến cuối năm 1994, đã có 60 văn

phòng đại diện của các công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam.
Tính đến tháng 4 năm 1996, Hoa Kỳ đã có tổng cộng 60 % dự án được
cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2000, đã có 400 công ty có mặt tại
thị trường Việt Nam, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ như:
Microsoft, IBM, Hewlett - Parkard, APC, Oracle... trong lĩnh vực tin học; Boeing
trong ngành công nghiệp hàng không, Chrysler, Ford trong ngành sản xuất xe hơi,
P&G trong công nghiệp hoá chất, Coca Cola và Pespi Cola trong ngành sản xuất
nước giải khát; American Home trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng; CONOCO
trong lĩnh vực dầu khí; Caterpilllar trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng.
Về địa bàn đầu tư : Nhìn chung, vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung chủ
yếu ở một số địa bàn thuận lợi nhất. Đây là tình hình chung của thực tế đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm 29,7 % tổng số
vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chỉ hai địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư
nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chiếm già nửa tổng vốn đầu tư
của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Còn nếu tính thêm cả Hà Nội (nơi thu hút FDI của
Hoa Kỳ lớn thứ 3) thì ba địa phương này chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư của Hoa
Kỳ vào Việt Nam.
Về đầu tư theo lĩnh vực kinh tế: Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ
yếu vào các ngành công nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công
nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam. Tuy với tỷ trọng nhỏ nhưng nông, lâm nghiệp cũng là
những lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ chú ý hơn so với các nhà đầu tư
khác. Trong khi đó đầu tư của Hoa Kỳ vào các ngành giao thông vận tải, bưu
điện và dầu khí còn dừng lại ở mức khá khiêm tốn.

5


Về hình thức đầu tư: Vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam
phân phối khá đồng đều cho cho hai hình thức liên doanh và xí nghiệp 100% vốn

nước ngoài, trong khi hình thức hợp đồng kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng không
đáng kể, đây là nét rất đặc trưng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Nếu trong tổng FDI
nước ngoài vào Việt Nam, có sự mất cân đối giữa tỷ trọng của liên doanh (chiếm
70%) và hình thức 100% vốn nước ngoài (chỉ chiếm 20%), thì trong cơ cấu vốn
đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, hai chỉ số này đã xích lại gần nhau.
Thực tế trong giai đoạn trước năm 2001, khi tham gia liên doanh, phía
Việt Nam tỏ ra yếu cả về vốn đóng góp lẫn năng lực quản lý của cán bộ. Trong
khi đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn độc lập hơn khi họ ngày càng hiểu
biết hơn về pháp luật, chính sách, cách thức hoạt động kinh doanh ở môi trường
Việt Nam. Do vậy, hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đang thu hút sự chú
ý đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các
nhà đầu tư Mỹ.
2. Nội dung Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (tháng 7/2000):
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hợp chủng quốc
Hoa Kì về quan hệ thương mại (gọi tắt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ) là
kết quả của quá trình đàm phán kiên trì sau 5 năm trải qua tới 11 vòng đàm
phán, được kí kết vào ngày 13/07/2000 và được Quốc hội nước ta phê chuẩn
vào ngày 28/01/2001. Ngày 10/12/2001, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ
Khoan và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Donald Evans đã trao đổi công hàm
phê chuẩn Hiệp định chính thức đi vào hoạt động ngày 10/12/2001. Những vấn
đề về khung thời gian trong Hiệp định bắt đầu từ tháng 1/2002.
Đây là một văn kiện phức tạp và khá đồng bộ, góp phần thiết lập và phát
triển quan hệ kinh tế thương mại bình đẳng cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng
độc lập chủ quyền giữa 2 nước. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ dài khoảng
140 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập tới 4 nội dung chủ
yếu bao gồm: thương mại hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ
và phát triển các quan hệ đầu tư. Như vậy, bản Hiệp định tuy được gọi là Hiệp
định về quan hệ thương mại nhưng không chỉ đề cập đến lĩnh vực thương mại
hàng hóa. Khái niệm “thương mại” được đề cập theo ý nghĩa rộng, hiện đại,


6


theo tiêu chuẩn của tổ chức Thương mại Thế giới WTO và có tính đến đặc
điểm kinh tế của mỗi nước để quy định sự khác nhau về khung thời gian thực
thi mỗi điều khoản.
Nội dung cơ bản của Hiệp định là Việt Nam và Hoa Kì cam kết từng
bước để hàng hóa được tiếp cân thị trường của nhau, đặt ra lịch trình cụ thể về
cắt giảm các hàng rào thương mại về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; đồng thời bảo
hộ và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi lãnh thổ của mỗi
bên tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, dịch vụ. Hiệp định được xây
dựng trên hai nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc “Tối huệ quốc” và “Đối xử
quốc gia”. Đây là 2 nguyên tắc quan trọng vì chúng được đề cập đến ở hầu hết
các chương của Hiệp định, ngoài ra các phụ lục còn được dùng để liệt kê các
trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng 2 khái niệm trên.
• Quy chế Tối huệ quốc (Quan hệ thương mại bình thường) mang ý nghĩa
2 bên cam kết đối xử với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém
phần thuận lợi so với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của nước thứ 3 (không kể đến
các nước nằm trong liên minh thuế quan hoặc khu vực mậu dịch tự do mà 2
bên tham gia). Việt Nam và Mỹ cam kết thực hiện đối xử thuế quan tối huệ
quốc đối với tất cả các hàng hóa NK của nhau.
• Quy chế Đối xử quốc gia: mỗi Bên dành cho hàng hoá có xuất xứ tại
lãnh thổ của Bên kia những cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa và đối xử không kém
thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá nội địa tương tự. Mỗi Bên dành
cho công dân và công ty Bên kia quyền kinh doanh.
Hiệp định này được đánh giá là khác biệt so với những Hiệp định
thương mại song phương khác mà Việt Nam đã kí kết với các nước trước đây,
thể hiện ở một số nội dung sau:

7



Tiêu thức so sánh

Hiệp định thương mại Việt

– Mỹ
1. Cơ sở so sánh Dựa vào các tiêu chuẩn của

Các hiệp định thương
mại song phương khác
Không dựa vào các tiêu

WTO.
chuẩn của WTO.
2. Tính khái quát Vừa mang tính tổng hợp, vừa Mang tính chất tổng hợp
của Hiệp định mang tính chi tiết: có các cao, không có các cam kết
chương, mỗi chương có các thực hiện cụ thể.
điều khoản và phụ lục kèm theo.
3. Nội dung của

Không chỉ đề cập đến thương mại Chỉ đề cập đến khái niệm

Hiệp định

hàng hóa, mà còn đề cập đến các thương mại truyền thống:
lĩnh vực khác: thương mại dịch thương mại hàng hóa song
vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…

phương giữa các bên.


4. Lộ trình thực

Có cam kết và lộ trình thực Không nêu rõ lộ trình thực

hiện Hiệp định

hiện cụ thể, rõ ràng tùy thuộc hiện.
vào đặc điểm về tình hình kinh
tế của mỗi nước.

5. Cơ quan giám

sát thi hành

Có cơ quan giám sát, đảm

Không có cơ quan giám

bảo thực hiện Hiệp định.

sát, đảm bảo thi hành Hiệp

Hiệp định

định.

2. Sự phát triển của quan hệ thương mại hai nước sau khi hiệp định có
hiệu lực
2.1.


Quan hệ thương mại:

Ngày 13/7/2000, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được ký kết. 3h sáng
ngày 11/12/2001 là thời khắc lịch sử, khi lễ trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định
Thương mại song phương (BTA) giữa đại diện Bộ Thương mại Việt Nam và Mỹ
diễn ra tại Washington, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ Việt - Mỹ sau 5
năm bình thường hóa quan hệ
Hiệp định Thương mại song phương năm 2001 đã mở ra cơ hội to lớn cho
các nhà doanh nghiệp hai nước. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều năm
2001 chỉ đạt gần 1,4 tỷ USD thì năm 2003 là 5,85 tỷ, năm 2004 là 6.4 tỷ USD,

8


trong đó xuất khẩu của Việt Nam là nhằm tạo nền móng vững chắc cho quan hệ
kinh tế lâu dài và cùng có lợi giữa hai nước.
Hai bên cũng đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận về kinh tế như Hiệp
định Dệt may, Hàng không, nâng cao năng lực cạnh tranh.... và hiện đang tích
cực trao đổi tiến tới ký kết một số hiệp định, thỏa thuận khác như Hiệp định
khung về hợp tác kinh tế, kỹ thuật, Hiệp định hợp tác vận tải biển, Bản ghi nhớ
hợp tác nông nghiệp...Du lịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam hàng năm tăng nhanh,
sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa
hai nước. Đến tháng 11/2004 đạt 247.221 lượt khách, tăng 27,7% so với cùng kỳ
năm 2003 và Hoa Kỳ đã trở thành nước thứ 2 (sau Trung Quốc) về số lượng
khách du lịch vào Việt Nam. Đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa
được nối lại sau 30 năm gián đoạn.
Đến nay, gần 18 năm trôi qua, BTA thực sự tạo nên môi trường thuận lợi
để mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia cách nhau nửa vòng trái đất
chuyển biến về chất, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Nếu như trước khi BTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều Việt
- Mỹ năm 2001 chỉ dừng lại ở 1,51 tỷ USD, thì chỉ một năm sau, con số tăng gần
gấp đôi, đạt 2,89 tỷ USD. Số liệu của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy, tổng kim
ngạch trao đổi hàng hóa song phương với Việt Nam năm 2017 đạt hơn 54,3 tỷ
USD, gấp 52 lần so với năm 2001. Đây cũng là năm Việt Nam vươn lên trở
thành nước xuất khẩu số một vào thị trường Mỹ trong 10 nước ASEAN.
Trong suốt 18 năm BTA có hiệu lực, Việt Nam luôn là nước xuất siêu sang
Mỹ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ năm 2002 là
2,45 tỷ USD; năm 2005 là 5,93 tỷ USD; năm 2010 là 14,24 tỷ USD. Đến năm
2017, giá trị hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này lên 38,466 tỷ USD, tăng
24% so với một năm trước, đưa Việt Nam vào top 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất
vào nền kinh tế số một thế giới.
Khi chưa có BTA, 78% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2001
là sơ chế, với mặt hàng chủ lực là tôm và các sản phẩm dầu khí. Năm 2003, hai
năm sau BTA, các mặt hàng chế tác đã chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đến nay, tỷ trọng hàng chế tác sang Mỹ của Việt Nam đã chiếm khoảng 75%
tổng kim ngạch xuất khẩu.

9


Bảng số 1: Thương mại hàng hóa Việt Nam Hoa Kì năm 2001 ( triệu $)
Tháng

Nhập khẩu

Xuất Khẩu

Cân Bằng


January 2001

26.5

58.4

31.9

February 2001

31.6

50.0

18.4

March 2001

31.5

56.5

25.0

April 2001

28.9

82.3


53.4

May 2001

77.5

78.8

1.3

June 2001

27.0

102.2

75.2

July 2001

30.7

103.8

73.1

August 2001

38.6


119.0

80.4

September 2001

33.1

89.0

55.9

October 2001

40.6

124.2

83.6

November 2001

54.4

93.0

38.6

December 2001


40.0

96.0

56.0

Tổng 2001

460.4

1,053.2

592.8

Bảng số 2: Thương mại hàng hóa Việt Nam Hoa Kì năm 2002 ( triệu $)
Month

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Cân Bằng

January 2002

35.1

101.7

66.6


10


February 2002

36.2

87.3

51.1

March 2002

41.1

90.5

49.4

April 2002

39.4

134.2

94.8

May 2002


45.2

151.9

106.7

June 2002

40.0

226.4

186.4

July 2002

48.3

238.4

190.1

August 2002

33.9

289.0

255.1


September 2002

45.1

251.8

206.7

October 2002

120.7

232.0

111.3

November 2002

45.1

286.7

241.6

December 2002

49.9

304.9


255.0

Tổng 2002

580.0

2,394.8

1,814.8

Bảng số 3: Thương mại hàng hóa Việt Nam Hoa Kì năm 2007 ( triệu $)
Month

Nhập Khẩu

Xuất khẩu

Cân bằng

January 2017

653.7

3,973.4

3,319.7

February 2017

697.0


3,136.4

2,439.5

March 2017

713.2

3,081.4

2,368.2

April 2017

676.6

3,951.9

3,275.3

11


May 2017

787.9

4,277.8


3,489.8

June 2017

567.0

3,936.8

3,369.8

July 2017

531.0

4,003.4

3,472.4

August 2017

597.8

4,227.4

3,629.6

September 2017

626.8


3,861.9

3,235.1

October 2017

743.7

4,304.9

3,561.1

November 2017

799.5

4,005.3

3,205.8

December 2017

769.3

3,722.9

2,953.6

TOTAL 2017


8,163.5

46,483.5

38,320.0

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước đó chủ yếu là Nhật Bản, Liên
minh châu Âu (EU) và khu vực ASEAN. Sau khi ký kết BTA, từ năm 2005, hàng
xuất khẩu của Việt Nam đã được phân phối khá đồng đều trên bốn thị trường
chính, là Mỹ, EU, ASEAN và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ vươn lên trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với 30,6 tỷ USD, vượt xa so với EU
(27,9 tỷ USD), ASEAN (19 tỷ USD) hay Nhật Bản (14,7 tỷ USD).
Trong số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, dệt may và thủy hải
sản là những sản phẩm nổi bật. Tháng 1/2007, Mỹ chính thức xóa bỏ hạn ngạch
nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đưa nhóm này lên vị trí "quán quân" về
giá trị giao thương của hai quốc gia. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt
Nam (Vitas), tính đến tháng 4/2015, Việt Nam chiếm khoảng 10,16% tổng thị
phần hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ. Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, với 55% thị phần toàn ngành.
Khác biệt lớn nhất trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ sau BTA chính là
vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa và tôm, do các doanh nghiệp Mỹ đề xuất
kéo dài trong suốt 15 năm qua. Thực tế, trước khi hiệp định thương mại song
phương có hiệu lực, cá tra và basa phile đông lạnh của Việt Nam sang Mỹ chịu
thuế 4,4 cent/kg. Nhờ BTA, sản phẩm này theo nguyên tắc không còn phải chịu
thuế nhập khẩu nữa. Điều này đã khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá chủ

12


lực của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, từ mức 38 triệu USD năm 2001 lên 62,8

triệu USD năm 2002, tạo áp lực tới nền sản xuất trong nước của Mỹ.
Trải qua nhiều lần điều tra, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của
Việt Nam từng phải chịu mức thuế chống bán phá giá từ 37,94% tới 63,88%
trong những năm đầu áp dụng, sau đó tăng giảm tùy vào việc Mỹ chọn quốc gia
làm tiêu chuẩn tính giá thành.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhằm đưa mức thuế về 0% nhưng ít nhất trong
5 năm tới, sản phẩm cá da trơn của Việt Nam vẫn bị Mỹ áp thuế chống bán phá
giá. Trong khi đó, với tôm, kể từ năm 2015, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam sẽ được áp dụng mức thuế chỉ còn 1% so với 6,7% trước đó.
Tuy nhiên, thương mại song phương dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Hoa Kỳ là điểm đến lớn nhất cho hàng hóa Việt Nam như quần áo, điện tử, giày
dép và hải sản. Về phần mình, Việt Nam nhập khẩu máy móc, phương tiện và sản
phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ. Thương mại hưng thịnh, thâm hụt thương mại của
Hoa Kỳ ngày càng tăng với Việt Nam là một chất kích thích tiềm năng. Sự mất
cân bằng thương mại đạt mức cao mới trong năm 2017, ước tính khoảng 38 tỷ
USD (so với thâm hụt 375 triệu USD của Hoa Kỳ với Trung Quốc) cũng là
nguyên nhân khiến các mối quan tâm và rào cản khác đối với thương mại cũng
vẫn còn, bao gồm vi phạm bản quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không đầy
đủ, quy định an toàn thực phẩm, hạn chế phát triển thương mại điện tử cho các
thực thể nước ngoài và tham nhũng.
2.2.

Quan hệ đầu tư:

Cũng như quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam, trong lĩnh vực đầu tư,
BTA đã có tác động rất tích cực, tạo bước ngoặt quan trọng trong tiến trình quan
hệ đầu tư. Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Việt Nam sau sự kiện Việt Nam gia
nhập WTO có nhiều chuyển biến, tuy nhiên, riêng với đầu tư Hoa Kỳ, tác động
của sự kiện này không lớn, không có sự chuyển biến về chất và lượng của đầu tư.
Tình hình ĐTNN ở Việt Nam bắt đầu chuyển biến từ khi có Luật đầu tư

nước ngoài năm 1988. Giai đoạn 1988 – 1990, do luật mới có hiệu lực nên kết
quả thu hút vốn ĐTNN còn ít, nên ĐTNN chưa tác động đến nền kinh tế - xã hội
của đất nước.Trong thời kỳ 1991 – 1995, vốn ĐTNN đã tăng lên và có tác động

13


tích cực đến nền kinh tế - xã hội của đất nước. Khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình
thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, ĐTNN đã bắt đầu có sự bùng nổ. Năm
1995, Việt Nam thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm
1991. Năm 1996, Việt Nam thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so
với năm trước. Trong 3 năm 1997-1999, có 961 dự án cấp phép với tổng vốn
đăng ký hơn 13 tỷ USD. Tuy nhiên, dòng vốn ĐTNN có xu hướng chậm lại.
Từ năm 2000 đến năm 2003, dưới hiệu ứng của Hiệp định BTA, dòng vốn
ĐTNN có xu hướng phục hồi. ĐTNN bắt đầu tăng nhanh từ năm 2004 và đến
năm 2007 đạt mức kỷ lục: 20,3 tỷ USD.
Bước sang năm 2009, ĐTNN tại Việt Nam có 839 dự án mới được cấp
giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký đạt 21,482,1 triệu USD.
Riêng vốn ĐTNN của Hoa Kỳ đạt 9,8 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2009, Hoa Kỳ
đứng thứ 7 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư hiệu lực tại Việt
Nam với 479 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 12,408 tỷ USD, vốn điều lệ 2,254
tỷ USD.
Năm 2010, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm, trong số 25 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với tổng
vốn đăng ký là 979,8 triệu USD, chiếm 45% tổng vốn ĐTNN.
Năm 2011, tính hết 6 tháng đầu năm, Hoa Kỳ đứng đầu danh sách các
quốc gia và vùng lãnh thổ ĐTNN vào Việt Nam với 579 dự án đầu tư còn hiệu
lực và tổng số vốn đầu tư đăng ký là 13,251 tỷ USD.
Năm 2012, ĐTNN ở Việt Nam có 1100 dự án được cấp GCNĐT với tổng
vốn đăng ký đạt 7,85 tỷ USD. Đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 có 435 dự án

đăng ký tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD.
Tính đến cuối năm 2016, Mỹ đã đầu tư 815 dự án tại Việt Nam với tổng
vốn đăng ký 10,07 tỷ USD, xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư
trực tiếp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã có 147 dự án đầu tư sang Mỹ, với tổng
vốn đăng ký 571,38 triệu USD. Mỹ hiện đứng thứ 9 trong số 68 quốc gia tiếp
nhận đầu tư trực tiếp của Việt Nam.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do Bộ KH&ĐT phối hợp với Hội đồng Kinh
doanh ASEAN - Mỹ tổ chức mới đây, đại diện gần 150 doanh nghiệp Mỹ đã đánh

14


giá, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, góp
phần nâng cao sự tin tưởng của các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế vào khả năng
phát triển kinh tế của Việt Nam.
Theo nhận định của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham),
Việt Nam vẫn là sự lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp Mỹ trong số các nước
Đông Nam Á. Nhiều doanh nghiệp Mỹ cho biết, họ đã có sự chuẩn bị và đưa ra
những chiến lược kinh doanh mới tại Việt Nam.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN MỐI QUAN HỆ
KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KÌ TỪ 2001 ĐẾN NAY
1. Chủ trương của Đảng về quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất
nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế
và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình
chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc
tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát
huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang
phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ


15


tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so
với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn
tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến
nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau.
Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ
tiến hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước
Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở,
đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."
Ngày 13/7/2000, hai nước Việt - Mỹ đã chính thức ký Hiệp định thương
mại song phương (BTA). BTA được ký là sự kiện rất đáng chú ý và rất quan
trọng trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Mỹ, bởi đây là khung pháp lý cần
thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế - thương
mại Việt - Mỹ đi vào chiều sâu và đảm bảo hài hoà lợi ích của hai bên.
Trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ tháng 6/2007 của Chủ tịch nước
Trần Đức Lương, Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu
tư (TIFA). Hiệp định này là sự mở rộng của BTA, được đánh giá là một cột mốc
hợp tác song phương mới, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Mỹ ở Việt Nam
và cho việc tăng cường thương mại Việt - Mỹ. Còn trong chuyến thăm Mỹ tháng
6/2008 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt
Nam và Tổng thống Mỹ đã nhất trí rằng “quan hệ kinh tế là quan trọng đối với
quan hệ song phương Việt - Mỹ”; “Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khởi động đàm phán
Hiệp định Đầu tư song phương” (BIT), thể hiện sự cam kết của hai bên về đối xử
công bằng, không phân biệt và minh bạch đối với đầu tư nước ngoài”.

Theo ông Jonathan Moreno, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ tại
Việt Nam tại TPHCM, chương trình “Gặp gỡ Hoa Kỳ” sẽ có hơn 50 cuộc gặp
song phương giữa doanh nghiệp Hoa Kỳ và lãnh đạo các địa phương của Việt
Nam bàn về các cơ hội hợp tác, đầu tư cụ thể.

16


Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký 11 hiệp định thương mại tự do hóa với các
nước và khu vực tạo nên một thị trường rộng lớn. Chính vì vậy khi đầu tư vào
Việt Nam, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng sẽ được hưởng lợi từ nhiều khu vực tự
do hóa thương mại.
2. Một số đặc điểm và tính chất của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai
đoạn 2001 – nay:
2.1.

Một số đặc điểm:

Thứ nhất, Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2001 – nay) tuy có nguồn
gốc từ rất sớm, nhưng do sự chi phối của những điều kiện lịch sử và sự khác biệt
về thể chế chính trị giữa hai quốc gia, nên sự xác lập và phát triển còn rất mới
mẻ. Tuy có xuất phát điểm chậm và thấp, nhưng mối quan hệ này đang có tốc độ
phát triển nhanh chóng. Nhìn vào lịch sử quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Thái Lan
(quốc gia trong khu vực với Việt Nam), chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm nổi bật
trên của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam.
Có thể nói, quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Thái Lan đã được thiết lập từ rất
sớm, trong khi đó Việt Nam kể từ khi bỏ lỡ cơ hội năm 1832, phải mất 168 năm
sau (2000) mới ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Nếu lấy mốc năm
1833, khi phái đoàn Hoa Kỳ đến châu Á để tìm cách ký kết với các nước trong
vùng Hiệp định thương mại, trong khi Việt Nam bỏ lỡ cơ hội thì Thái Lan đã ký

kết hiệp định này với Hoa Kỳ, nghĩa là Việt Nam chậm hơn Thái Lan 168 năm.
Về “tuổi đời” quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam non trẻ hơn quan hệ kinh tế
Hoa Kỳ - Thái Lan gấp nhiều lần, chỉ với 18 năm tiến hành BTA so với gần 200
năm của Thái Lan nhưng tổng kim ngạch thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt
Nam đạt hơn 50 tỷ USD vào năm 2017.
Thứ hai, Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2001 đến
nay diễn ra giữa hai nền kinh tế có sự chênh lệch rất lớn về quy mô và trình độ
phát triển. Đây là quan hệ giữa một nền kinh tế thị trường khổng lồ, phát triển
nhất thế giới với một nền kinh tế có tiềm lực không lớn, lại đang trong quá trình
chuyển đổi. Đặc điểm này vừa tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để Việt Nam tận
dụng phát triển, vừa đặt ra không ít thách thức, tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế
Hoa Kỳ - Việt Nam, mặt cơ hội lớn hơn thách thức, mặt hợp tác lớn hơn đấu

17


tranh. Do vậy, trong quan hệ kinh tế, phía Việt Nam cần chủ động, tỉnh táo, khôn
khéo, nhất là trong việc xử lý những vướng mắc nhạy cảm. Quan hệ đúng mực
với Hoa Kỳ, chắc chắn Việt Nam sẽ có điều kiện khai thác nguồn lực vật chất,
khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ quốc gia này để đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 – nay), do sự
chênh lệch về quy mô, trình độ phát triển của hai nền kinh tế, nên phía Hoa Kỳ
luôn giữ thế chủ động trong cả tiến trình đàm phán WTO và thông qua PNTR.
Quá trình đi đến kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập
WTO là quá trình kết hợp giữa đàm phán và vận động chính trị. Quá trình này
chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, gồm cả các hoạt động trên bàn đàm
phán, tương tác giữa Chính phủ hai bên và giữa các nhóm lợi ích trong nội bộ
nước Mỹ.
Thứ ba, Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2001 – nay) là lĩnh vực

quan hệ có nhiều thuận lợi và có bước phát triển nhanh hơn các lĩnh vực quan
hệ song phương khác khác (chính trị - chiến lược, giá trị…).
Có thể thấy, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nói chung, quan hệ kinh tế nói
riêng đã có bước tiến với tốc độ nhanh. Nhưng mối quan hệ này luôn vượt lên
trước các lĩnh vực quan hệ song phương khác như chính trị, chiến lược và giá trị
(do chịu tác động của nhân tố lịch sử). Nếu so sánh quan hệ của Hoa Kỳ với các
quốc gia trong khu vực, nhân tố chiến lược, giá trị luôn đi kèm và tương xứng
với nhân tố kinh tế (Thái Lan, Philippines, Singapore …). Mặc dù kết quả thương
mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam đủ tiêu chí để thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược nhưng thời gian qua, quan hệ hai nước mới chỉ dừng lại ở mức quan
hệ đối tác. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam – Trương Tấn Sang giữa năm 2013 (khi thương mại hai chiều đã đạt trên 24
tỷ USD), hai nước cũng chỉ đi đến quyết định nâng tầm quan hệ đối tác lên quan
hệ đối tác toàn diện. Nguyên nhân của thực trạng trên là do quan hệ song phương
về an ninh - quốc phòng (chiến lược) chưa được cải thiện và còn nhiều điểm khác
biệt giữa hai nước về các giá trị (tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo…). Đặc
điểm này cũng có thể xem là đặc trưng của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam,

18


do đó bên cạnh mặt tiêu cực cũng có mặt thuận lợi khi quan hệ kinh tế phát triển
sẽ kéo hai quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hiểu biết, củng cố niềm tin về
những khác biệt về lịch sử, chính trị và giá trị giữa hai dân tộc.
Thứ tư, Trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam (2001 – nay), cán
cân thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam. Năm 2017, Hoa Kỳ xuất sang
Việt Nam đạt 9,203 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu từ Việt Nam là 41,608 tỷ
USD. Trong lĩnh vực đầu tư, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn (đứng thứ 9 trong tổng
128 các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam - 2017), nhưng đầu tư
của Việt Nam sang Hoa Kỳ không đáng kể. Trong khi đó, quan hệ kinh tế Trung

Quốc – Việt Nam, cán cân thương mại luôn nghiêng về Trung Quốc, năm 2017
Việt Nam nhập siêu từ nước này với tổng trị giá khổng lồ là: 58.227 tỷ USD.
Đặc điểm này của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2001 – nay) phản
ánh thuận lợi cơ bản của phía Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Do
đó, phía Việt Nam phải xây dựng chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu đúng đắn,
đồng thời tạo môi trường hấp dẫn, thuận lợi để thu hút đầu tư của FDI Hoa Kỳ.
Thứ năm, Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2001 – nay), là quan hệ
giữa hai chủ thể đã từng đối đầu căng thẳng trong quá khứ. Do đó những ám ảnh
của cuộc chiến tranh ở một mức độ nhất định vẫn còn chi phối, tác động đến thực
trạng quan hệ kinh tế hiện nay.
Trong bài phát biểu tại Hà Nội năm 2000, Tổng thống B. Cliton đã nhấn
mạnh đến hệ quả từ cuộc chiến tranh mà người Mỹ gọi là “cuộc chiến tranh Việt
Nam” rằng “Do cuộc xung đột này, nước Mỹ giờ đây là quê hương của 1 triệu
người Mỹ có dòng dõi Việt Nam. Do cuộc xung đột này, 3 triệu cựu chiến binh Mỹ
đã phục vụ tại Việt Nam, cũng như nhiều nhà báo, nhân viên sứ quán, nhân viên cứu
trợ và nhiều người khác nữa, đã mãi mãi gắn bó với quốc gia của các bạn”.
Riêng nhân tố người Mỹ gốc Việt có một sự tác động đáng kể đến tiến
trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, bởi lẽ hàng năm lượng kiều hối mà
Việt kiều ở Mỹ gửi về Việt Nam rất lớn, nhiều Việt kiều trở về nước tìm cơ hội
đầu tư làm tăng thêm nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Mặt khác,
người Mỹ gốc Việt là nhân tố quan trọng để góp phần mở đường cho hàng hóa
Việt Nam thâm nhập và quảng bá vào thị trường Hoa Kỳ…

19


Vấn đề hậu quả của chiến tranh cũng đang tác động tiêu cực đến quan hệ
kinh tế song phương hiện nay. Đó là vấn đề chất độc Dioxin và hậu quả đối với
môi trường sản xuất, sức khỏe của lao động Việt Nam cũng như gánh nặng chi
phí về y tế… Quá khứ đau buồn từ cuộc chiến vẫn chưa dễ gì được trút bỏ ở một

bộ phận người dân và chính giới Mỹ, đặc biệt là một bộ phận người Mỹ gốc Việt,
tác động xấu đến quá trình hoạch định chính sách kinh tế thương mại, đầu tư viện
trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
2.2. Tính chất của tiến trình quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ từ 2001
đến nay
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay là loại hình
quan hệ song phương được hình thành và chịu sự chi phối của quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh lạnh (1953 -1962), đó là quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có
lợi giữa hai chủ thể độc lập, có chủ quyền và địa vị pháp lý quốc tế, nhưng
khác nhau về chế độ chính trị và bản chất của hai nền kinh tế. Điều này đã
được khẳng định rât rõ ràng trong phần mở đầu của Hiệp định Thương Mại Việt
Nam – Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2000: “ Chính phủ nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ mong muốn
thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi
trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau”
Tuy nhiên, tính chất bình đẳng, hợp tác cùng có lợi của quan hệ kinh tế
Việt Nam – Hoa Kỳ cũng không phải chỉ nhận thức trên mặt lý thuyết mà còn
phải được nhận thức biện chứng một cách linh hoạt, cụ thể, đúng với tình hình
hai nước. Nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới Friedrich Engels đã từng nhận định:
bình đẳng là quyền bất bình đẳng đối với những lao động không bình đẳng. Và
điều đó đã được phản ánh rất rõ qua Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ nhất, sự chênh
lệch về quy mô và trình độ phát triển của hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ có
thể tác động, chi phối, thậm chí là làm biến dạng tính chất bình đẳng của mối
quan hệ. Có thể sẽ xuất hiện tình trạng nước này đè ép nước kia, biến sự bình
đẳng trở thành bất bình đẳng. Thứ hai, sự khác nhau về chế độ chính trị giữa Việt
Nam – Hoa Kỳ cùng với sự thù địch đã từng tồn tại trong lịch sử của hai nước

20



cũng sẽ làm cho một phần tính chất của mối quan hệ song phương mang một đặc
trưng riêng biệt, không có tính phổ biến trong quan hệ kinh tế.
Do có sự khác biệt về thể chế chính trị nên thể chế kinh tế của Việt
Nam và Hoa Kỳ cũng có sự khác biệt về bản chất: với Hoa Kỳ, đó là nền kinh tế
thị trường TBCN; với Viêt Nam, đó là nền kinh tế thị trường XHCN. Tuy hai
nền kinh tế khác nhau về mục tiêu nhưng lại có cùng động lực khi đều hướng đến
nền kinh tế thị trường. Do đó, việc thống nhất và tuân thủ các quy luật của nền
kinh tế thị trường, đồng thời tuân thủ các quy tắc, luật lệ thương mại quốc tế
cũng như vận hành trên nguyên tắc của chính sách thương mại song phương sẽ là
thuận lợi và là cơ sở để hai nền kinh tế hợp tác lâu dài, bình đẳng và cùng có lợi.
Tuy nhiên, sự khác biệt về thể chế chính trị và bản chất của hai nền kinh
tế sẽ là mâu thuẫn cơ bản của hai quốc gia, đòi hỏi hai chủ thể kinh tế là Việt
Nam và Hoa Kỳ, đặc biệt là Việt Nam, phải nỗ lực, tăng cường đấu tranh để khắc
phục và hạn chế sự khác biệt nhưng đồng thời cũng không bị mất đi bản sắc của
mình. Điều này đã phản ánh được tính chất “vừa quan hệ, vừa đấu tranh” của
Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới.
Tính chất hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi của quan hệ kinh tế Việt Nam –
Hoa Kỳ là xu thế chủ đạo của quá trình nhưng có thể bị thay đổi, biến dạng một
cách tương đối tại những thời điểm nhất định và ở những lĩnh vực cụ thể. Nhân
tố tác động, biến đổi tính chất ấy xuất phát từ hai hướng, cả bên trong lẫn bên
ngoài. Tác động từ bên trong mối quan hệ là sự chênh lệch quá lớn về trình độ và
quy mô của hai nền kinh tế cũng như sự khác biệt về các giá trị, chiến lược. Còn
tác động từ bên ngoài là sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc khi trở thành
cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ đứng sau Hoa Kỳ, và “sự tương tác
giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
Tóm lại, tiến trình quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2001 đến
nay là mối quan hệ mang những đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
lạnh. Do sự khác biệt về thể chế chính trị và sự chênh lệch quá lớn giữa hai nền
kinh tế cũng như sự tác động mạnh mẽ của những nhân tố khách quan xuất phát
từ cả bên trong lẫn bên ngoài mối quan hệ, làm cho tính chất của mối quan hệ


21


kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ mang những nét riêng biệt, không có tính phổ biến
trong phạm vi khu vực Đông Nam Á.
Vì thế, những mâu thuẫn nảy sinh từ sự khác biệt này chính là những vấn
đề trọng điểm được đặt ra, cần phải được cả hai chủ thể kinh tế khắc phục, giải
quyết kịp thời, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, rào cản và tạo động lực cho việc
tiếp tục phát triển mối quan hệ này
2.3. Những thành tựu và hạn chế:
2.3.1. Những thành tựu:
Từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng ở mức cao.
Nếu như năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam),
kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước chỉ ở mức 220 triệu
USD thì đến năm 2001(năm trước khi BTA có hiệu lực) kim ngạch đã tăng lên
1,4 tỷ USD và đạt trên 47 tỷ USD vào cuối năm 2016. Riêng 4 tháng đầu năm
2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt 12,4 tỷ USD,
chiếm trên 20% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam và tăng 8,7% so
với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ
phải kể đến là dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện tử, thủy sản, máy móc thiết bị, phụ
tùng, túi xách, điện thoại và linh kiện và nhiều mặt hàng nông sản khác…
Đặc biệt, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ không chỉ là quan hệ thương
mại song phương mà còn là tương tác thương mại. Thực tế giao thương thương
mại Việt - Mỹ trong thời gian qua cho thấy, không chỉ xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ đã có sự tăng trưởng tốt, Việt Nam cũng là thị trường phát triển nhanh
nhất cho xuất khẩu của Mỹ trên thế giới. Trong đó, năm 2015, xuất khẩu của Mỹ
sang Việt Nam tăng 24%, đạt 7,1 tỉ USD. Dự báo đến năm 2020, ngay cả không
có TPP, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đạt khoảng 57 tỉ USD và

xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chắc chắn sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.
Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng đã xuất khẩu vào Việt Nam một lượng hàng
hóa không nhỏ. Cụ thể, năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ của Việt
Nam đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 4,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cơ cấu

22


các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện
tử, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng…
Hiện Việt Nam đứng thứ 16 trong số các đối tác thương mại hàng đầu của
Hoa Kỳ và tăng trưởng thương mại giữa hai nước hàng năm đạt 20%. Cùng với
đó, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với
Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn. Việt Nam đã trở thành cái tên quan trọng
trong bản đồ thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam đã trở thành đối tượng của các biện pháp tự vệ như: Chống bán phá
giá và chống trợ cấp.
Không chỉ giao thương hàng hóa được mở rộng, trong những năm qua,
dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Hoa Kỳ cũng đang đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch
Đầu tư), tính đến cuối năm 2016, Mỹ đã đầu tư 815 dự án tại Việt Nam với tổng
vốn đăng ký 10,07 tỷ USD, xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư
trực tiếp tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã có 147 dự án đầu tư sang Mỹ, với tổng
vốn đăng ký 571,38 triệu USD. Mỹ hiện đứng thứ 9 trong số 68 quốc gia tiếp
nhận đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Sau 10 tháng đầu của năm 2017, tổng số vốn
đăng ký đầu tư từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt hơn 400 triệu USD.
Mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP nhưng hoạt động hợp tác thương mại và
đầu tư giữa hai nước vẫn luôn tồn tại. Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ rất
quan tâm đến thị trường Việt Nam vì các yếu tố dân số, tốc độ tăng trưởng, các
tiến bộ trong cải cách kinh tế. Đặc biệt, mối quan hệ này sẽ càng trở nên khăng

khít hơn bởi những thay đổi tích cực gần đây của Việt Nam trong vấn đề hội nhập
kinh tế quốc tế, đồng thời tái khẳng định mục tiêu của Việt Nam tiếp tục cải cách
và mở cửa hơn nữa nền kinh tế của mình.
Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 12/11/2017 cũng nêu rõ,
mối quan hệ kinh tế ngày càng được tăng cường và cùng có lợi giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam; nhấn mạnh mong muốn chung tạo công ăn việc làm và tạo dựng
những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và buôn bán ở cả hai nước. Chủ tịch
nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết sẽ làm sâu
sắc hơn và mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương thông qua các cơ

23


chế chính thức, bao gồm Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Hai
bên hoan nghênh việc mở cửa trở lại thị trường Việt Nam cho mặt hàng bột bã
ngô của Hoa Kỳ và mở cửa thị trường Hoa Kỳ cho trái vú sữa của Việt Nam.
2.3.2. Những hạn chế:
Về lĩnh vực thương mại hàng hóa
-

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương.

• Nguyên nhân: Do nền kinh tế dựa quá nhiều vào XK.
Cơ cấu XK, mặc dù có chuyển biến tích cực trong những năm qua song cho
đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào một số ít mặt hàng chủ lực. Chỉ riêng mặt hàng
XK chủ lực của Việt Nam (có kim ngạch XK từ 1 tỷ USD trở lên) đã đạt 23,07 tỷ
USD chiếm tới 76,75% tổng kim ngạch XK sang Hoa Kỳ năm 2014
- Thứ hai, tỷ trọng XK các mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao còn thấp.

• Nguyên nhân: Do chất lượng lao động chất xám chưa cao, chưa có sự đầu

Các dây chuyền sản xuất kĩ thuật cao. Mặt hàng XK chủ yếu là sản phẩm
gia công, lắp ráp và nhóm hàng nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế. Mặc dù tỷ
trọng nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế tiếp tục xu hướng giảm nhẹ trong cơ cấu
hàng hóa XK trong năm 2014, song XK nguyên liệu thô, sản phẩm khai khoáng
còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch XK.
-

Thứ ba, giá trị gia tăng của hàng hóa XK còn thấp.

• Nguyên nhân: Do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, sản
xuất công nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào NK nguyên phụ liệu đầu vào. Các
mặt hàng gia công, lắp ráp và DN FDI vẫn luôn mạnh hơn các DN vốn 100%
trong nước. Theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam:
“Chừng nào công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chưa phát triển, mà phải là công
nghiệp công nghệ cao, thì chưa thể nói đến chuyện giá trị gia tăng cao”.Do chủ
yếu dựa vào khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động
rẻ như: Dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày, đồ gỗ
và điện tử… Đây là những ngành thâm dụng tài nguyên và lao động lớn, đem lại
giá trị gia tăng thấp và về xu thế không còn khả năng tăng trưởng nhanh trên
thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biện pháp chống bán phá
giá, chống trợ cấp của các thị trường XK. Bên cạnh đó, mở rộng XK theo chiều

24


rộng, theo hướng tăng cường khai thác các yếu tố sẵn có về điều kiện tự nhiên
đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng
sinh học và ô nhiễm môi trường.
- Thứ tư, năng lực cạnh tranh XK chậm được cải thiện, nhất là nhóm


các mặt hàng công nghiệp, chế biến.
• Nguyên nhân: Do phần lớn mặt hàng XK của Việt Nam đều chưa xây
dựng được thương hiệu riêng, XK phải thông qua các đối tác khác nên giá bán
thường cao hơn sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
-



Thứ năm, xuất siêu đạt được chưa thật bền vững.

Nguyên nhân: Do NK công nghệ trung gian, hàng tiêu dùng xa xỉ vẫn

chiếm tỷ trọng lớn, tình trạng NK hàng hóa không đảm bảo các quy định an
toàn và môi trường còn khá phổ biến.


Nhập siêu còn lớn ở những thị trường không phải là công nghệ nguồn,

thậm chí là kỹ thuật - công nghệ thấp, hoặc được họ chuyển giao lại trong quá
trình hiện đại hóa như Trung Quốc (nhập siêu 28,9 tỷ USD năm 2014, tăng
21,8% so với năm 2013), ASEAN (nhập siêu 4,1 tỷ USD năm 2014). Điều này
dẫn đến khó có thể tăng năng suất trong tương lai.
Tỉ lệ NK lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên, nhiên liệu các ngành
như dệt may, giày dép, linh kiện điện tử... phụ thuộc nhiều vào thị trường
cung cấp nước ngoài, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng
cạnh tranh, chưa có sự vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm.
- Thứ sáu, kim ngạch XK thủy sản sang thị trường Mỹ có dấu hiệu

giảm.
• Nguyên nhân: Kim ngạch XK thủy sản sang thị trường Mỹ quý I/2015

giảm 44% so với quý I/2014, là mức giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm gần đây.
 Ngoài lý do bảo hộ thương mại, sản lượng vào Mỹ nhiều và mức giá rẻ
đã khiến cho một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam liên tục bị áp thuế chống
bán phá giá.
Hiện mức thuế phía Mỹ đang áp lên cá tra vào khoảng 0,97 USD/kg, số
lượng DN tham gia XK cá tra philê vào thị trường này đã giảm từ gần 30 xuống
còn 8, thậm chí từ giữa năm 2014 đến nay chỉ còn 3 DN có khả năng XK vào

25


×