Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận môn đường lối đề tài CHĂM sóc sức KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI ở hà nội và ĐƯỜNG lối, CHÍNH SÁCH của ĐẢNG NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 16 trang )

1. Cơ sở lý luận
1.1.

Người cao tuổi:

Có rất nhiều quan niệm về người cao tuổi :
-

Theo quan niệm của Hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ 50 tuổi trở

-

lên.
Theo Luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55

-

tuổi trở lên (với nữ).
Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người cao tuổi 60 tuổi trở lên là người

-

cao tuổi (pháp lệnh ban hành năm 2000).
Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất trong nghiên
cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế nào là người cao tuổi? Xét ở góc
độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất hiểu "người cao tuổi là
người có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam hay nữ).

Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế và tuổi thọ
trung bình thay đổi.
1.2.



Sức khỏe:
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health

Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã
hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".
Dựa vào định nghĩa trên thì sức khoẻ được cho là bao gồm tình trạng của cả tinh thần
lẫn thể chất. Để hoàn thiện khái niệm về sức khoẻ, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng mối tương
quan giữa tinh thần và thể chất. Do đó chúng ta có thể bổ sung cho đầy đủ hơn cho định nghĩa
về sức khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo
nên tinh thần và thể chất của con người ấy”
1.3.

Chăm sóc sức khỏe:
Chăm sóc sức khỏe hay vấn đề y tế là việc sử dụng các phương pháp biện pháp y tế để

nâng cao sức khoẻ của cá nhân hay cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những
người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc. Chăm sóc sức khoẻ khác nhau do sự tác động bởi điều kiện kinh
tế cũng như các chính sách kinh tế tại chỗ.
Hệ thống chăm sóc y tế là các tổ chức được thành lập để đáp ứng như cầu sức khoẻ
của người dân trong xã hội của họ. Đối với chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giữa các nước và
1


vùng lãnh thổ khác nhau có có chính sách y tế, chính sách phúc lợi và và kế hoạch khác nhau,
liên quan đến mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, hướng tới các đối tượng
khác nhau.

2. Thực trạng

2.1.

Chủ trương chung của Đảng về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP “Về chăm sóc người cao tuổi và hỗ
trợ hoạt động cho Hội người Cao tuổi Việt Nam”. Chỉ thị khẳng định: “Kính lão đắc thọ” là
truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời
sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là đao lý của dân tộc, là tình cảo và trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân.
Tiếp đó, Chính phủ, các bộ ngành, cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp Luật về
cơ chế chính sách liên quan đến NCT.
Về công tác và bảo trợ xã hội và chăm sóc sức khỏe đối với NCT:
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.
Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ lao động Thương binh và xã hội
quy định hồ sơ, tủ tục trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận NCT vào
cơ sở bảo trợ xã hội.
-

Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ lao động Thương binh và
xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của

-

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật người khuyết tật.
Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/2/2011 của Bộ tài chính quy định quản lý và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ và biểu


-

dương, khen thưởng NCT.
Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc

-

sức khỏe người cao tuổi.
Nghị định 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐCP ngày 13/4/2007 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
2


-

Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ
xã hội.

Chương trình hành động: Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam gia đoạn 2012 –
2020.
Tháng hành động vì NCT: Quyết định 544/QĐ-TTG ngày 25/4/2014 của Thủ tướng CP quy
định hàng năm lấy tháng 10 là tháng hành động vì NCT.
Như vậy, từ Chỉ thị 59, các văn kiện Đại hội Đảng, các văn kiện Đại hội Hội NCT Việt Nam
đều khẳng định người cao tuổi là nền tảng của gia đình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển xã hội, chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản
chất tốt đẹp của chế độ, đạo đức người Việt Nam, góp phần vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Hiến pháp, Luật NCT và các văn bản pháp luật liên quan đến NCT là cơ sở pháp lý quan
trọng, cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước về chăm
sóc, phát huy vai trò NCT; là căn cứ để các cấp chính quyền, các ngành, các cấp Hội NCT đẩy

mạnh công tác chăm sóc NCT trong giai đoạn hiện nay.

2.2.
Tình hình sức khỏe của người cao
2.2.1. Những vấn đề sức khỏe mãn tính

tuổi ở Hà Nội

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Sức khỏe của người cao tuổi Hà Nội còn
nhiều hạn chế. Tuy tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật kép của người
cao tuổi tại Hà Nội cũng cao. Hà Nội có khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh
mạn tính không lây truyền. Như vậy, trung bình 1 người cao tuổi Hà Nội mắc 3 bệnh. Bệnh
tim, đột quỵ, ung thư và đái tháo đường là những bệnh mạn tính gây ra nhiều tốn kém trong
chi phí điều trị, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra 2/3 số ca tử vong mỗi năm.
Béo phì cũng là một vấn đề đang gia tăng ở người cao tuổi. Đó cũng là yếu tố nguy cơ góp
phần hình thành nên nhiều căn bệnh mạn tính liên quan.

3


2.2.2.

Khả năng nhận thức

Khả năng nhận thức ở một người khỏe mạnh thể hiện qua khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi
nhớ. Thế nhưng, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Hà Nội nói riêng thường phải đối
mặt với chứng mất trí nhớ.
Theo Viện lão hóa Quốc gia, nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh mạn tính khác làm tăng nguy
cơ mắc chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích, đái tháo đường, tăng
huyết áp, trầm cảm, HIV và hút thuốc.

2.2.3.

Sức khỏe tâm thần

Một trong những rối loạn về tâm thần xảy ra phổ biến ở người cao tuổi đó là trầm cảm. Theo
PGS.TS Bùi Quang Huy - Chủ nhiệm khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 Hà Đông, Hà
Nôi, tỷ lệ bệnh trầm cảm ở người già rất cao. Ở Hà Nội có đến 25% số phụ nữ trong độ tuổi từ
45 đến 65 là bị trầm cảm, tỷ lệ này ở đàn ông là 15%.
Trầm cảm ở người già thường phối hợp với nhiều bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết
áp, u xơ tiền liệt tuyến, nhồi máu cơ tim… khiến cho bệnh trầm cảm trở lên phức tạp và khó
điều trị hơn.
Bên cạnh đó những thay đổi trong cuộc sống, tác động về mặt tâm lí như về hưu, gia đình ly
tán, con cái hư hỏng,... sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống tinh thần, gây mất nhận thức về không
gian và thời gian, rối loạn về trí nhớ và nhận thức, sẽ dẫn đến cảm thấy buồn chán, căng
thẳng, trống trải, nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì 60% vụ tự sát là do nguyên
nhân trầm cảm mà ra.
4


2.2.4.

Chấn thương

Mỗi 15 giây thì có một người cao tuổi được đưa vào phòng cấp cứu vì bị té ngã
Mỗi 29 phút lại có một người cao tuổi tử vong do ngã
Từ đó có thể thấy, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây nên thương tích ở người cao tuổi. Quá
trình lão hóa tự nhiên khiến loãng xương và cơ bắp dần mất đi sức mạnh cũng như sự linh
hoạt, khiến cho người cao tuổi đễ bị mất thăng bằng và té ngã hơn, gây ra bầm tím tại chỗ hay
gãy xương.
Loãng xương và viêm xương khớp là hai bệnh góp phần vào sự suy yếu dần của xương.


2.2.5.

Bệnh về đường hô hấp

Ở Hà Nội, bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải trong mùa lạnh chính là bệnh đường hô hấp.
PGS.TS Chu Thị Hạnh - Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội cho biết, cùng với sự gia tăng ô nhiễm
môi trường không khí, tình trạng hút thuốc lá, sự già đi của dân số… nên tỷ lệ mắc bệnh lý hô
hấp ngày càng tăng và có nhiều ca bệnh nặng, diễn biến bất thường.
5


Đặc biệt, các bệnh mạn tính ở đường hô hấp dưới, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),
chính là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở những người trên 65 tuổi.
Trong số người cao tuổi, khoảng 10% nam giới và 13% nữ giới đang sống chung với bệnh hen
suyễn; 10% nam giới và 11% nữ giới phải sống chung với viêm phế quản mạn tính hoặc khí
phế thũng
Các bệnh về đường hô hấp mạn tính sẽ làm tăng những nguy cơ về sức khỏe ở người cao tuổi,
khiến cơ thể dễ bị viêm phổi hay các nhiễm trùng khác.
2.2.6.

Giảm chức năng các giác quan

Các cơ quan cảm giác (như thị lực và thính giác) người cao tuổi thường bị suy giảm chức
năng. Cứ khoảng 1 trong 6 người cao tuổi Hà Nội bị suy giảm thị lực và 1 trong 4 người thì bị
giảm thính lực.

2.2.7.

Sức khỏe răng miệng


Mặc dù không được chú ý thường xuyên nhưng sức khỏe răng miệng là một trong những vấn
đề quan trọng với người cao tuổi ở Hà Nội. Có khoảng 25% người trên 65 tuổi bị mất răng tự
nhiên.
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi thường là khô miệng, bệnh về
nướu và ung thư miệng.
2.2.8.

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở những người trên 65 tuổi thường không được chẩn đoán và dẫn đến nhiều
vấn đề như suy yếu hệ miễn dịch và yếu cơ.
6


So với 10 năm trước đây, bữa ăn của người Hà Nội có tăng hơn về lượng thịt, mỡ, đậu phụ,
đường và quả chín. Tỷ lệ hộ gia đình ở thành phố Hà Nội có mức bình quân năng lượng thấp
đã giảm hẳn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở người cao tuổi Hà Nội thường
xuất phát từ chứng mất trí nhớ gây quên ăn, trầm cảm, nghiện rượu hay thu nhập hạn chế…

2.3.

Tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Hà Nội
2.3.1. Tình hình chăm sóc sức khỏe về tinh thần
Tại Hà Nội, rất nhiều các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao được mở ra nhằm đáp

ứng nhu cầu về tinh thần cho người cao tuổi.
Tháng 5/2018, lễ ra mắt Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi thành phố Hà
Nội diễn ra tại tượng đài Lý Thái Tổ đã thu hút sự tham gia của 2.150 người đang sinh
sống trên địa bàn thủ đô.


Người cao tuổi tham gia đồng diễn tại sự kiện.
Ngày 6/4, tại Hà Nội, Câu lạc bộ (CLB) “Bài ca đi cùng năm tháng” kỷ niệm 6 năm
thành lập. Hoạt động có sự tham dự các cựu chiến binh từng chiến đấu tại nhiều chiến
dịch lịch sử của đất nước.
7


Tiết mục văn nghệ Bài ca ASEAN của CLB "Bài ca đi cùng năm tháng"

Các hội viên cao tuổi phát huy vai trò “tuổi cao-gương sáng”

8


Người cao tuổi của Đoàn Nghệ thuật Tuổi vàng (TP Hà Nội) tham gia biểu diễn văn nghệ,
nâng cao đời sống tinh thần. Ảnh: Đoàn Nghệ thuật Tuổi vàng
2.3.2.

Tình hình chăm sóc sức khỏe về vật chất

2.3.3.

Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ở Hà Nội

Tình hình sử dụng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh của người cao tuổi ở Hà Nội ngày càng
được chú trọng và nâng cao.
Với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi”, UBND Thành phố
Hà Nội đã ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm
2019 (10/2019).


9


Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một trong những mục tiêu Hà Nội hướng
tới để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Theo đó, UBND TP chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị tập trung rà soát, nắm bắt tình hình
Người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa,
người cao tuổi thuộc diện chính sách; vận động nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi, đảm bảo kinh phí ngân sách và vận động xã hội thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người cao tuổi tại nơi cư trú; phối hợp với các cơ sở y tế lập sổ theo dõi sức khỏe ban đầu,
khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; tiếp tục thực hiện Chương trình Mắt sáng cho
người cao tuổi.
Tiếp tục thực hiện Đề án nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau và các hoạt
động văn hóa, thể dục thể thao của người cao tuổi ở cơ sở, đảm bảo 80% trở lên người cao
tuổi có hoàn cảnh khó khăn (là người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật,
người cô đơn không nơi nương tựa, người bị bệnh hiểm nghèo) được khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và trợ giúp thông qua các hình thức khác.
Trước đó, năm 2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Kế
hoạch số 93/KH-UBND về việc triển khai thực hiện "Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi giai đoạn 2017 - 2025" trên địa bàn đến năm 2025. Ít nhất 85% người cao tuổi được
khám sức khỏe thông thường định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm; được tầm soát ung thư đại
trực tràng, một số ung thư sớm thường gặp ở người cao tuổi và được lập hồ sơ theo dõi, quản
lý sức khỏe tại Trạm Y tế tuyến xã.

10


Mục tiêu tiếp theo là đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất
lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà...).


3. Giải pháp
3.1.

Vấn đề già hóa ở Việt Nam đang có những sự thay đổi và những
chính sách trẻ hóa dân số
Theo Liên hợp quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa

dân số, dự báo nước ta sẽ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7%
lên 14% tổng dân số, thậm chí đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20%
tổng dân số.
Theo TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ, với tốc độ
gia tăng tương tự như năm 2010 thì đến 1/4/2011, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã là 10,1%,
người từ 65 tuổi trở lên đã là 7,2% và như vậy thì “dù theo tiêu chí nào, chúng ta cũng đã
bước vào giai đoạn “già hoá dân số” ngay từ năm 2011, sớm hơn 6 năm so với dự báo”.
Từ chính sách khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con trẻ để nuôi dạy cho tốt,
bởi thế mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chưa sinh đủ 2 người con để thay thế mình thực
hiện nhiệm vụ sinh sản trong những năm tiếp theo. Đặc biệt là các tỉnh khu vực Đông Nam
bộ, mức sinh thay thế ở nhiều nơi rất thấp. Không những thế, tâm lý ngại sinh con của nhiều
cặp vợ chồng trẻ cũng khiến mức sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều gia đình
hiện nay chỉ muốn sinh 1 con để chăm sóc và nuôi dạy cho tốt. Điều trên đã dẫn đến tốc độ
già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới của Việt Nam.
Điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho việc đảm bảo hạ tầng an sinh xã hội để
đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng, trong khi còn nhiều người
đang sống ở mức nghèo, cận nghèo…
Để giải quyết kịp thời tình trạng này, nhà nước nên có những chính sách cụ thể dành
cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ, khuyến khích sinh trong độ tuổi tốt nhất.
Bên cạnh đó, sức khỏe và đời sống của người cao tuổi cũng cần được quan tâm chú ý. Sẽ có
những hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về già hóa dân số sao cho mỗi người, mỗi
tầng lớp trong xã hội đều có ý thức quan tâm chăm sóc đến người cao tuổi để người cao tuổi

có thể tiếp tục góp phần vào an sinh xã hội hay sự phát triển đường dài của Việt Nam.

11


3.2.

Những phương án để tăng những chính sách trợ giúp xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đồng thời bám sát vào luật cùng với đường
lối của Đảng và nhà nước

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng người cao
tuổi trong xã hội. Hệ thống chính sách về người cao tuổi được ban hành và đang triển khai
thực hiện khá đồng bộ. Tuy nhiên, hiện nay tác động của tình hình già hoá dân số đến việc
chăm sóc người cao tuổi đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Số lượng người cao tuổi tăng
cao trong khi hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chưa đủ đáp ứng nhu
cầu.
Đối với các chính sách về người cao tuổi, Luật Người cao tuổi được Quốc hội ban hành năm
2009 đã thể hiện rõ sự chăm sóc của Nhà nước và toàn xã hội đối với người cao tuổi. Trong
đó nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi. Đề ra những chủ trương, chính sách thích
đáng để tôn vinh cũng như phụng dưỡng người cao tuổi. Chỉ ra rõ trách nhiệm của gia đình,
xã hội và nhà nước với người cao tuổi.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về
người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người cao
tuổi và phát huy vai trò của người cao tuổi. Chương trình được ban hành tại nhiều địa phương
và được sự chung tay, góp sức nhiệt tình của dân trên cả nước.
Người già là thế hệ đi trước. Vì vậy nên họ sẽ có những kinh nghiệm quý báu trong đời sống,
công việc hay những lối sống tốt mà những thế hệ sau cần noi theo. Do đó, cần thiết có những
buổi giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm cho những người trẻ để có thể tiếp bước thế hệ đi
trước và cũng phần nào gắn bó các thế hệ với nhau.


Bệnh viện lão khoa Trung ương
12


Lễ mừng thọ - chúc thọ người cao tuổi
Trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta với một nền kinh tế chưa thực sự dồi dào nhưng
những năm qua Đảng và Nhà nước đã có chính sách khá hợp lý với người cao tuổi. Điều này
thể hiện rõ nhất ở hệ thống bệnh viện lão khoa được tổ chức bài bản. Bên cạnh đó nhiều hoạt
động kỷ niệm, tôn vinh cho những người cao tuổi đã được tổ chức. Những kết quả này rất
đáng ghi nhận.

Viện dưỡng lão Diên Hồng
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn thì công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu. Trong bối cảnh già hóa dân số công tác chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi càng cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa. Phải chuẩn bị điều kiện để thích ứng với
dân số già và cần bắt đầu thực hiện các giải pháp cơ bản để chúng ta đi trước đón đầu. Thứ
nhất, phải tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Tập trung vào một số
vấn đề như: hệ thống y tế chăm sóc khám chữa bệnh phải có khoa lão khoa để chăm sóc cho
người già; chuẩn bị đội ngũ bác sĩ để làm chức năng bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tại nhà
cho người cao tuổi đối với các bệnh mãn tính, không lây nhiễm. Thứ hai, tạo ra các điều kiện
để người cao tuổi được chăm sóc dưỡng sinh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để rèn
luyện sức khỏe, tránh sức ì. Thứ ba, tạo cơ hội cho người cao tuổi được tham gia vào các hoạt
13


động xã hội phù hợp với sức khỏe, được tiếp tục cống hiến và chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ
trẻ.
Già hóa dân số là một trong những vấn đề mà các quốc gia sẽ phải đối mặt. Tương lai không
xa Việt Nam sẽ trở thành 1 nước có tỷ lệ dân số già cao. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã tính

toán đến vấn đề này và thấy rằng độ tuổi về hưu như hiện nay là bất hợp lý. Thực tế có rất
nhiều người đang trong độ tuổi còn sức khỏe tốt, trình độ kiến thức tốt, mà đã phải nghỉ hưu
thì cũng thiệt thòi cho đất nước Vì thế, sẽ từng bước nâng tuổi nghỉ hưu cho người lao động
không những trong lĩnh vực công mà cả khối doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực công việc.
Vấn đề chăm sóc người cao tuổi là trách nhiệm chung của toàn xã hội mà Đảng và Nhà nước
phải hết sức quan tâm, thông qua chính sách, chế độ và những quyền lợi mang tính đặc thù
dành cho lớp người này. Phải tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mang tính
hệ thống: khoa lão khoa được tổ chức ở hầu hết các bệnh viện. Hệ thống nhà dưỡng lão phải
rộng khắp ở nhiều nơi để người cao tuổi được tụ họp, chăm sóc. Đồng thời xã hội hóa mạnh
mẽ công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Để chăm sóc tốt cho người cao tuổi, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng nhà nước cần
đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức và gia
đình về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; sắp xếp
lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi
trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Đồng thời ưu tiên đầu tư
nguồn lực nhà nước và huy động nguồn lực xã hội phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ
xã hội cơ bản bảo đảm các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di
chứng chiến tranh, đồng bào dân tộc ít người, người di cư…
Nhiều chuyên gia cho rằng, với tốc độ già hóa dân số như hiện nay, ngành y tế cần có cơ chế,
chính sách cũng như chương trình mở rộng mạng lưới các cơ sở y tế, tăng cường trang thiết
bị, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho công tác khám, chữa bệnh và điều trị cho người
cao tuổi. Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp, của xã
hội trong đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng cho người cao tuổi; khuyến khích tạo việc làm phù hợp cho người cao tuổi, để
người cao tuổi vừa có thu nhập cải thiện đời sống, vừa được chăm sóc y tế khi bệnh tật, ốm

đau, bảo đảm chất lượng sống cho người cao tuổi.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Hà Văn Thuật (2019), Chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, phụng dưỡng và
phát huy vai trò của người cao tuổi (Hỏi và đáp), NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà

-

Nội
Mai Thùy (2019), Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi, Báo Điện tử Gia đình và Xã hội, Dân số, 02/08/2019 />
-

20190802005112573.htm
Tâm Anh (2018), Hà Nội triển khai đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn
2017-2025, Kinh tế và đô thị, Xã hội, 23/04/2018, />
-

de-an-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-giai-doan-2017-2025-314855.html
Phú Khánh (2019), Hà Nội: chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, An ninh thủ đô,
Chính trị - Xã hội, 14/04/2019, />
-

phi/806906.antd
Hồng Uyên (2019), Chung tay chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho người cao tuổi, Quân

đội nhân dân Online, Xã hội, 01/10/2019, />
-

tay-cham-soc-suc-khoe-va-tinh-than-cho-nguoi-cao-tuoi-592362
Trần Nguyên (2017), Việt Nam có nhiều chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người
cao

tuổi,

Nhân

dân

Điện

tử,



hội,

25/09/2017,

/>
16



×