Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 163 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ THÚY

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ THÚY

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC & DVLS
Mã số: 9.22.90.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Việt Hạnh

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả số liệu
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan
chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác
giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận án

Hoàng Thị Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện dân chủ ........................ 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng Bằng
Bắc Bộ ......................................................................................................... 18
1.3. Đánh giá khái quát về kết quả nghiên cứu của các công trình liên
quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................... 33
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .................................................. 37
2.1. Khái niệm dân chủ ............................................................................... 37
2.2. Ba hình thái lịch sử của dân chủ .......................................................... 44
2.3. Về chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và dân chủ ở nông
thôn Đồng bằng Bắc bộ ............................................................................... 48
2.4. Thực hiện dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ58
Chƣơng 3: THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC

BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......... 70
3.1. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dân chủ cơ sở (Giai
đoạn từ 1998 cho đến nay) .......................................................................... 70
3.2. Hiện trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng bằng Bắc bộ Việt
Nam cho đến hiện nay ................................................................................. 77
3.3. Đánh giá tổng quát thành tựu và hạn chế trong thực hiện dân chủ ở
nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ và nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế104
3.4. Một số vấn đề đặt ra đối với việc đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở
nông thôn Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay .................................... 111
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC
HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ................. 116


4.1. Phương hướng đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng bằng
Bắc bộ........................................................................................................ 116
4.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng thực hiện dân chủ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ......................... 118
KẾT LUẬN .................................................................................................. 138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 142


DANH MỤC NHỮNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội


CSCN

:

Cộng sản chủ nghĩa

ĐBBB

:

Đồng bằng Bắc bộ

ĐCSVN

:

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

:

Hội đồng Nhân dân

KT - XH

:

Kinh tế- xã hội


KTTT

:

Kinh tế thị trường

MTTQ

:

Mặt trận Tổ quốc

QCDC

:

Quy chế dân chủ

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

UBND

:

Ủy ban Nhân dân


XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ cử tri vùng ĐBBB tham gia bầu cử Quốc hội 2016. ............ 77
Bảng 3.2. Số ứng cử viên và số đại biểu Quốc hội được bầu ở các đơn vị bầu
cử thuộc tỉnh Nam Định .................................................................................. 79


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam do
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngay từ những
đề cương, cương lĩnh cách mạng đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi
dân chủ cho nông dân là nội dung trọng yếu trong mục tiêu dân chủ của cách
mạng dân tộc dân chủ. Đảng đề ra khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, và từng
bước thực hiện nhiệm vụ này bằng các chiến lược, sách lược phù hợp với mỗi
giai đoạn. Thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ đã trở thành mục tiêu, động
lực đối với cách mạng Việt Nam trong những cuộc chiến tranh giành và giữ
nền độc lập dân tộc.
Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo cũng nhằm mục
tiêu là thực hiện, đảm bảo và nâng cao quyền dân chủ cho người dân, đề cao
nhân tố quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống, trước
hết là trong lĩnh vực sản xuất, trong đó nông nghiệp và nông dân là vấn đề
hàng đầu, là cơ sở để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Thành tựu vĩ đại

của đổi mới làm cho đất nước ta thay đổi nhanh chóng, căn bản và được thế
giới thừa nhận. Trí tuệ bản lĩnh của Đảng và sức mạnh của nhân dân trong
thiết chế dân chủ là hai nguyên nhân căn bản của mọi thắng lợi. Ngày nay
công cuộc đổi mới bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt nền dân chủ càng
phải hoàn thiện hơn, sâu sắc và thực chất hơn, bởi vì dân chủ là phương thức
tốt nhất để phát huy mọi nguồn lực con người.
Ở nước ta, 65,6% dân số cả nước hiện đang sinh sống ở khu vực nông
thôn (63.149.249/ 96.880.645) [39]. Do đó, thực hiện dân chủ ở nông thôn là
bộ phận quan trọng hàng đầu và cấp thiết trong sự nghiệp phát triển và thực
hiện đời sống dân chủ ở nước ta.
Nông thôn ĐBBB là một khu vực trọng địa hàng đầu của đất nước. Đây
là khu vực nông thôn có dân số đông hơn mọi khu vực nông thôn khác trong

1


toàn quốc với 22,5 triệu người [159].Vùng trọng địa này gắn liền với quá
trình hình thành những giá trị căn bản nhất của nền văn hóa Việt Nam, có vai
trò trung tâm chiến lược hàng đầu của đất nước. ĐBBB cũng là nơi hình
thành và bảo lưu những truyền thống cơ bản của Việt Nam, anh hùng, bất
khuất, đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng tạo, đầy đủ nghị lực vượt qua mọi
hi sinh gian khổ để đạt tới mọi mục tiêu của Cách mạng Việt Nam do Đảng
lãnh đạo. Đồng thời, những gì không còn phù hợp với đòi hỏi mới của cuộc
sống, những tàn tích của đời sống XH cổ truyền cũng được lưu giữ dai dẳng
nhất ở khu vực này. Thực hiện dân chủ thành công ở khu vực này chắc chắn
sẽ đem lại những bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng chế độ dân chủ
XHCN ở Việt Nam.
Nhưng với tinh thần nhìn thẳng sự thật, chúng ta phải thừa nhận rằng
kết quả trên lĩnh vực phát triển dân chủ ở nông thôn vẫn chưa được như kỳ
vọng của Đảng và Nhân dân. Đảng và Chính phủ đã đầu tư về chính sách và

nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng và thực hiện dân chủ ở nông thôn.
Nông dân trông đợi và sẵn sàng cùng Đảng và Chính phủ thực hiện và đẩy
mạnh nhiệm vụ này, vậy tại sao vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, bất
cập trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn? Những trở lực nào đã tạo nên
những hạn chế, yếu kém đó, bản chất của những trở lực này là gì? Có thể
khắc phục được hay không?...
Nghiên cứu sinh có nguyện vọng góp phần nhỏ bé vào việc trả lời cho
những câu hỏi trên. Do đó tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hiện dân chủ ở
nông thôn Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho
luận án Tiến sỹ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện dân chủ ở nông thôn ĐBBB trên cơ sở đánh giá một cách khách

2


quan về những thành tích và hạn chế của công tác này trong những năm đổi
mới đặc biệt là những năm gần đây.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, luận án phải giải quyết ba nhiệm vụ
sau đây:
- Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về dân chủ và thực hành
dân chủ, một số nhận thức về vấn đề dân chủ ở nông thôn ĐBBB hiện nay.
- Hai là, trình bày thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn ĐBBB từ
khi đổi mới (1986) đến nay, trọng tâm là từ khi ban hành Quy chế dân chủ cơ
sở, xác định những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hành dân chủ ở nông
thôn ĐBBB.
- Ba là, các giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả

thực hiện dân chủ ở nông thôn ĐBBB.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở khoa học và thực tiễn của khái niệm dân chủ, thực hiện dân
chủ, dân chủ và thực hiện dân chủ ở nông thôn ĐBBB.
- Các thành tích và hạn chế trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn
ĐBBB và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lĩnh vực hoạt động này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Địa bàn nghiên cứu: Nông thôn Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu:Từ khi ban hành quy chế dân chủ cơ sở, chủ
yếu là những năm gần đây.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ. Đồng thời, luận án được trình

3


bày dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước về dân chủ và thực hiện dân chủ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành khoa học xã hội như: triết học, luật học, chính trị, lịch sử…nhằm
luận chứng cho các nội dung quan tâm của dân chủ, thực hiện dân chủ. Từ đó
phân tích mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ và các điều kiện kinh tế xã hội,
văn hóa, truyền thống lịch sử, pháp lệnh…khi áp dụng vào nghiên cứu và một
đối tượng, phạm vi cụ thể.

5. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa những tư tưởng cơ bản về dân
chủ và thực hiện dân chủ.
- Trên cơ sở những tư liệu đã được công bố, đánh giá khách quan thực
trạng thực hiện dân chủ ở vùng ĐBBB qua các tiêu chí dân chủ phổ biến và
đòi hỏi của quá trình phát triển đổi mới trên đất nước ta.
- Luận án chỉ ra và xác định được nguyên nhân của những hạn chế
trong thực hành dân chủ ở nông thôn ĐBBB Việt Nam hiện nay.
- Luận án có những đóng góp nhất định, khi đề ra một số giải pháp có
tính khả thi, nhằm thúc đẩy tốt hơn quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn
ĐBBB Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận, luận án trước hết là tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy và học tập, phổ biến thực hiện dân chủ một việc đang cần triển khai rộng
rãi ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn, những luận điểm và những giải pháp mà nghiên cứu
này đề xuất có thể đóng vai trò tư vấn hữu ích cho những cán bộ đang trực

4


tiếp hoạt động trong lĩnh vực phát triển dân chủ ở nông thôn, trực tiếp thực
hiện chỉ đạo, giám sát, đôn đốc, thực thi pháp lệnh thực hiện dân chủ ở nông
thôn trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương,
bao gồm 13 tiết.

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện dân chủ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cơ bản về dân chủ
Lý luận cơ bản về dân chủ là lĩnh vực trọng yếu trong toàn bộ lý thuyết
về dân chủ và thực hiện dân chủ. Do đó các công trình nghiên cứu về lĩnh vực
này rất phong phú. Ở trong nước, từ đòi hỏi đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công
cuộc đổi mới, việc nghiên cứu lý luận về dân chủ đã được đẩy mạnh. Các công
trình nghiên cứu về dân chủ, đặc biệt là nghiên cứu các quan điểm Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đã xuất hiện ngày càng nhiều.
- Bài viết “Từ tư tưởng của C.Mác về dân chủ đến nền dân chủ XHCN ở
Việt Nam” của Tạ Ngọc Tấn [159] giành phần đầu trình bày súc tích về
những quan điểm của Mác, so sánh sự khác nhau căn bản giữa chế độ chuyên
chế và chế độ dân chủ. Mác chỉ rõ trong chế độ phong kiến chuyên chế, nhân
dân là “nhân dân của chế độ nhà nước” có nghĩa là lợi ích và ý chí của nhà
nước phong kiến áp đặt lên nhân dân, biến nhân dân thành công cụ, phương
tiện phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Họ bị tước đoạt
quyền con người, bị áp bức bóc lột, là thần dân là con dân của ông vua
chuyên chế. Ngược lại, trong chế độ dân chủ, nhà nước là “tính quy định của
nhân dân”, có nghĩa là mang bản chất nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân
dân. Do đó, trong chế độ quân chủ, con người là “Tồn tại được quy định bởi
luật pháp”. Luật pháp phong kiến được quy định như thế nào thì người dân
buộc phải sống như vậy. Ngược lại, trong chế độ dân chủ, luật pháp tồn tại vì
con người. Những quan điểm này của Mác chính là cơ sở lý luận căn bản của
quyền dân chủ của nhân dân, trước hết là dân chủ về chính trị. Do đó, Mác coi
bầu cử là quan hệ cơ bản nhất của xã hội công dân, là xã hội công dân của

6



quyền pháp. Qua bầu cử, nhân dân tạo dựng nên nhà nước như một thứ công
cụ xã hội cơ bản để bảo vệ lợi ích của mình.
- Nguyễn Văn Giang, có bài nghiên cứu “Từ quan điểm về dân chủ của
Ph. Ăngghen” [61]. Ăngghen cho rằng từ dân chủ chủ nô qua dân chủ tư sản
đến dân chủ vô sản là những bước tiến của lịch sử. Đó là kết quả phát triển
của thực tiễn xã hội phù hợp với sự phát triển của nền văn minh nhân loại trên
cơ sở phát triển lực lượng sản xuất. Mác và Ăngghen nhấn mạnh rằng nền dân
chủ tư sản, do bản chất của quan hệ sản xuất TBCN là một bước tiến bộ lớn
lao của lịch sử, nhưng tự do tư sản bị chi phối bởi quan hệ sản xuất TBCN
nên vẫn mang tính giả tạo, là tự do giả che dấu chế độ nô lệ tồi tệ nhất trong
lịch sử. Do đó, bình đẳng trong nền dân chủ tư sản cũng chỉ là sự giả dối,
không thể tồn tại mãi được, và nhất định sẽ bị thay thế bằng bình đẳng thực sự
ở CNCS, trên một cơ sở mới, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
- Đặng Hữu Toàn có bài viết “Quan điểm của Lênin về sự kết hợp tất
yếu, hữu cơ giữa dân chủ và CNXH” [172]. Tác giả phân tích quan điểm của
Lênin, nhấn mạnh rằng sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản,
giai cấp vô sản cần phải thực hiện ngay chế độ dân chủ cho quảng đại quần
chúng nhân dân, lấy đó làm động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng XHCN. Như
vậy, Lênin là người đầu tiên chỉ ra rằng dân chủ là một động lực xã hội, thúc đẩy
sự phát triển của xã hội nhằm đạt tới mục tiêu tốt đẹp là xã hội XHCN.
- Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân
dân”[81]. Lại Quốc Khánh nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ bao quát
những đặc trưng cơ bản của dân chủ, nhấn mạnh hơn hết là dân chủ chính trị,
quyền lực nhà nước là quyền lực nhân dân ủy thác cho. Người nhiều lần
khẳng định: Tất cả cán bộ nhà nước từ chủ tịch nước trở xuống đều là công
bộc của nhân dân. Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới dân chủ về kinh tế, nhắc


7


nhở Đảng và Nhà nước hết sức ưu tiên nhiệm vụ ổn định và nâng cao đời
sống của nhân dân.
- Hoàng Chí Bảo, trong bài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ ” [12] nhấn mạnh tới tính phong phú, toàn diện của tư tưởng Hồ Chí Minh
về dân chủ, mang tính hiện đại, đồng thời rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam:
Dân chủ gắn với tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ không chỉ gắn với vấn đề
lợi ích quyền lực, thể chế mà còn gắn với giá trị làm người, nhân phẩm, tự chủ
của con người; dân chủ vừa là phương pháp lãnh đạo quản lý, vừa là đạo đức,
nhất là đối với người lãnh đạo…
- Vấn đề quyền con người là một trong những nội dung căn bản trong tư
tưởng dân chủ cũng đã được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Những nghiên cứu
tiêu biểu có thể kể đến: “Tư tưởng về quyền con người” Khoa Luật Đại học
Quốc gia HN - Võ Khánh Vinh [179] “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của
nhóm quyền dân sự và chính trị” Võ Khánh Vinh [180]; “Quyền con người. Tiếp
cận đa ngành và liên ngành luật học” của Võ Khánh Vinh [181]; “Quyền con
người và luật quốc tế về quyền con người” của Chu Hồng Khanh [80]…
Phần lớn các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò cốt lõi của vấn đề
quyền con người trong một xã hội dân chủ và do đó trong tư tưởng về dân chủ.
Đó vừa là vấn đề của từng cá nhân, vừa là vấn đề làm cơ sở thẩm định trình độ
của phát triển dân chủ ở mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, không thể
tách rời vấn đề nhân quyền với hoàn cảnh lịch sử của mỗi cộng đồng, gắn với
đặc điểm văn hóa, tôn giáo, sắc tộc của mỗi cộng đồng quốc gia dân tộc, nếu
không muốn bị lôi cuốn bởi những mưu toan chính trị biệt phái, lợi dụng vấn đề
này để chống phá, gây rối với khẩu hiệu “nhân quyền không biên giới”.
- Trên thế giới, những nội dung cơ bản của dân chủ đã được nghiên cứu
từ hơn 2 thế kỷ, trước hết là các nghiên cứu về các tác phẩm của Hobbs, John
Locke, Voltaire, Diderot, Montesquieu, Rousseau, Các Mác, Ph. Ănghen,

Lênin… Tiếp đó là những nghiên cứu về nền dân chủ hiện đại ở phương Tây

8


đặc biệt là ở Mỹ và như “ Về dân chủ ” của Robert A. Dahl (Yale University
Presse 1998), “Các đảng chính trị và nền dân chủ” của Diamond, Larry và
Richard Gunther (JHU Pess 2001); “Tư tưởng dân chủ” của Copp, David,
Jean Hampton và R. Roemer, Cambridge University press 1993; “Những khái
niệm và lý thuyết về dân chủ hiện đại” của Birche và Anthony – London
Roudledge (1993); “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” giới thiệu một số
tiểu luận của các học giả nước ngoài về dân chủ hiện đại, do Khoa luật
ĐHQG Hà nội chọn lọc và giới thiệu [112] Nguyễn Đăng Dung chủ biên
(2012); “chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội” của N.M.Voskresenkaia và
N.B. Davletshina [182]…Và rất nhiều nghiên cứu khác. Do khuôn khổ của đề
tài và nhiệm vụ khoa học của nghiên cứu này, tác giả xin chỉ nêu về hai
nghiên cứu:
Thứ nhất, Lý Ba một nhà nghiên cứu Trung Quốc đang làm việc ở Mỹ
có 3 tiểu luận được cuốn “ Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến” tuyển chọn
và giới thiệu, trong đó có tiểu luận “chủ nghĩa hợp hiến là gì”. Theo tác giả,
Hiến Pháp là khế ước cơ bản giữa chính quyền và xã hội dân sự; “chủ nghĩa
hợp hiến là hệ thống có những định chế chính trị với một đạo luật tối cao
(thường được gọi là “hiến pháp”) trong đó tất cả (đặc biệt là toàn bộ hệ thống
chính quyền) được cai quản bởi đạo luật tối cao này, mà chỉ có dân ý (được
định nghĩa qua thủ tục định chế đã được ấn định trước, thường là qua cơ cấu
bầu cử tuyệt đại đa số) mới có thể thay thế và sửa đổi được nó. ”[112,tr.40].
Thứ hai, Greg Russell, giáo sư của đại học Oklahoma (Mỹ). Khi đề cập
đến chủ quyền nhân dân như cơ sở căn bản của chủ nghĩa hợp hiến, đã khẳng
định các nhà hợp hiến khai quốc của Hoa kỳ đã soạn thảo và đệ trình nhân
dân phê chuẩn một văn kiện dùng để cai trị, dựa trên quan niệm là quyền

chính trị tối hậu không phải thuộc về chính quyền hay bất cứ một viên chức
nào trong chính quyền mà là thuộc về nhân dân: “Nhân dân chúng tôi là người
sở hữu chính quyền, nhưng dưới chế độ đại diện dân chủ, chúng ta giao quyền

9


cai quản hàng ngày cho một tập thể các đại diện dân cử. Tuy nhiên, sự ủy
quyền này không hề cản trở hay giảm bớt quyền và trách nhiệm của nhân dân
với tư cách là người có thẩm quyền tối cao. Tính chất chính danh của chính
quyền vẫn còn thuộc về người dân được cai trị, và người dân vẫn giữ nguyên
quyền bất khả xâm phạm là họ có thể thay đổi chính quyền một cách hòa bình
hay thay đổi Hiến pháp của họ” [112,tr.60].
Các nhà nghiên cứu ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội còn chọn lựa
quan điểm của các chính khách, nhà nghiên cứu tiêu biểu về tất cả các nội
dung khác của dân chủ như quyền con người, về công bằng, bình đẳng, về
tính độc lập của tư pháp.
- Cuốn sách “chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội”[182] của
N.M.Voskrenskaia và N.B.Davletshina (Liên bang Nga) đề cập đầy đủ những
nội dung của khái niệm dân chủ, được trình bày với một cấu trúc hệ thống
chặt chẽ. Các tác giả triển khai các quan điểm về dân chủ của mình từ những
vấn đề đơn giản nhưng cơ bản nhất, trả lời cho câu hỏi “dân chủ là gì?” sau đó
triển khai các luận điểm của mình theo một logic phù hợp với quá trình con
người hiểu về dân chủ qua đời sống thực tiễn: Sống trong xã hội dân chủ, con
người cần và nhận ra những giá trị dân chủ (chương 2: “xã hội và các giá trị
dân chủ”). Cốt lõi (khái niệm trung tâm) của những giá trị ấy là vấn đề quyền
cơ bản của con người (chương 3: Quyền con người trong xã hội dân chủ).
Làm thế nào để cho các giá trị ấy được tôn vinh và bảo vệ? Nhân dân phải tạo
ra nhà nước, kiểm soát hoạt động của nó, buộc nó phải tôn trọng và bảo vệ
các giá trị này (Chương 4: Nhà nước và chính quyền): Làm thế nào để có một

nhà nước như vậy? Hãy tạo dựng nên tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước
như vậy? Hãy tạo dựng nên tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước bằng bầu
cử phổ thông, công bằng, minh bạch và bỏ phiếu kín.

10


Những chương còn lại (5,6,7,8,9) các tác giả đã sử dụng những quan
điểm trên để phê phán thực trạng xã hội, đề xuất và cổ súy cho những giải
pháp phát triển dân chủ trong xã hội, hoàn thiện nhà nước pháp quyền.
Trên đây, là tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan
đến những nội dung cơ bản nhất của dân chủ. Những quan điểm của các tác
giả trên đã giúp NCS hình dung được các luận điểm cơ bản, hình thành nên
những vấn đề cốt lõi về dân chủ, làm cơ sở để phát triển những luận điểm lý
luận, chỉ đạo hướng và phương pháp khi nghiên cứu thực trạng về dân chủ ở
Việt Nam nói chung, ĐBBB nói riêng, đề xuất những kiến nghị giải pháp
nhằm đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở nông thôn ĐBBB Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cơ bản về thực hiện dân chủ
Thực hành dân chủ là một quá trình hoạt động thực tiễn xã hội với mục
tiêu xây dựng và phát triển dân chủ. Do đó, trong quá trình đổi mới, các công
trình nghiên cứu về thực hiện dân chủ xuất hiện ngày càng nhiều, đề cập đến
mọi khía cạnh của thực hiện dân chủ.
- “Quan điểm của ĐCSVN về dân chủ và thực hành dân chủ (trước và từ
khi đổi mới đến nay)”[164] là bài viết của PGS. TS Nguyễn Viết Thông. Theo
tác giả, quan điểm “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát triển quyền làm chủ
của nhân dân lao động ”[46, tr.115] mà Đại hội VI đưa ra là chủ trương chính
trị quan trọng mở đầu cho một giai đoạn thực hiện dân chủ ở một chất lượng
mới. Đại hội VII nhấn mạnh dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, phải gắn với
công bằng xã hội trong thực tế cuộc sống. Thực hiện dân chủ là công việc của
toàn bộ hệ thống chính trị, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân

chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực
hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là thực
hiện pháp luật phải được thể chế hóa bằng pháp luật.
Theo tác giả, Đại hội IV và Đại hội V nhấn mạnh việc xây dựng chế độ
làm chủ tập thể, nhưng lại chưa xác định rõ những điều kiện và thiết chế thực

11


tiễn, nên việc thực hiện dân chủ kém hiệu quả. Nhân dân ủy quyền cho nhà
nước, nhưng lại không có điều kiện và thiết chế để kiểm tra, giám sát quyền
lực. Đảng lãnh đạo nhưng lại bao biện, làm thay công việc của nhà nước. Đến
Đại hội VII quan điểm này được làm rõ: “Điều kiện quan trọng để phát huy
dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế
XHCN, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật, và ý thức tuân
thủ pháp luật của nhân dân”[47,Tr. 296]. Quan niệm về chủ thể của thực hiện
dân chủ được hoàn thiện hơn với chủ trương “Nâng cao ý thức về quyền và
nghĩa vụ của nhân dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân
dân” [51, tr. 239] được nêu lên trong Đại hội XI. Hiến pháp 1992 ghi nhận:
“Ở nước CHXHCNVN các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp và Luật” (Điều 50, Hiến Pháp 1992).
Nghiên cứu này của Nguyễn Viết Thông đã làm rõ quá trình phát triển
nhận thức về thực hiện dân chủ của ĐCSVN. Đó là cơ sở xuất hiện những chỉ
đạo sáng suốt của Đảng trong những năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và
Pháp lệnh 34 vừa qua.
- Công trình nghiên cứu “Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng
duy nhất cầm quyền” [59] do Phạm Văn Đức chủ biên đề cập tới một vấn đề
quan trọng hàng đầu trong các đặc trưng của chế độ dân chủ XHCN ở Việt
Nam, đó là ĐCSVN giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Phần 3 của tác

phẩm giành cho việc luận chứng ba nội dung cơ bản đối với việc thực hiện
dân chủ, trước hết tác giả nhấn mạnh Đảng phải tiếp tục đổi mới toàn diện, từ
công tác lý luận, tư tưởng đến công tác cán bộ, thu hút nhân tài vào hàng ngũ
của Đảng, đến tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân, mở rộng dân
chủ, thấm nhuần tư tưởng lấy dân làm gốc. Hai là, không ngừng hoàn thiện
nền dân chủ XHCN, thực hiện “tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” tiếp thu
và phát triển các giá trị nhân loại về dân chủ. Ba là, không ngừng hoàn thiện
nhà nước pháp quyền XHCN.

12


Sau khi nêu lên những kinh nghiệm thực hành dân chủ ở một số nước
như Đức, Thái Lan, Xin-ga-po, Đài Loan…ở chương IV, tác giả đưa ra những
quan điểm, phương hướng và giải pháp thực hành dân chủ, đề cao hình thức
quản lý xã hội dưới hình thức nhà nước, tiếp thu có chọn lọc và vận dụng các
quan điểm của lý thuyết dân chủ hiện đại, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
gắn liền với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân
như một nội dung trọng tâm, có sức lan tỏa đến toàn bộ quá trình thực hiện
dân chủ.
Những luận điểm mà tác phẩm này nêu lên vừa khẳng định tính khả thi
của việc thực hiện dân chủ trong hoàn cảnh một Đảng duy nhất cầm quyền ở
nước ta, chống lại một cách có hiệu quả các quan điểm sai trái của các thế lực
thù địch, vừa hoàn toàn phù hợp với những thành quả toàn diện của Việt Nam
trong hơn 30 năm đổi mới, trong đó có những thành tựu quan trọng về thực
hiện những quyền dân chủ cơ bản như dân chủ về chính trị, dân chủ về kinh
tế, về văn hóa xã hội, thông qua các chương trình quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế…
- Nguyễn Thế Phúc có bài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực
hành dân chủ trong Đảng” [147]. Tác giả xuất phát từ những luận điểm về vai

trò quyết định của Đảng đối với thắng lợi của cách mạng. “Trước hết phải có
Đảng cách mệnh” và “Đảng có vững cách mệnh mới thành công” [tập 2,
Tr289- HCM toàn tập, 2011] để đi tới quan niệm có quan hệ trực tiếp tới vấn
đề thực hiện dân chủ: Đảng muốn vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng đi
tới thành công thì một trong những vấn đề cốt yếu nhất là thực hành dân chủ
rộng rãi trong Đảng. Phải thực sự mở rộng dân chủ trong Đảng để tất cả các
đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình. Lãnh đạo (một cách) dân chủ nghĩa là
phải sâu sát với quần chúng, không được áp đặt mệnh lệnh một cách độc
đoán, mà phải biết lắng nghe ý kiến của quần chúng, nhưng không theo đuôi.

13


Tác giả nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Đây là
ngọn nguồn sức mạnh cho Đảng, thông qua cơ chế thực hiện dân chủ.
- Bài nghiên cứu của Phạm Văn Bính “ Dân chủ và thực hành dân chủ
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [20] nêu lên một vài khía cạnh rất cụ thể, rất
thực tế, gần gũi với đời sống trong quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về
thực hiện dân chủ. Theo tác giả, nguyên tắc và cơ chế vận hành của hoạt động
dân chủ là từ trong quần chúng ra và trở lại với quần chúng, “Cách lãnh đạo
cực kỳ tốt là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích
nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó
tuyên truyền giải thích cho quần chúng và làm cho nó thành ý kiến của quần
chúng, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó” [116,Tr 290].
Theo Hồ Chí Minh các nguyên tắc cơ bản nhất của thực hiện dân chủ
đều là dựa vào dân:
“1. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng.
2. Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm
cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước mặt dân
chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không phù hợp thì để họ đề nghị

sửa chữa. Dựa vào dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta.
3. Chớ khư khư theo “sáo cũ”. Luôn luôn phải theo tình hình thiết thực
của dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sự
tình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy hoàn cảnh thiết thực trong nơi
đó và lúc đó đưa ra đấu tranh.
4. Tuyệt đối không theo đuôi quần chúng. Nhưng phải khéo tập trung ý
kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng,
phải xem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó
thành cách chỉ đạo nhân dân.
5. “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Trước kia việc gì cũng từ “trên lộn
xuống”. Từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên” [116,Tr.297- 298].

14


Theo Hồ Chí Minh, chỉ có ở chế độ dân chủ, tư tưởng con người mới
được tự do. Khi tự do tư tưởng không được tôn trọng thì trên dưới không hiểu
nhau, cách biệt nhau, rồi quần chúng với Đảng xa rời nhau. Phương pháp khắc
phục tình trạng này là “trong lúc khai hội, cấp trên để cho mọi người có gì nói
hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích sửa chữa” [116,Tr.244].
Nghiên cứu đề cập đến một vấn đề rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về thực hiện dân chủ, đó là mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, cách
thức tốt nhất để Đảng thực hiện được vai trò lãnh đạo là thực hiện dân chủ
thiết thực, dựa vào quần chúng nhân dân.
- Nghiên cứu của Nguyễn Đình Bắc với tiêu đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân chủ trong kinh tế và sự vận dụng của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới” [17].
Tác giả nhấn mạnh rằng trong quan niệm về dân chủ kinh tế của Hồ Chí
Minh, vấn đề quyền sở hữu của nhân dân, của người lao động là vấn đề quan
trọng hàng đầu. Cần phải làm cho người xã viên nhận thức rõ “Mình là người
làm chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công

việc của hợp tác xã” [121, tr.95]. Cần phải có sự bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế và sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu: “Trong nước ta hiện nay
có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau: Sở hữu của nhà
nước, tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác xã, tức là sở hữu tập thể của
nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; một ít tư liệu sản xuất
thuộc về sở hữu của nhà tư bản” [120, tr.588]. Người còn nhấn mạnh từ làm
chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ quản lý lao động, làm chủ việc
phân phối sản phẩm lao động.
- Hai tác giả Nguyễn Năng Nam và Trịnh Vương Cường, trong bài viết
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xã hội” [135] tập trung
khai thác quan điểm Hồ Chí Minh về mối liên hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ
trong thực hiện dân chủ. Người nhấn mạnh “Nhà nước bảo đảm quyền tự do
dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do, dân chủ

15


để xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, của nhân dân” [120, tr.593]. Mọi công
dân có quyền làm chủ thì phải làm tròn nghĩa vụ của người làm chủ, đó là:
Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và các quy
tắc nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, “phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận
công dân, giữ đúng đạo đức công dân” [118, tr.452]. Sự gắn kết song hành giữa
quyền lợi với nghĩa vụ là quan hệ biện chứng căn bản của chế độ dân. Làm rõ
điều này là một nội dung thường xuyên của công việc giáo dục ý thức pháp luật
trong thực hiện dân chủ.
- Công trình nghiên cứu “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã – một số
vấn đề lý luận và thực tiễn” [138] Dương Xuân Ngọc chủ biên. Sau phần
phân tích, đánh giá một số kiểu tổ chức làng trong đó có nhiều yếu tố dân
chủ trong quá khứ, các tác giả khẳng định rằng trong lịch sử nước ta đã từng
tồn tại một truyền thống dân chủ, nhưng lại bị chế độ quân chủ phong kiến

kìm hãm, lấn át.
Đề cập đến quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hiện dân chủ, các
tác giả khẳng định rằng các quan niệm này có cội nguồn từ quan niệm đúng đắn
của Người về nhân dân và vai trò quyết định của nhân dân. “Dân chúng đồng
lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không
nên” [115,Tr.293]. Hồ Chí Minh khẳng định rằng “Thực hành dân chủ là cái
chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [117, Tr.249].
- Công trình nghiên cứu “Hương ước trong quá trình thực hiện dân chủ ở
nông thôn Việt Nam hiện nay” [178] Đào Trí Úc chủ biên đã đưa ra vấn đề ý
nghĩa thực tiễn và vai trò của hương ước mới trong thực hiện dân chủ ở nông
thôn hiện nay.
Các tác giả cho rằng trong thực tế, nếu chỉ thuần túy sử dụng pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn thì chưa đầy đủ và đạt hiệu quả
cao, hạn chế sự phát triển thuần phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà
luật pháp dù hoàn thiện cũng không thể bao quát hết được. Do đó việc Đảng

16


và Nhà nước “khuyến khích xây dựng hương ước” là đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn. Hương ước là một phần trong phương thức thực hiện quy chế dân
chủ. Trong quan hệ với các quy phạm pháp luật, hương ước có vai trò bổ
sung, hỗ trợ bằng con đường cụ thể hóa pháp luật thành những quy định trong
hương ước, trong khuôn khổ không vượt quá sự định biên hoặc mâu thuẫn với
quy định pháp luật. Hương ước phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật,
được sự quản lý của Nhà nước, góp phần thực thi pháp luật.
Trong quan hệ với các loại hình quy phạm khác (phong tục, tập quán,
các quy phạm trong tín ngưỡng tôn giáo, luật tục của các tộc người…) hương
ước không thể thay thế, xâm hại tính hợp pháp hay các yếu tố tích cực của các
quy phạm này. Đồng thời hương ước còn góp phần quan trọng vào việc củng

cố, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong các
quy phạm này.
- Những công trình nghiên cứu lý luận về thực hiện dân chủ còn rất
nhiều như: “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam” của Đỗ
Trung Hiếu; “Quy chế dân chủ ở cơ sở, vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ
Văn Hiền; “Quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam” của Đào Duy
Tấn; “Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội trong phát triển bền vững” của
Hoàng Chí Bảo; “Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh” của Phạm Văn Bính;
“Những luận đề triết học - xã hội về dân chủ và dân chủ hóa ở nước ta” của
Hoàng Chí Bảo; “Thực hành dân chủ - Một phương thức nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền” của Phạm Văn Đức;
“Phát huy dân chủ và phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện
nay” của Hồ Hương Giang và Võ Châu Thịnh; “Một số nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong xã hội” của Tạ Việt Hùng;
“Hành vi nhân tố bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” của
Trần Ngọc Đường; “chế ước quyền lực của nhà nước” của Nguyễn Đăng
Dung; “vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa” của Phạm Văn Đức; “Thực hiện

17


công bằng trong giáo dục đào tạo giữa các dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số ở
nước ta hiện nay” của Phạm Văn Dũng…
Những nghiên cứu này đề cập tới mọi khía cạnh của lý luận về thực hiện
dân chủ với độ đậm nhạt khác nhau. Qua đó tác giả cũng đã được gợi ý hữu ích
trong quá trình lựa chọn mục đích và phạm vi cho nghiên cứu của mình.
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực hiện dân chủ ở nông thôn Đồng
Bằng Bắc Bộ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam
Thực trạng thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam là một vấn đề thời

sự ở Việt Nam trong một hai thập niên lại đây. Do đó, những nghiên cứu về
lĩnh vực này rất nhiều, thuộc tất cả các thể loại, đề cập đến tất cả các khía
cạnh của thực hiện dân chủ. Điều đáng nói là càng gần đây, số lượng các
nghiên cứu thực hiện dân chủ ở nông thôn trực tiếp đề cập đến thực hiện quy
chế dân chủ và pháp lệnh 34 ngày càng nhiều, trong đó có những nghiên cứu
đã trực tiếp tiếp cận vấn đề dưới góc độ pháp lý.
- Công trình nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo yêu
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam” Nguyễn Hồng
Chuyên [36] là một chuyên khảo về thực hiện pháp luật. Tác giả cho rằng so
với các quy chế thực hiện dân chủ 1998 và 2003, Pháp lệnh 34 có những điểm
mới, cũng là ưu điểm sau đây:
- Pháp lệnh tập trung nhiều hơn vào những nội dung quan trọng, thiết
thực đối với người dân ở cơ sở, không còn những nội dung như Nghị quyết
của HĐND xã, sơ kết, tổng kết của HĐND, UBND xã.
- Pháp lệnh quy định chi tiết hơn và cụ thể hơn các hình thức thực hiện
dân chủ ở cấp xã như vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong hệ
thống cơ quan công quyền cấp xã .

18


×