XÂY DỰNG NỀ NẾP CHỦ NHIỆM
1/ Thực trạng
- Học sinh từ lớp một lên lớp trên thường có sự thay đồi lớp như một số em
từ trường khác chuyển đến hoặc từ một buổi chuyển vào bán trú … Chính sự
thay đổi đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng ít nhiều : Xếp hàng lộn xộn
không theo thứ tự , ra vào lớp tự do , đi học không đúng giờ…
- Về tâm lý , trẻ em ở lứa tuổi lớp một còn rất ngây ngô,dễ tin và rất nghe
lời cô giáo. Nhưng đối với các em lớp bốn, lớp năm các em có thay đổi một
chút : biết phân biệt đúng sai, biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản ,
biết nói lên ý kiến của mình ; nhận ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bài
học….
Với những thực trạng trên, để xây dựng đề nếp cho học sinh đòi hỏi người
giáo viên phải có bản lĩnh , tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học
sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao
dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình .
2/ Một số biện pháp thực hiện
* Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật:
- Ngày đầu tiên mới nhận lớp, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng
cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Giờ ra chơi giáo viên nên
cùng học sinh tham gia chơi những trò chơi dân gian như nhảy lò cò, ô ăn
quan,... Tạo sự thân mật giữa thầy và trò.
- Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu
thương chăm sóc các em .
- Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin. Chọn
đội ngũ cán sự cốt cán phải có uy tín và được lớp tin tưởng như lớp trưởng
phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô, thầy
giao .
Ví dụ : Học sinh phải xếp hàng ra vào lớp . Lớp trưởng là người điều động
các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn.
- Sau mỗi tưần , giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét
công việc trong tuần qua : Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực
hiện,..nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới.
Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn
đi học đúng giờ . Tuyên dương học sinh gương mẫu .
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các
em biết được hành vi đúng sai .Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có.
Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh , giáo
viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản
Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách
ra đọc bài ôn lại những bài đã học trong tuần qua ; hoặc ôn lại các bản nhân
chia.
- Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên
cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng ,
tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi
theo.
* Xây dựng nề nếp học tập:
- Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em
thành nhiều nhóm: Phân hoá theo đối tượng học sinh có kế hoạch phương
pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
- Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em. Công việc
này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn. Mỗi
tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng thành viên
trong tổ. Cuối tuần các tổ tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng báo
cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt lớp.
- Trong lớp có học sinh chưa học tốt , giáo viên phải liên hệ với phụ huynh
hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình :
đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em .
- Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình
sức học của các em kịp thời uốn nắn , giúp các các em thấy được lỗi của mình
từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng
dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả.
- Trong quá trình dạy học , giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn
học sinh học tập ; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến
thức .Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh.
- Giáo viên sử dụng phương pháp : học mà chơi – chơi mà học, nhưng không
vì thế mà làm anh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ví dụ : Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự , không phát biểu chung
cả lớp . Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi ; không la
lớn không đập bàn , phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm
vụ cô giao …
Tóm lại , nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy
rất cao , học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức .
* Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức:
Giáo viên đưa ra bảng nội quy của lớp.
1. Đi học đúng giờ. nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh.
2. Phải trật tự nghe giảng bài, làm bài nghiêm túc, thuộc bài trước khi vào
lớp.
3. Lễ phép vâng lời thầy cô, người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè , yêu thương
trẻ em.
4. Ăn mặc sạch sẽ.
5. Không nói tục chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết. Không chơi những
trò chơi nguy hiểm. Tham gia những trò chơi dân gian mà lớp quy định. Để xe
đúng nơi quy định.
6. Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường tổ chức.
7. Biết bảo vệ và giữ gìn của công.
8. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông.
- Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học.
Ví dụ : bài “ Giữ sạch môi trường xung quanh “ Qua bài học các em biết
giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học , sân trường … Tự giác bỏ rác vào
thùng rác , biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện …
- Giáo viên luôn luôn là người làm gương , là tấm gương sáng cho các em
học sinh noi theo.
- Việc động viên khen thưởng, phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học
sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của
nhà trường .
Tóm lại người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các
em trở thành những người có ích cho xã hội cho đất nuớc sau này. Những biện
pháp nêu trên nếu chúng ta thực hiện tốt thì chắc hẳn lớp chúng ta phần nào sẽ
đi vào nề nếp. Giáo viên chúng cần thường xuyên theo dõi , nhắc nhở , làm
gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong
cuộc sống . Trên đây là một số điều tôi đã rút ra trong quá trình dạy học và
làm công tác chủ nhiệm, tôi nêu ra đây để các bạn trong tổ góp ý bổ sung để
hoàn thiện hơn trong công tác chủ nhiệm.