Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ tại viện đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.73 KB, 0 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài.
Thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin, với xu thế toàn cầu hoá, vai trò của giáo dục ngày càng trở
nên quan trọng, là động lực phát triển và là nhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia.
Với tinh thần đó, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo năm 2014, Viện Đại
học Mở Hà Nội đã tổ chức nhiều Hội thảo nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị
quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh vào các nhiệm vụ sau:
Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại,
phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục
đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp
và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới.
Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống
nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng
quản lý chất lượng [21; 09]
Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định những công việc trọng tâm cần tập trung thực
hiện với quyết tâm Siết chặt kỷ cương, nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ đã có chỉ thị về
nhiệm vụ của toàn ngành, trong đó cần tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác quản lý
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Viện Đại học Mở Hà Nội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, là một cơ sở đào
tạo đại học, sai đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa
học, kỹ thuật cho đất nước.
Trong những năm gần đây Viện Đại học Mở Hà Nội đã luôn chú trọng đến công
tác đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo các bậc học, trong đó có bậc Thạc sỹ
như:


1


- Xây dựng Quy định về chương trình đào tạo theo tín chỉ cho tất cả các ngành đào
tạo, các bậc, các hệ đào tạo.
- Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý đào tạo các loại hình, quy định về
công tác cán bộ, quy định về công tác nghiên cứu khoa học, quy định về công tác đảm bảo
chất lượng, quy định trong phối hợp quản lý đào tạo các bậc học, các loại hình đào tạo...
Tuy chất lượng đào tạo của Viện trong những năm gần đây ngày càng được nâng
lên nhưng thực sự còn chưa được như mong muốn.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Viện
Đại học Mở Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ của nhà trường năm 2014, và một trong những
nhiệm vụ trọng tâm đó là “…tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác quản lý, xây
dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định phục vụ công tác đào tạo của Trường theo đúng
các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và phù hợp với tình hình thực tế
ở Viện Đại học Mở Hà Nội, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo”. (trích Báo cáo tổng
kết năm học 2013-2014 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Viện Đại
học Mở Hà Nội)
Chất lượng đào tạo của một trường Đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, nội dung, chương trình, hình
thức, phương pháp, phương tiện dạy học, người dạy, người học và bao trùm lên toàn bộ là
yếu tố quản lý, trong đó các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo giữ một vai trò quan trọng. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo
đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục,
đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng (theo NQ 29, nhiệm vụ số 05) là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong hàng loạt các nhiệm vụ trọng điểm trong năm học 2014-2015 của Viện.
Từ năm 2008, Viện Đại học Mở Hà Nội được Bộ GD & ĐT giao đào tạo Thạc sỹ
và hiện đang thực hiện đào tạo thạc sỹ cho 7 ngành: QTKD, Ngôn ngữ Anh, CNTT, CNSH,
Luật Kinh tế, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông. Quy mô đào tạo bậc Thạc sỹ của Viện
tăng lên hàng năm (số liệu xem bảng 2.1, trang 25). Đổi mới công tác quản lý quá trình

đào tạo các bậc học, trong đó có bậc Thạc sỹ được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Phòng
QLĐT trong năm 2014. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“Các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ Thạc sỹ
tại Viện Đại học Mở Hà Nội ” với mục đích hưởng ứng chương trình hành động của
2


Viện Đại học Mở Hà Nội thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW đối với công tác đào tạo
trình độ Thạc sỹ tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với Viện Đại học Mở Hà Nội trong việc quản lý
quá trình đào tạo bậc Thạc sỹ nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo bậc học này của Viện.
- Các giải pháp mà đề tài đề xuất đối với quy trình phối hợp quản lý đào tạo trình
độ Thạc sỹ sẽ được sử dụng làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, thực hiện tốt
công tác quản lý công tác tuyển sinh, quản lý giảng viên và hoạt động dạy của giảng viên,
quản lý học viên và hoạt động học của học viên, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá và
công nhận kết quả học tập của học viên, quản lý công tác đánh giá luận văn, quản lý công
tác xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, hay nói cách khác là thực hiện những
đổi mới trong công tác đào tạo Thạc sỹ tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Nhóm nghiên cứu đề tài là các cán bộ làm công tác quản lý đào tạo tại Viện Đại
học Mở Hà Nội, thuộc 2 đơn vị: Phòng QLĐT và Khoa Đào tạo Sau Đại học. Việc lựa
chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế trong công tác quản lý và nhu cầu về
việc nghiên cứu lý thuyết ứng dụng vào thực tế để có những đóng góp tích cực trong công
tác quản lý quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo Thạc sỹ của Viện Đại học
Mở Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhóm nghiên cứu đã triển khai đề tài với những mục tiêu sau:
- Phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình đào tạo Thạc sỹ Viện Đại học Mở
Hà Nội, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm yếu.
- Xây dựng quy trình quản lý quá trình đào tạo Thạc sỹ tại Viện Đại học Mở Hà

Nội.
- Xác định nội dung các bước thực hiện quy trình quản lý quá trình đào tạo Thạc sỹ
tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Từ những ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn đã phân tích, đề tài đề ra các
giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sỹ tại Viện Đại
học Mở Hà Nội.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3


4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế,
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Viện Đại học Mở Hà Nội về công tác Giáo
dục đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
- Nghiên cứu lý luận về công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu các quy chế, quy
định, và các tài liệu có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp điều tra-khảo sát:
Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra xin ý kiến, phiếu thăm dò, phiếu khảo sát,
nhằm thu thập các thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý quá trình đào tạo như
chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập,
công tác tuyển sinh, công tác quản lý giảng viên và hoạt động dạy của giảng viên, công
tác quản lý học viên và hoạt động học của học viên, công tác kiểm tra, đánh giá và công
nhận kết quả học tập của học viên, công tác xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt
nghiệp cho học viên.
4.3. Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý để xây dựng cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
4.4. Phương pháp thống kê
Thông qua các số liệu cụ thể về kết quả đào tạo để tổng hợp so sánh, đánh giá, rút

ra những kết luận từ thực tiễn.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý quá trình đào tạo.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình đào tạo Thạc sỹ tại Viện Đại học
Mở Hà Nội, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm mạnh, điểm yếu.
- Xây dựng quy trình phối hợp quản lý quá trình đào tạo bậc Thạc sỹ tại Viện Đại
học Mở Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý đào tạo

4


Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ Thạc sỹ tại Viện Đại học
Mở Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình
độ Thạc sỹ tại Viện Đại học Mở Hà Nội
Trong phần kết luận, chúng tôi đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được và
nêu lên một số đề nghị cho những vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng là danh mục
tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu đề tài.

5




×