Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chất lượng dự án đầu tư chợ phan thiết sử dụng nguồn vốn xã hội hóa tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


ĐỖ MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỢ PHAN THIẾT SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


ĐỖ MINH TRÍ

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỢ PHAN THIẾT SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:



1. PGS.TS ĐỖ VĂN LƯỢNG
2. TS LÊ QUỐC TOÀN

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Đỗ Minh Trí

i


LỜI CÁM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô tham gia giảng dạy và quản lý tại Trường
Đại học Thủy Lợi Hà Nội, Viện khoa học ứng dụng Miền Trung trong suốt quá trình
đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và phương pháp để em có thể áp dụng trong nghiên
cứu giải quyết các vấn đề liên quan đến luận văn của mình. Xin trân trọng gửi lời cảm
ơn đến thầy PGS.TS. Đỗ Văn Lượng và TS. Lê Quốc Toàn, người đã nhiệt tình hướng
dẫn em thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do trình độ chuyên môn và quỹ thời gian có
hạn nên luận văn chắc chắn sẽ có các khiếm khuyết, do đó em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của quý thầy cô.
Tác giả luận văn


Đỗ Minh Trí

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG ......................................................................................................5
1.1

Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng ........5

1.1.1

Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng .........................................5

1.1.2

Quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở Việt Nam .......................... 9

1.2 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại
tỉnh Bình Thuận .........................................................................................................12
1.2.1


Giới thiệu về thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận .............................. 12

1.2.2

Thực trạng về công tác xây dựng ở Bình Thuận trong thời gian qua .......14

1.2.3

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình XD ở Bình Thuận 16

1.2.4 Thực trạng về công tác quản lý chất lượng các công trình sử dụng vốn xã
hội hóa 23
1.3

Kết luận chương 1 ............................................................................................ 24

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ............25
2.1

Cơ sở pháp lý ...................................................................................................25

2.1.1

Luật Xây dựng 2014 [4] ............................................................................25

2.1.2


Luật Đấu thầu 2013 [6] .............................................................................29

2.1.3

Nghị định, Thông tư về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..........32

2.1.4

Nghị định, Thông tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng .............35

2.1.5

Các văn bản pháp lý có liên quan về công trình Chợ Phan Thiết .............38

2.2 Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến quản lý chất lượng công
trình xây dựng ............................................................................................................38
2.3

Cơ sở khoa học .................................................................................................40

2.3.1

Chất lượng các công trình xây dựng ......................................................... 40
iii


2.3.2

Quản lý chất lượng công trình xây dựng .................................................. 43


2.3.3

Nội dung và nguyên tắc quản lý chất lượng công trình xây dựng ............ 46

2.3.4

Mô hình quản lý chất lượng công trình xây dựng..................................... 55

2.3.5

Quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 ...................................... 58

2.3.6

Các tiêu chí đánh giá chất lượng công trình xây dựng ............................. 59

2.4 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng các công trình sử dụng vốn
xã hội hóa có sự đóng góp của người dân ................................................................. 60
2.5

Kết luận chương 2 ............................................................................................ 63

CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH CHỢ PHAN THIẾT ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CHỢ XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN XÃ HỘI
HỘI HÓA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN .......................................................................... 64
3.1 Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Ban QLDA đầu tư
xây dựng thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận [9] ............................................... 64
3.2


Giới thiệu chung về dự án Chợ Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ......................... 68

3.2.1

Quy mô ...................................................................................................... 68

3.2.2

Tổ chức nhân sự quản lý chất lượng công trình Chợ Phan Thiết ............. 75

3.2.3

Quy trình tổng quản lý chất lượng công trình Chợ Phan Thiết ................ 80

3.3 Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và bài học tổng kết trong quy trình quản lý
chất lượng công trình Chợ Phan Thiết ...................................................................... 86
3.3.1

Thực trạng ................................................................................................. 86

3.3.2

Nguyên nhân ............................................................................................. 87

3.3.3

Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 87

3.4 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng các chợ sử dụng nguồn vốn

xã hội hóa .................................................................................................................. 88
3.4.1

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tham gia quản lý chất lượng công trình ......... 88

3.4.2

Chuẩn hóa quy trình quản lý chất lượng công trình chợ .......................... 91

3.4.3

Một số giải pháp hỗ trợ ........................................................................... 112

3.5

Kết luận chương 3 .......................................................................................... 114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 118

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Chợ Cà Ná ......................................................................................................61
Hình 2.2 Chợ Mũi Né ....................................................................................................61
Hình 2.3 Chợ Sara – Hàm Đức...................................................................................... 62
Hình 2.4 Chợ Lagi .........................................................................................................62
Hình 3.1 Phối cảnh mặt đứng ........................................................................................ 81

Hình 3.2 Mặt đứng khu B chợ Phan Thiết ....................................................................82
Hình 3.3 Cầu nối khu A và B chợ Phan Thiết ............................................................... 82
Hình 3.4 Phối cảnh tổng thể .......................................................................................... 83
Hình 3.5 Khu nhà kỹ thuật chợ Phan Thiết ...................................................................83
Hình 3.6 Quầy buôn bán trái cây ................................................................................... 84
Hình 3.7 Quầy buôn bán vàng, bạc ...............................................................................84
Hình 3.8 Phối cảnh các quầy tầng trệt ...........................................................................85
Hình 3.9 Phối cảnh các quầy tầng lầu ...........................................................................85

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng kê một số công trình điển hình trên địa bàn tỉnh .................................. 19
Bảng 3.1 Liệt kê giá trị, hình thức lựa chọn nhà thầu, tiến độ thực hiện một số gói thầu
chính .............................................................................................................................. 71
Bảng 3.2 Bảng kê thành viê Ban Quản lý xây dựng công trình Chợ Phan Thiết ......... 76
Bảng 3.3 Bảng kê cán bộ chuyên môn kỹ thuật của tư vấn giám sát ............................ 77
Bảng 3.4 Bảng kê đội ngũ chuyên môn kỹ thuật của đơn vị thi công .......................... 79
Bảng 3.5 Hệ số thuận lợi tính đơn giá kiốt (quầy, sạp) ............................................... 113

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng ................11
Sơ đồ 1.2 Mô hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình XD ở Bình Thuận ......18
Sơ đồ 1.3 Mô hình quản lý của xã hội về chất lượng công trình XD ở Bình Thuận. ...19
Sơ đồ 2.1 Những nội dung cơ bản của Luật xây dựng 2014 .........................................25
Sơ đồ 2.2 Nội dung chính của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ...........................................33

Sơ đồ 2.3 Nội dung chính của thông tư 16/2016/TT-BXD ...........................................34
Sơ đồ 2.4 Lưu đồ quản lý chất lượng công trình .......................................................... 54
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức Ban QLDA ĐTXD TP Phan Thiết ....................................67
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ Bộ máy lãnh đạo Ban quản lý xây dựng công trình chợ Phan Thiết ..75
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ tổ chức của Tư vấn giám sát công trình chợ Phan Thiết .................... 77
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình chợ Phan Thiết .......................... 78
Sơ đồ 3.5 Sơ đồ bộ máy Ban Chỉ đạo xây dựng công trình chợ ...................................88
Sơ đồ 3.6 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án xây dựng công trình chợ................... 90
Sơ đồ 3.7 Sơ đồ tổ chức của Ban Giám sát cộng đồng .................................................91
Sơ đồ 3.8 Mối quan hệ giữa Ban Chỉ đạo, Ban QLDA và Ban Giám sát cộng đồng ...91
Sơ đồ 3.9 Quy trình tổng quản lý chất lượng công trình chợ ........................................92
Sơ đồ 3.10 Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt Chủ trương đầu tư ............................. 93
Sơ đồ 3.11 Quy trình quản lý chất lượng khảo sát ........................................................ 94
Sơ đồ 3.12 Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án..................................................96
Sơ đồ 3.13 Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công ...................100
Sơ đồ 3.14 Quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp .........................................................103
Sơ đồ 3.15 Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng công trình bước thi công .........106
Sơ đồ 3.16 Quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công .............................107
Sơ đồ 3.17 Quy trình bảo trì công trình .......................................................................110

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

ATLĐ


An toàn lao động

BHYT

Bảo hiểm y tế

CĐT

Chủ đầu tư

CN

Chuyên ngành

CNTT

Công nghệ thông tin

CQQLNN

Cơ quan quản lý nhà nước

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ


HĐKT

Hợp đồng kinh tế

MT

Môi trường



Quyết định

QL

Quản lý

QLDA

Quản lý dự án

QLCL

Quản lý chất lượng

TC

Thi công

TM


Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TVGS

Tư vấn giám sát

TVKS

Tư vấn khảo sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

viii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công trình xây dựng là loại hàng hóa đặc biệt phục vụ cho mọi mặt của đời sống con
người, hàng năm tỷ trọng vốn xây dựng công trình từ nguồn ngân sách và khu vực tư
nhân chiếm từ 25-30% GDP. Tại thành phố Phan Thiết số liệu thống kê 2016, vốn xây
dựng công trình chiếm 31% GDP, mặc khác chất lượng xây dựng công trình tác động
đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống xã hội vì vậy vấn đề chất lượng
xây dựng công trình phải đặt lên hàng đầu.
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có nhiều tiến bộ, việc
ban hành các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, quy
định các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề...
đã làm cho đội ngũ cán bộ quản lý phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn
nâng cao trình độ, sự lớn mạnh của lực lượng công nhân xây dựng, tiếp thu học hỏi kinh
nghiệm quản lý các nước có ngành công nghiệp xây dựng phát triển, áp dụng khoa học
kỷ thuật - công nghệ - vật liệu mới chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình đạt chất
lượng cao phục vụ đời sống dân sinh và góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Bên
cạnh đó cũng còn không ít công trình có chất lượng kém, không đáp ứng công năng yêu
cầu sử dụng, cá biệt có công trình xảy ra sự cố làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Trong bối cảnh chung đó, năm 2009 UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo đầu tư xây dựng
lại chợ Phan Thiết nhưng quá trình triển khai gặp rất nhiều khó do sự không đồng thuận
giữa tiểu thương và nhà đầu tư, đến năm 2012 trãi qua quá trình vận và được sự đồng
thuận của tiểu thương UBND thành phố Phan Thiết tiến hành lập hồ sơ đầu tư xây dựng
lại chợ Phan Thiết trên nền chợ cũ diện tích khu đất 10.000 m2 nằm ở trung tâm thành
phố. Chợ cũ được xây dựng trước năm 1975, qua nhiều lần sửa chữa nâng cấp nhưng
chỉ ở mức độ chắp vá, không đồng bộ, phù hợp với phương thức kinh doanh trong thời
kỳ bao cấp, quá trình sử dụng chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng các điều
kiện vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, hệ thống kết cấu mất ổn định dễ xảy
thảm họa, không thu hút được du khách đến tham quan mua sắm, trong khi đó nhu cầu
du khách đến tham quan mua sắm trong một ngôi chợ truyền thống là khá cao. Chợ Phan

1


Thiết được xây dựng mới với quy mô là chợ loại 1 với 1.116 điểm kinh doanh, kinh phí
xây dựng chợ từ nguồn vốn tiểu thương đóng góp. Việc xây dựng thành công chợ Phan
Thiết từ phương thức góp vốn của tiểu thương đã tạo tiền đề cho một số địa phương
khác trong tỉnh như thị xã Lagi, huyện Tuy Phong đang tiến hành thực hiện công tác
chuẩn bị đầu tư để xây dựng lại chợ ở địa phương mình theo phương thức, quy trình
quản lý dự án mà thành phố Phan Thiết đã thực hiện. Tuy nhiên, từ khi chợ Phan Thiết
xây dựng hoàn thành năm 2015, đã đưa vào sử dụng đến nay 4 năm cũng đã bộc lộ một
số khiếm khuyết về công năng sử dụng, chất lượng công trình. Do đó đề tài “Nghiên
cứu hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng dự án đầu tư chợ Phan Thiết sử dụng nguồn
vốn xã hội hoá tại tỉnh Bình Thuận” là hết sức cần thiết nhằm đánh giá, tổng kết quy
trình quản lý chất lượng đối với loại công trình chợ truyền thống, từ nguồn vốn tiểu
thương đóng góp có sự tham gia, phản biện hết sức tích cực của cộng đồng, từ đó giúp
cho công tác quản lý chất lượng các chợ sắp triển khai trên địa bàn tỉnh được tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đúc rút được những bài học từ Quy trình quản lý chất lượng công trình Chợ Phan Thiết
để hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng chợ
sử dụng nguồn vốn xã hội hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về quản lý chất lượng dự
án đầu tư xây dựng công trình ở tỉnh Bình Thuận và Việt Nam.
- Dựa trên các cơ sở khoa học, pháp lý để phân tích các tài liệu, văn bản pháp luật, qui
chuẩn và tiêu chuẩn của nhà nước quy định về công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích từ các báo cáo của các dự án đã
thực hiện, các tài liệu hồ sơ về công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng sử
dụng vốn xã hội hoá có sự đóng góp của người dân.
- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp mô hình.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Là các quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng nói
chung và công trình sử dụng nguồn vốn xã hội hoá có sự đóng góp của người dân nói
riêng.
b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các dự án do Ban
QLDA đầu tư xây dựng thành phố Phan Thiết làm quản lý điều hành dự án và các dự án
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng,
làm rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, góp phần hoàn thiện hệ thống
lý luận, làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về công tác quản lý chất lượng công
trình, đề xuất quy trình quản lý chất lượng các công trình do Ban QLDA đầu tư xây
dựng thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận làm quản lý điều hành dự án.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Thông qua kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá và các giải pháp đề xuất của đề tài
để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm áp dụng vào quản lý chất lượng công trình
xây dựng chợ truyền thống từ nguồn vốn xã hội hóa.
6. Kết quả đạt được
- Nghiên cứu thực trạng và đúc rút những bài học trong quy trình quản lý chất lượng
công trình Chợ Phan Thiết.
- Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng xây dựng các công trình chợ sử dụng nguồn
vốn xã hội hóa tại tỉnh Bình Thuận.
Kết cấu của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm:

PHẦN MỞ ĐẦU
3


PHẦN NỘI DUNG
- Chương 1. Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Chương 2. Cơ sở pháp lý và khoa học về quản lý chất lượng và quy trình quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Chương 3. Nghiên cứu thực trạng quy trình quản lý chất lượng công trình Chợ Phan
Thiết để hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng các Chợ xây dựng từ nguồn vốn xã hội
hóa tại tỉnh Bình Thuận.
PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng
Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng
a. Tổng quan về chất lượng
Nói đến chất lượng ta thường nghĩ ngay tới một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, chất
lượng sản phẩm là những đặc tính được thể hiện ra trong quá trình hình thành và sử dụng
sản phẩm đó. Để dễ cho việc nghiên cứu, cần đồng nhất các thuật ngữ như: một dịch vụ,
một hệ thống, một dây chuyền sản xuất đều được coi là một sản phẩm và đều được đánh
giá về chất lượng. Để đánh giá chất lượng người ta thường đo lường các đặc tính của
sản phẩm và mức độ hoàn hảo của nó. Tuy nhiên để có thể hiểu về chất lượng và quản
lý chất lượng nói chung cần phải mở rộng các khái niệm về chất lượng với các quan
điểm khác nhau. Từ đó có một cách hiểu đúng về chất lượng, bởi vì chất lượng không

phải là một giá trị tuyệt đối, ngược lại nó biến đổi theo thời gian, không gian để phù hợp
với xã hội [1].
Quan niệm siêu việt cho rằng: "Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản
phẩm". Quan niệm này mang tính triết học, trừu tượng, chất lượng không thể xác định
một cách chính xác nên nó chỉ có ý nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu [2].
Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì: "Chất lượng cung cấp những thuộc tính
mang lại lợi ích cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường".
Quan niệm của một số chuyên gia hàng đầu thế giới:
- Theo Philip B.Crosby - Chuyên gia nổi tiếng về QL người Mỹ định nghĩa: "Chất lượng
là sự phù hợp với yêu cầu". Trong cuốn “Chất lượng là thứ cho không” (Quality is free),
ông cho rằng đầu tư vào chất lượng là đầu tư khôn ngoan, chỉ được mà không mất cái
gì cả. Cái tốn kém nhất là cái thiếu chất lượng do không làm đúng ngay từ đầu gây ra;
và theo ông không những chất lượng không mất tiền mua mà còn là một trong những
nguồn lãi thật sự nhất. Trong quá trình thực hiện cần chú trọng vào hệ thống phòng ngừa

5


chứ không phải là kiểm tra - đánh giá. Tiêu chuẩn của thực hiện là "Không khiếm
khuyết" (Zero defect -ZD) và phải tính được chi phí cho sự không phù hợp chất lượng.
- Theo Joseph M.Juran (Mỹ): “Chất lượng là sự phù hợp với tiểu chuẩn kỹ thuật". Ông
chú trọng đến nhân tố con người, theo ông trên 80% những sai hỏng là do công tác quản
lý gây ra, còn công nhân gây ra 20%. Chính vì vậy, Ông đặc biệt nhấn mạnh đến công
tác quản lý và đào tạo về chất lượng.
- Theo Dr. W.Edwards Deming (Mỹ): muốn đạt được các mục tiêu về chất lượng cần
kiểm soát chặt chẽ mọi quá trình sản xuất bằng công cụ thống kê…Sử dụng công cụ
thống kê chúng ta sẽ xác định chính xác các nguyên nhân sai sót trong quá trình sản xuất
kinh doanh để tiến hành khắc phục và cải tiến, giúp cho năng suất, chất lượng sản phẩmdịch vụ nâng cao. Theo Deming, 80- 85% chất lượng sản phẩm - dịch vụ đạt hay không
là do công tác quản lý.
Quan niệm của một số tổ chức có uy tín thế giới:

* Tổ chức Châu Âu về kiểm soát chất lượng (European Organization for Quality
Control) định nghĩa: "Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của
người tiêu dùng".
* Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000-2000 đưa ra khái niệm: "Chất lượng là
tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu
cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn. Nói cách khác, chất lượng là mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có" [2].
b. Quản lý chất lượng:
Quan niệm chung: Chất lượng không thể tự nhiên có, mà nó là kết quả của sự tác động
của hàng loạt yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong đợi,
cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực
chất lượng được gọi là QLCL. QLCL là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác
định và thực hiện chính sách chất lượng.
Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng, những
năm đầu của thế kỷ XX, người ta quan niệm QLCL là kiểm tra chất lượng sản phẩm
6


trong quá trình sản xuất; Vào những năm 50 của thế kỷ XX: Phạm vi nội dung chức
năng QLCL được mở rộng hơn nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào giai đoạn sản xuất;
Ngày nay, QLCL được mở rộng bao gồm cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý, hướng
vào phục vụ khách hàng tốt nhất, tập trung vào nâng cao chất lượng của quá trình và của
toàn hệ thống. Với cách QLCL như hiện tại, người ta gọi đó là QLCL toàn diện (Total
Quality Management – TQM).
Sau đây trình bày một số quan điểm về QLCL của các học giả và tổ chức có tên tuổi [2]
- Theo GOST 15467-70: “QLCL là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất
yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”. QLCL được thực hiện
bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống cũng như những tác động hướng đích tới các
nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Theo Philip B.Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa: “QLCL là

một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể các thành phần
của một kế hoạch hành động”.
Ông cho rằng QLCL chính là phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng không phù hợp yêu
cầu của khách hàng. Ba thành phần chính để phòng ngừa gồm: sự cam kết, giáo dục và
thực hiện.
Trách nhiệm của người quản lý là quan tâm đến chất lượng các vật tư mua vào, sai sót
về chất lượng liên quan đến vật tư khi mua không vạch ra rõ ràng…
- Theo Armand V. Feigenbaum, nhà khoa học người Mỹ cho rằng: “QLCL là một hệ
thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức
(một doanh nghiệp) chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất
lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách
kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng”.
A.V.Feigenbaun cho rằng: việc QLCL là công việc của toàn bộ các phòng ban trong DN
chứ không phải chỉ có phòng Chất lượng. Trong tác phẩm của mình “Total Quality
Control”, ông đã đưa ra 40 nguyên tắc quản lý chất lượng.

7


- Theo A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: “QLCL
được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp
các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các
tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho
phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng”.
- Theo Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực QLCL của Nhật Bản
đã định nghĩa: “QLCL có nghĩa là nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng
một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ
cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.
- Trong các Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: “QLCL là hệ thống các
phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng

cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
- Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000-2000 cho rằng: “QLCL là một hoạt động
có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và
thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng,
đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
QLCL công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định
và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng,
đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động QLCL
công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các
chủ thể khác.
Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối với nhà thầu,
CĐT và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó được thể hiện cụ thể là:
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết kiệm
nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao chất
lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới tăng năng suất
lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu.
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của
chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo
8


và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần
phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
QLCL công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp xây dựng.
Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư
luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng có hiệu quả.
Quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đã tạo nên động lực thu hút

mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng. Vì thế thị trường xây dựng nước ta trở
nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mang tính đột phá đã
được mang vào Việt Nam tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công
trình, về chất lượng, về tổ chức trong xây dựng, tạo một diện mạo mới của một đất nước
đang trên đà phát triển. Nhìn chung, công tác QLCL công trình xây dựng của các chủ
thể tham gia hoạt động xây dựng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực và từng
bước đi vào nề nếp, phần lớn các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã có ý thức tuân
thủ đúng các quy định về QLCL công trình xây dựng, nhờ đó chất lượng công trình xây
dựng đã được nâng lên [3].
Hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng đã được hình thành trong nhiều
năm qua và liên tục được bổ sung, hoàn thiện, đến nay cơ bản đã phủ kín các lĩnh vực
hoạt động đầu tư xây dựng, là một trong những công cụ quan trọng để quản lý và nâng
cao chất lượng công trình. Bộ Xây dựng đã ban hành 18 quy chuẩn kỹ thuật, hơn 1250
tiêu chuẩn quốc gia về kỹ thuật xây dựng (chiếm 1/5 tổng số các tiêu chuẩn kỹ thuật của
cả nước), bao gồm các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa của ngành xây dựng; công tác quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn; công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu các
công trình xây dựng; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; quản lý chất lượng sản
phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng... [3].
Đặc biệt Luật xây dựng 2014 ban hành đã quy định theo hướng nâng cao vai trò của Cơ
quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng như hồ sơ thiết kế - dự toán phải được Sở
9


chuyên ngành thẩm định và kiểm tra điều kiện trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng
[4](xem Sơ đồ 1.1).
Song thực tế, một loạt các sự cố công trình gần đây vẫn xảy ra như cửa vào tuy nen dẫn
dòng thủy điện sông Bung 2 bị bung; Sự cố sập hầm thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo tỉnh
Lâm Đồng làm 12 người mắc kẹt; Sập cầu máng số 3 công trình Hồ chứa nước sông
Dinh 3.
Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng được giao cho chủ đầu tư thực hiện và chịu

trách nhiệm, trong khi còn thiếu chế tài đối với các chủ đầu tư khi công trình có chất
lượng kém hoặc để xảy ra sự cố công trình. Theo quy định, công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng phải được thực hiện đối với tất cả các công trình thuộc mọi nguồn
vốn nhưng nhiều chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức, các hồ sơ liên quan đến thủ tục
pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng chưa đầy đủ, còn mang tính hình thức, nội dung sơ
sài nên chưa đáp ứng được nội dung chuyên môn phục vụ khảo sát, thiết kế cũng như
thi công làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng là nhân tố
quyết định đến chất lượng công trình xây dựng nhưng cũng chưa được kiểm soát chặt
chẽ và đầy đủ, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình quản lý chất lượng do đơn vị thi công
lập chủ đầu tư phê còn mang tính hình thức, chiếu lệ.
Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, QLCL công trình đòi hỏi những chuyển biến mới, vững chắc nhưng cũng thực sự
khẩn trương. Chúng ta đều có thể hiểu rằng “QLCL là toàn bộ các hoạt động quản lý
của một tổ chức nhằm duy trì chất lượng và giảm bớt chi phí của sản phẩm”, để có thể
QLCL trước hết cần phải thống nhất cách định nghĩa về chất lượng [1].
Như vậy sự theo đuổi chất lượng là một cuộc hành trình bền bỉ đòi hỏi sự đổi mới tự
hoàn thiện nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để theo kịp tiến độ và tập quán
quốc tế.

10


Chủ đầu tư
(Ban Quản lý dự án)

HĐKT

Nhà thầu
thiết kế


Kiểm tra

Công ty
Bảo hiểm

Tư vấn
giám sát

+ Chất lượng
+ Giá thành
+ Tiến độ
+ An toàn LĐ
+ Môi trường

HĐKT

Giám sát
Quyền tác giả

Đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề

. Thẩm tra hồ sơ TK-DT
. Giám định chất lượng
. Thanh tra, kiểm tra
. Kiểm tra điều kiện
nghiệm thu

. Hướng dẫn
. Xử lý sự cố

. Xử lý vi phạm

HĐKT

Đánh giá cấp chứng chỉ hành nghề

Kiểm tra

Quản lý Nhà nước
- Chính phủ
- Bộ Xây dựng, Bộ chuyên ngành
- Sở Xây dựng, Sở chuyên ngành

Nhà thầu xây dựng

Năng lực

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng

11


1.2
Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng các công trình xây dựng tại
tỉnh Bình Thuận
Giới thiệu về thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Vị trí địa lý: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu
ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành
phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Nam, cách Nha
Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận
đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bình Thuận nằm trong
vùng có tọa từ 10033'42" đến 11033'18" vĩ độ Bắc, và từ 1070 23'41" đến 1080 52'18"
kinh độ Ðông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc
giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng
Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính, gồm thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và 8
huyện ( Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức
Linh, Hàm Tân, Phú Quý ) Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 Huyện, trong đó
có với 127 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã.
- Điều kiện tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên là 781,043 ha, chiều dài bờ biển 192 km,
địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm
đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò
chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và
khô hạn nhất cả nước.Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô.Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau.nhưng trên thực tê mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì
vậy mùa khô thực tế thường kéo dài. Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau,
có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu
rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng
sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng
khác.Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp.
12


Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước
sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn.Tỉnh có bốn sông lớn là sông Lũy, sông
Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty.

- Dân cư: Tính đến 2015 dân số của tỉnh đạt 1.266.228 người. 49% dân số sống ở đô thị
và 51% dân số sống ở nông thôn.Dân cư tỉnh phân bô không đồng đều giữa các huyện,
thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457
chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phan Rí Cửa, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các
huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận,
trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập
trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng,
Mường.

Hình 1.1 Bản đồ địa phận hành chính tỉnh Bình Thuận

13


Hình 1.2 Sông Cà Ty thành phố Phan Thiết
* Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận nằm dọc theo quốc lộ 1A, phía đông
giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam, phía nam giáp biển Đông và
huyện Hàm Thuận Nam, phía bắc giáp huyện hàm Thuận Bắc, giữa thành phố có sông
Cà Ty chảy ngang, chia thành phố thành 2 khu vực Bắc sông và Nam sông.
Về hành chính, thành phố Phan Thiết bao gồm 14 phường và 4 xã.
Thực trạng về công tác xây dựng ở Bình Thuận trong thời gian qua
- Công tác lập quy hoạch: Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện nay đã có 96/96 xã lập quy hoạch
xây dựng nông thôn mới, đã phê duyệt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc 09 đô thị
bao gồm: Phan Thiết, La Gi, Đức Tài (huyện Đức Linh), Lương Sơn, Chợ Lầu (huyện
Bắc Bình), Liên Hương, Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong), Lạc Tánh (huyện Tánh Linh)
và Phú Quý (huyện Phú Quý);
Các đô thị còn lại như: Tân Minh và Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân), Ma Lâm, Thuận Nam
(huyện Hàm Thuận Nam) và Võ Xu (huyện Đức Linh), Sở Xây dựng đã góp ý, hiện nay
các địa phương đang hoàn chỉnh [5]
- Công tác thực hiện đầu tư: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2011 – 2015) gần

75.988 tỷ đồng, chiếm 39,72% GRDP, tăng bình quân 4,7% năm. Hệ thống kết cấu hạ
14


tầng từng bước được đầu tư nâng cấp nhiều công trình thủy lợi đã tiếp tục thi công và
khởi công mới như Hồ Phan Dũng, đập dâng Sông Phan, hồ Sông Dinh 3, dự án tưới
Phan Rí – Phan Thiết, kênh chuyển nước Biển Lạc – Hàm Tân, hệ thống thủy lợi Tà
Pao, kênh tiếp nước phục vụ Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, hệ thống cấp nước Khu Lê
Hồng Phong, dự án kênh tiếp nước 812 – Châu Tá, kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng
về hồ Đu Đủ, hồ Tân Lập... Đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng các khu tránh trú
bão cho tàu thuyền như khu tránh trú bão Phú Hài (Phan Thiết), khu tránh trú bão cho
thị trấn Liên Hương, thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong)...Đã cải tạo sữa chữa các
tuyến đường giao thông quan trọng như đường ĐT.720, đường ĐT.766 (huyện Tánh
Linh, Đức Linh), cầu Trần Hưng Đạo (Phan Thiết), cầu Đá Dựng (thị xã La Gi), cầu
Tràn (huyện Hàm Thuận Bắc), cầu Cà Giây (huyện Bắc Bình), đường Hòa Thắng – Hòa
Phú, đường và cầu Hùng Vương, đường Lê Duẫn (thành phố Phan Thiêt) đường ĐT.712
(huyện Hàm Thuận Nam), đê chắn sóng phía Đông cảng Phú Quý giai đoạn II. Phối hợp
với bộ Giao thông vận tải thi công hoàn thành dự án Mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A và
dự án Quốc lộ 55 đoạn qua địa bàn tỉnh, khởi công Sân bay Phan Thiết, cảng tổng hợp
Vĩnh Tân. Tiếp tục đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp như Khu công nghiệp Sơn Mỹ
I, Sơn Mỹ II, các cụm chế biến sâu sa khoáng titan, các tuyến đường dây cao thế, hạ thế,
các trạm biến áp. Hệ thống chợ tiếp tục được đầu tư xây dựng như Chợ Phan Thiết, chợ
La Gi...các công trình trường học được đầu tư theo hướng trường chuẩn quốc gia như
trường tiểu học Bắc Phan Thiết, trường tiểu học Bình Hưng, trường THCS Lê Hồng
Phong, trường THCS Xuân An, trường Mẫu giáo bắc Phan Thiết (thành phố Phan
Thiết)... nhiều công trình y tế được xây dựng như bệnh viện thành phố Phan Thiết... [5]
Ngoài khu vực vốn nhà nước khu vực vốn tư nhân cũng được triển khai đầu tư xây dựng
sôi động nhiều khu dân cư cao cấp được triển khai xây dựng đi vào hoạt động như
Sealink City, Ocean dunes, Khu Trung tâm thương mại bắc Phan Thiết, nhiều Resort tại
khu vực Hàm Tiến Mũi Né, Hàm Thuận Nam, La Gi mọc lên góp phần thay đổi diện

mạo cảnh quan đô thị của tỉnh.
- Nhận xét-đánh giá:
+ Mặt mạnh: Tỷ lệ đô thị hóa trong tỉnh trong 10 năm từ năm 2005 đến 2015 tăng
19,38% [4]; đã nâng cấp Thị xã La Gi lên đô thị loại 3, thị trường xây dựng diễn ra sôi
động góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương và làm thay đổi
15


×