Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Khoa luan tot nghiep chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh xiêng khoảng từ năm 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.83 KB, 71 trang )

MỤC LỤC


PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một lĩnh vực quan trọng đối với đời sống xã hội của bất kỳ một
quốc gia nào trên thế giới kinh tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
ổn định của xã hội, và của một chế độ chính trị. Kinh tế chính là thước đo sự
phát triển của xã hội loài người dù ở bất cứ thời kỳ nào. Kinh tế quyết định tới
chính trị, nó là nguồn gốc của mọi biến đổi và đạo lộn trong chính trị, vì kinh
tế có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên trong lịch sử phát triển, quốc gia
nào cũng muốn phát triển kinh tế để duy trì chế độ ổn đinh xã hội và bảo vệ
lợi ích cho một giai cấp cầm quyền.
Đối với mỗi quốc gia nói chung và các tỉnh thành phố nói riêng việc
phát triển kinh tế luôn gắn liền với vấn đề đầu tư. Với lý do đó, bài toán thu
hút nguồn vốn đầu tư luôn là chủ đề mang tính thời sự của các nhà chiến lược
cũng như những người làm chính sách. Đứng trước thực tế đó, Chính Phủ Lào
đã ban hành Luật Khuyến khích đầu tư, trong đó xác định rõ các nguyên tắc,
quy định và biện pháp về xúc tiến, bảo vệ và quản lý đầu tư tại Lào, nhằm
tăng cường mối quan hệ, hợp tác kinh tế với nước ngoài và sử dụng các nguồn
lực tài chính, kiến thức để nâng cao năng lực sản xuất cho mục đích công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiến bộ xã hội cũng như để góp phần từng bước cải
thiện điều kiện sống của nhân dân và để củng cố, phát triển đất nước.
Riêng với lĩnh vực kinh tế của các quốc gia,việc thu hút được nhiều các
dự án đầu tư vào mở rộng quy mô và chất lượng của các dự án có ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển bền vững. Đây là nhân tố tất yếu để nền kinh tế
duy trì được sự tăng trưởng và đảm bảo được sự ổn định của tình hình kinh tế,


xã hội của mình. Đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư từ nước ngoài
mà đặc biệt là việc đầu tư ở bên ngoài, nó là yếu tố quyết định để phát triển
nhanh chóng nền kinh tế, giúp cho kinh tế không bị tụt hậu.

3


Trong những năm qua, kinh tế của Lào đã có sự phát triển nhanh chóng
thể hiện qua tốc độ tăng trưởng luôn được giữ ở một mức ổn định vào khoảng
7% một năm. Nhờ vậy, Lào đã có sự thay đổi nhanh chóng trong tất cả các
lĩnh vực kinh tế của đất nước.Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì
tỉnh Xiêng Khoảng cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế với
rất nhiều ngành, có sự thay đổi tích cực về quy mô và chất lượng.Trong năm
năm trở lại đây, tỉnh Xiêng Khoảng là một trong những tỉnh có tốc độ tăng
trưởng kinh tế và hấp dẫn đầu tư nhanh và lớn nhất trong các tỉnh ở phía Bắc
của Lào.
Tuy nhiên, muốn phát triển được thì tỉnh Xiêng Khoảng phải có sự đầu
tư mạnh mẽ từ các cá nhân, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có
thể duy trì được sự tăng trưởng của mình trong đó muốn có đầu tư thì phải có
chính sách để khuyến khích sự đầu tư cả trong và ngoài nước như vậy thì tỉnh
mới có thể phát triển được kinh tế của mình một cách nhanh chóng và đạt
được những thành tựu nhất định trong việc duy trì sự tăng trưởng.
Việc khuyến khích đầu tư có vai trò quan trọng như vậy nên ở bất cứ
thời kỳ nào, các nhà lãnh đạo chính trị đều rất quan tâm, chú trọng tới vấn đề
này.Đặc biệt khi kinh tế thế giới, kinh tế của nước Lào đang ngày càng phát
triển và có sự thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của tình hình xã hội.
Do vậy, việc nghiên cứu chính sách khuyến khích đầu tư là rất cần thiết đối
với sự phát triển kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng, Xuất phát từ lý do đó, tác giả
chọn đề tài: “Chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng từ
năm 2010 đến nay” để làm khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành chính

sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đường lối, chính sách khuyến khích đầu tư cũng như các vấn đề liên
quan đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với
những khía cạnh khác nhau.

4


Chính khuyến khích đầu tư là một vấn đề được đề cập và nhắc tới rất
nhiều trong các công trình nghiên cứu, sách báo trong và ngoài nước. Các
nghiên cứu này tạo ra hệ thống các khái niệm liên quan đến các hoạt động thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các yếu tố tác động đến hoạt động này.
Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu cụ thể hơn, đi sâu tri tiết, mô tả rõ
ràng hơn một trong những yếu tố thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Tạp chí đại hội Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lần thứ 6 ngày 27 30/10/năm 2010: văn kiện đại hội đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Xiêng Khoảng năm 2006- 2010
Tạp chí đại hội Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng lần thứ 7 ngày 06 08/5/năm 2015: văn kiện đại hội đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Xiêng Khoảng năm 2011- 2015.
Luân văn Thạc sỹ kinh tế “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào ngành công nghiệp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” của tác giả
Siliphone Phommavichit bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội. Công trình này đề cập đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong ngành công nghiệp nước CHDCND Lào trong thời gian qua, đánh giá
những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân trong thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào. Đề
xuất những giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghiệp nước CHDCND Lào.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” của tác giả Phonsay VILASACK bảo vệ
năm 2010 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Trong luận án này
tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,
các kết quả đạt được, các nguyên nhân, các mặt hạn chế trong quá trình thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng

5


cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào.
TS. Lee bue Lee Boua Pao (2002), “Đầu tư nước ngoài tại CHDCND
Lào” Ông đã phân tích một số nội dung chính như sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng FDI tại CHDCND Lào, tác động của
nó tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào và triển vọng thu hút vốn FDI vào
Lào. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị về chính sách và quan điểm trong thu
hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI của Lào.
- Làm rõ về vai trò của FDI và tìm ra quan hệ khách quan giữa phát
triển và thu hút FĐI. Xác định sự tác động của FĐI trong phát triển kinh tế xã hội ở CHDCND Lào, đề xuất một số giải pháp chủ yếu về hoàn thiện môi
trường đầu tư của Lào trước mặt và lâu dài.
PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (2007), “Về chính sách khuyến khích
đầu tư ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đề tài tập trung trình bày ba nội dung cơ bản:
- Làm rõ cơ sở lý luận của chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách khuyến khích của Nhà nước
ta hiện nay.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn
thiện chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta trong thời gian tới
Các công trình và các bài viết nói trên, dưới góc độ và cách tiếp cận

khác nhau đã đề cập, phân tích từng khía cạnh của chính sách khuyến khích
đầu tư; Mặt khác, các công trình, đồng thời các bài viết cũng nêu được những
thành tựu cùng với những khó khăn, hạn chế trong quá trình tiến tới chính
sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng, Song, nhìn chung đều nhấn
mạnh yêu cầu tất yếu của việc đổi mới mạnh mẽ chính sách khuyến khích đầu
tư nhằm hội nhập kinh tế với đất nước

6


Trong phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận dưới góc độ của khoa
học chính trị học, đề tài khóa luận này mong muốn góp thêm một tiếng nói
trong việc nghiên cứu, đánh giá về quá trình hình thành, những kết quả của
việc thực hiện đường lối, chính sách khuyến khích đầu tư của Lào nói
chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng cũng như xu hướng vận động của nó
những năm tới.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khoá luận
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, sự hình thành hoàn thiện,
phát triển đường lối, chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, từ đó nêu và đánh giá những thành
tựu và hạn chế của việc thực hiện đường lối, chính sách đó, đề xuất một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách này trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày một số vấn đề lý luận chung về chính sách công và chính
sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư
vào tỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2010 đến nay.
- Đánh giá kết quả và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của
việc thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng trong

điều kiện hội nhập quốc tế.
- Nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Xiêng Khoảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu đó chính là chính sách khuyến
khích đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu với phạm vi
Thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
Không gian: tỉnh Xiêng Khoảng.
Nội dung: Khóa luận nghiên cứu về chính sách khuyến khích đầu tư
vào tỉnh Xiêng Khoảng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế và khuyến
khích đầu tư. Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất định hướng quá trình thực
hiện đề tài khóa luận.
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp chặt chẽ các phương
pháp phân tích, tổng hợp thống kê, khảo sát văn bản, kết hợp giữa lý luận với
thực tiễn, lịch sử và lôgíc.
6. Những đóng góp mới của khóa luận
Khóa luận cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình phát triển kinh tế
của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm qua với những thành tựu và hạn chế
nhất định.
Khóa luận cũng trình bày những vấn đề cơ bản về chính sách khuyến

khích đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng với những nội dung cụ thể sâu sắc và có
ý nghĩa trong nhiều trường hợp nhất định.
Đồng thời khóa luận cũng cung cấp một số giải pháp chính để có thể
thực hiện tốt và có thể khuyến khích được việc đầu tư vào tỉnh Xiêng Khoảng
trong những năm tới.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm 3 chương, 10 tiết

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CỦA TỈNH XIÊNG
KHOẢNG
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chính sách công
1.1.1. Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách công trong quy trình
chính sách
1.1.1.1. Khái niệm về chính sách
Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội,khái
niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích
nhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2. Khái niệm chính sách công
Chính sách công là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị,

tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề
này vẫn chưa thực sự thống nhất.
Ở Việt Nam, chính sách công thường được hiểu là chính sách, với nghĩa
hẹp là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một
số công trình đã đưa ra quan niệm về chính sách như sau: “Chính sách là
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được
thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất

9


của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà nghiên
cứu có cách tiếp cận cụ thể hơn: “Chính sách công là chương trình hành động
hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng…Đó là
chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với nhau
một cách hữu cơ và nhằm những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể hoạch
định chính sách công nắm quyền lực nhà nước; chính sách công bao gồm
những gì được thực sự thi hành chứ không phải chỉ những là tuyên bố”
Cơ bản, các định nghĩa về chính sách công tập trung vào chính sách
quốc gia - những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt được các
mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức tạp, mục
tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính sách cũng
được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết định mang
tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược có ảnh hưởng
đến quốc kế dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một cách uyển chuyển.
Theo nghĩa rộng, chính sách công bao gồm những việc Nhà nước định là
hoặc không định làm. Điều đó có nghĩa là không phải mọi mục tiêu của chính
sách công đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu của chủ thể không
được hành động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính sách - là

những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi điều tiết
của mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính sách. Có thể
chia thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách công được
Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia,
gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của Nhà nước.
Tóm lại, Chính sách công là quyết định của các chủ thể quyền lực
Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của
những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã

10


hội đặt ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà
nước sử dụng để quản lí xã hội.
1.1.1.3. Vai trò của chính sách công
Vai trò của chính sách công trên thực tế chính sách của các quốc gia là
chủ trương tương đối dài hạn của nhà nước nhằm hướng dẫn, khai thông con
đường phát triển của đất nước. Là những quy phạm hành vi, chính sách góp
phần định hướng hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội
theo những mục tiêu, phương hướng, kế hoạc xác định của nhà nước. Đồng
thời, nó cung hướng dẫn việc sử dụng và vận dụng các nguồn nhân tài, vật lực
để giải quyết những vấn đề mà nhà nước quan tâm.
Chính sách công được ban hành nhằm giải quyết một vấn đề bức xúc
đang đặt ra trong đời sống xã hội làm cho sự vật phát triển lên một bước, phần
lớn chính sách công có vai trò khích thích, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển của kinh tế xã hội.
Chính sách công là công cụ để nhà nước điều tiết các mối quan hệ lợi
ích (Nhất là quan hệ lợi ích vật chất).Trong xã hội có nhiều chủ thể cùng theo
đuổi những lợi ích với nhau, sự khác biệt (thậm chí xung đột) về lợi ích là
điều khó tránh khỏi. Các chính sách có vai trò điều tiết sự mất cân bằng hoặc

những hành vi không phù hợp nhằm bảo đảm sự ổn định,phát triển của xã hội
và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Chính sách có vai trò phân phối lợi ích trong xã hội, lợi ích cá nhân kết
hợp chặt chẽ với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.Nhà nước có thể sử dung
chính sách để bảo hộ ưu đãi nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của số đông hoặc
kiềm chế lợi ích trong xã hội.
1.1.1.4. Khái niệm thực hiện chính sách công
Thực hiện chính sách công là giai đoạn chính trong quy trình chính
sách, giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống. Các chính sách được hoạch

11


định xuất phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống, từ những nhu cầu của xã
hội và của nhân dân. Thực hiện chính sách là quá trình giải quyết những nhu
cầu đó, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm
phục vụ lợi ích của nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể
để thi hành một quyết định chính sách đã được thông qua.
Về thực chất đó là quá trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của
chính quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng, phương thức thành
những hành động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tuyên bố. Trong quá
trình thực hiện chính sách, các nguồn lực về tài chính công nghệ, con người
được đưa vào sử dụng một cách có định hướng. Nói cách khác đây là quá
trình kết hợp giữa yếu tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệu
quả theo những mục tiêu đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiện chính
sách là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông
qua hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt
tới mục tiêu đề ra.
1.1.1.5. Vị trí của thực hiện chính sách công

Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không
thay đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt
động của các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần
chúng nhân dân. Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không
đưa ra thực hiện, hoặc thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng không có ý
nghĩa thực thi. Đối với nhân dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng
hơn ý định ban đầu của chính sách.
Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà
cuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên
lĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra. Vì vậy thực hiện chính

12


sách có ý nghĩa quyết định tới việc thành công hay thất bại của một chính
sách.Giai đoạn này quan trọng vì:
Đã là quá trình thực hiện thi nội dung chính sách dưới tác động của
nhiều yếu tố. Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong quá
trình triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách.Các chính
sách cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu
thông qua việc thừa hành của bộ máy hành pháp.
Thông tin nhận được trong quá trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh
giá lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này.
Sự vận động của chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ
thể dẫn đến sự nhìn nhận lại qua đánh giá và xây dựng lại chính sách. Trên
thực tế thực hiện chính sách được coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình
chính sách gồm hoạch định, thực hiện, đánh giá.
Tóm lại thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của
gai đoạn hoạc định chính sách, song không hoàn toàn lệ thuộc vào kết quả của
công tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định với

toàn bộ quy trình chính sách.
1.1.2. Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách công
1.1.2.1. Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách công
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện
quản lý của nhà nước, do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc về
các cơ quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm vi và
chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện. Để phát
huy tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền thống
nhất các hoạt động của chính sách. Cơ quan này có vai trò, trách nhiệm chính
trong việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện chính sách
có hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan khác.

13


Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc
đẩy hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách. Để có thể hoàn
thành được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải cóa đầy đủ các
nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách;
phải có đủ thẩm quyền kỹ thuật chuyên môn để biến các mục tiêu thành các
chương trình hành động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách: Phân công và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản
lý nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của
toàn bộ hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp. Phân công là
để giữa các cơ quan không có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi
thực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập
trung tạo nên sự liên kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của
cả hệ thống để đạt mục tiêu chung.

Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách: Đối tượng chịu tác
động của chính sách bao gồm các cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính
sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà
nước thường có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các
tầng lớp dân cư trong xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể
tán thành hoặc không tán thành chính sách, cụ thể đối tượng của chính sách
có thể phục tùng, chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2. Tuyên truyền giải thích chính sách
Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức và tư
tưởng của những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với
việc chấp hành chính sách. Nhận thức của mỗi một chủ thể đều không giống
nhau vì vậy nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác

14


nhau.Trong chính sách thì việc tuyên truyền để mọi người cùng đi theo một
con đường chung là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách
thắng lợi. Do đó các cơ quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận
cho việc thực hiện chính sách để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ.
Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp
nhận nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượng
thực hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền
cho các đối tượng còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách. Ngoài ra, phải lôi kéo
những người có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính
sách. Đồng thời kết hợp các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách với
việc vận động các đối tượng.
1.1.2.3. Triển khai thực hiện chính sách
Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ
quan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp

luật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Vì vậy thực hiện
được tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các yêu cầu sau:
Có kế hoạch thực hiện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có
hiệu quả thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể
ở tất cả các nội dung cần triển khai.Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến
và phân công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đề ra trong chính sách.
Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong quá trình
thực hiện chính sách thì chúng ta luôn có những yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện chính sách. Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong
việc thực hiện chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia
thực hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là

15


phải động viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực
hiện chính sách.Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có kiên quan
đến lĩnh vực mà chính sách điều chỉnh.
Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách
mạng thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp
trong thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính
sách: Giai đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách
này trong thực tế với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau. Đồng thời
để đảm bảo chính sách được thực hiện thì phải không ngừng đấu tranh chống
mọi hành vi đi ngược lại chính sách đã được coi là đúng.
Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách:để đạt được hiệu quả cao
thì chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ

và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu
chung của tổ chức.
Giải quyết mâu thuẫn trong quá trình thực hiện chính sách: các chính
sách được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm người nhất định
trong xã hội đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác
trong xã hội. Do vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các yếu tố đó để
đảm bảo được sự ổn định trong xã hội.
1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Xiêng Khoảng
Tỉnh Xiêng Khoảng là một trong 17 tỉnh và một Thủ Đô của nước
CHDCND Lào, nằm ở phía Đông Bắc, cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 400
km. Tổng diện tích của cả tỉnh là 15.992 km2. Phía Đông giáp tỉnh Nghệ An
(Việt Nam) với đường biên giới dài 120 km, phía Tây giáp tỉnh Luộng-phabăng (100 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Hủa - phăn (160 km), phía Nam giáp

16


với tỉnh Bô-ly-khăm-xay (70 km) và tỉnh Viêng chăn (150 km). Xiêng Khoảng
là một tỉnh miền núi: đồi núi chiếm 90% (khoảng 6,3% diện tích cả nước), cao
nguyên chiếm 8% và đồng bằng 2%, có độ cao từ 500 - 2.820 m so với mực
nước biển, trong đó trung tâm của tỉnh có độ cao trung bình là 1,000m.
Về quản lý hành chính Xiêng-Khoảng được chia thành 7 huyện như
huyện Khăm; huyện Khun; Huyện Pẹk; Huyện Phả Xay; Huyện Nong Hẹt;
Huyện Mọc; Huyện Phu Kut; gồm 461 bản và 42.639 hộ gia đình, dân số
244.700 người (120.300 nữ), mật độ dân số là 15 người/km 2, tỉ lệ tăng dân số
là 1,7%/năm, tuổi thọ trung bình là 62 tuổi. gồm có 3 dân tộc là Lào Lùm
chiếm 57%, Lào Mông chiếm 34% và Lào Khơ Mụ chiếm 9% của tổng dân
số trong tỉnh. Ở Xieng Khoảng, có những đỉnh núi cao nhất Lào, như Phu bia
(2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m),
Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm, sông Lam bắt nguồn từ miền Bắc

Xiêng Khoảng.
Khí hậu tại tỉnh Xiêng Khoảng có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3, nhiệt độ mùa này nói chung thấp, trung
bình khoảng 17,7 oC. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, từ tháng 6-8 là những
tháng mưa nhiều nhất, nhiệt độ trung bình của những tháng này khỏang
23,6oC. Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình
cả năm là 20,6 oC, lượng mưa trung bình là 1.286 mm/năm, lượng nắng trung
bình là 22.100 h/năm hoặt khoảng 05h/ngày, gió thổi quanh năm từ Đông
sang Tây với tốc độ trung bình 25km/h. Tốc độ lớn nhất của gió 85 km/h
Hiện nay, Xiêng Khoảng có hơn 1.685.000 ha diện tích đồng cỏ để
chăn nuôi trâu, bò. Ngoài những thế mạnh về sản xuất nông-lâm nghiệp,
Xiêng Khoảng còn có tiềm năng khá lớn về phát triển du lịch, đến nay chỉ có
33 trong tổng số 93 khu du lịch được khai thác và sử dụng. Trong số khu du
lịch đã được khai thác và sử dụng, ngoài cánh đồng Chum là nơi nổi tiếng

17


nhất còn có một số khu du lịch danh tiếng như: hàng Thặm Phạ ở Huyện
Phukut, Thặm Piu Huyện Khăm, khu du lịch sinh thái tự nhiên, như: Thác Tạt
khạ ở Huyện Pẹk, Tạt Làng ở Huyện Phả Xay và các khu du lịch khác nữa (số
liệu năm 2015 của Xiêng Khoảng).
Trong thời chiến tranh chống đế quốc xâm lược, tỉnh Xiêng Khoảng
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiến lược quân sự. Chính vậy
tỉnh Xiêng Khoảng là nơi tranh chấp giữa lực lượng yêu nước và bọn đế quốc
xâm lược và quân ngụy nơi này trở thành chiến trường lớn nhất, bị chiến
tranh phá hoại nặng nề nhất. Với những thành tựu to lớn trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc xâm lược tỉnh Xiêng Khoảng được Đảng và Nhà nước
trao tặng danh hiệu "Tỉnh anh hùng" của đất nước. Sau khi Lào đã hoàn toàn
giải phóng vào năm 1975, Đảng và Nhà nước đã tập trung phát triển

Phônsavẳn thành tỉnh lỵ mới của tỉnh Xiêng Khoảng thay thế cho tỉnh lỵ trước
đó là "Xiêng Khoảng" nay là trung tâm của huyện Khun cách Phônsavẳn về
phía Đông-Nam 31 km.
Bên cạnh những khó khăn về hàn gắn lại những vết thương chiến tranh
để lại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Xiêng Khoảng còn phải
đương đầu với những khó khăn về an ninh-quốc phòng, mà bọn phản động,
bọn phỉ còn sống sót luôn có những âm mưu và hoạt động để cản trở, phá hoại
sự phát triển. Do đó, phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Xiêng Khoảng phải
luôn đi đôi với đảm bảo an ninh-quốc phòng, thậm chí trong rất nhiều trường
hợp đảm bảo an ninh-quốc phòng là mục tiêu hàng đầu trong phát triển ở
nông thôn, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
1.2.1.1. Thuận lợi
Với vị trí địa lý thuận lợi, Xiêng Khoảng có thể liên kết về kinh tế,
thương mại, dịch vụ với các nước trong khu vực. Ngoài ra còn gắn liền với
chương trình tam giác phát triển kinh tế, dự án phát triển lưu vực Sông Ngừm,

18


Sông Xăn, Sông Khan, dự án xây dựng tuyến giao thông Đông – Tây...đây là
nhân tố thuận lợi và tốt đẹp cho việc đề ra kế hoạch có tính chất tiến bộ vượt
bậc, tạo nền sự phát triển nhanh, vừa vững chắc đời sống về vật chất tinh thần
được cải thiện nhanh và rõ ràng.
 Tài nguyên nước

Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có địa hình dốc là nơi xuất phát của
nhiều dòng sông có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp-năng lượng thủy điện của Quốc gia. Đặc biệt là đối với những tỉnh ở
miền Trung Lào. Một số con sông lớn như: Nặm Ngưm, Nặm Nghiệp, Nặm
Săn, Nặm Nơn, Nặm Mắt, Nặm Mô, Nặm Khan, vv...

 Tài nguyên đất

Diện tích cả tỉnh là 1.685.000 ha (15.992 km 2). Trong đó, 970.391,5 ha
(57,59%) là vùng đất có độ dốc từ 55% trở lên, không phù hợp để trồng trọt.
Tuy nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng vấn còn có 714.608,5 ha (42,41%) diện tích
đồng bằng có thể sử dụng được vào sản xuất nông nghiệp


Tài nguyên rừng
Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh giàu có và phong phú với tài nguyên
rừng. Tổng diện tích rừng hiện có 741.170 ha (chiếm 44% diện tích của cả
tỉnh). Trong đó, có nhiều loại gỗ có giá trị cao và hiếm: gỗ Sa Mu, gỗ Pơ mu,
gỗ Dáng hương, gỗ kiền kiền, gỗ sao xanh, gỗ chò chỉ, gỗ thông vv...



Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Xiêng Khoảng có nhiều tài nguyên khoáng sản: sắt, than đá,
quặng vàng, quặng đồng, đá granit và các loại quặng khác.., là điều kiện thuận
lợi cho quá trình từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá, và là động lực
thúc đẩy cho kinh tế phát triển, đồng thời từng bước góp phần vào việc giải
quyết và cải thiện đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn.
1.2.1.2. Khó khăn

19


Bên cạnh những thuận lợi trên, Xiêng Khoảng còn có một số khó khăn
về tự nhiên, vị trí địa lý đó là vấn đề lụt lội, vấn đề Lào không có đường ra
biển trực tiếp…điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn đầu tư nước

ngoài, việc mở rộng quan hệ với quốc tế cũng như các nước trong khu vực.
Do Xiêng Khoảng là tỉnh nông nghiệp, trồng lúa, trồng ngô, trồng cây
ăn quả, cây cao su, cây thuốc lá hồ tiêu, chăn nuôi; trâu, bò … nên lũ lụt luôn
là một vấn đề khó khăn lớn đối với tỉnh.
Do Lào nằm ở giữa lòng bán đảo Đông Dương, trong khu vực Đông
Nam Á, thuộc vùng nhiệt đối gió mùa nên Lào được coi như là một nước
nóng, nghĩa là nước không có biên giới nào giáp biển. Đó là một vấn đề khó
khăn đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như việc trao đổi và quan hệ với
nước khác
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng
Về nông lâm nghiệp: là ngành kinh tế chính của tỉnh Xiêng Khoảng đã
quan tâm, trong 5 năm qua diện tích sản xuất lúa đã tăng 27,155 hạ, chiếm
98.72%4.29%, tổng kết quả thu hoạch được 379,927.16 tấn, chiếm 81.57%
của kế hoạch 5 năm so với 5 năm qua tăng lên 6.86%, kết quả thu hoạch năm
2008 – 2009 được 99,039.62 tấn trong diện tích 29,235.7 ha do khả năng sản
xuất 3.39 tấn/ha, bình quân mỗi người là 396.44kg/người/năm; kết quả thu
hoạch ngô và sản phẩm nông nghiệp như: tỏi, cà fê, thuốc lá, mía, các loại
đậu, ớt, các loại rau v.v. được tổng là 297,644.6 tấn và trồng cây công công
nghiệp như: cây vích, cây ăn quả vùng lạnh, cây kệt sa ná và các loại cây khác
là 1,809.04 ha.
Về công nghiệp - thủ công: Mặc dù có những tiến triển về tỷ trọng
trong GPP, nhưng thực chất ra là chưa hình thành ngành công nghiệp nào có
thể coi là ngành mũi nhọn, là cơ sở, là nền tảng tạo nên tác động dây chuyền
đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. Hiện nay toàn Tỉnh có nhà máy xí

20


nghiệp và thủ công 211 nhà máy. Trong đó nhà máy xí nghiệp lớn 14 nhà
máy, nhà máy xí nghiệp vừa và nhỏ 196 nhà máy, nhà máy thủ công có 47 nhà

máy. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và thủ công đạt 409.18 tỉ kịp,
chiếm 11.66% so với những năm qua đạt 19.48%. Trong đó về công nghiệp
đạt 380.59 tỉ kịp, chiếm 10,61% so với kế hoạch 5 năm qua thực hiện
được18,35% và ngành thủ công đạt 28.59 tỉ kịp, chiếm 27.84%, so với kế
hoạch 5 năm thực hiện được 36.78%. Một số xí nghiệp đang hoạt động khá
tốt ở Xiêng-khoảng hiện nay là: nhà máy luyện thép, nhà máy sản xuất lưới
thép, xí nghiệp giấy, các xí nghiệp sản xuất sợi phở, bún, sốt v.v... Về thủ
công nghiệp thì có ngành dệt là phát triển khá tốt và phát triển mạnh nhất là ở
huyện Phảxay, theo số liệu của sở Công-Thương tỉnh Xiêng Khoảng năm
2015 thì 85% của tổng số 20 "cụm" dệt trong tỉnh là ở huyện này. Ngoài ra,
ngành mỹ phẩm đồ gỗ cũng phát triển khá tốt, nhiều loại sản phẩm được xuất
khẩu ra nước ngoài.
Về thương mại và dịch vụ: Tỉnh Xiêng Khoảng có hiện nay xuất khẩu
hàng hóa đạt 71,108 tấn, chiếm 4.08%, so với kế hoạch tang 4.57%, thu được
39.09 tỉ và nộp vào ngân sách nhà nước 3.91 tỉ kịp, về nhập khẩu hàng hóa
đạt 158.99 tỉ kịp, chiếm 4.36%, so với 5 năm qua thực hiện được 12.71%,
hàng hóa nhập khẩu phần lớn là xăng- dầu và khí đốt tổng giá 96.32 tỉ kịp,
chiếm 60.58%, hàng hóa phục vụ cho đầu tư tổng giá 32.58%, chiếm 20,49%,
ngoài ra là một số hàng hóa thực phẩm và công cụ xây dựng, trong đó tất cả
hàng phục vụ cho công nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ sửa chữa khác tổng giá
cả 30.09 tỉ kịp, chiếm 18.92%. Hiện tại Tỉnh có 41 chợ để trao đổi hàng hóa,
trong đó có 33 chợ cấp Bản, 5 chợ cấp huyện và 3 chợ cấp tỉnh. Có nhiều đơn
vị để phục vụ việc trao đổi hàng hóa của nhân dân. Đặc biệt, tỉnh có 1 chợ
biên giới và một cửa khẩu Quốc tế đó là cửa khẩu Nậm Cằn là cơ sở tốt để tổ

21


chức khu thương mại xuất nhập khẩu trước mắt và xây dựng đặc khu kinh tế
trong tương lai

Về dịch vụ - du lịch: Ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng và thu
hút khách du lịch 51,044 nghìn khách, chiếm 93.50% trong năm 2015, khách
du lịch giảm so những năm qua 35 khách. Trong đó, du khách du lịch ngoài
nước có 41,536 khách, chiếm 81.37%, khách du lịch trong nước có 9,508 du
khách, chiếm 18.63% của tổng thể khách du lịch. Toàn tỉnh có 11 khách sạn,
có quán ăn 208 quán, tăng lên so với cùng kỳ 50 quán, có khu du lịch 41
khu.Trong đó, khu du lịch tự nhiên có 12 khu, khu du lịch lịch sử có 11 khu
và khu du lịch văn hóa có 18 khu, chi nhánh của công ty hướng dẫn du lịch 11
công ty, tỉnh đã thu dịch vụ du lich vào ngân sách nhà nước tổng giá
5,074,861 USD hoặc 40.60 tỉ kịp.
Về giao thông vận tải: Xiêng Khoảng là một trong những tỉnh miền
núi của Lào, diện tích vùng cao nguyên và miền núi chiếm tới 90% và diện
tích rừng tự nhiên chiếm 43,60% của tổng diện tích. Chính vì thế giao thông
vận tải đường bộ là hình thức vận tải cơ bản nhất, phố biến nhất đối với Xiêng
Khoảng, hầu hết (99,54%) hàng hoá và 98,87% số lượng hành khách được
vận chuyển bằng đường bộ Trong tỉnh có 1.221.30 km đường giao thông,
trong đó 383,51 km tương ứng với 16,82% là đường rải nhựa; 858,14 km
tương ứng với 37,63% là đường rải đá và còn lại 272.50 km tương ứng với
6,52% là đường đất tự nhiên chưa được rải đá hoặc rải nhựa (số liệu năm
2015). Tỉnh có 19.192 các loại phương tiện giao thông trong đó 257 chiếc xe
vận tải hàng hoá và 555 chiếc xe vận tải hành khách, còn lại là các loại xe
khác (số liệu năm 2014 của Sở Giao Thông tỉnh Xiêng-Khoảng)
Về năng lượng: Hiện nay tỉnh Xiêng Khoảng đã phát triển năng lượng
và mạng lưới điện vào nông thôn vùng sâu vùng xa được nhiều hơn và đã sản
xuất thêm năng lượng điện tổng 45,42 triệu KW/ trong 1 giờ, chiếm 80,22%,

22


kế hoạch trong năm, hiện tại toàn tỉnh có mạng lưới điện vào các bản 423 bản,

chiếm 87,22% trong tổng số (485 bản), so với kế hoạch của năm tăng thêm 7
bản. Hiện tại vẫn còn 62 bản chưa dduocj sử dụng điện; số lượng gia đình được
sử dụng điện có 38,368 hộ gia đình, chiếm 86,81% của gia đình toàn tỉnh
(44,200 hộ gia đình), so với kế hoạch trong vừa rồi tang lên 4,130 hộ gia đình.
Về giáo dục: tỉnh Xiêng Khoảng được tiếp tục thực hiện 3 kế hoạch
như: kế hoạch mở rộng trong quá trình vào học, kế hoạch cải thiện chất lượng
và điều khoản nhất trí trong giáo dục, kế hoạch nâng cao năng lực quản lý
giáo dục; tỉnh chú ý đến việc phát triển cơ sở hạ tầng về giáo dục nhằm phát
triển về mặt kinh tế - xã hội.
Hiện nay toàn tỉnh có 60 trường mầm non kể cả trường công và tư,
chiếm 5.26%, so với kế hoạch tang lên 10 trường, có học sinh 4,937 học sinh,
so với kế hoạch chiếm hơn 15.65%, có trường tiểu học 434 trường, so với 5
năm qua giảm 4 trường(do các trường này không có đủ học sinh cho nên mới
sắp sếp học với các trường khác); có học sinh tiểu học 37,051 học sinh, chiếm
95.24% so với kế hoạch.Trong đó trường trung học cơ sở có 328 trường, tang
lên 4 trường và trường trung học phổ thông 91 trường, so với những năm qua
tang lên 2 trường, có học sinh 905 học sinh, chiếm 78.70%. trường trung cấp
nghề có 1 trường, có sinh viên 452 sinh viên chiếm 94.17%, trong năm 2015
có thể thống kê được những con số về ngành giáo dục và đào tạo trong toàn
tỉnh như sau:
- Tỷ lệ vào học của đứa bé từ 3-4 tuổi đạt 32.2%
- Tye lệ vào học của đứa bé từ 3-5 tuổi đạt 46.8%
- Tỷ lệ vào học của đứa bé từ 5 tuổi đạt 75.6%
- Tỷ lệ vào học của học sinh tiểu học đạt 94.1%
- Tỷ lệ vào học của học sinh trung học cơ sở đạt 98.9%
- Tỷ lệ vào học của học sinh trung học phổ thông 62.6%

23



Về y tế: Hiện nay, toàn tỉnh có 9 Bệnh viện, trong đó có 2 bệnh viện
cấp tỉnh 7 bệnh viện cấp huyện và có 50 trạm y tế. Có một trường Y tế, có 72
nhà thuốc, có 24 phòng khám tư nhân. Tỉnh quan tâm đến việc củng cố, nâng
cấp các bện viện cả về nhân lực, vật lực, trang thiết bị hiện đại để phòng ngừa
và điều trị giữ gìn sức khỏe nhằm đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội
Về phong tục tập quán, văn hóa và thông tin: Việc phát triển nhân lực
là khâu trọng yếu nhằm làm cho đời sống tinh thần phát triển lành mạnh tạo ra
sức mạnh nội lực và phù hợp và phẩm chất đạo đức cách mạng, có nhận thức,
khả năng đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như các dự án sản
xuất hàng hóa làm cho nhân dân khỏe mạnh tuổi thọ trung bình 65 tuổi, giữ
vững phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, có tính đoàn kết, có kỷ luật và
tôn trọng pháp luật. Ngôn ngữ thông dụng là tiếng Lào, đạo phật là tôn giáo
chính, toàn tỉnh gồm có 7 Huyện, trong đó, Huyện Pẹk là trung tâm văn hóa chính trị và kinh tế. Phong tục tập quán và nếp sinh hoạt đặc thù của tỉnh, các
lễ hội tập quán: Hội Bun Phạ Vệt tháng 3; Tết Lào và đua thuyền tháng 4; Hội
Bun Bặng Phay tháng 5; hội vào Chùa tháng 7; Hội ra Chùa tháng 10. Ngoài
ra còn có các ngày thành lập Quân đội 20 tháng 1; Ngày Phụ nữ Quốc tế 8
tháng 3; Ngày thành lập Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào 22 tháng 3; Ngày
Quốc tế Lao động 1 tháng 5; Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6; Ngày phụ nữ
Quốc tế 8 tháng 3; Ngày tuyên bố độc lập 23 tháng 3 và ngày Quốc khánh
Lào 2 tháng 12 năm 1975.
Về tài chính: Trong năm 2010 đến nay kinh tế của tỉnh Xiêng Khoảng
có sự phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng đạt mức 9% một
năm,tổng sản phẩm trong tỉnh đã đạt được 2.201,16 tỉ kịp, bình quan đầu
người 1.328 $ /người/năm, so với hội nghị đảng bộ của tỉnh lần thứ VI thực
hiện được 158 $ /người/năm.

24


Nền kinh tế được phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

từng bước, trong đó lĩnh vực nông nghiệp phát triển đạt 4,38% chiếm 40,71%,
lĩnh vực công nghiệp phát triển đạt 13,19% chiếm 35,06%, dịch vụ phát triển
đạt 14,16% chiếm 24,22%. Thu lãi suất vào ngân sách nhà nước đạt tới
433,28 tỉ kịp, so với kế hoạch 5 năm thực hiện vượt 12%, trong đó đầu tư
công 272,79 chiếm 3,19%; đầu tư của các doanh nghiệp 524,76 tỉ kịp, chiếm
6,13%; đầu tư tư nhân và ngoài nước 3.818,17 tỉ kịp, chiếm 44.61%; vốn hỗ
trợ và vay 311,13 tỉ kịp, chiếm 3,64% và tính dụng ngân hàng 3.631,36 tỉ kịp,
chiếm 42,43%.
Khoa học công nghệ: Là đất nước phát triển từ điểm xuất phát thấp
kém lại phải tiến nhanh để rút ngắn khoảng cách đối với các quốc gia đi
trước. Trước hết phải có vốn và khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại để phát
triển kinh tế đất nước nói chung,phát triển tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng mới
đáp ứng được yêu cầu trên. Quan trọng nhất là phát huy mạnh mẽ các yếu tố
sẵn có, mở rộng kinh tế đối ngoại, và nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút
đầu tư nước ngoài với mục đích mau chóng đổi mới cơ cấu công nghiệp,
chuyển đổi những hàng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo thế cạnh tranh tốt hơn.
Tóm lại,với cơ cấu khoa học công nghệ như hiện nay thì nền kinh tế không
thể tăng trưởng nhanh, tỉnh Xiêng Khoảng không thể thoát khỏi tình trạng
chậm phát triển, đòi hỏi bức thiết là mở rộng và nâng cao khả năng thu hút
đầu tư nước ngoài vào phát triển nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là ngành công
nghiệp, vì mức tiết kiệm đầu tư trong tỉnh rất thấp, cho nên phải đổi mới về
trình độ khoa học công nghệ hiện đại trong công nghiệp mới tạo thế cạnh
tranh tốt hơn, và đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng chậm phát triển
Nguồn nhân lực Hiện nay nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xieng Khoảng, trong những năm
qua nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng lên một cách rõ rệt, hầu hết nguồn

25



×