Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

V N ọc Tr n

i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô
trƣờng Đại học Thuỷ lợi đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học cao
học tại Trƣờng. Ngoài ra tôi cảm ơn an lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện giúp đ tôi tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm đề
tài luận văn.
Đ c biệt, tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu HuếTrƣởng khoa Công trình trƣờng đại học Thủy lợi Hà Nội- ngƣời thầy giáo đã hƣớng
dẫn cho tôi nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu và hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này. Qua đề tài luận văn này tôi thấy mình trau dồi đƣợc thêm nhiều kiến thức và
kinh nghiệm cho quá trình công tác sau này cũng nhƣ kinh nghiệm nghiên cứu đề tài
khoa học.
Thời gian làm luận văn vừa qua chƣa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của tôi còn
hạn chế nên chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự
góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Đó là sự giúp đ quý báu để tôi
cố gắng hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Tôi chân thành cảm ơn an cán sự lớp và các bạn học viên trong lớp đã tạo điều kiện,
đóng góp ý kiến giúp đ để tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
r n tr n cảm ơn !


ii


M C

C

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. vi
DANH MỤC ẢNG IỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................................. 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 2
5. Ý nghĩa khóa học và thực tiễn ................................................................................. 3
6. Kết quả đạt đƣợc ...................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ XÂY
DỰNG THEO QUY HOẠCH .......................................................................................4
1.1 Khái quát chung về công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch ..... 4
1.1.1 Đô thị và phân loại đô thị ....................................................................................... 4
1.1.2 Quy hoạch đô thị .................................................................................................... 5
1.1.3 Các loại quy hoạch đô thị ....................................................................................... 6
1.1.4 Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị .................................................................... 7
1.1.5 Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị ........................................................................... 8
1.1.6 Các nội dung của công tác quy hoạch đô thị .......................................................... 8
1.2 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị của một số quốc gia trên thế
giới ............................................................................................................................. 20
1.2.1 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ở Trung Quốc........................ 20
1.2.2 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ở Nhật Bản ............................ 22

1.3 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị của một số địa phƣơng ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 23
1.3.1 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị tại tỉnh ình Dƣơng .............. 23
1.3.2 Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị tại tai thị trấn Sapa, tỉnh Lào
Cai .................................................................................................................................. 25
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 26

iii


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ...............................................................................................27
2.1 Cơ sở lý luận quy hoạch đô thị ............................................................................ 27
2.1.1 Định hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia ................................... 27
2.1.2 Các loại quy hoạch đô thị ..................................................................................... 27
2.1.3 Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị ........................................................... 27
2.2 Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị ........................................................................... 28
2.2.1 Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị ........................................................ 28
2.2.2 Hình thức, thời gian lấy ý kiến ............................................................................. 29
2.3 Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị .................................. 29
2.3.1 Vai trò, mục tiêu của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ............. 30
2.3.2 Yêu cầu và nguyên tắc của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị .... 31
2.3.3 Nội dung của công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ......................... 33
2.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ............ 38
2.4.1 Tiêu chí về mức độ công khai các đồ án quy hoạch ............................................. 38
2.4.2 Tiêu chí về số lƣợng mốc cắm ngoài thực địa trên địa bàn quản lý ..................... 38
2.4.3 Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy
hoạch .............................................................................................................................. 39
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị ................ 41
2.5.1 Phƣơng pháp quản lý về quy hoạch đô thị ........................................................... 41

2.5.2 Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý ............................................................... 42
2.5.3 Cơ chế thực hiện xây dựng theo quy hoạch ......................................................... 42
2.5.4 Năng lực của chính quyền đô thị .......................................................................... 42
2.5.5 Con ngƣời quản lý ................................................................................................ 42
2.5.6 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc.................................................. 43
2.5.7 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ... 43
2.5.8 Hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác quản lý quy hoạch đô thị và xây
dựng ............................................................................................................................... 43
2.6 Lịch sử phát triển quy hoạch xây dựng Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ..... 44
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 50

iv


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG ...................................................51
3.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ...................................... 51
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, địa hình của thành phố Đà Lạt .............................................. 51
3.1.2 Phân bố dân cƣ và hành chính của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ................ 53
3.1.3 Khí hậu thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng .......................................................... 54
3.2 Thực trạng về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 tới năm 2018 .................................................. 54
3.2.1 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt thời
gian qua.......................................................................................................................... 54
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................................... 69
3.2.3 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn thành phố Đà Lạt ............................................................................. 78
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị của

Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ................................................ 84
3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị thành
phố Đà Lạt ..................................................................................................................... 84
3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng .............. 88
3.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra trật tự xây dựng đô thị . 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................96
1. Kết luận.................................................................................................................. 96
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 96
TÀI IỆU THAM KHẢO.........................................................................................97

v


DANH M C CÁC HÌNH ẢNH
Hình1.1 Phƣơng pháp xác định Tổng mức đầu tƣ ......................................................7
Hình1.2 Siêu đô thị Thƣợng Hải, Trung Quốc .........................................................22
Hình1.3 Một góc thành phố Tokyo, Nhật ản. .........................................................23
Hình1.4 Đô thị thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh ình Dƣơng ......................................25
Hình1.5 Quy hoạch phát triển không gian huyện Sapa, tỉnh Lào Cai ......................26
Hình2.1 Thành phố Đà Lạt năm 1923.......................................................................44
Hình2.2 Ý tƣởng quy hoạch thành phố Vƣờn tại Đà Lạt ..............................................44
Hình2.3 Quy hoạch thành phố Đà Lạt của Louis Georges Pineau ............................... 45
Hình2.4 Quy hoạch thành phố Đà Lạt của Lagisquet ..................................................46
Hình2.5 Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Lạt ............................... 48
Hình2.6 Phân khu đô thị của Đà Lạt trƣớc khi quy hoạch .......................................49
Hình3.1 ản đồ hành chính thành phố Đà Lạt ..........................................................51
Hình3.2 Thực trạng về quy trình thủ tục các bƣớc đề nghị cấp giấy phép xây dựng
cho công trình ho c nhà ở riêng lẻ tại Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Lạt ..............70
Hình3.3 Đề xuất quy trình quản lý quy hoạch xây dựng đô thị cho .........................86
Hình3.4 Đề xuất quy trình các bƣớc đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho ..............91


vi


DANH M C BẢNG BIỂU
ảng 3.1 Thực trạng các đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Lạt.......................53
ảng 3.2 Thực trạng các quy hoạch phân khu đƣợc U ND thành phố Đà Lạt điều
chỉnh theo quy hoạch chung trong giai đoạn từ năm 2014 tới năm 2018 .................55
ảng 3.3 Thực trạng về công bố các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố
Đà Lạt ........................................................................................................................61
ảng 3.4 Thực trạng công tác cắm mốc giới tại các xã phƣờng trên địa bàn thành
phố Đà Lạt tính tới hết năm 2018 .............................................................................63
ảng 3.5 Thực trạng công tác cấp chứng chỉ quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà
Lạt trong giai đoạn từ năm 2014 tới năm 2018 .........................................................66
ảng 3.6 Thực trạng về số lƣợng giấy phép xây dựng đƣợc cấp trên địa bàn thành
phố Đà Lạt từ năm 2014 tới năm 2018 .....................................................................73
ảng 3.7 Thực trạng về số lƣợng cấp giấy phép xây dựng của thành phố Đà Lạt từ
năm 2014 tới năm 2018 ............................................................................................. 75
ảng 3.8 Thực trạng về tỷ lệ số giấy phép xây dựng bị chậm và phải điều chỉnh ...76
ảng 3.9 Thực trạng về số công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn thành phố Đà Lạt trong giai đoạn từ năm 2014 tới năm 2018 .....................78
ảng 3.10 Thực trạng về số vụ vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn các
phƣờng, xã của thành phố Đà Lạt tính riêng trong năm 2018 ..................................79
ảng 3.11 Thực trạng về số vụ xử phạt vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn
thành phố Đà Lạt .......................................................................................................80
ảng 3.12 Thực trạng một số vụ vi phạm nổi cộm về trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn thành phố Đà Lạt thời gian qua ..........................................................................82
ảng 3.13 Đề xuất thành phần tổ kiểm tra liên ngành về quản lý cấp phép và trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Lạt ...................................................................89
ảng 3.14 Đề xuất tăng cƣờng chế tài xử phạt một số hành vi vi phạm về cấp phép

xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2019-2023 .................................95

vii


DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BXD

Bộ Xây dựng

CĐT

Chủ đầu tƣ

CPXD

Cấp phép xây dựng

CTXD

Công trình xây dựng

ĐT

Đô thị

GPXD

Giấy phép xây dựng


HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QHXD

Quy hoạch xây dựng

QHĐT

Quy hoạch đô thị

QLCP

Quản lý cấp phép

Q ĐT

Quản lý đô thị

QLNN


Quản lý nhà nƣớc

TTĐT

Trật tự đô thị

TTXD

Trật tự xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Lạt là một thành phố với lịch sử hình thành và phát triển gần 125 năm đã trở
thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Lâm Đồng. Năm 2014, đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và
vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 704 ngày
12/5/2014. Trong những năm qua công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và quản
lý xây dựng theo quy hoạch luôn đƣợc Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng,
Thành ủy Đà Lạt và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt quan tâm, chỉ đạo triển khai
thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch chung, quy hoạch xây
dựng, quy hoạch chi tiết của thành phố và các quy định của pháp luật về quy hoạch,
xây dựng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt đƣợc thì hiện nay các quy định về quy
hoạch, xây dựng vẫn còn thiếu, còn chƣa quy định cụ thể, chƣa sát với thƣc tế hiên
trạng, gây bức xúc trong nhân dân; tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai
thiết kế, sai quy hoạch vẫn còn diễn ra và ngày càng phức tạp. Đồng thời việc tăng

cƣờng ý thức trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các thủ tục hành chính về xây
dựng còn chƣa đƣợc chú trọng và chƣa thực hiện nghiêm túc….
Từ những tồn tại hạn chế trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài luận văn có tiêu
đề:“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch
trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn tìm ra giải pháp
khắc phục các tồn tại, hạn chế và đề xuất một số biện pháp phù hợp với yêu cầu
quản lý và phát triển của thành phố Đà Lạt trong thời gian tới.
2. Mục đíc của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây
dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

1


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch và
những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dƣng theo quy hoạch trên địa bàn thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng của U ND thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 tới năm 2018.
4. Cách tiếp cận và p ƣơn p áp n

iên cứu

- Cách tiếp cận:
+ Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận quản lý xây
dựng theo quy hoạch kết hợp với các văn bản của nhà nƣớc về công tác quản lý quy

hoạch cấp trung ƣơng và địa phƣơng.
+ Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm của một số địa
phƣơng trong quản lý xây dựng theo quy hoạch, kết hợp với thực trạng công tác
quản lý quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt từ năm 2014 tới năm 2018.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Đề tài sử dụng phƣơng pháp sau: Phân tích định tính kết hợp định lƣợng, phƣơng
pháp điều tra, thu thập dữ liệu, tiếp cận hệ thống, thống kê, thực tiễn thu thập thống
kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá.
+ Phƣơng pháp điều tra khảo sát: đi thực tế thu thập số liệu, chụp hình, quan sát
cách thức điều hành, quản lý quy hoạch xây dựng của các cơ quan nhà nƣớc để
đánh giá các ƣu, khuyết điểm trong công tác quản lý.
+ Phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhƣ trao đổi
với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, đô thị, phỏng vấn
trực tiếp các đối tƣợng tham gia quản lý cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ trên địa bàn
v.v.. để tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực quản lý quy hoạch xây
dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

2


5. Ý n

ĩa k óa ọc và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: luận văn đƣa ra đƣợc cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học về quy
hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch để nâng cao năng lực quản lý
của nhà nƣớc trên địa bàn thanh phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc xây
dƣng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt thông qua việc khảo sát hiện
trạng, thu thập số liệu, đi kiểm tra thực tế tại các phƣờng, từ đó đánh giá những m t

đạt đƣợc và những m t còn hạn chế trong công tác quản lý, triển khai thực hiện các
đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn, nhằm tạo dựng bộ m t đô thị khang trang,
hiện đại có trật tự và bản sắc.
6. Kết quả đạt đƣợc
Phân tích thực trạng chất lƣợng công tác công tác quản lý nhà nƣớc xây dựng theo
quy hoạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong những năm vừa qua. Qua đó đánh
giá những kết quả đã đạt đƣợc cần phát huy, những vấn đề còn tồn tại và nguyên
nhân cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp khắc phục.
Nghiên cứu đề xuất những giải pháp trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả
thi nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc về các quy hoạch xây dựng
đƣợc duyệt và công tác quản lý nhà nƣớc xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn
thành phố Đà Lạt những năm tiếp theo

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN
LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
1.1 Khái quát chung về công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy
hoạch
1.1.1 Đô thị và phân loại đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên
ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, của một miền
lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh, trong huyện [1].
Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hoá ho c chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia ho c một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoại thành
của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [2].

Ở Việt Nam, các đô thị nƣớc ta là các khu dân cƣ tập trung có đủ 2 điều kiện sau:
- Về cấp hành chính: Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển, phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò chức năng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc ho c một vùng lãnh thổ nhất định (nhỏ nhất
là một tiểu vùng trong huyện).
+ Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 ngƣời.
+ Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt tới 65% tổng số lao động nội
thành, nội thị.
+ Có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cƣ nội thành, nội thị tối thiểu
phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại đô thị.
4


+ Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đ c điểm
của từng đô thị, tối thiểu 2.000 ngƣời/km2 trở lên [3].
Theo [4] thì quy chuẩn đối với từng loại đô thị.là mđƣợc phân thành 6 loại nhƣ sau:
loại đ c biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V đƣợc cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền quyết định công nhận, cụ thể [4]:
- Đô thị loại đ c biệt là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
- Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành
phố thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành và các xã ngoại thành.
- Đô thị loại III là thành phố ho c thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành, nội thị
và các xã ngoại thành, ngoại thị.
- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thị và các xã ngoại thị.
- Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể
có các điểm dân cƣ nông thôn [4].

1.1.2 Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, tổ chức nơi ăn, chốn ở, nơi làm
việc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí và cải thiện quan hệ xã hội của ngƣời dân đô thị [5].
Quy hoạch đô thị là khoa học và nghệ thuật về tổ chức không gian chức năng cho
các đô thị. Nó liên quan đến nghệ thuật sắp xếp các hình thái không gian, kiến trúc
đô thị, khoa học tính toán nhu cầu và nguồn lực trong đô thị, khoa học nghiên cứu
văn hóa, lối sống của xã hội, dân cƣ đô thị [1].
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trƣờng
sống thích hợp cho ngƣời dân sống trong đô thị, đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị [1].
Mục đích của quy hoạch đô thị là tạo lập môi trƣờng sống tốt cho ngƣời dân tại các
vùng lãnh thổ, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng,
5


đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi
trƣờng. Quy hoạch xây dựng đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng
bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Quy hoạch xây dựng là quy hoạch nền tảng về không gian và cơ sở vật chất cho các
ngành kinh tế phát triển nên có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát tiển đất
nước vad được thể hiện cụ thể:
Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ
thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển
kinh tế xã hội của đô thị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, các chỉ tiêu sử dụng
đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lƣới công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình hạ tầng xã hội trong một khu đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch
chung.
Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô

thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí công trình hạ tầng
kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân
khu ho c quy hoạch chung [6].
1.1.3 Các loại quy hoạch đô thị
Căn cứ vào xem xét thành phần mục tiêu của quy hoạch dƣới các góc độ khác nhau
sẽ có đƣợc các loại quy hoạch khác nhau, chẳng hạn theo bản chất tự nhiên có quy
hoạch vật thể và quy hoạch phi vật thể, theo hệ thống quy hoạch của quốc gia có hệ
thống quy hoạch tổng thể và hệ thống quy hoạch ngành. Tuy vậy cách phân loại quy
hoạch liên quan tới phạm vi đề tài là theo tính chất của mục tiêu quy hoạch đó là
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch không gian – quy hoạch xây dựng và
quy hoạch phát triển ngành. Cách phân loại này thể hiện rõ vai trò của quy hoạch đô
thị.

6


Hình1.1 Phƣơng pháp xác định Tổng mức đầu tƣ (Nguồn: [4] )
Quy hoạch xây dựng gồm 4 loại sau:
- Quy hoạch xây dựng vùng: Là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức
năng đ c thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới
hành chính của một tỉnh ho c một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Quy hoạch xây dựng đô thị: Là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công
trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc
chuẩn bị đầu tƣ xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: Là việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một
khu chức năng đ c thù. QHXD khu chức năng đ c thù gồm quy hoạch chung xây
dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn: Là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống

công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. QHXD nông thôn gồm
quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ nông
thôn [7].
1.1.4 Nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch đầu tƣ xây dựng phát
triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô
thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị ho c thực hiện các hoạt động khác có liên

7


quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã đƣợc phê duyệt và Quy
chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị [8].
1.1.5 Yêu cầu đối với quy hoạch đô thị
- Cụ thể hoá định hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các quy
hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy
hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và
kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
- Dự báo khoa học, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển
của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.
-

ảo vệ môi trƣờng, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hƣởng đến cộng đồng, cải thiện

cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đ c trƣng địa phƣơng thông
qua việc đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc trong quá trình lập quy hoạch đô thị.
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông
nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô

thị, tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển
bền vững.
- ảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao,
thƣơng mại, công viên, cây xanh, m t nƣớc và công trình hạ tầng xã hội khác.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp
năng lƣợng, chiếu sáng công cộng, cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý chất thải, thông tin
liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa
các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ
tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế [7].
1.1.6 Các nội dung của công tác quy hoạch đô thị
Các nội dung chính của công tác quy hoạch bao gồm:
8


Quản lý của nhà nước về công tác quy hoạch
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hƣớng, chiến lƣợc phát triển đô thị.
+ an hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động
quy hoạch đô thị.
+ an hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị.
+ Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị.
+ Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dƣ ng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị.
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động
quy hoạch đô thị [10].
Thiết kế kiến trúc đô thị

Thiết kế đô thị là một lĩnh vực động linh hoạt, nó không giống nhƣ thiết kế cơ khí
hay những hạng mục công trình xây dựng để có thể dễ dàng chuẩn hóa, nó rất đa
dạng và khác nhau, tùy thuộc vào từng khu vực với những không gian cụ thể và tại
các vùng miền khác nhau. Sự khác nhau còn là nhân tố khuyến khích để tạo nên
những đô

thị có bản sắc. Nếu có thêm các tiêu chuẩn quy phạm hay hƣớng dẫn

thiết kế cũng chỉ nên là những yêu cầu cơ bản và dừng lại ở những nguyên tắc
chung”.
Yêu cầu chung về thiết kế đô thị
+ Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đồ án quy
hoạch chi tiết phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và các
quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Nội dung thiết kế đô thị bao gồm việc xác định chỉ
tiêu khống chế về khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đƣờng chính, khu trung

9


tâm; các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn và từng ô phố cho khu
vực thiết kế.
+ Đối tƣợng lập đồ án Thiết kế đô thị riêng gồm: Thiết kế đô thị cho một tuyến phố;
Thiết kế đô thị cho các ô phố, lô phố.”
Các cơ sở, yêu cầu để lập Thiết đô thị riêng
+ Thiết kế đô thị riêng cần xác định phạm vi lập Thiết kế đô thị, mục tiêu, nguyên
tắc và các quy định về nội dung cần đạt đƣợc đối với Thiết kế đô thị và hồ sơ sản
phẩm của đồ án Thiết kế đô thị.
+ Đánh giá hiện trạng và phân tích tổng hợp (lập bảng biểu hệ thống sơ đồ và các
bản vẽ minh họa) về: số lƣợng, tƣơng quan tỷ lệ (%) giữa các thể loại công trình,
vật thể kiến trúc; khoảng lùi, chiều cao, màu sắc cho các công trình kiến trúc; cây

xanh, địa hình cốt cao độ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Nội dung nghiên cứu thiết kế đồ án Thiết kế đô thị riêng
+ Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan.
+ Yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng.
+ Đánh giá tác động môi trƣờng.
-Kiến trúc cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn
và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con ngƣời. Phạm
vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng
m t bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trƣờng, thiết kế đô thị,
quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi, giải trí và bảo
tồn di sản. Kiến trúc cảnh quan là biểu tƣợng công năng những thiết kế cảnh quan
bên ngoài của công trình.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; đảm bảo tính
thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể
10


thuộc đô thị, phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều
kiện, đ c điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phƣơng, phát huy
các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc cảnh
quan đô thị.
Quản lý không gian đô thị theo các khu vực cơ bản sau: khu vực đô thị mới phát
triển, khu vực bảo tồn; khu vực khác của đô thị; khu vực giáp ranh nội, ngoại thị.
Kết hợp điều kiện địa hình, hệ thống cây xanh, m t nƣớc, giao thông hiện có tạo ra
không gian kết nối liên thông trong đô thị, thông gió tự nhiên và cải thiện môi
trƣờng đô thị.
Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu sử dụng tuân
thủ theo quy chế của khu vực. Khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu.

Các công trình kiến trúc trong đô thị không đƣợc chiếm dụng trái phép không gian
đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình. M t ngoài công trình kiến
trúc đô thị không đƣợc sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hƣởng tới thị giác, sức
khỏe con ngƣời, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông [8].
Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu sử dụng
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung bao gồm các nội dung chủ yếu sau
đây:
+ Chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối
thiểu của công trình trong từng khu chức năng đô thị.
+ Việc kiểm soát không gian, kiến trúc các khu vực trong đô thị.
+ Chỉ giới đƣờng đỏ của các tuyến phố chính, cốt xây dựng khống chế của đô thị.
+ Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm.
+ Khu vực cấm xây dựng; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn công trình hạ tầng kỹ
thuật; biện pháp bảo vệ môi trƣờng.
+ Khu vực bảo tồn, tôn tạo công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh, địa hình cảnh quan trong đô thị.

11


Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
+ Ranh giới, phạm vi, tính chất khu vực quy hoạch.
+ Vị trí, ranh giới, tính chất, quy mô các khu chức năng trong khu vực quy hoạch;
chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao tối đa, tối thiểu, cốt xây
dựng đối với từng ô phố; chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng và các
yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyến đƣờng; phạm vi bảo vệ, hành lang an
toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm.
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết bao gồm các nội dung chủ yếu sau

đây: [9]
+ Ranh giới, phạm vi khu vực quy hoạch.
+ Vị trí, ranh giới, chức năng, quy mô các lô đất trong khu vực quy hoạch; chỉ tiêu
về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chiều cao,
cốt sàn và trần tầng một, hình thức kiến trúc và hàng rào công trình, vật liệu xây
dựng của các công trình; chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể
về kỹ thuật đối với từng tuyến đƣờng, ngõ phố; phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn
công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Vị trí, quy mô và phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình ngầm.
Quy chế quản lý đối với quy hoạch và khôn

ian đô thị

a) Đối với khu vực đô thị hiện hữu
- Khu vực đô thị hiện hữu gồm các khu đô thị, khu dân cƣ hiện hữu đƣợc quy hoạch
cải tạo, chỉnh trang, cải tạo chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới. Đối với khu vực
đô thị hiện hữu thì quy chế quản lý cần tập trung vào các nội dung:
- Quy định cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các chủ đầu tƣ xây dựng chỉnh
trang, cải tạo khu vực đô thị cũ (nội dung này có thể quy định tại một điều ho c
chƣơng riêng, tùy theo điều kiện thực tế của địa phƣơng);
12


- Quy định đối với khu vực khi chƣa có quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt (ƣu tiên lập
quy hoạch, xây dựng, cải tạo chỉnh trang và nêu kế hoạch cụ thể; có giải pháp quản
lý, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp tham gia…; quản lý theo theo tuyến
phố, ngõ phố…; có sự thống nhất đồng thuận của ngƣời dân trên cơ sở hồ sơ bản vẽ
sơ bộ và cụ thể đến từng số nhà, gốc cây, cột điện…);
- Xác định các khu vực đô thị cải tạo, chỉnh trang trong đô thị và quy định cụ thể
đối với các khu vực đó;

- Phân định vị trí, ranh giới, quy mô từng khu nhỏ ho c toàn khu (theo diện tích đất,
ô phố...);
- Quy định quản lý về các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc theo từng đƣờng phố trong
khu phố cũ (chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ khống chế xây dựng, tầng
cao, hình thức kiến trúc m t đứng, vật liệu xây dựng, màu sắc...);
- Quy định quản lý đối với các công trình nằm trong danh mục bảo tồn (có ý nghĩa
về m t kiến trúc, góp phần tạo nên nét đ c trƣng hình ảnh của đô thị);
- Quy định về bảo tồn nguyên trạng kiến trúc nếu trong danh mục bảo tồn (nhƣ
nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới, chồng lấn làm biến dạng kiến trúc ban đầu); quy
định các công trình đƣợc phép cải tạo ho c phá bỏ, xây dựng lại;
- Quy định thời gian bảo dƣ ng định kỳ;
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên từng tuyến phố
trong khu vực.
b) Đối với khu vực đô thị phát triển mới
Các khu vực đô thị phát triển mới gồm các khu đô thị mới, khu dân cƣ xây dựng
mới trên địa bàn theo đồ án quy hoạch đô thị đƣợc duyệt. Nội dung bao gồm:
- Xác định các khu đô thị mới trong đô thị và quy định cụ thể đối với khu vực đó;
- Quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị đƣợc duyệt;
- Quy định trình tự xây dựng trong khu đô thị mới (nhƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, cây xanh đô thị, nhà ở...);
13


- Quy định về cơ chế khuyến khích và hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ đầu tƣ xây dựng
các khu đô thị mới theo tiêu chí Khu đô thị mới kiểu mẫu;
c) Đối với các trục đường, tuyến phố chính
- Có kế hoạch lập thiết kế đô thị cho tất cả các khu vực, tuyến đƣờng ho c phân
theo thứ tự ƣu tiên theo từng giai đoạn;
- Có kế hoạch ƣu tiên cải tạo chỉnh trang, hạ ngầm đƣờng dây kỹ thuật, nâng cấp
hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

- Xác định phố chính, trục chính đô thị, quy định loại công trình kiến trúc đƣợc
phép xây dựng trên tuyến;
- Quy định quản lý, kiểm soát về khoảng lùi, tầng cao, hình thức kiến trúc công
trình (vật liệu xây dựng, màu sắc, kết cấu, hình thức m t đứng), các phần đua ra
ngoài công trình (m t quay ra đƣờng phố, dọc theo ranh giới cạnh bên của lô đất);
- Quy định về hình thức các công trình ở các góc phố giao nhau, vị trí công trình điểm
nhấn;
- Quy định cảnh quan: cây xanh (loại cây), hàng rào (kích thƣớc, vật liệu, kiểu
dáng...);
- Quy định hình thức, kích thƣớc biển báo, biển quảng cáo trên toàn tuyến đƣờng
(đoạn qua đô thị);
- Quy định về việc bố trí, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên từng tuyến phố,
hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc xây dựng công trình trong phạm vi
hành lang an toàn giao thông;
(Quy mô, số lƣợng trục đƣờng, tuyến phố chính, các nút giao thông lớn do chính
quyền đô thị xác định).
d) Đối với khu vực trung tâm hành chính - chính trị
- Các khu trung tâm đô thị gồm: Trung tâm hành chính chính trị, trung tâm hành
chính các phƣờng xã, trung tâm dịch vụ thƣơng mại cấp thị trấn, trung tâm dịch vụ

14


các khu đô thị, trung tâm y tế giáo dục đào tạo, trung tâm văn hóa thể thao; Nội
dung quản lý bao gồm:
- Các quy định, yêu cầu quản lý quy hoạch, kiến trúc về chỉ giới xây dựng, mật độ
xây dựng, chiều cao công trình tối đa, hình thức kiến trúc, tổ hợp công trình kiến
trúc, kiến trúc công trình, màu sắc, vật liệu xây dựng, hàng rào, giải pháp và yêu
cầu chiếu sáng, quảng cáo, cây xanh, sân vƣờn... ngầm hóa đƣờng dây các loại.
- Các quy định, yêu cầu quản lý về các tiện ích (hè đƣờng, m t sân, biển hiệu, biển

chỉ dẫn, cây cảnh, ghế ngồi, tiện ích dành cho ngƣời khuyết tật, cột đèn chiếu
sáng…).
đ) Đối với khu vực cảnh quan trong đô thị
Khu vực cảnh quan trong dô thị bao gồm: hệ thống cây xanh cảnh quan; các công
viên đô thị; nội dung quản lý bao gồm:
- Phân loại hệ thống công viên cây xanh;
- Quy định quản lý về việc trồng cây mới, chăm sóc cây xanh hiện có;
- Quản lý hệ thống công viên lớn, nhỏ;
- Bảo tồn hệ thống sông hồ và cảnh quan xung quanh,
e) Đối với khu vực bảo tồn
- Quản lý theo Luật Di sản văn hóa và pháp luật liên quan;
- Chỉ ra các khu vực bảo tồn, các công trình có giá trị;
- Quy định cụ thể đối với các công trình bảo tồn, di tích lịch sử-văn hóa, các công
trình khác trong khu vực;
- Quy định quản lý nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị vốn có của khu vực nhƣ văn
hóa, không gian, kiến trúc, cảnh quan; bảo tồn đƣợc các công trình cổ, đối với các
công trình khác, tiện ích đô thị phải phù hợp với đ c trƣng khu vực bảo tồn...
f) Đối với khu vực công nghiệp

15


Quy định đối với từng loại công nghiệp hiện có đối với công nghiệp sạch: quy định
về cây xanh, vƣờn hoa…; đối với công nghiệp không sạch, gây ô nhiễm: quy định
khoảng cách ly, có giải pháp xử lý hành vi vi phạm cụ thể...
Quy định đối với vấn đề môi trƣờng trong khu công nghiệp; Quy định đối với việc
di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đối các khu công nghiệp trong đô thị có ảnh
hƣởng xấu đến môi trƣờng...
Nội dung quy định nhằm đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng, giao thông, kiến trúc,
cảnh quan.

g) Đối với khu vực giáp ranh nội, ngoại thị, làng xóm trong nội thành, nội thị
Quy định quản lý phát triển theo quy hoạch đƣợc duyệt; đề xuất biện pháp quản lý
(nhà m t đƣờng, nhà trong xóm…); phân loại nhà trong khu vực và đối tƣợng sử
dụng (nhà chia lô, biệt thự, nhà vƣờn…) để quy định quản lý cho phù hợp. Đối với
làng xóm trong nội thành, nội thị quy định trên cơ sở giá trị văn hóa, cảnh quan,
kiến trúc và có tham khảo đề xuất của dân cƣ.
h) Đối với khu dự trữ phát triển, an ninh quốc phòng
- Khu dự trữ phát triển: Tuân thủ quy hoạch đƣợc duyệt; có kế hoạch và phƣơng án
sử dụng đất hiệu quả trong thời gian chƣa triển khai xây dựng. Kế hoạch sử dụng
đất theo các giai đoạn phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
- Đất dự trữ có thể trồng cây xanh ho c xây dựng các công trình tạm, cho thuê ngắn
hạn, dễ dàng tháo d khi cần thiết và đƣợc giao cho đơn vị quản lý cụ thể, có thể là
chính quyền, các tổ chức ho c cá nhân có đủ điều kiện.
- Công trình phục vụ an ninh, quốc phòng đƣợc quản lý theo quy định tại đồ án Quy
hoạch đƣợc duyệt và tuân thủ theo quy định tại Nghị định 38/2010/NĐ-CP. [2][7]
Quy chế quản lý đối với công trình kiến trúc
a) Đối với công trình công cộng

16


Các công trình công cộng đƣợc quy định tại Luật quy hoạch đô thị bao gồm: Công
trình hành chính, y tế, giáo dục, công trình khách sạn thƣơng mại dịch vụ, công trình
văn hóa thể dục thể thao … ; nội dung quy chế quản lý bao gồm:
- Quy định mật độ xây dựng trong các khuôn viên; các yêu cầu khi xây dựng mới và
kiểm soát về ngôn ngữ kiến trúc, tầng cao...;
- Quy định cụ thể đối với các công trình tại vị trí điểm nhấn; bảo vệ các không gian
trống (sân chơi, vƣờn hoa);
- Quy định cụ thể đối với các công trình trên các tuyến đƣờng phố chính;
- Quy định về kiến trúc, hình thức kiến trúc, vấn đề tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng vật

liệu địa phƣơng…
Trong khu trung tâm, các khu vực xây dựng mới, quản lý kiến trúc theo quy hoạch,
đảm bảo về mật độ xây dựng, tầng cao, điểm nhấn, tầm nhìn và đ c trƣng đô thị theo
đ c điểm địa lý, trình độ phát triển của thành phố, thị xã.
b) Đối với công trình nhà ở
Các loại nhà ở bao gồm: Nhà ở chung cƣ và nhà ở riêng lẻ; nội dung quản lý bao
gồm:
- Đối với các khu chung cƣ mới và các khu chung cƣ cũ, cải tạo, chỉnh trang đã có
quy hoạch: quản lý theo đồ án quy hoạch và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
đƣợc duyệt.
- Đối với các khu chung cƣ cũ, cải tạo, chỉnh trang chƣa có quy hoạch:
+ Phân loại các khu chung cƣ theo thời gian xây dựng, niên hạn sử dụng trên cơ sở
xác định quy mô, ranh giới toàn khu;
+ Quy định lộ trình, kế hoạch, yêu cầu về việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, xây
dựng mới:
Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang phải giữ đƣợc không gian kiến trúc,
cảnh quan, xây dựng đồng bộ công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội theo quy hoạch
(trƣờng học, nhà trẻ, sân chơi, cơ sở y tế…), đảm bảo yêu cầu môi trƣờng…;
17


×