Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Luận văn thạc sĩ Hệ thống đài phát thanh và truyền hình tỉnh salavan thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 108 trang )

0

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về báo phát thanh và truyền hình
1.1. Khái niệm.......................................................................................12
1.2. Đặc điểm của báo phát thanh và truyền hình.................................13
1.3.Tác phẩm và sản phẩm báo chí phát thanh và truyền hình.............28
1.4. Kỹ năng sản xuất sản phẩm báo chí phát thanh và truyền hình.....24
Chương 2: Thực trạng hoạt động của hệ thống đài phát thanh và truyền
hình tỉnh SaLaVan
2.1. Vài nét về hệ thống đài phát thanh và truyền hình tỉnh SaLavan..29
2.2.

Nội dung thông tin.....................................................................43

2.3.

Hình thức thông tin....................................................................54

2.4.

Nhận xét, đánh giá thực trạng....................................................61

Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống đài phát thanh và truyền hình tỉnh SaLaVan
3.1.

Những vấn đề đặtra....................................................................72

3.2.



Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống đài phát thanh và truyền hình tỉnh SaLaVan hiện nay.....76

3.3.

Những giải pháp cơ bản.............................................................83

KẾT LUẬN....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95
PHỤ LỤC.....................................................................................................100


1

BẢN KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
1.
2.

CHỮ VIẾT TẮT
PTV
KTV

GIẢI NGHĨA
Phát thanh viên
Kỹ thuật viên



2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IV của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào, đất nước Lào và nhân dân các bộ tộc Lào bước vào một giai
đoạn xây dựng và phát triển mới. Trên tinh thần đổi mới nền kinh tế chuyển từ
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đường lới đó của
Đảng đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo ra sự
thay đổi lớn trên nhiều phương diện trong đó có lĩnh vực báo chí.
Trong giai đoạn 20 năm qua, công tác báo chí đã được cải thiện và phát
triển nhanh chóng về mặt quy mô, số lượng cũng như chất lượng khả năng
cung cấp thông tin cho xã hội. Theo thống kê của Cục thông tin đại chúng, Bộ
Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào, hiện nay, cả nước Lào có 35 đài phát
thanh (trong đó Trung ương có 3 đài và địa phương có 32 đài); có 32 đài
truyền hình (trong đó Trung ương có 2 đài trùn hình Q́c gia, đài tiếp sóng
đài truyền hình Việt Nam); có 30 đài truyền hình địa phương ở các tỉnh và
huyện. Đến nay, Lào có 50 cơ quan báo in với hơn 60 tờ báo và tạp chí xuất
bản định kỳ.
Đài phát thanh là một loại hình báo chí điện tử đầu tiên của nước Lào đã
hình thành và làm nhiệm vụ chính trị, tư tưởng từ năm 1960 của thế kỷ trước.
Giai đoạn 20 năm qua cũng được cải thiện và phát triển chất lượng mới, trở
thành phương tiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước Lào.
SaLaVan là một trong bốn tỉnh miền Nam của Lào, có diện tích rợng lớn,
địa bàn hiểm trở, chủ ́u là đồi núi cao; giao thơng đi lại khó khăn, trình độ



3

dân trí còn thấp và lạc hậu. Do được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, đã có nhiều công trình dự án hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào các dân tợc nơi đây. Trong đó, có các dự án đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và nâng cấp hệ thống phát thanh và truyền hình,
để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí và nâng cao trình độ
dân trí cho nhân dân. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh SaLaVan đã có 4 Đài phát
phát thanh, với công suất từ 100w đến 1.000W, phát sóng hệ thớng FM. Trong
thời gian qua, hệ thớng Đài phát thanh và truyền hình tỉnh SaLaVan cũng như
nhiều địa phương khác đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tuyên
truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Lào; các hoạt động chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Phát thanh
và truyền thanh tỉnh SaLaVan ngày càng khẳng định vị trí là một trong những
phương tiện thiết yếu của đời sớng xã hợi, là tiếng nói của Đảng bợ, chính
quyền địa phương; đồng thời là diễn đàn dân chủ, công khai của các tầng lớp
nhân dân. Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong việc nắm
bắt tình hình thời sự - chính trị trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan
đến các lĩnh vực kinh tế, văn hoá – xã hội, khoa học, cơng nghệ và mọi mặt
của đời sớng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu nhận thức văn hoá,
giải trí của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thông tin của phát thanh và
truyền hình đã thực hiện được yêu cầu hội nhập và giao lưu hợp tác q́c tế,
đấu tranh có hiệu quả với những thơng tin sai trái, quan điểm xuyên tạc của
các thế lực thù địch… Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh miền Nam khác của
Lào, do mong muốn đẩy nhanh tiến độ phủ sóng phát thanh và truyền hình để
đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo công chúng, việc đầu từ phát triển hệ
thống Đài phát thanh và truyền hình trên địa bàn tỉnh đã diễn ra một cách ồ ạt,
thiếu quy hoạch, gây lãng phí, dẫn tới tình trạng vừa chồng chéo vừa buông
lỏng quản lý. Thời lượng, chất lượng các chương trình phát thanh và truyền



4

hình của địa phương còn hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp, do đó chưa thu
hút được khán, thính giả…
Là cán bộ công tác lâu năm trong ngành phát thanh và truyền hình của
tỉnh SaLaVan, tác giả Luận văn chọn đề tài “Hệ thống Đài phát thanh và
truyền hình tỉnh SaLaVan - thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
(Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Sa LaVan, Đài Phát thanh các
huyện Không Xê Đôn, Ta Ội và Sa Muổi)” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó,
nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động của hệ thống phát thanh và truyền hình
tại tỉnh SaLaVan hiện nay, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện của tỉnh SaLaVan.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về lĩnh vực phát thanh ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả,
cơng trình cơng bố, như: tác giả Đức Dũng với công trình “Lý luận Báo Phát
thanh” (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003) đã bàn luận những
vấn đề lý luận chung về Báo chí phát thanh, một loại hình báo chí có nhiều ưu
điểm và hạn chế. Trong ćn “Báo Phát Thanh” (Nhà xuất bản Văn hoá –
Thông tin, chịu trách nhiệm xuất bản: Vũ An Chương) cũng dành thời lượng
lớn để bàn đến Báo phát thanh với tư cách là mợt loại hình báo chí và nó
mang đầy đủ các tính chất, đặc điểm của loại hình báo chí sử dụng ngơn ngữ
nói và tiếng đợng của hiện trường để chủn tải thơng tin. Ngoài ra, cịn nhiều
cơng trình khoa học khác, như: luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, bài
báo khoa học, tham luận khoa học của các tác giả khác nhau ở trong nước
nghiên cứu về lĩnh vực phát thanh. Tuy nhiên, chưa có cơng trình chính thức
nào công bố kết quả nghiên cứu về đài phát thanh và trùn hình địa phương
ở Cợng hịa dân chủ nhân dân Lào.



5

2.2. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trong những năm qua, có mợt sớ ḷn án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
khoá luận tốt nghiệp đại học mà học viên Lào đã thực hiện bằng tiếng Việt tại
Việt Nam, có nợi dung liên quan tới lĩnh vực báo chí và trùn thơng của Lào
ở các góc đợ khác nhau như:
- Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2002) của nghiên cứu sinh Bun Chom Vông Phết với đề tài “Thơng tin
đại chúng góp phần củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân
lao động ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”. Luận
án chủ yếu đề cập đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với
đời sống chính trị - xã hợi ở Cợng hịa Dân chủ nhân dân Lào, trong đó có đề
cập đến vai trị của hệ thống phát thanh và truyền hình.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2008) của học viên Chăn Tha Von Khăm Phi La Vông với đề tài
“Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài phát thanh Quốc gia
Lào” chỉ đi sâu vào bàn luận thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng một chương trình cụ thể của Đài phát thanh Quốc gia Lào.
- Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2008 của học viên Bun My Phone La Sỷ với đề tài “Cơng tác quản lý
báo chí ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” cũng chỉ dừng lại ở việc
bàn luận các vấn đề về cơng tác quản lý báo chí nói chung ở Lào, trong đó có
bàn ḷn mợt sớ vấn đề về quản lý hệ thống báo chí phát thanh.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2010) của học viên Hum Phaeng VyLayPhon với đề tài “Nâng cao
chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc
gia Lào” chủ yếu bàn luận về kỹ năng làm truyền hình trực tiếp, trong đó tác



6

giả đề xuất nhiều giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa các chương
trình truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc gia Lào.
- Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền (2010) của Khắt Thạ Nam Xẳng Xỉn Xay với đề tài “Q trình hình
thành và phát triển của Thơng tấn xã Lào”, chủ yếu đề cập đến lịch sử hình
thành và phát triển của Thông tấn xã Lào, trong đó nêu bật được những chặng
đường với những thành tựu nổi trội, những vấn đề đặt ra đối với việc phát
triển của Thông tấn xã Lào hiện nay.
Lĩnh vực phát thanh và truyền hình ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào đã có mợt bề dày lịch sử phát triển, tuy nhiên, từ trước đến nay chưa
có mợt cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về lý
luận cũng như thực tiễn phát triển của lĩnh vực phát thanh và truyền hình, đặc
biệt là bàn luận về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống phát
thanh và truyền hình địa phương.
Hệ thống Đài phát thanh và truyền hình tỉnh SaLaVan đã hình thành và
phát triển hơn 10 năm qua, song đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên
cứu, đánh giá một cách hệ thống, khách quan và khoa học về thực trạng hoạt
động, những hạn chế bất cập trong quy hoạch phát triển, khả năng và phạm vi
phủ sóng truyền hình, năng lực sản xuất các chương trình địa phương, hiệu
quả, chất lượng cơng tác tun trùn trên sóng đài phát thanh và truyền hình
địa phương.
Có thể khẳng định rằng, đề tài: “Hệ thống Phát thanh và Truyền hình
tỉnh SaLaVan - thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” là công trình
nghiên cứu đầu tiên về hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương tại Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn này nhằm khái quát thực trạng hoạt động của hệ thống đài

phát thanh và truyền hình tỉnh SaLaVan, gồm: Đài phát thanh tỉnh, các đài


7

huyện, vai trò của Đài phát thanh và truyền hình trong việc thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - chính trị ở địa phương, từ đó rút ra các giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh và các đài phát thanh huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông
tin, tuyên truyền và giải trí của đồng bào các dân tộc tỉnh SaLaVane trong giai
đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội và kỹ thuật tác
động vào sự phát triển và hoạt động của hệ thống Đài thát thanh và trùn
hình SaLaVan.
- Nghiên cứu, hệ thớng hóa các vấn đề lý luận, lý thuyết về báo chí và
truyền thơng, trong đó có lĩnh vực phát thanh và trùn hình.
- Khảo sát thực trạng hoạt động hệ thống Đài phát thanh và truyền hình
tỉnh SaLaVan trên cơ sở các yếu tố như chất lượng nội dung, hình thức thông
tin của các kênh, chương trình, chuyên mục trên các đài; công tác tổ chức cán
bộ, nguồn nhân lực, vật lực; đánh giá năng lực sản xuất các chương trình phát
thanh và truyền hình của địa phương.
- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương tỉnh SaLaVan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động của Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh SaLaVan và hệ thống đài phát thanh các huyện Không Xê Đôn, Ta
Ộy và Sa Muổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh SaLaVan và các đài phát
thanh các huyện Không Xê Đôn, Ta Ộy và Sa Muổi, từ tháng 6 năm 2010 đến
tháng 6 năm 2011.


8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên nhận thức luận các vấn đề lý luận
của triết học Mác - Lênin, quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước Lào
về báo chí Cách mạng Lào; các vấn đề lý luận về báo chí, thực tiễn hoạt động
báo chí truyền thông và các ngành khoa học khác nói chung, tại nước Cợng
hịa Dân chủ nhân dân Lào nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả Luận văn đã sử dụng các phương pháp công cụ nghiên cứu
như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;
- Phương pháp thảo luận nhóm;
- Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi an két);
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu về lý
luận báo chí nói chung, báo phát thanh và truyền hình nói riêng; đặc biệt là về
phát triển hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn là tài liệu tham khảo để tỉnh SaLaVan điều chỉnh và xây dựng
quy hoạch phát triển hệ thống Đài phát thanh và truyền hình phù hợp với một

tỉnh miền Nam của Lào trong xu thế phát triển của hệ thống phát thanh và
truyền hình cả nước.
- Những giải pháp mà luận văn nêu ra sẽ là tài liệu tham khảo để các đài
phát thanh và truyền hình địa phương trong khu vực miền Nam Lào tham


9

khảo, áp dụng nhằm cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, phát huy hơn nữa
thế mạnh của từng Đài địa phương trong xu thế cạnh tranh hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu
thành 3 chương, 11 tiết, 83 trang nội dung, 11 bảng thống kê.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ BÁO PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm báo phát thanh
Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nợi
dung thơng tin được chủn tải qua âm thanh và tiếng động. Âm thanh trong
phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng đợng làm nền hoặc minh
hoạ cho lời nói như: tiếng mưa, gió, sóng vỗ, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường
phố…
Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm cả hai hình thức, đó là
phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua hệ thớng dây dẫn. Thơng

thường, sóng phát thanh được chia thành hai loại AM và FM. AM (Amplitud
Modulation) là kỹ thuật điều biên được áp dụng trong phát thanh sóng dài,
sóng trung và sóng ngắn. FM (Frequency Modulation) là kỹ thuật điều tần áp
dụng trong phát thanh sóng cực ngắn [12, tr.104].
Các đài phát thanh phát sóng AM thường có công suất máy phát lớn và
tầm hoạt động xa hơn các đài phát sóng FM. Tuy nhiên, chất lượng sóng qua
loại phát thanh này bị ảnh hưởng bởi nhiễu tĩnh. Đài phát sóng FM phát sóng
thẳng hầu như khơng bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng, nên chất lượng tín hiệu rất
tớt. Vì thế, nó trùn các chương trình âm nhạc với chất lượng âm thanh nổi
tốt hơn nhiều so với các đài phát sóng AM. Các đài phát sóng FM có phạm vi
phủ sóng nhỏ, vì thế nó chỉ thích hợp với các trung tâm đô thị lớn, các khu
vực đông dân cư [12,tr.106].


11

1.1.2. Khái niệm truyền hình
Truyền hình là mợt phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô
tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai “tele” có nghĩa là “ở xa” và
“vision” là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa”. Thực chất, cội nguồn trực
tiếp của truyền hình là điện ảnh. Điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những
gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng
những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ
sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ
thuật riêng của mình [28, tr.127].
Về kỹ thuật, truyền hình hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh
về sự vật được máy ghi hình (camera) biến đổi thành tín hiệu điện trong đó
mang thơng tin về đợ sáng tới, màu sắc. Đó là tín hiệu hình (tín hiệu vidio).
Sau khi được xử lý, khuyếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên sóng truyền

hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thớng dây dẫn. Tại nơi nhận, máy thu hình
tiếp nhận tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình. Phần âm thanh cũng
được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế, rồi được truyền ra loa.
Hệ thống kỹ thuật đen trắng chỉ truyền đi tín hiệu thông tin về độ sáng
tối của hình ảnh. Kỹ thuật truyền hình màu được xây dựng trên cơ sở phối
hợp ba thành phần màu cơ bản từ màu của ánh sáng theo hệ màu RGB, đó là
đỏ (red), xanh dương (green) và xanh lá cây (blu), theo tỉ lệ pha trộn khác
nhau để tạo ra các màu sắc theo ý muốn. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại
ba hệ thống truyền hình màu cơ bản là; NTSC, PAL và SECAM [28, tr.127128].
1.2. Đặc điểm của báo phát thanh và truyền hình
1.2.1. Đặc điểm của báo phát thanh
* Những ưu điểm


12

Theo các tác giả viết trong cuốn “Báo Phát thanh” (Nhà xuất bản Văn
hoá - Thông tin, chịu trách nhiệm xuất bản: Vũ An Chương), đặc điểm, đặc
trưng của báo phát thanh là trả lời câu hỏi: Radio là gì?. Tác giả Lois Baird
trong cuốn sách “Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh” (Trường phát
thanh, truyền hình và điện ảnh Ôxtrâylia) đã nêu và phân tích 11 đặc điểm của
loại hình báo chí này. Đó là:
- Radio hình ảnh;
- Radio là thân mật riêng tư;
- Radio dễ tiếp cận và dễ mang;
- Radio là trực tiếp;
- Radio có ngơn ngữ riêng của mình;
- Radio có tính tức thời;
- Radio khơng đắt tiền;
- Radio có tính lựa chọn;

- Radio gợi lên cảm xúc;
- Radio làm công việc thông tin và giáo dục;
- Radio là âm nhạc.
Có thể thấy, ý kiến này đã đề cập đến những đặc điểm của phát thanh
(radio) với các khía cạnh khác nhau. Trong tương quan so sánh với những loại
hình báo chí khác, báo phát thanh có những đặc điểm cơ bản như:
- Toả sóng rộng khắp: Đó là sự quảng bá nhờ phủ sóng điện từ trên
phạm vi rộng lớn, với tốc độ tương đương tớc đợ của ánh sáng (xếp xỉ
300.000km/s). Có thể nói phát thanh khơng có giới hạn về khoảng cách, vì thế
nó mang tính xã hợi hoá rất cao. Thơng tin được xã hội hoá cũng sẽ tạo ra
hành động mang tính xã hội hoá.
- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thơng tin được trùn qua
sóng điện từ và hệ thớng trùn thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở


13

phạm vi toàn cầu. Trong một số trường hợp (như tường thuật trực tiếp, cầu
truyền thanh…), phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng
biết được sự kiện ở chính thời điểm mà nó được thơng tin.
- Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: khi đọc báo đợc giả có thể
chủ đợng xem những tác phẩm mà mình quan tâm ở bất cứ trang nào. Không
giống như vậy, thính giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của
quá trình thông tin qua radio. Họ phải nghe chương trình một cách tuần tự từ
đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động. Đặc điểm này, trước đây đã từng
được các nhà nghiên cứu phát thanh gọi là “chỉ nghe một lần” (công chúng
chỉ được nghe mỗi thông tin phát ra một lần theo trình tự thời gian).
- Sống động, riêng tư, thân mật: Đặc điểm này thể hiện rõ nhất khi so
sánh giữa báo phát thanh với báo in. Đối với phát thanh công chúng, thính giả
được nghe thông tin qua giọng đọc. Nghĩa là thông tin được truyền đến với họ

thông qua giọng nói của những con người cụ thể, nên gắn liền với những ́u
tớ của kỹ năng nói như: cao độ, cường độ và đặc biệt tiết tấu, ngữ điệu…
- Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc):
Công chúng của báo phát thanh rộng lớn và đa dạng, không phân biệt trình độ
học vấn. Mọi đới tượng (trừ người khiếm thính) đều có thể tiếp nhận thông tin
qua radio [12, tr.80].
* Những hạn chế
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn “Truyền thông đại chúng” (Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội), hạn chế của phát thanh có thể dễ nhận
thấy nhất là mức độ xác định của thông tin tiếp nhận. Do cách tiếp nhận duy
nhất là nghe nên thông tin xuất hiện theo chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính.
Người nghe hoàn toàn phụ thuộc và bị động về tốc đợ, trình tự vận hành của
dịng âm thanh. Mặt khác, những thơng tin có lơgíc thường có nhiều mới quan
hệ đan xen phức tạp, nên khi phát trên phát thanh sẽ có hiệu quả thấp. Bởi vì


14

người ta rất khó theo dõi những thơng tin đó khi mà trí nhớ nhanh của con
người có hạn. Thậm chí, khi sự diễn đạt dài dòng và phức tạp thì người ta
không thể ghi nhớ kịp những thông tin đầu tiên nên không thể hình dung đầy
đủ toàn bộ nội dung phán đoán [28, tr.107].
1.2.2. Đặc điểm của báo truyền hình
+ Những ưu điểm
Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” (Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nợi), đã đưa ra khái niệm “Truyền hình là một
loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình
ảnh động và âm thanh” [28, tr.127].
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong công trình “Truyền thông Đại chúng,
trong công tác lãnh đạo, quản lý” đã phân tích những đặc điểm của truyền

hình:
Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu
so sánh với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử
dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin trong đó có báo, phát thanh,
phim ảnh… Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình
ảnh động về hiện thực trực tiếp. Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng các
loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in.
Bằng kỹ thuật dựng hình, người ta cịn có thể dựng các hình ảnh động ở
một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó biến thành mợt hình ảnh tĩnh
nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể.
Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc,
tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như gió, mưa,
sấm, tiếng kêu của mn thú, tiếng hót của chim chóc, tiếng xe chạy,
tiếng nổ của bom đạn, tiếng ồn ào của đám đông, v.v…Trong các
chương trình dạn dựng có hậu kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh,


15

tiếng động nhân tạo để mang lại hiệu quả thể hiện cao hơn. Trên thực
tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế cũng phù hợp với yêu
cầu thể hiện trong các chương trình [10, tr.130].
Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình đạt tới độ tuyệt đối về
phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ người nào tḥc hệ thớng ngơn ngữ
gì có thể xem hiểu ít hay nhiều những gì thể hiện trên truyền hình miễn
là người đó khơng bị khiếm khút về trong mợt 2 giác quan là thị giác
và thính giác.
Hơn nữa, công chúng truyền hình thường là số đông nên quá trình xem
truyền hình cũng còn là quá trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức
thông tin ở một chất lượng mới. Điều này tạo nên một tính chất đặc thù,

một sức mạnh to lớn mà khơng có mợt phương tiện trùn thơng đại
chúng nào khác có thể so sánh nổi. Chất lượng và sức mạnh ấy bảo
đảm cho truyền hình trở thành mợt nhân tớ có ảnh hưởng vơ cùng to
lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng chiều sâu bên trong
của nó [10, tr. 133].
+ Những hạn chế
Các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang trong
ćn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng” (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,
Hà Nội) đưa ra những hạn chế của truyền hình là:
Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con
người bằng cả thị giác, thính giác - hai giác quan quan trọng nhất. Bản
thân phim ảnh cũng giao tiếp với cơng chúng bằng phương thức này
song nó vẫn bị hạn chế rất nhiều bởi không gian, môi trường và độ phổ
biến hạn hẹp. Bản thân người xem truyền hình có cảm giác như họ có
mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào những sự kiện thực tế đó.


16

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế nêu trên truyền hình cũng có những
hạn chế của nó. Những gì làm nên sức mạnh, ưu thế của truyền hình từ
mối quan hệ này thì trong mối quan hệ khác, chúng lại là nguyên nhân
của những khiếm khuyết của truyền hình.
Tín hiệu hình ảnh động và âm thanh theo tuyến tính của truyền hình
làm cho đối tượng công chúng bị động hoàn toàn về tốc độ, trình tự tiếp
nhận thông tin cái gì đã qua không lặp lại và trong nhiều trường hợp thì
những chi tiết làm mất đi tính hiệu lực của lôgíc, làm thông tin không
đầy đủ hay bị hiểu sai lệch. Những thơng tin phức tạp, có mâu th̃n
lơgíc khó có thể chuyển tải qua truyền hình.
Khi xem truyền hình, người tiếp nhận thông tin hầu như tập trung toàn

bộ các giác quan vào những gì diễn ra trên màn hình. Điều này, cản trở
các khả năng kết hợp tiếp nhận thông tin truyền hình với các hoạt động
sống khác của con người.
Sự cồng kềnh của thiết bị, phương tiện kỹ tḥt ghi hình và chủn
phát sóng hình khơng cho phép người ta tiếp cận nhanh những sự kiện
thời sự ở xa các thành phố trung tâm hay ở những nơi địa hình núi non
hiểm trở. Các chương trình lặp lại nhiều về nợi dung về đề tài có thể
dẫn đến nhàm chán [33, tr.134].
Nhận diện được những ưu điểm và hạn chế nêu trên, những người làm
báo phát thanh và truyền hình sẽ phát huy được thế mạnh và khắc phục được
những hạn chế của loại hình, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm phát
thanh trong sự cạnh tranh với các loại hình báo chí và truyền thông mới.
1.3. Tác phẩm và sản phẩm báo chí phát thanh, truyền hình
1.3.1. Những vấn đề chung về tác phẩm và sản phẩm báo chí
Theo các tác giả trong ćn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng ” (Nhà
x́t bản Đại học Quốc gia Hà Nội):


17

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là một
hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải
trí và nhận thức của con người. Mặc dầu ra đời chậm hơn so với các
hình thái ý thức xã hợi khác, nhưng báo chí đã nhanh chóng trở thành
một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực
của nó. Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí luôn năng động trong
việc phản ánh hiện thức đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển.
Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
mọi người, mọi dân tộc. Vì thế, báo chí luôn là một công cụ hoạt động
quan trọng của con người và các giai cấp trong cuộc đấu tranh vì sự

tiến bộ và văn minh của nhân loại. Theo các tài liệu nghiệp vụ báo chí
nước ngoài chữ information (thông tin, thông báo, báo tin), xuất phát từ
một chữ trong triết học cổ Hy Lạp với nghĩa: “Tạo ra một hình thái ”
(form) dùng để chỉ những ́u tớ có thể giúp cho sự hiểu biết của con
người về thế giới xung quanh đang tồn tại dưới một hình thái nhất định.
Như vậy, giống như các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí luôn lấy
hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Thông tin trong báo chí
là quá trình liên tục, xuyên suốt trong mỗi quan hệ chặt chẽ giữa Cuộc
sống - Nhà báo - Tác phẩm - Công chúng ” [33, tr.23].
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trị hết sức quan
trọng . Bất kỳ mợt lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế
giới đều sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng,
tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới,
những định hướng có giá trị cho c̣c sớng.
Vì thế, trong quá trình đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Công sản, cả phía cách mạng lẫn phán cách mạng đều nhận thấy tác
đợng lợi hại của báo chí. Điều đó đã được chứng minh bằng toàn bộ


18

thực tiễn đấu tranh cách mạng và những biến cố quốc tế diễn ra trong
suốt những thế kỷ qua, kể cả những bài học đắt giá của sự sụp đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước Đông Âu, Liên Xô trước đây [33,
tr.28].
Bàn về tác phẩm báo chí, theo tác giả Nguyễn Thị Thoa trong tài liệu
“Tác Phẩm báo chí” (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011):
- Tác phẩm báo chí là sản phẩm tư duy, sáng tạo của nhà báo;
- Lấy hiện thực khách quan làm chất liệu phản ánh;
- Hình thức thể loại tương ứng với nợi dung thơng tin;

- Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã hội;
- Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Được pháp luật bảo hộ;
- Là một bộ phận nhỏ nhất để cấu thành một sản phẩm báo chí.
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Thoa, tác phẩm báo chí có các vai trò
như: phát tán tin tức; định hướng nhận thức; thỏa mãn nhu cầu giải trí của con
người; tạo dư luận và phản biện xã hội; tạo lợi nhuận cho cơ quan báo chí; tạo
việc làm cho nhà báo.
Bàn về kỹ năng thể hiện tác phẩm báo chí, cũng theo tác giả Nguyễn
Thị Thoa, nguyên tắc làm tác phẩm báo chí là phải đặt câu hỏi như: Viết cái
gì? Viết về ai? Viết nhằm mục đích gì, cho loại cơng chúng nào? Nội dung tác
phẩm ấy là “ánh xạ” của chính sách, qui tắc xã hội nào?; Đưa vào bài ý kiến
của ai? Vì sao? Nhằm mục đích gì? Cách giải quyết một tình huống cụ thể là
gì? Tác phẩm ấy sẽ tạo phản ứng, dư luận gì trong xã hội? Đem lại cho cơng
chúng bài học gì? Ứng xử của cơ quan chức năng có liên quan đến bài báo?
Hiệu quả trước mắt và lâu dài của bài báo là gì? Nhà báo sẽ được “lợi” và
“hại” gì?...


19

Nhiều tác giả nghiên cứu khác như: Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài,
Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Văn Dững, Vũ Thúy Bình, Vũ Đình Hương, Lê
Thanh Xuân, Lê Thị Nhã, Trần Quang, Đinh Văn Hường, Nguyễn Thị Minh
Thái, Dương Xuân Sơn, Trần Bảo Khánh cũng đã công bố các công trình bàn
về tác phẩm báo chí (tác phẩm báo chí đại cương và các thể loại tác phẩm cụ
thể) và sản phẩm báo chí (đối với từng loại hình báo chí). Tuy nhiên, tất cả
các tác giả đều có những điểm chung khi bàn về sáng tạo tác phẩm và tổ chức
sản xuất sản phẩm báo chí ở các khía cạnh như: khái niệm, vai trò, đặc điểm,
yêu cầu và các kỹ năng thể hiện tác phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm.

Có thể tựu chung về “tác phẩm báo chí” ở một quy trình sáng tạo tác
phẩm như sau:
- Nhà báo nắm bắt tình hình thực tế;
- Phát hiện sự kiện, vấn đề cần thông tin;
- Tiếp cận và khai thác thông tin dữ liệu;
- Thẩm định và kiểm tra dữ liệu;
- Xây dựng tác phẩm;
- Tự biên tập, chỉnh sửa tác phẩm;
- Theo dõi, tiếp nhận và xử lý phản hồi.
Về sản xuất sản phẩm, bất kỳ loại hình báo chí nào cũng phải tuân thủ
quy trình sau:
- Lập kế hoạch xuất bản;
- Sáng tạo tác phẩm báo chí;
- Tổ chức xuất bản (sản xuất), bao gồm: chọn lựa, biên tập tác phẩm;
thiết kế, trình bày, dàn dựng…;
- In ấn;
- Phát hành, phát sóng, đưa lên mạng…;
- Theo dõi thông tin phản hồi, xử lý phản hồi.


20

1.3.2. Tác phẩm và sản phẩm báo chí phát thanh, truyền hình
Trong định nghĩa của tác giả trong ćn “Báo phát thanh” (Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin, chịu trách nhiệm xuất bản: Vũ An Chương) và một
số tài liệu khác thì:
Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ tḥt sóng điện tử
và hệ thớng truyền thanh truyền đi âm thanh trực tiếp tác động vào
thính giác của đối tượng tiếp nhận. Là sản phẩm của nền kỹ thuật điện
tử, phát thanh đã từng là loại hình báo chí độc tôn trong thời gian dài.

Sự sinh động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyền qua
làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận mợt cách nồng nhiệt…
[12, tr.75].
Là mợt loại hình trùn thơng đợc đáo, hấp dẫn, có khả năng tạo ra
được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo cơng chúng, báo phát
thanh có tầm quan trọng rất lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động,
nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như y tế, giáo dục, dân sớ…[12,
tr.75].
Mặc dù là loại hình báo chí chỉ có phương tiện âm thanh để diễn đạt,
nhưng phương thức tác đợng bằng radio có nhiều ưu thế nhất là ở
những khả năng như “thơng tin nhanh, phủ sóng rợng, tiếp nhận tiện lời
và có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe”
[12, tr.76].
Với truyền hình, cũng theo các tác giả Đức Dũng trong cuốn “Lý luận
báo phát thanh”, đó là “sản phẩm của giai đoạn khởi nguồn nền kỹ thuật điện
tử, phát thanh đã từng là loại hình báo chí độc tôn trong thời gian dài. Sự sinh
động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyền tải qua làn sóng
radio đã được thính giả đón nhận nồng nhiệt trong śt gần mợt thế kỷ qua”
[04, tr.8].


21

Theo tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn “Sản xuất chương trình
truyền hình”, trong mợt sớ tài liệu về trùn hình của một số nước phát triển,
người ta thường chia làm năm loại sản phẩm cơ bản:
+ Loại truyền hình (Lecture): Đây là loại sử dụng phát thanh viên hoặc
biên tập viên để trình bày một vấn đề. Ưu điểm của nó để sản xuất, được bấm
máy ngay tại trường quay, hoặc dàn cảnh một cách đơn giản, chi phí cho các
loại sản phẩm này là ít tốn kém nhất. Mặt trái của nó là thường gây cho người

xem cảm giác chán ngán, mặc dù đề tài có thể hay và người thuyết minh lưu loát.
+ Loại phỏng vấn (Interview): Đây cũng là loại dễ sản x́t. Để có mợt
tác phẩm hấp dẫn địi hỏi người phỏng vấn có phải nghệ thuật trong việc tìm
đối tượng và ra câu hỏi. Loại phỏng vấn có thể phức tạp bởi bản thân nó có
nhiều dạng khác nhau.
+ Loại thảo luận (Panel Discusion): Thường sử dụng chuyên gia giúp
đỡ về nội dung cuộc thảo luận phải có người điều khiển và hướng dẫn các
thành viên tham gia thảo luận. Mục tiêu của các thảo luận là đưa ra các thông
tin về quan điểm, tư tưởng, ý kiến về một vấn đề, nhưng lại đặt trọng tâm vào
việc cọ sát các quan điểm, ý kiến đó.
+ Loại kịch bản (Dramatization): Là loại sản phẩm khó nhất và có giá
thành cao nhất. Là loại sản phẩm có quy trình địi hỏi mợt cách chun
nghiệp. Nhưng vấn đề mà loại chương trình này đề cập tới rất đa dạng và
phong phú, được đông đảo công chúng ưa thích hơn cả.
+ Loại sản xuất trực tiếp: Đây là loại đại chúng nhất, nó có thể rất đơn
giản nhưng hiệu quả của nó đới với người xem rất cao. Loại sản x́t trực tiếp
ln địi hỏi sự ch̉n bị nghiêm ngặt ở các phương tiện, từ việc lựa chọn sự
kiện cho đến việc thực hiện nó. Sự chính xác trong các tác phẩm trực tiếp
cũng là yêu cầu cần thiết. Bởi mợt hoạt đợng có nhiều người tham gia thì
cũng cần có sự phới hợp nhịp nhàng đồng bộ [16, tr.19].


22

1.4. Kỹ năng sản xuất sản phẩm báo chí phát thanh và truyền hình
1.4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí phát thanh và truyền hình
Theo định nghĩa của tác giả trong cuốn “Báo phát thanh” (Nhà xuất
bản Văn hóa - Thơng tin) và mợt sớ tài liệu khác thì:
Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bằng tư
liệu, âm nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc

hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biết nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên
truyền của cơ quan báo phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao
nhất đối với người nghe.
Như vậy, với một cơ quan báo phát thanh, quá trình sản xuất bắt đầu
bằng việc sáng tạo các tác phẩm phát thanh. Một đài phát thanh thường
bao gồm 4 bộ phận chính: lãnh đạo quản lý; biên tập viên; phóng viên
và kỹ thuật viên, trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo những
tác phẩm báo phát thanh. Các sản phẩm báo chí này thể hiện bản lĩnh
chính trị, năng lực nghiệp vụ và trách nhiệm xã hội của nhà báo phát
thanh. Uy tín, ảnh hưởng của một đài phát thanh trước hết được quy
định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cợm,
có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách tức thời tới cơng chúng thính
giả, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiẻu biết và định hướng tư
tưởng cho công chúng.
Tuy nhiên, tác phẩm tin, bài không trực tiếp đến với thính giả. Bằng
cách lựa chọn chương trình phát thanh, các tác phẩm được sắp xếp, bố
trí hợp lý giúp thính giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ
thớng, có hiệu sâu [12, tr. 216].
Tác giả Trần Bảo Khánh, trong ćn “Sản xuất chương trình truyền
hình” đã đưa ra luận điểm:


23

Chương trình truyền hình đề cấp đến các vấn đề của đời sống xã hội
không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường trùn
tải các thơng tin từ ngày nay qua ngày khác, nhằm phục vụ đối tượng
công chúng xác định. Nội dung của chương trình truyền hình trực tiếp
làm sâu sắc còn tư tưởng, các chủ đề dần dần tạo nên trong ý thức công
chúng thế giới quan hiên dại. Báo in, phát thanh, truyền hình có sự khác

biệt nhau trong phương thức phản ánh và tái tạo thực tế. Song giữa
chúng có sự khác nhau bản chất đều là các phương tiện thông tin đại
chúng nghĩa là giống nhau sự ngắn gọn để tiết kiệm thời gian nhận
thơng tin. Bên cạnh đó cịn có thể thấy sự giống nhau diễn ra trong cả
quan niệm trong sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm này. Với sự xuất
hiện của phát thanh, sau đó là truyền hình thì cũng xuất hiện thuật ngữ
chương trình. Đây là thuất ngữ mang tính bản chất của chúng” [16,
tr.30].
Cũng theo tác giả Trần Bảo Khánh, quy trình sản xuất là loại chương
trình sản x́t thường xun nhất, nó là cơng việc chính mà các nhà báo
truyền hình phải thực hiện. Việc sản xuất các tác phẩm thuộc loại này mất khá
nhiều thời gian sau khi xảy ra sự kiện mới đến được công chúng. Thực hiện
các tác phẩm loại này, cần thiết phải tuân theo một quy trình sản xuất có thể
chia ra làm hai dạng như sau:
Đới với các tác phẩm do phóng viên phát hiện đề tài có thể thực hiện
theo quy trình:
- Phóng viên phát hiện đề tài, viết kịch bản, thơng qua ban biên tập. Sau
đó chuẩn bị hiện trường để tổ chức ghi hình. Phần dựng phim, viết lời bình,
chọn nhạc và lồng tiếng, hoà nhạc là những phần việc ći cùng để có thể
dụt qua ban biên tập và phát sóng. Đới với các chương trình do ban biên tập
phân công thì thực hiện đi một chút:


24

- Ban biên tập phân cơng phóng viên nghiên cứu đề tài, chuẩn bị kịch
bản, báo cáo ban biên tập, chuẩn bị hiện trường, tổ chức ghi hình, dựng phim
chọn nhạc, đọc tiếng lồng nhạc, thông qua ban biên tập và phát sóng” [16,
tr.37].
1.4.2. Những yêu cầu đối với người làm báo phát thanh và truyền

hình
Trong hoạt đợng báo chí, nhà báo ln giữ vai trị trung tâm, nhà báo là
cụ thể của mọi hoạt đợng báo chí, có ảnh hưởng to lớn và mang tính chất
quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động báo chí. Trong khi đó,
trình đợ chính trị và trình đợ chun mơn nghiệp vụ của nguồn nhân lực phục
vụ hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương khá cao. Chính vì thế, trong
giai đoạn hiện nay, việc xây dựng đội ngũ những người làm báo phát thanh và
truyền hình cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Nhà báo phải có lịng trung thành tụt đới với Đảng, với chế độ xã
hội chủ nghĩa, vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
- Phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học
và ngoại ngữ. Hoạt động báo chí, nhất là ngành phát thanh và truyền hình mợt lĩnh vực hoạt đợng có tính đặc thù, là nơi hội tụ và ứng dụng những thành
tựu khoa học cơng nghệ hiện đại, địi hỏi những người làm cơng tác phát
thanh và trùn hình phải có trình đợ kiến thức cao, tư duy năng đợng sáng
tạo mới có thể vận hành, khai thác và làm chủ được các thiết bị máy móc hiện
đại. Phải có tầm hiểu biết rộng rãi, kinh nghiệm cuộc sống phong phú và kỹ
năng nghề nghiệp tốt.
- Mỗi nhà báo phải thường xuyên chăm lo đến việc bổ sung, mở rộng
kiến thức, học hỏi, bồi bổ thêm những điều cần thiết; không ngừng tích lũy
vốn sống phong phú và đa dạng; gần gũi với quần chúng nhân dân; tham khảo
ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học ở nhiều khu vực khác


×