Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GA MY THUAT LOP 1-5 TUAN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.16 KB, 10 trang )

Lớp 1
Bài 4 :VẼ HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được hình tam giác.
- Biết cách vẽ hình tam giác.
- Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Một số hình vẽ có dạng hình tam giác.
- Thước eke, khăn quàng,...
Học sinh : - Vở tập vẽ, bút chì, màu, gom.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên Học sinh
1. Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Bài cũ
- Đồ dùng học tập
3. Bài mới :
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và cho học sinh nhắc
lại.
I/ Hoa
̣
t đô
̣
ng 1:
- Giáo viên cho học quan sát các hình vẽ ờ bài 4, vở
tập vẽ và đặt câu hỏi :
+ Em nào cho thâ
̀
y biết hình màu vàng giống cái gì?
- Bạn đã nói đúng rồi đó các em.
+ Vậy hình màu xanh lam là gì?


- Giáo viên chốt lại : Bạn trả lời đúng rồi đây, là hình
cây thườc nhưng không phải thườc ta thường dùng
mà là thước eke.
+ Hình được tô màu đỏ là hình vẽ gì?
- Giáo viên vẽ 3 hình minh họa và yêu cầu học sinh
gọi tên của các hình đó.
+ Hình a thâ
̀
y vẽ là hình gì?
+ Hình b thâ
̀
y vẽ gì?
+ Hình c vẽ gì?
+ Vậy bài học hôm nay chúng ta học bài gì?
+ Vậy các hình vẽ trên các em có biết nó được vẽ từ
hình gì không?
- Giáo viên nhận xét và chốt lại : Đây là những hình
vẽ được vẽ từ những hình tam giác. Từ hình tam giác
ta có thể vẽ được rất nhiều hình, đồ vật.
II/ Hoa
̣
t đô
̣
ng 2:hươ
́
ng dẫn HS cách vẽ hình tam giác.
-Để vẽ được hình tam giác chúng ta phải vẽ theo từng
nét. Phải đủ 3 góc mới ra được hình tam giác.
- Nét đầu tiên ta vẽ từ trên xuống (Vẽ theo chiều mũi
tên).

- Nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Giống hình cái nón.
+ Là cây thước.
+ Hình vẽ cái mái nhà.
+ Chiếc thuyền có cánh buồm.
+ Hình b vẽ núi.
+ Vẽ con cá.
+ Vẽ hình tam giác
+ Hình tam giác.
- Học sinh lắng nghe.
+ Nét thứ hai ta vẽ từ trái sang phải.
+ Nét thứ 3 ta vẽ nối 2 điểm còn lại với nhau khi nào
các em thấy, được 3 góc của hình tam giác thì chúng
ta đã vẽ đúng (Vẽ từ trên xuống)
III/ Hoa
̣
t đô
̣
ng 3: Thư
̣
c ha
̀
nh:
- Giáo viên cho học snh thực hành vẽ một bức tranh
về biển.
- Giáo viên gợi ý : Biển có cá, có mây, có thuyền,
ông mặt trời, cánh buồm,.. Sau đó vẽ màu vào tranh.
- Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- 4/ Nhận xét, đánh giá :

Giáo viên thu 1 số bài của học sinh treo lên bảng và
gọi học sinh khác nhận xét, đồng thời khen ngợi
khích lệ động viên học sinh.
Dặn dò :
Về nhà các em quan sát quả, hoa, lá.
- Học sinh thực hành.
Lớp 2
Bài 4 : Vẽ Tranh
Đề tài : VƯỜN CÂY ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây.
- Biết cách vẽ hai hoặc ba loại cây đơn giản.
-Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Một số tranh, ảnh về các loài cây.
- Tranh của học sinh những năm trước.
Học sinh : - Vở tập vẽ 2
- Bút chì, bút màu, sáp màu, màu nước.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Bài cũ
- Đồ dùng học tập
3. Bài mới :
-Giới thiệu bài : Hôm trước cô đã hướng dẫn các em
cách vẽ lá cây. Khi vẽ được lá cây ta có thể vẽ thêm
thân cây, rồi từ đó vẽ cả vườn cây. Hôm nay, chúng
ta sẽ thực hiện vẽ cả vường cây.
Giáo viên ghi tựa bài lên bảng cho học sinh nhắc lại.

a) Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài.
Giáo viên treo tranh lên bảng và đặt câu hỏi gợi ý
học sinh trả lời:
-Em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết bức tranh
vẽ gì?
- Bức tranh có một loại cây hay nhiều loại cây? Cây
có quả hay không?
-Màu sắc trong tranh như thế nào? Gồm những màu
nào?
-Màu nào nhiều nhất trong bức tranh?
Giáo viên chốt lại : vì đây là tranh vẽ về vườn cây
nên hình ảnh và màu nổi bật là cây cối và màu sắc
của cây. Còn những chi tiết xung quanh chỉ là hình
ảnh phụ để bức tranh sinh động hơn. Trong vường
thì có nhiều loại cây khác nhau. mỗi cây đều có hình
dáng và màu sắc khác nhau : có cây thẳng đứng, cây
có lá xum xuê, cây có nhiều nhánh, có cây rất ít lá.
b) Hoạt động 2 : Cách vẽ
- Để vẽ một bức tranh vườn cây hoàn chỉnh và đẹp
cần theo các bước sau:
- Sắp xếp hình tong bố cục tờ giấy.
- Vẽ các dáng cây khác nhau, cây phía trước lớn hơn
cây phía sau.
- Để bức tranh sinh động hơn vẽ thêm các chi tiết
phụ : quả, hoa, người, con vật...
- Vẽ màu theo ý thích.
c) Hoạt động 3 : Thực hành
- Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ tranh vườn
cây vào khung có sẵn ở vở tập vẽ 2 trang 8 và vẽ
màu theo ý thích.

d)Hoạt động 4 : Đáng giá – nhận xét
Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành để gợi ý
cho học sinh nhận xét sau đó nhận xét bổ sung.
4. Củng cố – dặn dò :
- Quan sát một số con vật.
- Sưu tầm các tranh ảnh con vật.
- Vẽ cây và đàn gà
- Có nhiều loại cây, có cây có quả có
cây không.
- Màu sắc đẹp. Màu xanh, màu vàng,
màu cam, màu đỏ.
- Màu xanh.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hành
Lớp 3
Bài 4 : Vẽ Tranh
ĐỀ TÀI : TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu :
- Hiểu nội dung đề tài trường em.
- Biết cách vẽ tranh đề tài “trường em”.
- Vẽ được tranh đề tài trường em.
- Giáo dục học sinh yêu mến trường, lớp.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Tranh của học sinh về đề tài nhà trường.
Học sinh : - Vở tập vẽ 2
- Bút chì, màu, gom.
III. Các hoạt động dạy – học :
Giáo viên Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:

- Bài cũ:
- Đồ dùng học tập.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn
các em vẽ tranh đề tài:”trường em”.
a)Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
Giáo viên dùng tranh, ảnh giới thiệu để học sinh
nhận biết:
-Em nào cho cô biết nói đến đề tài nhà trường thì ta
có thể vẽ những gì?
-Những hình ảnh nào thể hiện đề tài nhà trường?
a) Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
-Chọn hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối hình
dáng và động tác như thế nào, nên vẽ đơn giản, vẽ
hình ảnh chính trước.
- Vẽ màu tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu
kính tranh và phù hợp với nội dung tranh.
b) Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ tranh vào
khung trong vở tập vẽ đồng thời gợi ý cho học sinh
chọn nội dung: vẽ về hoạt động: nhảy dây, đá cầu,
học nhóm, giờ học trên lớp, lao động, học sinh ra
về,...hoặc vẽ phong cách trường em...
- Nhắc học sinh chú ý sắp xếp hình ảnh chính, phụ
sao cho cân đối vào tờ giấy.
d) Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét.
- Nếu ở lớp chưa vẽ xong, về nhà vẽ hoàn thành
bài.
4. Củng cố – dặn dò:
Về nhà các em quan sát các loại quả và chuẩn bị

đất nặn , giấy màu ; chuẩn bị bài sau.
- Giờ ho
̣
c trên lớp, các hoạt động ở sân
trường trong giờ ra chơi,...
- Cây cối, học sinh, bồn hoa, ngôi
trường, cổng trường,...
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hành.
Lớp 4
Bài 4 : Vẽ Trang Trí
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu :
- Tìm hiểu vẻ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc.
- Biết cách chép họa tiết dân tộc.
- Chép được một vài họa tiết trang trí dân tộc.
- Giáo dục học sinh biết yêu quí, trân trọng và có ý thức bảo vệ, giữ gìn văn hóa dân
tộc.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Sưu tầm 1 số mẫu họa tiết trang trí dân tộc.
- Bài cũ của học sinh các lớp trườc.
Học sinh : - Vở vẽ tập 4.
- Bút chì, bút màu, gom.
III. Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Bài cũ:
- Đồ dùng học tập
3. Bài mới :

Giới thiệu bài: Đất nước ta đã trãi qua 4000 năm
lịch sử. Trong đó thời kỳ phong kiến là thời kỳ để
lại rất nhiều di tích lịch sử, đó là những chùa
triền, lăng tẩm, cung điện,... được trang trí rất đẹp
bằng những họa tiết rất độc đáo. Những họa tiết
này được gọi là họa tiết trang trí dân tộc. hôm
nay thâ
̀
y sẽ hướng dẫn các em chép lại 1 trong
những họa tiết đó.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng cho học sinh
nhắc lại.
a) Hoạt động 1 :
Giáo viên giới thiệu cho học sinh họa tiết ở hình
1 sách giáo khoa cho học quan sát và đặt câu hỏi.
+ Các họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Các hình hoa, lá, con vật ở họa tiết trang trí có
những đặc điểm gì?
+ Đường nét và cáh sắp xếp các họa tiết trang trí
như thế nào?
+ Những họa tiết này thường được trang trí ở
đâu?
Giáo viên nhấn mạnh : Các em biết không họa
tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quí báo của
cha ông ta. Vì vậy chúng ta phải học tập, giữ gìn
và bảo vệ di sản ấy.
b) Hoạt động 2 : Cách chép họa tiết.
Để chép được một họa tiết ta phải tuân theo các
bước sau :
- Tìm và phác dáng chung của họa tiết sau đó kẻ

trục dọc và trục ngang để tìm vị trí các phần của
họa tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và phác hình bằng nét
thẳng.
- Vẽ trang trí “Chép họa tiết trang trí dân
tộc”.
+ Hoa, lá, con vật.
+ Đã được đơn giản và cách điệu.
+ Đường nét hài hòa, sắp xếp cân đối,
chặt chẽ.
+ Đình, chùa, lăng tẩm, đồ gồm, bia
đá,...
Học sinh lắng nghe.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×