Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.27 KB, 29 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BH TNDS CỦA CHỦ XE CƠ
GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH - BỒI
THƯỜNG TNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1.1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba
1.1.1. Sự cần thiết của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Xe cơ giới là tài sản, là phương tiện quen thuộc của người Việt Nam trong
quá trình sinh hoạt hàng ngày, từ việc di chuyển cá nhân đến vận chuyển hàng
hóa trong sản xuất kinh doanh và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng. Xe
cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ do vậy khi tham gia giao thông thì có thể có
tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra. Những năm gần đây, do nền kinh tế đất nước
phát triển làm tăng thu nhập của người dân, do công nghệ sản xuất được nâng
cao tạo ra sản phẩm xe cơ giới đa dạng và giá rẻ, cộng với việc trao đổi hàng
hóa giữa các nước gia tăng đáng kể đã tạo nên nhiều cơ hội sở hữu xe cơ giới
cho người dân tại Việt Nam. Chính vì vậy lượng xe cơ giới lưu thông trên lãnh
thổ Việt Nam ngày càng nhiều và tất yếu sẽ gia tăng TNGT. Theo thống kê của
Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong năm 2006, phương tiện giao thông
đường bộ tăng nhanh so với tốc độ xây dựng hạ tầng giao thông. Nếu như năm
2003, số xe cơ giới tham gia giao thông là 675.000 xe ô tô và 12.500.000 xe
máy thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên tới 850.000 xe máy và
16.000.000 xe ô tô. Tại thành phố Hà Nội, số lượng ô tô, xe máy đăng ký từ
năm 2000-2006 cũng đã tăng vọt theo từng năm. Cụ thể, nếu năm 2001 có
103.748 ô tô và 951.083 xe máy được đăng ký thì đến năm 2004 tăng lên
147.227 ô tô và 1.542.316 xe máy đăng ký và con số này nhảy vọt lên đến
175.476 ô tô và 1.761.305 xe máy năm 2006. Số lượng ô tô, xe máy tăng lên
một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây, kéo theo đó là số vụ TNGT do
xe cơ giới gây ra cũng tăng lên đáng kể.
Theo số liệu của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, từ năm 2003-2007
mỗi năm Việt Nam có trên 11.000 người chết vì TNGT do ô tô, xe máy gây ra.
Năm 2004 cả nước xảy ra 17.530 vụ TNGT, làm chết hơn 12.000 người và bị
thương trên 15.600 người. Năm 2006, số tử vong do TNGT đường bộ của Việt


Nam đã lên tới 13.000 người. Năm 2007, cả nước xảy ra 14.624 vụ TNGT, làm
chết 13.150 người và bị thương 10.546 người. Hầu hết nạn nhân TNGT ở Việt
Nam ở độ tuổi 15-49, nhóm tuổi chiếm 56% tổng dân số, nhóm tuổi năng động
nhất, nguồn lao động chính của xã hội. Và như vậy, TNGT không chỉ là vấn đề
y tế công cộng mà còn là một vấn đề kinh tế, xã hội.
TNGT gia tăng là do công tác quản lý Nhà nước buông lỏng, thể hiện ở
việc quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ chưa chặt chẽ; công tác
phân luồng giao thông nhiều nơi chưa hợp lý; công tác tuần tra, xử lý vi phạm
chưa thường xuyên và nghiêm khắc; công tác quy hoạch các tuyến giao thông,
bố trí hệ thống biển báo cũng còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, các phương tiện
giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân như xe gắn máy tăng rất
nhanh trong thời gian gần đây. Trong khi số lượng phương tiện cá nhân tăng
nhanh thì kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống vận tải công cộng lại chưa phát
triển tương xứng. Ngoài ra còn phải kể đến ý thức của người tham gia giao
thông chưa cao. Hiện nay, có tới 70% số vụ TNGT xảy ra do người điều khiển
phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường quy định; 50% số người đi xe
gắn máy khi chuyển hướng không sử dụng đèn báo; 70% không dùng phanh
tay; 85% không biết dùng còi đúng lúc; 90% không sử dụng đúng, hợp lý đèn
chiếu sáng xa, gần… Chính vì vậy, TNGT hiện nay đang là một vấn đề thu hút
sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Con số hàng nghìn người chết và bị thương
mỗi năm do TNGT thật sự là những con số nhức nhối. Việc có một chế độ BH
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là hết sức cần thiết.
BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bắt buộc:
Nhìn chung trên thế giới hầu hết các nước tùy theo nguồn luật khác nhau
nhưng đều thực hiện chế độ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Việt Nam là nước đang phát triển, đồng thời đất nước đang trong quá trình hội
nhập, bắt buộc phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế.
Quy định bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới ở Việt Nam cũng như
ở các nước khác đều bắt nguồn từ thực tế: TNGT đường bộ có xu hướng gia
tăng theo chiều tỷ lệ thuận với số lượng phương tiện xe cơ giới tham gia giao

thông; các chủ xe không phải ai cũng là người giàu có, do tài chính không đảm
bảo nên việc thực hiện TNDS không kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ, kéo theo
việc họ có thể phải chịu mức trách nhiệm hình sự tăng lên. Hơn nữa, họ còn bị
ngừng trệ sản xuất dẫn đến mất, giảm thu nhập.
Mặc dù cơ hội sở hữu xe cơ giới của người Việt Nam ngày càng tăng nhưng
xe cơ giới không chỉ là tài sản mà đôi khi là phương tiện mưu sinh và đối với
một bộ phận người dân, ngoài tài sản để mưu sinh này, không còn năng lực về
tài chính nào để bù đắp những thiệt hại gây ra cho người khác do việc sử dụng
xe cơ giới gây ra, cho nên khi phát sinh trách nhiệm bồi thường, các chủ xe
không đủ năng lực bồi thường gây thiệt hại nặng nề cho bản thân và người thân
của người bị hại trong vụ tai nạn và tăng thêm trách nhiệm gánh chịu cho xã
hội. Bên cạnh đó còn có những vụ tai nạn mà chính chủ xe cũng bị chết hoặc
không xác định được xe gây tai nạn, thực tế này chắc chắn sẽ dẫn đến việc ảnh
hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, nó đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát
triển kinh tế, xã hội. Trong khi mức thu nhập của người dân chưa đồng đều,
nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại của bên bị nạn trong TNGT cần thiết
phải có một khoản tài chính khổng lồ để đề phòng hạn chế tai nạn xảy ra, đồng
thời góp phần lớn lao vào việc khắc phục hậu quả các vụ tai nạn. Tuy nhiên,
việc khắc phục hậu quả và đề phòng hạn chế tổn thất mang tính xã hội rất cao,
nó không thể trông chờ vào sự tự giác hay tự nguyện nào mà có thể thực hiện
được, do đó cần thiết phải áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba.
1.1.2. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
BH TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới là một biện pháp kinh tế mà các chủ
xe có trách nhiệm đóng góp về mặt tài chính để hình thành quỹ bảo hiểm do các
DNBH quản lý, dùng để bồi thường khi xảy ra tai nạn làm phát sinh TNDS của
chủ xe. Nó phát huy tốt nhất quy luật số đông, đảm bảo sự đóng góp của mỗi
thành viên một cách tiết kiệm nhất. Đồng thời có tác dụng:
- Nhằm đảm bảo bồi thường nhanh chóng, khắc phục hậu quả kịp thời, bảo

vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người bị thiệt hại về thân thể và tài
sản do xe cơ giới gây ra. Đặc biệt là trong trường hợp người gây tai nạn không
có khả năng về kinh tế để đền bù thiệt hại hoặc người đó cũng đã tử vong trong
chính vụ tai nạn đó. Ngoài ra nó còn góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa
chủ xe với phía nạn nhân trong các vụ tai nạn và thông qua đó thiết lập trật tự,
công bằng trong xã hội.
- Thông qua quỹ này, các DNBH thực hiện việc bồi thường, bù đắp cho
chủ xe khi gặp phải sự cố tai nạn xảy ra, giúp chủ xe khắc phục được hậu quả
tài chính, nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh sau tai nạn và góp phần ổn
định kinh tế xã hội.
- Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại về người và tài sản, quỹ bảo hiểm còn
góp phần vào công tác đề phòng và hạn chế tổn thất thông qua việc đóng góp
xây dựng những công trình phục vụ an toàn giao thông như các đường thoát
nạn, các biển báo nguy hiểm… và tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi
về luật giao thông, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham
gia giao thông.
- Ngoài việc ổn định tài chính cho chủ xe, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị hại, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba còn mang ý nghĩa tập trung tích lũy tài chính của một số đông các
chủ xe cơ giới để san sẻ cho các chủ xe khác khi thực hiện bù đắp tài chính cho
người bị hại mà trong đó người thu giữ nguồn tài chính và là đầu mối san sẻ rủi
ro là các công ty bảo hiểm.
- Triển khai bảo hiểm xe cơ giới còn góp phần tạo công ăn việc làm, tăng
thu Ngân sách để từ đó Nhà nước đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ
tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm chấp hành luật
lệ giao thông của mọi người dân.
Việc quy định bảo hiểm bắt buộc là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho người bị hại và giúp chủ xe nhanh chóng khắc phục hậu quả sau tai
nạn, ổn định sản xuất và đời sống của người dân. Mặc dù vậy, không phải chủ
xe nào cũng ý thức được việc mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy mới chỉ có 80%

lượng xe ô tô và 30% xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS. Vì vậy, công
tác tuyên truyền giải thích mục đích, ý nghĩa và tác dụng của BH TNDS để
người dân hiểu và chấp hành là việc làm thường xuyên không chỉ riêng các
DNBH mà còn có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và cả hệ thống
chính trị. Đi đôi với công tác tuyên truyền, giải thích thì việc kiểm tra chấp hành
mua bảo hiểm của chủ xe của các ngành chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao
thông cũng góp phần đáng kể vào số lượng xe tham gia bảo hiểm.
1.2. Một số nội dung chính của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba
1.2.1. Đối tượng bảo hiểm
Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là phần trách nhiệm được xác định
bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của tòa án quyết
định chủ xe phải gánh chịu do lưu hành xe của mình gây tai nạn cho người thứ
ba.
Người thứ ba thực chất là phía nạn nhân trong các vụ tai nạn, là những
người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn gây ra. Người thứ ba có thể
là một người, có thể là nhiều người hoặc đường sá, hoa màu, nhà cửa, hành lý…
Tuy nhiên, luật kinh doanh bảo hiểm của các nước đều quy định một số trường
hợp sau đây không được coi là người thứ ba:
- Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe và lái xe.
- Thân nhân của chủ xe và lái xe như: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…
- Hành khách, những người có mặt trên xe.
- Tư trang, tài sản, hành lý của những người nêu trên.
nhằm mục đích hạn chế và phòng tránh trục lợi bảo hiểm.
Với khái niệm nêu trên, đối tượng bảo hiểm ở đây là TNDS của chủ xe đối
với thiệt hại về thân thể và tài sản của người thứ ba do xe cơ giới gây ra trong
TNGT. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước, chỉ khi nào việc
lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba thì
đối tượng này mới được xác định cụ thể. Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ
xe đối với người thứ ba bao gồm:

- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba.
- Chủ xe (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô tình hay cố ý
mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác
của Nhà nước…
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe (lái
xe) với những thiệt hại của người thứ ba.
- Chủ xe (lái xe) phải có lỗi.
Ngoài ra có một số trường hợp gián tiếp gây tai nạn, nhà bảo hiểm vẫn tiến
hành bồi thường.
1.2.2. Phạm vi bảo hiểm
Công ty bảo hiểm nhận đảm bảo cho các rủi ro bất ngờ không lường trước
được gây ra tai nạn và làm phát sinh TNDS của chủ xe. Cụ thể, các thiệt hại
nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm:
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến tài sản, hàng hóa… của người thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến sản xuất kinh doanh của người thứ ba.
- Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của những người tham gia
cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân.
- Những chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm
trong những vụ tai nạn có phát sinh TNDS.
DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các
trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe (lái xe) hoặc của người bị thiệt
hại.
- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe (lái
xe) cơ giới.
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc
phải có giấy phép lái xe.
- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương

mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại với những tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh.
- Thiệt hại với những tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các
loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
1.2.3. Phí bảo hiểm
Phi bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm
đóng phí BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu
phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau về chủng loại, về
độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng
cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện).
Tại Việt Nam, quy tắc bảo hiểm mới (theo QĐ 23/2007) quy định thời hạn
bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tối thiểu là
một năm. Điều đó đồng nghĩa với việc DNBH sẽ không bán bảo hiểm ngắn hạn.
Do đó, phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện
(tính theo năm) là:
P = f + d
Trong đó: P: Phí bảo hiểm/đầu phương tiện
f: Phí thuần
d: Phụ phí (được quy định là tỷ lệ phần trăm nhất định so với
tổng phí bảo hiểm)
Phí thuần được xác định theo công thức:




=
n
i
i

n
i
ii
C
TS
f
1
1
.
Trong đó:
S
i
: Số vụ TNGT trong năm i có phát sinh TNDS.
T
i
: Thiệt hại bình quân 1 vụ năm i có phát sinh TNDS.
C
i
: Số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm i.
n: Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm.
1.2.4. Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà một DNBH có thể phải
trả trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Hiện nay,
các DNBH Việt Nam đang áp dụng mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc theo
quy định mới nhất tại Biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm TNDS của chủ xe
cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/04/2007
của Bộ Tài Chính là:
Đối với xe máy: Mức trách nhiệm về người: 30 triệu đồng/người/vụ.
Mức trách nhiệm về tài sản: 30 triệu đồng/tài sản/vụ.
Đối với ô tô: Mức trách nhiệm về người: 50 triệu đồng/người/vụ.

Mức trách nhiệm về tài sản: 50 triệu đồng/tài sản/vụ.
Ngoài mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc như quy định trên, chủ xe cơ
giới có thể tự nguyện tham gia BH TNDS chủ xe theo các mức trách nhiệm bảo
hiểm cao hơn. Trong trường hợp này thì hình thức bảo hiểm là bắt buộc còn
mức trách nhiệm bảo hiểm mà chủ xe tham gia là tự nguyện. Các chủ xe cơ giới
là người nước ngoài, các công ty liên doanh thường tham gia BH TNDS chủ xe
với mức trách nhiệm cao. Ví dụ:
VD1. Về người: 5,000.00 USD /vụ
Về tài sản: 20,000.00 USD/vụ
Tối đa: Tổng mức trách nhiệm 400,000.00 USD/vụ
VD2. Về người: 10,000.00 USD /vụ
Về tài sản: 50,000.00 USD/vụ
Tối đa: Tổng mức trách nhiệm 400,000.00 USD/vụ
Khi xe bị tai nạn, chủ xe, lái xe hoặc những người thân trong gia đình của
họ phải kịp thời thông báo cho công ty bảo hiểm biết để giải quyết. Trong quá
trình chờ giám định viên đến để giám định thì chủ xe cơ giới cần thực hiện các
biện pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại gia tăng. Nếu vụ tai nạn liên quan đến
sức khỏe của người thứ ba thì chủ xe cần nhanh chóng cứu chữa người bị nạn,
hạn chế thiệt hại phát sinh. Ngoài ra, người bị hại cũng cần phối hợp với chủ xe,
giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, tạo điều điện tốt nhất cho nhân viên bảo
hiểm đến giám định.
Khi nhận được thông báo, nhà bảo hiểm phải cử nhân viên hoặc người ủy
quyền, tổ chức giám định, thông thường khi giám định phải có cảnh sát giao
thông hoặc chính quyền địa phương chứng kiến để xác định thực tế lỗi của chủ
xe và người thứ ba. Sau đó, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành lập biên bản giám
định. Dựa trên các giấy tờ mà chủ xe cung cấp cùng với biên bản giám định của
giám định viên, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường cho chủ xe gây tai
nạn.
1.3. Công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba

1.3.1. Vai trò của công tác giám định - bồi thường
Công tác giám định - bồi thường có vai trò to lớn đối với DNBH trong quá
trình triển khai sản phẩm bảo hiểm. Trong những năm gần đây, các sản phẩm
bảo hiểm xe cơ giới đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Các
DNBH cạnh tranh nhau không chỉ là phí bảo hiểm mà quan trọng hơn là công
tác dịch vụ sau bán hàng. Giám định - bồi thường là công đoạn cuối cùng hoàn
thiện sản phẩm bảo hiểm, là khâu quan trọng thể hiện chất lượng phục vụ của
công ty bảo hiểm đối với khách hàng, có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh
doanh của nghiệp vụ. Quản lý tốt việc giám định bồi thường bảo đảm cho bồi
thường sát với thực tế thiệt hại, giảm được những thất thoát trong quá trình kinh
doanh bảo hiểm, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm và uy tín của
DNBH. Thúc đẩy phát triển kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt.
Giám định - bồi thường không những quan trọng đối với DNBH mà còn
đối với cả chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm và người thứ ba bị hại trong vụ
TNGT. Giám định bồi thường giúp phân định lỗi và trách nhiệm rõ ràng giữa
các bên, xác định mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra, hạn chế ra tăng thiệt hại…
trên cơ sở đó giải quyết vụ tai nạn theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh
đó, cán bộ giám định bồi thường còn phối hợp tham gia hòa giải, thỏa thuận đền
bù đối với người bị hại, từ đó giàn xếp ổn thỏa các vụ tranh chấp, tránh để xảy
ra các vụ khiếu kiện, tranh chấp căng thẳng giữa người gây tai nạn và người bị
hại.
1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của công tác giám định - bồi thường
*Những nguyên tắc chung
Khi tai nạn giao thông xảy ra (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn)
chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn. Ngay sau
khi nhận được thông báo tai nạn của chủ xe, công ty bảo hiểm cần cử ngay giám
định viên đến giám định hiện trường. Việc giám định phải được tiến hành sớm
nhất sau khi nhận được thông tin tai nạn, theo quy định chung là 5 ngày. Trong
trường hợp giám định viên không tiến hành giám định ngay được thì lý do của

việc chậm trễ phải được thể hiện trong biên bản giám định.
Mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo
hiểm tiến hành giám định thiệt hại (trừ khi có thoả thuận khác) với sự chứng
kiến của chủ xe cơ giới, người thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên
có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra.
Quá trình giám định phải có mặt và ký xác nhận của chủ xe, chủ tài sản bị
thiệt hại hoặc người có trách nhiệm được ủy quyền quản lý sử dụng. Trường
hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do
doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoả thuận chọn giám định viên kỹ
thuật chuyên nghiệp thực hiện việc giám định. Kết luận của giám định viên kỹ
thuật chuyên nghiệp là căn cứ để xác định thiệt hại. Trường hợp kết luận của
giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp khác với kết luận của giám định viên
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết
luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp trùng với kết luận của giám
định viên bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải chịu chi phí giám định…
Trong trường hợp đặc biệt, nếu công ty bảo hiểm không thực hiện được
việc lập biên bản giám định thì có thể căn cứ vào biên bản của các cơ quan chức
năng, căn cứ vào ảnh chụp, các hiện vật thu được, khai báo của chủ xe và cơ
quan điều tra, thẩm định của công ty (khi cần thiết).
Mục tiêu của việc giám định nhằm:
Thực hiện công tác giám định tốt sẽ giúp công ty bảo hiểm xác định tai nạn
và nguyên nhân tai nạn, từ đó xác định trách nhiệm của bảo hiểm.
Đánh giá, xác định thiệt hại cho việc bồi thường được chính xác và nhanh
chóng.
Ngoài ra còn giúp cho việc tổng hợp nguyên nhân TNGT để có biện pháp
phòng ngừa.
* Yêu cầu của biên bản giám định
Biên bản giám định phải được giám định viên thể hiện một cách đầy đủ, tỷ
mỉ và chi tiết những thiệt hại do tai nạn. Ngoài ra nó phải phản ánh một cách
trung thực và khách quan nhất về vụ tai nạn.

×