Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.91 KB, 17 trang )

1
GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN
TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á
3.1. Phương hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai
Tập đoàn Việt Á là Tập đoàn được chuyển đổi mô hình từ năm 2005,
từ một công ty TNHH, mở rộng quy mô sau đó thành công ty cổ phần Tập
đoàn theo xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp và chủ trương Nhà nước
khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lúc bấy giờ.
Hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai là tiếp tục tăng doanh
thu, tiếp tục mở rộng thì trường trong và ngoài nước về quy mô cũng như
chất lượng sản phẩm. Tập đoàn đang đệ trình để gia nhập sàn chứng khoán
nâng cao vị thế của Tập đoàn trong nước.
Tiếp tục thực hiện các dự án lớn, đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo
nhân lực để tạo nền tảng phát triển trong tương lai.
Một số kế hoạch phát triển cụ thể của tập đoàn trong một vài năm tới
 Tăng doanh thu tối thiểu 30%/năm.
 Mở rộng thị trường xuất khẩu ; chú trọng thị trường Trung Quốc,
Trung đông, Châu Phi, Đông Âu, Mỹ...
 Tăng trưởng về nhân lực 30%/năm, chú trọng công tác tuyển chọn,
đào tạo để có đội ngũ nhân lực chất lượng
 Đầu tư, xây dựng các dự án:
+ Tòa nhà điều hành Việt Á 17 tầng
+ Xây dựng nhà máy Cáp điện
+ Xây dựng nhà máy Đèn compact
+ Xây dựng nhà máy Pin năng lượng mặt trời
+ Xây dựng mở rộng nhà máy Thiết bị điện
1
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B
2
+ Xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử
+ Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu


+ Xây dựng nhà máy Khuôn mẫu Cơ khí chính xác
+ Xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Thành lập Công ty sản xuất các phụ kiện điện.
+ Trường Đại học Đào tạo và Phát triển Nguồn lực lực Việt Á
+ Bệnh viện Đa khoa Việt Á
+ Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội
+ Khu đô thị và chung cư ở Hà Nội và các tỉnh khác
+ Khu công nghiệp Việt Á tại tỉnh Hưng Yên
+ Nhà máy thủy điện, nhiệt điện
 Tiếp tục xây dựng hệ thống đối tác, khách hàng, nhà cung cấp chiến
lược vững chắc trong các lĩnh vực làm tiền đề cho quá trình phát triển bền
vững.
 Tham gia vào trên Sàn giao dịch chứng khoán trong nước và quốc
tế.
 Tham gia là cổ đông chiến lược của các tập đoàn, công ty lớn trong
và ngoài nước.
 Đầu tư góp vốn vào các ngân hàng, bảo hiểm, quỹ, chứng khoán...
 Góp phần tích tực vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo,
các chương trình tài trợ nhằm phát triển tài năng trẻ cho đất nước.
 Đưa Quỹ Văn hóa doanh nhân hoạt động thường niên và hiệu quả.
 Đưa Việt Á thành Tập đoàn Kinh tế hoạt động ở quy mô toàn cầu
trong 1 thập kỷ tới.
2
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B
3
3.2. Các giải pháp tài chính
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với sự biến
động của nền kinh tế, Tập đoàn Việt Á ngày càng khẳng định được vị thế,
phát triển và mở rộng quy mô hoạt động với nhân lực lên tới hơn 2000
người. Tập đoàn thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước, đóng góp vào

ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống cho hàng nghìn cán bộ công nhân
viên của Tập đoàn.
Qua một thời gian thực tập tại Phòng Tài chính của Tập đoàn, tìm hiểu
được tình hình hoạt động và qua việc phân tích tài chính và lợi nhuận của
Tập đoàn năm 2005, 2006, 2007 đã cho thấy Tập đoàn đang trên đà phát
triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh. Kết
quả đạt được là khả quan.
Đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Theo đánh giá của các chuyên gia, thiết bị điện là ngành sản xuất đang
ngày càng tạo ra lợi nhuận cao. Với tính toán của các kỹ sư xây dựng, trang
thiết bị điện đang chiếm khoảng 10% giá thành của các công trình xây dựng
và su hướng ngày càng tăng và ước tính mỗi năm thị trường Việt Nam sử
dụng gần 500 tỷ đồng để mua sắm các hàng thiết bị điện dân dụng, trong đó
thiết bị điện cao cấp chiếm khoảng 50% còn lại là các mặt hàng thiết bị điện
thông thường, rẻ tiền, chưa kể hàng nhái, hàng lậu trôi nổi trên thị trường.
Đây là một ngành phát triển trong tương lai và có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh do đó Tập đoàn cần hướng tới chất lượng sản phẩm để đạt doanh thu
tiêu thụ sản phẩm chủ đạo và thế mạnh của mình.
Với tình hình thực tế như trên tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm
tăng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn.
3
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B
4
3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu
Có một giải pháp chiến lược phát triển Tập đoàn là đầu tư tăng năng
lực, tăng quy mô kinh doanh hiện tại. Điều này ở Tập đoàn Việt Á đã và đang
thực hiện. Để thực hiện giải pháp này Tập đoàn phải chi ra rất nhiều tiền và
cần nhiều nguồn vốn và nếu đầu tư đúng hướng sẽ là biện pháp căn cơ nhất
để Tập đoàn đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách lâu dài. Thời gian qua
Tập đoàn đã đầu tư theo chiều rộng để mở mang quy mô kinh doanh, đa

dạng hóa lĩnh vực công nghệ. Giải pháp này Tập đoàn đang ra sức nỗ lực và
đã đạt được thành công nhất định với quy mô các nhà máy, các công ty
thành viên tăng vọt về số lượng, nguồn nhân lực cũng tăng mạnh và doanh
thu đạt được của Tập đoàn rất cao. Tuy nhiên Tập đoàn cần chú ý tới vấn đề
an toàn về tài chính. Việc mở rộng đầu tư tốn rất nhiều tiền và nguồn vốn do
đó lợi nhuận Tập đoàn tạo ra qua các năm chưa cao. Vì vậy mở rộng sản
xuất đến đâu Tập đoàn cần phải cân đối nguồn lực Tài chính đến đó. Đây là
giải pháp quan trọng để Tập đoàn phát triển bền vững. Biện pháp này được
thực hiện khi năng lực kinh doanh hiện tại thấp hơn khả năng tiêu thụ làm
hạn chế mức tăng trưởng doanh thu.
Tập đoàn cũng có thể xem xét việc đầu tư về chiều sâu tức là cải tiến
công nghệ sản xuất để làm tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Việc phát triển công nghệ thiết bị mới sẽ làm giảm được chi phí nhân
công , nguyên vật liệu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên. Giá thành tiêu thụ
giảm khi tăng tiêu thụ sản phẩm và đồng thời sản phẩm đạt chất lượng tốt
giúp khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng. Bên cạnh đó việc đầu tư này sẽ làm
tăng chi phí cố định của Tập đoàn lên cao và tiềm ẩn rủi ro lớn về hiệu quả
kinh doanh. Trong trường hợp sản xuất không đủ công suất dẫn tới giá
thành cao hoặc trong một thị trường sức mua còn hạn chế sẽ ảnh hưởng tới
việc tiêu thụ sản phẩm.
4
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B
5
Đầu tư một cuộc kinh doanh mới: Để đa dạng hóa ngành nghề lĩnh
vực kinh doanh, trở thành một Tập đoàn thực thụ phát triển hơn nữa thì giải
pháp tìm kiếm một cơ hội đầu tư mới rất hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi
người điều hành Tập đoàn nhạy bén trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh
mới kịp thời và đúng hướng. Giải pháp này đòi hỏi có nguồn lực rất lớn,
không thể tự tài trợ được do vậy cần có sự góp vốn của nhà đầu tư khác. Có
thể là nhà đầu tư tổ chức, được ngân hàng tín nhiệm cho vay, đông đảo cán

bộ nhân viên trong Tập đoàn và huy động vốn từ kênh thị trường chứng
khoán.
Tập trung phát triển ngành có chủ lực. Đây là hướng để tập đoàn ra
sức cạnh tranh với đối thủ trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài và
hướng thị trường ra quốc tế, thực hiện xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn nữa.
Do vậy theo hướng này Tập đoàn nên cắt bỏ những hoạt động kém hiệu quả
mà đòi hỏi nguồn lực lớn. Giải pháp này sẽ làm giảm doanh thu của Tập
đoàn trong ngắn hạn nhưng được lại Tập đoàn tăng trưởng về lợi nhuận và
trong dài hạn đó là điều để phát triển bền vững.
Đối với từng công ty thành viên và các nhà máy
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ các công ty
thành viên, các nhà máy thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất
và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng
số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các
giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối luợng
Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay
trong khu vực có rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất các thiết bị
điện công nghiệp như …Mặc dù vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cho
xây dựng, cho tiêu dùng đang tăng mà đặc biệt là trong nội tỉnh cho nên với
5
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B
6
lợi thế giá cả hợp lí, Tập đoàn cần mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản
phẩm cho nhu cầu trong khu vực và trong tỉnh.
- Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển, bốc vác và
đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh
hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương
châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, bên cạnh việc khoán
phương tiện vận chuyển, ở các nhà máy cần tăng cường kiểm tra đôn đốc

vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển và kí hợp đồng vận chuyển đối với vận
chuyển thuê bao sao cho phù hợp kế hoạch tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ
đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý.
- Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.
+ Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn
kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp Tập
đoàn không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ
ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho
thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho Tập đoàn cho đến khi chúng
được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn
kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được . Do đó phải có kế hoạch
tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong
sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản
xuất, lắp đặt các hợp đồng, các dự án. Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào
kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của từng nhà
máy.
Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm, các
thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của
dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử
6
Nguyễn Thị Dũng Lớp: Tài chính 46B

×