Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan-Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.42 KB, 54 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước.Tự chuyển mình và thay đổi hoàn toàn để thích nghi
được với môi trường và không ngừng phát triển đó là một quy luật tất yếu đối
với doanh nghiệp khi bước chân vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để làm
được điều đó thì đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận đã trở thành nền tảng cho sự phát triển và
tồn tại của mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận được coi là một tiêu chí quan trọng,
và là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới.Có lợi
nhuận, doanh nghiệp mới có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, đảm bảo khả năng
thanh toán và tạo nguồn tích luỹ quan trọng cho nền kinh tế. Có lợi nhuận,
doanh nghiệp sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh
tranh và khẳng định được vị trí của mình. Vì vậy có thể khẳng định, lợi nhuận
có vai trò rất quan trọng đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, nó đã và
đang trở thành mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền
kinh tế thị trường.
Xuất phát từ vai trò cũng như ý nghĩa to lớn của lợi nhuận trong doanh
nghiệp, nên trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài “Giải pháp gia tăng
lợi nhuận tại Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan-Vĩnh Phúc” cho
chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan-
Vĩnh Phúc
Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Công ty TNHH gốm xây dựng
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Hoàng Đan_Vĩnh Phúc
Chương III: Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH gốm xây


dựng Hoàng Đan-Vĩnh Phúc
Do điều kiện thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp của em không
tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy giáo T.S Trương Đức Lực cùng tất cả mọi người, những ai quan tâm đến
vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GỐM XÂY DỰNG
HOÀNG ĐAN-VĨNH PHÚC
1.1 Thông tin chung về Công ty
Nằm trên tỉnh Vĩnh Phúc công ty TNHH Gốm Xây Dựng Hoàng Đan là
công ty TNHH được thành lập theo Giấy phép kinh doanh lần đầu số
1902001123 ngày 22 tháng 11 năm 2001. Giấy phép kinh doanh do Sở kế
hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 22 tháng 11 năm 2001.
- Địa chỉ trụ sở chính: xóm Bắc, xã Hoàng Đan, Huyện Tam Dương,
Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số Telex (Fax):
- Số điện thoại: 02113838198 DD: 091314936
Tổng số vốn pháp định: 4.500.000.000
Tài khoản:4211010100 tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn
Thổ Tang-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc.
Mã số thuế: 2500212486
1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty
Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan được thành lập theo Giấy
phép đăng ký kinh doanh lần đầu số 1902001123 ngày 22 tháng 11 năm 2001,
ban đầu nguồn vốn còn hạn hẹp, chỉ thi công các công trình dân dụng đến cấp
4 không quá 3 tầng, thi công công trình thủy lợi nhỏ. Tuy nhiên với sự nỗ lực

của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và sự năng động sáng tạo của ban
giám đốc Công ty, công ty đã nhận và thi công hoàn thành xuất sắc các hợp
đồng mà chủ đầu tư giao. Công ty dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc đặc biệt
là giám đốc đại diện theo pháp luật của Công ty ông: Nguyễn Văn Đức đã có
rất nhiều kinh nghiệm trong thi công xây dựng công trình lớn nhỏ trong và
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
ngoài tỉnh. Nắm bắt được tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh đang phát triển, cơ sở vật
chất còn thiếu thốn Công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư máy
móc trang thiệt bị đặc biệt là đầu tư nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ kỹ thuật
Công ty là những kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, năng động sáng tạo và
có nhiều kinh nghiệp trong chỉ đạo thi công.
Sau 07 năm hình thành và phát triển công ty đã từng bước trưởng thành,
từng bước mở rộng địa bàn hoạt động và ngành nghề kinh doanh cụ thể từ chỗ
chỉ thi công các công trình xây dựng nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Tam Dương
nay đã mở rộng ra các ngành nghề khác như Xây dựng công trình dân dụng
cao tầng, hồ chứa nước, đường giao thông. Đã từng thi công các công trình
nhà lớp học, trụ sở UBND các xã: Xây dựng Trường THPT bán công Vĩnh
Tường (Nhà lớp học đa năng + nhà lớp học 2 tầng và các công trình phụ trợ:
Nhà lớp học đa năng trường THCS xã Thổ Tang, Nhà lớp học 2 tầng 8 phòng
Trường THCS xã Thổ Tang; trường mầm non thôn Nam Cường – Trúc lâm
xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường…đã để lại rất nhiều ấn tượng cũng nhu uy
tín đối với chủ đầu tư.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng nhiều và cố trình độ. Hiện nay
công ty có: 02 kỹ sư xây dựng có trên 5 năm kinh nghiệm, 01 kỹ sư thủy lợi
trên 5 năm kinh nghiệm, 02 kỹ sư giao thông trên 5 năm kinh nghiệm và đến
5 kỹ thuật viên chuyên ngành cùng đội ngủ công nhân lành nghề từng tham
gia thi công các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi lớn và nhỏ đạt chất
lượng cao. Ngoài ra công ty còn trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ thi

công cụ thể như hệ thống tổ hợp máy đào, máy ủi, san gạt, máy lu, ô tô vận
chuyển cùng rất nhiều các loại máy lớn nhỏ khác để phục vụ công tác thi
công.
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty thường xuyên cho các cán bộ của công ty đi tập huấn nghiệp vụ
và các thông tư hướng dẫn của chính phủ ví dụ như: lớp giám sát thi công, tập
huấn về đấu thầu, tập huấn về quản lý dự án nhằm đào tạo cho cán bộ công
nhân viên nắm bắt được những cải cách mới nhất trong hoạt dộng xây dựng,
ngoài ra công ty cũng đầu tư trang thiết bị máy tính xách tay, máy in, và các
phần mềm trợ giúp cho Phòng kỹ thuật chủ động trong công tác đấu thầu.
Cho đến nay công ty đã có thể khẳng định được năng lực của mình, có
đầy đủ năng lực kinh nghiệm, nguồn lực để có thể tham gia đấu thầu và thi
công các công trình lớn trong và ngoài tỉnh.
1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
- Sản xuất gạch tuynel, xây dựng công trình dân dụng.
- Xây dựng công trình cồng nghiệp, xây dựng công trình giao thông.
- Xây dựng công trình thủy lợi, mua bán xăng dầu.
- Mua bán khí hóa lỏng gas, vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô.
- San nền khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cư.
- Thi công tường Pentonit, khoan phụt vữa và sử lý gia cố nền móng.
- San lấp mặt bằng và chống thấm các công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xử lý các công trình xây dựng bị lún,
nghiêng, phụt vữa bê tông dầm mái bằng.
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.
1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng
Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty. Giám đốc
công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các hoạt động kinh doanh của
công ty, tổ chức thực hiện đường lối chính sách, định hướng chiến lược sản
xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Trực tiếp
chỉ đạo lĩnh vực kinh tế, tài chính, tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của
công ty.
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
trung hạn, hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản; quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
6
GIÁM ĐỐC
P.K Toán -
Thống kê
Đội xe máy
thiết bị
P.K Hoạch - Kỹ
thuật
Đội xây
lắp cống
Đội bảo
vệ y tế
P. Hành chính
Đội xây lắp hè
rãnh
Chuyên đề tốt nghiệp
thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi

trường; quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác về lập hồ sơ
thầu; kiểm tra, giám sát các đơn vị thi công về tiến độ thi công công trình,
đảm bảo về kỹ thuật, chất lượng và thời gian theo hợp đồng đã ký kết; kết hợp
cùng các đơn vị thi công tổ chức công tác nghiệm thu bàn giao công trình, lập
hồ sơ thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư. Tổ chức kiểm tra hồ sơ và
các chỉ tiêu kế hoạch để vạch ra phương an thi công tối ưu nhất vừa đảm bảo
thiết kế, đồng thời đảm bảo an toàn trong thi công. Giám sát thi công và
nghiệm thu các công trình về mặt kỹ thuật. Thanh quyết toán về khối lượng
và lập hồ sơ hoàn thành công trình.
Phòng Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính kế toán
trên phạm vi toàn Công ty; chấp hành thực hiện đầy đủ theo đúng các chế độ
và quy định của nhà nước trong quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp; tổ
chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của Công ty
trong sản xuất kinh doanh; kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty bằng việc thu nhận, xử lý kịp thời, chính xác các nghiệp
vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác
kế toán theo chuẩn mực kế toán VN do bộ Tài chính ban hành; lập các báo
cáo quyết toán tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nước và của Công
ty; tổ chức công tác kiểm kê tài sản, nguồn vốn theo định kỳ; tổ chức và quản
lý các nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư của Công ty;
Phòng Tổ chức Hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ
đạo và tổ chức thực hiện các công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng,
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng,
kỷ luật; kiểm tra an toàn - bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách với
người lao động; quản trị hành chính Văn phòng Công ty…
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Các đội thi công: Thực hiện các hoạt động xây lắp, sản xuất từ giai đoạn

chuẩn bị đến kết thúc nghiệm thu bàn giao và thanh quyết toán công trình;
bảo hành công trình theo quy định giao nhiệm vụ, hợp đồng giao khoán giữa
công ty và đơn vị thi công.
Các đội thi công có trách nhiệm triển khai và hoàn thành khối lượng
công viêc( do ban chỉ huy công trường chỉ đạo) thi công bảo đảm đúng quy
trình quy phạm, tiến độ đã đặt ra cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn
lao động.
1. 4.2 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ
- Sản phẩm chủ yếu: gạch tuynel, các công trình thủy lợi, nhà cửa…
- Quy trình công nghệ sản xuất xây lắp:
Sơ đồ 01: Quy trình công nghệ thi công cầu
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
Đóng bờ vây ngăn nước hoặc đóng ván cọc thép ngăn nước
Đóng cọc móng mố trụ cầu bê tông
Đổ bê tông móng trụ cầu
Lắp dàn cầu
Dọn sạch lòng sông, thông thuyền, đổ mặt cầu
Làm đường lên cầu, cọc tiêu, biển bảo, son cầu, rãnh nước, đèn
Thử tải trọng cầu và hoàn thiện bàn giao
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 02:Quy trình công nghệ thi công các công trình dân dụng

Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ đúc cọc, dầm.
Nhìn chung, quá trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty tương đối
hiện đại, cơ giới hoá cao, quy trình công nghệ khép kín nên sản phẩm đạt chất
lượng tốt, chiếm được lòng tin của khách hàng, thị phần mở rộng. Các công
trình trước khi triển khai thi công đều phải có các biện pháp tổ chức thi công
tôi ưu, nhằm hạ giá thành, đảm bảo dễ thi công, an toàn lao động, tiết kiệm
chi phí sản xuất.

Công ty luôn áp dụng công nghệ tiên tiến và những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ... .
1.4.3 Đặc điểm của thị trường khách hàng
Khách hàng của công ty bao gồm các tổ chức và cá nhân, cơ quan Nhà
nước và các công trình dân dụng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, các
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
9
Nhận mặt bằng
thi công
Thi công
móng
Đổ cột, dầm sàn,
xây tường tầng 1
Đổ cột
dầm
tầng 2
Hoàn thiện
sân cổng
Hoàn thiện phần
xây lắp
Thi công
sàn mái
Nguyên
vật liệu
Gia công
cốt thép
Lắp máy
Đổ
bê tông
Bảo dưỡng

Thành phẩm
Chuyên đề tốt nghiệp
công trình do Nhà nước đầu tư. Trong những năm tới công ty còn tiếp tục mở
rộng thị trường ra các tỉnh khác trong cả nước.
Ngày nay, thị trường xây dựng rất rộng, tốc độ phát triển nhanh, một mặt
đã mở ra cơ hội lớn cho công ty trong việc tìm kiếm các công trình để đấu
thầu, mặt khác với sự cạnh tranh khốc liệt của ngành XD cũng đang là thách
thức đối với công ty. Vì thế, công ty cần phải xác định đúng đắn được thị
trường và khách hàng của mình; cần phải tìm hiểu những thông tin, năng lực
của các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra bước đi đúng đắn và nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình.
1.4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị
Năng lực máy móc thiết bị là yếu tố quyết định đến phương pháp tổ chức
thi công trên công trường, vì vậy nó có ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
đấu thầu. Nếu có máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của
chủ đầu tư, có thể tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu và khả năng thắng
thầu sẽ cao hơn. Đầu tư cho máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với tăng năng
lực nhà thầu và xác suất trúng thầu sẽ cao hơn, ngược lại một công ty nếu
năng lực máy móc thiết bị thấp thì khả năng thắng thầu trong đấu thầu sẽ
không cao và hiệu quả công tác đấu thầu thấp.
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Máy móc và Thiết bị của công ty năm 2008
STT TÊN MÁY MÓC
THIẾT BỊ
ĐƠN VỊ
TÍNH
SỐ
LƯỢNG

CÔNG
SUẤT
NƯỚC SẢN
XUẤT
1 Ô tô fa ben cái 04 15T Đức
2 Máy ủi cái 02 Đ41 Nhật
3 Máy xúc cái 02 V1.2m
3
Nhật
4 Máy lu tĩnh cái 01 12T Nhật
5 Máy lu dung cái 01 25T Nhật
6 Máy trộn bê tông cái 04 150L Việt Nam + TQ
7 Máy trộn vữa cái 04 300L Việt Nam + TQ
8 Giàn giáo, cốt pha Bộ 04 1000m
2
Việt Nam
9 Máy hàn 10 – 20kw cái 03 10-20K
W
Việt Nam
10 Máy phát điện
Yamaha
cái 01 10KVA Nhật
11 Máy đầm bàn cái 02 0.75KW Trung Quốc
12 Máy đầm lùi cái 03 0.75KW Nhật
13 Máy bơm nước cái 04 Trung Quốc
14 Máy mài cắt gạch cái 04 0.3KW Nhật
15 Đầm cóc cái 02 Nhật
Thống kê về năng lực trang thiết bị của công ty cho ta thấy tuy máy móc
còn thiếu so với nhu cầu thực tế nhưng rất đồng bộ đa dạng về chủng loại nên
đây là điều kiện làm tăng năng lực thực tế của công trình, tăng uy tín của công

ty, đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về xây dựng công trình có
chất lượng tốt, bền vững góp phần làm tăng ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực
xây lắp, đặc biệt là trong công tác đấu thầu.
1.4.5 Đặc điểm nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật thi
công công trình cũng như tiến độ thi công. Nhân lực có ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả công tác đấu thầu vì trong hồ sơ mời thầu bao giờ nhà thầu cũng
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
phải nêu năng lực nhân lực của mình. Vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực sẽ tác dụng tốt tới hiệu quả đấu thầu. năng lực nhân lực của công ty
TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan được thể hiện trong bảng:.
Bảng 2: Trình độ chuyên môn của công nhân viên
cán bộ kỹ thuật của công ty năm 2008
Ngành nghề chuyên
môn Số người Số năm kinh nghiệm
I/ Kỹ sư
Xây dựng dân dụng 03 >10 năm
Thủy lợi 02 >10 năm
II/ Trung cấp công
nhân-kỹ thuật
Trung cấp xây dựng 05 >10 năm
Trung cấp TCKT 02 >5 năm
Thợ nề sắt, bê tông 45 5 năm
Lái xe 06 5 năm
Lái ủi 04 5 năm
Lái xúc 04 5 năm
Thợ sửa chữa cơ khí 02 4 năm
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH GỐM
XÂY DỰNG HOÀNG ĐAN_VĨNH PHÚC
2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty
Được thành lập từ năm 2001, tính đến nay đã được 7 năm, sau những
vướng mắc ban đầu, hiện tại hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã
dần đi vào ổn định. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây tình hình tài chính của
Công ty đã được cải thiện và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai, để
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
thấy rõ điều này chúng ta sẽ phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn
và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng
Đan_Vĩnh Phúc trong 3 năm qua.
2.1.1 Phân tích về tài sản của Công ty
Bảng 3: Tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm gần đây
Năm
TS
2006 2007 2008
Số tiền

cấu
(%)
Số tiền

cấu
(%)
Số tiền

cấu
(%)

1.Tổng số vốn
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
7.120.655.000
4.330.479.000
2.790.158.000
100
67,47
32,53
6.971.119.000
4.703.560.000
2.267.559.000
100
67,47
32,53
9.005.360.000
5.940.421.000
3.064.939.000
100
65,97
34,03
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Tổng số vốn của Công ty từ 7.12.665.000 vào năm 2006 đã giảm xuống
còn 6.971.119.000đ vào năm 2007 và tổng số vốn của Công ty vào cuối năm
2008 là 9.005.36.000.
Qua bảng cơ cấu vốn của Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan ta
cũng thấy được rằng tỷ trọng vốn cố định luôn cao hơn tỷ trọng vốn lưu động
trong 3 năm vừa qua vốn cố định luôn chiếm tỷ lệ là trên 65%. Năm 2006,
năm 2007 tỷ lệ vốn cố định của công ty không giảm vẫn chiếm 67.47%
(=4.330.479.000/7120.655.000*100) nhưng đến năm 2008 tỷ lệ vốn cố định

của Công ty giảm chỉ còn chiếm 65.97% đó là do công ty đầu ty vào vốn lưu
động nhiều hơn chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty có xu hướng phát
triển , vị thế của công ty trên thị trường sẽ ngày càng được khẳng định
Năm 2008 là một năm đánh dấu những biến động lớn về tình hình kinh
tế thế giới và trong nước. Nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó không ít
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp xây lắp, đã gặp phải những khó khăn trong hoạt động SXKD
của mình, đặc biệt là về tài chính. Năm 2008, Công ty cũng chịu nhiều ảnh
hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế. 8 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu
dùng tăng cao, giá cả đầu vào của khối ngành xây dựng tăng mạnh. Các ngân
hàng và tổ chức tín dụng trong nước đều thắt chặt cơ chế cho vay. Để khắc
phục khó khăn Công ty đã có những cố gắng như: biết kết hợp hiệu quả công
tác giữa thi công và công, nghiệm thu, thanh quyết toán để rút ngắn quá trình
thu hồi vốn; Công ty áp dụng biện pháp ký hợp đồng giữ giá với các nhà cung
ứng vật tư , kịp thời xin điều chỉnh giá với các Chủ đầu tư, vì vậy Công ty ít
bị ảnh hưởng bởi biến động của giá vật liệu xây dựng; giữ được chủ động về
tài chính, ít phụ thuộc vốn từ các tổ chức tín dụng, giúp cho hoạt động của
Công ty được ổn định.
Thông thường, các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tối
ưu. Cơ cấu tài sản phản ánh cứ dành một đồng đầu tư vào tài sản cố định và
đầu tư dài hạn thì dành ra bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn.
Cơ cấu tài sản = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tài sản cố
định và đầu tư dài hạn
Bảng 4: Cơ cấu tài sản của công ty
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm2007 Năm 2008
1.Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ 67.47 67.47 65.97

2.Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ 32.53 32.56 34.03
3.Cơ cấu tài sản [=(2)/(1)] 4.82 4.82 5.16
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Xem xét sơ bộ cơ cấu tài sản của Hoàng Đan, ta nhận thấy TSLĐ và đầu
tư ngắn hạn có tỷ trọng nhỏ hơn TSCĐ và đầu tư dài hạn trong tổng tài sản,
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
đó là do đặc điểm sản phẩm sản xuất thi công của Công ty có giá trị nhỏ, thời
gian thi công ngắn, hơn nữa do địa điểm thi công nằm tập trung không rải rác,
nên để thi công công trình, Công ty thường không phải thuê máy móc thiết bị,
công cụ dụng cụ thi công trình, do đó Công ty phải đầu tư lượng vốn kinh
doanh lớn vào việc trang bị, mua sắm tài sản cố định.
2.1.2 Phân tích về nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu,
nguồn vốn huy động từ bên ngoài (hay nợ phải trả), để hiểu rõ về nguồn vốn
và cơ cấu nguồn vốn của Hoàng Đan, chúng ta phân tích bảng 5
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 5: Nguồn vốn của Công ty
Đơn vị : 1.000 đ
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Tuyệt đối Tương

đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
1.Nợ phải trả 4.494.251 4.155.581 5.746.800 -338.670 -7.54 1.591.219 38.29
2.Nguồn vốn
chủ sở hữu
2.626.404 2.815.538 3.258.560 189.134 7.2 443.022 15.73
3.Tổng nguồn
vốn
7.120.655 6.971.119 9.005.360. -149.536 -2.1 2.034.241 29.2
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Năm 2007 so với năm 2006, nợ phải trả giảm 338.670.000đ
(=4.155.581.000đ – 4.494.251.000đ) tương ứng với 7.54%. Tuy nhiên nguồn
vốn chủ sở hữu lại được bổ sung, tăng 189.134.000đ tức 7.2% trong đó một
nguồn vốn rất quan trọng khác cũng được gia tăng đó là nguồn vốn kinh
doanh tăng, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính cũng tăng
Trong năm 2008, nguồn vốn chủ sở hữu cũng được bổ sung, tăng
443.022.000đ (=3.258.560.000đ – 2.815.538.000đ) tỷ lệ tương đối là 15.73%
đó là do các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc
lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đều tăng so với năm 2007.Nợ phải trả
của công ty cũng tăng lên đáng kể 1.591.219.000 tương ứng với 38.29%
nguyên nhân là do trong năm 2008 này công ty đã tập trung vào nhận các
công trình với giá trị lớn, vốn vay ngân hàng nhiều.
Để đạt tối đa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp
không chỉ cần có một cơ cấu tài sản tối ưu mà còn cần có cơ cấu nguồn vốn
hợp lý.Tuy nhiên rất khó xác định được cơ cấu nguồn vốn như thế nào là tối
ưu nhất, bởi kết cấu nguồn vốn, tỷ trọng các loại vốn luôn thay đổi, luôn bị

phá vỡ do tình hình sản xuất, đầu tư của doanh nghiệp. Xác định được cơ cấu
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
nguồn vốn để biết bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh
nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ, mấy đồng vốn chủ sở hữu (CSH).
Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là hai chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh cơ
cấu nguồn vốn.
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn = 1 – Hệ số nguồn vốn CSH
Hệ số nguồn vốn CSH = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
= 1 – Hệ số nợ = Hệ số tự tài trợ
Tại Hoàng Đan, kết quả hai chỉ tiêu này được phản ánh thông qua bảng 06
Bảng 06: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1.Nợ phải trả 4.494.251.000 4.155.581.000 5.746.800.000
2.Nguồn vốn chủ sở hữu 2.626.404.000 2.815.538.000 3.258.560.000
3.Tổng nguồn vốn 7.120.655.000 6.971.119.000 9.005.360.000
4.Hệ số nợ [=(1)/(3)] % 63.12 59.61 63.82
5.Hệ số tự tài trợ [=(2)/(3)] % 36.88 40.39 36.18
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Xem xét khái quát cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua ta
thấy, do thị trường có nhiều biến động, thị trường nhà đất, lãi suất ngân hàng
cũng liên tục biến đổi nên công ty cũng có những phương án kinh doanh hợp
lý Công ty có xu hướng giảm đầu tư vào mua sắm trang bị tài sản cố định,
kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2007 bởi hệ số tự tài trợ
của Công ty ngày càng tăng, từ 36.882% vào năm 2006 đã lên tới 40.39% vào
năm 2007 nhưng lại giảm xuống còn 36.18% vào năm 2008. Như vậy, có
nghĩa là Công ty đã có những biện pháp và kế hoạch kinh doanh hợp lý phù
hợp với tình hình thị trường

2.1.3 Phân tích về kết quả sản xuất kinh doanh của Cômg ty
Bảng 7: Kết quả kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Đơn vị: 1.000đ
STT Chỉ tiêu 2007 2008
So sánh (08/07)
Chênh
lệch
%
1 1 Giá trị tổng sản lượng 20.000.00
0
19.884.27
2
-115.728 -0,58
2 2 Tổng doanh thu 18.500.00
0
20.195.95
0
1.695.950 +9,17
3 3 Chi phí QLDN 563.956 456.023 -104.933 -19,14%
4 4 Thu nhập trước trả lãi và
chịu thuế
395.833 474.141 +78.308 +19,78%
5 5 Lợi nhuận sau thuế 250.000 296.356,5 +46.356,
5
+18,54
6 6 Nộp ngân sách 180.000 216.168 +36.168 +20,09
(Nguồn: Phòng Kế toán)

Ta thấy rằng trong năm 2008, tuy sản lượng thực hiện giảm 115.728.000
tương ứng giảm 0,58% nhưng tổng doanh thu tăng 1.695.950.00 tương ứng
với 9,17%. Đó là vì Công ty tập trung thi công các công trình lớn, trọng
điểm , thêm nữa là do chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng giảm
điều đó cho thấy trong năm 2008 công ty đã dần chú ý tới khâu quản lý doanh
nghiệp. Lợi nhuận của công ty cũng đã thực hiện vượt kế hoạch đề ra tăng
46.365.500 tương ứng tăng 18.54% so với kế hoạch đề ra. Tương ương với
điều này khoản nộp vào ngân sách nhà nước cũng tăng cụ thể: kế hoạch đề ra
là 180.000 nghìn đồng nhưng thực tế công ty đã thực hiện được 216.168
nghìn đồng nộp vào ngân sách tăng 20.09%.
2.2 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của của Công ty TNHH gốm
xây dựng Hoàng Đan-Vĩnh Phúc.
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận (doanh lợi) chính là các chỉ tiêu sinh lời của doanh
nghiệp, các chỉ tiêu này luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm,
bởi chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Tỷ suất lợi nhuận là đáp số
sau cùng của hiệu quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các
nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Để đánh giá xem công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan kinh doanh
có hiệu quả hay không chúng ta cùng phân tích các chỉ tiêu sinh lời của Công
ty trong các năm 2007, 2008
Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận của công ty
Các hệ số lợi nhuận Năm 2007 Năm 2008
Hệ số lợi nhuận doanh thu
Hệ só lợi nhuận trên tổng tài sản
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh

1,35%
5,68%
8,88%
3,58%
1,47%
5,27%
9,09%
3,29%
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng doanh thu mà Công ty thực hiện
kinh doanh trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì các nhà quản lý tài
chính chỉ quan tâm đến lợi nhuận sau thuế nên khi phân tích chúng ta chỉ tính
tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Chỉ tiêu này được tính bằng cách
lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần.
Tại công ty TNHH gôm xây dựng Hoàng Đan Vĩnh Phúc tỷ suất này đạt
được như sau:
Năm 2007 =250.000/18.500.000*100=1,35%
Năm 2008 =296.356/20.195.950*100=1.47%
Điều này có nghĩa là bình quân trong 100 đồng doanh thu thuần mà
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty thực hiện kinh doanh có 1,35đ; 1,47đ lợi nhuận sau thuế lần lượt vào
các năm 2007, 2008. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2008 tăng
so với năm 2007 là bởi vì chi phi bán hàng không thay đổi nhiều còn chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm 19,14% (=(456.023 – 563.956)/563.956*100) do
đó làm cho tổng chi phí giảm, giá thành toàn bộ sản phẩm giảm, kết quả là lợi
nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 0,12đ so với
năm 2007

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) chia cho tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này dùng để đo tỷ suất sinh
lời của tài sản.
Tại công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan Vĩnh phúc ta có tỷ suất
này như sau:
Năm 2007 =395.833/6.971.119*100=5,68%
Năm 2008 = 474.141/9.005.360*100=5,27%
Điều này có nghĩa là cứ đưa bình quân 100đ giá trị tài sản vào sử dụng
thì Công ty sẽ thu được lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 5,68 đồng, 5,27
đồng lần lượt vào các năm 2007,2008. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản bình quân giảm 0,41% so với năm 2007, chứng tỏ Công ty đã không
sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị xây dựng, chưa tận dụng tối đa công suất
của tài sản vì vậy mà giá trị sinh lời do tài sản tạo ra đã không có sự tăng
trưởng rõ rệt.
2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn, chỉ tiêu này được
tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế chia cho vốn
kinh doanh bình quân. Tuy nhiên cũng giống như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu, nhà quản trị tài chính thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh, bởi lẽ chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận
còn lại của Công ty (sau khi đã trả lãi vay ngân hàng và thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước) được sinh ra do sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh
doanh.
Từ bảng 06, ta thấy tỷ suất này qua các năm 2007, 2008 tại công ty lần
lượt là 3,59%, 3,3%, Như vậy nghĩa là trong hai năm Công ty sử dụng 100
đồng vốn kinh doanh bình quân đã tạo ra được 3,59 đồng, 3,3 đồng lợi nhuận

sau thuế lần lượt vào các năm.
Để phân tích rõ hơn tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh ta biến đổi công
thức như sau :
TSLN sau thuế vốn kinh doanh = Lợi nhuận sau thuế / Vốn kinh doanh
bình quân
TSLN sau thuế vốn kinh doanh = {Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
thuần}* {Doanh thu thuần / Vốn kinh doanh bình quân}
TSLN sau thuế vốn kinh doanh = TSLN sau thuế trên doanh thu *
Vòng quay vốn kinh doanh.
áp dụng vào Hoàng Đan ta có:
Năm 2007 = 1,35% * 2,65 vòng = 3,58%
Như vậy có nghĩa là 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 3,58
đồng lợi nhuận sau thuế là do:
+ Sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 265 đồng doanh thu
+ Trong 100 đồng doanh thu có 1,35 đồng lợi nhuận sau thuế
Tương tự như vậy năm 2008 có
TSLN sau thuế vốn kinh doanh = 1,47% * 2,24 vòng = 3,29%.
Điều này chứng tỏ năm 2008 tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh
giảm 0,29% so với năm 2007, bởi vì Công ty đã bỏ ra một lượng vốn kinh
doanh nhiều hơn, doanh thu được tạo ra cũng nhiều hơn năm 2007 nhưng do
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
tốc độ tăng của chi phí kinh doanh lớn hơn nên lợi nhuận sau thuế của Công
ty vẫn tăng. Cụ thể là sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra
được 224 đồng doanh thu, nhưng trong 100 đồng doanh thu có đến 1,47 đồng
lợi nhuận sau thuế.
2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Mục tiêu hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tạo ra lợi nhuận
ròng lớn cho các chủ nhân của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu (hay còn gọi là doanh lợi vốn chủ sở hữu) là chỉ tiêu đánh giá mức độ
thực hiện của mục tiêu này. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu được xác định
theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế *100 / Vốn CSH
bình quân
Tại công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan Vĩnh Phúc, trong các kỳ
kinh doanh tỷ suất này đạt được như sau:
Năm 2007=250.000/2.815.538*100=8,88%
Năm 2008=296.356/3.258.560*100=9,09%
Như vậy có nghĩa là, 100 đồng vốn mà chủ sở hữu Công ty bỏ vào kinh
doanh mang lại 8,88 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2007 và sau đó chỉ tiêu
này tăng nhẹ vào năm 2008 là 9,09 đồng. Mặc dù kết quả kinh doanh của toàn
Công ty trong năm 2008 đã đạt được là rất đáng khen, nhiều chỉ tiêu có sự
tăng trưởng khá cao, song điều này không làm chủ Công ty hài lòng bởi vì họ
không đạt được tối đa lợi ích.
Chú ý rằng người ta có thể phân tích nguyên nhân dẫn tới tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu cao hay thấp.
Nếu gọi: P là lợi nhuận sau thuế, C là vốn chủ sở hữu bình quân, V là
vốn vay bình quân, T là tổng vốn kinh doanh bình quân (T = C + V), Hv là hệ
số nợ →Hv = V/ T
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Pt là tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh→Pt = P/ T
Pc là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu→Pc = P/ C
Ta có Pc = P/ C = P / (T – V) = Pt / ( 1 – Hv)
Pc = TSLN sau thuế trên doanh thu * Vòng quay toàn bộ vốn /(1 – Hv)
Tại công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan Vĩnh phúc chỉ tiêu này
vào năm 2007 năm 2008 như sau:
Năm 2007 TSLN vốn chủ sở hữu ( Pc) = 1.35% * 2.65 vòng * 1/

(1-59.61%) = 8.85%
Năm 2008 TSLN vốn chủ sở hữu (Pc) = 1.47% * 2,24 vòng *1/
(1-63,82%)=9.1%
Ta thấy TSLN vốn chủ sở hữu năm 2008 cao hơn năm 2007 là 0.25%
Như vậy nghĩa là, trong năm 2008, 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa
vào kinh doanh mang lại 9.1 đồng lợi nhuận sau thuế là do các nhân tố sau:
+ Trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân có 63,82 đồng hình thành
từ vay nợ
+ Sử dụng bình quân 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra 224 đồng doanh thu
+ Trong 100 đồng doanh thu có 1,47 đồng lợi nhuận sau thuế.
2.3 Phân tích tổng lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi
nhuận của Công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan-Vĩnh Phúc
2.3.1 Đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Công ty
Trong ngành xây dựng, lợi nhuận là thu nhập của Công ty ở phần vượt
quá chi phí của nó. Vì chi phí theo ý nghĩa kinh tế bao gồm một sự quay vòng
bình thường về vốn và về khả năng thầu khoán, có nghĩa là sự quay vòng đủ
để giữ được đồng vốn và người chủ thầu khoán trong ngành xây dựng. Bởi
vậy, theo quan điểm của các nhà kinh tế thì Công ty vẫn có thể tiến hành kinh
doanh sản xuất xây dựng không có lợi nhuận (mặc dù quan điểm này không
được các nhà kế toán chấp nhận).
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Để có được thành công trong kinh doanh, công ty TNHH gốm xây dựng
Hoàng Đan Vĩnh Phúc phải thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, xem xét chỉ tiêu nào có thể hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch, chỉ tiêu nào sẽ không thực hiện được vào cuối kỳ
kinh doanh. Nhờ có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nên trong năm 2008
Công ty đã đạt được sự tăng trưởng khá cao. Từ bảng 05: Báo cáo kết quả
kinh doanh của Công ty ta thấy, so với tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập

doanh nghiệp của kỳ báo cáo (năm 2007) thì tổng lợi nhuận trước thuế
năm 2008 tăng 61.808.333 đồng về số tuyệt đối tương ứng với tốc độ
tăng 18,54% về số tương đối, do đó lợi nhuận ròng của Công ty (sau khi đã
nộp thuế thu nhập) cũng tăng 46.365.500đồng (=296.356.500 -250.000.000)
Như vậy, là hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoàng Đan trong năm 2008
đã đạt hiệu quả cao. Để thấy rõ sự tăng trưởng của Công ty, cần phải phân
tích những nhân tố tác động đến tình hình biến động của tổng lợi nhuận.
2.3.2 Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến tổng lợi nhuận
Ta có công thức sau:
Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ
hoạt động khác.
Căn cứ vào công thức xác định tổng lợi nhuận như trên, chúng ta thấy
tổng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của ba nhân tố:
t Một là, lợi nhuận hoặc lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây chính
là lãi hoặc lỗ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ trong kỳ
kinh doanh của Công ty. Có thể nói bộ phận lợi nhuận hay lỗ này
mang tính chất quyết định đến tổng lợi nhuận của Công ty và ảnh
hưởng của nhân tố này tới sự biến động của tổng lợi nhuận được tính
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
24
Chuyên đề tốt nghiệp
bằng số chênh lệch lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ
phân tích so với kỳ gốc.
p Hai là, lợi nhuận hoặc lỗ từ hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính
là những hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính và các hoạt động
liên quan đến vốn. Trong Công ty hoạt động tài chính giữ vai trò khá
quan trọng, có chức năng huy động, quản lý, phân phối sử dụng và
điều tiết vốn, đó là tất cả những hoạt động tạo nên chỉ tiêu thu nhập

và chi phí hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính của Công ty rất đa
dạng và phong phú trong đó chủ yếu là các hoạt động tham gia liên
doanh, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động
sản, cho vay vốn… Tuy nhiên kết quả của hoạt động tài chính thường
có ảnh hưởng không lớn đến sự biến động của tổng lợi nhuận.
c Ba là, lợi nhuận hoặc lỗ từ hoạt động khác. Hoạt động khác là những
hoạt động diễn ra không thường xuyên nằm ngoài dự kiến của Công
ty hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra như các hoạt động:
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi…Và kết quả
của hoạt động này tuy rằng có ảnh hưởng tới kết quả chung của Công
ty nhưng mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.
Để biết được những nguyên nhân tác động đến kết quả của từng hoạt
động kinh doanh của Công ty cần đi sâu xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến
thu nhập và chi phí của từng hoạt động, ta lập bảng sau:
Sinh viên: Nguyễn Đức Toàn Lớp: CN 47B
25

×