Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNGTHẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠISỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.49 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNGTHẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠISỞ GIAO
DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH I-
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
Kể từ khi thành lập và hoạt động cho tới nay chi nhánh đã luôn hoàn thành tốt
các chỉ tiêu kinh doanh do trung tâm giao cho, duy trì sự phát triển và tăng trưởng
ổn định. Qua đó đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của thủ đô và nền kinh tế
nước nhà.
Bước sang thế kỷ 21 tình hình kinh tế trong và ngoài nước có sự biến động lớn
ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và của
sở giao dịch số I nói riêng, trong đó có những nhân tố thúc đẩy cũng như thuận lợi
cho quá trình kinh doanh nhưng cũng không phải là không có những khó khăn đang
đặt ra trước mắt. Khi môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện: Thị trường chứng
khoán ra đời và đi vào hoạt động đã tạo thêm cho sự sôi động của thị trường tiền tệ,
một sự sôi động cần thiết khi mà trước đây các Ngân hàng luôn phàn nàn là ứ đọng
vốn, không cho vay được nay đã có thêm kênh dẫn vốn; Luật doanh nghiệp mới đã có
hiệu lực, cùng hàng loạt các văn bản khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế tham gia, vì thế nhu cầu vốn trong nền kinh tế đã được đẩy lên khá cao để
đáp ứng cho sự phát triển như vũ bão này; Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký
kết, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước; Những điều chỉnh
gần đây về luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, luật khuyến khích
đầu tư,… càng tạo nhiều thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cho cả
Ngân hàng. Chính nhờ các biện pháp kịp thời như vậy, hệ thống Ngân hàng đã khắc
phục được tình trạng đóng băng tiền gửi, tạo sự tăng trưởng trong huy động vốn và
cho vay. Tuy nhiên, hệ thống Ngân hàng đang trong giai đoạn tái cấu trúc lại, cùng
sự mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống
Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, sở giao dịch I đã xây dựng một chiến lược phát
triển lâu dài đến năm 2010 với mục tiêu phấn đấu trở thành một NHTM lớn với
mạng lưới trên cả hai thành phố lớn nhất nước, mục tiêu hoạt động đa năng, mở
rộng các dịch vụ Ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Dưới sự chỉ đạo
của trung tâm chi nhánh quyết tâm hoàn thành tốt các chỉ tiêu với phương châm


“tăng trưởng - an toàn - hiệu quả”. Các định hướng cụ thể:
• Định hướng hoạt động tín dụng:
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm từ 15 –17% trở
lên.
- Tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên 10–12%. Hiện nay tỷ lệ này
chỉ đạt 7,5%.
- Mở rộng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh.
- Duy trì và phát triển các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng
cạnh tranh cao, thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, củng cố
uy tín trong và quốc tế, tranh thủ tiếp nhận các nguồn uỷ thác.
- Hoạt động tín dụng đảm bảo: tăng trưởng– tốc độ tăng trưởng tín dụng
phù hợp với tăng trưởng và nhu cầu vốn trong nền kinh tế; an toàn–tập
trung vào các dự án hiệu quả, bảo vệ nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời
đảm bảo các chỉ tieu an toàn trong hoạt động; hiệu quả – lợi nhuận, Ngân
hàng phải đạt được mức lợi nhuận tối thiểu đề ra, lợi nhuận là thước đo
đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
- Phải tận dụng lợi thế của mình trong hoạt động. Do là Ngân hàng thương
mại mục tiêu trước mắt là phải tăng cường chất lượng đi đôi dần mở rộng
sang cho vay dài hạn. Để tăng cường chất lượng thì cần có các giải pháp
về khai thác tài sản cầm cố thế chấp, xử lý nợ khó đòi,… nhằm thu hồi và
bảo toàn vốn cho Ngân hàng.
- Để thực hiện tốt định hướng trên thì chất lượng công tác thẩm định phải
nâng cao tương xướng. Muốn vậy công tác thẩm định tài chính dự án phải
được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, tổ chức thực hiện.
• Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư:
- Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho công tác thẩm định tài
chính dự án đầu tư, chi nhánh đã có những định hướng sau:
+Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem
xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn
bó với lợi ích của chủ dự án.

+ Công tác thẩm định tài chính dự án phải được quán triệt trong toàn hệ
thống. Việc thẩm định không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các
bộ phận liên quan.
- Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên trong các
giai đoạn của quá trình vay vốn và thẩm định phải tiến hành với tất cả các
dự án xin vay.
- Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, nhưng
phải chú trọng sự phù hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay
của chi nhánh. Quy trình này không phải bất biến mà phải đòi hỏi có sự
linh hoạt trong phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn khó có thể thực
hiện ngay được điều này.
- Thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò quan trọng trong việc ra
quyết định cho vay.
II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SỞ
GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
Trong giai đoạn hiện nay tỷ trọng nguồn thu từ nghiệp vụ tín dụng còn chiếm
tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng: khoảng trên dưới 80%, đây là tất yếu
khi trong nền kinh tế nước ta hoạt động nghiệp vụ hết sức đơn điệu, còn hoạt động
truyền thống nhiều Ngân hàng chưa có sự đầu tư thích đáng.
Qua quá trình thực tập tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam,
được tìm hiểu thực tế công tác thẩm định, xem xét hồ sơ dự án và học hỏi kinh
nghiệm của các cán bộ thẩm định, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Như đã biết sở giao dịch I là một trong 2 sở giao dịch của ngân hàng công
thương việt nam . Hoạt động tín dụng tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay
trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với các Ngân hàng khác trong địa bàn. Tỷ lệ
này ở chi nhánh là 7,5% trong khi đó của các Ngân hàng thương mại trong nước là
30 – 40% quá chênh lệch. Với mục tiêu tăng múc dư nợ cho vay trung và dài hạn của
chi nhánh thì cần phải tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng loại
hình cho vay này,cũng tức là hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định dự án đầu tư, thì
giải pháp được chia thành các nhóm sau:
• Giải pháp về quy trình thẩm định.
• Giải pháp về con người.
• Giải pháp về thông tin.
• Giải pháp về tổ chức điều hành.
• Giải pháp về trang thiết bị.
2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định:
• Về thẩm định vốn đầu tư và nguồn trả nợ, doanh thu và chi phí:
Về thẩm định tổng vốn đầu tư: ngoài nội dung thẩm định như trình bày trên
cần phải có sự tham khảo, so sánh với các dự án tương tự, với trình độ kỹ thuật,
tránh tình trạng như hiện nay là chỉ dựa vào kế hoạch chủ đầu tư trình lên. Ngoài ra,
vì các dự án là trung và dài hạn vì thế vốn thường bỏ ra trong nhiều năm nên Ngân
hàng cần phải phân tích sự biến động của tổng vốn đầu tư với tình trạng lạm phát và
biến động tỷ giá.
Về thẩm định doanh thu và chi phí: cần phải thấy rằng đây là các dữ liệu quan
trọng và đầu tiên trong việc xác định dòng tiền dự án. Sự chính xác của số liệu này
phụ thuộc nhiều vào việc phân tích thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm. Đặc
biệt về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn
lưu động Ngân hàng không nên mặc nhiên chấp nhận cách tính toán của doanh
nghiệp mà cần phải có sự tính toán lại, so sánh với các dự án tương tự, cần tham
khảo các dịnh mức kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh. Với các dự án lớn việc thẩm
định có những khó khăn nhất định về thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào, thẩm
định công nghệ, nếu thấy cần thiết thì Ngân hàng nên thuê tư vấn thẩm định.
• Phương pháp thẩm định:
Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm
định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trong
nước và trên thế giới. Các phương pháp thẩm định hiện đại rất sẵn có trong nhiều tài
liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn những phương pháp nào và có sự vận dụng
sáng tạo vào điều kiện cụ thể của chi nhánh ra sao, lựa chọn những chỉ tiêu nào, coi

trọng chỉ tiêu nào hơn.
Việc sử dụng chỉ tiêu để đánh giá tài chính: hệ thống chỉ tiêu là nội dung của
phương pháp thẩm định. Ngân hàng nên coi trọng hơn các chỉ tiêu liên quan có tính
đến giá trị thời gian của tiền. Trong thẩm định dự án nhà máy thép Nam Đô thì việc
xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, là khó do công ty chỉ đưa ra kế hoạch sản xuất
trong 4 năm vay vốn nhưng ta có thể đưa thêm các giả định để tính toán như: trong
các năm tới hoạt động của công ty không có sự mở rộng sản xuất, mức sản lượng
vẫn chỉ đạt mức hoạt động công suất tối đa như năm thứ 4: 60.000 tấn; chi phí sản
xuất vẫn giữ nguyên, lãi vay bằng 0 do trả hết vay vốn Ngân hàng, còn tỷ lệ chiết
khấu lấy là lãi vay Ngân hàng; Với những giả định này thì hoàn toàn tính được NPV,
IRR, PI, các chỉ tiêu bắt buộc khi phân tích tài chính dự án đầu tư (tính cho toàn bộ
vốn vay của công ty 28 tỷ đồng)
Tỷ lệ chiết khấu: i = 10%

×