Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.56 KB, 5 trang )

1
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG
HẠ
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1.1. Về hoạt động huy động vốn:
Bản chất vốn huy động là tài sản của các chủ sở hữu khác nhưng là khách
hàng của Ngân hàng nên Ngân hàng được phép sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,
đầu tư … của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo các quy định bắt buộc. Nguồn vốn
huy động là nguồn kinh doanh quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại. Vì
vậy, các ngân hàng luôn luôn tìm mọi giải pháp để tăng nguồn vốn này.
Do đó Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ
rất coi trọng hoạt động huy động vốn. Đây được coi là một trong các công tác chủ
yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Chi nhánh luôn
coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn, đồng thời cũng đưa ra nhiều
biện pháp nhằm khai thác các nguồn vốn trên địa bàn như: mở rộng mạng lưới hoạt
động của chi nhánh, các hình thức huy động phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tiền gửi
trong dân cư được giữ vững qua các đợt huy động như tiết kiệm dự thưởng mừng
Xuân.
Nhờ đó, nguồn vốn huy động được của Chi nhánh Láng Hạ nhìn chung là
tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động được năm 2003 là 4,030 tỷ đồng, đến
năm 2006 là 5,905 tỷ đồng, còn năm 2007 là 7,275 tỷ đồng.
2
BẢNG 1: TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Tổng nguồn vốn huy động 4,030 4,470 4,023 5,905 7,275
2. So với năm trước (%) 100 110.92 90 146.78 123.20
Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Láng Hạ
2.1.2. Về công tác tín dụng:


Bên cạnh công tác huy động vốn, việc sử dụng nguồn vốn đã huy động được
như thế nào cho hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng. Hoạt động này quyết định
sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi tức nhất cho chi nhánh.
Hiện nay, số lượng khách hàng là doanh nghiệp thường xuyên vay vốn của chi
nhánh là 100 đến 130 doanh nghiệp.
BẢNG 2: KẾT QUẢ CHO VAY VỐN
Đơn vị: tỷ đồng
3
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1. Tổng doanh số cho vay 2,171 4,519 4,992 5,372 6,059
2. Tổng dư nợ 1,505 2,200 1,876 2,057 2,846
3. Nợ xấu - 2.79 6.75 9.79 21.60
4. Tỷ lệ nợ xấu (%) - 0.13 0.36 0.48 0.76
Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Láng Hạ
Về quy mô: Tính đến 31/12/2005, tổng doanh số cho vay đạt 4,992 tỷ đồng,
còn đến năm 2007 đã đạt mức tăng trưởng là 6,059 tỷ đồng. Từ 2003 đến 2007,
tổng doanh số cho vay của doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm.
Tổng dư nợ của chi nhánh nhìn chung là tăng qua các năm. Tuy nhiên, năm
2005, dư nợ giảm, chỉ bằng 85% so với năm 2004 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch
đặt ra cho năm 2005. Nguyên nhân do dư nợ của chi nhánh Láng Hạ chịu sự chi
phối rất lớn các các Tổng công ty lớn như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty
Lắp ráp máy Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Lắp máy Hà Nội, Tổng
công ty phụ tùng. Khi các Tổng công ty này thay đổi số lượng dư nợ sẽ ảnh hưởng
tổng dư nợ năm của chi nhánh. Mặt khác, thời điểm này nguồn vốn huy động được
của Ngân hàng cũng giảm so với năm trước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác tín dụng thời điểm này của chi nhánh.
Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2003, chi nhánh có 100% là nợ lành mạnh. Còn các
năm còn lại, tỷ lệ nợ xấu đều ở mức cho phép, dưới 1% so với tổng dư nợ.

4
Về cơ cấu:
- Dư nợ theo thời hạn: Xét về số tuyệt đối, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung
dài hạn của chi nhánh đều tăng lên. Về tỷ trọng từng loại trong tổng dư nợ, ta thấy
chi nhánh có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có
xu hướng giảm dần, từ 75.05% năm 2001 giảm xuống còn 47.33% vào năm 2005,
đến 2007 chỉ còn 39.08%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng
tăng lên, từ 24.95% năm 2001 tăng lên 52.67% năm 2005, và tính đến cuối năm
2007 là 60.92% trong tổng dư nợ của chi nhánh.
- Dư nợ theo thành phần kinh tế: Chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể trong
việc cho vay. Chi nhánh đã mở rộng và không ngừng đẩy mạnh việc cho vay các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng, đời sống. Tỷ trọng dư nợ của
doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm khối lượng lớn, trên 50% nhưng đã có sự giảm
dần qua các năm, từ 82.26% năm 2003 đến 2005 giảm xuống còn 61.89%, và chỉ
còn 53.37% vào 2007. Hai thành phần còn lại không những tăng về tỷ trọng mà còn
tăng về số tuyệt đối. Đặc biệt, thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự
tăng trưởng mạnh rõ rệt. So năm 2007 với năm 2003, dư nợ của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tăng khoảng gấp 4 lần về tỷ trọng. Chi nhánh trước nay có dư nợ
phụ thuộc rất nhiều vào các tổng công ty nhà nước lớn. Giảm tỷ trọng dư nợ của
thành phần này sẽ giúp chi nhánh chủ động hơn và giảm việc phụ thuộc.
5
BẢNG 3: CƠ CẤU DƯ NỢ TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
TT(%) TT(%) TT(%) TT(%) TT(%)
1. Doanh nghiệp
nhà nước
1,238 82.26 1,752 79.64 1,161 61.89 1,245 60.53 1,519 53.37
2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh
228 15.15 400 18.18 660 35.18 756 36.75 1,167 41.00
3. Cho vay tiêu
dùng, đời sống,
cầm cố chứng chỉ
có giá
39 2.59 48 2.18 55 2.93 56 2.72 160 5.62
4. Ngắn hạn 581 38.60 1200 54.55 988 52.67 1269 61.69 1730 60.79
5. Trung dài hạn 924 61.40 1000 45.45 888 47.33 788 38.31 1,116 39.21
6. Tổng dư nợ 1,505 100 2,200 100 1,876 100 2,057 100 2,846 100
Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

×