Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU KÍNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.17 KB, 20 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
KÍNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VIGLACERA
1.1. Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1 Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1.1. Xuất khẩu
Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31-7-1998 quy định
thuật ngữ xuất khẩu được hiểu như sau: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt
động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài theo
các Hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hợp đồng tạm xuất tái nhập và
chuyển khẩu hàng hoá.
Theo luật Thương mại, điều 28, mục 1, chương II qui định về mua bán
hàng hoá thì xuất khẩu hàng hoá được hiểu là: hàng hoá đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi la
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
• Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu được khẳng định là một động lực quan trọng cho sự phát triển
của nền kinh tế.
Xuất khẩu có tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Việc tăng trưởng xuất
khẩu sẽ thúc đẩy chuyển dịch, tạo việc làm cho xã hội. Đồng thời tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng khoa học, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và hiệu quả của cả nền kinh tế.
Xuất khẩu giúp tích luỹ ngoại tệ: Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, sau
20 năm xuất siêu liên tục, nước này đã có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Vì
vậy, Việt Nam cũng cần hướng tới xuất siêu để có nguồn lực để tăng nhanh dự
trữ ngoại tệ quốc gia và đây chính là công cụ hiệu quả để đối phó với những
biến động trên thế giới.
• Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu hàng hóa từ nước người bán


(nước xuất khẩu) sang thẳng nước người mua (nước nhập khẩu) không
qua nước thứ ba (nước trung gian).
- Xuất khẩu ủy thác: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu được
uỷ thác xuất khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh. Nghĩa vụ và trách nhiệm uỷ thác xuất khẩu và bên
nhận uỷ thác xuất khẩu được qui định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác xuất
khẩu, do các bên tham gia ký kết thoả thuận.
- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa: là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (được coi
là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật) có làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó
vào Việt Nam.
- Chuyển khẩu: là hình thức thương nhân mua hàng ở một nước rồi bán
sang một nước khác. Hình thức này tương tự như hình thức tạm nhập - tái
xuất, nhưng thương nhân không phải làm thủ tục nhập khẩu hay xuất
khẩu thông thường ở Việt Nam.
1.1.1.2. Thị trường
Cùng với sự phát triển của thị trường, cho đến nay có rất nhiều những
quan điểm khác nhau về thị trường.
Theo quan điểm của Kark Marx: “Thị trường là tổng hòa những quan hệ
mua bán, do những điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội quyết định. Thị trường còn
được hiểu là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế thường
xuyên cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ và sản lượng”
Theo quan điểm kinh tế học: “Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối
với một loại hàng hóa nhất định trong một không gian và thơi gian cụ thể”.
Định nghĩa này xuất phát từ giả thiết là: tổng cung và cầu về một loại hàng hóa
trên thị trường vận động theo những quy luật riêng và điều tiết thị trường thông
qua quan hệ cung – cầu. Định nghĩa này mang tính lý thuyết nên chủ yếu được
dùng trong điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô.

Các nhà kinh tế học hiện đại ngày nay đã đưa ra một quan điểm khác về
thị trường: “Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương
tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa hay dịch vụ”. Quan điểm
này tiến bộ hơn quan điểm trước do đã đề cập đến giá cả và lượng hàng hóa
được thống nhất trên thị trường.
Các cách định nghĩa trên về thị trường chưa đề cập đến những vấn đề mà
các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm, do nó không giúp gì nhiều cho các nhà
quản trị doanh nghiệp đưa ra được các quyết định về sản xuất. Vì vậy, quan
điểm của Marketing, dưới giác độ của người quản trị doanh nghiệp, cho rằng:
“Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp đó, tức la những khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản
phẩm của doanh nghiệp đó”.
Tóm lại, tuy được xét ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các quan
điểm trên cùng có điểm thống nhất là thị trường phải bao gồm 3 yếu tố: người
mua, người bán và sản phẩm.
1.1.1.3. Thị trường xuất khẩu
Có nhiều khái niệm khác nhau từ các giác độ khác nhau về thị trường
xuất khẩu. Các khái niệm về thị trường xuất khẩu thường được phát triển từ
khái niệm thị trường nói chung và được bổ sung thêm những đặc điểm riêng do
phạm vi của nó quy định.
Xét dưới góc độ của các nhà nghiên cứu kinh tế thì“ Thị trường quốc tế
là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán giữa các quốc gia, là nơi các công
ty đa quốc gia và xuyên quốc gia kinh doanh, là nơi giao lưu kinh tế quốc tế và là
nơi quyết định giá cả quốc tế của hàng hóa”.
Dưới góc độ của các nhà quản lý doanh nghiệp thì “Thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng có nhu cầu
thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp
có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh
doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
• Phân loại thị trường xuất khẩu:

- Căn cứ vào vị trí địa lý: Thị trường được chia theo khu vực hoặc theo
nước như thị trường Đông Nam Á, thị trường EU, thị trường Trung
Quốc… Việc phân chia thị trường theo căn cứ này thông thường phụ
thuộc vào đặc tính của từng thị trường. Nếu các nước có thị hiếu hay tập
quán tiêu dùng tương tự nhau hay có vị trị địa lý gần nhau hoặc cùng nằm
trong một tổ chức thì thường được xếp vào một nhóm. Phân chia thị
trường theo khu vực là hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc đề ra
các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào mối quan hệ thương mại: Có thể chia thành:
o Thị trường xuất khẩu truyền thống
o Thị trường xuất khẩu hiện tại
o Thị trường xuất khẩu mới
o Thị trường xuất khẩu tiềm năng
- Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu việt: Dựa vào chính sách phát
triển thị trường của nước xuất khẩu đối với những thị trường xuất khẩu có
thể chia thành:
o Thị trường xuất khẩu trọng điểm (thị trường chính)
o Thị trường xuất khẩu tương hỗ
- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường: Các thị trường được phân
loại dựa trên sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và được chia thành:
o Thị trường xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
o Thị trường xuất khẩu không có ưu thế cạnh tranh
1.1.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu
Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu có thể tiếp cận trên hai góc độ, góc độ
của những nhà quản trị doanh nghiệp và những nhà quản lý kinh tế vĩ mô.
Dưới góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp thì: “Mở rộng thị trường xuất
khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể
đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoai để bán và thu về ngoại
tệ mạnh cho công ty. Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là hoạt động phát

triển thêm các thị trường xuất khẩu mở mà còn là việc tăng thêm doanh thu, thị
phần ở những thị trường xuất khẩu truyền thống”.
Như vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là việc các
doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, cách thức để khai thác một cách tốt nhất
các thị trường xuất khẩu hiện tại và thâm nhập được vào ác thị trường xuất khẩu
tiềm năng khác.
Dưới góc độ của người quản lý kinh tế vĩ mô thì mở rộng thị trường xuất
khẩu là việc quốc gia thực hiện các cách thức, biện pháp để các sản phẩm của
quốc gia mình thâm nhập thị trường quốc tế nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu
cho đất nước.
Có thể nói hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của quốc gia là tổng
hợp của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp
trong quốc gia đó và các hoạt động nhằm hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu của
Nhà nước. Nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị
trường xuất khẩu bằng các hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường xuất khẩu
để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu với doanh nghiệp và nền
kinh tế quốc dân
(i) Đối với doanh nghiệp
Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì
vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp càng được
thể hiện rõ. Mở rộng thị trường xuất khẩu có thể đem lại cho doanh nghiệp rất
nhiều lợi ích.
Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu từ hoạt
động kinh doanh quốc tế. Doanh thu của doanh nghiệp có thể thu về từ hoạt
động mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng hoặc nhờ kim ngạch xuất
khẩu tăng lên.
Giúp giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế cho
doanh nghiệp: Rõ ràng khi doanh nghiệp xuất khẩu tại nhiều thị trường thì rủi ro
sẽ được san sẻ. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được

nâng cao từ đó có thể thích ứng với những biến đổi của những thị trường khác
nhau.
Mở rộng thị trường xuất khẩu làm tăng uy tín của công ty: Uy tin của
doanh nghiệp sẽ được tạo lập trên phạm vi rộng. Nhiều doanh nghiệp và người
tiêu dùng trên nhiều quốc gia sẽ biết đến công ty khi công ty mở rộng xuất khẩu
sang nhiều thị trường. Người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp đối tác sẽ tin
tưởng vào sản phẩm và uy tín của công ty hơn.
(ii) Đối với nền kinh tế quốc dân
Mở rộng thị trường xuất khẩu không những đóng vai trò quan trọng đối
với doanh nghiệp mà còn quan trọng với nền kinh tế quốc dân:
Tăng thu ngân sách: Khi các doanh nghiệp của một quốc gia thực hiện tốt
hoạt động mở rộng thị trường thì lượng ngoại tệ chảy vào trong nước sẽ tăng
cao. Ngoài ra, ngân sách từ thu thuế của các doanh nghiệp cũng tăng lên do các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Nâng cao vị thế đất nước: Hình ảnh về đất nước sẽ xuất hiện nhiều hơn
trên thị trường quốc tế do những hàng hóa trong nước được xuất khẩu sang
nhiều thị trường quốc tế hơn.
Tạo thêm việc làm cho lao động trong nước: Một quốc gia sẽ cần nhiều
lao động hơn để sản xuất sản phẩm đủ để cung cấp cho nhiều thị trường mới
được mở rộng hơn. Do đó, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp.
1.1.2.3. Các phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu
Có 2 phương thức chính có thể áp dụng để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó
là mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng và mở rộng thị trường xuất
khẩu theo chiều sâu. Trên thực tế, các doanh nghiệp áp dụng cả hai phương thức
trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
(i) Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
Phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng được sử dụng khi
doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi thị trương theo địa lí hoặc thu hút thêm
các khách hàng mới hay đa dạng hóa các sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương thức này thường được sử dụng trong các trường hợp:

- Thị trường sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp bão hòa
- Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện tại
- Doanh nghiệp có đủ năng lực và điều kiện để mở rộng thêm thị trường
mới
- Xuất hiện những rào cản có thể về chính trị, xã hội hay pháp luật tại các
thị trường xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp.
(ii) Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu
Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là phương thức mà doanh
nghiệp cố găng tăng kim ngạch xuất khẩu từ các thị trường xuất khẩu hiện
tại của mình.
Phương thức này được sử dụng trong những trường hợp:
- Thị trường hiện tại lớn và ổn định
- Doanh nghiệp có khả năng và điều kiện để cạnh tranh tại thị trường hiện
tại.
- Vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp vẫn còn đang trong giai đoạn phát
triển tại thị trường hiện tại.
1.1.2.4. Nội dung hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế
(i) Nghiên cứu thị trường quốc tế
Đây là hoạt động đầu tiên trong toàn bộ quá quá trình mở rộng thị trường
xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường quốc tế sẽ đem lại những
thông tin đầy đủ về thị trường cho doanh nghiệp. Đây là điều kiện cần thiết để
doanh nghiệp có thể xác định được những kế hoạch kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu thị trường quốc tế thường gồm 4 bước, bao gồm:
- Xác định vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu: Xác định rõ vấn đề và mục tiêu cần
nghiên cứu sẽ đảm bảo được tính định hướng cho cả quá trình nghiên cứu thị
trường. Ở cấp công ty, mục tiêu có thể đề ra một cách chung nhất và chỉ nêu
phương hướng nhưng ở các bộ phận chức năng thì phải cụ thể hóa các mục tiêu.
- Thu thập thông tin: Sau khi xác định rõ mục tieu cần nghiên cứu, doanh nghiệp
tiến hành thu thập thông tin. Doanh nghiệp có thể sử dụng 2 nguồn thông tin là:

nguồn thông tin thứ cấp và nguồn thông tin sơ cấp. Các nguồn thông tin thứ cấp
là tất cả những tin tức đã được công bố như tin tức và tài liệu thương mại, tạp
chí … Ưu điểm cơ bản của nguồn thông tin thứ cấp là chi phí thu thập rất rẻ,
thông tin thu được đa dạng. Tuy nhiên tính cập nhật của chúng còn thấp, độ tin
cậy không cao và không phản ánh được nhiều khía cạnh quan trọng của thị
trường. Nguồn thông tin sơ cấp là thông tin do bản thân doanh nghiệp tự thu
thập trên thị trường thông qua trao đổi trực tiếp với thương nhân và khách hàng
nước ngoài. Các nguồn thông tin sơ cấp có ưu điểm là cập nhật, có độ chính xác
cao và bao quát được nhiều khía cạnh của thị trường không được phản ánh
trong các nguồn thông tin thứ cấp song chi phí cho loại thông tin này rất cao.
- Xử lý thông tin: Đây là một bước rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị
trường. Sau khi thu thập thông tin, cần xử lý thông tin dựa theo những mục tiêu
nghiên cứu đã được xác định từ bước đầu. Người nghiên cứu cần tổng hợp các
số liệu thành các bảng biểu, phân tích các chỉ tiêu, thể hiện kết quả phân tích
một cách logic, khoa học để tạo điều kiện cho các nhà quản trị cấp cao ra quyết
định.
- Ra quyết định mở rộng thị trường: Doanh nghiệp ra quyết định để giải quyết các
vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

×