Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thực trạng chất lượng phân tích tài chính dự án đầu tư tại công ty Thông tin di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.73 KB, 34 trang )

Thực trạng chất lượng phân tích tài chính dự án đầu
tư tại công ty Thông tin di động.
2
3 1. Giới thiệu khái quát về công ty Thông tin di động
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thông Tin Di Động
Công ty Thông tin di động được thành lập ngày 16/04/1993 theo quyết định
321/QĐ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về việc thành lập Công ty thông tin
di động (VMS) trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (BC-VT VN).
Công ty thông tin di động (VMS) là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là
đơn vị thành viên của Tổng Công ty BC-VT VN. Có trụ sở đặt tại 811A Giải Phóng Hà nội
1* Chức năng của công ty
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ thông tin di
động để kinh doanh phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do
công ty giao.
- Lắp ráp các thiết bị Thông tin di động và nhắn tin.
- Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn thông, điện tử, tin
học, và các trang thiết bị liên quan khác.
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng Thông tin di động.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động.
• Với 3 trung tâm trực tiếp vận hành toàn bộ hệ thống:
- Trung tâm thông tin di động khu vực I- trụ sở đóng tại 811A Đường Giải
Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Trung tâm thông tin di động khu vực II - trụ sở tại 10B1 Lê Thánh Tôn,
Phường Bến Nghé, Quận1, TP. HCM.
- Trung tâm thông tin di động khu vực III - trụ sở tại 261 Nguyễn Văn Linh,
Thành phố Đà Nẵng.
• 3 mục tiêu phát triển quan trọng của công ty:
1

1
- Hợp tác quốc tế, đầu tư phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng mạng


lưới, đa dạng hoá dịch vụ.
- Tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng, thông tin giới thiệu công ty, trả
lời những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
- Thực hiện chiến lược tổ chức, sử dụng đào tạo nhân lực một cách có hiệu
quả nhất.
Để thực hiện mục tiêu phát triển của mình, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng về thông tin của xã hội, nếu như chỉ trông chờ vào nguồn vốn của VNPT để đầu tư
trang thiết bị thì công ty sẽ không chủ động được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của xã hội. Do đó ngày 19/5/1995 Công ty đã ký hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với CIV (COMVIK INTERNATIONAL VIETNAM AB) - Trụ sở
tại Stockholm - Thuỵ Điển và được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp giấy phép kinh
doanh ngày 19/05/1995 với thời hạn hiệu lực 10 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh
doanh với tổng số vốn đăng ký : 341,5 triệu đô la Mỹ.
Do vậy, từ chỗ đơn thuần chỉ cung cấp dịch vụ thoại trong năm 1994 đến nay danh
sách các dịch vụ của công ty liên tục được cập nhật, đem đến cho khách hàng rất nhiều lựa
chọn bao gồm: dịch vụ số tắt gọi taxi, gọi Vietnam Airlines, dịch vụ điện thoại thẻ trả trước
trên nền công nghệ thông minh, dịch vụ WAP, dịch vụ nhắn tin quảng bá, dịch vụ hộp thư
thoại, dịch vụ SMS và các dịch vụ gia tăng trên nền SMS, dịch vụ chuyển vùng trong nước
và dịch vụ chuyển vùng quốc tế với 60 nhà khai thác trên thế giới.
Để khách hàng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ của công ty, mạng lưới kênh phân phối
đã được triển khai theo 4 hướng đó là cửa hàng MobiFone, đại lý, tổng đại lý và đội bán
hàng trực tiếp. Đến hết năm 2001, mạng di động VMS đã có 82 cửa hàng được thiết kế
theo mẫu tiêu chuẩn, 225 đại lý, 5 tổng đại lý và trên 70 nhân viên bán hàng trực tiếp.
2

2
1.2 Sơ đồ tổ chức công ty thông tin di động
3

3

1.3 Phương thức kinh doanh của công ty
1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Theo luật đầu tư nước ngoài ban hành năm 1992 cho phép các tổ chức, cá nhân
nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức như sau: hợp đồng hợp tác
kinh doanh, công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài. Đối với một số lĩnh vực
không cho phép đầu tư dưới dạng công ty liên doanh hay công ty 100% vốn nước ngoài thì
được tiến hành đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một văn bản ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để
cùng nhau tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở
quy định trách nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanh cho mỗi bên mà không
thành lập một pháp nhân mới.
Lĩnh vực bưu chính viễn thông là một lĩnh vực không được phép đầu tư dưới hình
thức công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Vì vậy, Công ty Thông tin di động đã ký
hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty Comvik của Thụy Điển nhằm
- Cải thiện năng lực viễn thông của Việt Nam bằng cách lắp đặt và khai thác ở
an hệ thống thông ti di động GSM và hệ thống nhắn tin (paging).
- Đào tạo nhân viên và thực hiện chuyển giao công nghệ tiến tiến, những kinh
nghiệm quản lý cho công ty VMS.
- Cung cấp thiết bị máy móc, công nghệ và xây dựng nhà xưởng, trung tâm bảo
dưỡng với mục đích nâng cao khả năng của Tổng công ty bưu chính viễn thông
Việt Nam trong việc sản xuất thiết bị viễn thông đặc biệt là thiết bị di động số,
thiết bị nhắn tin.
- Lắp đặt và khai thác mạng thông tin di động theo tiêu chuẩ GSM và hệ thống
nhắn tin…
1.3.2 Vài nét giới thiệu về Comvik
Industriforvaltings AB Kinnevik
Thành lập năm 1936 Kinnevik đã có hơn 55 năm hoạt động bao gồm 29 công ty nhỏ
và chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu và truyền thống của tập đoàn là các ngành
công nghiệp trong lâm nghiệp, bột giấy, giấy đóng gói, nguyên liệu đóng gói. Hơn 10 năm
qua công ty đã phát triển 22 công ty mới xung quanh sản phẩm mới hoặc là dịch vụ trong

công nghệ thông tin.
4

4
Hiện nay tập đoàn có các lợi tức trong các công ty vô tuyến truyền hình, thông tin đại
chúng, viễn thông,buôn bán ô tô, máy móc và các dịch vụ ngân hàng tư nhân.
Comvik International AB
Công ty Comvik được thành lập ngay sau khi có quyết định chính thức về việc tíên
hành hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với công ty VMS. Công ty Comvik có trách
nhiệm theo dõi toàn bộ tiến trình phát triển mạng di động và đệ trình với công ty mẹ là
Kinnevik các giai đoạn cần đầu tư, cùng với công ty VMS trực tiếp đàm phán với các đối tác
và ký các hợp đồng nhập khẩu thiết bị mạng lưới và đầu cuối. Comvik thực chất ở Việt Nam
là một văn phòng đại diện có trách nhiệm kiểm soát và điều phối các khoản đầu tư theo hợp
đồng đồng thời căn cứ vào yêu cầu thực tế của thị trường cùng với VMS nghiên cứu đưa ra
các giải pháp về mạng, lựa chọn về thiết bị và đệ trình với Kinnevik những khoản đầu tư
theo từng quý và theo năm. Sau mỗi năm kinh doanh, Comvik có trách nhiệm cùng với VMS
yêu cầu kiểm toán và thực hiện ăn chia theo hợp đồng.
Theo hợp đồng Comvik còn phải kiểm soát các khoản chi phí riêng của mình cho việc
bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các thiết bị mạng lưới cũng như thực hiện việc mua bảo
hiểm cho tất cả mạng trong thời gian hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
1.4 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ của công ty
1.4.1 Đặc tính sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty là tin tức được truyền dẫn từ người phát tin đến người nhận
tin, sản phẩm của công ty không có hình thái vật chất, sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu
thụ hết ngay đến đó. Do đó công ty không có hiện tượng tồn kho.
Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn mang tính chất vùng. Mỗi vùng phụ thuộc vào
vị trí địa lý, trình độ phát triển kinh tế, xã hội , nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau ...
Đương nhiên tính chất vùng hình thành trong tương quan cung cầu về các dịch vụ thông
tin rất khác nhau và sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay tới đó. Khó có thể điều
hoà sản phẩm tới nơi có chi phí thấp, giá bán thấp đến nơi có giá bán cao, càng không

thể lưu kho, lưu bãi. Do đó sản phẩm của Công ty không có xu hướng đầu cơ như các sản
phẩm khác. Quan hệ cung cầu đối với sản phẩm của công ty có khả năng phản ánh đúng
nhu cầu thực tế và khả năng cung ứng của công ty. Đây là đặc điểm nhiều thuận lợi cho
Công ty trong việc xác định kế hoạch đầu tư từng vùng lãnh thổ.
Viễn thông là 1 ngành nghề kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng trong
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là mạch máu thông tin của nền kinh
tế. Do vậy giá bán sản phẩm thông tin của Công ty do nhà nước quy định và khống chế- tất
5

5
nhiên trong đó đã định mức tiêu hao chi phí sản xuất và cả lãi. Đây cũng là 1 đặc điểm sản
phẩm của Công ty VMS.
Sản xuất trong lĩnh vực thông tin nên công ty có một địa bàn hoạt động lớn và chịu
tốc độ hao mòn vô hình vào loại nhanh nhất. Đặc biệt trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện nay chu kỳ đổi mới công nghệ của công ty chỉ từ 1 - 3 năm. Đặc điểm này đòi
hỏi công ty phải có vốn lớn nhưng lại phải biết đầu tư bởi vì độ mạo hiểm rủi ro của đầu tư
cao.
1.4.2 Đặc tính kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ của công ty
Hiện nay công ty đang sử dụng mạng thông tin di động toàn cầu GSM, đây là tiêu
chuẩn viễn thông quốc tế cho phép khách hàng sử dụng điện thoại ở nhiều nước khác nhau.
Những lợi ích mà mạng GSM mang lại cho người sử dụng là :
- Mang lại chất lượng cuộc gọi cao: trước khi có mạng GSM mạng lưới điện thoại di
động ANALOG đã tồn tại. Những mạng lưới này đã chuyển lời một cách trực tiếp từ máy
điện thoại di động này tới nời nhận cuộc gọi thông qua sóng vô tuyến. Kết quả là chất lượng
cuộc gọi sẽ không cao khi sóng vô tuyến bị tác động lớn của môi trường. Trong khi cuộc gọi
trên mạng GSM kỹ thuật số được thực hiện như sau:
Giải mã âm thanh
Âm thanh
Số hoá tại máy cầm tay
Trung tâm điều khiển

Máy nhận
Đến Đi
- Khả năng nghe trộm là không thể do có sự mã hoá trước khi chuyển tín hiệu theo
đường sóng điện từ.
- An toàn cho việc sử dụng của khách hàng : việc sử dụng trái phép là không thể xảy
ra vì để tiến hành một cuộc gọi khách hàng cần một máy thông tin di động GSM và một thẻ
simcard. Người sử dụng có một mã khoá máy thông tin di động GSM và một thẻ sim riêng.
Khi máy được bật và simcard được cài vào người sử dụng cần phải nhập mã khoá máy và
mạng lưới sẽ tự động tiến hành kiểm tra xem simcard đó có hợp pháp không, chỉ khi phù
hợp mới có thể liên lạc được còn trong trường hợp nhập mã máy 3 lần mà vẫn sai thì mạng
lưới sẽ tự động khoá máy, không thể tiến hành cuộc gọi được.
Cơ sở hoạt động của hệ thống GSM
6

6
Hệ thống GSM gồm một loạt các phụ kiện cấu thành như sau:
- Trạm phát BTS (Base Tranceiver Station): cung cấp việc bao phủ sóng điện từ cho
người sử dụng điện thoại di động. Mỗi BTS có một số kênh được phân công. Một kênh chỉ
được sử dụng cho một số cuộc nhận hoặc một số cuộc gọi trong lúc hoạt động. Một BTS có
thể phủ sóng tối đa trong vòng 35 km trong điều kiện không bị chắn. Một BTS có dung lượng
tối thiểu là 100 thuê bao và tối đa là 700 thuê bao. Nếu như có quá nhiều thuê bao trong
cùng một vùng, công ty phải bổ sung thêm một BTS khác với tần số vô tuyến điện khác.
Mobile Fone sử dụng 12 tần số vô tuyến khác nhau và mỗi vùng có một tần số vô tuyến điện
nhất định.
- Trạm kiểm soát gốc BSC( Base Station Controler). Một nhóm các trạm BTS được
kiểm soát bởi một BSC. Nhiệm vụ của BSC là đảm bảo lợi ích cao nhất cho các điện tử đến
và đi sao cho thông tin được thông suốt.
- Trung tâm tiếp nối dịch vụ di động MSC (Mobile Service Switching Center): có
nhiệm vụ kiểm soát cuộc gọi đến và đi từ mạng điện thoại cố định, công cộng và các mạng di
động công cộng, làm giao diện giữa điện thoại di động công cộng này với mạng khác.

-Ngoài ra các bộ phận khác có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ khác nhau như chuyển
vùng địa phương , chuyển vùng quốc tế, hạn chế cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi các dịch vụ
gia tăng khác.
1.4.3 Đối tượng khách hàng của công ty
Sản phẩm của công ty hiện nay phụ thuộc vào mức sống xã hội, vào sự phát triển của
từng vùng, từng địa phương, chủ yếu sản phẩm để phục vụ cho các đối tượng có thu nhập
cao đặc biệt là các thành phố lớn nơi tập trung dân đông cũng như các nhà đầu tư hoặc sản
phẩm phục vụ các vùng mà việc lắp đặt các máy điện thoại cố định rất khó khăn như đồng
bằng sông Cửu long với hệ thống sông ngòi chằng chịt hoặc các vùng núi cao, hải đảo biên
giới. Chính đặc điểm này chi phối kế hoạch đầu tư, đầu tư phải có trọng điểm mới thu được
hiệu qủa kinh tế cao.
Vì vậy muốn phát triển nhanh, vững chắc công ty phải đầu tư trang thiết bị hiện đại
và luôn phải xem xét các hoạt động đầu tư một cách thấu đáo từ đó đưa ra những quyết
định đầu tư đúng đắn.
7

7
1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Không đầy 10 năm từ khi ra đời, VMS đã tạo lập được vị thế của mình trong đời sống
xã hội, trong sự cảm nhận của khách hàng Việt Nam và quốc tế, trong quan hệ với các đối
tác nước ngoài.
Công ty đã phát triển từ 1 tổng đài dung lượng 6400 số, 6 trạm thu phát sóng, phủ
sóng 4 địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu) năm 1994, đến năm
2001 bản đồ phủ sóng của MobiFone đã mở rộng trên toàn quốc_61/61 tỉnh, thành phố với
6 tổng đài dung lượng 820000 số, gần 500 trạm thu phát sóng.
Không chỉ phát triển bề rộng, công ty rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng
mạng lưới, chất lượng dịch vụ thể hiện tại chính sách chất lượng được công ty ban hành.
Theo đó, công ty không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ thông tin di động bao gồm chất
lượng mạng lưới, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của khách hàng. Tỷ lệ thành công cuộc gọi là 98%, đạt mức quy định theo chuẩn mực quốc

tế.
Bên cạnh đó, công ty còn làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, thông tin giới thiệu
công ty, quảng cáo tiếp thị dịch vụ VMS-MobiFone, trả lời những thắc mắc, khiếu nại, sửa
chữa, bảo hành máy điện thoại di động cho khách hàng.
Kết quả là số thuê bao của công ty đã phát triển từ 3200 của năm 1994 lên đến
510.000 thuê bao năm 2001, tốc độ tăng thuê bao bình quân là 164%.
Bảng 2.1: Phát triển thuê bao của công ty
Đơn vị: thuê bao
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Số thuê bao mới 13.532 40.024 61.798 61.399 64.068 286.761 314.604
Thuê bao cắt 1.220 4.491 12.181 8.360 11.183 136.761 154.175
Thuê bao thực tăng 12.112 35.533 46.617 53.030 52.855 150.000 160.429
Thuê bao luỹ kế 15.400 50.993 100.550 153.580 206.465 356.465 513.512
Tốc độ tăng (%) 486,37 330,73 197,42 153,58 134,43 172,65 144,06
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh giai đoạn 1993-2001)
Cùng với sự tăng lên của số thuê bao, doanh thu của công ty phát triển từ con số
52,873 tỷ đồng năm 1994 lên đến 1900 tỷ đồng năm 2001 với mức tăng bình quân là 144%.
8

8
Tổng doanh thu của công ty qua gần 9 năm hoạt động đạt trên 8000 tỷ đồng (chưa kể trên
1200 tỷ đồng thu hộ Tổng công ty)
Bảng 2.2 doanh thu của công ty qua các năm
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Doanh thu
BCC
192.946 505.192 873.228 1.079.357 1.145.241 1.234.442 1.900.000
Doanh thu
VMS

96.473 252.596 436.614 540.679 577.1449 617.221 950.000
Tốc độ tăng
(%)
196,06 72,85 123,83 106,74 106,94 104,91
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh giai đoạn 1993-2001)
Trong 9 năm hoạt động công ty đã nộp ngân sách nhà nước 1400 tỷ đồng với mức
tăng năm sau so với năm trước là từ 15-30%. Do kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận của
công ty qua các năm liên tục tăng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3 Lợi nhuận của công ty qua các năm.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
1997 1998 1999 2000 2001
Lợi nhuận sau
thuế
95,25 124,59 186,63 244,64 297,55
Tốc độ tăng (%) 130.83 149,79 131.08 121.63
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 1997-2001)
Bảng 2.4 Tình hình tài chính của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001
I Tài sản 884.382 1.037.108 1.298.901 1.541.162 1.927.692
9

9
1. Tiền 307.415 999.224 1.203.310 1.436.140 1.780.180
2. Các khoản phải thu 485.799 573.098 625.330 678.660 813.809
3. Hàng tồn kho 44.636 27.618 15.987 13.052 19.269
4.Tài sản lưu động khác 13.331 19.741 13.560 12.231 20.438
5. TSCĐ 18.161 24.413 95.590 77.894 86.727
6.Đầu tư dài hạn - - 9.314 10.194 11.074

7. Xây dựng cơ bản dở dang 15.022 13.471 21.749 16.932 49.711
II Nguồn vốn 884.382 1.037.108 1.298.901 1.541.162 1.927.692
1. Nợ phải trả 681.144 687.720 737.062 712.187 684.210
2. Vay dài hạn 6.884 18.329 23.829 23.829 23.829
3. Nợ khác 6.712 12.124 17.142 22.484 49.044
4. Vốn chủ sở hữu 189.642 318.934 520.867 782.662 1.170.608
III. Một số chỉ tiêu kinh tế (%)
1. Cơ cấu tài sản
- TSCĐ/Tổng tài sản 3,75 3,65 7,36 9,81 7,65
- TSLĐ/Tổng tài sản 96,25 96,35 92,64 90,19 92,35
2.Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 47,21 50,53 58,75 58,91 62,99
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 93,99 96,2 73,74 58,71 53,62
3.Tỷ lệ về khả năng thanh toán
- Tỷ lệ về khả năng thanh toán hiện
hành
124,96 145,3 163,26 201,65 254,62
- Tỷ lệ về khả năng thanh toán nhanh 45,13 55,08 74,41 102,84 135,44
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty từ năm 1997-2001)
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn
Qua bảng trên ta có một số nhận xét về tình hình tài chính của công ty như sau
Khi mới thành lập, công ty VMS hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty BCVT Việt Nam,
đến khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Comvik vào năm 1995 công ty được chuyển
sang hạch toán độc lập. Từ đó đến nay vốn chủ sở hữu của công ty liên tục được bổ sung với
tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 180%.
Ta có thể thấy tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản là rất thấp do công ty không phải

mua thiết bị mạng lưới, phần lớn tài sản của công ty là TSLĐ trong đó khoản mục tiền mặt
10

10
tại quỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán của công
ty rất cao, tuy nhiên tiền mặt tồn quỹ lớn lại không có khả năng sinh lợi cao. Vì vậy, công ty
cần điều chỉnh cơ cấu tài sản hợp lý hơn nữa để vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán vừa
đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý bằng cách thực hiện đầu tư dài hạn vào những lĩnh vực
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn (trên 50%) trong đó khoản
mục phải trả nội bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vì các Trung tâm và các xí nghiệp hạch toán phụ
thuộc vào công ty nên giữa công ty và Trung tâm không thực hiện khấu trừ các khoản phải
thu và phải trả giữa công ty và trung tâm. Do đó, đã đẩy các khoản phải trả nội bộ tăng lên.
Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ không
đáng kể chứng tỏ khi thực hiện đầu tư nguồn vốn chủ yếu của các dự án là vốn chủ sở hữu.
Điều này làm cho các dự án có tính khả thi cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng tăng dần theo các năm
chứng tỏ VMS đã đảm bảo được sự tăng lên của chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại có xu hướng giảm là do càng về sau công ty càng
phải bỏ vốn nhiều hơn trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Xét một cách tổng quát tình hình tài chính của công ty hiện nay là lành mạnh, công
ty có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá cao và hầu như không phải vay vốn từ các tổ
chức tín dụng để kinh doanh.
4 2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính dự án đầu tư tại công
ty thông tin di động
2.1 quy trình lập và phân tích dự án tại công ty
Đối với các dự án có mức vốn từ 1 tỷ đồng trở lên phải lập Báo cáo nghiên cứu khả
thi. Quy trình lập và phân tích dự án đầu tư được thể hiện qua nội dung của báo cáo nghiên
cứu khả thi dự án:
1. Tên dự án, chủ đầu tư (luôn luôn là công ty Thông tin di động)

2. Những căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư
- Nêu rõ lý do phải đầu tư dự án
- Nêu lên các văn bản pháp lý liên quan
- Tình hình hiện trạng trước khi đầu tư dự án
- Dự báo nhu cầu thị trường
11

11
3. Lựa chọn hình thức đầu tư , quy mô năng lực:
- Đầu tư mới
- Cải tạo mở rộng, nâng cấp...
- Mua sắm bao nhiêu thiết bị từng loại (đối với dự án chỉ có lắp đặt thiết bị)
4.Các phương án lựa chọn địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng của Nhà
nước, của Ngành, của đơn vị cho thuê địa điểm, tránh ảnh hưởng đến môi trường.
5. Phương án giải phóng mặt bằng (nếu có)
6. Phân tích, lựac chọ phương án kỹ thuật công nghệ:
- Sử dụng thiết bị, công nghệ đang dùng.
- Sử dụng công nghệ mới, nêu tên công nghệ, giải pháp kỹ thuật sử dụng.
- Phân tích ưu, nhược điểm
- Kết luận, lựa chọn
7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề
nghị lựa chọn (có bản vẽ mô tả), giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
8. Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo
tiến độ:
 Tổng số vốn đầu tư, trong đó
Khoản mục kinh phí Cộng
Xây lắp
Thiết bị
Chi phí khác
Dự phòng

Tổng
- Có các diễn giải chi tiết kèm theo
- Có báo giá của nhà cung cấp, thông báo giá của các cơ quan có thẩm quyền
ban hành (nếu có)
 Nguồn vốn
- Vốn tái đầu tư
12

12
- Vốn BCC
- Vốn vay
- Vốn Tổng công ty cấp
- Các nguồn vốn khác
9. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động: giao cho đơn vị nào
quản lý khai thác, cần bao nhiêu lao động, thành phần lao động (kỹ sư, công
nhân kỹ thuật...)
10. Phân tích hiệu quả đầu tư
- Hiệu quả trước mắt
- Hiêu quả lâu dài
- Hiệu quả về tiết kiệm kinh phí, lao động...
11. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư : thời gian khởi công, thời gian hoàn
thành từng hạng mục công việc, thời gian hoàn thành toàn bộ dự án.
12. Hình thức quản lý thực hiện dự án như: chủ đầu tư trực tiếp, chủ nhiệm điều
hành dự án, tự thực hiện.
13. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan đến dự án
14. Kế hoạch thầu
15. Kết luận về dự án, kiến nghị của đơn vị.
2.2 Cơ sở tính toán doanh thu, chi phí của một dự án
Do hình thức hoạt động hiện nay của VMS là hợp đồng hợp tác kinh doanh nên khi
thực hiện một dự án cả hai bên cùng bỏ vốn và cùng ăn chia theo quy định đã ký trong hợp

đồng.
Phía công ty Comvik có trách nhiệm đầu tư thiết bị mạng lưới cũng như thiết bị phục
vụ cho việc quản lý và khai thác mạng lưới.
Phía công ty VMS có trách nhiệm chi trả các chi phí mạng lưới, tiền lương nhân viên
Việt Nam, thuê nhà trạm, điện, khấu hao tài sản cố định của Việt Nam.
Cũng theo BCC doanh thu sẽ được phân chia căn cứ vào doanh thu để chia
Doanh thu để chia = Tổng doanh thu – Chi phí chung
13

13

×